THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ, LÀM CHÍNH TRỊ VÀ QUAY LƯNG VỚI CHÍNH TRỊ

THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ, LÀM CHÍNH TRỊ VÀ QUAY LƯNG VỚI CHÍNH TRỊ

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

25-3-2017

Đặt ra một trường hợp cụ thể là: xã hội lo sợ về thực phẩm bẩn. Bẩn từ con cá bị nhiễm hóa chất do các nhà máy xả thải, bẩn từ nguồn nước nhiễm hóa chất từ đồng ruộng bón quá nhiều thuốc trừ sâu, phân hóa học.. Bẩn từ hạt gạo tới cây rau, củ quả.. Và ta thấy:

– Thực phẩm bẩn có liên quan đến chính trị không? Có. (Vì sao có thì ở đây khỏi giải thích thêm hén vì dài quá, hôm nào mình sẽ viết sau.)

– Khi xác định thực phẩm bẩn có liên quan tới chính trị thì ta giải quyết thế nào?

1. Lên tiếng phản đối các chính sách của chính phủ hoặc sự quan liêu của chính phủ, hoặc cách làm việc tắc trách của quan chức chính phủ…làm cho xảy ra tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan. Đó là thể hiện THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ. Việc thể hiện thái độ chính trị này là thể hiện trách nhiệm đối với chính mình và gia đình, trách nhiệm công dân với xã hội. Người có thái độ chính trị không nhất thiết phải là người phải đưa ra giải pháp hay góp ý với chính phủ, tất nhiên là có thì tốt quá.

2. Khi thể hiện thái độ chính trị mà lâu sau vẫn không có gì thay đổi thì con người tất yếu nảy sinh mong muốn làm chính trị để thay đổi tình trạng thực phẩm bẩn. Và có rất nhiều cách để làm chính trị: Lập đảng khác để tập hợp người cùng muốn làm chính trị tìm cách thay đổi chính phủ để lên năm quyền để giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn. Lập các hội nhóm xã hội dân sự để yêu cầu chính phủ phải giải quyết vấn đề thực phẩm bẩn. Kêu gọi người dân đừng sản xuất thực phẩm bẩn. Phản đối chính phủ duy trì các nhà máy xả thải độc ra môi trường… Tất cả các hành động trên là LÀM CHÍNH TRỊ tuy cách làm và mục đích mục tiêu có khác nhau.

Bảo rằng, thấy hội nhóm những người làm chính trị không ra gì rồi QUAY LƯNG là thái độ chính trị vô trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và với xã hội. Vì sao thái độ quay lưng là vô trách nhiệm?

– Vì anh có thể tự trồng rau, tự nuôi lợn, hoặc có tiền mua toàn thực phẩm ngoại nhập có kiểm định, nhưng anh không thể ngăn được việc bản thân hoặc gia đình sẽ có một lúc nào đó ăn phải thực phẩm bẩn. Không tránh được.

– Thay vì có thái độ chính trị hoặc làm chính trị để giải quyết vấn đề thực phẩm bẩn để bản thân và gia đình được quyền không phải lo nghĩ khi ăn thực phẩm thì anh lại tìm cách đối phó với thực phẩm bẩn bằng cách lên sân thượng trồng rau nuôi lợn, đó là thái độ của người chạy trốn nhưng lại cho rằng mình khôn. Xã hội mình giờ nhiều người vậy lắm nên ơn đảng ơn chính phủ ơn dân ta, chúng ta mãi mãi muôn đời ăn thực phẩm bẩn hoặc có nguy cơ ăn thực phẩm bẩn và chết vì ung thư bởi chính thái độ QUAY LƯNG của mình.

Giá trị, ý nghĩa của đời người nằm ở đâu?

Giá trị, ý nghĩa của đời người nằm ở đâu?

Ý nghĩa, giá trị của đời người nằm ở đâu? Có phải ở việc sống được dài hay ngắn, có phải ở chỗ đạt được nhiều hay ít? 

LAO TU

 

 

 

 

 

 

 

Hình minh họa Lão Tử

Một lần Lão Tử ở trước nha phủ Hàm Cốc gặp một ông lão. Ông lão ấy nhìn Lão Tử, hành lễ sơ qua rồi nói: “Nghe nói tiên sinh là người bác học, đa tài, lão già này muốn hướng ngài xin được lãnh giáo.”

Sau đó ông lão có chút đắc ý nói: “Tôi năm nay đã 106 tuổi rồi. Nói thật ra, từ lúc trẻ cho đến tận bây giờ, tôi đều là thoải mái chơi bời mà sống qua ngày. Những người cùng tuổi với tôi đều đã qua đời rồi. Họ khai khẩn trăm mẫu ruộng, tu kiến nhà cửa nhưng lại chưa từng được hưởng thụ. Còn tôi mặc dù chưa từng gieo trồng gặt hái nhưng vẫn được ăn ngũ cốc, chưa từng lợp viên ngói nhưng vẫn có chỗ che mưa che nắng. Tiên sinh, ngài xem tôi có phải là có thể cười nhạo bọn họ bởi vì bận rộn cả đời nhưng lại chỉ có thể cho bản thân một cái chết sớm không?”

Lão Tử nghe xong, nói với quan Doãn Hỷ ở bên cạnh: “Thỉnh ngài tìm hộ ta một viên gạch và một hòn đá tới đây!”

Lão Tử đặt viên gạch và hòn đá ở trước mặt ông lão rồi nói: “Nếu chỉ có thể chọn một trong hai, ngài muốn lấy viên gạch hay muốn lấy hòn đá?”

Ông lão nhấc viên gạch, đặt trước mặt mình và nói: “Tôi đương nhiên là chọn viên gạch!”

Lão Tử vừa vuốt chòm râu vừa nói: “Vì sao ngài chọn gạch?”

Ông lão chỉ vào hòn đá và nói: “Hòn đá này không cạnh, không góc, lấy nó có dùng làm gì đâu? Còn viên gạch lại có thể dùng vào nhiều việc hơn.”

Lão Tử lại hỏi những người đứng xung quanh mình đang xem, rằng: “Mọi người chọn đá hay gạch?” Tất cả mọi người đều không ai chọn đá.

Lão Tử lại quay đầu hỏi ông lão: “Tuổi thọ của hòn đá dài lâu hơn hay của viên gạch dài lâu hơn?”

Ông lão trả lời: “Đương nhiên là hòn đá!”

Lão Tử cười một cách thoải mái và nói: “Hòn đá tuy tuổi thọ lâu dài hơn nhưng lại không ai lựa chọn nó, viên gạch tuy tuổi thọ ngắn hơn nhưng mọi người ai cũng lựa chọn nó. Chẳng qua chỉ là vì vô dụng hay hữu dụng mà thôi. Vạn vật trong trời đất có cái nào là không như thế đâu. Tuổi thọ mặc dù ngắn nhưng có ích đối với Trời, đối với người thì cả Trời và người đều lựa chọn, mất rồi thì mọi người vẫn đều nhớ đến. Cho nên, tuy là tuổi thọ ngắn nhưng lại là không ngắn. Còn tuổi thọ mặc dù dài nhưng không có tác dụng gì đối với Trời, đối với người thì cả Trời và người đều vứt bỏ, trong chốc lát cũng quên đi. Cho nên, tuy là tuổi thọ dài nhưng lại là ngắn.”

Ông lão nghe xong hiểu được hàm ý của Lão Tử.

Trong “Tăng nghiễm hiền văn” có câu: “Lương điền vạn khoảnh, nhật thực tam xan; đại hạ thiên gian, dạ miên bát xích.” Ý nói, một người giàu có tuy rằng có được ruộng tốt vạn khoảnh nhưng cũng chỉ có thể mỗi ngày ăn ba bữa, nhà mặc dù có ngàn gian nhưng buổi tối cũng chỉ ngủ trên một chiếc giường.

Cho nên, có thể nói giá trị của đời người không phải nằm ở chỗ sinh mệnh dài hay ngắn, cũng không phải ở chỗ đạt được nhiều hay ít mà là ở chỗ đã làm được điều gì có ích cho người khác, cho thiên hạ.

An Hòa

Nguồn :  Thich Quang Tam:

Cửu Bình – Bài thứ nhất – Đảng Cộng sản là gì?

From facebook:  Tinh Hoa with Sự Thật and Khai Tri’

Bản thân tổ chức Đảng Cộng sản chẳng bao giờ dấn thân vào các hoạt động sản xuất hay phát minh sáng tạo gì hết. Một khi đã đoạt được chính quyền, nó liền gắn bám lên thân nhân dân, rồi thao túng và khống chế họ. Nó khống chế xuống tận từng đơn vị xã hội nhỏ bé nhất vì sợ mất quyền lực, đồng thời nó lũng đoạn tài nguyên sản xuất của quốc gia, bòn rút tài phú tư nguyên của xã hội.

Ở Trung Quốc, đâu đâu cũng có tổ chức Đảng Cộng sản, Đảng quản lý tất cả mọi thứ, nhưng không ai từng được thấy dự toán tài chính của ĐCSTQ. Người ta chỉ thấy có báo cáo dự toán của quốc gia, của chính quyền địa phương và của doanh nghiệp. Từ trung ương chính phủ cho đến nông thôn ủy hội, quan viên hành chính luôn ở vai vế thấp hơn quan viên của Đảng, nên chính quyền địa phương phải tuân theo chỉ thị từ các tổ chức Đảng đồng cấp. Chi tiêu của Đảng Cộng sản đều do các đơn vị hành chính cung cấp và được hạch toán vào chi phí của hệ thống hành chính.

Tổ chức ĐCSTQ này giống như một thứ tà linh phụ thể khổng lồ đang bám chặt như hình với bóng vào từng tế bào đơn nguyên nhỏ nhất của xã hội Trung Quốc. Những chiếc vòi hút máu của ĐCSTQ găm vào từng mạch máu và từng tế bào của xã hội, để khống chế và thao túng xã hội.

Kết cấu phụ thể kỳ dị như vậy đã từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại, nhưng chỉ mang tính chất cục bộ hoặc nhất thời. Tuy nhiên, chưa từng có trường hợp nào vừa kiểm soát triệt để, vừa duy trì quá lâu và ổn định như xã hội Đảng Cộng sản.

Cho nên, nông dân Trung Quốc mới khổ cực bần cùng đến thế. Bởi vì họ không chỉ phải cõng các quan viên hành chính theo thông lệ, mà còn phải gánh cả các cán bộ Đảng viên chủ chốt với số lượng đông không kém.

Cho nên, công nhân Trung Quốc mới bị thất nghiệp với quy mô lớn đến thế. Bởi vì những cái vòi hút máu kia bao nhiêu năm qua vẫn đang hút cạn tài chính của các nhà máy.

Cho nên, phần tử trí thức của Trung Quốc mới thấy sao mà khó có được tự do đến thế. Bởi vì ngoài cơ cấu hành chính chủ quản ra, thì ở đâu việc gì cũng có bóng hình Đảng Cộng sản đang giám sát theo dõi họ.

Con phụ thể ăn bám nó bắt vật chủ phải chịu sự khống chế tuyệt đối về tinh thần, như thế nó mới có thể thâu nạp năng lượng để duy trì cuộc sống của nó.

Khoa học chính trị hiện đại đều nhìn nhận rằng, quyền lực trong xã hội đến từ ba nguồn: vũ lực, tài phú, và tri thức. Đảng Cộng sản bằng sự độc đoán và tùy tiện sử dụng bạo lực, đã cướp đoạt tài sản của nhân dân, và nghiêm trọng hơn, đã tước đoạt quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, tước đoạt tinh thần và ý chí tự do của nhân dân, tất cả là để đạt đến mục tiêu khống chế tuyệt đối quyền lực xã hội. Xét về mặt này thì ĐCSTQ là một con phụ thể ăn bám có sự khống chế nghiêm mật đối với xã hội mà có thể nói là từ xưa đến nay chưa từng có.

Lời mở đầu Hơn 5000 năm qua, dân tộc Trung Hoa được nuôi dưỡng bởi châu thổ sông Hoàng Hà và sông Trường Giang, trải qua hơn mười mấy triều đại, đã sáng lập

Buồn vui nghề bảo hiểm nhân thọ.

       Buồn vui  nghề bảo hiểm nhân thọ.

                                 Tác giả: Phùng Văn Phụng

 Khi đặt chân đến đất Mỹ vào cuối năm 1993 theo diện HO, tôi không biết phải làm nghề gì để sống ở quốc gia mới lạ này. Đường sá rộng thênh thang, các cây cầu trên xa lộ (Freeway) đan kẻ, giao nhau làm tôi ngơ ngác, thấy quá bở ngở của người dân Sài gòn, đã từng hảnh diện Sài gòn là “Hòn Ngọc Viễn Đông” với xa lộ Biên Hòa cũng có bốn “lane” đã cho là lớn lắm rồi.

Khi được xếp có áo che mưa bằng cao su dùng nó để chống cái lạnh miền Bắc. Nửa tháng mới dám tắm một lần. Mỗi lần tắm nước bốc thành hơi, thành khói, bay mù mịt.

Về Sài gòn đầu năm 1983, làm đủ nghề lao động để sống. Đi dọn ống cống. Giặt bao ni lông. Mua bán báo cũ. Chạy xích lô. Bán vé số dạo. Dạy kèm trẻ tư gia. Dùng xe đạp chở bia, nước ngọt, giao các quán để kiếm sống qua ngày. Cuối cùng cũng có được một quán bán bia nước ngọt. Tạm ổn định sau mười năm làm việc cật lực. Khi làm đơn đi Mỹ theo diện HO bạn bè nói: “đang làm ăn “ngon lành” như vậy (bán bia nước ngọt) mà bỏ đi nước ngoài rồi qua bên đó (Mỹ) làm gì để sống.”

Tôi cũng không biết làm nghề gì để sống. Nhưng tôi phải “đứt ruột” ra đi vì lý do đơn giản tôi là người tù về từ trại cải tạo. Mới về đoàn tụ với gia đình vợ con, niềm vui chưa trọn, mỗi tuần phải trình diện công an Phường. Công an đưa cuốn tập yêu cầu phải ghi, phải báo cáo hằng ngày gặp ai, làm gì, nói gì. Phải lội sình, đào mương, đấp đường. Người cải tạo về được công an, ủy ban phường chiếu cố, theo dõi thường xuyên. Có một lần cậu bảy nhà bên cạnh nói: “Công an khu vực vừa hỏi tao, mầy làm gì, sao tiếp xúc với nhiều sĩ quan cũ quá vậy, có âm mưu gì không?” Cậu bảy thương tình trả lời: “Nó đã làm đơn đi Mỹ rồi có làm gì đâu?”

Lý do mà tôi phải ra đi vì sợ bị bắt lại, tôi muốn “được sống tự do”. Nhưng khi sang đất mới, có tự do rồi, không sợ bị bắt bớ, bị làm khó dễ nữa, nhưng làm sao có tiền trả tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền chợ và bao nhiêu thứ tiền lặt vặt khác nữa.

            Biết làm nghề gì để sống đây?

Tôi theo đứa con gái vô chợ “Auchan” dọc Belway 8, gần đường Beechnut, nộp đơn bán hàng. Không thấy trả lời. Tôi cùng đứa con gái đến khu bắc Gessner để nộp đơn vào tiệm ăn “Jax in the Box” cũng không thấy gọi. Đến đường Harwin, nộp đơn xin làm ở hảng điện tử, chỉ có đứa con gái được gọi đi làm, còn tôi thì cứ mỏi mòn, lặng lẽ chờ. Lại nhờ em ruột chở đến hảng làm vàng, nộp đơn rồi cũng mỏi mòn chờ gọi đi làm. Không có hảng nào gọi. Nhờ anh bạn giới thiệu tôi đi “fill” hàng ở tiệm grocery, nhưng làm cũng chỉ được hơn tuần lễ, cũng bị cho nghỉ việc vì mắt kém. Đến làm cho tiệm sang băng nhạc làm 10 giờ một ngày, lương 600 đô la một tháng .Vì không ưa mấy người đi theo diện HO nên hắn nói: “Ở Việt Nam sướng quá đi, qua Mỹ làm gì, chỉ làm công, làm mướn mà thôi, chứ làm ông, làm tướng gì mà qua đây”.

Vì đang rảnh rỗi tôi đến thăm văn phòng của anh  Đức Đoàn vừa mở được mấy tháng. Anh Đức và tôi cùng quê Cần Giuộc, cùng học trường trung học Cần Giuộc, tỉnh Long An. Đến thăm văn phòng này ở lầu bốn, tôi nhớ mới mấy tháng trước có dẫn hai đứa con gái đến đây, ở lầu hai để xin tiền trợ cấp học Nails.

Anh Đức mời tôi vào ngành bảo hiểm.Tôi vừa mới qua Mỹ làm sao bán bảo hiểm được, nhiều người đã qua từ năm 1975 làm vài tháng không làm được, cũng bỏ nghề.Tôi hỏi thăm vài người bạn. Họ nói: “Làm nghề gì thì làm đừng có làm nghề bán bảo hiểm vì tôi có đứa em làm được vài tháng rồi cũng nghỉ, có làm được đâu.”- “Nghề bán nước bọt, nói gảy lưỡi, chẳng có ai mua đâu. Nghề gì quá khó, nên kiếm nghề khác mà làm”. Đa số bạn bè đều nói như thế.

Tôi tự nhủ rằng: “Phải cố gắng hết sức, phải tiến tới chứ không thể thối lui được, vì nếu thối lui, không chịu khó làm việc, làm sao sống được ở xứ sở giàu có nhất thế giới này. Khi anh Đức giới thiệu tôi làm nghề bảo hiểm, đi đến nhà khách hàng để giới thiệu chương trình bảo hiểm và làm đơn cho họ, tôi thấy cũng có lý. Nhưng làm sao có người cho hẹn, có chỗ để đến đây. Nhiều người qua Mỹ từ năm 1975 đã không làm được, tôi mới vừa đến  Mỹ, vừa hết tám tháng trợ cấp, lại nhảy vô cái nghề mà nhiều người đã “chào thua vì khó quá”. Trong cuốn sách “Quẳng gánh lo đi và vui sống” Dale Carnegie viết như sau: “Cũng đừng lựa những nghề mà mười phần bạn chỉ có một phần hy vọng để kiếm ăn được. Chẳng hạn nghề bán vé bảo hiểm.Trăm người thì có chín chục sẽ đau tim, thất vọng và chỉ một năm là giải nghệ. (Trang 334).

            Sự ích lợi của nghề bảo hiểm nhân thọ:

Ngành bảo hiểm nhân thọ chỉ là bước khởi đầu của ngành tài chánh ở Mỹ. Sống trên đất Mỹ, nếu chẳng may khi vợ hay chồng ra đi, người ở lại cần gì?

  • Cần tiền để chôn cất.
  • Cần tiền để trả nợ nhà, nợ xe v.v…
  • Cần tiền cho con học Đại học.
  • Cần tiền chi phí y tế, sửa chữa nhà cửa, xe cộ v.v…

–     Họ còn dùng bảo hiểm để lại tài sản cho con không phải đóng thuế lợi tức.

–     Dùng bảo hiểm để có tiền đóng thuế khi để lại tài sản cho người thân yêu.

–    Chưa kể, khi về hưu tiền đâu mà sống. Cho nên khi còn trẻ lúc đi làm, cần để dành tiền vào quỹ hưu trí (retirement). Tiền sẽ đẻ ra tiền, nhờ lãi kép (compound interest) Ngoài ra mọi người đều cần phải có Bảo hiểm sức khỏe, Bảo hiểm khi bị tàn tật v.v…

Làm thế nào để có thể sống được trong nghề bảo hiểm.

             Cần mười cái hẹn mỗi tuần.Trong mười cái hẹn đó, trung bình bán được ba hồ sơ. Làm sao có mười cái hẹn đây. Gọi bằng phone. Lấy cuốn niên giám điện thoại, kiếm những người họ Nguyễn, Lê, Trần … gọi liên tục để hẹn. Hoặc khi đi đám cưới, đám tang, khi đi sinh hoạt trong các đoàn thể đồng hương, trong các đoàn thể tôn giáo .v.v… ở đâu cũng làm quen được, cũng có thể hẹn được, để đến nhà họ giới thiệu chương trình bảo hiểm, làm đơn cho họ.

Hai mươi hai năm trong nghề bảo hiểm đã có 64 người khách hàng đã mấ. Hảng đã trả “tiền tử” cho thân nhân. Số tiền đóng vào chưa được bao nhiêu, hảng đã phải trả số tiền lớn gấp năm, gấp mười lần số tiền đã bỏ ra.

             Những khó khăn, cực nhọc khi đi bán bảo hiểm.

Gọi điện thoại đến bà con để lấy hẹn đã khó khăn. Gọi hàng trăm cú điện thoại mới có được đủ số hẹn trong tuần. Có được cái hẹn để đến nhà khách hàng, mừng lắm. Khi đi đến nơi họ không mở cửa, không cho vào nhà. Một lần, tôi đến nhà anh M. khu South 45, từ nhà đến anh phải mất 50 phút, vậy mà khi gõ cửa họ không mở.Tôi thấy đèn trong nhà vẫn sáng. Ra xe, tôi dùng điện thoại cầm tay gọi vào. Anh M. không biết tôi đang ngồi ngoài xe trước nhà họ. Vì anh không biết tôi gọi nên bắt máy điện thoại.Tôi nói: “Tôi đã đến trước nhà anh, vừa mới gõ cửa nhà anh đó.”

Anh ấy nói:

-“Để tôi ra mở cửa cho anh”.

Vừa mở hé cửa, anh nói nhỏ:

-“Mới gây lộn với bà xã, xin anh thông cảm, bửa khác tới. Hôm nay không nói chuyện gì được đâu.”

Những năm 1995, 1996 chưa có điện thoại cầm tay. Vào một đêm mùa đông, trời mưa gió lạnh lẽo, ướt át, tôi đi vào khu “apartment” đường Park Place, các dãy nhà trong “apartment” này các số nhà rất là khó kiếm. Trời tối, tôi đứng ở dãy lầu, cạnh dãy lầu có phòng của anh Trạch vậy mà tôi không tìm ra số phòng của anh. Tôi phải đi ra đường, tìm đến cây xăng bỏ 25 cents vào ở chỗ điện thoại công cộng, gọi anh, anh mới chỉ cho tôi vào nhà. Sau khi làm đơn xong, hảng thuận bán cho anh, nhưng khi đến giao hợp

đồng “policy” cho anh, anh lại từ chối, không nhận. Không cho vô nhà khi cho hẹn. Làm đơn, hảng xét đơn hơn một tháng, hảng đồng ý bán, nhưng lúc giao hồ sơ lại không nhận. Có người mua được vài tháng, vài năm đổi ý không muốn mua nữa.

Làm thế nào cho họ thấy bảo hiểm rất cần thiết. Nếu hiểu được nhu cầu thì họ sẽ tiếp tục đóng tiền vì từ lúc đóng cho đến ngày mất họ bỏ ra một đô la họ lấy về ít nhất là bốn đô la. Gọi đến bà con để họ cho hẹn đã là khó. Tôi mới qua Mỹ, ở Houston chừng tám tháng, chỉ quen có hai gia đình bà con là em ruột và người cháu bảo lảnh qua. Dùng niên giám điện thoại, kiếm họ nào là người Việt nam, như họ Nguyễn, Lê, Trần, Lý cứ gọi đến họ để xin hẹn. Như vậy mà tuần nào tôi cũng có người cho hẹn để đến nhà giới thiệu chương trình bảo hiểm. Có người mua, có người không mua. Trung bình một tuần bán được hai ba người. Lần đầu tiên đến nhà bà con, lọng cọng, nói không trơn tru, vậy mà họ vẫn mua. Vì sao vậy? Vì họ biết chết có tiền chôn cất. Bán thêm vài người nữa, trong đó có anh G., nhà ở đường Wirt, mới đóng có một lần, khoảng 70 đô la, chẳng may bị “stroke” lúc xem TV, do bịnh cao huyết áp, hảng trả đủ 25,000 đô la cho bà xã. Tôi càng tin tưởng hơn. Tôi thấy bảo hiểm nhân thọ có lợi quá. Nên tôi không còn mắc cở, ngại ngùng, khi gọi bà con để giới thiệu bảo hiểm nhân thọ. Vì ai gặp tôi vẫn có lợi hơn là không gặp. Làm sao mình biết được tương lai sẽ ra đi lúc nào?. Ai ai cũng phải “trúng số độc đắc” một lần, không bao giờ tránh khỏi được. Đã ra đi còn để lại gánh nặng cho người thân hay sao? Nếu có bảo hiểm để lại chút đỉnh tiền cho chồng (vợ) con thì người thân đỡ khổ biết mấy.        Có lần tôi đã có hẹn trước tại nhà anh H là người bạn khá thân, ở chung cư đường Beechnut.Tôi mới mở máy “computer” ra định giới thiệu chuơng trình bảo hiểm chừng 25,000 đô la để sau này anh có mệnh hệ gì thì chị có tiền để lo chôn cất anh. Mới vừa ngồi xuống ghế, chị K. vợ anh H. trong nhà bếp bước ra la lớn tiếng: “Tôi nói với anh không có mua gì hết. Anh mua cái gì đó. Con người của anh thật là … Chị la lối, cự nự, nói nặng lời với anh H., bạn tôi, mục đích cũng là cự nự gián tiếp tôi luôn, làm cho tôi bỡ ngỡ, ngạc nhiên, sao bà này “dữ” quá vậy, không biết phải phản ứng ra sao, nói gì bây giờ, tôi vội xếp máy “computer” lại, rồi lặng lẽ chào anh, ra về.

Vì tôi gọi trong “phone book” nên khách hàng không có chọn lọc được, nhiều khi gặp khách khó tánh, có nhiều khi gặp khách dễ chịu, tử tế. Nhiều người hay cự nự, tôi cũng phải nhẫn nhịn, chịu đựng mà thôi. Tôi đến thăm anh N. một anh HO lãnh tiền bịnh. Tôi cũng giới thiệu bảo hiểm nhân thọ cho anh vì tôi nghĩ cứ nói cho bất kỳ ai, biết đâu họ mua. Vừa giải thích xong, anh bắt đầu nói:

-“Tôi nói cho anh biết. Tôi là Đại Uý Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Sau này Mỹ sẽ trả lương đầy đủ cho tôi kể từ tháng tư năm 1975 đến nay, họ phải có trách nhiệm chứ. Tôi đã chiến đấu cho họ nhiều năm. Anh coi, tôi sẽ giàu có chứ đâu có phải nghèo nàn như ngày hôm nay. Đâu có ai ăn hiếp tôi được. Có phải không anh? Rồi anh ấy kể chuyện đánh giặc ngày trước, kể những chuyện sung sướng, lên xe xuống ngựa, quyền hành lúc anh còn là sĩ quan chỉ huy, lúc đó lính tráng sợ sệt, kính nể.”

Tôi để cho anh nói hơn mười phút.Tôi thấy quá bực mình mà không dám nói. Tôi lặng lẽ chào anh, đứng dậy, ra về. Khi ra khỏi cửa, bước ra ngoài hàng hiên, anh nói nhỏ với tôi:

– “Anh đừng buồn nghe. Tôi chửi xéo bà xã tôi đó. Bả khi tôi quá, tôi tức lắm, nên hôm nay có dịp anh đến, tôi nói cho hả giận.”

Lần khác tôi gặp anh Tâm làm ở chợ Mỹ Hoa. Sau khi làm đơn cho anh xong, anh mới nói: “bà xã tôi làm “nails” chưa về nên không có “check” ở đây. Ngày mai anh đến tôi đưa cho. Rồi anh kể lễ:

-“Hồi ở Việt nam tôi là công tử, giàu có. Tôi đâu có thèm động móng tay. Cái gì cũng có người làm hết. Bây giờ, tôi phải làm ở chợ Mỹ Hoa, sau này tôi sẽ về bên Việt nam ở, chứ ở xứ Mỹ này làm việc như trâu. Ở đây cực nhọc quá. Về Việt nam tôi sướng như tiên”. Tôi đành hẹn anh tối mai đến lấy “check”. Tối mai, đúng giờ hẹn, tôi đến. Anh lại nói thời vàng son cũ của anh và tiếp tục chỉ trích đời sống cực nhọc ở Mỹ làm việc quá nhiều, quá chán nản, thua đời sống ở Việt nam quá xa. Anh hẹn với tôi hôm sau đến lấy “check”. Hôm sau tôi lại đến. Anh lại hẹn:

– “Bà xã tôi chưa về, thôi ngày mai anh có rảnh đến chợ Mỹ Hoa tôi đưa cho anh”.

Ngày hôm sau tôi đến chợ Mỹ Hoa vào khoảng 11 giờ trưa, tôi nghĩ giờ này chắc vắng khách.Tôi gặp anh đang “fill” hàng.Tôi hỏi anh:

-“Anh có mang “check” theo không?

Anh nói:

-“Tôi quên rồi, ngày mai anh ghé lấy nghe”

Ngày mai tôi lại thăm anh. Anh lại nói:

-“Tôi lại quên nữa rồi, ngày mai thế nào cũng có”.

Tôi đến gặp anh như vậy là 8 lần nhưng anh cứ “hẹn lần hẹn lữa” với tôi. Phải chi anh nói tôi không mua thì đỡ cho tôi biết mấy. Anh sai tôi đi tới, đi lui cho tôi mất thì giờ. Tôi thành thật không hiểu ý anh muốn gì. Có lẽ anh muốn chọc quê tôi, để tôi đi tới đi lui như vậy, anh lấy làm vui, chắc anh suy nghĩ “sao có người ngây thơ, khờ khạo quá vậy?”

Tháng rồi, có hẹn 8 giờ tối ngày thứ tư để gặp hai vợ chồng anh chị Hiền để trình bày bảo hiểm. Từ nhà đến đó phải chạy chừng 45 phút lái xe. Đến nơi, gọi điện thoại nhờ họ chỉ đường. Ông chồng trả lời: “Bà xã tôi đi New York chưa về, hẹn khi khác vậy”.Tôi nói:

– “Anh chỉ đường trước đi, lần sau khỏi phải chỉ đường nữa.”

Anh nói:

-“Thôi chừng nào bả về hãy hay.”

Nghề này dạy cho mình hai chữ. Kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn.

Nghề này cũng dạy cho mình luôn luôn phải cố gắng và lạc quan.

Đặt quyền lợi của bà con là chính. Nhiều khi gặp những trường hợp quá khó khăn, phải suy nghĩ, tính toán  nhiều. Có lúc tôi phải cầu nguyện, đọc kinh, trước khi đến nhà khách hàng để nhờ “Thiên Chúa giúp sức” cho tôi bán được bảo hiểm cho một khách hàng quá khó khăn.

Mới qua Mỹ được tám tháng, may mắn “Trời thương”, run rủi tôi gặp được anh Đức vừa mở văn phòng bảo hiểm nên cần người. Sau năm 1990 anh chị em HO qua nhiều. Tôi nhờ sự tin tưởng, quí mến của anh chị em HO giới thiệu mà tôi đã theo đuổi nghề này cho đến tuổi về hưu.

Tưởng chết ở trong tù Cộng sản ở miền Bắc sau năm 1975, tường rằng suốt đời bị chỉ định cư trú, vĩnh viễn sống ở miền rừng núi âm u ở Thanh hoá hay Nghệ an, giống như những tù nhân của Liên sô hay của Trung Hoa cộng sản, suốt đời phải sống ở Tây Bá Lợi Á giá lạnh hay ở Tân Cương miền sa mạc đèo heo hút gió.

Mầu nhiệm kỳ diệu đưa tôi trở về từ trại cải tạo mà chưa chết. Mầu nhiệm kỳ diệu đã đưa tôi đến bến bờ tự do. Mầu nhiệm kỳ diệu đã đưa tôi đến một nghề nghiệp vừa giúp người, giúp đời, vừa mang đến cho tôi niềm vui, ý nghĩa sống.

            Tạ ơn Thiên Chúa. 

Xin cám ơn chánh phủ và nhân dân Mỹ đã mở rộng vòng tay nhân đạo cho tôi và gia đình tôi đến định cư và làm ăn sinh sống ở quốc gia giàu có, tự do và ổn định nhất thế giới này. Xin cám ơn Tổng thống Ronald Reagan. Xin cám ơn ngoại trưởng George Shultz đã can thiệp không mệt mõi với nhà cầm quyền cộng sản Việt nam, để đưa cựu “tù cải tạo” sang Mỹ định cư. Xin cám ơn ông Funseth, bà Khúc Minh Thơ cùng nhiều người khác nữa đã hết lòng vận động liên tục cho các cựu tù nhân chính trị đã chịu đựng quá nhiều đau khổ, đắng cay trong các trại tù khắc nghiệt khắp nơi trong toàn cõi Việt nam.

Xin cám ơn tất cả những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua nhất là những người đã giúp đỡ tôi về vật chất lẫn an ủi tinh thần trong những ngày đầu tiên bơ vơ, bỡ ngỡ khi đặt chân đến Houston này. Xin cám ơn anh Hoàng Huy Năng (nhà thơ Lưu thái Dzo), Linh Mục Hoàng Minh Toản đã đến thăm viếng, an ủi lúc mới qua vài tháng, khi còn ở “apartment” đường Town Park. Xin cám ơn Nguyễn văn Lãm người đã ký tên bảo trợ cho gia đình tôi đến Houston, cám ơn em tôi là Phùng văn Tư sắp xếp chỗ ở, cám ơn anh Đoàn Hữu Đức đã hướng dẫn tôi vô nghề bảo hiểm này. Xin cám ơn bà con, bạn hữu tin tưởng vào tôi mà tham gia vào chương trình bảo hiểm, vào quỹ hưu trí mà vẫn còn giữ cho đến ngày hôm nay.

            Phùng văn Phụng

           Tháng 03 năm 2017

Khi Tàu xâm lược Việt Nam.

From facebook: Phan Thị Hồng added 2 new photos.
Khi Tàu xâm lược Việt Nam.

Đôi khi giựt mình tỉnh lại!
Làm ngơ trước những điều ác độc!
Không quan tâm chính trị.
Bạn và cả gia đình bạn sẽ cùng chung số phận.

Xin mời đọc bài:

Khi Tàu xâm lược Việt Nam.
của Hoang Le Thanh

Khoảng 60 triệu người (khoảng 2/3 dân số) VN, bắt buộc phải di cư – xây dựng kinh tế mới, mục đích là để xé nhỏ, cách biệt, không có cơ hội, điều kiện để phục hồi tổ quốc.

Thực chất là lưu đày và chết dần mòn tại các vùng rừng thiêng núi thẳm, rừng sâu nước độc, sương lam chướng khí giữa biên giới Trung cộng với Ấn Độ, Nga, Mông Cổ, Triều Tiên, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Nepal, Bhutan, …

Chỉ có một giới được ưu tiên: Phụ nữ trẻ – có nhan sắc, có khả năng sinh đẻ.

Quân đội, Công an, các lực lượng vũ trang: Đây là những đơn vị Trung cộng theo dõi rất sát, cần phải loại bỏ. Bắc buộc phải điều đi thật xa, trấn giữ biên cương Trung cộng, chiến đấu tại các vùng biên giới xa xăm, xa tổ quốc, chiến đấu và bỏ mạng trong các cuộc chiến với các quốc gia thù nghịch với Trung cộng.

Hầu hết, họ đêù bị chết trận, hoặc nếu đơn vị nào có ý phản kháng, cứng đầu, thì sẽ bị tiêu diệt (lập mưu xé nhỏ để tiêu diệt).

Tàu cộng sẽ gây ra các cuộc chiến quy mô nhỏ với các quốc gia láng giềng để giết chết hết lần mòn các lực lượng vũ trang VN, để đề phòng nuôi ong tay áo.

Công an, An ninh, Quân đội Tàu sẽ lo bảo vệ các thành phố và khu dân cư tại Việt Nam.

Tài sản quốc gia, công sức đồng bào làm ra của cải, hầu như đủ cho 50 triệu – 70 triệu dân Tàu di cư sinh sống, an cư lạc nghiệp.

Thế còn những quan chức cấp cao?

Tàu cộng sẽ tử hình một vài người trong số những quan chức cấp cao như Tổng Bí Thư, các UV Bộ Chính trị là những người trong danh sách bị tử hình đầu tiên. Tịch thu toàn bộ gia sản và tống giam để xoa dịu nỗi căm phẫn của dân tộc Việt Nam, để mỵ dân, lấy lòng đa số và dễ sai khiến dân tộc Việt Nam.

Còn đảng viên cộng sản cấp cao, cấp thấp khác đều bị điều tra tội tham ô, tham nhũng, hối lộ, tịch thu tài sản và tù đày, an ninh Hoa Nam đã nắm danh sách họ trước, nếu họ không sáng suốt, nhanh chân bỏ của chạy lấy người, họ cần mau lẹ chạy trốn hết sang các nước Âu, Mỹ, Úc, … để bảo toàn mạng sống.

Dân tộc VN sẽ bị tiêu vong.
Việt Nam sẽ mất tên trên bản đồ thể giới.

Tất cả đều nằm trong kịch bản đồng hóa của Tàu.

Bài viết Hoang Le Thanh

Image may contain: text
Image may contain: 1 person, text

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Sách giáo khoa thời VNCH

Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.

Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

1468720_354694488000497_1492264788_n

Tổng quan

Từ năm 1917, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc, và cả Lào cùng Campuchia. Hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc có ba bậc: tiểu học, trung học, và đại học. Chương trình học là chương trình của Pháp, với một chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ. Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945, chương trình học của Việt Nam – còn gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời chính phủ Trần Trọng Kim – được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc.

Riêng ở miền Nam, vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950. Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa thì chương trình Việt mới được áp dụng ở miền Nam để thay thế cho chương trình Pháp. Cũng từ đây, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo thực sự của mình.

PKý lễ

Ngay từ những ngày đầu hình thành nền Đệ Nhất Cộng Hòa, những người làm công tác giáo dục ở miền Nam đã xây dựng được nền móng quan trọng cho nền giáo dục quốc gia, tìm ra câu trả lời cho những vấn đề giáo dục cốt yếu. Những vấn đề đó là: triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập, vai trò của nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, đánh giá kết quả học tập, và tổ chức quản trị.

Nhìn chung, người ta thấy mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn.

Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh Trung học, và 101.454 sinh viên Đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Hành Chính Quốc Gia và ở các trường đại học cộng đồng).

Cảnh giờ rước học sinh.

Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục)nền Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển.

Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo có ý thức rõ ràng về sứ mạng giáo dục, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đã sống cuộc sống khiêm nhường để đóng góp trọn vẹn cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc phụ huynh đã đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia, và nhờ những nhà lãnh đạo giáo dục đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở Miền Nam Việt Nam.

750Thay_Co_truong_QGNT

Triết lý giáo dục

Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hựu Thế, Việt Nam Cộng Hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng ( liberalic) ” được chính thức hóa ở hội nghị này.

Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).

vnch-giao-duc6

1. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục nhân bản.

Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốclấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.

Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá conngười, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

vnch-giao-duc1 (1)

2. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục dân tộc.

Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

Sinh viên đại học Dược Khoa Sài Gòn gói bánh chưng để đem giúp đồng bào miền Trung bị bão lụt năm Thìn 1964

3. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục khai phóng.

Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

Từ những nguyên tắc căn bản ở trên, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đề ra những mục tiêu chính sau đây cho nền giáo dục của mình. Những mục tiêu này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại.

Xem thêm:

Mục tiêu giáo dục thời VNCH:

Tại sao người xưa nói: ‘Người tính không bằng Trời tính’

Tại sao người xưa nói: ‘Người tính không bằng Trời tính’

Trong kiếp nhân sinh này, mỗi người đều có sự lựa chọn của mình, 8 câu chuyện rất ngắn sau có thể giúp bạn nhận ra lựa chọn nào là quý trong đời.

  1. Chiếc đồng hồ ở đâu

Chiếc đồng hồ của người cha biến đâu mất tìm không  thấy, làm cha rất khó chịu, lật khắp nơi cũng tìm không ra. Đợi người cha đi ra khỏi phòng, cậu con trai liền lặng lẽ vào phòng, không lâu sau thì tìm thấy. Người cha hỏi: Sao con tìm thấy vậy? Con trai trả lời: Con chỉ ngồi yên lặng một chút, không lâu sau nghe thấy tiếng tích tắc của đồng hồ ….

Chúng ta càng nôn nóng tìm kiếm, càng không tìm thấy thứ mà mình muốn, chỉ có bình tâm, mới có thể nghe thấy tiếng vọng trong tâm mình.

  1. Khi nào thì được là chính mình

Khi cho đầy sữa vào một cái cốc thủy tinh, mọi người nói: đây là cốc sữa; khi cho đầy dầu vào đó, mọi người lại nói: đây là một cốc dầu. Chỉ có khi cốc trống rỗng, mọi người mới nhìn nhận nó là cái cốc.

Khi trong lòng chúng ta đong đầy học vấn, tiền tài, quyền lực thành quả và định kiến, thì không phải là bản thân chúng ta. Thường thường có được tất cả, ngược lại không thể có chính bản thân mình.

  1. Ai hạnh phúc

Có hai con hổ, một con ở trong lồng sắt, một con ở ngoài thiên nhiên hoang dã. Cả hai con hổ đều cho rằng hoàn cảnh sống của mình không tốt, nên đều ước ao ngưỡng mộ đối phương.

Thế là chúng quyết định thay đổi thân phẩn, khi mới bắt đầu cả hai đều rất vui vẻ. Nhưng không lâu sau đó, cả hai con hổ đều bị chết; một con chết vì đói khát, một con chết vì u buồn.

Có lúc, mọi người coi thường hạnh phúc bản thân mình đang có mà chỉ chăm chăm ngưỡng mộ hạnh phúc của người khác. Kỳ thực, tất cả những điều bạn có có thể chính là điều người khác đang ngưỡng mộ. Chỉ là bạn không đủ trân trọng nó mà thôi

  1. Nhân quả không sai

Có một người lính bị quân địch truy sát bất ngờ nên tháo chạy vào một hang núi. Quân địch đuối sát đằng sau gần bắt được anh ta, anh ta ở trong hang cầu nguyện để không bị quân địch phát hiện. Bỗng nhiên cánh tay bị đau như ai cắn, hóa ra đó là một con nhện, anh ta đang muốn giết con nhện đó, bỗng nhiên trong tâm nảy sinh thương cảm, liền thả con nhện ra. Không ngờ con nhện bò ra cửa hang dệt một cái mạng nhện mới hoàn chỉnh, quân địch truy sát tới cửa hang nhìn thấy một cái mạng nhện che kín, đoán là trong động không có người liền bỏ đi.

Có nhiều khi, giúp đỡ người khác cũng đồng thời là đang giúp đỡ chính mình.

  1. Có bao nhiêu tiền thì mua được xe

Có một chàng trai đi mua xe, cần số tiền là 10 ngàn USD nhưng chàng trai chỉ mang có 9998 USD tiền mặt, thiếu  2 USD.  Bỗng nhiên anh ta phát hiện ngoài cửa có một người ăn mày, liền qua nói với người ăn mày: “Cầu xin anh, cho tôi 2 USD nhé, tôi muốn mua xe” Người ăn mày nghe xong, hào phóng đưa cho anh chàng 4 USD và nói: “ Mua giúp tôi luôn một chiếc xe nhé.”

Nếu bạn hoàn thành tới hơn 90% nhiệm vụ, thì người khác có thể hỗ trợ giúp bạn thành công một cách nhẹ nhàng như trở bàn tay, ngược lại, nếu bạn không làm bất kể việc gì, thần tiên cũng không cứu được bạn.

  1. Đun nước thế nào

Sư phụ hỏi: Nếu con phải đun sôi một ấm nước, nhóm lửa đun được một nửa thì phát hiện không đủ củi, vậy thì con phải làm như thế nào? Có đệ tử nói vậy thì phải nhanh chóng đi tìm, có người nói đi mượn, có người nói đi mua. Sư phụ lại hỏi: ‘Tại sao không đổ bớt nước trong ấm ra nhỉ?’

Vạn sự việc trên thế giới này không phải đều như ý, có thể xả bỏ thì mới có thể đắc được.

  1. Người tính không bằng Trời tính

Có một người thành phố, năm 1984 vì mong muốn xuất ngoại, nên bán đi căn nhà lầu bốn tầng với giá 300 nghìn tệ, rời quê hương đến Italia để đào vàng. Dầm mưa dãi nắng chịu bao vất vả, ban đêm thức học ngoại ngữ, bị cướp 7 lần và bị đánh 3 lần ở khu dân nghèo. Vất vả tiết kiệm, đến nay đã tóc điểm sương mai, 30 năm rồi, cuối cùng tiết kiệm được 1 triệu ERO,  (khoảng 7 triệu 450 NDT), dự định về nước để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Vừa về nước, phát hiện ra căn nhà lầu bốn tầng mà năm xưa đã bán đi, đang được treo bảng bán với già 80  triệu NDT, nhìn lại cái thời gian dài, công sức cực khổ mà ông ta trải qua trong hơn vài chục năm qua thực là vô ích, cũng vì sự sai lầm trong tính toán..!!   Tinh thần suy sụp và khổ đau vô cùng.

Có lẽ nhân sinh cả kiếp người ta hơn một nửa là bận rộn mù quáng… có những lúc, lựa chọn đúng còn quan trọng hơn sự chăm chỉ.

8.Sự khác biệt trong mùi thơm của nước hoa

Nước hoa trong các công ty mỹ phẩm, 95% đều là nước, chỉ có 5% là khác nhau, đó là bí quyết của từng công ty.

Con người cũng như vậy, 95% cơ bản là đều như nhau, sự khác biệt là tầm quan trọng đặc biệt trong 5% kia, đó chính là những đặc biệt về phẩm chất tu dưỡng đạo đức của con người, những vui buồn đau khổ và dục vọng của con người.

Tinh dầu thơm của nước hoa phải chiết xuất từ 5 năm hay đến 10 năm mới có thể cho vào làm thành nước hoa, con người ta cũng như vậy, phải trải qua quá trình rèn luyện trưởng thành, mới có sự thú vị độc đáo độc nhất vô nhị của bản thân.

Kiên Định biên dịch 

From: Do Tan Hung & Nguyễn Kim Bằng

“Bước đã mỏi, mà trông càng dễ mỏi,”

 Suy Tư Tin Mừng Trong tuần thứ 4 mùa Chay năm A 26/3/2017

 Tin Mừng: (Ga 9: 1, 6-9, 13-17, 34-38)

 Khi ra khỏi đền thờ, Đức Giêsu nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh.

Nói xong, Đức Giêsu nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, rồi bảo anh ta: “Anh hãy đến hồ Silôác mà rửa” (Silôác có nghĩa là: người được sai phái). Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được.

Các người láng giềng và những kẻ trước kia thường thấy anh ta ăn xin mới nói: “Hắn không phải là người vẫn ngồi ăn xin đó sao? “Có người nói: “Chính hắn đó!” Kẻ khác lại rằng: “Không phải đâu! Nhưng là một đứa nào giống hắn đó thôi!” Còn anh ta thì quả quyết: “Chính tôi đây!”

Họ dẫn kẻ trước đây bị mù đến với những người Pharisêu. Nhưng ngày Đức Giêsu trộn chút bùn và làm cho mắt anh ta mở ra lại là ngày sabát. Vậy, các người Pha-ri-sêu hỏi thêm một lần nữa làm sao anh nhìn thấy được. Anh trả lời: “Ông ấy lấy bùn thoa vào mắt tôi, tôi rửa và tôi nhìn thấy.” Trong nhóm Pharisêu, người thì nói: “Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sabát”; kẻ thì bảo: “Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy?” Thế là họ đâm ra chia rẽ. Họ lại hỏi người mù: “Còn anh, anh nghĩ gì về người đã mở mắt cho anh?” Anh đáp:”Người là một vị ngôn sứ!” Họ đối lại: “Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?” Rồi họ trục xuất anh.

Đức Giêsu nghe nói họ đã trục xuất anh. Khi gặp lại anh, Người hỏi: “Anh có tin vào Con Người không?” Anh đáp: “Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin?” Đức Giêsu trả lời: “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây.” Anh nói:”Thưa Ngài, tôi tin.” Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người.

&  &  &

“Bước đã mỏi, mà trông càng dễ mỏi,”

Ta dừng chân nhắm mắt, một đêm nay.”

(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)

Mai Tá lược dịch.

Với nhà thơ, dừng chân nhắm mắt mỗi đêm nay, vì bước chân dài/vắn, người đã mệt. Với người thường, chân dừng mắt nhắm cả một đời, là bởi thân phận hiu hẩm, chẳng mở ra. Trình thuật thánh Gioan nay cho thấy thân phận hẩm hiu của người mù từ bẩm sinh được Chúa giúp đỡ, đã mở ra cả hai con mắt thể xác, lẫn tinh thần. Chẳng thế mà, anh lại cứ reo vui suốt đời để ngợi khen Chúa.

Trình thuật kể, là kể về nam-nhân Do thái nọ rất mù lòa, do mầm sống bị thoái hoá khiến anh chưa một lần nhìn thấy ánh sáng, từ dạo ấy. Cứ sự thường, người sáng mắt có xác thân thơm tho/lành lặn lại vẫn không ưa gần gũi người có khuyết tật, bệnh hoạn. Chính vì thế, họ đến với Chúa bằng những câu hỏi khá cắc cớ: mù lòa/tật bệnh có do tội của ai đó, không?

Nếu bảo, mù loà/ tật bệnh về thể xác là do tội và lỗi của ta mà ra, thì chắc hẳn các người bệnh trên thế gian này phải chịu thế, cả khi chưa lọt lòng mẹ? Phải chăng, nguyên nhân đích thực gây mù lòa, là do bậc cha mẹ phạm lỗi nặng? Hoặc khi sinh, người thân thuộc đã mắc phải tật/bệnh nghiệt ngã như thế?

Người xưa coi tật bệnh thể xác là kết cuộc của những suy đồi về luân lý, đạo đức. Chí ít, là lỗi của ai đó đã đem lại kết quả tệ hại, cho người tật bệnh. Đời nay, chẳng ai dám quyết đoán rằng: mù lòa là hệ quả của lối phạm luật đạo đức, chức năng. Kỳ thực, đó cũng chỉ là trạng huống rất khiếm khuyết nơi cơ năng con người.

Đặc biệt, ngày nay con người không còn lẫn lộn giữa khiếm thị với chứng bệnh hiểm nghèo nào khác, như: SIĐA miễn nhiễm, huyết áp thấp/cao, hoa liễu/nghiện ngập quậy phá tưng bừng trời đất, nữa. Nhất nhất người người đều tin rằng: nguyên nhân dẫn đến mù loà chẳng phải vì cha mẹ bệnh nhân khi xưa từng mắc tội. Bởi nếu không, thì khác gì quan niệm thiếu hiểu biết của người xưa về y khoa hiện đại.

Về mù loà, ta chỉ nên coi đó như một hạn chế/khiếm khuyết nơi con người, mà thôi. Nói cho cùng, là người, ai mà chẳng thấy mình còn hạn chế, về nhiều thứ. Hạn chế trước tiên, là có khiếm khuyết về mầm sống, cũng rất gien. Nghiên cứu kỹ, người người nay thấy DNA của mình chỉ là hợp chất không ‘toàn hảo’.

Bởi thế nên, khi bước vào giai đoạn mới lớn, ai cũng thấy mình có ít nhiều hạn chế mà mình không thể điều khiển được cuộc sống của chính mình, theo đúng cách. Do đó, có suy thoái. Do đó, khó thoát khỏi tật/bệnh. Có khi lại còn bị vi trùng tung hoành đào khoét suốt thân xác mình, kết cuộc dẫn đến tật/bệnh, đến cõi chết. Đời người là thế. Có than có vãn cũng chẳng giúp ích được gì. Thành thử, người người đi đến động thái chỉ sống qua ngày, đợi chờ. Đợi và chờ thứ gì tốt đẹp hơn, sẽ tới. Bao nhiêu nghị lực xưa kia vẫn có, nay cứ thế mất dần.

Vì thế, có người để nhiều thì giờ ra mà chăm chút dáng vẻ bề ngoài cho tốt đẹp, kẻo người khác phát giác ra sẽ chẳng còn ưa mình, nữa. Có người lại gặp rắc rối về dục tính. Có người gặp khó khăn trong tương quan với mọi người. Khó, mà làm hoà với mọi người.

Và từ đó, nhiều người mắc phải tật/bệnh cứ tự hỏi: mình đã làm gì nên tội? Phải chăng, đó là thừa kế các tệ hại từ gia đình giòng họ? Và, lại kéo Chúa vào chuyện riêng tư của mình bằng một lý luận rất viển vông: chắc Chúa giáng phạt mình đây. Cuối cùng, lại sẽ trở thành kẻ bối rối, về Đạo. Và cứ thế, hết bối rối chuyện này đến chuyện khác, như thế.

Sách Sáng Thế Ký, ghi lại câu truyện hình thành vũ trụ mọi loài, có Giavê Thiên Chúa thở hơi sống vào bùn đất đỏ, thành con người. Tiếng Do thái gọi bùn này là Adamah. Thế nên, Thiên Chúa gọi người đàn ông A-Dong là “Bụi đỏ”. Về bụi, hẳn nhiều người lại cứ liên tưởng đến bụi đất nằm ở nơi con người, do thừa kế mầm sống? Vì đó là bụi là đất, nên chẳng ai muốn giữ gìn nó hết. Cứ gạt, và cứ phủi mọi bụi đất có khi còn phủi sang người khác, để họ lãnh.

Với Giáo hội, ta có thói quen suy tưởng rằng: nhờ Chúa chết trên thập tự, con người mới được cứu rỗi. Thế nên, dù ta có là người tệ bạc, nhưng Chúa không chấp nê, vẫn thứ tha. Thế nên, hãy yên tâm sống xứng hợp với ơn cứu độ của Chúa.

Lối suy nghĩ này tuy mang dáng vẻ bi quan, hài hước mà ta vẫn cứ phải chấp nhận nó và đưa vào thực tại cuộc sống hay sao? Không. Không hẳn thế. Giả như ta có thể thay đổi câu truyện trên bằng nhiều giả thuyết, bảo rằng: chính Chúa đã quyết định để rớt lại vài ba hạn chế/bất toàn nơi con người, có thế loài người mới tăng trưởng chính mình được. Và, cũng vì có hạn chế, nên người người vẫn từ từ thực hiện việc cải biến chính mình cho hoàn thiện hơn.

Nay, vì hạn chế còn rớt lại nơi con người mình, hãy giáp mặt với sự thật là mình đang đi dần vào cõi chết. Giáp mặt với sự thật ấy, để rồi sẽ nỗ lực cất đi mọi oán giận bạo lực khỏi cái chết của chính mình. Cố gắng biến sự chết trở thành thân cận, mật thiết để chính mình sẽ về với Đức Chúa hiền từ, tử tế vẫn đợi chờ mỗi người và mọi người.

Đành rằng, ta vẫn còn nhiều khiếm khuyết, như tật/bệnh, người người hãy làm mọi sự để nhận được sự tiếp tay giúp mình và giúp mọi người thấy được rằng: vẫn còn đó rất nhiều điều tươi vui/hạnh phúc trong cuộc sống, hơn là ngồi đó khoác vào mình cặp kính đen đầy bi đát. Và, khi biết mình là kẻ bất toàn rồi, tự khắc mỗi người sẽ cảm thấy thoải mái chấp nhận bất toàn xảy đến với mình, hơn.

Về lỗi phạm, một khi mình đã vướng mắc, hãy kể cho Chúa nghe sự việc phạm lỗi cách trung thực, tự khắc Ngài sẽ cảm thông, hiểu rõ chính con người mình hơn. Thực ra, thì hành vi phạm lỗi dù rất tội, nhưng nào đã sờ chạm đạt tới Chúa. Tất cả mọi vướng mắc hoặc lỗi phạm chỉ để cho thấy con người vẫn phải đối đầu với hạn chế, mà tăng trưởng. Những lỗi phạm như các hành xử trong giận dữ, hoặc thiếu bác ái vẫn mang ý nghĩa của một hạn chế mà con người phải ngang qua. Có gặp trục trặc/rắc rối trong đời, mình mới có kinh nghiệm để trưởng thành mà gặp Chúa.

Thế nên, hãy quyết tâm sống thư giãn/thoải mái không trách móc bất cứ một ai để tự mình dựng xây, tăng trưởng. Cũng đừng tự trách mình hoặc gia đình mình. Đừng trách Chúa. Và, cũng chẳng nên than phiền trách móc nhà cầm quyền đã không quan tâm giúp đỡ chính mình.

Bởi, Chúa đâu dựng nên con người để họ đi tìm ra ai đó mà trách móc. Hãy đọc trình thuật Chúa tạo dựng trời đất, một cách tích cực. Đọc, để hiểu rằng: Giavê Thiên Chúa dựng nên con người là để họ ra đi làm điều gì đó có tính sáng tạo và tích cực.

Thế nên, hãy cứ can đảm mà ra đi, dù có thấy mình vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi, một ngày nào đó, tất cả đều sẽ khám phá ra được nhiều điều tốt đẹp hơn. Và khi đó, ta sẽ không còn mù lòa, nhưng rất sáng.

Giống như người mù từ thuở mới sinh ở trình thuật, ta sẽ được Chúa cho mở mắt thấy sáng và nói:“Điều tôi biết, là khi xưa tôi đã mù, và nay tôi được thấy.”(Ga 9: 25) Rồi, một ngày kia, ta cũng sẽ gặp người mù từ thuở bình sinh ở đâu đó, chốn Nước Trời. Và rồi, ta cũng sẽ cùng nhau hẹn ngày tái ngộ, để nói được câu: “Trước đây, tôi không thấy gì nhiều, nhưng mắt tôi nay sẽ thấy nhiều điều tốt đẹp hơn.”

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –

Mai Tá lược dịch.

Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!

httpv://www.youtube.com/watch?v=lmQHcsIIw6w

HÃY YÊU CHÀNG

Ý thơ : Nguyễn Tất Nhiên
Nhạc : Phạm Duy

Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần thứ 4 mùa Chay năm A 26/3/2017

“Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!”
Như yêu giòng sông ngậm ánh trăng non,

mộng ước quanh năm
Yêu chàng, chàng chở tình về cho mắt em ngoan…

Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!
Như yêu làn mây lờ lững trôi xuôi, ủ đóa hoa tươi
Yêu chàng, chàng thổi tình ngời cho tóc em bay.”
(Nhạc: Phạm Duy – Thơ: Nguyễn Tất Nhiên: Hãy Yêu Chàng)

(1Corinthô 4: 21/1Côrinthô 8: 21-24)

Trần Ngọc Mười Hai

Hãy thử đưa ra giả thuyết này, là: ta thay túc-từ “chàng” ở câu trên bằng chữ: “nànghoặc “Ngài” hoặc “Người”, hẳn sẽ có một gợi hứng nhỏ gửi đến các bậc giảng thuyết ở nhà Đạo làm bài giảng, cũng rất nên.

Nên, là vì: lời khuyên nhủ “Hãy yêu chàng (hay yêu nàng), vẫn như “yêu giòng sông ngậm ánh trăng non, mộng ước quanh năm”; hoặc, yêu thứ gì khác tựa hồ lời hát ở bên dưới vẫn cất tiếng:

“Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!
Như yêu luống mạ xanh mơn mởn, tuổi thơ mau lớn.
Yêu chàng, chàng hôn tình đầy cho ngực em căng.
Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!
Như yêu những giọt sương tươi mát, cỏ hoang thơm ngát.
Yêu chàng, chàng kết tình vào hơi thở em nồng…
Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!
Như yêu niềm hy-vọng mãi không thôi, trong trái tim vui.
Yêu chàng chàng thổi tình bùi cho ấm đôi tay.
Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!
Như yêu mặt trời lửa sáng hân hoan, sưởi nắng mơ màng
Yêu chàng, chàng bật đèn tình soi dáng em thon.”

(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)

 Hãy cứ yêu chàng hay yêu nàng như thế, cho thật nhiều. Và, hãy yêu nhiều và yêu mãi đến thiên-thu. Yêu, như những người chưa từng yêu, chưa bao giờ biết yêu và như không còn nhiều năm tháng/ngày giờ để yêu như thế. Yêu thế, tức là vẫn cứ hát những ca-từ như sau:

“Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!
Như yêu cánh gió, gió tung tăng hai vạt áo hường.
Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!
Như yêu mưa xuống.
Nước mưa tuôn, mát ngọn cỏ ngoan.
Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!
Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!
Hãy yêu chàng!

(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)


Với đời người, lại có những lời khuyên không xa-xôi, diệu vợi hoặc “lem lẻm”, nhưng toàn những yêu-thương, chân-chất, rất giống truyện kể để mào đầu bài phiếm, hôm nay:

“Truyện rằng:

Có 3 vị: một bác sĩ, một luật sư, một cậu bé và một cha xứ tình cờ đi cùng nhau trên một chiếc chuyên cơ riêng. Bất thình lình, động cơ máy bay gặp trục trặc. Mặc dù phi công đã cố gắng hết sức nhưng không thể sửa được. Máy bay bắt đầu rơi tự do khiến tất cả ai nấy đều hoảng loạn.

 Cuối cùng, người phi công vơ vội một chiếc dù và hét lên “tất cả mọi người hãy nhảy xuống” trước khi lao ra khỏi chuyên cơ. Tuy nhiên, vấn đề là trên máy bay chỉ còn lại đúng 3 chiếc dù trong khi có tới 4 người đang gặp nạn.

 Vị bác sĩ vội vàng xí một cái và nói: “Tôi là bác sĩ. Công việc của tôi là cứu người nên tôi phải sống” và nhảy ngay ra ngoài. Vị luật sư cũng nói: “Tôi là luật sư và luật sư là những người thông minh nhất trên thế giới nên tôi đáng được sống”. Nói đoạn, ông này lập tức chiếm một chiếc dù và nhảy ra ngoài.

 Lúc này trên máy bay chỉ còn lại đúng một chiếc dù. Chính vì vậy, cha xứ nhìn cậu bé và bảo:

-Con trai, cha đã sống đủ cuộc đời của mình. Con còn nhỏ và có cả cuộc đời rộng mở phía trước. Con hãy cầm chiếc dù cuối cùng và sống an bình nhé.

Cậu bé với thái độ rất bình tĩnh đưa lại chiếc dù cho cha xứ và nói:

-Cha không cần phải lo cho con. Người đàn ông thông minh nhất thế giới kia đã “hạ cánh” với chiếc ba lô của con rồi, cha ạ”.

 Truyện kể, đơn giản chỉ mỗi thế. Không oang-oang, hoành-tráng cũng chẳng lốp-xốp/lộp bộp như phần lớn các truyện được đấng bậc cha/cố giảng ở nhà thờ. Thế nhưng, người kể hôm nay lại minh-định bằng một bài học để đời, rút từ câu truyện kể ở trên, nói thế này: “Công việc không định nghĩa được con người bạn nhưng làm một người tốt thì luôn được mọi người ghi nhận và những nhiều điều tốt đẹp chắc chắn sẽ đến với bạn. “Khôn ngoan không lại với trời”, vạn vật trên đời đều có nhân quả báo ứng.”

 Bài học nhân/quả, kể cũng lạ. Nhưng, lạ nhất là ở chỗ: người kể truyện cứ muốn áp-dụng vào cuộc sống ở đời không cần phải khôn-ngoan, bởi có khôn ngoan cũng “không lại được với trời.”

Sống Đạo ở đời, cũng thế. Nhiều lúc, ta tưởng đó chỉ là những chuyện Đạo rất khô-khan/đạo-mạo hoặc chuyện mô-phạm chẳng liên-quan đến người đời, và cũng chẳng thích-hợp với sự sống có ý-nghĩa của cuộc đời, thôi. Cũng hệt như đề-tài được người trong Đạo bàn bạc, rất hôm nay.

Hôm nay, có những chuyện xảy ra ở trong Đạo/ngoài đời, lại là vấn-đề sống Đạo được đấng “lờ mờ” ở Sydney gợi ý bằng những lời hỏi/đáp rất như sau:

“Thưa cha.

Tôi quen một cô bạn từng làm mẹ của 4 người con nhỏ, trai gái đủ cả. Chị đã quyết-định triệt-sản vì không còn khả-năng chịu nổi sức ép của việc nuôi nấng, giáo-dục được nữa rồi. Chị nói: vẫn biết là Giáo-hội ta không chuẩn-thuận cho những hành-xử tựa hồ như thế, nhưng chị thấy trong hoàn-cảnh tư-riêng của mình, là làm sao để mọi người cảm thông với mình, là tốt chán. Câu hỏi tôi đặt ra hôm nay, là: có thể nào, ta dựa vào lương-tâm trong trắng để có lựa chọn nào đó giống thế, không?”

 Câu hỏi đây, tuy không đơn-giản, nhưng rất dễ có câu trả lời khái-quát, đại-trà. Thế nhưng, câu trả lời của đấng bậc phụ-trách mục giải-đáp thắc-mắc trên tuần báo The Catholic Weekly ở Sydney,cũng đại-để như sau:

“Lâu nay, Giáo-hội ta vẫn dạy rằng: nhiều hành-xử, tự nó đã sai sót rồi, chính vì thế ta không nên theo đó mà làm, bất luận hoàn-cảnh mình sống có ra sao, tốt/xấu thế nào, cũng mặc. Tự thân, đây là việc của ác-thần/quỉ dữ mà thôi. 

Danh-sách sự việc nói trên gồm các thứ như sau: giết người vô tội, phá thai, trộm cắp, hãm hiếp, ngoại tình, tra-tấn, đánh đòn thật dã man, vv… Vâng. Trực-tiếp triệt-sản, được thực-hiện như biện-pháp tránh sinh thêm con, cũng là hành-xử tắc trách, rất tệ lậu. Bởi, người thực-thi triệt-sản đã sử-dụng việc tránh thai cốt nhằm mục đích ấy. (X. Giáo-lý Hội-thánh Công-giáo đoạn 2399, 2370). 

Bảo rằng, đó là hành-động tự nó đã sai trái là vì đi ngược lại sự tốt lành của người phàm. Mà, những gì đi ngược lại sự tốt lành, đều không là hành-động tốt, bất kể lúc ấy người xử sự có nghĩ là mình đang làm điều tốt lành hay không. Việc này, làm hại cho người ra tay hành động và cũng gây ảnh-hưởng lên người khác. Có thể là, ngay khi ấy, người ra tay hành-động không am-tường sự thật, nên mới thế.       

 Vai-trò của lương-tâm chức-năng diễn-giải ở sách Giáo-lý Hội-thánh Công-giáo như “phán-quyết của lý-trí” qua đó bản thân con người am-tường phẩm-chất của hành-vi cụ thể sắp thực-hiện hoặc đã xảy ra rồi.” (X. GLHTCG đoạn 1778)

Lời lẽ thật quan-trọng. Và, vai-trò của lương-tâm là nhận ra được phẩm-chất đạo-đức ở trong đó. Mọi người đều hàm-ngụ nhiều ý-tưởng khi nghĩ rằng: mọi hành-xử đều có phẩm-chất ở bên trong. Nói thế có nghĩa bảo rằng: để xem chúng có phù-hợp với luật của Chúa không; và có làm lợi cho người nào khác không? Sách Giáo-lý Hội-thánh Công-giáo lại cũng viết: Nhờ vào phán-quyết của lương-tâm, con người mới nhận-chân/am-tường các điều-khoản trong luật của Chúa. (X. GLHTCG đoạn 1778)

 Con người xưa nay đều nhận ra giáo-huấn Hội-thánh vốn dạy rằng: hành-vi nào đi ngược lại luật của Chúa, thì vai trò của lương-tâm sẽ áp-dụng phán-quyết cho mọi vụ/việc ngay tại chỗ. Và từ đó, quyết được rằng: dù có khó khăn, con người cũng không được phép hành-xử như thế.

 Nhiều lúc, đương-sự thấy khó mà ra quyết-định cho phải lẽ. Sách Giáo lý Hội-thánh còn viết thêm: “Con người có lúc ở vào hoàn-cảnh ít chắc chắn để đưa ra được phán-quyết đúng-đắn. Và đôi lúc, cũng thấy khó để quyết-định điều gì cho phải lẽ. Nhưng, ai cũng phải nghiêm-túc nhận ra được điều phải/trái; và nhận rõ ý Chúa diễn-bày nơi luật thần thiêng của Ngài.” (X. GLHTCG đoạn 1787)

 Khi hoàn-cảnh thúc-bách ai làm việc gì đó và người ấy biết rõ sự việc chống lại lề-luật của Chúa, thì tốt nhất hãy nhớ rằng: Thiên-Chúa đích-thực là người Cha đầy lòng thương mến chỉ muốn tạo điều tốt cho con cái, đem đến cho ta điều tốt lành như mệnh lệnh hoặc lời khuyên hầu giúp ta có được hạnh phúc ở đây, bây giờ, và sau này nữa.

 Và, khi Giáo-hội là người Mẹ yêu-thương vẫn chuyển đến cho ta các lệnh-truyền ấy là để giúp ta dấn bước lên đường mang theo lời khuyên bảo của Mẹ hiền. Giả như đôi lúc Mẹ có dạy đôi điều vương-vấn sự xấu nằm bên trong mà đàn con không thực-hiện được, điều đó có nghĩa là bởi vì hành-động ấy sẽ tác-hại lên ta gây trở-ngại cho hành-trì ta tiến vào với hạnh-phúc đích-thực, mà thôi.

 Có thể là, ngay khi ấy ta chưa hiểu nổi, nhưng dù sao đi nữa, ta vẫn phải tiến bước tuân theo lời dẫn-dụ của bậc Mẹ Cha. Việc này cũng giống như thể người mẹ nọ khuyên con mình đừng bao giờ nhận lời theo chân người lạ mặt hoặc theo-dõi chương-trình nào đó trên truyền-hình. Cho dù đám con trẻ không hiểu lý do tại sao phải làm thế, nếu chúng là những đứa trẻ mẫn-cảm, chúng sẽ nghe theo lời dẫn-dụ của mẹ mình.  

        Về vấn-đề này, ta cũng nên nhớ rằng: Chúa không đòi ta phải làm những việc không thể làm được; và, Ngài luôn ban cho ta thêm ân-huệ để thực-thi những gì Ngài yêu cầu. Rất nhiều lần, ta nhận ra là mình đang đi ngược lại phán-quyết nhân-bản của chính mình và chống-cự lại những gì Ngài yêu-cầu ta thực-hiện, mọi việc đều có thể diễn-tiến một cách tốt đẹp hơn ta tưởng. Bởi lẽ, người đàn bà có thêm đứa con nữa thay vì biến cho mình thành vô-sinh hoặc thay vì tìm đến phá thai, tức: tìm đến kết-quả tốt nhất xảy đến cho bà.

 Hãy học cách tin-tưởng vào Chúa và thực-hiện những gì Ngài yêu-cầu. Bằng cách đó, ta tránh được mọi thứ tội và như thế sẽ tăng-trưởng một cách lành-thánh và đạt được phúc hạnh.”  (X. Lm John Flader, The Church says it is wrong, but I felt it was the right thing to do, The Catholic Weekly Question Time 22/01/2017 tr. 16)

Rất đúng. Lương tâm, lâu nay vẫn là chức-năng tiềm-tàng trong con người. Thứ chức-năng vẫn luôn giùm giúp ta ứng-xử mọi tình-huống khó khăn, cần sáng-suốt. Đích-thị là lương-tâm chức-năng không bao giờ khuyên con người làm việc sằng bậy.

Nói cho cùng, lương-tâm có sẵn trong con người vẫn là chức-năng nội-tại giúp ta nói chung và giúp người mẹ có 4 con kể ở trên, có thể thực-hiện vai-trò làm mẹ cho tốt với 4 người con nhỏ, tức: làm điều ích lợi cho người khác.

Cuối cùng thì, ta cũng nên nhớ lời bậc thánh-hiền từng khuyên-nhủ dân con mọi người, rằng:

“Anh em không thể vừa uống chén của Chúa,

vừa uống chén của ma quỷ được;

anh em không thể vừa ăn ở bàn tiệc của Chúa,

vừa ăn ở bàn tiệc của ma quỷ được.

Hay là ta muốn làm cho Chúa phải ghen tương?

Chẳng lẽ ta mạnh sức hơn Người?
“Được phép làm mọi sự”; nhưng không phải mọi sự đều có ích.

“Được phép làm mọi sự”; nhưng không phải mọi sự đều có tính cách xây dựng.

Đừng ai tìm ích lợi cho riêng mình, nhưng hãy tìm ích lợi cho người khác.”

(1Côrinthô 8: 21-24)

Xem thế thì, sống đời hạnh-đạo chung đụng với mọi người, là phải “tìm ích-lợi cho người khác”. Có như thế, cuộc sống của mình và của người khác mới có ý nghĩa. Mới, sống cho ra hồn. Đó, còn là lời khuyên được người nghệ-sĩ diễn-bày ở câu hát được trích-dẫn, có ca-từ rằng:

“Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!”
Như yêu giòng sông ngậm ánh trăng non,

mộng ước quanh năm
Yêu chàng, chàng chở tình về cho mắt em ngoan…

Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!
Như yêu làn mây lờ lững trôi xuôi, ủ đóa hoa tươi
Yêu chàng, chàng thổi tình ngời cho tóc em bay.”

(Nhạc: Phạm Duy/Thơ: Nguyễn Tất Nhiên – bđd)

 Để minh-hoạ những điều nói ở trên, mời bạn/mời tôi, ta tìm về với vườn hoa truyển kể mà đi về một kết-luận rất nhanh gọn, như sau:

“Tiểu bang Georgia nước Mỹ có một cụ bà làm nông sống 132 tuổi 91 ngày. Lúc cụ được 130 tuổi, có phóng viên hỏi bí quyết trường thọ của cụ là gì, cụ trả lời: Trước hết là sự hòa thuận trong gia đình.

Đại học Harvard có một khảo sát trên 268 người nam cũng phát hiện: Điều thật sự quan trọng trong cuộc sống một người chính là mối quan hệ với người khác, khuyết thiếu sự ủng hộ của xã hội, thì ảnh hưởng đến sức khỏe cũng tương đồng với hút thuốc và không vận động.
Một chuyên gia tâm lý học người Mỹ có một nghiên cứu “Quan hệ giữa tính cách và trái tim” trong 25 năm đã phát hiện: Người có lòng dạ hẹp hòi, nặng danh lợi, nặng thù hằn thì tỷ lệ tử vong lên đến 14%; còn người có lòng dạ rộng rãi, vui vẻ giúp người, tính cách hiền hòa thì tỷ lệ tử vong chỉ có 2.5%. Tỷ lệ bệnh tim thì người trước cao hơn người sau gấp 5 lần.


Khi phân tích nguyên nhân, ông nói: Quan hệ xã giao và thân thuộc không tốt, làm cho nội tâm một người đầy phẫn nộ, oán hận, bất mãn… sẽ khiến thần kinh giao cảm thường xuyên trong trạng thái kích thích, adrenalin và hoóc-môn stress sẽ bài tiết ra rất nhiều.


Nhà tâm lý học Maslow đã tổng kết nhu cầu của một người như sau, từ thấp đến cao, theo thứ tự: “nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã giao, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được thể hiện”.


Ngoại trừ nhu cầu sinh lý, còn lại đều liên quan đến quan hệ xã giao và thân thuộc. “Nhu cầu” khi được thỏa mãn sẽ mang đến cảm giác vui vẻ thoải mái. Sự hòa thuận trong gia đình là bí quyết hàng đầu của trường thọ. 
(truyện kể do St sưu-tầm)   

Đọc truyện rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta cứ hiên-ngang hãnh-tiến bước về phía trước, mà hát thêm những lời ca làm kết-đoạn cho một phiếm-luận có lời rằng:

Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!
Như yêu luống mạ xanh mơn mởn, tuổi thơ mau lớn.
Yêu chàng, chàng hôn tình đầy cho ngực em căng.
Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!
Như yêu những giọt sương tươi mát, cỏ hoang thơm ngát.
Yêu chàng, chàng kết tình vào hơi thở em nồng…
Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!
Như yêu niềm hy-vọng mãi không thôi, trong trái tim vui.
Yêu chàng chàng thổi tình bùi cho ấm đôi tay.
Hãy yêu chàng! Hãy yêu chàng!
Như yêu mặt trời lửa sáng hân hoan, sưởi nắng mơ màng
Yêu chàng, chàng bật đèn tình soi dáng em thon.”

(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)

 Cuối cùng thì, “Hãy yêu chàng” hay “yêu nàng”, tức người khác chứ không chỉ mỗi chính mình, lại là cứu cánh cuộc đời người ở mọi nơi và mọi thời. Và, lương-tâm/chức-năng là cơ-quan nội-tại giúp ta nhớ mãi điều ấy, suốt một đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Và những lời ca văng vẳng

mãi khuyến khích

một lập-trường sống

rất thân-tâm.

Tạ ơn đời – Tạ ơn bạn gần xa

Tạ ơn đời – Tạ ơn bạn gần xa

 TA ON

 

 

 

 

 

Thăm hỏi bạn, biết rằng người còn đó

Bạn còn đó! Tôi còn đây! Mừng lắm!
Vì chúng ta còn cơ hội gặp nhau
Để trao nhau lời nói với câu chào
Đầy thân ái, đầy yêu thương, quý mến

Chuyện dĩ vãng, chuyện tương lai sắp đến
Hãy quên đi, xin nhớ hiện tại thôi
Nếu tâm bình trí lạc! Thế đủ rồi!
Người còn đó! Tôi còn đây! Phúc lắm!,

Bạn còn đó, tôi còn đây, đúng lắm !
Nhưng còn đâu cơ hội để gặp nhau ?
Để trao nhau trăm ngàn chuyện tào lao
Giữa bàn tiệc đầy món ăn thơm phức

Chuyện tương lai một ngày nào đến lúc
Nói làm chi, hiện tại cũng vậy thôi
Hãy nhắc lại dĩ vãng cũng đủ rồi
Đó và đây nhiều chuyện vui vui lắm !

Còn nhớ không ?

Tạ ơn đời hôm nay Tôi còn sống
Mắt còn nhìn, còn đọc được Emails
Đời còn vui, đâu đến nỗi cô liêu.
Thêm kiến thức, thêm từ tâm hỷ xả !

Tạ ơn các bạn gần xa
Hằng ngày chia sẻ cùng ta đủ điều.
Emails nhận được bao nhiêu
Là bao tình cảm thương yêu nồng nàn.

BẠN TA

Thăm hỏi Bạn, biết rằng người còn đó
Nỗi mừng vui tràn ngập cõi lòng tôi
Cuộc đời này bao sóng gió, nổi trôi
Vui được biết, Bạn bình an vui sống

Đời trần thế ví như là huyễn mộng
Kiếp nhân sinh là sinh tử, tử sinh
Quý nhau chăng chỉ ở một chữ Tình
Tình cha mẹ, tình vợ chồng, bè bạn

Tình cảm ấy ta không treo giá bán
Khi con tim không đơn vị đo lường
Bàn cân nào, cân được chữ Yêu Thương
Thế mới biết Thương Yêu là vô giá!

Cuộc đời dẫu đảo điên, nhiều dối trá
Nếu chúng ta thực sự mến thương nhau
Thì tiếc chi một lời nói, câu chào
Hãy trao gửi, sưởi ấm tình nhân thế

Có hơn không dù biết rằng chậm trễ
Vì con người ai cũng thích yêu thương
Được thương người và cũng được người thương
Hãy bày tỏ yêu thương dù có chậm

Bạn còn đó! Tôi còn đây! Mừng lắm!
Vì chúng ta còn cơ hội gặp nhau
Để trao nhau lời nói với câu chào
Đầy thân ái, đầy yêu thương, quý mến

Chuyện dĩ vãng, chuyện tương lai sắp đến
Hãy quên đi, xin nhớ hiện tại thôi
Nếu tâm bình trí lạc! Thế đủ rồi!
Người còn đó! Tôi còn đây! Phúc lắm!

S.T.

Thầy Uông Đại Bằng gởi

 

Tổng Thống Abraham Lincoln làm gì khi bị sĩ nhục.

Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln xuất thân trong một gia đình thợ giày. Lúc đó, xã hội Mỹ rất coi trọng thành phần xuất thân trong gia đình quyền quý.

Cổ ngữ có câu: “Cái trán của Tướng quân rộng đến mức có thể phi ngựa, bụng của Tể Tướng rộng đến mức có thể chèo thuyền”. Ý nói, một người có tấm lòng quảng đại bao nhiêu thì sự nghiệp sẽ to lớn bấy nhiêu. Câu chuyện về Tổng thống Lincoln dưới đây là 1 ví dụ.
SI NHUC

Tổng thống Mỹ thế kỷ 19 Abraham Lincoln được xem là vị tổng thống xuất chúng hàng đầu nước Mỹ. (Ảnh: Internet)

Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln xuất thân trong một gia đình thợ giày. Lúc đó, xã hội Mỹ rất coi trọng thành phần xuất thân trong gia đình quyền quý. Đại bộ phận nghị sĩ thượng nghị viện Mỹ đều xuất thân trong gia đình thế gia vọng tộc. Là những người của xã hội thượng lưu Mỹ, họ thấy khó chấp nhận một vị Tổng thống là con trai của một thợ giày rất tầm thường.

Ngày đầu tiên làm tổng thống, ngay khi Lincoln lên phát biểu trong lễ nhậm chức Tổng thống, một nghị sĩ đã chen vào giữa bài phát biểu của ông. Ông ta nói: “Thưa ngài Lincoln, đừng quên rằng cha ngài thường đóng giày cho gia đình tôi”. Tất cả các nghị sĩ đều cười ầm lên. Họ nghĩ rằng họ đã khiến Lincoln trở thành trò hề.

Tuy nhiên, khi tiếng cười vừa chấm dứt, Tổng thống Lincoln không cao ngạo, cũng không tự ti mà chân thành nói: “Thưa ngài, tôi biết rằng cha tôi đã đóng giày cho gia đình ngài, cũng như nhiều gia đình các nghị sĩ khác… bởi vì không người thợ nào có thể làm được như ông. Ông là một người sáng tạo.

Giày của ông không chỉ là giày, ông đã đổ cả tâm hồn vào nó. Tôi muốn hỏi các ngài rằng, các ngài đã từng phàn nàn về giày của ông chưa? Bản thân tôi cũng biết cách đóng giày; nếu các ngài có phàn nàn gì, thì tôi có thể đóng cho các ngài một đôi giày khác. Nhưng theo tôi thấy thì, chưa ai từng phàn nàn về những đôi giày mà cha tôi đóng. Ông là một thiên tài, một nhà sáng tạo, và tôi tự hào vì cha tôi!”

 

LE NHAM CHUC
 

 

 

 

 

 

 

 

Lễ nhậm chức của Tổng thống Lincoln. (Ảnh: Getty Images)

Toàn bộ các nghị sĩ nín lặng. Họ nhận ra rằng họ chưa hiểu gì về Tổng thống Lincoln. Lincoln tự hào về người cha đánh giày của mình, vì chưa ai từng phàn nàn về những “tác phẩm” của ông. Và mặc dù đã là Tổng thống, Lincoln vẫn sẵn sàng đóng một đôi giày mới nếu có bất cứ ai phàn nàn.

Sau này có người đã khuyên Lincoln trả đũa người nghị sĩ nọ, nhưng Lincoln nói rằng: “Khi chúng ta trở thành bạn thì đối thủ đã không còn!” Chính sự chân thành và lòng khoan dung của Lincoln đã trở thành một phần nền tảng của văn hóa Mỹ.

Nhà văn Victor Hugo, Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người”. Bao dung thì luôn được lợi và người làm thành được sự nghiệp thì nhất định phải có lòng bao dung rộng lớn.

Nhà thơ nổi tiếng Gibran từng nói: “Một con người vĩ đại có hai trái tim: Một trái tim chảy máu và một trái tim bao dung”. Khổng Tử nói: “Khoan dung thì được lòng mọi người”. Trong kinh Phật cũng dạy: “Chỉ một ý niệm cũng khiến hoàn cảnh thay đổi”. Cho nên, chỉ một câu nói, một hành động nhỏ hay chỉ một nụ cười thôi đã đủ để khiến cho người xấu quay đầu hướng thiện.

Lẽ trời cũng là lẽ của con người, chính bởi vì có thể bao dung mới có thể thành tựu được biển rộng, núi cao, cũng cải thiện được mối quan hệ giữa con người và con người, thành tựu được sự nghiệp to lớn lưu mãi ngàn đời của các bậc anh hùng, hào kiệt xưa nay.

Tục ngữ nói: “Vàng không thuần khiết, người không ai hoàn mỹ”. Khi đối mặt với sai lầm của người khác, nếu như canh cánh để ở trong lòng và đòi đáp trả thì sẽ chỉ khiến cho tâm linh của bản thân thêm nặng, thêm trầm trọng mà thôi. Thay vì để cho thù hận gặm nhấm tâm linh, chịu đựng thống khổ chi bằng hãy mở rộng lòng mà bao dung hết thảy, chẳng phải chúng ta sẽ được thản nhiên và tự tại sao?

Theo Tri Thức VN