Truyện ngắn…Bên thắng cuộc” “Việt Nam yêu dấu”

“Chú bộ đội ơi! Tiếc quá, hòa bình rồi, không còn chiến tranh để lớn lên cháu được giết kẻ thù như các chú..”

Đó là lời của một đứa trẻ được phát đi trên đài phát thanh từ Hà Nội vào một buổi sáng sớm qua cái loa của trại giam những người “bên thua cuộc” ở giữa rừng Hoàng liên Sơn miền bắc.

Một viên gạch thẻ xây nhà, đánh thẳng vào giữa mặt một tên tù trẻ hình sự miền bắc, khiến hắn đổ gục xuống, nằm bất tỉnh trên đường đất mòn cỏ úa, giữa một đám người đứng vây quanh mà, qua nét mặt, diễn tả sự thành quả của họ như thể là một chiến công lớn trong một “trận chiến” rượt đuổi, vây bắt  kẻ địch… vì nó… đã nhổ trộm một gốc khoai mì..

Ở nhà trường, trong lớp học ở miền bắc, thầy, cô giáo dạy học trò làm tính nhân như sau: “Một quả lựu đạn giết được 5 người, vậy 2 quả giết được bao nhiêu?”

Ở miền nam, thầy, cô lại dạy rằng: “Một trái cam ngọt chia cho 4 em, vậy 2 trái cam ngọt chia được bao nhiêu em?”

Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Đứa trẻ lớn lên, thiện, ác do kết quả giáo dục của nhà trường, dạy dỗ của cha, mẹ và hoàn cảnh sinh hoạt của xã hội.

Bà mẹ Mạnh Tử, xưa kia dạy con đã phải 3 lần dọn nhà: Lần đầu ở cạnh nhà một đồ tể. Hàng ngày bà thấy con mình thường hay cầm dao giả giết heo như người hàng xóm, sợ quá, bà bèn dọn nhà đến một nơi khác. Ở nơi mới này, bà lại thấy con mình cùng đám trẻ hàng xóm giả làm người nhà đòn, chôn khóc người chết. Hóa ra người hàng xóm làm nghề chôn cất. Bà thấy không được, vội dọn đến ở cạnh một trường học. Những ngày sau, bà thấy con mình đòi mua sách, vở, rồi cắp sách, cầm bút giả đi học như những đứa học trò kia. Bà thấy yên tâm, vui mừng, thầm nghĩ: Đây là nơi ở cuối cùng…

Sau này Mạnh Tử trở thành thánh hiền.

Người Việt miền nam tự do và người Việt miền bắc cộng sản thiện, ác khác nhau chính do từ lớn lên trong những môi trường: giáo dục của nhà trường, dạy bảo của gia đình và sinh hoạt của xã hội v.v….

Mới đây, ông giáo sư tiến sĩ Nguyễn hưng Quốc dạy ở đại học Úc có đề cập đến những cái “chết trên quê hương Việt Nam” qua tựa đề: “tại sao người ta tàn nhẫn đến vậy?” Trong đó, ông liệt kê những sự chém giết hung ác, hỗn loạn trong xã hội Việt Nam ngày nay. Cuối bài ông kết luận: “tại Việt Nam bây giờ, bất cứ điều gì cũng dẫn đến cái chết oan nghiệt”.

Một điều chắc chắn rằng chủ trương: “trồng cây mười năm, trồng người trăm năm” của “bác” Hồ, mọi người lớn, bé miền bắc trước kia và, người Việt Nam trong nước bây giờ đều biết.

Như vậy thì rõ ràng kết quả của những con toán nhân qua quả lựu đạn ở nhà trường dẫn đến đứa trẻ than phiền vì hòa bình rồi, không còn kẻ thù để nó giết, chính là kết quả tất yếu của một nền giáo dục… kỹ thuật “trồng người”.

Tại một trại giam những người bên “thua cuộc” ở núi rừng miền bắc, một ông trung úy “tháng ba gẫy súng” đi lạc trong rừng, bị người dân vây vít, hò hét, gậy gộc đánh tới chết, trói tay, trói chân, đòn tre dài xuyên qua, “hồ hởi” khiêng xác đến vứt trước cổng trại. Được bộ đội ân cần cám ơn vì đã lập công giết kẻ trốn trại !!..

Một tên bộ đội tài xế xe molotova, thú tính nổi dậy, âm thầm, lặng lẽ, trèo nhẹ lên xe, nổ máy, vội vã lùi xe, cán chết một bệnh nhân bên “thua cuộc” đang lao động trị liệu nhổ cỏ ở sau xe… Nét mặt lạnh lùng, cười đểu… “lỡ”!…

Tại một đồn điền cà phê ở Ban mê Thuột, chủ nhân là người Hà Nội lùa chó giết người như sau:

3 người đàn bà, 1 già, 2 trẻ, lẻn qua hàng rào vào nhặt mót những hột cà phê sau khi đồn điền đã thu hoạch xong. Chủ đồn điền lẳng lặng thả 2 con chó bẹc-giê ra rượt cắn.Vì sức yếu, bà già không kịp trèo lên cây như 2 cô gái trẻ kia, bị 2 con chó xé xác!!.. Chủ vườn lạnh máu đi mở cũi thả thêm 2 con chó nữa, buông nhẹ một câu: “cho mày chết”!..

Chưa hết: Vợ chồng người em giết chết vợ, chồng anh ruột chỉ vì con mèo của mình qua ăn vụng nồi cá, bị anh ruột đánh chết !!..

2 “cẩu tặc” bị đánh chết vì trộm một con chó !!…

Chê nước mía bán không ngọt bị chủ đuổi theo đánh chết….

Khách nhậu ngồi bàn bên kia, mắt bị lé… Nghĩ hắn nhìn trộm người yêu của mình… đâm chết!!…

Nghiện ngập, túng tiền, dẫn người tình vào khách sạn, sau khi ân ái, giết chết, lấy tiền, lấy vàng, lấy điện thoại di động, lấy xe, đi cầm…

Cướp giật dây chuyền bằng cách chém đứt bàn tay cho chắc ăn… v.v…. Nhiều lắm, kể ra đây không hết… Nói theo kiểu văn chương của người Hà Nội là: “lấy nước biển đông làm mực, lấy lá rừng làm giấy” cũng không đủ để viết hết cảnh chém giết trong xã hội của “bên thắng cuộc” hiện nay…..

Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa duy vật nói rằng: “trong lao động, có phát minh”. Ông Hồ và người Hà Nội lập đền thờ ông và học trò ông Marx như Stalin,Lenin v.v… Dựng ra một trường học lớn có tên là: “viện triết học Marx”, bắt cả nước miền Bắc học tập.

Bắt nguồn từ “trong lao động, có phát minh” đó, cho nên, mới đầu giết người bằng gậy gộc, giáo, mác thô sơ, sau tiến lên đến súng đạn, mã tấu, rồi tinh vi hơn nữa là dao, kéo, cắt cổ, lọc xương, bỏ vào bao bố phi tang… Dã man hơn thời thượng cổ!!

Miền Nam Việt Nam xưa kia, đàn bà đi đánh ghen chỉ xẩy ra có một lần độc nhất tạt át-xít đối thủ là vũ nữ, mà cả vợ lẫn chồng bị mất chức, vào tù… Nạn nhân được gửi đi Nhật để chữa trị. Vũ trường trên cả nước bị đóng cửa…

Ngày nay, đất nước của “bác” và của “đảng”, đàn bà đánh ghen, không chỉ tạt ác-xít, mà nạn nhân còn bị lột trần truồng giữa phố, được công an can thiệp bằng câu: “đó là chuyện riêng”!.. Đúng ý nghĩa: “dân làm chủ”.!.!.. 

Giã từ quê hương mà:“Chân bước đi, mặt còn ngoảnh lại, từ cái mái nhà, cái thềm nhà, cái lối đi, cho đến bụi cây, đám cỏ, cái gì cũng làm cho tôi quyến luyến khác thường..”Đó là lời của bài chính tả trong quốc văn giáo khoa thư mà tôi đã học khi còn bé ở lớp 3 trường làng…

Hơn 70 năm qua rồi, tôi vẫn còn xúc động, vấn vương hình ảnh và cõi lòng lưu luyến của kẻ ra đi trong bài chính tả đó…

Thê thảm thay, ngày 30/4/1975, ngày miền Nam được “bên thắng cuộc” “giải phóng”, cả triệu người kinh hoàng, hoảng hốt bỏ chạy, không một ai dám quay đầu nhìn lại quê hương!…. Không vấn vương, không lưu luyến, không hề mang chút tâm sự của kẻ xa nhà nhung nhớ như ở trong bài chính tả kia.

Bây giờ, hơn 46 năm qua, quê hương rách nát, quê hương bệnh hoạn, quê hương phồn vinh giả tạo, quê hương như trái dưa hấu xanh vỏ, nhưng lòng đỏ đã rữa nát… quê hương vô phương cứu chữa !!..

Lỗ Trí Thâm

Viết ở Thủ Đô Tỵ nạn Cộng Sản

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay