Ba Lan từ 1989 “thay đổi thể chế từ xhcn sang tư bản tự do, tam quyền phân lập…

Trần Bang shared Mạc Việt Hồng‘s post.

“Thỉnh thoảng mình nói với người Ba Lan: “Này, tao mang 1 nửa dòng máu Ba Lan đấy”. Mấy người đó ngẩn ra nhìn mình, người thì bảo, “ừ, thảo nào tao thấy mày trông Tây Tây”; người khác lại nói, “chắc vì thế nên mày mới cao”. Hầu như họ tin là mình có lai một chút thật.

Đó đơn thuần là một câu nói đùa, thực ra mình không phải con lai. Nhưng trong cơ thể mình chảy khoảng 1/3 lượng máu của Ba Lan.

Mình bị tiếp máu trong 1 trường hợp… lãng xẹt. Hôm đó mình lái xe đi làm bình thường và trên đường đi thì ghé bệnh viện để lấy kết quả thử máu.

Người trả kết quả đã gọi điện tham khảo ý kiến trưởng khoa và giữ luôn mình lại bệnh viện vì lý do thiếu máu. Mình không bệnh tật gì, nhưng trước đó bị mất máu nhiều và dài theo cái cách mà phụ nữ thường bị.

Mình kháng cự quyết liệt, nói “tôi đang đi làm, hôm nay tôi có việc không nghỉ được, mai tôi sẽ tới nằm viện”, nhưng họ nhất định ko cho đi. “Nếu tôi để bà đi thì người ta sẽ lột chiếc áo blouse của tôi”- ông bác sĩ nói. Rồi ổng gọi 1 nhân viên y tế nam, người này ấn mình vào chiếc xe lăn, rồi đẩy vào phòng bệnh nhân. Mình lại kêu um lên, phản đối, nhưng họ giải thích “vào đây bà là bệnh nhân, bà đi được hay không, chúng tôi vẫn phải đẩy”. Lần đầu tiên trong đời ngồi xe lăn là như thế.

Mình bị nằm trong bệnh viện 2 ngày đêm, tiếp 4 bịch máu và sau khi thử lại, kết quả ok, họ mới cho ra viện.

Đó là bệnh viện Banacha năm 2010. 2 ngày, ăn đủ 6 bữa, cơm bưng nước rót tận giường, làm 4 bịch máu rồi ra, không mất 1 xu bọ nào.

Nhiều bạn, nhất là các bạn sinh nở ở bên này đều được tiếp máu miễn phí như vậy (tất nhiên các thứ khác, kể cả viên thuốc, mũi tiêm đều miện phí). Thái độ của các y bác sĩ Ba Lan – theo ghi nhận của cá nhân mình – rất tốt, nếu không muốn nói là tuyệt vời.

Bên này, nếu bạn vào viện, dù nhóm máu hiếm, bệnh viện vẫn phải lo kiếm cho bạn. Họ có sẵn trang web chuyên những người máu hiếm và có kênh tìm kiếm của họ.

Chỉ có VN là đóng đủ loại thuế mà người dân phải tự đi xin máu và tự bỏ tiền mua máu; đi viện, đi học, đi đường vẫn phải mất tiền.

Vài dòng nhân thấy chiếc ảnh mà cộng đồng FB kêu gọi giúp gia đình người bệnh.”

 
Image may contain: 1 person, shoes, tree and outdoor

Mạc Việt HồngFollow

Warsaw, Poland

Đó đơn thuần là một câu nói đùa, thực ra mình không phải con lai. Nhưng trong cơ thể mình chảy khoảng 1/3 lượng máu của Ba Lan.

Mình bị tiếp máu trong 1 trường hợp… lãng xẹt. Hôm đó mình lái xe đi làm bình thường và trên đường đi thì ghé bệnh viện để lấy kết quả thử máu.

Người trả kết quả đã gọi điện tham khảo ý kiến trưởng khoa và giữ luôn mình lại bệnh viện vì lý do thiếu máu. Mình không bệnh tật gì, nhưng trước đó bị mất máu nhiều và dài theo cái cách mà phụ nữ thường bị.

Mình kháng cự quyết liệt, nói “tôi đang đi làm, hôm nay tôi có việc không nghỉ được, mai tôi sẽ tới nằm viện”, nhưng họ nhất định ko cho đi. “Nếu tôi để bà đi thì người ta sẽ lột chiếc áo blouse của tôi”- ông bác sĩ nói. Rồi ổng gọi 1 nhân viên y tế nam, người này ấn mình vào chiếc xe lăn, rồi đẩy vào phòng bệnh nhân. Mình lại kêu um lên, phản đối, nhưng họ giải thích “vào đây bà là bệnh nhân, bà đi được hay không, chúng tôi vẫn phải đẩy”. Lần đầu tiên trong đời ngồi xe lăn là như thế.

Mình bị nằm trong bệnh viện 2 ngày đêm, tiếp 4 bịch máu và sau khi thử lại, kết quả ok, họ mới cho ra viện.

Đó là bệnh viện Banacha năm 2010. 2 ngày, ăn đủ 6 bữa, cơm bưng nước rót tận giường, làm 4 bịch máu rồi ra, không mất 1 xu bọ nào.

Nhiều bạn, nhất là các bạn sinh nở ở bên này đều được tiếp máu miễn phí như vậy (tất nhiên các thứ khác, kể cả viên thuốc, mũi tiêm đều miện phí). Thái độ của các y bác sĩ Ba Lan – theo ghi nhận của cá nhân mình – rất tốt, nếu không muốn nói là tuyệt vời.

Bên này, nếu bạn vào viện, dù nhóm máu hiếm, bệnh viện vẫn phải lo kiếm cho bạn. Họ có sẵn trang web chuyên những người máu hiếm và có kênh tìm kiếm của họ.

Chỉ có VN là đóng đủ loại thuế mà người dân phải tự đi xin máu và tự bỏ tiền mua máu; đi viện, đi học, đi đường vẫn phải mất tiền.

Vài dòng nhân thấy chiếc ảnh mà cộng đồng FB kêu gọi giúp gia đình người bệnh.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay