BÀ CỤ THÂN MẪU “TƯỚNG “PHAN BÁ HIỂN THỈNH THOẢNG ĐẨY XE ĐẠP BÁN RAU MÀ XÂY LÂU ĐÀI KHỦNG – “CHƯA BAO GIỜ ĐẤT LƯỚC ĐƯỢC NHƯ HÔM LAY”

Lưu Trọng Văn ( trích từ KontumQueToi.com)

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản: “Cái gì mà dân không biết”… “Chưa bao giờ đất lước được như hôm lay”  –  Bằng chứng là Bà cụ thân mẫu tướng Phan Bá Hiển, thỉnh thoảng bà đẩy xe đạp bán rau mà xây lâu đài vóc dáng Châu Âu.

 

ÔNG HIỀN LÀ AI MÀ LÊN LON THIẾU TƯỚNG?

 

Ngày 8.5.2018 báo Bảo vệ Pháp luật cơ quan ngôn luận của Viện Kiểm sát ND Tối cao đăng bài

“Cụ bà thỉnh thoảng bán rau xây biệt thự khủng” trong đó có nội dung sau:

“Ông Phan Tiến Dũng trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện cho biết :”Trước đó, anh này(ông Hiền)vẫn làm buôn bán, thị trường vải trong Sài Gòn sau mới sáp nhập vào công ty của Bộ Quốc Phòng. Khi sáp nhập thì bắt đầu anh này mới nhảy sang quân đội. Tiền để làm những căn nhà này thì bình thường, trong Sài Gòn còn rất nhiều nhà như ở đây”.

 

VnExpress, ngày 22.8.2002( tức 21 năm trước )

VnExpres đăng lại bài của báo Người lao động:

“Khởi tố vụ trốn thuế tại Công ty Thăng Long

Việc điều tra sẽ do Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu thủ đô vừa thực hiện để xem xét hành vi trốn thuế tại chi nhánh 3 Công ty Thăng Long (Bộ Quốc phòng). Đồng thời, ông Phạm Bá Hiền, phó giám đốc chi nhánh cũng bị khởi tố bị can.

Theo kết quả xác minh ban đầu, chi nhánh 3 tại TP HCM của Công ty Thăng Long (doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, trụ sở tại Hà Nội) đã trốn thuế nhập khẩu hơn 1,18 triệu mét vải và hàng trăm ngàn tấn sợi. Thăng Long còn sửa tờ khai xuất xứ hàng hóa (C/O), dùng giấy tờ và con dấu giả, nhập thừa 310.000m vải và 4.100kg vải vụn. Tổng trị giá hàng sai phạm từ trước đến nay là 560.000 USD.

(Theo Người Lao Động).

 

“Tang vật vụ gian lận của Công ty Thăng Long bị tẩu tán

Trước đó cũng VnExpres Thứ năm, 25/7/2002 đăng lại bài trên báo Thanh niên:

Sáng qua, khi kiểm tra kho chứa vải không hoá đơn chứng từ đã bị niêm phong của Thăng Long (đơn vị của Bộ Quốc phòng) tại 353 Nguyễn Trọng Tuyển, Tân Bình, TP HCM, Chi cục Quản lý thị trường thành phố phát hiện hơn 1.640 cây vải đã bị cắt, tháo rời; một số chủng loại vải bị đánh tráo; có dấu hiệu bị rút tỉa số lượng.

Kho này chứa 2.400 cây vải (khoảng 70.600 m) và 6.200 kg vải vụn. Một kho khác của chi nhánh 3 Thăng Long tại đường Cộng Hoà, phường 4, quận Tân Bình, cũng có dấu hiệu bị tẩu tán tang vật. Những kho này đã bị Chi cục Quản lý thị trường thành phố niêm phong sau khi phát hiện Thăng Long nhập một lượng lớn vải không hóa đơn chứng từ (ngày 29/5).

Chi nhánh 3 được thành lập tháng 12/2000, do ông Phạm Bá Hiền làm giám đốc. Chi nhánh hoạt động độc lập, không được cấp vốn từ công ty mẹ. Trong quá trình nhập khẩu vải, ông Hiền đã gian lận các hoá đơn chứng từ, khai thấp hơn thực tế số lượng vải để trốn thuế. Qua 22 tờ khai được xác minh, Chi cục Quản lý thị trường phát hiện ông Hiền đã gian lận gần 129.000 m vải, trị giá hơn 74.700 USD. Ngoài ra, ông này còn sửa tờ khai xuất xứ hàng hoá. Ngày 3/7, Chi cục Quản lý thị trường đã có văn bản đề nghị UBND thành phố cho phép tịch thu toàn bộ 293.000 m và 34.900 kg vải chứa trong 9 kho của chi nhánh 3 để xử lý. Đến ngày 24/7, sau khi chuyển đi 200.000 m và 1.800 kg vải ở 6 kho thì phát hiện tình trạng nói trên.

(Theo Thanh Niên)”.

“Hồ sơ về vụ phạm pháp xảy ra tại Công ty Thăng Long, TP HCM, cho thấy đơn vị này đã liên tục vi phạm các thủ tục hải quan, tài chính khi nhập khẩu hàng. Riêng chi nhánh 3 chỉ hoạt động theo cách mượn pháp nhân công ty để cho các đầu nậu trong thành phố nhập vải sợi.

Các vụ gian lận thương mại xuất hiện tại Công ty Thăng Long từ cuối những năm 90. Điển hình là việc khai báo gian lận lô hàng điện máy trị giá 500 triệu đồng, bị Đội 2 Phòng Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan TP HCM phát hiện tháng 9/1999 tại cảng ICD Phước Long, Thủ Đức.

 

Trong 4 chi nhánh của đơn vị này, chi nhánh 3 do Phó giám đốc Phạm Bá Hiền (30 tuổi) phụ trách có lối làm ăn liều lĩnh nhất. Theo tài liệu của cơ quan chức năng, từ tháng 7/2001 đến nay, chi nhánh 3 đã 9 lần bị Cục Hải quan thành phố xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, trong đó có 3 lần vi phạm chậm làm thủ tục, 4 vụ nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, 2 vụ gian lận về nhập khẩu vải. Trong 2 lần vi phạm gian lận về nhập khẩu (ngày 18 và 26/10/2001), chi nhánh 3 chỉ bị buộc tái xuất hơn 80.000m vải, phạt vi phạm 20 triệu đồng. Có người cho rằng, vụ này với số tiền trốn thuế đến 370 triệu đồng, lẽ ra phải bị khởi tố hình sự.

Việc làm ăn khuất tất của Hiền bị lật tẩy ngày 28/5 vừa qua, khi Chi cục Quản lý thị trường thành phố phát hiện Văn phòng chi nhánh 3 tại số 17 Hàn Thuyên và 65B Mạc Đĩnh Chi hoạt động không phép. Thực chất chi nhánh lấy pháp nhân Thăng Long để khoán cho 14 thương nhân kinh doanh vải sợi hàng đầu tại thành phố nhập hàng, sau đó xuất hóa đơn bán theo yêu cầu của họ để hưởng lợi. Ông Hiền đã móc nối với thương nhân nước ngoài, dùng 2 bộ chứng từ để trốn thuế nhập khẩu và thuế VAT. Ngoài ra, Hiền còn dùng bộ tờ khai xuất xứ hàng hóa (C/O) gốc của nước ngoài cho in lại, sau đó ghi số lượng và giá thấp hơn nhiều. Bằng thủ đoạn này, chỉ trong 6 tháng trước khi bị phát hiện, chi nhánh 3 đã gian lận 115 bộ hồ sơ hải quan, khai chênh lệch với số vải thực tế là 800.000m và 50.000kg, trị giá hơn 450.000 USD.

Cơ quan chức năng phát hiện, ở 20/235 tờ hóa đơn VAT thu được (liên 2, giao cho khách hàng), địa chỉ ghi trên hóa đơn là không có thực, hoặc có thì không liên quan gì đến việc kinh doanh. Tại phòng làm việc của ông Hiền, cơ quan chức năng thu giữ 2 con dấu của 2 công ty Hàn Quốc và Đài Loàn, 1 con dấu ruồi của Phòng Công nghiệp và thương mại Đài Loan, dùng để sửa C/O.

(Theo Thanh Niên)”.

Vậy là đã rõ chân dung ông Hiền để hiểu vì sao tại toà biệt thử khủng xây năm 2016, vừa qua ông Hiền tổ chức tiệc lên lon thiếu tướng lại bị dư luận xôn xao lên án đến vậy?

Mời Bạn Đọc xem tiếp bài “Chức Tướng có giá bao nhiêu?”


 

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay