“Bánh xe quay nhanh nhanh
Chiếc thân xe rung rinh”,
Chìm trong làn cát trắng
Xe nhịp nhàng quay bánh lướt
Hồn ta mờ khuất trong mênh mong”
(Trọng Khương – Bánh Xe Lãng Tử)
(ICor 8: 9/ 2Cor 3: 17)
Trần Ngọc Mười Hai
Mỗi lần bần đạo đây, thấy trên bào/đài trổi lên bài hát “Bánh Xe Lãng Tử” thì y như rằng, toàn thân mình của chính mình cứ thế “ngún nguẩy” cùng chiếc xe quay rất nhanh.
Hôm nay ngồi nghĩ lại mới thấy tốc độ quay nhanh của cuộc đời, cùng với niềm tin đi đạo, sao vẫn cứ chậm rì, thật khá nản. Chẳng biết, chuyện đó có như ca từ người nghệ sĩ cứ hát tiếp, rằng:
“Ta luyến lưu một kiếp giang hồ
Dù rằng cuộc sống vô bờ
Tim nồng giòng máu vô tư
A ha ha!
Suối in hình chiếc xe tàng
Đêm nao đập vỡ cây đàn
Giận đời nào ai mắt xanh.”
(Trọng Khương – bđd)
Luận về mức quay nhanh ở bánh xe cuộc đời người hay của chính mình, có lẽ truyện minh hoạ ở bên dưới cũng diễn-tả được phần nào ý-nghĩa của những quay cuồng sấp/ngửa:
“Truyện rằng:
Hôm ấy, bệnh-viện tâm-thần nọ, có cảnh đối/đáp giữa cô y-tá và bệnh nhân, nghe qua thấy cũng lạ, những hỏi rằng:
-Này anh, hôm nay có gì hay mà hát nhiều thế?
-Vậy yên nào. Bọn ta đây đang hát bài “Bánh xe lãng tử” đây mà!
-Đã đành là anh đang hát bài “lãng tử” hay “lãng xẹt” gì cũng được, nhưng sao lại cứ nằm sấp mặt mà hát thế ai mà nghe cho được?
-Ấy, đừng có mà nói vậy! Đây chỉ muốn hát cho hay như diã nhựa thì hễ hát xong mặt A, mình phải quay quay, lật ngược sang mặt B để hát tiếp chứ?
-À thì ra, là thế đấy!? Thôi thì anh hát sao cho mau chóng lên để còn thở nữa chứ!?…” (truyện do nhiều người kể, đại loại cũng chỉ như thế)
Vâng. Hát gì thì hát. Kể gì thì cứ kể. Đừng kể đi kể lại cuối cùng cũng chỉ mỗi thế, tức: những hát và kể để cho vui, mà thôi. Nói vậy chứ, gặp trường hợp kể chuyện đạo cho người đạo “ròng” (chứ không phải đạo lòng vòng) thì lại khác. Với người đạo “ròng”, kể gì đi nữa vẫn phải kể cho đúng/cho hợp lòng tin đi Đạo, mới nghe được.
Nghe lời kể ở trên, hẳn người nghe hoặc đọc cũng khiếp sợ? Khiếp và sợ, thật cũng phải. Bởi thời nay, người đời không còn nhiều nỗi sợ, chỉ phát khiếp. Tức, mới nghe đã thấy khiếp nhưng không sợ. Hoặc, nghe giảng quá nhiều rồi, nay hết sợ và hết khiếp. Chí ít, là chuyện đạo ở đời, hoặc nói theo văn-hoa/chữ nghĩa, thì đó là: chuyện triết/thần ly-kỳ và khá khủng khiếp.
Khủng và khiếp, như câu chuyện đề-cập ở đâu đó, chốn nhà Đạo rất Syndey, vẫn ly-kỳ nhiều nỗi sợ. Nhưng trước khi nghe kể những chuyện triết/thần lần rần những sự việc kỳ-lạ và rất đáng khiếp, thiết tưởng ta cũng nên trở về với câu ca/lời hát, rất “lãng-đãng” như sau:
“Vó câu bấp bênh.
Trên đường gian nan.
Chiếc xe lắc lư ru hồn nghệ sĩ tới nơi xa ngàn.
Xe lăn êm êm dưới ánh trăng vang.
Môi ai say sưa hé mấy cung đàn.
Ca lên cho tan nỗi niềm cay đắng.
Vui ca lên đi trong chiếc xe già.
Sau khi men say lắng mấy tơ đàn.
Hồn ta vụt bước lên trời xanh lam.”
(Trọng Khương – bđd)
Thế nghĩa là, ta cứ “ca lên cho tan nỗi niềm cay đắng” và “Vui ca lên đi trong chiếc xe già”, rồi sẽ thấy “Hồn ta vụt bước lên trời xanh lam”, ngay thôi.
Thật ra thì, “trời xanh lam” chốn này, tại cái-nơi-mà người nhà Đạo nay gọi là Nước Trời Hội Thánh, nhiều vị không còn “vui ca lên đi trong chiếc xe già” cũ kỹ, nhưng lại cứ kể cho nhau nghe những chuyện như sau:
“Cách đây 60 năm, thần-học-gia Công-giáo người Đức là Lm Karl Rahner có viết bức-thư từng xuất hiện trên trang mạng, qua địa chỉ đầy những chữ như: archive.org/stream/freespeechinthec027876mbp/freespeechinthec027876mbp_djvu.txt) về tự-do ngôn-luận trong Đạo. Khi ấy, lời ông giải-thích xem chừng rất hấp-dẫn. Nhưng lúc ấy, ông lại đã tỏ ra là người gan-dạ dám phát-biểu điều mình nghĩ khác với các thần-học-gia “lề phải”. Chí ít, là khi Đức Giáo Tông thời đó lại có lập-trường về các vấn-đề trong vòng tranh-cãi nên đã buộc ông phải phục-lụy.
Thế-giới nhà Đạo Công-giáo thời Lm Karl Rahner sống, khác với thế-giới đạo “ròng” hôm nay cũng rất nhiều. Sau lần tranh-cãi tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia-Đình năm 2014, các hồng-y nay đã dám tỏ-bày ý-kiến khác-biệt của mình cách công-khai với báo/đài về phương-cách làm sao tiếp-cận được quan-hệ bất-thường giữa con người.
Các linh-mục ở Anh, nay đề-thảo một thỉnh-nguyện thư gọi mời linh-mục các nơi hãy ký vào đó trước công-chúng. Đổi lại, Hồng Y Giáo-Chủ nước này là Đức Vincent Nichols đã khiển-trách hàng linh-mục của ngài bằng cách gọi tất cả về họp bàn hầu thiết-lập đường-lối chung cho Giáo hội ở nước này.
Trong khi đó, Đức Phanxicô lại nhấn mạnh rằng: các vị tham-dự Thượng Hội Đồng La Mã về vấn-đề Gia-đình có quyền tự-do ăn nói, phát-biểu ý-kiến riêng của mình. Đức Giáo Hoàng nay vẫn thôi-thúc hàng Giáo-phẩm hãy dành ưu-tiên cho những ai bị đẩy ra bên lề Hội-thánh. Đồng thời, Đức Giáo Hoàng hôm đó cũng tuyên-bố sẽ lập năm thánh 2016 là Năm Từ Bi hầu ăn-khớp với chuyện ấy.
Vào thời của thần-học-gia Karl Rahner, tự-do ngôn-luận được xem xét bằng tầm nhìn từ các bậc thày về niềm tin, về vấn-đề liên-quan đến nội-dung niềm tin, về những gì khả dĩ được đem ra thảo-luận và cả những gì cần giữ kín, cũng như: ai là người được phép nói và ai có thẩm-quyền về chuyện ấy cũng như những gì trước đây thuộc trách-nhiệm của đấng bậc giảng-dạy…
Trong khuôn khổ công-việc như thế, linh-mục Karl Rahner khi ấy đã tìm cách mở rộng địa-hạt cho phép mọi người được tự-do bàn-luận và triển khai trách-nhiệm của những người được giáo-dục qua tư-thế chấp-nhận mọi sự cách thụ-động. Ông đồng-thuận ý-nghĩ cho rằng việc quần-chúng bàn ra/tán vào về niềm tin, phải tránh không nên làm người khác lẫn-lộn hoặc bị suy-yếu mà cho rằng việc phát-biểu lập-trường tư-tưởng không được phép khiến cho dân-tình bối-rối/lẫn lộn về niềm tin hoặc bớt kính-trọng các đấng bậc có quyền.
Ngoài ra, Đức Phanxicô lại cũng khuyến-khích các bậc thày hãy cứ dạy và người Công-giáo sẽ thâu-nhận niềm tin thật sâu sắc. Giống như linh-mục Karl Rahner, Đức Phanxicô quyết khích-lệ mọi trao-đổi sống động về những gì hàm-ngụ ở niềm tin, trong lúc họ nắm chắc rằng điều này sẽ gia-tăng sự tín-nhiệm về những điều được dạy và sự thật sẽ dẫn-dắt cả người dạy lẫn người hấp-thụ. Niềm xác-tín nơi ngài, vẫn khác hẳn phần đông các giám-mục cứ luôn miệng nói về sự hiểm-nguy sai-sót, hoặc ngộ-nhận nơi người Công-giáo đang sống trong nền văn-hoá có ác-cảm với niềm tin. Khác-biệt này, vạch rõ cho ta thấy là: đã có đáp-ứng nổi lên từ Thượng Hội-Đồng Đặc-biệt, khoá vừa rồi.
Thế nhưng, sự khác-biệt sâu-sắc hơn lại nổi lên từ tầm nhìn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua việc thông-chuyển niềm tin. Ngài bớt ưu-tư về nội-dung những gì đang được dạy; hay nói đúng hơn, ngài chỉ lo làm sao mọi người hiểu rõ, nhất là những người đang bị xua đẩy sống bên rià Giáo hội Công giáo. Đức Giáo Hoàng lo rằng nhiều vị có thành-kiến khi giải-thích toàn-bộ thông-điệp của Đạo bằng ngôn-ngữ đúng-thực về kỹ-thuật, lại khiến cho những người sống bên lề Giáo hội thấy mình bị liên-lụy với những gì họ coi như “tin buồn” từ Hội-thánh. Thành thử, Đức Phanxicô mới hỏi: làm sao để Phúc Âm Lời Chúa được coi như Tin Vui An Lành? Muốn dạy niềm tin cho người sống bên lề Giáo hội, ta cần sống và học hỏi niềm tin ngay ở bờ rìa ấy.
Rõ ràng là, Đức Phanxicô đang hy-vọng rằng cung-cách khiến các giáo-phụ ở Thượng Hội Đồng Đặc-biệt này sẽ đáp trả vấn-đề về Gia đình mà những người sống bên lề Giáo Hội sẽ đón-nhận điều ấy như Tin Vui cho Giáo-hội mình. Nhưng, chuyện ấy còn tùy xem các vị tham-dự Thượng Hội Đồng Đặc-biệt có chấp-nhận kinh-nghiệm thương đau của những người như thế và có cởi mở hơn với những vấn-đề như thế không? Đó là lý-do tại sao Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại đặt nặng tầm quan-yếu lên chuyển-đổi, tức cung-cách rất mới để nhìn về thế giới hôm nay.
Việc Đức Phanxicô bày-tỏ lập-trường ra như thế, cũng triệt-để, tức là: ngài cũng dựa vào gương Đức Giêsu khi xưa từng thực-hiện. Đương nhiên là, lập-trường như thế sẽ tạo tranh-luận khá gay go. Ngài và các giám-mục tham-dự Thượng Hội-Đồng, dù tất cả không là người Công giáo, đều đồng ý chấp-thuận thâu-nhận các lời dạy về niềm tin, xuất tự Giáo hội và việc thực thi đạo-lý. Tuy nhiên, khác-biệt vẫn ở việc thực-thi kỷ-luật cách riêng rẽ, chẳng hạn như việc đẩy lùi người ly-dị rồi lại tái giá không được phép rước lễ rồi bảo chuyện đó là do niềm tin Công giáo đòi hỏi.
Nhiều vị giáo-phụ Thượng Hội Đồng lại khác hẳn Đức Giáo Hoàng về chuyện ta cần đặt chuyện gì/việc gì ưu-tiên số một, trong cuộc sống? Phải chăng là: chấp-nhận niềm-tin ban bố cho người sống bên lề Giáo-hội, hoặc củng-cố niềm-tin của những người đang ở giữa lòng Giáo hội? Bởi lẽ, các giám mục/thượng-phụ vẫn do-dự và/hoặc bất đồng quan-điểm với Đức Phanxicô một cách công-khai do việc ngài tỏ-bày cảm-tình với những người sống bên lề Giáo-hội làm nổi lên việc mọi người lại sẽ ngưỡng mộ ngài nhiều hơn nữa. Điều này có nghĩa là: các khác-biệt giữa các thượng-phụ với Đức Giáo Hoàng tuy chưa nói ra, nhưng cũng được nhiều người đã hít/ngửi do bởi sự việc đà thấy rõ như ban ngày.
Cuối cùng thì, nhiều thượng-phụ tỏ ra khác với Đức Phanxicô ở điểm: không biết ta có nên cởi mở với tranh-luận và bày tỏ sự bất đồng hay không ở Thượng Hội Đồng;’ và nói chung, là: ngay bên trong Giáo-hội, khả dĩ khích-lệ người Công giáo nhìn rõ được sự thật hoặc chuyện đề-cập ở đây sẽ đưa họ vào tình-huống bối rối, khá lẫn lộn.
Hành động viết thư nói thẳng và tập-họp rồi thỉnh gửi càng khiến dấy lên nhiều vấn-đề về sau. Dù hình-thức phát-biểu này dính với tự-do ngôn-luận ở xã-hội, mọi người vẫn cứ trông chờ hoặc Đức Phanxicô hoặc các giám-mục thượng-phụ từng bất đồng ý-kiến với ngài, lại sẽ đón chào những người sống ngoài lề Giáo hội, thôi. Bởi, đối với Đức Phanxicô, các vị tham-dự Thượng Hội Đồng rồi sẽ không còn cởi mở với những người sống bên lề Giáo hội, để bảo vệ các đấng bậc vị vọng khác còn ở trong lòng Hội thánh. Đối với các vị chống-đối quan-niệm lập-trường của Đức Giáo Hoàng, thì sự bất-đồng công-khai của chúng dân hoặc những người đang chơi trò chính-trị ở bên dưới, sẽ đưa đến tình-trạng mất hiệp-nhất và hỗn loạn.
Tuy thế, lập-trường niềm tin vẫn được gìn giữ cách hăng say, triệt-để. Đồng thời, chẳng ai muốn mình ở vào tư-thế của người thua cuộc, hết.” (x. Lm Andrew Hamilton sj, Can Speech Be Free in the Catholic Church?” Eureka Street 08/04/2015)
Thật ra thì, tác giả bài viết hôm nay là Lm Andrew Hamilton sj, cũng chỉ đặt vấn-đề như bao vị khác, chứ nào dám có câu trả lời đích-đáng, vào lúc này. Nhưng, một số độc giả ở Úc đọc bài viết của tác-giả này xong, đã có đôi giòng phản-hồi khá chân-chất, như sau:
“Thưa Lm Andrew Hamilton, bài viết của ngài thật rất hay. Tôi đây vốn dĩ là sinh viên ngành chính-trị học thôi, cũng đã thấy việc phân-biệt ‘tự do phát-biểu ở xã-hội’ khác với ‘cuộc sống ở nhà Đạo’ khiến tôi đây thấy thích-thú. Tôi có đọc sách do tác giả John Honner từ 2007 viết về Frederic Ozanam, thấy tác-giả này cũng đã phân-biệt được tư-tưởng của Ozanam về sự khác-biệt giữa thế-quyền và thần-quyền”, cũng hệt như ngài. Tôi rất thích đọc những tư-tưởng nào khiến tâm-trí mình tươi mát về sự tách-bạch như thế và về nguồn gốc của nó, nhiều lắm. Đằng khác, như tác-giả Tocqueville từng đề-cập đến chuyện dân-chủ-hoá tinh-thần ở Mỹ, từ đó tôi mới thấy là Đức Phanxicô nay đang có cái nhìn bớt hà-khắc hơn xưa, về tự-do ngôn-luận ở nhà Đạo. Và đó là điều mới-mẻ, đáng khích-lệ. Và, tôi cũng nghĩ nhiều về sự việc Đức Giám Mục Bill Moore, cựu Giám mục địa-phận Toowoomba ở Úc, rất có lý khi ngài chủ-trương tự-do ngôn-luận ở nhà Đạo, khá chí-lý” (x. Lm Andrew Hamilton sj, ý-kiến phản-hồi của bạn trẻ tên Tom gửi báo Eureka St hôm 08/4/2015 bđd)
Thật ra thì, các “đức ngài” có bày-tỏ lập-trường khác nhau cách mấy đi nữa, thì bạn đọc như bầy tôi đây, chỉ xin “kính lão đắc thọ”, chứ nào dám thêm thắt gì nhiều. Bởi, các “đức ngài” nói thế đã đủ; bằng không, ta đợi tới tháng 10/2015 xem có gì mới không, hạ hồi sẽ tỏ.
Trong khi chờ đợi ngày ấy, nay mời bạn/mời tôi, ta hãy về vườn hoa lời vàng của Đấng Thánh nhân hiền đã dặn rằng:
“Hãy coi chừng
kẻo sự tự do của anh chị em
nên dịp cho những người yếu đuối
sa ngã.”
(ICor 8:9)
Hoặc, hơn thế nữa:
“Thiên-Chúa là Thần Khí,
và ở đâu có Thần Khí Chúa,
thì ở đó có tự do.”
(2Cor 3: 17)
Lại nói thêm rằng: thật ra, thì khi mới lọt lòng mẹ ta đã có tự do từ lâu lắm rồi. Tự-do, là điều ta vẫn có do bậc mẹ cha để lại. Chỉ mất tự-do, khi ta chểnh mảng không coi trọng đó là sự-thật để trân-trọng.
Và cũng lại nói thêm, rằng: thật ra, thì một khi biết mình có tự-do con cái Chúa rồi, ta còn ngại ngần gì mà không thực-thi quyền căn-bản ấy, cho chính mình. Và, khi đã quyết như thế rồi, hẳn mỗi người và mọi người sẽ hả hê/vui sướng, rồi hát bài “Bánh xe lãng-tử” của tác-giả Trọng Khương một lần nữa, những câu như:
“Xe lăn êm êm dưới ánh trăng vàng.
Môi ai say sưa hé mấy cung đàn.
Ca lên cho tan nỗi niềm cay đắng.
Vui ca lên đi trong chiếc xe già.
Sau khi men say lắng mấy tơ đàn.
Hồn ta vụt bước lên trời xanh lam.”
(Trọng Khương – bđd)
Ca lên rồi, ta cứ thế mà vui. Vui mãi lên, vì mỗi người và mọi người đã có tự-do con cái Đức Chúa Blời, ở trong đời.
Hát thế rồi, ta cũng nên lẳng lặng đi vào vùng trời đầy truyện kể vẫn rất nhẹ để minh-hoạ cho những gia-đình tuy sống trong lòng Giáo hội hoặc xã-hội mà vẫn có cái gì đó cay cay đắng đắng, rất như sau:
“Nửa đêm có tiếng gõ cửa, ông chủ nhà cẩn thận không mở cửa mà chỉ hỏi
– Ai đó?
– Cướp đây.
– Muốn gì?
– 15 cây vàng.
– Một tạ rưỡi được không?
– Không đùa, nếu “ câu giờ ” thì cả ngôi nhà này sẽ bị thiêu trụi đấy.
– Tôi không đùa. Một tạ rưỡi vàng có được không?
– Vậy thì mang ra đây.
(Ông chủ nhà quay sang vợ)
– Em yêu, cục vàng của anh, ra gặp họ đi.
Rất đúng là như thế. Có ở trong lòng hay bờ rià Giáo hội, thì người người vẫn là cục vàng thoi và vàng ròng những “tạ rưỡi”. Bỡi thế nên, bạn và tôi, ta sẽ luôn tôn trọng những “vàng ròng” như thế mãi.
Trần Ngọc Mười Hai
Tự nhắc mình và bầu bạn
Chứ chẳng dám khuyên can
Bất cứ một ai
Trong cõi đời.