Từ Bạc Liêu đến NASA

Thuong Phan shared Martin Nguyen‘s post.

 

 
 
 
Image may contain: 1 person
No automatic alt text available.

Martin Nguyen added 2 new photos.

 

 

Từ Bạc Liêu đến NASA

Xuất thân từ một vùng thôn quê, tại Bạc Liêu- miền Nam Việt Nam, cậu học sinh năm nào, người từng vượt biên năm 1979 để chạy trốn chủ nghĩa cộng sản man rợ, giờ đây, đã có thể hãnh diện tự tin ngồi đối thoại, thuyết trình cùng những nhà khoa học Mỹ về các đề án cải tiến kỹ thuật cho việc thám hiểm mặt trăng của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).

Trịnh Hữu Phước lấy bằng đại học về kỹ sư công nghệ vũ trụ tại Đại học Missouri-Rolla vào năm 1985; bằng cao học năm 1987; bằng tiến sĩ về kỹ sư cơ khí tại Đại học Alabama vào năm 2004. Vợ chồng ông có 3 con gái. Ở tuổi 48, ông là người không ngừng nỗ lực để góp phần biến giấc mơ chinh phục không gian của con người trở thành sự thật. Sau khi rời Việt Nam vào năm 1979, thanh niên 16 tuổi gốc Bạc Liêu, đã trải qua nhiều khó khăn nơi xứ lạ nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi chuyên ngành kỹ sư công nghệ vũ trụ tại Đại học Missouri-Rolla.

Thời điểm nhận bằng cao học cũng là lúc ông bắt đầu làm việc tại NASA với vai trò chuyên gia phân tích thành phần động cơ tên lửa đẩy. Kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm ở vị trí này đã cung cấp nền tảng vững chắc cho tiến sĩ Trịnh Hữu Phước có được vị trí chủ chốt tại NASA.

Kể từ lần thám hiểm mặt trăng cuối cùng vào năm 1972, gần đây, NASA mới bắt tay nghiên cứu chế tạo những thiết bị mới để phục vụ cho hành trình trở lại “thăm” chị Hằng. Trọng tâm của những nghiên cứu trên là phát triển các thế hệ robot mới có thể thay thế con người đổ bộ lên mặt trăng, kế đến là sao Hỏa và thậm chí cả tiểu hành tinh.

Với mục tiêu nhanh chóng quay lại mặt trăng và thực hiện những cuộc khảo sát chi tiết trên bề mặt thiên thể này, NASA đã chọn đề án phát triển RLL, và điều đáng lưu ý là một nhà khoa học gốc Việt, tiến sĩ Trịnh Hữu Phước, đã được chọn làm trưởng nhóm nghiên cứu và chế tạo 2 động cơ tên lửa đẩy nhằm hỗ trợ RLL đáp. Trong đó, một loại dùng nhiên liệu lỏng để điều khiển phi thuyền trong lúc bay và đáp xuống mặt trăng, một loại dùng nhiên liệu đặc để tạo phản lực làm giảm tốc độ của phi thuyền trước khi đáp.

Chương trình thử nghiệm 2 động cơ tên lửa đẩy do nhóm của tiến sĩ Trịnh Hữu Phước chế tạo đã thỏa mãn những mục tiêu đề ra ban đầu. Ban thẩm định đã đánh giá sự ổn định khoang đốt, hiệu quả và khả năng của động cơ đẩy cũng như việc nhiên liệu được đốt cháy đều đặn trong suốt thời gian dài khi hoạt động hết công suất. Bản thân tiến sĩ Phước tự nhận xét: “Những nghiên cứu trên cho thấy khả năng đốt cháy ổn định trong mọi hoàn cảnh của động cơ”. Thành công này sẽ cho phép dự án chế tạo robot đổ bộ được chuyển sang giai đoạn thiết kế phi thuyền sử dụng công nghệ động cơ đẩy tiên tiến.

Tiến sĩ Phước hiện là kỹ sư phi hành không gian, phụ trách phát triển động cơ hoả tiễn cho phi thuyền bay đi từ mặt trăng. Tiến sĩ Diệp là kỹ sư vật liệu cấu trúc, sáng chế và thử nghiệm vật liệu dùng cho động cơ hoả tiễn nhiên liệu đặc của phi thuyền con thoi. Cả hai vợ chồng đang làm việc cho Trung tâm Không gian NASA, chi nhánh Marshall ở thành phố Huntsville, tiểu bang Alabama.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay