Ông Tô Lâm đã công bố cách lãnh đạo của mình trong Đảng: Đừng nhìn lại đằng sau!

Tổng Hợp Báo Chí Lề Phải với nhận định của các nhà phân tích.

Ông Tô Lâm, hiện là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có thời gian tu nghiệp tại Mỹ. Ông từng tham gia các khóa học và chương trình đào tạo tại Trường Chiến tranh Quốc gia (National War College) thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia (National Defense University) của Mỹ. Đây là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu về chiến lược và an ninh quốc gia.

Đại tướng, GS.TS Tô Lâm - ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng Bộ Công an - tiếp giáo sư Thomas J. Vallely - cố vấn cấp cao của Trường Harvard Kennedy, thuộc Đại học Harvard - Ảnh: TTXVN

 

Đại tướng, GS.TS Tô Lâm – ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng Bộ Công an – tiếp giáo sư Thomas J. Vallely – cố vấn cấp cao của Trường Harvard Kennedy, thuộc Đại học Harvard, 23-2-2024 – Ảnh: TTXVN

Ông Tô Lâm từng được đại sư lúc đó Ted Osius, năm 2011 nhận xét, “Ông Lâm cũng là nhân vật cứng rắn, nhưng thông minh và quan tâm tới việc tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực”.

Ông Tô Lâm đã có bài nhận định và đăng công báo về cách thức lãnh đạo dưới thời cai trị của Tổng Bí Thư mới. Ông viết về cách lãnh đạo mới được tóm lược như sau:

Thứ nhất

Đảng cầm quyền bằng pháp luật, lãnh đạo định ra Hiến pháp và pháp luật, đồng thời hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Cán bộ, đảng viên của Đảng chấp hành, “thượng tôn” pháp luật. Đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước; quyền lực của đảng cầm quyền là quyền lực về chính trị, đề ra chủ trương, đường lối, còn quyền lực nhà nước là quyền lực quản lý xã hội trên cơ sở pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.

Đảng lãnh đạo toàn diện đất nước và chịu trách nhiệm về mọi thành công, thiếu sót trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ Hai

Tập trung tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu”. …

Đổi mới mạnh mẽ tác phong, lề lối làm việc theo hướng khoa học, chuyên nghiệp, với phương châm “đúng vai, thuộc bài”.

Thứ Ba

… Nghị quyết của các cấp ủy, tổ chức đảng phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu, dễ thực hiện; phải xác định đúng và trúng yêu cầu, nhiệm vụ, con đường, cách thức phát triển của đất nước, của dân tộc, của từng địa phương, từng bộ, ngành; phải có tầm nhìn, tính khoa học, tính thực tiễn, thiết thực và tính khả thi;…

Thứ Tư

V.I. Lênin đã dạy: “Khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải giải quyết nhiệm vụ thuộc loại khác thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua”. Thực tiễn đổi mới luôn vận động, phát triển, đòi hỏi đổi mới không ngừng phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trên cơ sở kiên định các nguyên tắc của Đảng; thấm nhuần lời dạy của Tổng Bí thư Lê Duẩn “Phải lãnh đạo chặt chẽ và có nguyên tắc, không bao giờ lung lay trước những khó khăn, thử thách của cách mạng”.

Tô Lâm vốn là đệ tử ưu ái của Nguyễn Tấn Dũng cùng với một đệ tử khác trong bộ Công An thời xưa, đó là Phạm Minh Chính, có lẽ họ cùng một quan niệm:

– Không đánh đổi một tình hữu nghị viễn vông lấy quyền lợi tối thượng của Đất Nước.

Là người có hiểu biết lại được huấn luyện trong hai hệ thống Tư Bản Kỹ trị và XHCN Đảng trị, liệu Tô Lâm sẽ chọn lựa điều gì cho mình, cho Đảng hay là cho Đất Nước trên hết.

Đà Nẵng có Nguyễn Bá Thanh ác và giỏi,  không may chết yểu vì “bệnh lạ” do từ một “nước lạ” chăng?

Hy vọng Tô Lâm ở bình diện lớn lao hơn nhiều sẽ làm được những thay đổi cho dân tộc Việt Nam và không yểu tử quá sớm.

Dân tộc Việt Nam cần một lãnh đạo thoát ra khỏi cái cuồng điên Cộng Sản bạo lực cực đoan và cái lý luận giáo điều cũ kỹ đến hơn 100 năm đó. Làm sao giáo điều đó có thể áp dụng vào thời đại kỹ thuật số, đúng như Tô Lâm đã khéo ám chỉ.

 

Kẻ Đi Tìm 09-2024

Được xem 7 lần, bởi 5 Bạn Đọc trong ngày hôm nay