Hậu quả là phồn vinh giả tạo…

Hậu quả là phồn vinh giả tạo…

Thức Phạm Awake

2-6-2022

Đài DW của Đức đưa tin hôm nay là hãng Siemens của nước này ký hợp đồng với Ai Cập xây hệ thống đường sắt tốc độ cao dài 2.000km có tổng trị giá 8 tỉ euro, tức 8,6 tỉ đô la Mỹ. Hệ thống này bao gồm đường ray, 41 đoàn tàu tốc độ cao 230km/h, 94 đoàn tàu cấp vùng, 41 đoàn tàu hàng, 8 ga đề pô và ga hàng. Siemens chịu trách nhiệm bảo trì trong 15 năm.

Mình thấy choáng vì giá trị dự án đó quá thấp, chỉ bằng gần 1/7 (một phần bảy) dự định của VN.

Đây: Bản tin của VnExpress hồi tháng 1 năm nay viết “Bộ Giao thông Vận tải đề xuất dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dài 1.559 km, tốc độ thiết kế đoàn tàu 350 km/giờ, tốc độ khai thác 320 km/giờ; được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách; còn đường sắt Bắc Nam quốc gia hiện nay được cải tạo để chở hàng. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến trên 58 tỷ USD (tương đương 1,3 triệu tỷ đồng)”.

Nếu làm đường sắt tốc độ 200 km/h thì dự kiến hết 26 tỉ đôla, vẫn cao gấp ba lần Ai Cập, nhưng VN chê ko làm. Trong khi theo logic thông thường, một nc mà thu nhập của dân còn thấp, nếu xây đường sắt loại cao cấp, giá vé sẽ rất cao, ít khách, lỗ, cuối cùng nhà nước phải bù lỗ, thì cũng vẫn phải bòn rút dân bù vào qua các loại thuế phí thôi.

Trên đây chỉ là dự toán chứ theo “truyền thống” đớp hít của nước ta, tổng vốn sẽ bị đội lên nhiều lần nữa.

Ngoài nguyên nhân tiêu cực, lãng phí, tham nhũng mà dân gian vẫn đinh ninh và đã được chứng minh qua nhiều vụ án, có một lý do nữa mà các bộ ban ngành hay vin vào để đổ cho chuyện đội vốn, đó là chi phí giải phóng mặt bằng.

Nhưng đền bù đất đai tốn kém cũng là do quản lý kém (hoặc giả vờ quản lý kém) mà ra. Ai bảo cứ để cho các nhóm lợi ích bơm thổi, tạo sóng bất động sản mãi. Hậu quả là phồn vinh giả tạo, người dân không nghề ngỗng tưởng là ngồi trên đống tài sản, nhưng thực ra nếu bán đi mà tiêu là hết, còn nghèo hơn lúc ban đầu, vì chả có nguồn sống bền vững nào khác.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay