Hồng Kong: hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình đòi tự do, dân chủ

From facebook:  Trần Bang added 6 new photos.
 

Hồng Kong: hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình đòi tự do, dân chủ ngay dịp Tập Cận Bình đến HK kỷ niệm 20 năm Anh trả HK về TQ 1-7 (1997- 2017)

TTO: “Thủ lĩnh của cuộc biểu tình sinh viên năm 2014, Hoàng Chi Phong, cũng xuất hiện. Anh này trước đó bị bắt với lý do “tổ chức biểu tình không phép” và không đúng nơi quy định nhưng được trả tự do sau hơn 1 ngày.

Nhiều thông điệp và yêu cầu đã được chuyển tải thông qua khẩu hiệu, biểu ngữ trong cuộc biểu tình. Cảnh sát Hong Kong ước tính có khoảng 14.500 người tham gia biến nó trở thành cuộc biểu tình nhỏ nhất ở đặc khu này kể từ năm 2003, theo báo South China Morning Post.

Trong khi đó, những người tổ chức khẳng định có hơn 66.000 người đã xuống đường thể hiện sự ủng hộ và mong muốn dân chủ cho Hong Kong. Họ đổ lỗi cho các biện pháp an ninh hà khắc của cảnh sát sau cuộc biểu tình sinh viên năm 2014 và mưa lớn khiến số người tham gia sụt giảm.

Một cuộc khảo sát hỏi ý kiến nhanh do Đại học Hong Kong tiến hành ước tính có từ 27.000 tới 35.000 người đã tham gia biểu tình ngày 1-7.

Hong Kong đang trải qua những ngày căng thẳng và cảm xúc lẫn lộn trong dịp kỷ niệm 20 năm đặc khu này được Anh trao trả cho Trung Quốc. Biểu tình, những cuộc tranh cãi hay chạm mặt giữa hai phe ủng hộ chính phủ trung ương Bắc Kinh và đòi Hong Kong độc lập không còn là chuyện hiếm ở đặc khu này, nhất là trong những dịp đặc biệt như năm nay….

http://tuoitre.vn/…/hang-chuc-ngan-nguoi-hong-…/1341991.html

Image may contain: 1 person, eyeglasses
Image may contain: 1 person, crowd
Image may contain: 8 people, outdoor
Image may contain: 2 people, people smiling
Image may contain: 9 people, people standing and outdoor

“Tôi ngao ngán thờ ơ, khinh bỉ hết”

Suy Tư Tin Mừng trong tuần thứ 13 thường niên năm A 02/7/201

 Tin Mừng (Mt 10: 37-42)

Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy.39 Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được.

“Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.

“Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính.
“Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.”

 *      *     *     *       *

 “Tôi ngao ngán thờ ơ, khinh bỉ hết”

Ôm khối hận gia đình, trĩu nặng

Tôi căm hờn, thù ghét hôn nhân

Lang thang sống, giữa vùng im lặng

Chuỗi ngày tan tác, mảnh phù vân.

(Dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)

Ghét hôn nhân – Hận gia đình. Lang thang. Căm hờn. Thù ghét. Có là, tình tự khiến nhà thơ thấy lòng trĩu nặng, tan tác mảnh phù vân? Im lặng – tan tác, có là tình cảnh xảy đến nếu không bắt chước Phêrô tuyên xưng Đức Chúa, trong trình thuật?

Trình thuật hôm nay, kể về việc Chúa mặc khải rằng sở dĩ thánh Phêrô nhận ra Ngài là Con Thiên Chúa Hằng Sống, là nhờ Chúa Cha. Chúa mặc khải, đúng vào lúc Giáo hội vẫn ngờ ngợ về vai trò của đấng chủ quản Hội thánh, lúc ấy.

Là chủ quản, thánh Phêrô còn là ảnh hình của sự ổn định trong Giáo Hội. Hơn nữa, thánh nhân cũng duy trì được truyền thống của cộng đoàn dân Chúa, ngay từ đầu. Truyền thống hiệp nhất. Truyền  thống không lung lạc. Hiệp nhất không lung lạc, nay lan rộng tới dân gian, ở nhiều nước. Cả các nước có bản sắc văn hoá đa dạng. Rất đặc thù. Riêng lẻ. Ở nhiều nơi. Và hôm nay, Đức Giáo Hoàng hiện thân như thánh Phêrô, là đấng bậc quản cai duy trì sự hiệp nhất dài lâu ấy, trong Giáo hội.

Hôm nay, các giáo hội cùng tin vào Chúa, dù không mang sắc mầu hiệp nhất như giáo hội Công giáo La Mã, cũng đã và đang hiệp thông với ta, để rồi sẽ trở thành Hội thánh duy nhất. Một cộng đoàn đa năng, quyết thực hiện hiệp nhất đại kết Chúa đã khuyên vào bữa tiệc Tạ Từ, chiều hôm ấy.

Từ buổi ấy, Hội thánh đã và đang hoạt động đến cùng mút sức lực của mình, hầu đẩy lùi làn ranh biên thuỳ đến mọi nơi. Ranh biên, không theo địa dư nhiều hạn chế, nhưng theo ưu tư kiếm tìm vùng bị bỏ rơi trong quên lãng. Hội thánh nay đạt đến phương trời dồi dào ân đức bằng phương tiện truyền thông, rất mới.

Chính vì thế, Hội thánh nay cũng canh tân chuyển biến. Rất liên hồi. Rất đổi mới. Canh tân, tiếp cận thế giới đang đổi thay đến chóng mặt. Đổi thay tận gốc rễ. Đổi thay, không chỉ mặt kỹ thuật tân kỳ, mà cả về nhận thức lẫn tâm tưởng để sẽ trỗi dậy, trong tinh mơ. Rộng khắp. Cùng với thế giới đã đổi và có thay, Giáo hội nay mời gọi dân con nhà Đạo cũng hãy thay đổi theo phương hướng thích hợp. Tân kỳ

Một thần học gia Châu Á nọ có nói: “Thế giới hôm nay đang lập nghị trình mới để Giáo hội thực thi, mà thay đổi”. Nói thế, ông không có ý bảo: Giáo hội phải đi theo hướng của thế giới đã đổi mới, mà thích nghi. Nhưng, nên hiểu là: việc rao truyền Lời Chúa hôm nay cần làm sao cho tương xứng với đường hướng sống động của thế giới, đã biến đổi. Rủi thay, nhiều vị trong Hội thánh vẫn mang lối sống chẳng buồn đổi thay. Chẳng tha thiết nhận ra bản chất của thế giới mình đang sống. Để từ đó, cần có những bước cải tiến, trong:

*cách chuyển tải thông điệp;

*tái cấu trúc cơ chế;

*có phong thái biết tiếp cận thông điệp một cách chính xác; và,

*thực hiện đối thoại một cách thực tiễn với thế giới đương đại.

Rất có thể, thế giới hôm nay không còn muốn nghe những gì Hội thánh nói, nhưng vẫn hiểu Hội thánh đang nói gì. Từ đó, mới nắm bắt điều Hội thánh đề nghị; ngõ hầu sống hứng khởi. Hạnh phúc.   

Thế giới đã biến đổi, nay kéo theo sau nhiều thách thức mới. Thách thức, trong nhận định về những gì sai – đúng. Thách thức, về quyết tâm cần đổi thay. Bởi, có thay đổi mới nắm bắt được các vấn đề mới. Các yếu tố mới, nơi xã hội đang trở mình. Yếu tố mới ấy, sẽ đậm nét hơn khi ta nhìn vào cảnh nghèo khó, trong xã hội. Về những bất công, kỳ thị. Về hành vi bóc lột. Thiếu tự do. Về cách sống Đạo và cả những lo toan cho một nền hoà bình thế giới, rất chung. Có như thế, Hội thánh mới tạo phong cách đã biến đổi trong rao truyền Lời Chúa. Hầu, làm chứng cho yêu thương, công bằng. Tự do. Và an bình.

Muốn được thế, Hội thánh cần mặc lấy cho mình vai trò của ngôn sứ. Biết lo toan dựng xây trên nền tảng truyền thống, nhất quán. Biết loại bỏ phong thái tiêu cực như vùi đầu trong cát, né tránh sự thật. Cùng là phong thái lơ là chểnh mảng trong duy trì truyền thống. Hoặc, chỉ khoác lên mình những biến thái tưởng như mới mẻ, nhưng chẳng dựa trên nền tảng nào hết. Gia dĩ, có vị còn bày tỏ nhiều phản chống, không quan tâm. Hoặc, vẫn trùm mền, lặng thinh. Hành xử này, chẳng giải quyết được gì. Dù nó có xuất phát từ chính Hội thánh. Hay, chỉ là vấn đề của thời đại. Mà thôi.

Trình thuật hôm nay, nhấn mạnh nhiều đến sự hiện diện của Đức Chúa nơi Giáo hội. Bằng vào hiện diện này, Hội thánh tin và nhận rằng Đức Kitô là nền tảng vẫn giúp đỡ Hội thánh sống vững mạnh. Sống, duy trì truyền thống thương yêu, không ngơi nghỉ. Đức Kitô vẫn đỡ nâng Hội thánh, trong mọi tình huống. Trong nâng đỡ, Ngài tặng trao “chìa khoá Nước Trời”, uy lực quyền bính Ngài nhận từ Cha.

Trải qua nhiều thế kỷ, Hội thánh vẫn ngủ vùi trong lãng quên. Cũng may, Hội thánh vẫn có được ân sủng lãnh nhận từ Chúa, từng hứa ban. Hội thánh vẫn tăng trưởng và lớn rộng về con số. Vẫn trung thành với nguyên tắc nhận từ Thầy Chí Ái. Và, có được bản chất Thiên Chúa, xứng hợp với niềm khao khát sâu xa nơi bản chất người. Thế nên, Hội thánh không bao giờ ngã quỵ. Sự Thật và Tình Thương vẫn  không hề mai một.

Ở bài đọc 1, sự thật và tình thương được thể hiện qua việc thánh Phêrô bị nằm tù vì đã giảng rao thông điệp của Chúa và Nước trời. Cả Phaolô nữa, thánh nhân cũng cùng chung số phận tù đày, không thua kém. Phận tù đày, là để Lời Chúa được vinh quang, trải rộng. Khi thoát cảnh tù đày, thánh Phêrô đã trở về lại với cuộc sống giảng rao. Về người Thầy. Việc này mang ý nghĩa: Chúa vẫn duy trì bảo vệ Hội thánh như Ngài hứa. Nơi Phúc Âm.

Bài đọc 2, thánh Phaolô một lần nữa nói về cuộc sống rất phục tùng: “Tôi đã chiến đấu trong cuộc chiến chính nghĩa; đã chạy hết chặng đường; đã giữ vững niềm tin” (2Tm 4: 7). Và, thánh nhân còn nói về việc Chúa đã bảo vệ ngài ngang qua thử thách, tố khổ, và bách hại: “Chúa đã phù hộ tôi và ban sức mạnh cho tôi, dùng tôi hoàn thành công việc rao giảng, và cho mọi dân tộc được nghe biết.” (2Tm 4: 17). Thánh Phaolô cũng nói: Chúa tiếp tục bảo vệ thánh nhân, rất nhiều năm.

Hân hoan mừng lễ các vị tông đồ rường cột của Hội thánh, có lẽ không gì bằng ta tập trung nguyện cầu để mọi thành viên biết thuỷ chung với truyền thống Giáo hội. Một Giáo hội, đã trải qua ngàn năm khốn khó. Đồng thời, sẵn sàng chấp nhận canh tân biến đổi. Để rồi, cuộc sống mỗi người sẽ thích hợp với thông điệp Chúa gửi đến. Nguyện cầu, cho ta còn biết khao khát tình thương và sự thật. Cầu cho những người chưa đổi thay, nhiều thế kỷ.

Vào Tiệc thánh có nguyện cầu, ta cùng với Giáo hội cử hành phụng vụ trong hân hoan chứng tỏ quyết tâm ra đi thi hành sứ vụ giảng rao. Rao giảng rằng, Chúa uỷ thác cho ta qua Đức Kitô, một cộng đoàn hiệp nhất. Tề tựu nơi đây. Quanh bàn thánh này. Để, ta sẽ làm chứng cho Chúa. Để, cộng đồng ta đang sống viết lên nghị trình hoạt động hăng say, đầy truyền thống cho giáo hội địa phương. Giáo hội sở tại.

Điều cần là, ta cử hành phụng vụ ngày của Chúa, có lòng thành và phẩm chất cao. Có niềm vui hiệp nhất. Mang ý nghĩa thực sự phản ánh cuộc đời hứng khởi ta đang sống. Sống trung thực. Sống yêu thương, như Chúa kêu mời ta uỷ thác. Rất canh tân. Thật đổi mới.

 Lm Frank Doyle sj biên-soạn – 

Mai Tá lược dịch. 

Anh xin muôn kiếp yêu em mà thôi

Lời Cuối Cho Em   –   Vũ Khanh

httpv://www.youtube.com/watch?v=p4ugmU8rIEM

Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần 13 thường niên năm A 02/7/2017

 “Anh xin muôn kiếp yêu em mà thôi”

(Nguyễn Vũ – Lời Cuối Cho Em)

(Thư thứ 1 Côrinthô 15: 54-57)

 Muôn kiếp yêu em” ưNhưng, sao cứ gọi đó là “lời cuối cho Em”? Phải chăng, đây lại là lời trăn trối từ các vị đang sửa soạn về nhà Cha, như vẫn bảo?

Vẫn bảo, là vẫn cứ tự nhiên ca hát những lời như:

“Đừng, đừng nhìn anh bằng đôi mắt buồn vời vợi.
Thà em nói, thà em trách rằng: anh dối gian thật nhiều.
Bây giờ chỉ còn đôi ba giây phút cuối bên nhau
Em nói đi, em nói đi,
Dù chỉ một lời làm tan nát lòng nhau.

Nếu! ngày mai nếu chúng mình xa nhau.
Anh xin hứa lời cùng em lần cuối.
Nếu! ngày mai nếu chúng mình xa nhau,
Anh xin muôn kiếp yêu em mà thôi.

Nếu! ngày mai nếu chúng mình xa nhau,
Anh xin hứa lời cùng em lần cuối.
Nếu! ngày mai nếu chúng mình xa nhau,
Anh xin muôn kiếp yêu em mà thôi.

(Nguyễn Vũ – bđd)

Hôm nay đây, mỗi khi ai đó làm lễ “xuất quân” ra trận mạc, vẫn có lời hỏi rằng: người thế ấy, có còn phát-biểu những câu tương-tự ở trên không? Hoặc, ít ra là những nhận-định khá “cứng” như Đức Giáo Tông độ nào, từng bảo ban:

“Bằng vào những nguyện-khấn sốt-sắng cho các nạn-nhân trong mọi cuộc chiến nhân-gian; và cũng để cảm ơn những người đã và đang dự-phần vàocác nỗ-lực trợ-giúp này/khác đầy nhân-ái, Đức Phanxicô đã kêu gọi mọi người hãy nguyện-cầu cho các bà mẹ của mình còn ở dưới thế-gian hoặc đã siêu-thăng trên thiên-quốc, nhân ngày Nhớ Ơn Mẹ 2017, cùng với ý-tưởng bảo rằng: Đã đến lúc con người cần có quyết tâm ăn-năn/sám hối và nguyện cầu nhiều hơn nữa, hầu chấm-dứt các cuộc chiến đang lan rộng và các xung-đột “phi lý’ khác.

 Ngày nay, mọi người chúng ta đang cần hỗ-trợ cuộc sống cũng như giùm giúp các bà mẹ ở khắp nơi để rồi ta chung-lưng xây đắp tương-lai tươi-sáng cho cộng-đồng của chúng ta vốn đang đòi hỏi mọi người biết quan-tâm cách cụ-thể đến sự sống và tình mẫu-tử nữa… (X. Catholic News Service ngày 15/5/2017 trên tờ Catholic Herald có tựa đề là Help End ‘absurd’ wars with penance and prayer, Pope Francis says”)

 Có lẽ, đúng như lời Đức Phanxicô nói: hôm nay đây, con người phàm-tục lạiđã quên mất nhu-cầu chuyện-vãn với Đấng Thánh-hiền ở trong Đạo; và ngày nay cũng chẳng còn ai bận-tâm tới chuyện sám-hối, đền-tội hoặc quyết-tâm quay trở về đời sống thánh-hiến, như khi trước.

Người thời nay, cả ở trong lẫn bên ngoài nhà Đạo –dù là Đạo Chúa hay bấtĐạo nào khác–  đã không còn “tỉnh-thức nguyện-cầu” cùng với Thần-linhThánh-ái nữa. Trái lại, ai nấy chỉ biết ê-a ba lời kinh, câu vãn, tiếng hát thanhtao để xin xỏ điều gì đó, thôi. Không tin ư? Thôi thì, ta hãy nghe tiếp lời ĐứcPhanxicô còn nói tiếp:

Ngày hôm nay, cũng thế, người người luôn có nhu-cầu khẩn-thiết trong nguyện-vãn/sám hối để nhận-lãnh ân-huệ trở về. Trở về, mà thừa-nhận kết-cuộc của quá nhiều cuộc chiến trải dài khắp thế-giới và còn lan tràn nhiều hơn nữa. Trở về, mà dứt đoạn các xung-đột lớn/nhỏ rất phi-lý đang phá tan-hoang bộ mặt của nhân-loại.

 Hãy trở về, để còn nhìn ra được rằng rất nhiều thường dân vô tội đang được xét-nghiệm một cách đau buồn, dù họ là Kitô-hữu, Hồi-giáo hoặc thành-viên sắc tộc thiểu-số như người Yaziđi đang buộc giáp mặt với bạo tàn, đau khổ và/hoặc kỳ-thị.

 Tôi đây, nay khuyến khích các cộng-đồng khác nhau, hãy men theo con lộ của đối-thoại và tình bằng-hữu hầu xây dựng một tương-lai gồm có cả sự tôn-trọng, an-ninh và hoà hoãn, xa rời cuộc chiến dù ở dưới bất cứ loại-hình nào cũng thế.” (X. Catholic News Service, bđd)

Vâng. Cuộc chiến ác-liệt ngày hôm nay, đã và đang xuất-hiện dưới nhiều hình-thức. Có khi, chỉ là xung-đột nhỏ. Cũng có lúc, lại là những tranh-giành lớn-lao, to đùng như: giành ăn, giành mối, giành cả quyền-hành và chức phận to/nhỏ.

Vâng. Cuộc chiến ác-liệt hôm nay lại đã len lỏi tận tâm-can con người. Cả, những người lâu nay không cần hoặc không còn thèm thuồng bất cứ thứ gì ngoài những cái mình đã có và đang có.  

Vâng. Quả có thế. Cuộc chiến quan-trọng hôm nay, còn là và vẫn là cuộc chiến nội-tại, bên trong con người. Chiến-đấu rất nhiều để mãi mãi còn là con người đúng danh hiệu của “người con” của Thiên-Chúa.

Vâng. Cuộc chiến hôm nay vẫn kéo dài, khi con người thường và/hoặc người “con của Chúa” lại đã vô-tâm quên lãng, không còn lý gì đến mục-đích của sự sống nhân-lành/hạnh-đạo như đã định.

Vâng. Cuộc chiến hôm nay vẫn cứ triền miên kéo dài từng đợt và trên từng chặng đường, ở chốn lưu-đày này. Đó, là cuộc chiến nội-tâm/nội-tại giữa cái xấu/điều tốt, đến thiên thu. Tra tay xâm-nhập vào cuộc chiến ấy, ai ai cũng muốn có ngày thành-đạt. Không vấp ngã, cũng chẳng thất-bại, dù thất-bại đó có là mẹ thành công hay sao đó.

Và, ngõ hầu chiến-thắng cuộc chiến nội tại này, người người cũng cần đến sự hỗ trợ của Đấng ở Bên Trên và/hoặc của các bà Mẹ hiền còn sống hay đã khuất. Và, “lời cuối cho Em” sẽ là và phải là lời chúc để người người thành công trong chiến thắng, vẫn rất cần.

Để minh-hoạ cho quyết-tâm chiến-thắng này, cũng nên quay về vườn hoa truyện kể có những câu truyện nhè nhẹ vốn dĩ khiến mọi người “lên tinh-thần”, như sau:

“Truyện rằng:

Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu: Sòng phẳng, Ích kỷ và Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau:

 Sòng phẳng: Cho BẰNG Nhận

Ích kỷ: Cho ÍT HƠN Nhận

Vị tha: Cho NHIỀU HƠN Nhận

 Trong lúc rỗi rãi ba người tán gẫu về hành lý của mình. Sòng phẳng lên tiếng:

-Tôi thấy hành lý của các anh lệch lạc, thật khó mang theo. Còn tôi luôn cân đối Cho và Nhận nên mang đi dễ dàng.

-Anh làm thế nào cho cân được? Ích kỷ hỏi.

-Thì tôi phải tính chớ. Tôi chỉ cho đi khi tôi chắc có thể nhận về một lượng tương đương. Cho không hay nhận không của ai cái gì, tôi đều không thích. Tính tôi là vậy, không muốn mắc nợ hay mang ơn.

 Ích kỷ:

-Anh nói nghe như thể đi mua hàng vậy: Tiền nhiều mua được nhiều, tiền ít mua được ít, không tiền không mua. Nhưng tình cảm đâu thể đong đếm theo cách đó.

Sòng phẳng cười phá lên, rung cả hai vai. Ích kỷ ngạc nhiên:

-Tôi nói vậy không đúng à?

-Quá đúng là khác. Tôi chỉ buồn cười là trông 2 gói hành lý của anh bên Cho thì nhẹ bên Nhận thì nặng, vậy mà anh cũng nói được câu đó.

Ích kỷ nhìn lại 2 gói đồ của mình, gật đầu. Sòng phẳng thoáng bâng khuâng:

-Không phải lúc nào tôi cũng sòng phẳng cả đâu. Có những người cho tôi nhiều mà tôi không cho lại được là mấy. Ví như tình yêu cha mẹ cho tôi gần như vô hạn, chẳng kể tôi có đáp lại hay không. Vậy là tôi Nhận nhiều hơn Cho. Với con cái thì tôi Cho chúng nhiều hơn Nhận về. Cũng nhờ có sự bù trừ như vậy mà 2 gánh hành lý của tôi thường cân nhau.

Ích kỷ tán thành:

-Tôi thấy kiểu hành lý của anh giờ đang thịnh hành. Nhiều người thích sòng phẳng cả trong tình yêu theo kiểu: “Ông rút chân giò, bà thò chai rượu”.

 Sòng phẳng trầm ngâm:

-Ðôi khi tôi cũng không thích sống thế này đâu. Luôn phải tính toán nhiều – ít, luôn phải dừng gánh để sẻ từ bên này sang bên kia. Tôi thấy mệt mỏi và nhiều lúc trống rỗng, vô cảm.

Ích kỷ:

-Tôi cũng giống anh, luôn phải so đo tính toán. Nhưng tôi phải tính sao cho Nhận về mình nhiều hơn. Tôi chỉ thích nghĩ cho mình thôi mà.

-Nhận nhiều như thế anh có hài lòng không? Sòng phẳng hỏi.

-Chả mấy khi tôi vừa lòng. Tôi luôn canh cánh trong lòng: Mình có bị mất mát gì không? Cho như thế có nhiều quá không?

-Anh có người yêu không?

-Có chứ. Tôi rất yêu người yêu tôi là đằng khác. Nhưng tôi luôn lo sợ. Tôi sợ mình cho nhiều quá lỡ tình yêu bỏ tôi đi thì tôi chẳng được gì. Tôi không muốn nhận về tay trắng. Ðó là nỗi ám ảnh của tôi.

 Tàu qua cầu vượt sông Âu Io. Tiếng xình xịch của đầu máy át lời tâm sự của Ích kỷ. Qua khỏi cầu, tiếng ồn dịu lại, Ích kỷ và Sòng phẳng lúc này mới nhớ tới người bạn đồng hành thứ ba. Vị tha nãy giờ vẫn yên lặng lắng nghe. Khi thấy hai bạn hướng mắt về mình mới khẽ khàng cất lời:

– Hai anh đều có lý lẽ của mình. Lập luận của anh Sòng phẳng thuần túy là của bộ óc, không có mấy liên hệ đến trái tim. Chính vì vậy anh luôn thấy căng thẳng, mỏi mệt và đôi khi trống rỗng. Còn anh Ích kỷ yêu ghét rõ ràng, nhưng tình yêu của anh là “vì mình, cho mình”. Bởi yêu mình quá mà anh thường trực lo sợ. Tôi nói vậy có phải không hai anh?

Ích kỷ và Sòng phẳng đang mải nghĩ ngợi nên không trả lời. Vị tha nói thêm:

-Anh Sòng phẳng nói đúng: Hành lý của tôi không cân – Cho nhiều hơn Nhận. Ấy là vì tình cảm xuất phát tự đáy lòng thì rất chân thành và giản dị. Nó thấy rằng Cho là lẽ tự nhiên, không gì vui bằng làm cho người mình thương yêu được hạnh phúc. Niềm vui khi dâng tặng làm vơi gánh nặng của tôi, cho tôi sự thanh thản, đủ đầy.

-Ðủ đầy? Sòng phẳng và Ích kỷ cũng thốt lên. Cho là mất chứ, cho nhiều thì phải còn ít đi mới phải.

Vị tha mỉm cười:

-Ðấy là về mặt vật chất, là quy luật trong Toán học thôi. Quy luật của tình yêu thì khác. Lát nữa đến nơi, tôi sẽ chỉ cho các anh.

Ích kỷ và Sòng phẳng nhìn gánh hành lý của Vị tha, lại nhìn hành lý của mình, lòng chưa hết băn khoăn. Cũng vừa lúc tàu đến ga Tình yêu. Tàu chạy chậm dần, chậm dần rồi dừng hẳn.

Ngước nhìn vào sân ga, Sòng phẳng và Ích kỷ đều trông thấy dòng chữ có nội dung Vị tha vừa nhắc đến. Hai người rất đỗi ngạc nhiên vì họ đi trên chuyến tàu nhiều lần, đến ga Tình yêu đã nhiều mà chưa bao giờ thấy hàng chữ đó. Thực ra quy luật của Tình yêu luôn có ở đó, nhưng chỉ những ai có trái tim nhạy cảm mới thấy và thấu hiểu.

Bạn thân mến, tôi sẽ không nói hàng chữ trên sân ga Tình yêu nói gì vì tôi chắc bạn cũng đoán ra được. Ðể kết thúc câu chuyện, tôi chỉ xin tiết lộ về những người sẽ đón 3 hành khách của chúng ta cùng hành lý Cho và Nhận của mỗi người: Ðón Sòng phẳng là Khô khan, Ích kỷ sánh đôi cùng Bất an và người đón đi Vị tha chính là Hạnh phúc.

 Hãy đếm những nụ cười, đừng đếm những giọt nước mắt.

Hãy đếm những hạnh phúc, đừng đếm những tai họa.

Hãy đếm những gì ta được, đừng đếm những gì ta mất.

Hãy đếm những niềm vui, gắng quên đi những nỗi buồn..

Hãy đếm những ngày khỏe mạnh, quên đi lúc bệnh hoạn,

Hãy đếm những bạn thân, quên đi những người thù.” (Truyện kể trích từ Mạng vi tính)

Nghe kể như thế rồi, nay mời bạn và mà tôi ta lại đi vào vườn hoa khác, có những lời lẽ khuyến-khích mọi dân con nhà Đạo như sau:

“Vậy khi cái thân phải hư nát này mặc lấy sự bất diệt,

khi cái thân phải chết này mặc lấy sự bất tử,

thì bấy giờ sẽ ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây:

Tử thần đã bị chôn vùi.

Đây giờ chiến thắng!

Hỡi tử thần,

đâu là chiến thắng của ngươi?

Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi?

Tử thần có độc là vì tội lỗi,

mà tội lỗi có mạnh cũng tại có Lề Luật.

Nhưng tạ ơn Thiên Chúa,

vì Ngài đã cho chúng ta chiến thắng

nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”

(Thư thứ 1 Côrinthô 15: 54-57)

Và, khi đã toàn-thắng cái xấu-xa/tồi tệ nhất, tức là cái chết về thể-xác hoặc cái chết nội tại trong và qua lỗi/tội, nay mời bạn và mời tôi, ta lại sẽ hiên ngang, đầu cao mắt sang hát lên cả những lời buồn bã ở ngoài đời, như tác-giả ở trên từng viết:

“Em, anh xin em một lần cuối
Đừng trách anh, đừng giận anh nhé em
Em, anh van em, em nói đi
Em nói sẽ không bao giờ buồn

Nếu ngày mai lỡ chúng mình xa nhau
Anh chôn dấu đời ngàn năm lạnh giá
Nêu ngày mai lỡ chúng mình xa nhau
Anh xin muôn kiếp yêu em mà thôi

Đừng, đừng nhìn anh bằng đôi mắt buồn vời vợi
Thà em nói, thà em trách rằng anh dối gian thật nhiều
Bây giờ chỉ còn đôi ba giây phút cuối bên nhau
Em nói đi, em nói đi
Dù chỉ một lời làm tan nát lòng nhau.

(Nguyễn Vũ – bđd)    

Hát thế rồi, ta lại hiên ngang bước về phía trước mà thực-hiện những điều mình đã quyết, trong cuộc đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Thêm một lần

Với quyết tâm

hát mãi những lời

rất như thế.

Mười thứ, tiền không mua được.

Mười thứ, tiền không mua được.

Jordi Al Emany là người sáng lập một công ty tư nhân. Vừa qua, ông đã đăng một bài trên mạng xã hội, nói rằng tiền tài không phải vạn năng, có 10 thứ cho dù có gia tài bạc triệu cũng không mua được. Bài viết đã nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh trên cộng đồng mạng, mọi người đều tán thành. Chúng ta hãy cùng xem, rốt cuộc là những điều gì mà cho dù là tỉ phú thế giới cũng không thể mua được?

  1.  Khỏe mạnh–  Đạt Lai Lạt ma:
    Nhân loại, vì kiếm tiền mà hy sinh sức khỏe. Vì chữa bệnh mà hy sinh tiền tài. Sau đó, vì lo lắng tương lai nên không cách nào hưởng thụ hiện tại. Cũng như vậy mà không cách nào sống cho hiện tại. Khi còn sống, họ quên rằng cuộc đời là ngắn ngủi. Đến khi chết, mới phát hiện mình chưa từng một lần sống thật tốt.
  2. Tình thương– Tagore:
    Lúc thoát khỏi cảnh nghèo khó, chúng ta sẽ có được tiền tài của mình nhưng để có được khoản tiền này, chúng ta đã mất đi bao nhiêu thiện tâm, bao nhiêu cái đẹp và bao nhiêu sức lực chứ!
  3. Niềm vui–  Nhà chính trị, nhà khoa học về vật lý, điện từ, nhà phát minh Mỹ Franklin:
    Tiền tài không thể khiến người ta vui vẻ, vĩnh viễn sẽ không vì trong bản chất của nó không hề tồn tại cái gọi là vui vẻ. Người có được càng nhiều, lại càng muốn nhiều hơn.
  4.  . Chính trực– Nhà tiểu thuyết người Anh – Douglas Adams:
    Lúc thật sự phục vụ người khác, điều cần thiết mà tiền tài không thể nào mua sắm hay đong đếm, đó chính là sự chân thành và chính trực.
  5. Tôn trọng–  Nhà triết học người Mỹ – Ayn Rand:
    Tiền tài là công cụ để tồn tại, thái độ của bạn đối với công việc cũng chính là thái độ của bạn đối với cuộc đời của chính mình. Nếu công việc kiếm sống là sa đọa, bạn đã hủy diệt ý nghĩa tồn tại của chính mình. Bạn đã từng cầm qua đồng tiền bất nghĩa chưa? Đã từng vì giành thêm chút lợi nhuận mà giễu cợt người khác chưa? Hoặc là hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức của mình? Vì để có thể sống qua ngày bạn đã làm những việc không nên làm? Nếu là như vậy, tiền tài cũng không mang đến dù chỉ một chút niềm vui. Đồ vật bạn mua sẽ trở thành một loại sỉ nhục mà không phải là kính trọng; là một loại căm hận mà không phải thành tựu. Như vậy, bạn sẽ cho rằng tiền tài là một loại tội ác bởi vì bạn không thể nào có được sự tự tôn, tự trọng  từ nó.
  6. Nội tâm thanh tĩnh– Doanh nhân nổi tiếng tại Mỹ – Richard M. DeVos:
    Tiền tài không thể nào mua được sự thanh bình trong nội tâm, nó không thể chữa trị mối quan hệ bị xé rách, hoặc làm cho cuộc sống không ý nghĩa trở nên ý nghĩa.
  7. Đạo đức– Ký giả kiêm tác giả người Mỹ – George Lorimer:
    Thứ có thể mua được bằng tiền dĩ nhiên là tốt nhưng không nên quên rằng điều không thể mua được bằng tiền sẽ càng tốt hơn.
  8. . Giáo dục– Phóng viên kiêm tác giả người Mỹ – Neil de Grasse Tyson:
    Con người không dùng sự cảm thông và chia sẻ để cảm nhận tình cảm và ý nghĩ của người khác hay những sinh vật khác trên trái đất, có lẽ giáo dục chính quy của chúng ta nên thêm vào giáo dục sự cảm thông và chia sẻ. Thử tưởng tượng, nếu giáo dục gồm có đọc, viết, toán học, cảm thông và chia sẻ, thì thế giới này sẽ không còn như cũ nữa.
  9. Trí tuệ– Steve Jobs nhà sáng lập Apple:
    Tôi không phải vì kiếm tiền mà quay về Apple. Thần may mắn vẫn luôn quan tâm đến tôi; năm 25 tuổi, tôi đã kiếm được tài sản 100 triệu đô-la. Lúc ấy rất rõ ràng rằng tôi sẽ không bị tiền tài nô dịch. Bởi vì tôi chắc chắn không có khả năng tiêu hết số tiền kia, hơn nữa, tôi cũng không dùng tiền tài để kiểm chứng trí tuệ của mình.
  10. Giác ngộ tâm linh– Người vô danh:
    Tiền tài có thể mua phòng ốc để ở nhưng không thể mua được một mái nhà ôn hòa; nó có thể mua một chiếc giường nhưng không mua được một giấc ngủ thoải mái dễ chịu; nó có thể mua một chiếc đồng hồ nhưng không mua được thời gian; nó có thể mua được quyển sách nhưng không mua được tri
    thức; nó có thể mua máu huyết nhưng không mua được sức khỏe.

 Vì vậy, tiền tài không phải là vạn năng.

 From: Do Tan Hung ,

KẾT ÁN NHƯ QUỲNH 10 NĂM TÙ: AI VUI, AI BUỒN, AI TỨC?

From facebook:  Mac Văn Trang‘s post.
 
Image may contain: 1 person, standing
Image may contain: 1 person, outdoor
Image may contain: 3 people, people standing
Mac Văn Trang added 3 new photos.

 

KẾT ÁN NHƯ QUỲNH 10 NĂM TÙ: AI VUI, AI BUỒN, AI TỨC?

17H chiều nay, 29/6/2017, Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – blogger Mẹ Nấm – vừa bị TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt 10 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo khoản 1, điều 88 Bộ Luật hình sự.

Không ai ngờ một phụ nữ mạnh mai, chỉ đấu tranh ôn hòa bằng nói và viết trên facebook, những điều bất bình về thực trạng xã hội, lại đang phải nuôi mẹ già và hai con nhỏ, mà Tòa nỡ kết án 10 năm tù!

Theo Wikipedia thì: “Từ năm 2009 đến năm 2016 Mẹ Nấm đã bị bắt giữ nhiều lần do tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, và biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại biển Đông, phản đối công ty Formosa trong vụ là nguyên nhân việc cá chết hàng loạt tại miền Trung. Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam. Theo báo Công an, bà còn là thành viên của các tổ chức “Người Việt yêu nước”, “Tuyên bố công dân tự do”.[1]

Chị được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về lòng dũng cảm đấu tranh cho nhân quyền và tiến bộ xã hội, nên đã trao các giải thưởng:

• “2010: Giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.[29]
• 2015: Giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Civil Rights Defenders.[30] Bà là người thứ ba, đồng thời là người châu Á đầu tiên được nhận giải này.[31]
• 2017: Giải thưởng dành cho Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Vào ngày 29/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tôn vinh Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với Giải thưởng dành cho Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì sự dũng cảm của cô trong việc đưa ra các vấn đề xã hội dân sự, truyền cảm hứng cho sự thay đổi ôn hòa, kêu gọi sự minh bạch hơn trong chính phủ và việc tiếp cận các quyền cơ bản của con người, đồng thời là tiếng nói đại diện cho quyền tự do ngôn luận”.[32] [Wikipedia]

Nhìn qua những hoạt động của Như Quỳnh, ta có thể đoán biết, việc kết án Chị 10 năm tù, thì ai vui, ai buồn, ai tức giận?

– Chắc hẳn nhà cầm quyền Bắc Kinh và những người thân thiết với họ vui lắm, hả hê lắm. Ai bảo mày “kích động” biểu tình đòi “Trung cộng cút khỏi biển Đông”, “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”; Ai bảo mày dám đòi “Khởi tố Formosa”, đòi “Formosa cút khỏi Việt Nam”… Ai bảo mày ca ngợi dân chủ, nhân quyền của tư bản, đế quốc, vạch vòi, bới móc bao nhiêu cái xấu xa của chế độ XHCN tươi đẹp, bôi tro trát trấu vào bộ mặt chế độ…10 năm tù cho đáng đời, để nhưng đứa giống mày nhìn đó làm gương: Mẹ già, con thơ, thân gái, tao cũng không hề động lòng nhé. Vậy những thằng già, đứa bệnh tật cũng liệu hồn! 

Trung cộng đang nhe nanh, múa vuốt ngoài biển Đông, đây cũng là lễ vật để đám bành trướng đại Hán bớt phần nào hung hăng…

– Ai buồn? Tôi tin rằng tất cả những người Việt dù ở đâu, biết căm giận bọn bá quyền Trung cộng xâm lăng biển đảo, cướp bóc ngư dân; biết đau xót vì thảm họa biển miền trung do Formosa gây ra; biết lo lắng cho môi trường sống, cho sự suy đồi của văn hóa, đạo đức xã hội… đều buồn. Buồn bởi Chị Như Quỳnh đi tù vì đấu tranh lên án những điều tồi tệ đó, mong muốn cho xã hội dân chủ, tiến bộ, quyền con người được thực thi… Chị đã đấu tranh thay cho tôi và bạn, và đã đi tù thay cho tôi và bạn. Tôi rất buồn! Nhưng tôi biết, có những người chẳng thèm quan tâm, và có cả người vui thích! Xã hội ngày nay nó thế mà!

– Ai giận dữ? Tất nhiên là những Tổ chức, những nước đã trao giải thưởng cho Chị Như Quỳnh sẽ bực tức, giận dữ, vì như vậy, chính phủ CHXHCN Việt Nam khinh họ quá, như tát vào mặt họ. Đau nhất là Chính phủ Mỹ.

Nhưng Mỹ đau, Mỹ mất mặt thì kẻ nào hả hê, ai chẳng biết.

Thế là kết án 10 năm tù cho Như Quỳnh, “một mũi tên trúng mấy đích”. Tiên sư thằng Tào Tháo! Chính quyền tài giỏi đến thế là cùng!
29/6/2017
MVT

Suy nghĩ về các giai đoạn của cuộc đời.

Suy nghĩ về các giai đoạn của cuộc đời.

Tôi quên mất tên của người giảng thuyết nói rằng tâm trạng, suy tư của mỗi con người chúng ta thay đổi tùy theo tuổi tác.

+  Khi còn trẻ, lúc ta 24, 25 tuổi, thông thường vừa mới tốt nghiệp đại học, chúng ta có nhiều mơ ước lớn lao, những tưởng rằng mình có thể làm được rất nhiều việc cho cộng đồng, cho xã hội. Những mơ ước “đội đá vá trời” thay đổi thế giới, thay đổi xã hội.

+  Nhưng rồi thời gian qua mau, tuổi đời chồng chất, tiến đến tuổi 50, “ngủ thập tri thiên mệnh”, thấy những mơ ước lớn lao của mình không thể thực hiện được vì tài năng không có, sức hiểu biết có giới hạn, mà công việc mình mơ ước thì quá lớn lao, xây dựng thế giới, xây dựng quốc gia, xây dựng xã hội. Thấy không thể làm được những mơ ước lớn lao đó, nên tự lượng sức mình, tự điều chỉnh giới hạn công việc của mình lại, chỉ còn dám mơ ước nhỏ hẹp hơn là xây dựng gia đình riêng, nhỏ hẹp của mình, làm thế nào có hạnh phúc, có nền nếp, trật tự, huấn luyện cho con cái trong nhà biết chịu khó làm việc, để trở nên người hữu dụng cho gia đình, cho xã hội. Làm sao cho con cái biết thương yêu nhau, có lòng thương người, có tình bác ái với đồng loại.

+  Nhưng rồi thời gian cũng lại trôi qua rất mau, đến tuổi “lục thập nhi bất hoặc” , soát xét lại cuộc đời mình, công việc của mình đã làm trong quá khứ và chợt  thấy, cuối cùng chẳng thực hiện, xây dựng được những gì như mình mơ ước. Tất cả  những điều gì mình mong muốn cũng không xảy ra như dự định. Con cái suy nghĩ và làm theo ý riêng, có khi hoàn toàn khác biệt với những  điều mình mong muốn.

Khi đó, không còn có ý nghĩ xây dựng hay dạy dỗ con cái nữa, mà lúc đó lại cố gắng xây dựng chính bản thân mình cho được tốt đẹp hơn, biết yêu thương, biết  tha thứ, sống tuân theo thánh ý của Thiên Chúa.

Rồi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay, thấy rằng xây dựng cho bản thân mình cũng không xong, thấy rằng những điều mình mong muốn cũng chưa thực hiện được.

Lúc đó chỉ còn an ủi, dầu sao đi nữa mình cũng đã cố gắng hết sức trong ý hướng tốt với tinh thần xây dựng nhưng “ông Trời” hay Thiên Chúa không cho thì mình cũng vui mừng là đã có đóng góp cho đời dầu nhỏ nhoi nhưng cũng là có thiện chí đóng góp.

Phùng văn Phụng

Tháng 12 năm 2002

Căn cứ vào cáo trạng buộc tội Mẹ Nấm-Như Quỳnh…

From facebook:  Hoa Kim Ngo and Hoang Le Thanh shared Manh Kim‘s post.

Manh Kim

Căn cứ vào cáo trạng buộc tội Mẹ Nấm-Như Quỳnh, sẽ có không ít nhân vật hoạt động có thể “thích hợp” thậm chí “vừa vặn” hơn, trong “khuôn khổ” cái gọi là “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Tuy nhiên, Mẹ Nấm vẫn “được chọn”. Cách thức chọn bắt – bắt ai, bắt lúc nào, bắt như thế nào – không bao giờ là ngẫu nhiên. Được cân nhắc và tính toán, nó phải tạo hiệu quả tâm lý. Phải mang lại hiệu ứng truyền thông. Phải đưa đến một tác động xã hội và dẫn đến một sự sợ hãi lan rộng. Người ta thậm chí lường trước cả phản ứng dư luận, trong cũng như ngoài nước.

Khi tung ra cú đấm, người ta thừa kinh nghiệm để có thể biết trước ảnh hưởng của cú đấm có thể gây buốt sống lưng những ai còn lại. Trước khi ra tay, đôi khi người ta tạo ra dư luận, tạo ra những đồn đãi rằng người này hoặc người kia sắp bị bắt. Và khi thật sự ra tay, người ta có thể chọn một người trong danh sách đồn hoặc bất ngờ chọn một “đối tượng” không hề nằm trong danh sách. Tóm lại, để đạt hiệu quả tối đa, yếu tố bất ngờ là quan trọng nhất. Việc bắt Như Quỳnh là một trường hợp như vậy. Nó gây bất ngờ, một phần, vì sự vô nhân đạo của nó. Một phụ nữ có hai con nhỏ sống cùng bà mẹ già, vẫn có thể bị bắt, thì chẳng ai có thể an toàn.

Nó còn mang lại một thông điệp ngắn gọn: chính quyền này vẫn kiểm soát tốt “tình hình an ninh chính trị”. Chính quyền mang lại cảm giác rằng họ vẫn rất mạnh. Một phần kinh nghiệm và cách thức cai trị miền Bắc thời chiến tranh tiếp tục được áp dụng cho ngày nay. Tuy nhiên, sự tự tin về sức mạnh chỉ là một ảo giác. Chưa bao giờ “tổ chức” và “hệ thống” của họ tan nát bằng lúc này. Khi thể hiện sức mạnh, họ đang vô tình trao thêm sức mạnh đối kháng cho người dân.

Thật ấu trĩ nếu vẫn nghĩ rằng xã hội bây giờ giống miền Bắc thời chiến tranh. Càng ấu trĩ khi tin rằng việc áp dụng chính sách trấn áp theo cách thức được dạy bởi những khóa “du học” về “an ninh nội chính” từ Trung Quốc là thượng sách. Cần thấy rằng, dù sống trong môi trường chính trị phi dân chủ nhưng dân Trung Quốc không có cảm giác họ bị “tên hàng xóm khốn nạn” nào đè đầu. Dân Trung Quốc không có cảm giác nhục nhã trước việc chính quyền họ khuất phục hèn hạ trước bất kỳ lân bang lớn nhỏ nào. Chính quyền Trung Quốc luôn tạo ra niềm tin rằng họ luôn làm tất cả vì quyền lợi quốc gia.

Do đó, sự tức giận của người dân trước tình trạng bị ngược đãi phi dân chủ của một nước như Trung Quốc sẽ chẳng bao giờ có thể so được với sự uất ức và phẫn nộ của người dân một quốc gia mà đồng bào họ bị đánh đập và tù đày chỉ bởi bày tỏ lòng yêu quê hương. Đừng tưởng những gì Trung Quốc có thể làm để “ổn định” xã hội họ thì cũng có thể học theo để làm tương tự với xã hội này. Trung Quốc có thể “ổn định” đất nước bằng túi tiền của tên trọc phú giàu thứ hai thế giới, nhưng một quốc gia đang đi đến chỗ khánh kiệt, bởi bộ máy quản lý tồi tệ, tham nhũng và ngu xuẩn nhất nhì thế giới, thì điều đáng lý cần làm là xoa dịu mâu thuẫn xã hội chứ không phải xem dân như kẻ thù.

Chẳng quốc gia nào có thể xây dựng và phát triển bằng cách “làm giàu” bằng dùi cui, bằng những bản án chính trị và bằng sự thể hiện quyền lực trong một sự bất lực.

KÍNH GỞI MỌI NGƯỜI, THÂN HỮU GẦN XA,.

From facebook:  Tai Nguyen shared Phạm Minh Hoàng‘s post
 
Image may contain: 1 person, smiling, sitting and outdoor
Phạm Minh HoàngFollow

KÍNH GỞI MỌI NGƯỜI, THÂN HỮU GẦN XA,.

Vậy là tôi đã đến Paris được 2 ngày.

Hôm nay, qua lá thư nhỏ này tôi xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến mọi người, cá nhân lẫn đoàn thể, đã chung vai sát cánh với gia đình chúng tôi trong cuộc đấu tranh chống lại quyết định phi pháp là tước quốc tịch VN của tôi.

Chúng ta đã không thành công trong việc đối đầu với một nhà nước chà đạp mọi chuẩn mực và giá trị cơ bản của Con Người.

Tôi luôn tin rằng, con đường dẫn đến Dân chủ và Nhân quyền còn đầy rẫy chông gai và nó đòi hỏi nhiều hy sinh, mất mát. Việc bị trục xuất ra khỏi quê hương chôn nhau cắt rốn đưa đến gia đình ly tán của chúng tôi cũng là những đóng góp nhỏ nhoi trong những mất mát chung của cả dân tộc.

Vụ việc này cũng tái khẳng định một điều là vận mệnh của đất nước thực sự phải do những người trong nước giữ vai trò chủ động. Các nỗ lực từ bên ngoài – cho dù là từ đồng bào hoặc các quốc gia yêu chuộng tự do cũng chỉ đóng vai trò hậu thuẫn và chỉ có tác động tích cực khi những nỗ lực từ bên trong đã có dấu hiệu tích cực.

Và chỉ có giải pháp đó mới có thể đảo ngược các ký kết của nhà nước cộng sản.

Và chỉ có cách đó mới cho phép người Việt Nam được thực sự đoàn tụ cũng như xây dựng đất nước một cách bền vững.

Và ước mong của tôi là vẫn được đồng hành cùng mọi người trên con đường chông gai này.

Phạm Minh Hoàng

Trả tự do ngay lập tức cho blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

From facebook:  Nguyễn Hoàng Tuân shared Quoc Huy Truong‘s post.
Image may contain: 1 person, smiling, text
Image may contain: 3 people, people smiling, people sitting
Quoc Huy Truong added 2 new photos.Follow

Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vừa ra tuyên bố yêu cầu nhà cầm quyền VN trả tự do ngay lập tức cho blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

UN Human Rights Chief urges Viet Nam to halt crackdown on bloggers and rights defenders
http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx…

Công dân Việt Nam chưa biết về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hãy vào trang cô ấy xem những gì cô ấy chia sẽ và làm cho người dân Việt Nam! Cô ấy bị bắt oan, sau đây là Link thông cáo báo chí khắp nơi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho cô ấy!

Đại sứ quán Đức kêu gọi
http://m.hanoi.diplo.de/…/161012_20Menschenrechtsbeauftragt…

Đại sứ quán Mỹ kêu gọi
https://vn.usembassy.gov/vi/pr121016/#.V_3WqBqrWDc.facebook

Châu Âu kêu gọi phóng thích
http://vi.rfi.fr/…/20161011-chau-au-keu-goi-viet-nam-tra-tu…

Mỹ kêu gọi trả tự do
http://www.voatiengviet.com/a/my-keu-goi-phong…/3546058.html

Tôi Đánh Đố Với Tât Cả Các Bạn Trẻ Ở Việt Nam . Tìm thử tât cả các Ngừoi trẻ từ Show biz cho tới Sao Xẹt gì đó mấy triêu Ngàn Like ở Việt Nam có ai được cả thế giới Lên tiếng như Cô Quỳnh ….

Hãy mở não của mình lên mà nhìn để thấy Cô Ấy có Tội hay không ? đừng nghe truyền thông định hướng một Chiều của Nhà Cầm Quyền mà phán xét …

KHÔNG CÓ ĐẤT SỐNG CHO NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN

From facebook:   Hoa Kim Ngo and 2 others shared Huynh Ngoc Chenh‘s post.
Image may contain: 3 people, people sitting and people standing

Huynh Ngoc ChenhFollow

KHÔNG CÓ ĐẤT SỐNG CHO NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN

Bản án 10 năm tù lấy từ trong túi áo ra dành cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh dấy lên cơn phẫn nộ, nhưng không làm mọi người ngạc nhiên lắm.
Quỳnh là đối tượng nguy hiểm của chế độ bởi vì Quỳnh công khai và miệt mài đấu tranh cho nhân quyền, đồng thời khai sáng cho nhiều người khác hiểu về quyền làm người của mình, bởi vì Quỳnh lên án và chống lại hành vi bạo lực đưa đến chết người của công an, bởi vì Quỳnh viết blog, viết facebook nói lên sự thật về hiện trạng đất nước, bởi vì Quỳnh thường xuyên xuống đường chống Tàu cộng xâm phạm chủ quyền quốc gia, chống Formosa hủy hoại môi trường, và bởi vì tất cả những điều đó làm Quỳnh trở thành người bất đồng quan điểm với nhà cầm quyền.

Chỉ vậy thôi là Quỳnh không còn chỗ sống trên đất nước nầy dù cho Quỳnh có thể hiện quan điểm một cách ôn hòa và trong khuôn khổ pháp luật của nhà cầm quyền đặt ra.

Trước đó, giáo sư Phạm Minh Hoàng, đảng viên đảng Việt Tân, một người đấu tranh ôn hòa, một cựu tù nhân lương tâm, và dĩ nhiên là một người bất đồng chính kiến, vừa bị tước quốc tịch và trục xuất ra khỏi quê cha đất tổ của mình.

Trước đó nữa, chỉ trong 2 năm 2016 và 2017 đã có trên 30 người bất đồng chính kiến bị bắt vào tù. Những Lê Thanh Tùng, Trần Anh Kim vừa bị xử tù lần hai, những Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Hoàng Bình, Nguyễn Văn Oai, Lê Văn Hóa, BS Hồ Hải, Trần Thị Nga, Vịnh Lưu, Đức Độ… chưa biết tạm giam đến khi nào mới xét xử dù bản án cho mỗi người đã được nhóm đầu đàn quyết định rồi.

Việt Nam trong thời đại cộng sản không có chỗ cho những người bất đồng chính kiến.

Sau năm 1954 có cả triệu người không đồng quan điểm với cộng sản phải di cư vào Nam. Sau năm 1975 lại có thêm hàng triệu người nữa phải rời bỏ tổ quốc ra đi dù việc ấy phải đối đầu với tù đày, mất mát tài sản và cả tính mạng.
Những người bất đồng chính kiến khác, hoặc chỉ mới đấu tranh cho nhân quyền, hoặc chì mới phản biện, góp ý đường lối của nhà cầm quyền cũng bị cấm xuất cảnh hoặc bị giam không chính thức ngay chính trong ngôi nhà của mình.

Như TS Nguyễn Quang A, vào ngày 27/6, khi ông vừa bước ra khỏi nhà liền bị an ninh bắt cóc lên xe chở đi lòng vòng suốt ngày đến tối mới đưa về. Chuyện đó xảy ra không chỉ một lần mà thường xuyên mỗi khi ông bước ra khỏi nhà mình.

Hàng trăm những người bất đồng chính kiến như TS Nguyễn Quang A bị giam cầm ngay chính trong ngôi nhà của mình vào những ngày cuối tuần hoặc vào những ngày có sự kiện đặc biệt, mỗi bước đi ra khỏi nhà của họ nếu không bị cưỡng bức trở vào hoặc cưỡng bức lên xe thì cũng bị rình rập theo dõi để sẵn sàng bị bắt cóc hay bị hành hung ngay giữa đường vào bất kỳ khi nào, điện thoại và các tài khoản cá nhân luôn bị nghe lén hoặc bị xâm phạm. Nhiều người bị mât việc làm, nhiều người còn mất cả chỗ ở, thậm chí mất cả thân nhân và gia đình.

Một chế độ sợ hãi với mọi khác biệt bình thường dù chỉ là khác biệt trong suy nghĩ là chế độ gì?

Chỉ có loài thú dữ trên rừng mới có thể chế cho phép con thú đầu đàn bắt mọi con thú khác trong đàn phải tuân phục theo ý chí chí độc đoán của hắn.
Dù là cộng sản hay là thứ chi đó cũng là con người, mà đã là con người thì phải biết chấp nhận và sống chung với những con người khác biệt.

Đất nước không của riêng ai, suy nghĩ mỗi người mỗi khác, không ai có quyền bắt người khác phải suy nghĩ, hành động theo cách của mình.
Một chế độ cố tồn tại bằng cách tiêu diệt mọi sự khác biệt thì sự tồn tại của chế độ ấy có ý nghĩa gì.

TÔI LÀ MẸ NẤM

From facebook: Hoa Kim Ngo shared Huynh Ngoc Chenh‘s post.
TÔI LÀ MẸ NẤM
 
Image may contain: 1 person, smiling, standing and text
Huynh Ngoc Chenh with Lê Công Định and 2 others.

TÔI LÀ MẸ NẤM

Khi nghe tin Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Mẹ Nấm bị bắt, tôi biết ngay là cũng chỉ vì lý do hết sức vớ vẩn.

Nay đọc cáo trạng quả nhiên điều tôi nghĩ không sai chút nào.
Căn cứ để bắt Mẹ Nấm cũng là căn cứ để bắt hàng ngàn người hiện nay, trong đó có tôi.

Nào lên mạng phản ảnh sự thật về hiện tình đất nước, nào phổ biến kiến thức về quyền làm người cho người dân, nào đấu tranh cho quyền làm người, nào xuống đường biểu tình chống Tàu cộng xâm phạm chủ quyền, nào xuống đường chống Formosa tàn phá môi trường, nào nhận giải thưởng nhân quyền của các tổ chức phi chính phủ…

Tất cả những gì Như Quỳnh làm, tôi và hàng ngàn người khác trên đất nước nầy đều làm. Đó là điều tối cần thiết mà những người có trách nhiệm với xã hội và đất nước không thể nhắm mắt làm ngơ để được yên phận.

Nói như hai lần tù nhân lương tâm Lê Thanh Tùng nói trước toà “toà án trong tay các ông các ông muốn xử bao nhiêu năm thì xử…” tất cả những người có lương tâm như Mẹ Nấm đều là tù nhân dự bị, nhà cầm quyền muốn bắt bất cứ lúc nào thì bắt, muốn xử bao nhiêu thì xử, tôi và rất nhiều người đang sẵn sàng.

Tuy nhiên nhà cầm quyền đừng có thể hiện sự hèn kém tệ hại của mình qua việc cấm cố không cho mẹ già và hai đứa con nhỏ dại của Mẹ Nấm gặp gỡ tiếp xúc với chị trong suốt gần một năm qua. Bất nhân và hèn kém hơn nữa là lừa dối người mẹ của chị về nơi giam giữ, để người mẹ già nua đáng thương ấy hằng tháng đi thăm nuôi con ở một trại tù trong khi con bà bị giam ở một trại tù khác.

Vô cùng đốn mạt như vậy để làm gì? Để khuất phục chị ấy ư? Đừng hòng, Như Quỳnh biết mình làm điều đúng và kiên định về nó.

Ngày kia Như Quỳnh sẽ ra toà, nhưng kẻ bị lên án không phải chị. Tôi tin chắc như vậy.

Vì tôi cũng là Mẹ Nấm

CÓ CẦN QUAN TÂM ĐẾN THỜI CUỘC HAY KHÔNG ?

From facebook:   Phan Thị Hồng added 2 new photos.
Luật sư Đặng Đình Mạnh Fb: Manh Dang

Nếu bạn đọc xong những dòng chữ dưới đây mà vẫn ung dung, thì bạn không thiết tha nỗi đau cùng dân tộc Việt !

Nếu bạn KHÔNG quan tâm đến thời cuộc, vì mọi việc đối với bạn vẫn nhẹ nhàng. Có thể bạn hạnh phúc, nhưng thật VÔ PHÚC cho dân tộc có những người công dân như bạn.

Xin mời bạn đọc và cùng suy nghĩ.

Bài viết của Ls. Đặng Đình Mạnh.

*

CÓ CẦN QUAN TÂM ĐẾN THỜI CUỘC HAY KHÔNG ?
————————–

Tôi có ngay câu trả lời là : KHÔNG !

Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng đề mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn cảm thấy là “hạnh phúc của dân tộc” khi các chức vụ chính quyền cao cấp đều được trao cho những đứa trẻ ranh, bà con thân thuộc dù bất tài. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn thản nhiên trước tình trạng cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn thấy bình thường khi đã trả đủ loại thuế, phí cho cầu đường, môi trường mà vẫn phải sử dụng những con đường xuống cấp ngay khi mới hoàn thành, phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn tin tưởng tuyệt đối vào báo đài chính thống mà không cần tìm hiểu về sự thật nào đang bị ẩn giấu. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn không thắc mắc với mỗi lần thông báo tăng thuế để trả cho số nợ công ngày càng cao vì sự bất lực với tình trạng tham nhũng. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn vẫn bàng quan với sự thua lỗ, thất thoát đến hàng trăm nghìn tỷ đồng của những công ty quốc doanh vứt tiền đóng thuế của bạn ra ngoài của sổ. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn dửng dưng với lá phiếu cử tri của mình để bầu cử cho bất cứ ai mà người ta chọn sẵn cho bạn, dù bất tài, bất xứng. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn không thấy xấu hổ khi thấy các quốc gia lân bang ngày càng thịnh vượng cho dù có xuất phát điểm kém hơn chúng ta. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Nếu bạn không thấy xót xa khi lãnh thổ của cha ông để lại nay ngày càng teo tóp, ngoại bang thì ngày càng lộng hành trước sự luồn cúi hèn hạ của đám sai nha bán nước. Thì quả thật, tôi nghĩ bạn KHÔNG cần quan tâm đến thời cuộc.

Bạn KHÔNG quan tâm đến thời cuộc, mọi sự với bạn thật nhẹ nhàng, vì thế tôi không thể không chúc mừng bạn và nhân thể, tôi chia buồn cho xứ sở, nơi mà tôi với bạn cùng là đồng bào. Vì lẽ, sự thờ ơ về thời cuộc có thể là hạnh phúc của bạn, nhưng là sự vô phúc của dân tộc này.

Manh Dang

Nguồn: https://m.facebook.com/story.php…

Image may contain: 10 people, people smiling
Image may contain: 1 person