Tổng Bí thư đầu tiên của đảng Cộng Sản Việt Nam đã được rửa tội tại bệnh viện Chợ Quán

Phan Sinh Trần

Nguồn WikipediaVăn thơ Lạc ViệtThôn Quê Sài Gòn TVReuters

Tháng 3 năm 1931, với bí danh Anh Năm, Trần Phú chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 2 tại Sài Gòn bàn việc chấn chỉnh Đảng sau đợt khủng bố của thực dân Pháp. Hội nghị đã vạch ra nghị quyết về nhiệm vụ hiện tại của Đảng, nghị quyết về tổ chức của Đảng, nghị quyết về cổ động tuyên truyền. Tại hội nghị này, một quyết định về “Tổ chức ra cộng sản thanh niên Đoàn…tiền đề để hình thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về sau này.

Ngay sau Hội nghị, do sự phản bội của Ngô Đức Trì, ngày 19 tháng 4 năm 1931, Trần Phú bị chính quyền thuộc địa Pháp bắt tại nhà số 66 đường Champagne (đường Lý Chính Thắng hiện nay), Sài Gòn.

Biết ông là cán bộ cao cấp, chính quyền tìm cách dụ dỗ và tra tấn để khai thác thông tin. Nhưng với chí khí kiên cường, ông không bị khuất phục, dù bị đày ải nhiều lần. Ngày 6 tháng 9 năm 1931, ông qua đời tại Nhà thương Chợ Quán ở tuổi 27 với lời nhắn nhủ bạn bè “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.

Sau khi ông qua đời, người thân ông vào Sài Gòn, tìm cách đưa thi hài ông ra chôn cất tại khuôn viên nghĩa trang Nhà thờ Họ đạo Chợ Quán Sài Gòn (tại cư xá Bắc Hải, đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).

Năm 1998, chính quyền TP. HCM có chủ trương di dời các nghĩa trang của các xứ đạo tại cư xá Bắc Hải trên đường CMT8, Q.10 (mỗi xứ đạo có nghĩa trang riêng tại đây). Nghĩa trang các xứ đạo được gọi là Đất Thánh và chôn cất người Công giáo. Trong số những nghĩa trang bị di dời có nghĩa trang của họ đạo Chợ Quán.

Hội đồng giáo xứ (HĐGX) họ đạo Chợ Quán thông báo cho các thân nhân tự di dời hài cốt người thân của mình. Những ngôi mộ không có thân nhân thì HĐGX lo việc cất bốc và mai táng.

Trong quá trình cất bốc các ngôi mộ không có thân nhân, đã phát hiện một ngôi mộ trên tấm bia có ghi Phêrô Trần Phú. HĐGX báo cáo cho chính quyền sự việc trên. Chính quyền đã làm xét nghiệm ADN, và xác định bộ hài cốt này là của Trần Phú, vị TBT đầu tiên của ĐCSVN. Sau đó Trung ương Đảng, UBND TP.HCM, Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức đưa rước hài cốt ông về an táng tại quê nhà: Xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Khoảng đầu tháng 12 năm 1998, báo Sài Gòn Giải Phóng (Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ TP. HCM) có bài đăng trên trang nhất với tựa đề: “Tại sao Đồng chí Trần Phú lại được an táng tại nghĩa trang họ đạo Chợ Quán?”

Sau khi báo loan tin khiến độc giả nhiều người thắc mắc, nhưng rồi cũng rơi vào im lặng vì không ai có câu trả lời.

Vào năm 2018, một chuyện tình cờ xảy ra: Một cụ già là lão thành cách mạng ở Trà Vinh, tình cờ phát hiện bài báo nói trên được dùng để gói thuốc bắc. Ông liền tò mò đọc và phát hiện ra sự việc. Ông là người từng hoạt động và từng bị giam cầm cùng nơi với Trần Phú bị giam trước đây. Do bị địch hành hạ dã man nên ông được chuyển tới bệnh viện gần đó và được các sơ Công giáo chăm sóc tận tình cùng với những người khác. Hàng ngày các sơ chăm sóc, kể chuyện đạo cho Trần Phú và các chiến sĩ khác và ông thấy lòng mình được bình yên nơi chúa Giê-su và ông quyết định theo đạo cùng các đồng chí khác và được an táng tại bệnh viện Chợ Quán.

Vào ngày 03/7/2018, ông viết thư kể lại toàn bộ sự việc và gửi Cha sở họ đạo Chợ Quán, là Linh mục Phanxicô Lê Văn Nhạc.

Linh mục Phanxicô Lê Văn Nhạc đã kiểm tra hồ sơ lưu trữ của giáo xứ Chợ Quán giai đoạn 1930-1940, và phát hiện trong sổ rửa tội năm 1931 có ghi tân tòng Phêrô Trần Phú; Sau đó ông sao chụp hồ sơ lưu sổ rửa tội, bài báo đăng trên SGGP và bức thư của vị lão thành cách mạng Trà Vinh, gửi ba nơi. Một gửi cho chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, một gửi lên Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn, một lưu tại giáo xứ. Sau đó có người (là cán bộ an ninh) đến nói với linh mục Lê Văn Nhạc rằng không được tiết lộ thông tin này.

Hiện tài liệu của đảng chỉ viết: “Ngày 6 tháng 9 năm 1931, ông qua đời tại Nhà thương Chợ Quán” mà thôi.

Ngày 4 tháng 1 năm 1999, phần mộ được cho rằng của ông đã được phát hiện. Ngày 12 tháng 1 năm 1999, hài cốt của Trần Phú được di dời về an táng tại quê hương Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Hiện nay tại bệnh viện Nhiệt Đới (nhà thương Chợ Quán cũ) số 764 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5; bước vào cổng phía tay trái có một công viên nhỏ và tượng đài Đức Mẹ nay vẫn còn lưu giữ, là nơi các dì phước thời xưa mỗi buổi chiều đến thăm nom, chăm sóc bệnh nhân và đưa Mình Thánh cho các bệnh nhân có đạo được rước Chúa. Vào các chiều thứ bảy, các dì tổ chức dạy Giáo lý và có các Cha đến giải tội.


Ông Trần Phú là một trong những bệnh nhân được cảm hóa, tin Chúa và cảm mến Chúa để được rửa tội tại đây. Đi vào hành lang bên tay phải, nhà cầm quyền cho dựng lại “một chuồng cọp” nói là nơi giam giữ ông Trần Phú lúc được đem đến đây chữa bệnh. Người ta cũng dựng lên một bức tượng của ông tại đó.


Một nữ y tá làm việc lâu năm tại nơi này cho biết: “Cái nhà đá nói là nơi giam giữ ông Trần Phú là chuyện tưởng tượng. Bởi thời đó Bệnh viện là bệnh viện, và nếu là phạm nhân thì họ chỉ cần còng tay vào giường và có người canh gác là đủ”.

Riêng Cha sở Lê Văn Nhạc nay đã 80 tuổi. Ngài đang nghỉ hưu tại GX Hạnh Thông Tây, Gò Vấp”.

Cần biết, một người trưởng thành xin rửa tội vào đạo Công Giáo thủ tục còn khó hơn đứa trẻ sơ sinh. Giáo hội đòi hỏi người tân tòng phải học đạo, có người “đỡ đầu”, và trí óc còn minh mẫn (nếu là bệnh nhân).

Câu chuyện trên, chắc chắn không được nhà cầm quyền CSVN công nhận, bởi Lm Lê Văn Nhạc cho biết, ngài từng được Cán bộ CS đến hỏi thăm khi nhận được “hồ sơ” về việc rửa tội xin vào đạo Công Giáo của ông Trần Phú, và yêu cầu ngài không phổ biến tin tức này.

Và nếu phải nói về việc “ngoài dự kiến” không hay ấy, các văn nô viết lịch sử Đảng cũng sẽ nói “bọn thực dân và tay sai” đã ép buộc Đ/c Trần Phú vào đạo, để phá bỏ hình ảnh “vô thần” của Tổng Bí Thư.

Cho đến nay CSVN đã có 12 người làm TBT, nhưng rất nhiều ông khi chết đã bị hé lộ chuyện vẫn tin tưởng có thế giới bên kia, chứ không “vô thần” như lúc tuyên thệ vào Đảng. Ông HCM cũng nói khi chết sẽ đi gặp Các Mác và Lê Nin. Ông Lê Khả Phiêu trong nhà có bàn thờ Phật to tướng, và khi hạ huyệt có nhiều sư tụng kinh gõ mõ..v.v.

Chi tiết câu chuyện Trần Phú theo đạo còn được Thôn Quê Sài Gòn TV kể rõ ở đây:

https://youtu.be/wTm1ScGfJa0?t=638

Không phải chỉ có Trần Phú tin vào linh hồn bất tử, còn phải kể đến ông trùm cộng sản Fidel Castro, tổng bí thư đảng Cộng Sản Cuba,

Theo các bà vợ cũ và nạn nhân của Fidel kể lại, ông là một người chồng vũ phu và bệnh hoạn, đã từng cưỡng hiếp nhiều trẻ nhỏ từ 12 tới 17 tuổi, giao cấu với các tử tù nữ do cơ quan an ninh đưa nạp mỗi đêm, cho phép hút hết máu của tử tù trước giờ hành quyết để xuất khẩu lấy ngoại tệ giá 50 đô la một bịch máu.

Chính vợ và một số con gái phải chạy trốn vượt biên và đang sống ở Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Con trai lớn nhất của ông,  Castro Diaz-Balart một nhà khoa học, 68 tuổi,  đã tự sát năm 2017 vì bị trầm cảm nặng.

Cho đến nay, Cơ quan Lưu trữ ghi nhận khoảng 10.723 cái chết do chế độ Castro thực hiện. Bao gồm gần 1.000 trường hợp tử vong liên quan đến “mất tích”, hơn 2.000 vụ giết người không xét xử và hơn 3.100 người bị xử bắn. Khoảng 100 trẻ vị thành niên đã bị chế độ sát hại bằng cách đánh đập cho đến chết, không cho chăm sóc y tế và cấp dưỡng. Ngoài những vụ giết người này, ước tính có khoảng 78.000 người đã chết khi cố gắng chạy trốn khỏi đất nước.

Theo tờ Washington Thời Báo, trong những bức thư từ nhà tù của cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro lúc còn là một thanh niên trẻ, khi chưa cướp được chính quyền ông từng tỏ ra “là một người có chiều sâu tâm linh khác thường – và là một người tin tưởng nhiệt thành vào Chúa”. Ông viết cho cha của một đồng chí đã ngã xuống, như sau:

– Tôi sẽ không nói về anh ấy như thể anh ấy vắng mặt, anh ấy đã không có mặt và sẽ không bao giờ có mặt. Đây không chỉ là những lời an ủi. Chỉ những ai trong chúng ta, những người cảm nhận nó một cách thực sự và vĩnh viễn trong sâu thẳm tâm hồn mình mới có thể hiểu được điều này. Cuộc sống vật chất là phù du, nó trôi qua không thể tránh khỏi… Sự thật này nên được dạy cho mọi người – rằng những giá trị bất tử của tinh thần ở trên cuộc sống vật chất. Cuộc sống có ý nghĩa gì nếu không có những giá trị này? Thế thì sống để làm gì? Những người hiểu điều này và hào phóng hy sinh mạng sống thể xác của mình vì lợi ích và công lý – làm sao họ có thể chết được? Thượng đế là ý niệm tối cao về sự tốt lành và công bằng.

Trong cuốn tự truyện viết năm 2009 của mình, Castro nói rằng Kitô giáo thể hiện “một nhóm giới luật rất nhân đạo” mang lại cho thế giới “các giá trị đạo đức” và “ý thức về công bằng xã hội”, sau đó ông kết luận một cách rõ ràng, “Nếu mọi người gọi tôi là Kitô hữu, không phải từ cách nhìn tôn giáo, nhưng từ quan điểm xã hội, tôi tuyên bố rằng tôi là một Kitô hữu.” Có tin đồn rằng Fidel đã trở lại đạo trước khi chết.

Lời Bàn:

– Chúa yêu thương mọi người và có thể cứu độ bất cứ tội nhân nào kể cả người Cộng Sản miễn là họ biết từ bỏ tội lỗi và sám hối quay về với tình thương của Chúa. Họ sẽ phải trả lẽ công bằng cho các nạn nhân khiếu nại với Chúa, tuy nhiên sau thời gian ở luyện hình, linh hồn họ cũng sẽ được cứu vớt.

Phan Sinh Trần

Tổng Bí Thư Trần Phú được rửa tội tại giáo xứ Chợ Quán trước khi qua đời
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay