Lá thư cuối cùng của tử tù Lê Văn Mạnh gửi lại gia đình

Lời dẫn: 

Sáng nay các em của Tử tù Lê Văn Mạnh đã đến trại giam đòi bức thư cuối cùng và bản ghi âm lời nói cuối cùng mà Lê Văn Mạnh gửi lại bố mẹ và gia đình, theo quy định của pháp luật. Trại giam đã giao lại bức thư cuối cùng (đăng toàn văn cùng hình ảnh dưới đây). Gia đình đã nhận bức thư. Nhưng bản ghi âm lời của Mạnh chỉ là một câu chào với vài giây, sau đó là tiếng lẹt xẹt, gia đình không nhận và yêu cầu phải giao toàn bộ cuốn băng ghi âm đầy đủ, trọn vẹn.

Toàn văn bức thư cuối cùng của Lê Văn Mạnh gửi gia đình:

“Bố Mẹ kính nhớ!

Bố Mẹ ạ hôm nay nhà nước đưa con đi thi hành án. Con viết về cho bố mẹ vài dòng!

Đầu thư con mong bố mẹ và các em cùng hai con Kiên, Ngà ở lại phải giữ gìn sức khỏe và con luôn cầu mong cho những gì tốt đẹp nhất đến với gia đình ta. Còn với con, chết nhẹ như lông hồng, không có gì bố mẹ phải lo buồn nhiều. Con không làm gì nên tội cả nên con không có gì phải hổ thẹn với lương tâm cả. Con chết rồi, Bố Mẹ và các em, các con vẫn phải tiếp tục giúp con kêu nỗi oan này lên các cơ quan pháp luật của nhà nước đến cùng. Cho đến khi nào con được minh oan thì thôi, vì con bị giết oan thật sự bố mẹ ạ! Hết đời bố mẹ chưa kêu được oan cho con thì đến đời các em, các con phải kêu cho kỳ bằng được.

Bố Mẹ à. Bố Mẹ sinh con ra, chưa một ngày đáp đền được công ơn dưỡng dục của Bố Mẹ, còn đem đến cho bố mẹ và gia đình bao oan trái. Con đau buồn lắm và không cam tâm bố mẹ ạ.

Con cảm ơn bố mẹ và toàn thể gia đình ta luôn bên con trong thời gian vừa qua. Con gửi lời chào đến các chú bác cô dì anh em trong toàn thể gia đình ta.

Con của Bố Mẹ

Lê Văn Mạnh”.

Ảnh trên mạng

 

Vietnam executes death row prisoner Le Van Manh — Radio Free Asia

Tử tù Lê văn Mạnh

Chánh án Nguyễn Hoà Bình: 5 năm, không kết án oan - 1

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình

Trong thư đề nghị hoãn thi hành án các luật sư Trần Vũ Hải, Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân, Trần Thu Nam, Nguyễn Thị Huệ và Hà Minh Tú viết hôm 22/10:

“Chúng tôi nhận thấy trong các bản án sơ thẩm cũng như phúc thẩm không có chứng cứ nào khác ngoài lời nhận tội của bị cáo, mà chính bị cáo phủ nhận toàn bộ tại phiên tòa. Điều này đã vi phạm quỵ định tại khoản 2 điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: “Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị án làm chứng cứ duy nhất để kết tội”.

Bà Nguyễn Thị Việt, mẹ của tử tù, nói trong một video trên YouTube rằng con bà bị đưa đi trái phép và bị hành hung trong quá trình hỏi cung ở Thanh Hóa:

“Bắt con tôi là không có lệnh bắt, không có giấy triệu tập, áp giải con tôi xuống đánh, ép cung bắt con tôi phải nhận.

“Nó sợ chết, đánh nó ngất đi sống lại, tát nước vào mặt nó nó tỉnh lại bắt đầu thòng lòng cổ treo nó lên đánh tiếp, nó sợ chết nó phải nhận.”

Các luật sư cũng nói bà Việt và bà Lê Thị Nhài, chị gái của ông Mạnh, “là những người biết rõ Mạnh có bằng chứng ngoại phạm và xác nhận Mạnh không có mặt tại hiện trường khi xảy ra vụ án” nhưng các bản án sơ thẩm và phúc thẩm cuối cùng “đều không đề cập tới những lời khai có lợi này cho bị cáo”.

***Ông Nguyễn Hòa Bình: Năm 2023, chưa phát hiện trường hợp kết án oan người vô tội (VNN)

 

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định: Trong năm 2023, các vụ án hình sự đã được xét xử bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội.

 

 

Báo cáo kết quả giải quyết, xét xử nhiều loại vụ việc, ông Nguyễn Hòa Bình cho hay, từ ngày 1/10/2022 đến ngày 30/9/2023, các tòa án đã thụ lý hơn 606 nghìn vụ việc, giải quyết 89,16%; cao hơn năm trước 0,26%.

So với năm 2022, số vụ việc đã thụ lý tăng; song tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của tòa thấp hơn năm trước và đáp ứng yêu cầu mà Nghị quyết Quốc hội đề ra (không quá 1,5%).

 

Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa tiếp tục được bảo đảm theo hướng thực chất, hiệu quả. Hình phạt áp dụng đối với các bị cáo tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội.

Bà Chiara Sangiorgio, chuyên gia về án tử hình của tổ chức Ân xá Quốc tế, trong email gửi tới RFA trong ngày 25/9 khẳng định, 

“Việc nhẫn tâm theo đuổi việc thi hành án sau các thủ tục tố tụng bất công khiến cho việc tước đoạt mạng sống trở nên tùy tiện.

Vụ án này thật đau lòng và phẫn nộ, đồng thời là một du hiệu đáng ngại cho thấy Việt Nam sẵn sàng coi thường hoàn toàn các biện pháp bo vệ cơ bản nhất của thủ tục

Trong thông cáo báo chí công bố hôm 2/10, báo cáo viên đặc biệt Morriz Tidball-Binz viết: “tôi quan ngại về việc thi hành án tử hình với Lê Văn Mạnh bất chấp những kêu gọi ân xá vào khi có những nghi ngờ về một phiên tòa công bằng và có những cáo buộc về tra tấn để lấy lời khai được dùng để chống lại anh ta và dẫn đến án tử hình này.”

Ông Morriz Tidball-Binz cũng nhắc lại luật về nhân quyền quốc tế rằng bất cứ lời khai nào có được từ tra tấn đều không được sử dụng.

Chuyên gia của LHQ cũng bày tỏ quan ngại trước việc Tòa án Thanh Hóa đã không thông báo cho gia đình Mạnh biết về ngày thi hành án tử hình và cho họ có cơ hội thăm gặp tù nhân trước khi thi hành án.

Ông Lê Minh Trí: Kháng nghị vụ Hồ Duy Hải chắc chắn không sai
Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí trả lời cử tri về vụ án Hồ Duy Hải, khẳng định: “kháng nghị ( điều tra lại và xử lại là) đúng thẩm quyền, có căn cứ và không sai”. 

129505dc-ab14-4d7a-b0b4-5964c1933a6a.jpeg

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo về công tác của các Toà án trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV, vào ngày 12/1/2021. Hình: Quốc hội

Trong bản kháng nghị giám đốc thẩm số 12 ngày 23/4/2007 (Vụ xử án Lê văn Mạnh), Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng cho rằng “cơ quan điều tra mắc nhiều thiếu sót, mâu thuẫn và chưa có cơ sở vững chắc để kết luận Lê Văn Mạnh phạm tội Giết người, Hiếp dâm trẻ em”.

Theo Viện, vật chứng duy nhất là chiếc quần sooc rách được Mạnh thay ra vứt bỏ gần hiện trường khi đi mò xác Linh được xác định mất giá trị chứng cứ buộc tội với Lê Văn Mạnh. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng chưa xác định cụ thể hiện trường gây án ở đâu; nạn nhân chết do nguyên nhân trực tiếp (chết ngạt, đánh đập hay hiếp dâm)… Tình tiết ai đánh đập, ai ép cung bị cáo cũng chưa được làm rõ.

Vì sao, ai đã cố tình giết Lê Văn Mạnh? Mọi ý kiến đều quy về Nguyễn Hòa Bình, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao. Không chỉ với Lê Văn Mạnh, nếu không ngăn chặn, kẻ thủ ác sẽ tiếp tục giết oan Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và bao nhiêu người khác nửa.

Xem lại hồ sơ vụ án, có thể khẳng định không chút hồ nghi, Lê Văn Mạnh bị kết án oan. Mạnh bị kết tội hiếp dâm, giết người mà không có một chứng cứ nào. Công An Thanh Hóa đã ép cung, dùng bọn tù hình sự tra tấn buộc Mạnh viết thư thú tội gửi cho cha và lấy lá thư ấy làm chứng cứ duy nhất cáo buộc tội.

Luật sư Đặng Đình Mạnh còn đưa ra nhận định làm người ta lạnh sống lưng “Tôi đã từng nghe “Tử hình sạch đám kêu oan, thì sẽ không còn án oan nữa!!!” cứ nghĩ là câu đùa quá trớn. Hóa ra, nó là chủ trương. Cho nên, sau khi giết Lê Văn Mạnh như một phép thử, mà công chúng vẫn bàng quan, thì sẽ đến lượt Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải…” (7)

Nguyễn Hòa Bình từng nổi tiếng tổ chức “Hội Đồng dao thớt” với 17 thẩm phán tối cao Giám Đốc Thẩm vụ án Hồ Duy Hải bằng kết luận rợn người y án tử hình vì “hồ sơ án có vi phạm tố tụng nhưng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án”

Nguyễn Hòa Bình từng luôn khẳng định tòa án không có án oan nhưng mới đây khi đề xuất sửa đổi luật Tổ chức tòa án lại cho rằng “nghị quyết của Quốc hội cho phép 1,5% của 600.000 vụ án được phép sai do lỗi chủ quan, tức là khoảng 9.000 vụ án được phép sai do lỗi chủ quan. “Bây giờ cứ sai là bị kỷ luật hết thì lấy đâu ra người làm việc” (8)

Tất cả những điều đó cho thấy trong đầu Nguyễn Hòa Bình không có ý niệm nào về pháp luật mà chỉ có ý niệm của tên đồ tể. Y mang hình thể con người nhưng có trái tim chó sói. Không thể dùng ngôn ngữ, lý lẻ để thuyết phục. Không hy vọng vào phép màu để cảm hóa.

Được xem 14 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay