ĐI THĂM MẸ GIÀ Ở TRUNG TÂM NGƯỜI GIÀ

ĐI THĂM MẸ GIÀ Ở TRUNG TÂM NGƯỜI GIÀ

(Hạnh phúc gia đình)

Tuyết Mai

Hôm nay tôi quyết định đến thăm mẹ già 91 tuổi của tôi tại trung tâm người già ở thành phố Westminster, Ca.   thay vì đến thăm mẹ ở nhà bà chị cả, nó thoải mái làm sao!.   Được cái nơi trung tâm này cũng không xa nhà của tôi mấy và cũng trên con đường tôi đi công chuyện hằng ngày.

Vui nhất là tôi được gặp lại vài bác nơi trung tâm người già tôi đã làm việc trước đây cũng được 4 năm.   Các bác ai nấy đều nhìn già hơn, nghễnh ngãng hơn, quên nhiều hơn nhưng rồi tất cả đã nhận ra tôi cô y tá Mai ngày nào hằng ngày vui vẻ và phục vụ cho các bác.

Cũng là dịp cho các bác nói xấu về ban điều hành ở trung tâm cũ và cũng là lý do các bác muốn thuyên chuyển qua trung tâm mới này.   Nơi nghe nói có cô giám đốc là người đạo Công Giáo luôn quan tâm đến sức khoẻ ưu tiên hàng đầu cho các bác.   Nơi miễn cho các bác những món tiền phải hối lộ không cần phải có.   Như tốn tiền thêm cho các tài xế nếu muốn được ngồi ghế trước, đến trung tâm sớm nhất và được về sớm nhất.

Miễn được những món tiền lớn ở những ngày như ngày Tết, sinh nhật 3 đứa con của cô giám đốc, cùng phải đút lót nịnh hót (thường là bằng tiền mặt) và những món quà rất có giá trị khác cho những nhu cầu riêng mà cô giám đốc thường vui vẻ mà nhận .   Tôi cũng được các bác cho biết nhiều chi tiết của nội bộ khi nhắc lại từng tên tuổi của những người trong ban điều hành.

Cuối cùng thì các bác cũng trả lại cho hai mẹ con tôi thời gian tĩnh lặng cho nhau.    Nhưng ngồi một lát chờ xem mẹ tôi có gì để nói hay chia sẻ với tôi nhưng rốt cuộc cũng chỉ là những chuyện của các bác cùng ngồi chung bàn và biết rõ gia cảnh của họ là hết chuyện và rồi hình như bà cụ muốn tôi đi về … Để chìu mẹ tôi và tôi đã chào mẹ tôi để về còn đi công chuyện và hẹn gặp lại mẹ trong vài ngày kế tiếp.   Ấy, chỉ có bấy nhiêu nhưng cũng đã cho tôi thời gian bên mẹ thật quý.

Tôi hứa với mẹ tôi rằng từ nay tôi sẽ đến thăm mẹ tôi thường xuyên hơn và nếu trung tâm cho phép tôi sẽ nấu món ăn mềm mang lại trung tâm cho mẹ ăn vì bà cụ chẳng còn một cái răng nào mà trung tâm lại cho mẹ tôi ăn điểm tâm bằng nửa ổ bánh mì thịt vừa cứng lại vừa dai.   Thôi thì mẹ già như chuối ba hương, làm gì được cho mẹ thì làm, thưa có phải?.

Khuyên những con cái ai có cuộc đời đau khổ vì bị bỏ bê, bị xã hội loại bỏ, và bị coi như thành phần dư thừa ngay chính trong gia đình và họ hàng của mình suốt từ thuở nhỏ mà sự có mặt của mình (from accident) trên cõi đời này là do bởi sự thiếu chín chắn, vô trách nhiệm, có cuộc sống ích kỷ rất cá nhân của người lớn.   Mà hiện còn mẹ già thì vì Chúa mà hãy bỏ qua tất cả, tha thứ tất cả để tâm hồn được nhẹ nhàng, thanh thản và làm gương tốt cho con, cho cháu chúng thấy và học theo.

Người Mỹ có câu “You have to earn it” chớ không phải làm cha làm mẹ cứ đẻ chúng con cái ra, liệng bỏ chúng như những đứa trẻ vô thừa nhận (vô danh) để rồi ở cuối đời mong rằng chúng trả hiếu cho ư?.   Giả như hành động vô trách nhiệm của người lớn ấy làm cho cuộc đời của chúng thành những trai gái làng chơi, là thành phần du đãng bất trị của xã hội vì chúng nghiện ngập, quấy phá và cướp bóc … Thì ai là người chịu trách nhiệm đây?.    Quả là buồn vô hạn, cay đắng cuộc đời mà chẳng ai chịu hiểu dùm cho chúng cả!??.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

8 tháng 6, 2016

“Một số người Việt đạo đức giả”

 “Một số người Việt đạo đức giả”

Cập nhật : 14:35 | 05/05/2016

“Người Việt Nam thật là đạo đức giả. Họ than phiền và tức giận về những gì đang xảy ra với những con cá nhưng chính họ lại đang phá hoại đất nước của họ”, một người nước ngoài nhận xét.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, nhiều điểm du lịch trong nước đón hàng nghìn lượt khách mỗi ngày. Không chỉ chịu cảnh quá tải, nhiều nơi du khách khi đi tham quan, mua sắm, ăn uống thiếu ý thức đã xả rác bừa bãi, tràn lan. Kết thúc kỳ nghỉ, hình ảnh đọng lại tại các địa điểm du lịch là rác và rác.

Đặc biệt là tại các khu du lịch biển như bãi biển Quất Lâm (Nam Định), bãi biển Hải Tiến (H.Hoằng Hóa, Thanh Hóa), bãi biển Cồn Vành (Thái Bình), Khu vực tắm biển tại xã đảo Tam Hiệp, huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam….du khách thản nhiên xả rác vô tư trên bờ biển.

 HINH RAC 1
Hình ảnh chụp tại Cồn Vành, Thái Bình (Ảnh: Nguyễn Thị Hiền).

Trong khi vụ việc cá chết hàng loạt ở miền Trung đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiện tượng ô nhiễm môi trường biển thì hình ảnh xả rác bừa bãi càng khiến nhiều người bức xúc.

Trần Hùng John, chàng Việt kiều Mỹ cảm thấy buồn và xấu hổ khi nhìn những hình ảnh mà bạn bè quốc tế đăng trên nhiều diễn đàn khác nhau về việc xả rác của người Việt. Người nước ngoài cho rằng người Việt đạo đức giả vì vừa than phiền tức giận về những gì xảy ra với những con cá thì chính họ lại đang phá hoại đất nước bằng cách xả rác bừa bãi.

Trong kỳ nghỉ vừa rồi ở Việt Nam, Hùng còn tận tai nghe thấy một người bố nói với con nhỏ của anh ta là “cứ vứt rác xuống đường đi”.

 RAC 2
Bờ biển dài trải đầy rác (ảnh zing)
 HINH RAC 3
Khu vực tắm biển tại xã đảo Tam Hiệp, huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam cũng rơi vào tình trạng ngập ngụa rác (Ảnh: Thiên Sơn).

Hùng John chia sẻ: “Trong khi cả nước đang tranh luận về vụ cá chết ở miền Trung, tôi muốn được nhắc mọi người nhớ rằng chính con người Việt Nam chúng ta vẫn là thủ phạm lớn nhất đang phá huỷ đất nước. Thật buồn nhưng đúng là như thế. Đã đi dọc Việt Nam hai lần, số lượng rác và mức ô nhiễm mà tôi nhìn thấy làm tôi rất buồn và giận. Vứt rác bừa bãi quá nhiều, sông và suối bị nhiễm bẩn, đốt rác và các nguyên liệu khác bừa bãi… còn nhiều nhiều việc như thế. Một đất nước xinh đẹp đang bị làm ô nhiễm bởi chính con người của nó.

Chắc chắn sẽ có nhiều tranh luận ví dụ như Việt Nam vẫn đang phát triển, hoặc cơ sở hạ tầng còn kém nhưng tất cả những điều đó chỉ là nguỵ biện cho một thực tế đơn giản là không có nhiều người ở đây quan tâm đến môi trường, hoặc không đủ quan tâm để hành động. Và sẽ chẳng có gì thay đổi, thậm chí cả sau sự cố về cá này”.

“Tôi đoán là một vài người sẽ cảm thấy bị xúc phạm nhưng đây là một sự thật rất thật. Trước khi Việt Nam cần được cứu khỏi bất cứ thế lực bên ngoài nào, thì Việt Nam cần phải tự cứu khỏi mình trước”, Hùng John nói.

 HINH RAC 4
 HINH 5
 HINH 6
Ở đâu có bóng dáng khách du lịch, ở đó có rác (nguồn ảnh phượt)

Rất nhiều độc giả khác cũng bày tỏ sự bức xúc với hành động xấu xí, thiếu ý thức của người Việt khi đi du lịch.

“Lối sống ăn đâu xả đấy, vô văn hóa …lớp người này không được dạy dỗ giáo dục nên coi thường mọi quy định vì cộng đồng, đến nay cũng chưa phải đã muộn chúng ta cần giáo dục lớp trẻ từ khi còn nhỏ ở cả gia đình, nhà trường, xã hội mới mong có tương lai không còn người xả rác nơi công cộng”, một độc giả bày tỏ.

“Dân mình ý thức kém! Đó là thực tế. Cần phải phạt nặng bằng tiền và lao động công ích! Bắt dọn sạch chỗ rác anh vừa vất và chỗ khác nữa, nếu có do không bắt được! Sau đó nêu đích danh, nơi làm việc, ảnh (tùy trường hợp), đặc biệt những người viên chức, người có học thức, tuổi đời từ 18 – 55. Chỉ có thế đất nước này mới sạch đẹp!”, một độc giả khác tiếp lời.

K . Minh

“CÒN NHẢY KHẬP KHIỄNG CHO ĐẾN BAO GIỜ ?”

“CÒN NHẢY KHẬP KHIỄNG CHO ĐẾN BAO GIỜ ?”



Tuần lễ thứ 10 mùa Thường Niên và một nửa tuần 11 năm chẵn, bài đọc một trong mỗi Thánh Lễ hằng ngày kể cho chúng ta câu chuyện về Ngôn Sứ Elia trong sách Các Vua quyển thứ nhất, thuộc phần thứ hai (1V 17, tt.).

Elia là một ngôn sứ “lớn” nổi tiếng thời Cựu Ước, với thân phận Ngôn Sứ, ông đã trải qua biết bao gian khổ khi thi hành sứ mạng của mình, Khi mở ra những trang Kinh Thánh trong những ngày này, mới thấy Lời Chúa có sức mạnh sống động làm sao, chúng ta cùng nhau đọc để suy nghĩ và chọn lựa cách sống hôm nay.

Tên tuổi Elia gắn liền với tên tuổi một vị vua tên là Akháp, vị vua này nổi tiếng là gian ác và bạc nhược, triều đại của Akháp là triều đại mở màn dẫn đến cuộc lưu đày đau đớn của dân tộc Do Thái ở Babylon bởi một “con hùm xám miền cận đông” Nabucôđônôso. Dưới thời Akháp, Israel phân rã, bên trong thì kinh tế phá sản, đạo đức suy đồi, luật pháp rối loạn, luân lý xuống cấp, lòng người chán nản, phân rẽ dân tộc, bất công lan tràn, ngoài biên cương thì Babylon gầm gừ đe dọa thôn tính.

Bạc nhược, Akháp, vị vua đắm mình trong tửu sắc, ông xây dựng cung điện nguy nga với những vật liệu quý hiếm mà ông mua được bằng sưu cao thuế nặng của dân. Vàng bạc, đá quý ông thu tích về để tận hưởng sự giàu sang, tài sản của ông kếch sù, đất đai của ông rộng mênh mông…

Gian ác, Akháp là thủ phạm trong vụ án cướp đất của ông Navôt. Lòng tham không đáy của Akhap được sự tiếp ứng đầy thủ đoạn hèn mạt của hoàng hậu Isave, Họ đã dựng lên vụ án vu khống ghép tội Navôt rồi cướp vườn nho của Navôt, vườn nho là gia sản kế thừa của gia tộc Navôt, là đất thiêng, là linh vật của tổ tiên Navôt truyền lại. Điều đau đớn là “dân chúng, kỳ mục và thân hào cư ngụ trong thành làm theo lệnh bà Isave” (1V 21, 11).

Suy đồi, Akháp xây đền thờ cho Baal, tổ chức lễ bái, buộc dân phải cúng tế trong các đền thờ của dân ngoại mà Akháp đã xây để thỏa lòng các bà vợ dân ngoại của Akháp. Khi được nhắc nhở trở về với Chúa, ông còn lươn lẹo: “Tôi không dám thử thách Đức Chúa” (Is 7, 12).

Không quan tâm đến vận mệnh đất nước, Akháp mải mê vui thú với những trò chơi hoang tưởng của mình, say sưa bên các mỹ nhân, để mặc bọn quan quyền địa phương tung hoành ức hiếp người, gây bất công tràn lan trên cả dân tộc.

Giữa tình trạng nhiễu nhương đó, Ngôn Sứ Elia xuất hiện, dù rất cô độc nhưng ông vẫn mạnh mẽ lên tiếng cảnh báo Akháp. Kết quả là Elia phải chạy trốn quyền lực thế gian mà sống cô độc trong một khe núi. Trong cơn túng cực, Kinh Thánh nói Đức Chúa nuôi Elia bằng cách cho một con quạ đen mang bánh và thịt đến cho ông.

Ông uống nước nơi khe núi, nhưng đến một ngày, nước trong khe ấy cũng cạn khô. Dám chống lại cường quyền, Elia đã phải trả giá bằng một cuộc lẩn trốn trong gian nan (17, 2 tt.).

Không từ bỏ sứ mạng ngôn sứ của mình, một lần nữa Elia xuất hiện, trong cuộc thách đố sống còn giữa việc thờ phượng Thiên Chúa và bái lạy Baal. Đứng trước một lực lượng thật đông đảo của đối phương, 450 thầy cúng của Baal, phía sau họ là thế lực của hoàng hậu Isave, Elia không khiếp sợ,

Elia cất tiếng cảnh báo toàn dân và nặng lời với sự hèn nhát, ngu xuẩn và lòng dạ hẹp hòi mà người dân cứ mãi câm lặng chịu đựng: “Các ngươi nhảy khập khiễng hai chân cho đến bao giờ ?” (18, 21). Nhảy khập khiễng, cách nói về một lối sống hèn nhát, tư lợi, ích kỷ, thiếu tầm nhìn, chấp nhận thỏa hiệp với thần ngoại, thỏa thuận với sự dữ.

Giận bọn bái lạy thần ngoại một, Elia giận dân Israel mười. Tuy chiến thắng lẫy lừng hiển nhiên trong cuộc thách đố, nhưng dân vẫn không mở mắt. Một lần nữa, trong cô đơn, Elia trốn chạy cuộc truy sát của bà Isave. Trốn ở núi Carmen, ông than thở: “Lạy Đức Chúa, đủ rồi, xin cất mạng tôi…” Chỉ còn Chúa cho Thần Sứ đến an ủi ông, mang bánh và sữa đến cho ông và nhắc nhở ông “phải ăn và uống, đường còn quá dài”, ông ngồi dậy, chấp nhận ăn uống và tiếp tục chấp nhận sứ mạng ngôn sứ đầy cay đắng của mình (19, 1 – 8).

Câu chuyện về một vị Ngôn Sứ còn dài, kéo theo những chi tiết chuyển tải nhiều giá trị thiêng liêng mà lúc này đây sao quá sống động với thực tế của quê hương đất nước. Mỗi người tin được mời gọi đọc và chọn lựa thái độ của mình trong xã hội. Chẳng có thể tách chuyện Đức Tin ra khỏi những vấn đề xã hội, chẳng thể tách chuyện tinh thần ra khỏi chuyện sống chết cơm áo gạo tiền, chẳng thể tách chuyện chính trị ra khỏi chuyện thiêng liêng mầu nhiệm.

Khi đọc Kinh Thánh thấy có cái gì đó cay nồng trong khóe mắt như những giọt nước của biển mặn đau thương.

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

10.6.2016

Bộ Chính trị, Bộ Công An cùng toàn dân cần gấp rút giáo dục lại toàn ngành Công An

Bộ Chính trị, Bộ Công An cùng toàn dân cần gấp rút giáo dục lại toàn ngành Công An

Blog VOA

Bùi Tín

10-6-2016

"Bạn dân". Ảnh Reuters.

Nhà nước Việt Nam đã có Hiến pháp và Luật nói về nhiệm vụ của các lực lượng Công An nhân dân.

Nhiều đơn vị Công An nhân dân được tuyên dương Anh Hùng trong chiến tranh cũng như trong thời bình.

Trong bất kỳ trụ sở Công An cũng có khẩu hiệu: ‘’Công An là Bạn Dân’’. Còn có cả các khẩu hiệu như ‘’Công An là thanh Bảo Kiếm bảo vệ cuộc sống an bình của Nhân dân’’, hay: ‘’Công An thức để canh giữ giấc ngủ thanh bình của nhân dân’’, là những khẩu hiệu rất hay ho, đẹp về ý nghĩa nhân văn.

Thế nhưng mấy chục năm gần đây, cùng với sự xuống cấp của đảng CS VN, cùng sự sa sút phẩm chất chính trị và đạo đức của bộ máy đảng và Nhà nước, lực lượng Công an Nhân dân nhìn chung cũng xuống cấp một cách tương ứng, thậm chí rõ ràng và nặng nề nhất so với các ngành khác của nền vô sản chuyên chính, như các ngành quân đội, hành chính, kinh tế, tài chính, thương nghiệp, văn hóa, giáo dục, xã hội…Có thể khẳng định Công an là lực lượng ‘’ mất dạy ‘’ nhất; biên chế cồng kềnh nhất – gần một triệu cán bộ ăn lương, hơn 400 viên tướng công an thời bình, trong khi thời chiến tranh chỉ có 5 viên tướng Công an, phong cấp lu bù, kỷ luật lỏng lẻo, là gánh nặng nhất cho biên chế và ngân sách.

Từ là bạn dân trên khẩu hiệu, công an đã trở thành những người xa lạ, nhạt nhẽo, dân không muốn gần, những kẻ nhũng nhiễu, áp bức, quấy quả, làm tiền, gây tai họa cho người dân lương thiện trong cuộc sống hàng ngày. Không phải ngẫu nhiên mà người dân bình thường coi công an là ‘’ tai họa cho dân ‘’, là thế lực cậy quyền thế để áp bức, gây chuyện, móc túi, làm tiền. Lẽ ra Công an phải đứng về phía người dân lương thiện chống kẻ xấu, kẻ ác, kẻ tham trong xã hội thì trong phần lớn trường hợp họ lại bao che, bảo vệ, về hùa với kẻ xấu làm hại người ngay, gây nên không biết bao nhiêu đau khổ, oan khiên, uất ức trong dân chúng.

Trong con mắt nhân dân, lực lượng công an là một loại kiêu binh vô giáo dục, hãnh tiến, được nuông chiều quá đáng và đang lộng hành khắp nơi. Các gia đình và thanh niên đút lót để tránh vào quân đội theo nghĩa vụ, chạy chọt để vào ngành hay trường Công an, coi đó là cách tiến thân thuận lợi dễ dàng nhất, kiếm chác nhanh và chắc nhất theo động cơ cá nhân chủ nghĩa. Xã hội bệ rạc thêm từng ngày.

Những năm gần đây Công an có những bước suy đồi nghiêm trọng và tệ hại ghê gớm, đó là ngày càng hung hãn trong việc đàn áp các công dân yêu nước chống bành trướng, mạnh tay đánh đấm, đá, giẫm đạp, bẻ quẹo tay những người đòi dân chủ, dân quyền, bất kể cụ già 70 tuổi, phụ nữ yếu đuối, em bé 3, 4 tuổi, hay người ốm đau. Chúng còn thông đồng vói bọn du côn, đầu gấu, lưu manh hung hãn để cùng đàn áp dân lành, chửi bới nhân dân bằng lời lẽ tục tĩu như bọn đầu đường xó chợ, gây thương tích có khi nặng và gây thương vong trong không ít trường hợp.

Hiện nay, trong nước và ngoài nước, ai cũng thấy rõ sự tha hóa của ngành Công an VN đã đến độ xã hội không còn chịu nổi.

Toàn xã hội đã lên tiếng báo động, đòi hỏi Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ, Quốc hội khóa XIV…phải nhìn cho rõ tình hình nghiêm trọng đến mức nào để chấn chỉnh gấp, giáo dục lại toàn bộ lực lượng Công an từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới.

Nếu Tổng bí thư vẫn ‘’lú’’, Bộ Chính trị vẫn ù lỳ, Quốc hội vẫn vô cảm, thì các tổ chức xã hội dân sự hãy cùng nhau trao đổi, kịp thời phổ biến các hành động bạo lực của ngành công an, qua các bài viết, đơn tố cáo, hình ảnh sống động như cảnh Công an bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý giữa phiên tòa, cảnh Công an đạp giày lên mặt thanh niên, cảnh các tử thi công dân chết trong đồn Công an với thương tích rõ ràng, cùng tên tuổi những kẻ phạm tội…

Phổ biến thật rộng bài hát “Anh là ai?” của nhạc sỹ Việt Khang chất vấn Công an cũng là việc cần thiết có tác dụng.

Hãy trưng ra khẩu hiệu: “Công An là bạn dân như thế này ư”, “Công an là bạn hay là Tai họa cho Dân?’’. Chúng ta hãy mở một đợt tuyên truyền về ngày Liên Hợp Quốc đã lấy làm “Ngày Quốc tế chống bạo hành của cơ quan Công an”.

-International Day against Police Brutality 15/3 được thực hiện hàng năm từ ngày 15/3 năm 1997.

Các bạn trẻ hãy sưu tầm và phổ biến “Công ước chống tra tấn của LHQ’’ – UN Convention against Torture, được thông qua tháng 12 / 1984, Việt Nam tham gia ký ngày 7/4/2013 và thông qua để thực hiện từ ngày 5/2/2015.

Theo nội dung hai văn kiện pháp lý trên, cơ quan Công an không được ép cung, mớm cung, xỉ vả, chửi bới vô lễ, đánh đập bằng dụng cụ hay tay chân, đấm đá …, người bị cáo phải được coi là vô tội cho đến khi có kết luận của tòa án xử công khai có luật sư và có tranh tụng theo luật. Những người phạm tội ở bất cứ ở cấp bậc nào cũng phải xét xử đúng theo luật định. Tư pháp trong nước không xử vì không có công tâm, không đánh tin cậy, công dân có quyền đưa ra một tòa án quốc tế, hay đưa ra Liên hợp Quốc.

Đã có thí dụ sống như Tòa án Tây Ban Nha đã nhận đơn để thụ lý của công dân Tây Ban Nha gốc Trung quốc kiện cựu Thủ tướng Lý Bằng về các bệnh viện TQ cưỡng bức cướp phủ tạng của phạm nhân Pháp Luân Công như gan, mật, thận, mắt để bán giá cao. Trung Quốc đang nao núng về chuyện này.

Một thí dụ nữa là cựu độc tài Chi Lê Pinochet đã bị bắt ở Anh quốc và bị giam tại Anh 500 ngày trong hai năm 1999 va 2000, ở nhà tù Anh về ‘’tội diệt chủng, khủng bố và tra tấn’’ do các công dân Chi lê gốc Anh và các công dân Tây Ban Nha khởi kiện, hắn được cho tự do vì ốm nặng, trở về Chi lê chết năm 2006. Khi 91 tuổi.

Năm 2015, đã có một số tên cai ngục hung tợn ở Nga và Rumani bị xét xử thêm về các tội tra tấn và mưu sát tù nhân thời xã hội chủ nghĩa bị tố cáo và xác minh, tuy có tên nay đã 92 và 89 tuổi, vẫn không thoát tội, vì nhân dân có trí nhớ rất lâu và rất chính xác.

Các việc làm trên đây chắc chắn sẽ răn đe kẻ xấu và ác, hạn chế các hành động hại dân hại nước, đánh thức lương tâm một số kẻ vẫn còn biết tự trọng cũng như gia đình, bố mẹ, vợ chồng con cái họ, bảo vệ cuộc đấu tranh chính nghĩa và các cuộc biểu tình xuống đường của công dân ta ngày càng đông đảo và kiên cường.

“TÂM SỰ CỦA MỘT VIỆT KIỀU”

“TÂM SỰ CỦA MỘT VIỆT KIỀU”

Tác giả Huỳnh Vũ:

Tôi không bênh vực những tiếp viên hàng không bằng lý do ngô nghê là họ phải đút lót để đựơc có việc làm trong Air VN nên họ phải buôn lậu chuyển hàng ăn cắp để gỡ vốn.

Tôi thực sự thương hại họ, vì “Quít trồng Giang Nam thì ngọt, trồng Giang Bắc lại chua

Ngay khi chào đời, họ đã bị sinh ra trong một bệnh viện “ăn cắp“, khi lớn lên, họ lại đi học trong những trường học “ăn cắp”, giáo sư “ăn cắp” công trình trí tuệ của người khác, học sinh, sinh viên “ăn cắp” bảng điểm, “ăn cắp” bằng cấp bằng phong bì.

Khi bắt đầu bước vào xã hội, bước đầu tiên, họ đã bị lãnh đạo “ăn cắp” tiền đút lót để được có việc làm, nên họ phải tiến vào quĩ đạo ăn cắp, họ ăn cắp dự án, ăn cắp đất của nông dân, họ ăn cắp tiền phạt giao thông, họ ăn cắp sinh mạng của người dân bằng tra tấn, nhục hình.

Vì vậy , khi tôi nhìn thấy những cô ca sĩ, hoa hậu, người mẫu, vênh váo khoe khoang quần áo, túi xách, giầy dép hàng hiệu, xe khủng , nhà khủng, tôi thương hại họ quá, họ cũng bị “ăn cắp” trinh tiết, bị “ăn cắp” phẩm giá, anh ạ . Tôi có con gái, và con gái tôi may mắn, được giáo dục tại trường học phân biệt điều phải, điều trái, được tôn trọng nhân phẩm.

Khi về VN, nhiều lần, xe người bạn chở tôi đi, bị công an thổi còi, rồi công an vòi vĩnh, xòe tay cầm tiền hối lô. Tôi rơi nước mắt, họ còn nhỏ tuổi hơn con trai tôi. Con trai tôi có công ăn việc làm, nuôi con cái bằng chính sức lao động của mình, dạy con, làm gương cho con bằng chính nhân cách của mình. Những người công an trẻ đó cũng bị “ăn cắp” lương tâm?

Khi những người công an, đánh người, giết người, họ được bố thí trả công bằng vài bữa ăn nhậu, chút đồng tiền rơi rớt.

Khi những phóng viên, bẻ cong ngòi bút, viết xuống những điều trái với lương tâm, sự thật để được bố thí trả công bằng những nấc thang chức vị, những đồng lương tanh tưởi, nhà văn Vũ Hạnh đã gọi đó là “Bút Máu“.

Khi những quan tòa, đổi trắng thay đen, cầm cán cân công ly có chứa thủy ngân như trong truyện cổ Việt Nam, họ cũng bị “ăn cắp” nhân tính mất rồi.

Trong xã hội, toàn là “ăn cắp”, vậy thì kẻ cắp là ai? Ai cũng biết, nhưng giả vờ không biết, Vì văn hóa “giả vờ” là đồng lõa cho xã hội ăn cắp.

Cán bộ lãnh lương 200 đô la một tháng, xây nhà chục triệu nhưng “giả vờ” đó là công sức lao động tay chân và trí tuệ hay quà tặng của cô em “kết nghĩa”. Tôi muốn xin cô em đó cho tôi được làm “con kết nghĩa ” của cô ta quá. Thế mà có những lãnh đạo, ủy viên Trung Ương Đảng, Đại biểu Quốc Hội, Ban Nội Chính, UỶ Ban Diều Tra, Quan Tòa “Thiết Diện Vô Tư”, Phóng viên Lề phải, Thành Đoàn, Quân Đội Nhân Dân, Chiến sĩ Công An, Trí thức Yêu Nước, Việt Kiều Yêu Nước sẽ sẵn sàng giả vờ tin vào quà tặng của “cô em kết nghĩa” đó!

Còn có thể trong tương lai, sẽ có nhiều quan chức sẽ nhận được nhà khủng, quà tặng của ông anh kết nghĩa, bà chị kết nghĩa, ông bố kết nghĩa, ông cố nội kết nghĩa, khi không tìm ra con người nữa, sẽ tiếp theo con chó kết nghĩa, con trâu kết nghĩa…….

Công chúa mặc áo đầm hồng ưỡn ẹo trên đôi giày cao gót hồng đi thị sát công trường xây dựng, theo sau là một đoàn chuyên viên già tuổi tác, thâm niên công vụ, nhưng ai nấy vui vẻ, hớn hở, giả vờ công chúa là một chủ tịch tài năng thiên phú, không cần đi học, không cần kinh nghiệm.

Thượng bất chính, hạ tắc loạn.

“Thanh tra, thanh mẹ, thanh gì?
Hễ có phong bì thì Nó “Thank you”

Tôi buồn lắm, có đôi khi quá tuyệt vọng, tôi tự hỏi, mình có nên quên mình là người VN như con đà điểu vùi đầu trong cát, như quả chuối ngoài vàng, trong trắng, vì tôi yêu nước Mỹ quá rồi. Nước Mỹ chưa, và có lẽ không bao giờ hoàn hảo, nhưng ở đây, ít nhất không ai có thể “ăn cắp” lương tâm, phẩm giá và nhân tính của tôi. Tôi được sống như một “CON NGƯỜI” không phải chỉ “giả vờ ” “làm người” đang sống.

Con cá, chủ nghĩa dân tộc với những lằn roi

Con cá, chủ nghĩa dân tộc với những lằn roi

Tuấn Khanh

7-6-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong phút chốc, con cá ở Việt Nam trở thành một hình tượng mang tính cấm kỵ. Từ cuối tháng 4, khi khu công nghiệp luyện thép Formosa, Hà Tĩnh, đầu độc biển Việt Nam và quan chức các cấp của chính phủ bày tỏ một thái độ che đậy đến kỳ cùng, con cá bỗng nhiên trở nên là một thứ dễ khích động cảm giác của người dân. Vì vậy, trong danh sách của muôn vàn thứ khác bị điểm danh, con cá bị chụp ảnh, lăn tay và đánh số như một tội phạm mới mẻ.

Trong tạp chí Đẹp số tháng 6/2016, diễn viên Hứa Vĩ Văn được mời chụp ảnh với chiếc áo có hình con cá. Thế nhưng sự tinh ý trước thời cuộc của những người kiểm duyệt, họ đã biến con cá thành con ốc. Dĩ nhiên, lý do ngụy trá ấy là “cho đỡ phần nhạy cảm”.

Sự kiện này làm tôi nhớ lại xiết bao, hơn 10 năm làm báo của mình trong hệ thống truyền thông nhà nước, mà cách kiểm duyệt – hay nói đúng hơn là sự sợ hãi dẫn đến điểm trung thành hèn hạ của rất nhiều người có chức vụ, khiến đời sống luôn trở thành những diễn tiến thô bỉ qua lưỡi hái kiểm duyệt.

Nhà thơ lừng danh người Nga Yevgeny Yevtushenko, từng cay đắng nói rằng “Khi sự thật bị thay bằng im lặng, sự im lặng đó chính là lừa dối” (When truth is replaced by silence, the silence is a lie). Dù là một tài năng vượt bậc của nước Nga thời Cộng sản, nhưng kể từ khi có ý kiến minh bạch về cuộc đời, về bạn bè mình, ông bị trục xuất khỏi Viện văn học Liên bang Xô Viết vì tư tưởng “chủ nghĩa cá nhân” vào năm 1956. Trong khoảng thời gian từ 1963 đến 1965, Yevtushenko bị cấm xuất cảnh vì dám mở lời khen ngợi Boris Pasternak, cũng như vì quan điểm chính trị của ông. Tên ông cũng bị đục khỏi báo chí Nga Sô, kiểm duyệt không khác gì những con cá vô danh của Việt Nam.

Quả thật, khi người ta im lặng, hay sự im lặng được diễn đạt bằng cách nói vòng vo, hăm dọa… đó cũng chính là dấu hiệu của sự lừa dối.

Cũng như những lời cấm kỵ về nhiều thứ mà trước nay không hề có văn bản chính thức nào, con cá Việt Nam trở thành tội phạm. Mọi ngày trong thành phố, những ai mặc những chiếc áo có hình cá, vẽ lên mặt một con cá hoặc diễn đạt một hình thức nào đó, có khái niệm cá, đều bị các thành phần an ninh chìm, lực lượng áo xanh, áo cứt ngựa nhìn ngó như kẻ thù. Không ít những người trong đó bị bắt giữ, đánh đập, ép nhận tội nào đó vu vơ cho thích hợp hoàn cảnh.

Năm 2014, trong tình hình giàn khoan HD981 của Trung Quốc kéo đặt gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bà Thế Thanh, cựu giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Sài Gòn, cho in một loạt áo thun có in chữ Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam để kêu gọi sự quan tâm của mọi người. Công an văn hóa đã đến gặp và yêu cầu bà nếu đã lỡ in rồi, thì không được phát tán rộng rãi nữa. Hôm sau, Anh H., một người làm việc trong báo Sài Gòn Tiếp Thị, vui mừng mặc chiếc áo đó đi làm. Vừa đi được một đoạn, anh bị 2 thanh niên to khỏe, ép xe chặn lại giữa đường và buộc phải cởi chiếc áo đó ra. Giằng co được một lúc, anh H. sợ trễ giờ làm nên phải quay về thay chiếc áo khác.

Một chương trình ca nhạc được dự định tổ chức để gom quỹ cho các gia đình các liệt sĩ Gạc Ma, với các bài hát đã cố làm làm nhạt nhẽo, bởi chỉ hát loanh quanh về biển, cũng bị người phụ trách kiểm duyệt ở Sở Văn hóa Thông tin Sài Gòn là Võ Trọng Nam từ chối, với lý do “nhạy cảm lắm”. Trong suốt 74 ngày giàn khoan HD981 ngạo nghễ trụ trên biển, những người tức giận với cách ngang ngược của Trung Quốc đã xuống đường phản đối. Kết quả là họ bị bắt, bị đánh, bị công an đến nhà sách nhiễu, triệu tập… với mục đích để làm giảm sự nhạy cảm – mà cần hiểu ở đây là nhạy cảm phiền lòng cho Bắc Kinh.

Trớ trêu thay, lòng yêu nước, chủ nghĩa dân tộc lại phải nhận những lằn roi. Trong lịch sử Việt Nam, đi qua mọi thời kỳ, việc vẫn tồn tại được quốc gia hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương suốt hàng ngàn năm dù vô vàn lần bị xâm lược từ nhiều phía, cũng chỉ bởi người Việt có được một tài sản trân quý vô giá, đó là chủ nghĩa dân tộc. Thật đau lòng khi hôm nay, mỗi ngày lại nhìn thấy lòng yêu nước, con người với chủ nghĩa dân tộc sôi sục từ ngàn năm trước truyền lại, vẫn không từ nan để dấn thân, mỗi ngày lại nhận những lằn roi càng nặng nề thú tính hơn.

Chủ nghĩa dân tộc là hành trang không ai bị bắt phải mang vác. Nhưng nếu là người của một quốc gia, nếu không có chủ nghĩa dân tộc chảy trong dòng máu,  ắt phận người chỉ là kẻ ăn bám, trục lợi, vong bản hoặc lưu cư cho một âm mưu. Đâu ai buộc Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng. Nguyễn Thái Học… phải chọn hy sinh thân mình vì những người không quen biết, vì những bờ cõi của tổ quốc mà họ chưa hề đặt chân đến. Thậm chí, Trương Công Định còn quyết liệt tuyên bố vào năm 1862, về một chế độ đã chấp nhận đầu hàng và thuận làm kẻ dưới của ngoại bang, rằng “Triều đình không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta”.

Chủ nghĩa dân tộc cuộn trào trong dòng máu, khiến mỗi con người chỉ cần biết yêu cuộc sống và đất nước này thôi, cũng đã lẫm liệt, vượt lên mọi thứ quan lại với bổng lộc và những lời xảo trá.

Tháng 4/2016, tôi có nhận lời thiết kế giúp cho một chiếc áo thun, giúp cho một phong trào kêu gọi ý thức tiết kiệm nước ở nông thôn miền Tây. Áo sẽ phát cho nhiều sinh viên tham gia mặc trong ngày vận động về bảo vệ nguồn nước trong tình trạng hạn, mặn. Bản logo thiết kế in áo, tôi viết khẩu hiệu “Giữ nước như người miền Tây”, sau khi đưa đi cho ban giám đốc một trường đại học duyệt, đã bị đổi lại vô cùng đơn điệu là “Hãy tiết kiệm nước”. Khi dò hỏi, tôi ngẩn người khi biết được một vị trí thức, có chức có quyền, nói rằng “nghe giữ nước có vẻ nhạy cảm quá”.

Từ Hoàng sa, Trường sa rồi đến con cá, đến nguồn nước… những gì của quê hương này cứ như đang tuột dần ra khỏi bàn tay nắm tuyệt vọng của ý thức dân tộc. Hôm nay, đến “giữ nước” mà đã là nỗi sợ hãi của người có học thuộc chính quyền, thì mai sau, dân tộc này sẽ về đâu?

Tháng 5/2016, tôi nhìn thấy trên mạng xã hội, những thanh niên khỏe mạnh được chính quyền nuôi dạy, bịt mặt, giấu mình trong đám đông và xông vào đánh đập dã man những người biểu tình, chỉ vì họ đòi minh bạch một môi trường sống của những người cách xa họ cả ngàn cây số. Những người bịt mặt đó, nghiến răng, hét vào bộ đàm “ĐM, đập chết mẹ tụi nó”.

“ĐM, đập chết mẹ tụi nó”. Mẹ của ai? Mẹ của những người yêu nước? Mẹ của những người đã thề không phản bội quê hương này cần phải bị đập chết?

Trong các lý luận về sự hình thành các nhà nước. Chủ nghĩa dân tộc là đối trọng gay gắt với chủ nghĩa cộng sản mà Karl Marx đề ra. Bản chất của thuyết Karl Marx là dựng một nhà nước từ sự phân hóa giai cấp và cai trị, không cần phân biệt gì khác. Còn Chủ nghĩa dân tộc dựa trên tinh thần quốc gia và giống nòi để hình thành nhà nước phục vụ. Hôm nay, những lằn roi đang giáng xuống ở Việt Nam, có phải là chỉ dấu của sự xung đột đến hồi khốc liệt giữa Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa dân tộc?

Có thể những thanh niên yêu nước xuống đường hôm qua và hôm nay rồi cũng sẽ chết một ngày nào đó trong cuộc sống rất đỗi phù du này. Nhưng trước họ, những người mẹ miền Trung cũng mòn mỏi chết với bờ biển đầy chất độc ngoại bang. Cá giẫy chết. Người thoi thóp. Những lằn roi hận thù tự dàn dựng vào cá-vào đảo-vào biên giới-vào ý thức-vào người cứ quất vào lịch sử đất nước này, có phải là những cú tát như cơ hội để người người cùng sực tỉnh, rằng, nếu không có ý thức về đất nước, tổ tiên, dân tộc, như những con cá vô danh vô định, mai này rồi chúng ta sẽ trôi dạt về đâu?

Hoa Kỳ lại “đi đêm” với Hà Nội

Hoa Kỳ lại “đi đêm” với Hà Nội

Nguyễn Dư (Danlambao)  Những người làm chính trị hoặc theo dõi chính trị trong giai đoạn gần cuối của hiệp định Paris năm 1973 chắc không ai mà không biết đến hai chữ “đi đêm”. Đi đêm là tiếng lóng mà Dinh Độc Lập thường dùng để ám chỉ sự mờ ám và khuất tất của hai nhân vật chủ chốt trong Hiệp định Paris: ông Henry Kissinger và Lê Đức Thọ.

Người ta kể rằng: trong giai đoạn cuối, trước và sau khi Hoa Kỳ ép ông Thiệu ký vào bản hiệp định nhượng bộ, người của bộ ngoại giao Hà Nội và ông Kissinger thường hay lui tới những nơi vũ trường, nhà hàng vào những đêm cuối tuần để tiệc tùng ăn chơi. Họ thương lượng, ngã giá trên sự đau khổ, mất mát, rồi bán đứng luôn người lính Việt Nam Cộng Hòa và người dân miền Nam Việt Nam sống trong giai đoạn đó; chưa kể hơn năm mươi tám ngàn quân lính Mỹ đã hy sinh. Rồi hơn hai năm sau thì Sài Gòn sụp đổ, là chuyện đương nhiên phải đến. Có thể, đến bây giờ chắc người Mỹ nhận ra rằng bỏ rơi đồng minh miền Nam Việt Nam và rút quân khỏi Philippines là một sai lầm lớn về chiến lược ở Đông Nam Á chăng?

Lần này ông tổng thống Mỹ lại… đi đêm bằng chuyên cơ đến Hà Nội, là có một sự sắp xếp và tính toán trước trong nhiều năm giữa hai bên. Hà Nội đón tiếp tổng thống Mỹ trong sự dè dặt và im lặng của tiếng đại bác thường dành cho các nguyên thủ quốc gia, nhất là một quốc gia có thể nói là đứng hàng đầu thế giới. Rồi với bộ mặt sáp cứng đờ và cặp mắt láo liên của Trần Đại Quang ra vẻ như lạnh nhạt, mất tự nhiên làm cho người ta có cảm tưởng khách chủ động đến hơn là nước chủ nhà mời. Người Mỹ không cần đòi hỏi nghi thức đón tiếp danh dự trong cách thức ngoại giao. Cái mà họ cần là quyền lợi chiến lược của họ to lớn hơn nhiều trong tương lai mà quốc gia họ hướng tới.

Qua cách thức ngoại giao, làm cho người ta biết thêm là có một sự thỏa thuận ngầm. Cộng sản Việt Nam sợ cộng sản Trung Quốc giống như thỏ sợ sói. Sợ đến nỗi phải tránh né, không dám gọi đúng tên! Và trong chuyến đi này, ông tổng thống Mỹ cũng bóng gió, nhưng không đích danh chỉ trích Trung Quốc. Không sợ sao được khi mà nếu có xung đột xảy ra giữa Trung Quốc với Việt Nam, đặt trường hợp có đầy đủ vũ khí tối tân trong tay, nhưng đối đầu với Trung Quốc trong lúc này thì cũng giống như lấy trứng chọi đá. Việt Nam sợ mất lòng Trung Quốc trong lúc thế cô, sức yếu; đồng thời muốn đi đêm với Mỹ để được nhìn nhận làm đồng minh và được che chở.

Còn một cái mà họ sợ nữa là sợ… nhục. Sợ nhục với người lính Quốc gia, người miền Nam; và đến bây giờ thì họ lại sợ nhục với cả một dân tộc mà họ đang lãnh đạo. Đối với cộng sản, việc trở cờ theo Mỹ là một nỗi nhục của lịch sử, là một cái nhục cho những thế hệ mai sau.

Lần này người Mỹ lại “đi đêm”, bán đứng những người hoạt động về dân chủ, nhân quyền chỉ vì quyền lợi nước Mỹ. Tại sao phải gọi là “bán đứng”. Bởi lẽ, trước đây chính quyền Mỹ lúc nào cũng đưa ra điều kiện về nhân quyền, đặt lên hàng đầu với nhà cầm quyền Việt Nam: muốn bãi bỏ cấm vận vũ khí thì trước tiên phải tôn trọng nhân quyền. Đùng một cái tổng thống Mỹ tuyên bố bãi bỏ cấm vận vũ khí, và có thể trong tương lai sẽ đi đến hợp tác quân sự giữa hai bên. Không phải đơn phương mà người mỹ dễ dàng quyết định như thế, mà là có sự cân nhắc, có thăm dò và có chuẩn bị ngầm từ nhiều năm qua.

Qua một thời gian dài, Hà Nội bị Trung Quốc đè đầu cỡi cổ, người Mỹ nắm rõ điều đó cho nên trong lúc này là đúng thời điểm, tổng thống Mỹ đến Việt Nam khơi dậy lòng yêu nước dân tộc là thượng sách và cũng để người cộng sản nhận ra đâu là bạn đâu là thù. Qua cách đón tiếp, chào đón của người dân Sài Gòn – Hà Nội thì đã trả lời rõ ràng với người Mỹ điều đó.

Điều kiện về nhân quyền hay giải quyết những tồn đọng trong chiến tranh của người Mỹ, hai bên đặt ra chỉ là một bước để hai nước cựu thù tiến lại gần nhau; để thăm dò và có thể đi thêm những bước tiếp theo; đến khi đạt được mục đích chung thì những cái đó trở thành thứ yếu. Nhưng chúng ta điều biết, khi mà cộng sản đạt được những gì trên bình diện ngoại giao có lợi, thì họ nuốt lời cam kết rất dễ dàng; đôi khi cũng thực thi những cam kết cầm chừng chỉ để qua mắt thiên hạ mà thôi.

Cái hơi hướng của việc “đi đêm” còn làm cho người ta dễ nhận ra thêm nữa là lời phát biểu đại khái của tổng thống Mỹ: “Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự chủ và không một quốc gia nào có thể áp đặt ý chí của họ lên các bạn hoặc quyết định số phận của các bạn”. Tức là phải hiểu ngầm rằng người Mỹ sẽ không “áp đặt ý chí của họ”, không can thiệp vào chuyện nội bộ của mỗi quốc gia; số phận (về nhân quyền) của các bạn phải tự quyết định. Thế thì tại sao trước đây người Mỹ lại can thiệp, “áp đặt ý chí của họ” lên Hà Nội về nhân quyền mà giờ đây lại phớt lờ?! Lời lẽ, đại ý của ông tổng thống Mỹ trong câu nói này, các nhà ngoại giao Hà Nội cũng thường sử dụng để trả lời về nhân quyền khi có bất cứ một quốc gia nào muốn chỉ trích, chất vấn họ vi phạm.

Hà Nội biết Mỹ cần Cam Ranh hơn là điều kiện về nhân quyền, cho nên đã có sự thỏa thuận ngầm giữa hai bên. Thế thì họ đàn áp những người đấu tranh cho nhân quyền thậm tệ mà bất cần đến liêm sỉ trước mặt người Mỹ và quốc tế đang hướng về Việt Nam theo dõi trong chuyến đi này của tổng thống Mỹ là chuyện đương nhiên. Và rồi đây Mỹ sẽ không còn can thiệp “áp đặt ý chí của họ” lên nhà cầm quyền Việt Nam nữa!

Việc thả cha Lý, một người tù nổi tiếng về vi phạm nhân quyền của Hà Nội là một màn kịch ngoại giao “rửa mặt”, phô trương tính cách nhân đạo rẻ tiền, không thuyết phục được ai bởi vì cha Lý không còn bao lâu nữa cũng sẽ mãn hạn tù.

Người dân ai cũng biết, cộng sản Việt Nam hiện thời nợ như chúa chổm, thế thì tiền đâu cho họ mua vũ khí trang bị đủ để chống lại Trung Quốc?

Có thể Hà Nội chọn Mỹ làm đồng minh trong lúc này, sẽ đặt ra điều kiện với người Mỹ khác hơn ngày xưa Mỹ là đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa.

Người cộng sản thường hay luận rằng: “Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền”. Đúng, thế cho nên nếu có hợp tác với Mỹ thì cùng lắm cho mướn quân cảng Cam Ranh để đổi lấy vũ khí chứ không để “mất chủ quyền”. Và người Mỹ cũng đã học được bài học lịch sử từ quá khứ: Can thiệp sâu, đổ quân vào miền Nam Việt Nam là một việc làm sai lầm, sa lầy về chính trị. Người Mỹ không chiếm lãnh thổ hay đất đai của bất cứ một quốc gia nào cả; khác với ông “bạn vàng” của Hà Nội xa lắm.

Nguyễn Dư

danlambaovn.blogspot.com

NHỮNG ĐỨC TÍNH TỐT VÀ XẤU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

NHỮNG ĐỨC TÍNH TỐT VÀ XẤU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

 Một dân tộc tự nhận mình có toàn những đức tính tốt, không có đức tính xấu – là một dân tộc sống trong ảo tưởng. Mà một dân tộc sống trong ảo tưởng thì sớm muộn gì cũng suy thoái hoặc bại vong.

Có thể nói không có một dân tộc nào trên trái đất này gồm tòan những đức tính tốt.

– Chẳng hạn người Nhật. Họ có thể có rất nhiều đức tính tốt, nhưng một đức tính xấu không thể phỦ nhận đó là người Nhật khó chơi, khó có thể hòa hợp với các chủng tộc khác. Họ sống khép kín chứ không cởi mở như người Việt Nam.

– Người Do Thái vì quá thông minh cho nên ” ăn người “, không chịu nhả ra. Chính vì thế mà bị người ta ghét. Ăn thì phải nhả ra, tức phải chia xẻ với người khác thì mới lâu bền.

– Người Pháp có thể cái gì cũng tốt cả nhưng quá kiểu cách, nặng tự ái cho nên tụt hậu so với Đức, Mỹ, Nhật là những nước trước đây thua kém Pháp.

– Người Mỹ có thể cái gì cũng tốt cả – nhưng quá phóng túng và không dạy luân lý, đạo đức trong học đường. Có thể đây là nguyên do khiến xã hội Hoa Kỳ từ từ băng họai .

– Còn Trung Hoa? Tại sao một đất nước đã sản sinh ra những nhà tư tưởng vĩ đại như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Lão Tử, Trang Tử, Bách Gia Chư Tử ..lại có qúa nhiều bạo chúa, đàn bà hung ác, dâm lọan làm suy sụp đất nước và làm khổ con người? Phải chăng người Tàu có một “căn bệnh trầm kha” gì đó mà chúng ta chưa biết?

– Còn Việt Nam mình thì sao?

Trong chiều hướng để dân tộc và đất nước cùng tiến lên, tôi thử phân tích xem người Việt chúng ta có những đức gì TỐT và những đức tính gì XẤU. Trong bài hát “Việt Nam! Việt Nam!” Nhạc sĩ Phạm Duy có giấc mơ vĩ đại là một ngày nào đó dân tộc Việt Nam sẽ đem “Lửa thiêng soi tòan thế giới” .

Tôi cũng mong dân tộc mình có ngày như vậy. Nhưng ngày đó chưa đến.Muốn nó đến thì chúng ta, dân tộc Việt Nam phải nhìn lại mình xem cái tốt thì giữ gìn, phát huy. Cái gì xấu thì bỏ đi. Người có trí tuệ là người thấy mình có lỗi và sửa chữa.

Một dân tộc hay một cá nhân sẽ mãi sống trong ảo tưởng và u tối khi tự ru ngủ mình bằng những giá trị mà mình hoặc dân tộc mình không có.. Sau đây là những đức tính Xấu và Tốt của người Việt Nam.

Theo Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ thì người Việt có các tố chất cơ bản sau:

1. Cần cù lao động, nhẫn nại, chịu đựng trong mọi hòan cảnh khó khăn song dễ thỏa mãn.

2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.

3. Khéo léo, bắt chước giỏi, nhanh, dung hợp được cái hay của người song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).

4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.

5. Hiếu học, biết quý trọng giáo dục, người trí thức, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, người Việt học tập không phải chỉ vì kiến thức (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).

6. Thích làm chủ, xởi lởi, chiều khách, song không bền.

7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).

8. Gia đình đùm bọc, che chở, bảo vệ lẫn nhau.

9. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.

10. Yêu nước nồng nàn. Khi có ngọai xâm sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Tôn thờ và quý trọng người hy sinh vì đất nước.

11. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu cục làm mất đại cục.

12. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).

Những Đức Tính Xấu:

– Đánh giá của Phan Bội Châu
:

Hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả, đó là điều rất ngu thứ nhất.

Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bễ những sự nghiệp đáng làm, đó là điều rất ngu thứ hai.

Chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần, đó là điều rất ngu thứ ba.

Thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung, đó là điều rất ngu thứ tư.

Biết có thân mình nhà mình mà không biết có nước, đó là điều rất ngu thứ năm.

Dân được cường thịnh là nhờ có sự nghiệp công ích. Nay những việc đó, người nước ta đều không thể làm được. Hỏi vì sao không làm được, thì nói là vì không có tiền của. Sở dĩ không có tiền của là vì đã tiêu phí vào những việc vô ích xa hoa rồi.

– Đánh giá của Phan Châu Trinh

Dân tộc nước Nam, trên lịch sử, có hai đặc tính cực đoan phản đối nhau: một là đặc tính bài ngoại và ỷ ngoại; hai là đặc tính tự tôn và tự ti.
Hai đặc tính đó sẵn ở quốc dân, trong não mọi người.

-Đánh giá của Trần Trọng Kim

Người mình phần đông thường ranh vặt, quỷ quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi, bài bác chế nhạo.

Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh

Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ

-Đánh giá của Nguyễn Văn Vĩnh

Tính ỷ lại, tính ăn gian nói dối, thói ăn uống thành nợ miệng,

Tính bán tín bán nghi, thói đồng bóng, tính vay mượn kém sáng tạo,

Tính cơ hội đục nước béo cò, thói “gì cũng cười”, tệ cờ bạc…

Thi sĩ Tản Đà trong bài thơ Mậu Thìn xuân cảm viết năm 1932 đã nhận xét về xã hội Việt Nam:

“Dân hai nhăm triệu ai người lớn ?

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”.

Những Đức Tính Xấu Khác:

1. Đi trễ, không tôn trọng giờ giấc:

“Không ăn đậu, không phải là Mễ.

Không đi trễ, không phải Việt Nam”.

2. Hay nói dối, hoặc nói dối quanh.

3. Hay biện minh (tại, bị) thiếu tinh thần trách nhiệm.

4. Thích nói xấu người khác, chen vào chuyện người khác (ngồi lê đôi mách), ghen tị vì không muốn ai hơn mình.

5. Không tôn trọng của công.

6. Thù dai.

7. Thích ai thì bốc lên tận mây xanh, ghét ai thì dùng mọi lời lẽ để lăng nhục, sỉ vả, chửi bới người ta. Thiếu thận trọng về ngôn ngữ. Thiếu tinh thần vô tư.

8. Khó lòng hùn hạp, khó làm ăn chung vì ai cũng muốn thủ lợi riêng.

9. Vô kỷ luật.

10. Vì chỉ biết có gia đình mình, dòng họ mình cho nên lơ là việc chung.

11. Lòng tham : Đã có 1 thì muốn có 2, có 2 thì muốn có 20, khi có 20 thì muốn có 200… Lòng tham ấy, đam mê ấy như 1 thứ ma túy. Thứ ma túy ấy vượt lên trên cái đạo đức, trên cả đồng loại để con người đứng sang một chiến tuyến khác đối lập với nhân dân, dùng nhân dân làm vật nuôi cho chính lòng tham của mình…

12-Ham tiền – Hiếu danh – Coi thường danh dự – Vô cảm và hèn nhát – Coi nhẹ ý nghĩa “đồng bào”.

Anh chị Thụ & Mai gởi

TRUY TÌM THỦ PHẠM

TRUY TÌM THỦ PHẠM

Nguyễn Đình Cống

6-6-2016

Mác - Ăng ghen 2016: Sau 1 thế kỷ thất bại, chẳng chứng minh được điều gì cả. Ảnh: internet

Về thảm họa môi trường biển, gần đây có các thông tin: Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết việc xác định nguyên nhân cá chết còn liên quan tới xác định thủ phạm gây ra nguyên nhân đó. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng còn nêu: Trong quá trình điều tra, quan điểm của Thủ tướng chỉ đạo nếu phát hiện tổ chức và cá nhân nào vi phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và không loại trừ bất cứ tổ chức và cá nhân nào.

Tôi hết sức hoan nghênh những ý kiến trên đây và tỏ ý nghi ngờ. Liệu nói được như thế nhưng có dám làm như thế không. Ai làm. Có bao nhiêu lực lượng hùng mạnh đang cản trở việc làm đó, liệu cái tổ chức và cá nhân nào vi phạm mà đứng trên Thủ tướng, trên cả pháp luật thì làm sao đây.

Nhân đây tôi xin bàn thêm về việc truy tìm thủ phạm. Mà không phải chỉ riêng thủ phạm vụ biển Miền Trung. Trên đất nước này từ rừng núi, khe suối, đồng bằng, sông biển, chợ búa, trong mỗi làng xóm, trong mỗi ngõ phố… đâu đâu cũng đầy thảm họa về cả vật chất và tinh thần. Nếu không nhanh chóng tìm ra để xóa bỏ từ nguyên nhân, để loại bỏ thủ phạm, để tìm cách khắc phục và ngăn ngừa thì sẽ để lại cho con cháu một di sản tan hoang. Khi chúng ta chỉ vì sợ hoặc vì muốn yên thân mà khoanh tay, bịt miệng, nhắm mắt, để bọn âm mưu diệt chủng liên kết với bọn tay sai thi hành mưu kế hiểm độc thì rồi không biết con cháu chúng ta có tồn tại và khắc phục được không và chúng sẽ oán hận chúng ta đến như thế nào. Tội lỗi của chúng ta để xẩy ra thảm họa cho dân, cho nước thật là lớn, không những đối với thế hệ hiện tại mà đối với cả tổ tiên và con cháu. Trong bài “Người Việt đang lặng lẽ cúi đầu chờ chết” (Trang Ba Sàm-8583, ngày 4/6), Lê Quang Trung đã chỉ ra người Việt đang có thể rơi vào trạng thái bị Tàu cộng âm mưu tiêu diệt dần dần.

Về vụ Formosa, Bùi Quang Vơm trong bài “Tội phạm Vũng Áng”, chỉ ra  thủ phạm quan trọng là các lãnh đạo CS như Vũ Kim Cự, Nguyễn Tấn Dũng. Liệu  hai người ấy đã phải là thủ phạm chính chưa, ngoài họ ra còn những ai nữa. Và rồi còn phải tìm thủ phạm chính trong tất cả các tai họa khác đang hàng ngày, hàng giờ giáng lên đất nước này, đổ lên đầu dân tộc này. Tôi muốn tìm cho ra thủ phạm trong từng vụ việc rồi khái quát hóa lên để tìm được thủ phạm chính của mọi tai họa.

Việc chứng minh sẽ từ từ, xin viết ngay kết luận đã tìm thấy: Thủ phạm chính mọi tai họa của dân tộc VN trong thời gian gần đây chính là sự lãnh đạo của đảng cộng sản (ĐCS), của những người chủ trương duy trì độc tài đảng trị theo chủ nghĩa Mac Lênin (CNML), đang cam tâm bám theo bọn bành trướng Trung quốc. Điều này tôi đã viết một phần trong các bài trước đây như “Đuổi hổ cửa trước rước sói cửa sau”, nguyên nhân gốc của nhiều tệ nạn…

Để khỏi nhầm lẫn và bớt tranh cãi, tôi xin viết rõ hơn một chút. ĐCS tự nhận là lãnh đạo toàn diện dân tộc VN, đạt nhiều thành tích vẻ vang, nhưng cũng mắc nhiều sai lầm khuyết điểm. Công lao, thành tích đảng đã nhận, vậy tai họa không được trốn tránh, đổ lỗi cho người khác. ĐCS nên ghi nhận và phổ biến câu của Nguyễn Du “Xét mình công ít tội nhiều” cho toàn đảng toàn dân chứ không phải như dân từng bêu riếu: “Mất mùa là bởi thiên tai. Được mùa nhờ bởi thiên tài đảng ta”. Công lao ĐCS đến đâu còn chờ lịch sử phán xét, còn tội thì phải chỉ ra ngay để toàn dân đều thấy.

Thực tình trước đây đã có một số người yêu nước tưởng nhầm, nghĩ rằng có thể theo chủ nghĩa cộng sản để xây dựng thiên đường trên hạ giới, mang lại tự do hạnh phúc cho nhân dân. Thế nhưng công cuộc thử nghiệm về CNCS đã thất bại thảm hại. Tuy cũng đang còn một số ít người còn ảo tưởng vào CS, nhưng tuyệt đại đa số nhân loại đã từ bỏ nó, đã lên án nó. Dưới đây tôi sẽ phân tích nguyên nhân nào dẫn dắt CS gây thảm họa cho dân tộc.

Thảm họa có 2 loại: Thiên tai và do con người (tạm gọi là Nhân họa). Về thiên tai, trong bài “Nghịch lý về tai nạn hạn hán ở Việt Nam” công bố ngày 20/3/2016 tôi có phân tích hạn hán là do Trời làm ra, còn tai nạn là do con người (vì ngu dốt, tham lam, vô trách nhiệm. Thiên tai là phổ biến trên thế giới, ở các nước dân chủ người ta đề phòng kịp thời, khắc phục nhanh chóng, có hiệu quả, còn ở những nước độc tài thì khắc phục chậm chạp, hậu quả nặng nề…). Tạm để Thiên tai lại, bài này bàn về nhân họa.

Ngày 26 tháng 4 tôi viết bài “Nguyên nhân gốc từ phía con người trong sự hủy hoại môi trường”, trong đó chỉ ra: Nguyên nhân về con người mới thật sự là cơ bản, mà hiện nay đang có nhiều mưu đồ tìm cách bưng bít hoặc xóa dấu vết. Thủ phạm nhân họa có 2 nhóm người chủ yếu. Nhóm 1 là bọn chủ mưu, lập ra, chỉ đạo các kế hoạch lừa đảo. Chúng bao gồm những kẻ có thủ đoạn và thường có nhiều tiền. Thủ đoạn chính là lừa bịp, gian xảo, tiền chúng kiếm được thường là bất chính. (Những người làm giàu bằng năng lực chính đáng không bao giờ tự giác gây ra tai họa hoặc lừa đảo con người). Nhóm 2 là những kẻ cho phép, tiếp tay, che dấu, đó là một số các quan chức CS từ cấp dưới đến Trung ương, có quyền thế ở trong các cơ quan của đảng và nhà nước. Đó là quyền lãnh đạo, quyền lập hoặc duyệt kế hoạch, dự án, quyền cấp phát tài chính, quyền kiểm tra kiểm soát, quyền ban phát bổng lộc, quyền cho hoặc không cho người dân làm một việc gì, quyền bắt bớ, kết tội v.v…

Tai họa từ nhỏ đến lớn xẩy ra hàng ngày, khắp nơi, làm nhân dân điêu đứng, làm đất nước kiệt quệ chính là do sự kết hợp chặt chẽ của hai nhóm người này để làm lợi riêng cho bản thân chúng. Nhóm 1 không phải chỉ có người trong nước, kể cả bọn xã hội đen, mà có thêm bọn tài phiệt nước ngoài. Nguy hiểm hơn là trong bọn chúng, ngoài những kẻ vì lợi trước mắt, còn có bọn Tàu bành trướng đang âm mưu hủy diệt dần dần dân Việt (lợi lâu dài). Tuy cả hai nhóm đều là thủ phạm, đều nguy hiểm, nhưng xét cho cùng bọn nhóm 2 nguy hiểm và quan trọng hơn. Theo nguyên lý cũng như theo luật pháp, hiến pháp các nước thì bọn nhóm 2 không được phép tồn tại.

Trong một xã hội dân chủ, văn minh, tiến bộ thì những người trong bộ máy chính quyền có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý xã hội phải lo làm tròn trách nhiệm để không xẩy ra các thảm họa cho dân, để giữ ổn định xã hội. Thế nhưng đau khổ thay cho dân Việt, một số không ít trong bộ máy đảng và nhà nước trở thành hoặc tham gia vào nhóm 2 dưới dạng chủ động hoặc bị động. Chủ động là móc nối, liên kết với nhóm 1, chia chác với chúng. Bị động là tuy không móc nối nhưng cố tình làm ngơ, để mặc cho bọn nhóm 1 hoành hành, nói chung là không chịu làm tròn nhiệm vụ vì nhiều lý do: lười nhác, không có năng lực, không có trách nhiệm, phải làm việc khác cấp thiết hơn nhiệm vụ chính (bóp nặn người khác để kiếm tiền bù vào vốn đã bỏ ra khi chạy chức…). Nếu không có bọn nhóm 2, nếu những người trong các cơ quan chính quyền đều làm tốt, làm tròn nghĩa vụ thì bọn nhóm 1 không dễ gì tác oai tác quái.

Vấn đề cần tìm là trong xã hội Việt Nam hiện giờ ở đâu sinh ra, ai nuôi dưỡng mà có lắm bọn nhóm 2 đến thế. Trước đây, hồi còn trẻ, tôi thường được dạy: “Những xấu xa, sai lầm là do bọn đế quốc, phong kiến tạo ra, để lại”. Bây giờ thì rõ ràng không phải như thế, đảng đã kết luận  chắc nịch là do “Cán bộ, đảng viên các cấp các ngành thoái hóa biến chất”. Hỏi tiếp: Với một đảng có truyền thống oai hùng như ĐCSVN, có vũ khí tự cho là sắc bén phê bình và tự phê bình, có CNML sáng chói dẫn đường, làm kim chỉ nam, luôn luôn đề cao việc học tập, tu dưỡng theo gương bác Hồ, mỗi lần đại hội, bất kỳ cấp nào cũng đều nêu cao khẩu hiệu sáng suốt lựa chọn người đủ tài đức, rồi bầu cử dân chủ đến thế là cùng, kết nạp đảng viên xét lý lịch mấy đời… Thế thì ở đâu ra cái bọn thoái hóa biến chất ấy. Chúng nó từ dưới đất chui lên chăng, từ bọn phản động Việt Tân cài vào chăng, là tàn dư của đế quốc phong kiến chăng. Không, không có đứa nào như thế cả. Tất cả chúng nó là sản phẩm tất yếu của CNML, của ĐCS, của đấu tranh giai cấp, của cách mạng vô sản, của chuyên chính và độc tài cộng sản, của chủ trương đất đai là của công, của đường lối dân chủ tập trung, lãnh đạo tập thể, của việc đặt đảng lên trên luật pháp, của sự mất dân chủ và dối trá trong bầu cử, của sự đàn áp tự do tư tưởng và ngôn luận.

Đảng CSVN rất tự hào về sự sáng suốt. Họ đã có nhiều mưu mẹo trong việc đánh đổ kẻ thù giai cấp, thu được thắng lợi trong chiến tranh, nhưng với chủ trương độc tài toàn trị vô sản chuyên chính họ đã phạm nhiều sai lầm trong quản lý xã hội, quan trọng nhất là tạo ra một đội ngũ quan chức mà phần lớn thiếu năng lực, kém liêm chính. Từ lãnh đạo cao cấp đến các quan chức cấp dưới, phần nhiều là bọn cơ hội, xảo trá, rất giỏi trong việc đấu đá nội bộ, lươn lẹo trong đường lối, hèn với giặc, ác với dân, giỏi xu nịnh, giỏi tạo ra thành tích dỏm, giỏi trong việc liên kết với bọn nhóm 1 để vinh thân phì gia, giỏi trong việc tuyên truyền dối tra, khuếch trương thành tích chiến tranh, giỏi trong việc che dấu âm mưu và tội ác, giỏi trong việc đàn áp dân chủ, trong việc lừa bịp bầu cử, nhưng cơ bản chúng là bọn tham, ngu và đểu. Tham nhất là tham quyền lực rồi đến tiền tài. Ngu nhất là không thấy được những tai họa khủng khiếp sẽ đến cho bản thân, gia đình, dân tộc. Đểu nhất là vừa ăn cướp vừa giảng đạo đức, vừa bịt miệng, trói tay người khác. Những tính cách ấy được sự độc tài toàn trị bảo lãnh. Nếu không giữ thật chặt độc tài, nếu mở rộng dân chủ thì nhân dân không bao giờ để cho bọn người có tính tham, ngu, đểu như thế thống trị lâu dài.

Thế những người tài giỏi, trung thực, liêm khiết của Việt Nam ở đâu? Họ làm gì mà để cho bọn cơ hội thao túng như vậy? Người tài giỏi của Việt Nam không hiếm nhưng sự cai trị của cộng sản đã làm cho họ không phát huy được. Một số bỏ ra nước ngoài theo các con đường chảy máu chất xám, một số bị đàn áp, hủy hoại, số còn lại chỉ lo giữ thân, một số ít tuy có trí tuệ và can đảm nhưng chỉ mới tạo ra được vài chú ý nào đó mà chưa thành lực lượng. Thực ra trong ĐCS, trong chính quyền cũng còn có những người chân chính, trong đó có một số người tài giỏi, trung thực, liêm khiết, đặc biệt là trong thời gian trước đây, đã có những người làm đến thủ tướng, ủy viên Bộ chính trị, ủy viên trung ương, Bộ thứ trưởng, tướng tá quân đội, nhưng những người như vậy phần lớn đã bị ĐCS vô hiệu hóa, bị loại bỏ, thậm chí bị tù đày, bị khai trừ vì họ trung thực, không xu nịnh, không dùng mưu ma chước quỷ. Có nhiều người một thời nhầm lẫn, trung thành với chủ thuyết cộng sản, cuối đời tỉnh ngộ ra thì đã muộn. Rất nhiều cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vì quá tin vào đảng, vào lãnh tụ mà không thấy được sự thật bị bưng bít, bị làm giả.

Riêng bọn nhóm 2, đặc biệt thời gian gần đây càng phát triển mạnh trong mọi tổ chức từ bé đến lớn. Sau hội nghị Thành Đô, CSVN càng tỏ ra hèn nhát, chịu lùi từng bước, chịu mất từng bộ phận đất đai, biển đảo và chủ quyền, chịu để cho Trung cộng thi hành những thủ đoạn hủy hoại môi trường và nòi giống.

Đấy, thủ phạm chính là đấy chứ đâu. Nhân dân VN đã thấy. Nhân dân có quyền yêu cầu ĐCS phải tự thấy mà thay đổi đường lối. Nhưng nếu ĐCS vẫn kiên quyết không thay đổi thì có lẽ nhân dân phải tìm con đường khác để tự cứu mình, cứu con cháu, cứu dân tộc.

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận xét về Trung Quốc và vấn đề biển Đông

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận xét về Trung Quốc và vấn đề biển Đông

Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ RFA
2016-06-06

000_BJ18Q.jpg

Từ trái sang: Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, tổng giám đốc và giám đốc điều hành của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược (IISS) John Chipman, và phó tham mưu trưởng của Trung Quốc Đô đốc Sun Jianguo trong một đối thoại Shangri-La 15 tại Singapore vào ngày 5 tháng 6 năm 2016.

AFP PHOTO

00:01/06:49

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Vấn đề Biển Đông lại trở thành đề tài nóng ở Đối thoại Shangri-la vừa kết thúc vào ngày hôm qua 5 tháng 6.

Việc đưa vấn đề Biển Đông ra bàn thảo như thế có hứa hẹn những chuyển biến tích cực gì cho tình hình tranh chấp lâu nay là nội dung cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc từ Sài Gòn ngày 3 tháng 6.

Gia Minh: Có thể đánh giá Trung Quốc đã thành công khi đặt những sự việc đã rồi không?

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: Tôi tán thành với anh. Năm 1974 khi Trung Quốc chiếm phần còn lại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước sự phản kháng mạnh mẽ của Việt Nam Cộng Hòa và một số nước nhưng rồi từ từ Trung Quốc cũng xác lập vùng chiếm đóng trên quần đảo Hoàng Sa đến nay hơn 40 năm.

Trong cuộc chiến ngăn chặn ảnh hưởng, sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông thì không thể một hai Shangri-la có thể giải quyết được.
– Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

Rồi vấn đề Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép 7 cụm đảo thuộc Trường Sa của Việt Nam xong biến chúng thành các đảo nhân tạo; Mỹ, Nhật cũng lên tiếng và Liên hiệp quốc cũng cảnh báo…; và việc tôn tạo đó cũng ‘là sự đã rồi’. Rồi tiến đến Trung Quốc đưa máy bay quân sự, đưa tàu và đưa các lực lượng dân sự chuyển đến sinh sống trên các đảo này thì cũng là sự đã rồi và cũng không thấy có sức mạnh nào kiềm chế hành động của Trung Quốc. Do đó Trung Quốc cảm thấy rằng quốc tế đã bất lực trước hành động của mình, vì Trung Quốc bao giờ cũng cho đồng tiền đi trước với lợi thế là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới. Do đó trong cuộc chiến ngăn chặn ảnh hưởng, sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông thì không thể một hai Shangri-la có thể giải quyết được mà đây là sự quyết tâm, sự đồng lòng của các siêu cường trên thế giới, của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Gia Minh: Mới ngày hôm qua (2/6), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình, cho biết vào ngày 9 tháng 6 tại Hạ Long sẽ có cuộc họp cấp cao ASEAN – Trung Quốc về việc thực hiện DOC (Tuyên bố các bên về ứng xử tại Biển Đông). Là một nhà nghiên cứu thì ông thấy có thêm một hoạt động như thế nữa sẽ có tín hiệu gì cho tình hình tại Biển Đông?

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: Nếu Trung Quốc đồng ý họp với ASEAN về Tuyên bố Ứng xử tại Biển Đông cũng chỉ nhằm hòa hoãn và kéo dài thời gian mà thôi. Còn COC (Bộ Quy tắc về ứng xử tại Biển Đông) thì tương lai rất mù mịt, vì các nước ASEAN, bao gồm Việt Nam, bao giờ cũng yêu cầu giữ nguyên trạng, không làm phức tạp tình hình, không đe dọa, không dùng vũ lực; nhưng nguyên trạng là nguyên trạng lúc nào, nguyên trạng của các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép, hay là nguyên trạng về thể hiện chủ quyền, quá trình thực hiện chủ quyền, hay là nguyên trạng ‘ở đâu, ở đó’ như tình hình hiện nay mà Trung Quốc mong muốn?

Gia Minh: Ông cũng có ý kiến Liên hiệp quốc phải tham gia vào vấn đề này, và người ta dự đoán Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc tế trong thời gian sắp đến sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện do Philippines đệ nạp hồi đầu năm 2013. Thế nhưng có những diễn tiến như Đài Loan vừa lên tiếng, rồi Philippines có tổng thống mới mà đường lối có vẻ khác với vị tiền nhiệm; tất cả những điều đó có ý nghĩa gì trong tình hình hiện nay?

000_BJ0OG.jpg

Đô đốc Sun Jianguo của Trung Quốc, phó tham mưu trưởng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), phát biểu trong Đối thoại Shangri-La tại Singapore vào ngày 5 Tháng 6 năm 2016. AFP PHOTO

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: Trước hết nói về thái độ của tân tổng thống Philippines muốn hòa hoãn, muốn đối thoại với Trung Quốc, tôi cho rằng đây là một bước lùi trong đường lối đấu tranh của Philippines với Trung Quốc.

Còn vấn đề Tòa sắp sửa phán quyết về đơn kiện của Philippines thì tôi nghĩ rằng có khả năng tòa cũng sẽ tuyên bố đường lưỡi bò ‘vô giá trị’. Bao nhiêu đó cũng đủ để Trung Quốc mất mặt trên thế giới dù Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không thực hiện phán quyết của Tòa.

Nhưng đây là dịp may để chúng ta đấu tranh chính trị và đấu tranh pháp lý trên toàn thế giới để cho cộng đồng trên toàn thế giới thấy được bộ mặt thật của Trung Quốc.

Còn nói đối với Liên hiệp quốc, hay cụ thể là Hội Đồng Bảo an Liên hiệp quốc thì chúng ta thấy có hai nhân tố: Trung Quốc và Nga là thành viên Hội Đồng Bảo an; mà Nga bao giờ cũng đứng ngoài ‘tọa sơn quan hổ đấu’ tìm cho mình cái lợi nhiều nhất. Nga có quyền phủ quyết cũng như Trung Quốc nên vấn đề tiếng nói của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trong giải quyết vấn đề Biển Đông, tôi nghĩ cũng dừng lại ở mức độ ‘bảo vệ hòa bình, tránh chiến tranh, không đe dọa sử dụng vũ lực’… dù có nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Do đó vấn đề quan trọng nhất hiện nay muốn đấu tranh chặn đứng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là các nước ASEAN phải nhất trí, phải quyết tâm cùng thống nhất phương án đấu tranh; còn nếu cứ để Trung Quốc xé lẻ ra từng nước – quan điểm của Lào, quan điểm của Campuchia, quan điểm của Philippines như hiện nay, thì Biển Đông mất về tay Trung Quốc chỉ còn là vấn đề thời gian!

Gia Minh: Như vậy không có gì sáng sủa lắm. Trong thực tế vừa rồi Lào cũng tuyên bố nên đàm phán song phương, Campuchia đường lối của họ lâu nay cũng như vậy; khả năng đoàn kết ASEAN theo ông thấy ra sao?

Muốn đấu tranh chặn đứng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là các nước ASEAN phải nhất trí, phải quyết tâm cùng thống nhất phương án đấu tranh.
– Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: Là một người nghiên cứu về ASEAN trong mấy mươi năm qua, tôi thấy ASEAN không phải như Châu Âu, không phải như Bắc Mỹ, không phải khối NATO. Trong lòng bản thân các nước ASEAN có quá nhiều mâu thuẫn và xung đột giữa các quốc gia với nhau.

Có một điều cụ thể chúng ta nhìn thấy trong hơn 40 năm hình thành và phát triển của ASEAN chưa có một công trình, chưa có một thành tựu nào mang dáng dấp của ASEAN, có hay chăng chỉ là từng nước ASEAN riêng biệt; do đó đừng mong ASEAN trong một sớm một chiều đoàn kết, nhất trí để đối phó lại Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Vì họ cần ổn định chính trị, họ cần phát triển kinh tế mà hiện nay người ra tay đầu tư, đổ tiền cho họ nhiều nhất là Trung Quốc chứ không phải Mỹ.

Chính vì vậy, ASEAN sẽ bị xé lẻ, ASEAN sẽ tiếp tục mất đoàn kết và ASEAN sẽ không có tiếng nói chung trong vấn đề Biển Đông.

Gia Minh: Theo ông thì thái độ của Việt Nam trong thời gian sắp đến phải thế nào để có thể giữ được những cái có thể giữ?

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: Tôi nghĩ chiến lược của Việt Nam hiện nay là đi luồn lách giữa các thế lực siêu cường trên thế giới để giữ vững những phần đất chưa mất và tìm cách đấu tranh pháp lý với Trung Quốc. Nhưng tôi nghĩ những biện pháp đó cũng chưa phải là biện pháp tối ưu.

Tôi mong muốn rằng Nhà nước Việt Nam phải xác định được Trung Quốc là ai? Bạn hay thù! Nếu xác định được bạn hay thù thì mới có được một đối sách hoàn toàn hữu hiệu với Trung Quốc; nhất là nếu trong thời gian gần tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không; thậm chí dẫn đến vùng cấm bay, thậm chí đe dọa tất cả các tàu thuyền của Việt Nam di chuyển trên Biển Đông và trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì lúc đó bạn – thù sẽ rõ và lúc đó sẽ dễ có phương pháp đối phó với Trung Quốc hơn.

Gia Minh: Cám ơn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc.

Lời của hai tấm hình

Lời của hai tấm hình

HINH 1

Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao) – Người dân Việt Nam ở hai thành phố lớn đứng đầy hai bên lề đường, dưới trời mưa lớn, vẫy tay chào đón tổng thống Hoa Kỳ đi ngang qua, với những tiếng reo hò đồng thanh “Obama! Obama!”. Tên của ông tràn ngập cả trên vỉa hè, quán café, quán nhậu,… trong những ngày qua.

Hình ảnh đó quả thật là một sự bất ngờ, khó có ai có thể hình dung được người dân Việt Nam lại bày tỏ tình cảm nồng nhiệt như vậy đối với tổng thống Hoa Kỳ, một quốc gia thù địch như chế độ ra rả tuyên truyền cho tới ngày 30/04 vừa qua. Trong khi đó, chánh quyền Việt Nam dành cho quốc khách một sự đón tiếp với nghi thức tối thiểu phải có.

Về phía khách, ông Obama vẫn thản nhiên, hoàn toàn không để ý đến nghi lễ ngoại giao, vẫn thoải mái, chân tình, cười hồn nhiên, ngồi lê hàng quán, bắt tay mọi người đứng gần một cách thân thiện,… Trọng tâm thật sự của ông là muốn đo lường thái độ của người dân đối với chánh phủ Hoa Kỳ và dân huê kỳ. Có ý kiến cho tất cả đó là sự giàn cảnh tinh vi của Holywood nhưng thực tế là đã thu hút nhân tâm của mọi từng lớp người dân Việt Nam. Ngoại trừ nhà cầm quyền bởi theo biện chứng hể cái gì dân hoan nghênh thì họ đề cao cảnh giác. Do từ nguyên lý nhà cầm quyền cộng sản là không phải do dân và vì dân.

Obama đã đi rồi

Giới cầm quyền ở Hà Nội, cũng như đồng chí vàng của họ ở Bắc Kinh, khi tới thăm viếng Hoa Thịnh Đốn hay Paris, chẳng những không được kiều bào của họ đón tiếp nồng nhiệt, mà còn bị la ó, phản đối sự thăm viếng, tố cáo những hành động dã man của chế độ ở trong nước, làm cho họ nhiều lúc đã phải ra về bằng cửa hậu.

Trái lại, ông Obama, sau bốn ngày viếng thăm Việt Nam, ra về còn để lại trong lòng người Việt Nam, nhất là tuổi trẻ, những tình cảm trân quí.

“Hỏi vì sao dân tôi mến mộ ngài

Có phải vì ngài là tổng thống

Hay vì xứ ngài đôla chất đống

Không! Chúng tôi yêu vẻ đẹp tỏa từ ngài.

…Nụ cười tươi và những cái bắt tay… dệt lối chân tình

…Mà rung động hàng triệu con tim người Việt

Ngài bàn việc đại sự bằng lời chân thành tha thiết

Chẳng buộc tội ai… nhưng bao kẻ phải cúi đầu”…(Thơ của Thương Hoài )

Và người phụ nữ Phượng Trần bị sự chơn tình của khách đã làm cho trái tim của bà rung động sâu xa:

“…Em như đang trong mơ

Khi nghe Anh nói đến

Nam Quốc Sơn Hà ấy

Chỉ có Nam Ðế cư 

Anh muốn nói gì ư?

Dẹp dã tâm Khựa nhé!

Anh ơi lời Anh khẽ

Chạm đến triệu lòng dân!”… (Thơ của Phượng Trần)

Và cả chân dung của ông cũng được sinh viên hội họa tự ý thực hiện với lời ghi chú đầy thiết tha quí mến.

Obama và tấm hình ở Tòa Bạch Ốc

Ông Obama có gốc gác từ một gia đình da màu nghèo, cha mẹ xa nhau, thuở nhỏ từng sống ở Nam Dương, một xứ Đông Nam Á kém mở mang, tức ý muốn nói ông thuộc thành phần xã hội không lấy gì làm khá hơn đám cộng sản lãnh đạo ở Hà Nội nhưng ông lại hoàn toàn không cùng bản chất với họ. Nhờ hấp thụ một nền giáo dục nhân bản, khai phóng, tự do.

Chính giáo dục đào tạo con người. Nhìn tấm hình dưới đây để hiểu tại sao ông Obama qua Việt Nam lần đầu tiên mà được dân chúng dành cho ông những tình cảm quí trọng sâu xa như vậy. Thực tế này là phản ứng nghịch lý của những điều mà dân chúng tiếp thu được từ truyền thông chánh quyền. Cũng là kết quả trái chìu của sự giáo dục quần chúng về bạn và thù của chế độ.

TT 1

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh: Pete Souza/The White House

Nhiều thập kỷ qua, Nhà Trắng treo rất nhiều ảnh chụp các đời tổng thống, hoặc làm việc hoặc vui chơi. Tấm mới thay chỗ tấm cũ. Nhưng tấm ảnh này chụp Tổng thống Barack Obama đã yên vị suốt 3 năm qua, không bị tháo xuống.

Bé trai trong ảnh là Jacob Philadelphia, sống ở Columbia, bang Maryland. Khi chụp tấm ảnh này vào tháng 5 của ba năm trước, Jacob mới 5 tuổi. Lúc đó, cha cậu là ông Carlton Philadelphia, một cựu lính thủy, rời Nhà Trắng sau hai năm làm việc trong Hội đồng An ninh quốc gia. Như nhiều nhân viên khác, ông Philadelphia cũng đề nghị tổng thống chụp ảnh cùng gia đình ông trước khi ra đi.

Ảnh chụp xong, gia đình Philadelphia sắp giã từ thì ông Carlton nói với ông Obama rằng hai con trai của ông có hai câu hỏi tổng thống, mỗi đứa một câu.

Jacob nói trước: “Cháu muốn biết tóc cháu có giống tóc tổng thống không?”. Cậu bé nói nhỏ đến nỗi ông Obama phải bảo nhắc lại. Sau khi nghe rõ, ông Obama trả lời: “Sao cháu không sờ thử đi, xem có giống tóc cháu không”? Rồi Obama hạ thấp đầu ngang tầm với của Jacob. Cậu bé ngần ngừ, tổng thống khuyến khích: “Sờ đi, anh bạn!”.

“Cháu thấy sao? – ông Obama hỏi.

“Dạ, cũng giống nhau”, Jacob đáp lời.

Cậu bé Isaac, nay đã 11 tuổi, thì hỏi ông Obama tại sao lại loại trừ chiến đấu cơ F-22. Ông Obama cho biết vì quá tốn kém.

Theo thông lệ có từ thời Tổng thống Gerald R. Ford, mỗi tuần các phóng viên ảnh Nhà Trắng lại chọn ảnh ấn tượng để trình bày. Tuần đó, tấm ảnh của Jacob là số một. (Theo Bằng Vy, The New York Times)

DM

 

 

 

 

 

 

 

Đỗ Mười và nhà Toán học Ngô Bảo Châu

Đỗ Mười, cựu Bộ trưởng, cựu Thủ tướng và cựu Tổng Bí thư đảng cộng sản Hà Nội, khi tiếp thanh niên Ngô Bảo Châu vừa kết thúc Trung học với thành tích học tập xuất sắc, thể hiện rõ thái độ căm thù những người có học và học giỏi. Theo quan điểm của ông thì chính cách mạnh mới nâng cao con người chớ không gì khác hơn hết cả. Quan điểm này phát xuất từ bản thân của ông và từ quá trình học tập giáo lý của người cách mạng.

Đỗ Mười tên thiệt là Nguyễn Duy Cống, người làng Đông Phủ, gọi quen thuộc là làng Nhót, Thanh Trì, Hà Đông. Giáo sư Đại Học Khoa học Sài Gòn, ông Nguyễn Trọng Ba, nhỏ hơn Nguyễn Duy Cống vài tuổi, cùng làng nên quen biết Nguyễn Cống và kể chuyện lại (Bảo Giang). Cụ Tiên chỉ là thân sanh của Giáo sư Ba, có mở lớp chống mù chữ miễn phí dành cho trẻ trong làng. Thù lao thầy giáo do sự đóng góp vì lòng hảo tâm của viên chức và những nhà có tiền trong làng. Nhờ đó Nguyễn Cống tới học được ít lâu.

Người được làng mời dạy học là thầy giáo Dư. Vốn đã được bổ làm giáo học, Dư hoạt động cho Việt Minh, bị bắt, sau hơn một năm tù, được tha và trở về làng Nhót, không có công ăn việc làm.

Dư được đề nghị lãnh dạy trẻ con nhà nghèo, với thù lao khiêm tốn của dân làng đóng góp nhưng với điều kiện không được hoạt động và tuyên truyền cho Việt Minh nữa.

Vài năm sau, Cống đã biết đọc, biết viết và có thể làm được những bài toán cộng, toán trừ đơn giản. Khi ấy, mẹ Cống ngửa mặt lên trời: trước là cám ơn Trời Phật, sau là cám ơn các viên chức làng đã cho bà một niềm vui ngoài sự ước mong của bà.

Cũng từ dạo ấy, bà không bao giờ ngớt lời khuyên Cống phải biết ơn, phải giữ lễ nghĩa đối với những người đã ban ơn cho gia đình nó. Và bà cũng tính đến việc, vì Cống đã biết làm toán cộng toán trừ, sẽ mua chịu phần thịt thặng dư và lòng lợn của bà phó Hồi để mẹ con bà gánh đi bán, thay vì tiếp tục gánh thuê bán mướn như trước giờ.

Phần Cống, từ ngày được đi học, nó vẫn không thấy thiết tha việc học. Tuy nhiên, nó cảm thấy cũng dễ chịu phần nào vì được ra khỏi nhà trong những giờ giấc nhất định mà mẹ không thể la mắng nó. Hơn nữa, nó nhờ những con số cộng trừ giúp mẹ trong việc bán thịt như một lá bùa cho phép nó tự do rong chơi với bè bạn, và mặc tình đi sớm, về trễ.

Riêng thầy giáo Dư, tuy đã có lời cam kết với viên chức trong làng là sẽ chuyên tâm dạy dỗ cho lũ trẻ thoát nạn mù chữ, nhưng cứ mỗi khi nhìn thấy thầy Thông, thầy Phán hoặc các viên chức và những nhà phú hộ trong làng là uất khí hận thù giai cấp vụt bốc lên nghẹn cổ. Do đó, thay vì dạy cho trẻ chữ nghĩa, lễ phép, Dư lại lén tuyên truyền Việt Minh cho chúng. Đám trẻ được Dư sớm nhồi sọ lòng thù hận, dạy dùng mã tấu để giành lấy phần cơm ăn áo mặc từ những người có chút ăn, chút để ngay trong làng.

Học được những điều mới mẻ này, Cống như mở bừng con mắt. Trí nó linh động nghĩ đến ngày đi làm Việt Minh, với mã tấu trong tay. Quả thật, chỉ ít lâu sau đó, nó liền hăng hái đứng dậy, đi theo bọn thằng Chân, thằng Khắc, cùng bỏ học, đi làm cách mạng dưới sự dìu dắt của thầy Dư.

Trong khi ấy, bà đậu Tiến, tức mẹ của Cống, lại không thể hiểu và cũng không bao giờ biết cậu con trai của mình đang nuôi dưỡng giấc mơ đi làm cách mạng. Bà nghĩ đến việc phải cưới vợ cho Cống. Bà chọn được một người con gái trong làng, báo tin mừng cho con. Nghe qua, Cống chẳng vui và cũng chẳng buồn. Nó chỉ muốn bỏ nhà đi theo Việt Minh. Nhưng chưa đi được nên đành tạm nghe lời khuyên của mẹ. Cưới vợ xong, Nguyễn Cống giữ lấy một phản thịt heo trong chợ cho mẹ. Nhơn đi tìm heo mua đem về làm thịt, Cống lãnh luôn thiến heo. Thiến con nào chết, Cống mua đem về làm thịt cho mẹ bán. Lúc nào không có heo, Cống đi lãnh sửa ống khóa và cửa nhà cho người trong làng. Giá cả do Cống đề nghị. Nhưng sau này, khi thật sự cán bộ đảng viên, Cống thường lấy bản thân minh chứng giới lao động bị tư bản, cường hào bốc lột!

Một hôm, vợ Cống hớt hải để đôi quang gánh xuống trước cửa, chạy bay vào trong nhà báo tin cho bà đậu Tiến:

– U ơi! thầy thông Ký chết rồi! Tất cả mọi người ở chợ đều chuyền tai, bảo nhau rằng chồng của con và đám thằng Khắc, thằng Chân, đã giết ông ấy! Anh Cống đã bỏ đi từ nửa đêm… Lợn thì đêm qua không mổ.

Nhờ thành tích giết “cường hào” trong làng, Cống được sớm kết nạp vào đảng. Và đời Cống cũng phất lên từ đây, dưới tên Đỗ Mười.

Hai tấm hình, mỗi tấm có lời nói của nó. Người đọc hiểu chắc không khác nhau lắm.

ĐI BIỂU TÌNH ĐƯỢC GÌ?

ĐI BIỂU TÌNH ĐƯỢC GÌ?

FB Nguyễn Anh Tuấn

5-6-2016
Ảnh: FB Nguyễn Anh Tuấn

Ảnh: FB Nguyễn Anh Tuấn

Tôi là một người có trình độ đại học, có công việc thu nhập ổn định, có bố mẹ, có vợ, và hai con.

Đến giờ này thì chẳng có kẻ nào dám mở mồm nói tôi là đi biểu tình được tiền. Vì hầu như ko có sự ngu xuẩn nào đến mức ấy. Và các kênh thông tin mở của mạng xã hội, không cho phép những vu cáo ngu xuẩn ấy tồn tại.

Để tham gia được vào các cuộc biểu tình ôn hoà vì môi trường, tôi thường phải chia tay vợ con mình từ hôm trước, vạ vật ở nhà anh em thân thiết, nếu không muốn bị công an chặn ở nhà, không cho đi đâu hết.

Nếu cuộc biểu tình diễn ra như mong đợi, tôi sẽ được đi bộ một vòng bờ hồ HK dưới nắng nóng. Xong thì về nhà với cái cổ họng khản đặc, cùng đói và khát.

Như mấy lần gần đây, chưa kịp giơ biểu ngữ, hô khẩu hiệu vì môi trường thì đã bị cưỡng chế về Phường, CA Quận. Thế là phí bao công sức tránh né công an để tham gia.

Đến mức như hôm nay:

Chúng tôi mặc quần áo đẹp, lịch sự. Tuần hành ôn hoà. Cố gắng đi thành hàng, gọn nhất có thể, để không cản trở giao thông. Biểu tình, đòi các bên liên quan phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ về bảo vệ môi trường biển, trong Ngày Môi Trường Thế Giới – ngày mà Chính Phủ VN cũng đã cho treo băng rôn khắp nơi là:

TIẾNG GỌI THIÊN NHIÊN
HÀNH ĐỘNG CỦA CHÚNG TA

Ấy thế mà, Chính phủ lại dùng công an đàn áp hoạt động biểu đạt văn minh này của chúng tôi.

Tôi đã có lúc quá thất vọng, mà thốt lên:

Tôi nản lắm rồi! Tại sao Chính Phủ không thể tôn trọng tiếng nói của chúng tôi? Cứ dập tắt tiếng nói và bưng bít thông tin thế này, thì mắm muối độc sẽ ngày càng chui nhiều vào mâm cơm, và đầu độc cả đất nước mất thôi!

Đến bao giờ thì Chính phủ thôi là một lực lượng cai trị, mà trở lại đúng nghĩa là “Của Dân”, tôn trọng tiếng nói của người Dân, như đã ghi trong Hiến Pháp?

Cứ thế này, thì bao giờ mới có văn minh?

Tôi thất vọng quá mà thấy các nỗ lực của bản thân, và những người khác hôm nay chẳng được việc gì cả!

Nhưng không phải như thế.

Lúc này, khi đã về nhà. Dù là những điều nhỏ nhưng tôi cũng đã nhận ra. Việc chúng tôi làm hôm nay, ko phải là vô ích.

Hôm nay trên xe Bus tôi đã thấy có 1 chiến sĩ cảnh sát trẻ, đã cư xử nhã nhặn, tôn trọng chúng tôi. Có 1 sĩ quan An Ninh tươi cười, đối thoại với tôi… Họ đã hiểu, và chọn cách đối xử với chúng tôi không như kẻ thù. Không một bịa đặt, bôi xấu nào có thể khiến họ hiểu lầm chúng tôi nữa.

Tại CA Quận LB, các anh cảnh sát, cùng tôi, đã nhanh chóng tìm thấy sự thấu hiểu và tôn trọng. Các anh thừa nhận việc tôi làm, và tôi tôn trọng, việc các anh ấy phải hoàn thành nhiệm vụ, trên giao.

Quá trưa, công An phường nơi tôi ở, đến đón, và đưa tôi về tận nhà. Mấy cậu Công An canh cửa nhà tôi, thì chào, hỏi thăm, và nói chuyện thân tình cùng tôi.

Cho dù đây chỉ là những gì tôi thấy, và có thể nó ko phải là như tính chất chung, của những gì đang diễn ra, thì tôi cũng thấy nó, như một chỉ dấu cho nhiều cái được:

Chúng tôi đã được làm hết khả năng của mình, theo đúng tinh thần Hiến Pháp, cho môi trường sống.

Các anh công An đã thêm một lần gặp gỡ, và hiểu thêm, để dần ứng xử đúng mực hơn với người Dân đi biểu tình ôn hoà.

Nhiều người dân, đặc biệt là các bạn trẻ, các bạn sinh viên, tương lai của đất nước, đã thấy chúng tôi không sợ hãi, trước sự đàn áp suốt mấy tuần qua. Để rồi, sẽ ko bao lâu nữa, chính các bạn, rất đông, sẽ thấy thôi không phải sợ nữa.

Sẽ không có gì phải sợ, nếu làm điều đúng đắn cho Đất nước, cho Nhân Dân, cho tương lai của tất cả.

Chính Quyền cũng dần quen với việc người dân tìm mọi cách để lên tiếng, để dần phải chịu lắng nghe, và đáp ứng một cách văn minh, nếu không muốn bị cả thế giới văn minh tẩy chay, không ai chơi với.

Điều lớn lao nhất, tôi nhận ra:

Dù ít một, nhưng chúng ta, đang tiến thêm một bước gần hơn đến một ngày, mà việc lên tiếng của đông đảo người Dân, đặc biệt là giới trẻ, về các vấn đề hệ trọng của đất nước, sẽ như những cơn gió lớn, đẩy cánh buồm đất nước tới văn minh.

Khi ấy, Cảnh sát thì bảo đảm an toàn cho người Dân, An ninh thì đề phòng những kẻ phá hoại tính ôn hoà, còn Quốc Hội thì đồng hành cùng người Dân, Chính phủ thì lắng nghe và nỗ lực!

Ngày đó, người với người tôn trọng và tin cậy, ứng xử với nhau thượng tôn Pháp Luật. Và nước Việt sẽ trở lên văn minh, hùng cường!

Một số hình ảnh biểu tình. Nguồn: FB Nguyễn Anh Tuấn:

H1

H1

 

H 3

 

 

 

 

 

 

HINH @