3 mẩu chuyện ngắn

3 mẩu chuyện ngắn

Một vị phu nhân khinh thường một ông lão làm vườn, một vị chủ doanh nghiệp nhỏ thất bại khi giao dịch kinh doanh, một cậu thanh niên giúp một bà già trú mưa, toàn bộ những việc làm ấy có thể là ngẫu nhiên, bình thường, giản đơn…nhưng mỗi một hành động lại ở trong một hoàn cảnh khác nhau và đem lại những kết cục vô cùng bất ngờ…

  1. Đừng nhìn bề ngoài mà đánh giá.

Một người phụ nữ thanh lịch khoảng 40 tuổi dẫn con trai vào khuôn viên tòa nhà trụ sở một công ty nổi tiếng ở Thượng Hải. Họ chọn một chiếc ghế băng dài ngồi xuống và ăn nhẹ tại đó.

Một lát sau người phụ nữ ném xuống đất một mẩu giấy ăn bẩn. Cách đó không xa, một ông lão đang tỉa cây nhìn thấy hành động đó bèn lẳng lặng đến nhặt mẩu giấy vứt vào thùng rác.

Vài phút sau, người phụ nữ này lại vứt thêm một mẩu giấy xuống đất. Một lần nữa, ông lão bước tới nhặt mẩu giấy ném vào thùng rác. Cứ như vậy, ông đã nhặt rác của người phụ nữ ba lần liên tiếp.

Người phụ nữ ngồi đó nhìn ông lão với ý khinh thường và nói với cậu con trai: “Con thấy không, nếu không chịu khó học hành, tương lai sau này con chỉ có thể làm những công việc tầm thường như vậy thôi.”

Sau khi nghe câu chuyện, ông lão làm bên đặt cái kéo xuống và tiến đến nói: “Xin chào, đây là khu vườn riêng của tập đoàn, hai người sao có thể vào được đây?” Người phụ nữ cao ngạo trả lời: “Tôi vừa nhận được lời mời đến làm giám đốc chi nhánh của tập đoàn.”

Đúng lúc đó một người đàn ông vội vã tiến đến, đứng cung kính phía trước ông lão: “Thưa tổng giám đốc, hội nghị sắp bắt đầu.”

Ông lão từ tốn nói: “Ta đề nghị miễn chức vụ của vị phu nhân này.” Tiếp đó ông tiến tới, xoa đầu và nói với cậu bé rằng: “Chàng trai nhỏ, ông hy vọng cháu có thể hiểu được rằng, trên thế giới này điều quan trọng nhất là phải học cách tôn trọng người khác cũng như công việc hoàn cảnh sống của họ…”

Vị phu nhân kia sững sờ mở to đôi mắt và không nói được gì cả…

Trong cuộc sống, đâu cứ phải ăn mặc sang trọng, làm những công việc to lớn thì mới được coi là người đáng được coi trọng. Có biết đâu, những con người nhỏ bé, làm những công việc bình thường lại là những con người không hề tầm thường. Quan trọng ở thái độ mỗi người khi ta chứng kiến, tiếp xúc cũng như đối xử với họ ra sao. Đừng chỉ nhìn vào bề ngoài của họ mà đánh giá, bởi nét đẹp của con người xuất phát ở nội tâm, ở tấm lòng cao cả và sự thánh thiện.

  1. Chân thành là vô giá.

Tại Hoa Kỳ, có một chủ doanh nghiệp nhỏ A luôn luôn muốn được hợp tác cùng chủ doanh nghiệp lớn B nhưng nhiều lần đều thất bại.

Lần đó, vì bàn chuyện hợp tác không thành nên ông chủ A lầm lũi buồn rầu đi ra khỏi tòa nhà văn phòng công ty B. Anh đang đi thì nhìn thấy bên đường có một cây non bị gió thổi rạp xuống mặt đất, anh bèn tiến đến nâng cái cây lên. Sợ cây nhỏ như vậy có thể bị gió thổi đổ một lần nữa, anh liền tìm quanh một chiếc dây thừng cố định lại.

Thật không ngờ, ông chủ B đã nhìn thấy rất rõ ràng những việc làm đó của anh. Hành động vô tư ấy khiến ông rất cảm phục, lập tức đề nghị hợp tác cùng.

Khi bản hợp đồng được ký xong, ông chủ B nói: “Cậu biết không? Điều làm ta cảm động không phải vì hành động dựng cây nhỏ, mà vì cây nhỏ, cậu đã chạy rất xa tìm một sợi dây thừng đem nó cố định lại. Khi người khác cần sự giúp đỡ, nếu một người dù không hiểu rõ tình huống lúc bấy giờ nhưng vẫn hy sinh lợi ích của bản thân không chút do dự, cho dù đó chỉ là những điều nhỏ nhoi thì đều đáng quý. Ta không có lý do gì không hợp tác cùng những người như vậy, những người như vậy không có lý do gì không được thành công.”

Một hành động tốt bụng nhỏ bé, vô tư vô ngã nhưng mang ý nghĩa lớn lao sẽ đem lại ích lợi cho chính bản thân người có trái tim bao la biết cứu giúp những người xung quanh đó. Con người chúng ta vẫn nghe câu, rằng: gieo nhân nào gặp quả đó, làm người tốt sẽ được gặp những điều tốt lành, còn làm việc xấu sẽ  tự nhận báo ứng xui xẻo. Thế thì chẳng phải giúp người chính là giúp mình hay sao?

  1. Cơ hội luôn đến khi ta không toan tính và đủ chân chính.

Hoa Kỳ một ngày mưa rơi xối xả, xảy ra một câu chuyện cảm động tại một cửa hàng bách hóa.

Ở cửa hàng bách hóa nọ hôm ấy có một bà lão tiến đến. Do khắp cả người ướt nhèm nên tất cả nhân viên đều không muốn đón tiếp bà.

Nhưng lúc ấy có một người thanh niên trẻ chân thành tiến đến và lịch sự hỏi: “Chào bà, cháu có thể giúp gì cho bà không ạ?”. Bà nở nụ cười hiền đáp: “Không cần đâu, ta chỉ xin trú mưa một chút rồi rời đi ngay.” Đến nhờ trú mưa tại đây như vậy thật ngại, nên bà muốn mua một chút gì đó để coi như trả ơn, loay hoay qua lại hồi lâu nhưng bà vẫn không biết phải mua gì cả. Người thanh niên thấy vậy liền nói: “Bà ơi đừng khó xử, cháu sẽ mang cái ghế đặt ở gần cửa, bà ngồi nghỉ ở đó là được ạ.” Hai tiếng đồng hồ trôi qua, cuối cùng mưa cũng tạnh, bà lão đưa cho chàng trai một tấm danh thiếp, nói lời cảm ơn rồi rời đi.

Vài tháng sau, một cơ hội bất ngờ đến với chàng trai này. Lãnh đạo đã chỉ định cậu đại biểu cho chuỗi cửa hàng bách hóa đến đào tạo nghiệp vụ tại một công ty lớn, lợi nhuận không hề nhỏ.

Thì ra, chính bà lão trú mưa ngày trước đã cho cậu cơ hội đặc biệt này. Bà lão đó không phải ai khác, chính là mẹ của ông vua thép Andrew Carnegie.

Sau đó, chàng trai vì phẩm chất tốt đẹp, và niềm đam mê học hỏi và là người có năng lực rất tốt nên đã trở thành phụ tá đắc lực của Carnegie.

Trong cuộc sống, luôn luôn xảy ra những điều bất ngờ phải không? Những bất ngờ đó có thể là những cơ hội mà con người có được bằng sự chân thành, bằng lòng tốt không hề toan tính khi giúp đỡ người khác. Chàng trai trong câu chuyện kể vừa rồi chẳng phải là một ví dụ thực tế đầy thuyết phục hay sao. Vậy nên, hãy cứ vô tư giúp đỡ những người xung quanh mình bằng tấm lòng từ bi hòa ái, không toan tính, biết đâu cơ hội sẽ bất ngờ đến với bạn.

From: Do Tan Hung & Kim Bang Nguyen

Vụ tấn công làm thiệt mạng 4 cảnh sát ở Paris: chuyển sang hướng khủng bố.

Image may contain: 2 people

Image may contain: 1 person, car and outdoor

Lmdc Viet Nam

*** Vụ tấn công làm thiệt mạng 4 cảnh sát ở Paris: chuyển sang hướng khủng bố.

– Hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau vụ một nhân viên cảnh sát dùng dao tấn công các đồng nghiệp ngay trong trụ sở của Cảnh Sát Paris, giết chết 4 người trước khi bị hạ sát, hôm qua, 05/10/2019, bộ phận công tố đặc trách chống khủng bố loan báo sẽ tiếp quản cuộc điều tra thay vì để cho Viện Công Tố Paris điều tra theo hướng sát nhân bình thường.

Theo thông tin từ Viện Công Tố Quốc Gia Chống Khủng Bố (PNAT), cuộc điều tra sẽ được tiến hành theo các tội danh « ám sát và âm mưu ám sát nhân viên công quyền có liên can đến một tổ chức khủng bố » cũng như « gia nhập băng đảng bất lương và khủng bố để phạm tội ».

Trong một cuộc họp báo, công tố viên chống khủng bố Jean-François Ricard xác định rằng tác giả của vụ tấn công, một trợ lý hành chính phụ trách bảo trì máy tính, dường như đã chuẩn bị trước vụ tấn công, và đã có những dấu hiệu cực đoan hóa theo Hồi Giáo trong thời gian gần đây.

Thủ phạm tên là Mickaël H., sinh năm 1974 tại đảo Martinique, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, đã đi theo đạo Hồi từ 18 tháng nay, và có quan hệ với những phần tử Hồi Giáo cực đoan thuộc hệ phái salafiste. Nhân vật này đã mua con dao được dùng để giết người ngay trong ngày phạm tội.

Phân tích điện thoại của tác giả vụ tấn công, giới điều tra đã phát hiện một danh bạ có tên một số cá nhân bị nghi ngờ là thuộc phong trào Hồi Giáo Salafist, trong lúc nhiều nhân chứng khai rằng nhân vật này càng lúc các có những biểu hiện cực đoan.

Thủ phạm Mickaël H 45 tuổi này làm việc từ năm 2003 tại Tổng cục Tình báo của Cảnh sát Paris (DRPP). Anh ta bị bắn chết trong cuộc tấn công.

Vợ của tên Mickaël H cũng đã bị bắt giam vì bị tình nghi có dính líu đến vụ khủng bố của chồng cô ta . Hai vợ chồng Mickaël H đã liên lạc với nhau qua 30 sms trước khi tên khủng bố ra tay hành động.

Vụ việc gióng lên tiếng chuông báo động về hiện tượng nhân viên các cơ quan công quyền đi theo Hồi Giáo cực đoan. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe hôm 05/10 loan báo thành lập hai tiểu ban, rà soát lại các phương thức mà nhiều cơ quan tình báo áp dụng để phát hiện các dấu hiệu cực đoan hóa, trong trường hợp cụ thể của vụ tấn công tại sở Cảnh Sát Paris cũng như trong khuôn khổ chung của cuộc đấu tranh chống khủng bố.

TL- RFI

ĐỈA PHẢI VÔI

Image may contain: Dinh Hong
Hoang Le Thanh is with Phan Thị Hồng.

ĐỈA PHẢI VÔI

Đỗ Ngà

Tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu (Global Financial Integrity – GFI) vừa đưa ra con số thống kê nguồn tiền chuyển vào Việt Nam một cách bất hợp pháp lớn đến đáng kinh ngạc. Việt Nam đứng thứ 3 với 22,4 tỷ đô la, Trung Quốc đứng đầu với 457,8 tỷ đô, và đứng nhì là Mexico với 85,1 tỷ đô. Tuy nhiên, nếu tính tỉ trọng nguồn tiền bất hợp pháp so với GDP cùng năm thì Trung Quốc chỉ chiếm 4,3% GDP, Mexico chiếm 7,7% GDP, còn với Việt Nam thì cao ngất, đến 11,6% GDP. Số liệu này được GFI lấy từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên Hiệp Quốc (UN). Đây là những con số nghiêm túc và rất đáng tin cậy.

Cộng sản thường hay bác bỏ những cáo buộc của thế giới bằng cách lấy luật pháp của họ ra chứng minh. Đây là một trong những cách bao biện theo tôi là rất ngu dốt và rất trẻ con nhưng họ không bao giờ chịu sửa. Luật pháp quy định là một chuyện, kết quả thi hành lại là chuyện khác. Khi buộc tội một chính quyền độc tài, các tổ chức thế giới họ căn cứ vào kết quả để cáo buộc, còn CS thì dựa vào luật của họ đã viết những gì để bao biện. Họ muốn né những bằng chứng không thể phản bác kia thì ai cũng hiểu, nhưng cách né của họ nó vừa thể hiện một một trò trẻ con rẻ tiền và vừa thể hiện sự khốn nạn. Tôi không không cần biết luật pháp của anh nhân đạo như thế nào, nhưng tôi thấy anh cướp, hiếp, giết dân của anh thì rõ ràng anh đã gây tội ác, thế thôi.

Quay trở lại chuyện GFI xếp hạng dòng tiền bất hợp pháp, chúng ta thấy GFI họ làm việc rất chặt chẽ. Họ đã dùng những số liệu thật từ IMF và UN. Đây là cách chứng minh rất khoa học và rất khả tín, thế nhưng khi ĐCS bị chỉ đích danh thì họ như đỉa phải vôi, ngay lập tức la toáng lên với đại ý rằng “Đó là những cáo buộc vô căn cứ, luật pháp Việt Nam tao có quy định tội chống rửa tiền nè, nè thấy chưa, thấy chưa?”. Khi nghe những lời bao biện của Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, chắc chắn cả thế giới phải lắc đầu ngao ngán vì cách bao biện kiểu trẻ con như vậy.

Khi những đồng tiền đen được rót ào ạt vào Việt Nam. Muốn sử dụng nó thì người ta phải rửa cho sạch. Mà cách rửa tiền phổ biến nhất là nhúng nó vào các dự án đầu tư rồi lấy ra xài như một dạng lợi nhuận hợp pháp. Thực tế, dòng tiền đen này chủ yếu sẽ chảy vào các dự án bất động sản làm cho loại dự án này nở rộ như nấm sau mưa. Kéo theo hệ lụy là giá bất động sản bị đẩy lên quá cao so với tầm của giới bình dân, song song với tình trạng nở rộ các dự án BĐS là những hành động cướp đất cũng tăng một cách đột biến. Vì sao? Vì những đồng tiền đen đó là của giới có quyền lực trong bộ máy nhà nước, và chỉ có họ mới có đủ quyền lực để đẩy mạnh việc cướp đất lập nên các dự án bất động sản phục vụ cho việc rửa tiền.

Như vậy qua đây chúng ta thấy gì? GFI đã chứng minh tiền bẩn bằng số liệu, nạn cướp đất tràn lan là hậu quả của dòng tiền đen đó. Một việc làm khi đã được chứng minh bằng số liệu và được kiểm chứng bằng hậu quả nó gây ra sờ sờ ra đó thì chối đường nào? Ấy vậy mà bà Lê Thị Thu Hằng cũng đem mớ luật ra chứng minh. Nói thật, rất vô liêm sỉ.

-Đỗ Ngà-

Nguồn tham khảo:

https://gfintegrity.org/data-by-country/

https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?end=2015

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49925369

http://vneconomy.vn/thong-tin-viet-nam-dung-hang-dau-ve-hoa…

——–

Nguồn:
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=133221664679369&id=100039746075918

Bao nhiêu đảng viên CSVN được Tàu cộng đào tạo thành cán bộ? Và làm gì khi về nước?

Bao nhiêu đảng viên CSVN được Tàu cộng đào tạo thành cán bộ? Và làm gì khi về nước?

< A >
Vũ Đông Hà (Danlambao) – Khi Bắc Kinh ngang nhiên xâm lược Bãi Tư Chính thì toàn bộ các lãnh đạo cao cấp của Ba Đình im lặng hoặc né tránh. Điều đó có thể bị cho là “chỉ hèn với giặc”. Nhưng việc vẫn gửi đảng viên sang Tàu để quân xâm lược mở lớp đào tạo cán bộ thì dứt khoát đây là hành động của hai “đồng minh” – vừa là đồng chí vừa là anh em với nhau. Lớp đào tạo cán bộ CSVN kỳ thứ 9 của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Đông và Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông là bằng chứng mạnh mẽ nhất để khẳng định rằng: Đảng CSVN là tay sai của đảng CSTQ, đang tiếp tay với bá quyền phương Bắc để thôn tính Việt Nam và biến Việt Nam thành một đặc khu của Tàu theo thỏa thuận của Mật ước Thành Đô…
*
Năm nay là lần thứ 9. 9 lần Trường đảng Tỉnh ủy Quảng Đông mở lớp “Đào tạo cán bộ CSVN”. Trở thành cán bộ phải qua Tàu để được đào tạo. Nói cách khác, nhiều cán bộ, quan chức đang nằm trong guồng máy hiện nay là do Tàu dạy dỗ, huấn luyện, uốn nắn mà thành. 
Nhiều là bao nhiêu? 
Bắt đầu từ khi nào đảng viên CSVN được gửi qua Tàu để thiên triều “đào tạo cán bộ”? Từ sau Mật ước Thành Đô 1990? Mỗi khóa có bao nhiêu học viên? Ngoài tỉnh ủy Quảng Đông đứng ra làm thầy cho các học trò cộng sản Ba Đình thì còn bao nhiêu tỉnh ủy khác của thiên triều mở lớp đào tạo tay sai người bản xứ? 
Học gì? 
Những tay sai người bản xứ đã được thiên triều đào tạo những gì? Đào tạo về tình báo leo cao nằm sâu trong guồng máy? Huấn luyện phương thức trấn áp quần chúng, tuyên truyền mị dân? Dạy bảo về phương hướng từng bước hình thành đặc khu? Hướng dẫn quy trình giao dự án, công trình xây dựng, khai thác tài nguyên cho thiên triều? Học tập về nhu cầu và phương cách hợp tác toàn diện với Bắc phương trong các lãnh vực an ninh, quốc phòng, thương mại, đầu tư, thị trường chứng khoán, ngân hàng…? Nhất quán về Đường Lưỡi Bò và chủ quyền của Bắc Kinh tại biển “Nam Hải”? Nắm vững xuyên suốt đại dự án Một Vành Đai Một Con Đường và Mật ước Thành Đô?… 
Làm gì? 
Trong số những đảng viên được Tàu cộng đào tạo để trở thành cán bộ trong nhiều năm tháng qua, có bao nhiêu cán bộ ma dzê in Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải, Nam Kinh, Bắc Kinh… đang ngồi trong Bộ Chính trị, Trung ương đảng, trong guồng máy Chính phủ, trong Quốc hội, trong Quân đội, trong Công an, trong hệ thống Tư pháp? Những cán bộ này là ai? Bao nhiêu đã và đang ngồi cao, nằm sâu trong guồng máy chính trị Việt Nam? 
Tại sao? 
Trong khi Bắc Kinh ngang nhiên xâm lược Bãi Tư Chính thì toàn bộ các lãnh đạo cao cấp của Ba Đình im lặng hoặc tránh né. Điều đó có thể bị cho là “chỉ hèn với giặc”. Nhưng việc vẫn gửi đảng viên sang Tàu để quân xâm lược mở lớp đào tạo cán bộ thì dứt khoát đây là hành động của hai “đồng minh” – vừa là đồng chí vừa là anh em với nhau. 
Lớp đào tạo cán bộ CSVN kỳ thứ 9 của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Đông và Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông là bằng chứng mạnh mẽ nhất để khẳng định rằng: 
Đảng CSVN là tay sai của đảng CSTQ, đang tiếp tay với bá quyền phương Bắc để thôn tính Việt Nam và biến Việt Nam thành một đặc khu của Tàu theo thỏa thuận của Mật ước Thành Đô
05.10.2019

Phản ứng của người dân về phát biểu “Bỏ tù đồng chí để lấy lại lòng tin”

Phản ứng của người dân về phát biểu “Bỏ tù đồng chí để lấy lại lòng tin”

Cao Nguyên
2019-10-04

Hình minh họa. Cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng và cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa ở Hà Nội hôm 8/1/2018

Hình minh họa. Cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng và cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa ở Hà Nội hôm 8/1/2018

 AFP

Hôm 1/10/2019, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã phát biểu “xử lý kỷ luật, bỏ tù đồng chí để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng…” tại buổi tiếp xúc với cử tri thành phố Long Khánh, Đồng Nai.

Phát biểu của ông Thưởng cho thấy “Đảng đứng trên hiến pháp”

Báo chí nhà nước dẫn lời ông Thưởng rằng chưa có nhiệm kỳ nào mà số cán bộ bị xử lí nhiều như nhiệm kì này. Thậm chí xử lý hình sự cả ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và lãnh đạo các địa phương…

Công cuộc chống tham nhũng được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động từ năm 2016 đến nay đã khiến nhiều cán bộ cấp cao của đảng bị xử lý kỷ luật.

Tại một hội nghị của Ban Nội chính Trung ương hồi đầu năm, một con số thống kê được đưa ra cho thấy trong nhiệm kỳ Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam tính đến nay đã có hơn 53.000 cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có hơn 60 cán bộ thuộc diện trung ương quản lý.

Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nói: “Không ai muốn xử lý kỷ luật, bỏ tù đồng chí, đồng đội của mình, nhất là những người đã từng công tác với mình. Đây là việc rất khó khăn nhưng không thể không làm, để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, để xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Vấn đề này sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới”.

Ông Võ Văn Thưởng, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng cộng sản VN
Ông Võ Văn Thưởng, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng cộng sản VN Courtesy of chinhphu.vn

Kỹ sư Trần Bang cho rằng phát biểu của ông Thưởng thể hiện sự vô pháp của đảng Cộng sản (ĐCS):

Đảng cầm quyền phải tuân thủ hiến pháp. Không phải lúc thì xử lí, lúc thì không xử lí là được. Nói như thế hoá ra trước đây anh không xử lí à? Trước đây là thả cửa cho tham nhũng, thoái hoá biến chất sao?

Anh càng nói càng lộ ra bản chất tồi tệ, chẳng có nghĩa lí gì với chúng tôi cả.

Cách nói của họ như thế chứng tỏ họ đã đứng trên pháp luật rồi.”

Ông Vũ Mạnh Tuấn đang sống ở Hà Nội, thường xuyên bình luận các sự kiện chính trị trên mạng xã hội, bình luận về phát biểu này rằng:

Tôi nghĩ nó chỉ mang tính chất nguỵ biện cho việc làm của họ mà thôi. Việc xử thì đương nhiên họ phải xử để thể hiện là trong bộ máy chính quyền vẫn có chống tham ô, tham nhũng.

Bây giờ họ buộc phải làm vì nếu họ không làm thì họ cũng không thể tồn tại được. Cho nên tôi nghĩ rằng những câu nói như thế nó mang tính chất yếu kém về tầm nhận thức.”

Giảng viên Dương Bích Hà, người từng là đảng viên Cộng Sản cho rằng phát biểu trên của ông Thưởng chỉ mang tính chất “xoa dịu dư luận”:

Với các nhìn của mình thì đó chẳng qua là một cách an ủi người dân thôi chứ thực tế họ phải chịu trách nhiệm về những hành vi của họ. Những bản án phải cao hơn để làm gương cho những người mang danh đảng viên đang lăm le phạm tội.

Họ làm như vậy để xoa dịu dư luận trong giới hạn nào đó thôi chứ để thoả mãn thì không đủ.”

Ngày 2/10/2019, Bí thư TPHCM ông Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục phát ngôn về vấn đề kỷ luật, bỏ tù các quan chức tham nhũng với nội dung “Không có chuyện khóa mới xới chuyện kỷ luật khóa cũ”

Với phát biểu này, nhiều độc giả cũng để lại lời bình trên fanpage của đài Á Châu Tự Do:

Facebooker “Phạm Tu Dù” cho rằng “là khóa trước hay khóa sau nêu cá nhân hoặc tập thể vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đều phải xử lý trước pháp luật.”

Một ý kiến khác của nick “Long Nguyễn Bảo”: “sao mà ông nào sắp về hưu cũng ký bổ nhiệm hàng loạt, vừa có tiền vừa có vây cánh, vừa là kẻ bảo vệ mình sau này… Chứ có ông nào làm vì công việc vì người dân đâu.”

Bỏ tù “đồng chí tham nhũng” dân cũng không còn tin đảng

Đảng Cộng sản những năm qua đã bỏ tù rất nhiều cán bộ cấp cao như ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng, hay một phó chủ tịch tỉnh là Trịnh Xuân Thanh, hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn…. thậm chí có người phải nhận mức án lên đến hơn 30 năm tù giam. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể làm người dân đặt lòng vào đảng cầm quyền.

Kỹ sư Trần Bang nói với RFA rằng đảng đã nhiều lần mất uy tín với người dân nên bây giờ có nói gì hay làm gì dân cũng không còn tin nữa:

Đảng phải tuân theo hiến pháp thì mới được, còn đảng chỉ có nghĩ tới tổ chức của anh rồi tìm cách duy trì nó rồi anh che đậy mọi điều xấu xa, thối nát xong thỉnh thoảng anh lại xì ra một tí thì tôi không tin.”

Quan điểm của tôi là họ có kỷ luật hết toàn bộ từ cán bộ trung ương đến địa phương thì cũng chẳng lấy lại được niềm tin từ nhân dân nữa. Trước giờ từ thời bao cấp họ đã chống tham ô tham nhũng nhưng không thể chống được và càng ngày càng nảy nở và càng ngày càng khủng khiếp hơn. – Vũ Mạnh Tuấn

Theo ông Vũ Mạnh Tuấn, hiện giờ dân không còn tin đảng vì tham nhũng đã có xảy ra từ rất lâu rồi nhưng đến nay vẫn còn tồn tại:

Quan điểm của tôi là họ có kỷ luật hết toàn bộ từ cán bộ trung ương đến địa phương thì cũng chẳng lấy lại được niềm tin từ nhân dân nữa.

Trước giờ từ thời bao cấp họ đã chống tham ô tham nhũng nhưng không thể chống được và càng ngày càng nảy nở và càng ngày càng khủng khiếp hơn.

Tất nhiên họ nghĩ rằng làm những việc đó sẽ lấy lại được niềm tin nhưng tôi nghĩ sẽ chả lấy lại được niềm tin, bởi vì một xã hội mà cứ ở trong tình trạng xử lí xong rồi mà người khác phạm tội.

Cái quan trọng nhất là phải thay đổi để có cơ cấu thế nào mà không thể tham nhũng được, chứ không phải cứ xử lí để lấy lại niềm tin.”

Tổ chức Minh bạch Quốc tế trong một báo cáo công bố hồi đầu năm nay đã xếp Việt Nam vào hạng 117 trên 180 toàn cầu về chỉ số cảm nhận tham nhũng, và đánh giá Việt Nam vẫn thuộc danh sách các nước có nhiều tham nhũng trên thế giới.

Giảng viên Dương Bích Hà chốt lại rằng ĐCS hiện này không còn xứng đáng là “lực lượng lãnh đạo toàn dân, toàn xã hội” như lời ông Thưởng:

Quan điểm của mình thì mình không đồng tình với phát biểu đó. Bởi vì qua quá trình thực tế, qua những cái kiến thức về xã hội, nhìn nhận về xã hội, về cách lãnh đạo gọi là thống trị của đảng thì mình không tin tưởng. Không thể gọi là một lực lượng chính trị lạnh đạo cho toàn dân được.”

Đảng cần làm gì để dân tin?!

Ông Vũ Mạnh Tuấn nghĩ rằng nếu đảng muốn dân tin thì phải trả lời bằng việc làm thật sự vì nước, vì dân:

Tôi thì nghĩ rằng đảng nào cũng thế, phải phục vụ đúng cho dân, cho dân tộc, đất nước, vì dân, vì đất nước thì đều tốt cả.

Còn bây giờ, thực tế mà nói họ đã thể hiện những cái rất tồi tệ, chưa đạt được những lợi ích cho nhân dân mà đang phá hoại đất nước và làm mất niềm tin ở nhân dân.”

Ông Trần Bang chỉ rõ những việc mà đảng cần phải làm nếu muốn lấy lại lòng tin từ ông cũng như người dân Việt Nam:

Chỉ khi nào nó bảo rằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ bình đẳng với các lực lượng chính trị khác của 96 triệu dân thì tôi tin.”

Lincoln và bên thắng cuộc

Lincoln và bên thắng cuộc

Tết rồi, một người bạn Nhật Bản không về nước nên mời tôi xông đất theo tục lệ Việt; rồi ăn tối. Sau đó, cả 2 gia đình mở lên cuốn phim mới “Lincoln” để cùng ngồi coi. Cuốn phim bắt nguồn từ một cuốn sách khảo sát và tổng hợp các sự kiện lịch sử trong 4 tháng sau cùng của cuộc đời Tổng Thống Mỹ Lincoln (Tác giả: Doris Kearns Goodwin‘s ; tên sách, Team of Rivals: The Political Genius of Abraham Lincoln). Thời điểm là tháng giêng năm 1865, vào những ngày cuối của cuộc Nội Chiến Bắc Nam (Civil War); đã kéo dài 4 năm và đã tổn phí 600,000 sinh mạng của lính 2 bên.

Lãnh tụ của bên thắng cuộc

Lúc này, phần thắng coi như đã trong tầm tay của miền Bắc (đội Union). Miền Nam (đội Confederate) đang xin thương thuyết một cuộc đầu hàng với vài lá bài còn lại. Cho những ai chưa quen thuộc với cuộc Nội Chiến, nguyên nhân bắt đầu là sự xóa bỏ chế độ nô lệ trong xã hội Mỹ. Kinh tế miền Nam, chủ yếu là đồn điền nông trại, rất cần các nô lệ từ Phi Châu để điều hành. Sự giải phóng nô lệ (một loại tài sản) sẽ tạo mất mát và khủng hoảng kinh tế sâu rộng; trong khi miền Bắc không chịu ảnh hưởng kinh tế này nên chỉ muốn tiến tới một xã hội công bằng và nhân quyền của mọi người được tôn trọng hơn.

Lincoln vừa thắng cử nhiệm kỳ hai và được cử tri bình dân yêu chuộng nhờ tài hùng biện trên các diễn đàn và lối sống giản dị; trong khi các tầng lớp thượng lưu của giới chánh trị và tư bản không mặn mà với những tư duy tiến bộ mà họ cho là quá mạo hiểm cho quốc gia.

Câu chuyện quay quanh cố gắng của Lincoln lấy cho được sự chấp thuận của Hạ Viện (cần 2/3 số phiếu) để thông qua Tu Chính số 13 của Hiến Pháp Mỹ đặt “hệ thống sở hữu và điều hành nô lệ ngoài vòng pháp luật” trên mọi tiểu bang. Lý do là dù thắng trận, nếu nô lệ vẫn còn là “tài sản hợp pháp” của người dân và tùy thuộc vào luật lệ của tiểu bang, ý nghĩa sự thắng trận của phe miền Bắc coi như công cốc. Trong khi đó, vì chiến thắng đã cận kề và mọi người đã mỏi mệt qua 4 năm mất mát, nên dù đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ, không ai muốn đụng chạm đến chuyện “nô lệ” này nữa.

Cuối cùng, Lincoln và những người nô lệ hân hoan mừng thắng cuộc, trên chiến trường và nghị trường, đem vấn đề nô lệ ra khỏi lịch sử Mỹ từ đó. Hai tháng sau, Lincoln bị ám sát chết và 143 năm sau, Obama trở thành Tổng Thống da mầu đầu tiên của Mỹ.

Cuốn phim dàn dựng rất công phu và chi tiết theo đúng lối hấp dẫn khán giả của đạo diễn Spielberg; nhưng ngoài việc đang được đề cử cho giải Oscar của phim hay nhất trong năm, phim còn là một bom tấn trên thị trường. Điều này hơi lạ vì không ai nghĩ là người dân Mỹ quan tâm đến một đề tài khô khan của lịch sử, nhất là những tranh luận và thủ thuật chánh trị trong quá khứ xa vời. Với tôi, ấn tượng nhất là cuốn sách và phim “Lincoln” đã giúp cho tôi 4 góc nhìn mới về các sự kiện 150 năm về trước trong bối cảnh của thực tại hiện nay.

  1. Đây mới gọi là nghiên cứu và khảo sát lịch sử

Rất nhiều tư tưởng hiện tại về quốc gia, về các nhân vật lịch sử và về hệ quả của các hành xử chính trị hay quân sự thường dựa trên những định kiến và những tài liệu xa xưa chứa nhiều huyền thoại và sai lầm. Ngay cả trong 100 năm trở lại đây, khi tiến bộ về khoa học và nhân văn đã phổ thông toàn cầu, phần lớn những trích dẫn về dữ kiện lịch sử của Việt Nam lại đến từ ghi chép của các sử gia nước ngoài. Các tài liệu tôi đã đọc về sử Việt cho thấy những bài viết rất hời hợt, chủ quan và mang tính cách tuyên truyền cho một trường phái nào đó trên quan điểm chánh trị hay xã hội (đây là kết luận có thể sai lầm của tôi vì chưa đọc nhiều và đủ từ các sử gia Việt?).

Ngay cả khi một giả thuyết nghi ngờ về thân thế của một nhân vật lịch sử quan trọng xuất hiện trên mạng, đề tài này được bàn tán sôi nổi vì bí mật bao quanh sự kiện. Một cuộc khảo sát DNA mất 5 phút có thể cho ta lời giải đáp chính xác. Nhưng không một sử gia nào được phép liên quan. Khi khoa học và minh bạch đi vắng, thì góc nhìn của mọi người nhất định phải bị méo mó và thui chột.

Cuốn sách của Goodwin chỉ phủ trùm 4 tháng của cuộc đời Lincoln và chì đặt trọng tâm vào sự kiện Tu Chính 13 của Hiến Pháp Mỹ. Nhưng những chi tiết trích dẫn cho thấy một công trình khoa học, khách quan và có thể dậy cho chúng ta phân biệt thế nào là “lịch sử” và thế nào là “tiểu thuyết”. Những cái hay, cái đẹp, cái thiện được phơi bày rõ ràng cùng với những cái dở, cái xấu, cái ác…của các nhân vật và môi trường sinh hoạt 148 năm trước. Ngay cả những rắc rối khó khăn trong gia đình Lincoln, nhất là vấn đề của vợ con, cũng được phơi bày tường tận.

Santayana nói là những ai quên quá khứ sẽ phải trả giá cho sự tái diễn. Liệu sự ngu dốt của chúng ta về “sự thật” không nhuốm mầu chánh trị trong các sự kiện lịch sử chỉ mới xẩy ra chưa đến 100 năm có thể là một gánh nặng văn hóa và tư duy cho nhiều thế hệ sau này của Việt Nam?

  1. Chính trị gia thời nào nơi nào cũng thế

Trong cuộc tranh giành từng lá phiếu để thông qua Tu Chính 13, Lincoln và phe nhóm ông ta đã phải dùng đến rất nhiều thủ thuật để có đủ 2/3 số phiếu. Họ đã phải hối lộ (không bằng phong bì mà bằng những ban phát phát chức vụ trong chánh quyền mới), phải thỏa hiệp với những tay thao túng lợi ích (power brokers), phải chia để trị, phải đe dọa, phải dỗ dành….Tóm lại, tất cả những sắp xếp sau hậu trường (horse-trading) không khác gì những gian dối mua bán quyền lực và lợi ích ngày nay trên các sân khấu chánh trị từ Âu Mỹ đến Phi Á.

Quyền lợi cá nhân của đa số chính tra gia luôn đặt trên các lợi ích quốc gia hay lý tưởng cộng đồng. Do đó, nếu không có một thể chế phân quyền và minh bạch, sự lạm dụng quyền lực sẽ luôn luôn đi quá đà và tạo nên những thao túng pháp luật vô cùng trắng trợn và táo bạo.

Sự khôn ngoan của các bậc trí thức khi tạo dựng hiến pháp Mỹ và các tuyên ngôn dân quyền đã đem sự ổn định chánh trị và xã hội của Mỹ trong suốt 250 năm qua.

  1. Tinh thần thượng tôn pháp luật

Lý do chính khiến Lincoln phải vội vã đưa ra biều quyết cho Tu Chính 13 khi chiến thắng của miền Bắc đã gần kề là sự giải thích pháp luật theo cái nhìn của một luật gia với mọi văn kiện pháp lý. Theo Lincoln, nếu hiến pháp không đặt chuyện “nô lệ” ra ngoài vòng pháp luật, thì luật vẫn cho nô lệ là một tài sản và thuộc quyền xử lý của tiểu bang. Tóm lại, dù thắng trận, chánh phủ liên bang cũng không có quyền đụng đến “tài sản của dân” và không thể áp buộc các chủ nô lệ phải “giải phóng” hay “ chịu sự tước đoạt” của bất cứ thẩm quyền nào.

Ở xứ Trung Quốc, khi quan điểm của ông Chủ Tịch Mao là “ người cầm súng đặt ra luật lệ” thì không ai thắc mắc về những văn kiện hay điều lệ tiềm ẩn có thể gây tranh cãi tại các tòa án. Chính vì vậy, Lincoln đã tốn bao nhiêu vốn chính trị, đêm không ngủ, thực thi kế sách…để Tu Chính 13 được Hạ Viện thông qua. Tinh thần thượng tôn pháp luật của 1 vị Tổng Thống quyền lực và vừa thắng trận 148 năm trước không biết có làm các lãnh tụ bé hon ngày nay phải xấu hổ vì sự ngạo mạn chà đạp lên mọi luật lệ và công lý của xã hội?

  1. Không trả thù bại quân và dân và không cướp giật tài sản

Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất trong cuốn sách là hai tuần trước khi miền Nam chính thức đầu hàng, Lincoln đã gặp tướng U. S. Grant, thống soái đạo quân miền Bắc cùng các tướng lãnh chỉ huy khác, và dặn dò đi lại nhiều lần là,” khi chiến tranh chấm dứt, hãy trả tự do mọi tù nhân chiến tranh (bại quân và bại dân) và giúp họ quay về nhà sớm để mưu sinh lo cho gia đình. Tuyệt đối không được đụng đến tài sản của dân (dù thua cuộc, tất cả bây giờ đều là công dân), không được trả thù và phải nghiêm trị mọi vi phạm pháp luật, nhất là của các quan cán chức hay binh sĩ của phe thắng trận”.

Ngoài ra, trong những đề nghị ngân sách các năm sau đó, các lãnh tụ kế tiếp của miền Bắc đã luôn dành ưu tiên cho việc tái thiết miền Nam để hàn gắn những đổ vỡ về vật chất cũng như tinh thần.

Tinh thần nhân hậu và cách đối xử văn minh của phe lãnh đạo miền Bắc đã tạo nên một tiền lệ lịch sử cho tinh thần xứ Mỹ: luôn luôn chăm lo cho phe thua cuộc hơn là băm xẻ những miếng mồi ngon bở cho phe nhóm mình. Sau trận thắng huy hoàng ở Thế Chiến 2, Mỹ đã bơm nhiều tỷ đô la thời đó vào chương trình Marshall để tái thiết Âu Châu và MacArthur đã giúp Nhật rất nhiều để xây một nền tảng pháp lý mới cho một nền kinh tế mới.

Nhân và quả của một chánh sách

Bản chất nhân hậu, lương thiện, tôn trọng luật pháp và đặt lợi ích quốc gia trên quyền lợi cá nhân đã biến Lincoln thành một vị Tổng Thống vĩ đại của nước Mỹ. Cùng với các thận cần như Tướng Grant, các Bộ Trưởng Seward, Stanton…họ đã thay đổi định mệnh của xứ Mỹ. Chỉ 25 năm sau, mọi thành kiến, thù hận về cuộc nội chiến đã được xóa bỏ trong lòng người dân Mỹ. Giữa hai bên, phe thắng cuộc và thua cuộc, những rào cản pháp lý hay xã hội không cón hiện diện. Atlanta vươn lên từ đống tro tàn và trở thành một trong những thành phố đáng yêu nhất của miền Nam.

40 năm sau đó, xứ Mỹ qua mặt đế chế Anh về kinh tế và trở thành một đế chế siêu cường chỉ 60 năm sau nội chiến tương tàn để thay thế cho đế chế Anh vừa tàn lụi.

Tôi nói với người bạn Nhật,” nếu chúng tôi có một lãnh tụ như Lincoln 150 năm trước, lịch sử Việt Nam sẽ thay đổi nhiều.” Anh bạn cười, “Lúc đó, chúng tôi phải xếp hàng chờ qua Việt Nam để học hỏi các anh.”

Sao dân tộc Mỹ may mắn đến thế?

Alan Phan

15-02-2013

Theo Góc Nhìn Alan

T/S Alan Phan là tác giả của 9 cuốn sách về thị trường mới nổi, giảng viên thỉnh giảng tại các đại học Mỹ và Trung Quốc, và doanh nhân có 44 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc. Web site cá nhân của ông là www.gocnhinalan.com. Facebook: http://www.facebook.com/gocnhinalan?fref=ts

MẸ ĐẦY ƠN PHÚC

MẸ ĐẦY ƠN PHÚC

 ĐGM. Giuse Vũ Văn Thiên

Nhờ nhạc phẩm “Ave Maria”, tên tuổi của nhà soạn nhạc người Áo Franz Schubert được cả thế giới biết đến.  Tuyệt tác của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.  Nhiều danh ca nhờ bài thánh ca này mà được nổi danh ở tầm mức quốc tế.  Thật tuyệt vời khi thấy Đức Trinh nữ Maria được ca tụng tôn vinh qua bài ca này.  Từ những đại nhạc hội hàng ngàn hàng vạn thính giả, đến những nghệ sĩ violon hát rong ngoài đường phố, tất cả đều ca lên lời chào Đức Trinh nữ Maria: Mẹ đầy ơn phúc.  Từ những tín hữu đạo đức đến những người vô tín ngưỡng, tất cả đều chăm chú cảm nhận những lời ca và âm điệu ngọt ngào của bài thánh ca để tôn vinh Mẹ Chúa Trời.

Ave Maria là lời chào của thiên sứ Gabrien khi đến gặp Đức Mẹ trong ngày truyền tin.  Thiên sứ từ trời cao, xuống trần để gặp một phụ nữ khiêm hạ.  Ave Maria vừa là lời chào, vừa là lời mời gọi hãy vui lên vì “Đức Chúa ở cùng Bà.”  Qua lời chào kính trọng ấy, thiên sứ tỏ bày sự cung kính trước người phụ nữ được Chúa chọn làm thân mẫu của Ngôi Lời nhập thể.  Khi muốn cứu chuộc con người, Thiên Chúa mời gọi sự cộng tác của một người phụ nữ.  Ngài đã chọn Đức Trinh nữ Maria như một “điểm đỗ” để Con của Ngài giáng trần.  Thánh Luca đã diễn tả cuộc gặp gỡ kỳ diệu ấy, là một cuộc gặp gỡ giữa trời với đất, giữa Thiên Chúa cao cả và con người phàm trần.  Trinh nữ Maria đã thưa lời “Xin vâng” để mở lòng đón nhận Ngôi Lời nhập thể.  Với lời thưa “Xin vâng” của Mẹ, Con Thiên Chúa đã đến thế gian, khởi đầu công cuộc cứu độ loài người.

“Kính mừng Maria đầy ơn phúc”, trước hết là lời kinh ca ngợi.  Chúng ta hợp lời với sứ thần chào kính và ca tụng thiên chức cao cả của Đức Mẹ.  Mẹ là người được Thiên Chúa chọn lựa trong muôn người, để làm ngai tòa cho Đấng Cứu thế ngự khi đến trần gian, mặc lấy thân phận con người.  Lời Mẹ nói tiên tri về chính mình nay đã được thực hiện: “Từ nay, hết mọi đời, sẽ khen tôi diễm phúc” (Lc 2,48).  Qua cuộc đời của Mẹ, chúng ta ca tụng quyền năng vô biên của Thiên Chúa, đã thực hiện những việc lạ lùng.  Mẹ được tôn vinh làm Nữ Vương trời đất, cùng với Đức Giêsu là Vua Vũ trụ để chúc phúc cho muôn loài.

“Kính mừng Maria đầy ơn phúc”, đó là lời kinh của niềm phó thác cậy trông.  Khi lần hạt Mân Côi, chúng ta xin Đức Mẹ cầu bầu cho chúng ta được những ơn lành phần hồn phần xác, nhất là được ơn trung thành như Đức Mẹ.  Lời kinh thấm nhập mỗi con tim, diễn tả tâm tư trìu mến của chúng ta dành cho Mẹ.  Lời kinh đem lại sự ngọt ngào mỗi khi chúng ta âu sầu đau khổ; đem lại hy vọng mỗi khi chúng ta gặp khó khăn thất bại; đem lại niềm vui mỗi khi chúng ta buồn bã; đem lại sức mạnh mỗi khi chúng ta yếu đuối; đem lại sự đỡ nâng mỗi khi chúng ta có nguy cơ gục ngã trên đường đời.  “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời”, đó là lời cầu nguyện của Giáo Hội, cũng là lời cầu nguyện của mỗi con tim, xin Đức Mẹ bầu cử cho chúng ta đang còn bước đi trong cuộc sống dương gian đầy gian nan thử thách.  “Kinh Mân côi không những kéo ơn trên trời xuống cho tội nhân, khiến họ mau mắn về với Mẹ, nhưng còn làm cho họ đứng vững trên con đường sùng kính mến yêu Mẹ.  Nơi nào đông người chuyên chăm lần hạt, nơi ấy giáo hữu tiến nhanh trên đường thánh thiện, trái lại nơi nào thờ ơ, giáo hữu sẽ lâm vào tình trạng hư hỏng” (Thánh Grignion de Monfort).

“Kính mừng Maria đầy ơn phúc”, đó là lời kinh của tâm tình hiếu thảo chúng ta dâng lên Mẹ Thiên Chúa.  Có người thắc mắc tại sao phải lặp đi lặp lại nhiều lần kinh Kính mừng khi lần hạt Mân Côi.  Điều đó thật dễ hiểu!  Người con hiếu thảo nào cũng muốn nói ngàn lần lời yêu thương với cha mẹ mình mà vẫn chưa đủ.  Ngôn ngữ diễn tả tình yêu giống như dòng sông tuôn chảy mãi không dừng, cũng thế, những lời chào kính Đức Mẹ dù có lặp đi lặp lại là bằng chứng của tình mến chúng ta dành cho Đức Mẹ.  Kinh Mân Côi sẽ giúp khơi nguồn dòng chảy yêu thương từ nơi Đức Mẹ đến với chúng ta.

“Kính mừng Maria đầy ơn phúc”, mỗi lời kinh là một bước đường đời dẫn ta đến gần Chúa hơn, và giúp chúng ta nên giống Chúa.  Bởi lẽ kinh Kính mừng được đọc trong tâm tình suy niệm, chiêm ngắm những mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Cứu thế, từ ngày Truyền tin cho đến khi Người sống lại và lên trời vinh quang.  Mỗi bước đường của chúng ta đều có Đức Mẹ đồng hành.  Mỗi lối đi dương thế đều có Chúa dẫn đưa.  Đó là giá trị của Kinh Mân Côi.

Kinh Mân Côi là hình thức cầu nguyện được chính Đức Mẹ khuyến khích.  Quả vậy, khi hiện ra ở Lộ Đức cũng như ở Fatima, Đức Mẹ đã cùng lần hạt với các thị nhân, trong tình thân thương trìu mến.  Vì thế, tượng Đức Mẹ được trình bày tại hai nơi thánh địa này đều có cỗ tràng hạt nơi tay của Đức Mẹ.  “Hãy siêng năng lần hạt”, đó còn là lệnh truyền của Đức Mẹ khi hiện ra với ba trẻ chăn chiên ở Fatima năm 1917.

“Kính mừng Maria đầy ơn phúc”, ước chi lời kinh này luôn vang lên nơi môi miệng chúng ta, từ khi sinh ra cho đến lúc lìa đời, nhờ đó, chúng ta luôn được Đức Mẹ phù hộ độ trì.  Nhờ Mẹ và qua Mẹ, chúng ta sẽ gặp Đức Giêsu, và đạt được sự sống đời đời.

ĐGM. Giuse Vũ Văn Thiên

From: Langthangchieutim

Những ‘món nợ’ của một tân Phó Đề Đốc

Những ‘món nợ’ của một tân Phó Đề Đốc

  Mạnh Kim

Bài báo của tác giả Tom McCarthy trên The Daily Oklahoman đề ngày 20-5-1975 với hình cậu thiếu niên Nguyễn Từ Huấn ở trang nhất có nhắc đến chi tiết cậu thiếu niên Từ Huấn có khả năng trở thành nghệ sĩ violin. Tuy nhiên, tên tuổi ông Huấn sau này được vinh danh không phải trên sân khấu giao hưởng. Ông khoác áo nhà binh. Con đường binh nghiệp đã giúp ông trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên đạt đến cấp bậc Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ…

 

Năm 1981, sáu năm sau khi đến Mỹ cùng hàng trăm người Việt Nam tỵ nạn khác sau ngày 30-4-1975, ông Nguyễn Từ Huấn tốt nghiệp Đại học Okahoma State với bằng cử nhân điện cơ. Không dừng lại, ông lấy tiếp các bằng thạc sĩ tại ba đại học: Đại học Southern Methodist, Đại học Purdue và Đại học Carnegie Mellon (hạng tối ưu) chuyên ngành kỹ thuật thông tin. Sau đó, ông làm việc cho một cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, thuộc bộ phận thiết kế các hệ thống điều khiển điện tử trên chiến đấu cơ.

Năm 1991, cuộc chiến Vùng Vịnh nổ ra. Ông Huấn đăng ký vào quân ngũ. Năm 1993, ông trở thành sĩ quan Hải quân trừ bị. Trong thời gian này, ông làm việc thêm ở Bộ Năng lượng. Với vị trí kỹ sư phụ trách dự án đặc biệt chuyên nghiên cứu kỹ thuật dẫn hai tia proton phóng với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng sao cho chúng có thể chạm nhau (superconducting super collider), từ đó cung cấp các dữ liệu nhằm giúp hiểu thêm về hiện tượng Big Bang cũng như các hiện tượng khác trong vũ trụ, ông Huấn là một trong số rất ít người Việt có mặt trong nhóm nghiên cứu này. Từ Bộ Năng lượng, ông chuyển sang làm việc cho General Motors (GM), phụ trách thiết kế các hệ thống điện tử cho xe hơi. Tại đây, ông phát minh một số sáng chế mà hiện GM vẫn sử dụng…

Một trong những bằng sáng chế của ông Huấn. (Hình: Nguyễn Từ Huấn cung cấp) 

Năm 1993, internet chưa phát triển, cả nước Mỹ chỉ có khoảng 20 website. Tuy nhiên, ông Huấn đã nghĩ đến việc làm thế nào có thể sử dụng network để phục vụ quân đội và hỗ trợ tác chiến. Ý tưởng của ông được một đề đốc ủng hộ. Ông Huấn được mời vào Ngũ Giác Đài tường trình cho giới lãnh đạo Hải quân. Tiếng nói của anh thiếu úy Huấn trở nên lạc lõng giữa những hoài nghi. Cho đến thời điểm đó, rất ít người có thể hình dung cái gọi là “network warfare”. Không đầy 10 năm sau, khi nước Mỹ bước vào cuộc chiến Vùng Vịnh lần hai (2003), kỹ thuật chiến tranh không gian mạng đã trở thành một trong những yếu tố quyết định thắng bại. Cuộc chiến Vùng Vịnh lần hai cũng là thời điểm thiếu tá Huấn được đưa sang Afghanistan và Iraq, với vai trò sĩ quan chỉ huy đơn vị kỹ thuật giúp phá hủy các thiết bị kích nổ bom từ xa của khủng bố… “Một trong những thử thách khó nhất đối với tôi là phải đi một bước trước kẻ thù” – ông Huấn trả lời phóng viên Eric Schmitt trên New York Times số ra ngày 6-2-2006.

Thiếu tá Huấn (thứ hai, phải sang) trong những ngày làm việc tại Iraq. (Hình: Nguyễn Từ Huấn cung cấp)


“Cách đây 44 năm, tôi là một trong những người tỵ nạn, lòng lo lắng cho một tương lai bất định nhưng vẫn cảm thấy vô cùng biết ơn khi đến được đây. Những hình ảnh tôi còn nhớ rõ mồn một khi đặt chân đến Trại Asan ở đảo Guam này, giờ là công viên Asan Beach, là những thủy thủ và thủy quân lục chiến Mỹ phơi mình dưới cái nắng cháy da, dựng lều và lán thức ăn, phát nước uống và đồ ăn nóng, giúp đỡ và chăm sóc mọi người với thái độ tử tế và kính trọng… Những người lính đó đã mang lại cảm hứng cho tôi cống hiến cho Hải quân Mỹ đến tận hôm nay”… Phát biểu trên của Đại tá Nguyễn Từ Huấn trong dịp khánh thành tượng Lone Sailor tại Guam ngày 30-4-2019 đã cho thấy tại sao ông quyết tâm gia nhập và cống hiến cho quân đội (tượng đài Lone Sailor do chính ông Huấn khởi xướng với sự thực hiện của US Navy Memorial).

Đại tá Huấn trong lễ khánh thành tượng Lone Sailor, Guam, 30-4-2019 (The Guam Daily Post).


Ông có một sứ mạng khác trong lẽ sống của mình. Ông định hình cuộc đời ông bằng những định nghĩa khác với những đo lường về vật chất. Với ông, có nhiều cách để “trả nợ” nước Mỹ nhưng ông đã chọn binh nghiệp, vì quân đội mới là hình ảnh đại diện bảo vệ cho quốc gia nơi đã cưu mang những người tỵ nạn như ông, một quốc gia từng là ngọn hải đăng cho những giá trị nhân bản, về tự do, dân chủ và nhân quyền. “Món nợ” đối với nước Mỹ không phải là món nợ lớn nhất đối với ông Huấn. Có một món nợ khác chất chứa gánh nặng lương tri thậm chí nặng nề hơn. Nó có ý nghĩa lớn hơn cả. Nó ám ảnh ông như một lời thề mà ông nguyện phải làm, như một cách để báo hiếu cho cha ông – cố Đại tá Chỉ huy trưởng Trường thiết giáp VNCH Nguyễn Tuấn, như một cách để làm mẹ ông mỉm cười nơi chín suối, như một cách để “trả lời” cho một cuộc chiến tàn khốc từng làm điêu linh dân tộc mà toàn bộ gia đình ông là nạn nhân, để cuối cùng, cho thấy rằng, hòa bình có giá trị như thế nào và tại sao bằng mọi giá phải bảo vệ hòa bình.

Câu chuyện bi thương của ông đã được kể đi kể lại với rất nhiều tình tiết không có thực. Và khi thuật lại câu chuyện, một số nhân vật luôn được đẩy ra phía trước như thể họ là nhân vật chính. Cũng khó có thể tránh điều đó vì câu chuyện đã trở thành một phần của lịch sử cuộc chiến. Tuy nhiên, những thước phim chính xác đáng lý cần phải lột tả thời khắc kinh hoàng xảy đến với gia đình ông chứ không phải những gì xảy ra sau đó. Đó là hình ảnh kiên cường của bố và mẹ ông trước họng súng của đặc công Cộng Sản.

Hơn 50 năm trôi qua, ông Huấn chưa bao giờ quên những gì ông chứng kiến. Ông không thể quên tràng súng liên thanh điên cuồng nã vào bảy người trong gia đình mình – vào bố, vào mẹ, vào các người anh và cả đứa em út mà mẹ bế trên tay, khi họ đang bị bắt làm con tin, ngay trong những ngày mà hai bên đã thỏa thuận ngưng chiến. Ông không thể quên cảnh người anh thở hắt ra làn hơi cuối cùng và cảnh người em bị bắn thủng bụng ruột đổ ra ngoài. Ông không bao giờ có thể quên được cảnh mẹ ông, bị bỏ nằm đó đau đớn, chảy máu và rên xiết nhiều giờ cho đến chết. Ông cũng không thể quên cảnh đặc công cầm lưỡi lê đâm vào lon bia để uống, dọn đồ ra ăn, giữa những nạn nhân bị thương đang rên xiết và giữa những thi thể vừa bị thảm sát man rợ.

Gia đình cố Đại tá Nguyễn Tuấn (tất cả đều bị sát hại, trừ ông Nguyễn Từ Huấn-đứng giữa; ảnh chụp năm 1967). (Hình: Nguyễn Từ Huấn cung cấp)

Rồi có một đặc công chĩa súng vào đầu Huấn khi phát hiện đứa trẻ 9 tuổi duy nhất còn sót lại. Dưới ánh sáng hỏa châu từ bên ngoài, tay đặc công cộng sản đối diện ánh mắt không hề lộ chút sợ hãi của cậu bé Huấn. Một vết đạn, từ vụ thảm sát trước đó, trúng vào đầu khiến mặt mày Huấn bê bết máu. Có lẽ đó cũng là lý do khiến toán đặc công không buồn bận tâm ban cho Huấn “một phát đạn ân huệ”, bởi nghĩ rằng ông sẽ không thể nào sống nổi. Tuy nhiên, ông đã không chết.

Vài giờ của một thời khắc sáng mùng hai Tết Mậu thân 1968 đã trở thành cơn ác mộng dài lê thê đi theo suốt cuộc đời ông. Thay vì gục ngã, thay vì đầu hàng số phận khi đặt chân đến Mỹ với hoàn cảnh một thiếu niên tỵ nạn nghèo khó, ông Huấn đã chiến thắng tất cả thách thức và khó khăn, một cách ngạo nghễ. Nước mắt thương mẹ và nỗi đau nhớ cha cùng các anh em trong gia đình đã không làm ông ngã quỵ mà giúp ông mạnh mẽ đứng lên, bằng hình ảnh không phải là nạn nhân một cuộc chiến mà một mảnh đạn đến giờ vẫn còn lưu trong đầu. Ông đã trả được “món nợ” cho lương tri, cho lẽ làm người, cho công dưỡng dục của hai vị chú thím cưu mang nuôi nấng ông, và nhất là cho lẽ làm con đối với hai bậc sinh thành.

Tháng 10-2019 tới đây, lễ thăng chức Phó Đề đốc cho ông Nguyễn Từ Huấn sẽ được tổ chức tại Washington DC. Với kinh nghiệm cùng sự tận tụy, tân Phó Đề đốc Huấn còn sẽ đảm nhận một chức vụ mới: Tham mưu phó Bộ tư lệnh hải dương hệ thống Hải quân (Naval Sea Systems Command-NAVSEA), đặc trách an ninh mạng. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt lại có thêm một nhân vật đáng để tự hào. Ông đã trả hết nợ chưa? Chắc là chưa – ông nói. Làm thế nào tôi có thể yên tâm thản nhiên nhìn Trung Quốc đe dọa quê hương mình từng ngày từng giờ mà không chút xót xa lo nghĩ? – ông Huấn tâm sự. Ông còn ôm nặng một món nợ lớn khác: “nợ” mình là người Việt Nam.

Mạnh Kim
Nguồn : BBC

Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc và chủ nghĩa Phát xít ở Đức là một 

Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc và chủ nghĩa Phát xít ở Đức là một 

  • Nguyễn Tiến Trung

5-10-2019

Duyệt binh khoe vũ khí để răn đe Việt Nam

Cuối cùng thì lễ duyệt binh hoành tráng của Tập Cận Bình trước Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc đã lắng lại. Các loại vũ khí tối tân nhất đã được cộng sản Trung Quốc đưa ra cho người dân Trung Quốc và toàn thế giới chiêm ngưỡng: tên lửa hành trình tầm bắn xa nhất thế giới 15 nghìn km DF-41, đầu đạn siêu thanh DF-17 bay ở vận tốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh…

Tất nhiên, thực tế các loại vũ khí này có thể sử dụng được hay không lại là một câu chuyện khác, khi cộng sản Trung Quốc nổi tiếng là những người sẵn sàng nói dối không biết ngượng miệng. Chẳng phải Tôn Tử đã dạy họ rằng, “binh bất yếm trá” đó ư?

Tại sao giới lãnh đạo Trung Quốc luôn tuyên bố là “hòa bình quật khởi” lại liên tục đầu tư vào quốc phòng và phát triển nhiều loại vũ khí mới như vậy? Chắc chắn họ phải đối phó với những mối đe dọa ghê gớm, hoặc họ phải có tham vọng gây chiến với các nước khác thì họ mới liên tục đầu tư vào vũ khí như vậy.

Hỏi cũng là trả lời. Những thứ vũ khí mà cộng sản Trung Quốc “khoe” ra ở trên để nhằm răn đe người dân những quốc gia dám chống lại chủ nghĩa bành trướng xâm lược của họ, trong đó có nhân dân Việt Nam. Nên nhớ là trước, trong và sau ngày 1/10, là ngày lễ kỉ niệm đảng Cộng sản chiếm toàn bộ Trung Quốc, các tàu của cộng sản Trung Quốc đã bốn lần xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam với khoảng 28 tàu. Nhà cầm quyền Việt Nam đã phản đối cộng sản Trung Quốc 40 lần qua các kênh ngoại giao từ ba tháng qua.

Duyệt binh cũng là để che giấu bất an

Thật ra, việc Tập Cận Bình cho duyệt binh lớn để khoe quân đội hùng mạnh như vậy có tác dụng tăng cường lòng tin yêu của dân vào đảng Cộng sản cầm quyền. Cuộc duyệt binh nhằm khiến người dân Trung Quốc tạm quên đi những khó khăn chồng chất trong nước, kiểu như đã có lãnh đạo Việt Nam từng phát biểu là nên cho dân xem pháo hoa để quên … đói nghèo.

Những khó khăn đó của đảng Cộng sản Trung Quốc là gì? Đó là dòng vốn lên tới 1,2 nghìn tỷ USD đã rời Trung Quốc trong thập niên vừa qua, những nhà đầu tư nước ngoài vỡ mộng vì bị chèn ép tại thị trường Trung Quốc, phát triển kinh tế chững lại, chiến tranh thương mại với Mỹ, chiến lược Vành đai – Con đường bị phủ bóng bởi quản trị kém và tham nhũng khiến người dân ở bất kì nơi nào có Trung Quốc đầu tư đều phản đối, từ châu Phi tới Việt Nam, người dân Hongkong nổi dậy đòi dân chủ, Đài Loan thách thức trực diện chủ nghĩa bành trướng của đảng Cộng sản, cả thế giới đề cao cảnh giác và cô lập cộng sản Trung Quốc, dân số Trung Quốc cũng đang già hóa nhanh chóng, ô nhiễm môi trường nặng nề, phân hóa giàu nghèo lớn…

Trước những khó khăn chồng chất đó, rất tự nhiên, nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ tìm cách hướng sự chú ý của người dân ra bên ngoài, nhằm vào các “thế lực thù địch” như Việt Nam. Thậm chí một học giả người Mỹ David Archibal còn cho rằng, cộng sản Trung Quốc sẽ chọn Việt Nam là nơi gây chiến đầu tiên vì Việt Nam dễ “xơi” nhất. Một cuộc chiến tranh chớp nhoáng chiếm các đảo còn lại của Việt Nam ở Trường Sa sẽ là liều thuốc củng cố sự ủng hộ của người dân Trung Quốc với đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trung Quốc Xã (Chinazi)

Người dân Hongkong không phải ngẫu nhiên nghĩ ra cụm từ “Chinazi” (diễn giải tiếng Việt là “Trung Quốc Xã”), vốn là từ ghép của China (Trung Quốc) và Nazi (Quốc xã). Chủ nghĩa Cộng sản hiện tại ở Trung Quốc và chủ nghĩa Phát xít của Hitler giống nhau một cách đáng kinh ngạc.

Thứ nhất, chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát xít đều là biểu hiện của các chủ nghĩa cực đoan. Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa tập thể bị cực đoan hóa. Chủ nghĩa Phát xít là chủ nghĩa quốc gia – dân tộc bị cực đoan hóa. Con người cá nhân bị vùi lấp trong những thứ nhân danh “tập thể”, “dân tộc”, “quốc gia”. Đó là những chủ nghĩa tước đoạt tự do cá nhân của con người, biến con người thành nô lệ.

Thứ hai, chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát xít đều dựng lên các “thế lực thù địch” để hướng sự căm thù của người dân vào các đối tượng bên ngoài. Chủ nghĩa Cộng sản thời đầu thì nhắm vào giai cấp thượng lưu, trung lưu, còn bây giờ thì nhắm vào các quốc gia khác như Trung Quốc đang tìm cách xâm chiếm Việt Nam, Philippines, Malaysia. Giống hệt như thế là chủ nghĩa Phát xít vì nó nhắm vào các dân tộc khác khi cho chủng tộc Đức là thượng đẳng, và phải tiêu diệt người Do Thái.

Thứ ba, chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát xít đều đặt một đảng, một lãnh tụ lên trên tất cả, lên trên cả đất nước. Chủ nghĩa Cộng sản ở Trung Quốc hiện tại đặt đảng Cộng sản lên trên tất cả, cai trị không cần pháp luật, không cần lá phiếu của người dân, buộc người dân sùng bái cá nhân Tập Cận Bình, bắt dân học tập “tư tưởng Tập Cận Bình”. Còn chủ nghĩa Phát xít tại Đức cũng đặt đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa (gọi tắt là đảng Quốc Xã – Nazi) lên trên tất cả, bắt người dân sùng bái Hitler.

Thứ tư, chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát xít thành công được ở Trung Quốc và Đức là nhờ lợi dụng sự giận dữ của người dân khi bị nước ngoài sỉ nhục. Trung Quốc bị nước ngoài như Anh, Mỹ, Nhật, Nga,… sỉ nhục một trăm năm (bách niên quốc sỉ), còn Đức bị sỉ nhục vì thua thế chiến thứ 2. Không ngạc nhiên khi Hitler và Tập Cận Bình đều ưa thích các cuộc diễu binh lớn.

Chính bài học lịch sử từ Đức đã đưa đến nhận định rằng, lịch sử sẽ lặp lại với cộng sản Trung Quốc khi họ sẽ quyết định gây chiến để vuốt ve tự ái dân tộc, và đối tượng đầu tiên dễ thắng nhất chính là Việt Nam, một quốc gia không có đồng minh, có rất ít hoặc thậm chí không có vũ khí hiện đại, chứ đừng nói tới vũ khí hạt nhân để răn đe. Thanh niên và người dân Việt Nam cần nhìn thẳng vào khả năng này, nhất là những người đang ở nơi tuyến đầu là bộ đội ở biên giới phía Bắc và các chiến sĩ hải quân ở Trường Sa.

Trở ngại của đảng Cộng sản Việt Nam

Dù vậy, người Việt Nam không nên sợ hãi mà phải sẵn sàng đương đầu với thách thức mang tên Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam cần nhận thức rõ giới hạn của chế độ độc đảng. Toàn dân Việt Nam bây giờ sẽ không đoàn kết chống ngoại xâm xung quanh đảng cầm quyền nữa vì rất nhiều lý do như tham nhũng, cướp đất, ô nhiễm, bất công xã hội rộng khắp. Dân không thể tin vào sự lãnh đạo của đảng Cộng sản với việc cựu bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh e ngại “xu thế ghét Trung Quốc” của người Việt.

Việc đưa hình ảnh lãnh tụ đã mất như Hồ Chí Minh lên để làm tính chính danh cho chế độ không hề có tác dụng hoặc có tác dụng rất ít với đa số người dân sinh sau năm 1975… Bản thân rất nhiều cựu chiến binh cộng sản đã rời bỏ đảng Cộng sản và tham gia vào phong trào dân chủ. Còn chế độ hiện tại thì luôn trong tình trạng “ngân sách như dòng sông đã cạn” thì lấy đâu ra tiền mà mua vũ khí chống ngoại xâm.

Đảng cộng sản Việt Nam phải làm gì?

Do đó, việc quan trọng nhất mà các lãnh đạo cộng sản phải làm ở trong nước là dân chủ hóa. Chỉ có dân chủ hóa thì dân mới ủng hộ chính phủ và quốc hội do dân bầu ra một cách thực chất. Chỉ có dân chủ hóa thì dân mới đoàn kết xung quanh việc tôn trọng một bản hiến pháp dân chủ, chuẩn mực. Chỉ có dân chủ hóa và có nhà nước pháp quyền thì cộng đồng quốc tế dân chủ, văn minh mới tin tưởng và sẵn sàng giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam vì đã có cùng hệ giá trị với họ.

Còn ở ngoài nước, cũng không có cách nào khác là nhà cầm quyền phải nhanh chóng tham gia vào một liên minh kinh tế – quân sự đứng đầu bởi Mỹ và theo sau là các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc,… để tạo thế ỷ dốc, sẵn sàng hỗ trợ nhau trước bất kỳ đe dọa nào từ cộng sản Trung Quốc.

Còn người dân phải làm gì?

Còn về phía người dân, chúng ta không thể ngồi yên thụ động. Bước đầu tiên là mỗi một công dân cần phải lên tiếng phản đối Cộng sản Trung Quốc xâm lược Việt Nam, phản đối chủ nghĩa Cộng sản ở Trung Quốc và Bắc Hàn đang đe dọa hòa bình, ổn định ở châu Á, phản đối Cộng sản Trung Quốc tìm cách thủ tiêu tự do chính trị của nhân dân Hongkong, đàn áp người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, tìm cách xâm lược Đài Loan,…

Hình ảnh nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc cai trị hà khắc, đàn áp các dân tộc đó chính là hình ảnh Việt Nam trong tương lai nếu người dân Việt Nam không cảnh giác và phản đối ngay từ bây giờ.

PHỤNG SỰ CHÚA CHO PHẢI ĐẠO LÀM TÔI

PHỤNG SỰ CHÚA CHO PHẢI ĐẠO LÀM TÔI

Lm. Ignatiô Trần Ngà

Với trí tưởng tượng phong phú kết hợp với tài nghệ văn chương tuyệt vời, nhà văn Đan-mạch Hans Christian Andersen đã dựng nên một nhân vật rất độc đáo là “Chiếc bóng.”

Ai cũng có chiếc bóng đi theo mình.  Chiếc bóng hoàn toàn lệ thuộc chủ: khi chủ đi, bóng đi theo, khi chủ chạy, bóng chạy; khi chủ dừng, bóng dừng; chủ đi đâu, bóng theo đến đó.

Vậy mà nhân vật “Chiếc Bóng” trong chuyện của Andersen lại tách ra khỏi người chủ của mình vốn là một nhà khoa học, để trở thành một nhân vật độc lập, đòi sống riêng không lệ thuộc chủ, rồi dần dà y dám gọi mày xưng tao với chủ… Một thời gian sau, y lên mặt sai khiến cả chủ của mình, và thật trớ trêu, y tự tôn mình lên làm chủ và bắt chủ phải làm “chiếc bóng” của y và cuối cùng, y lập kế tống giam chủ mình vào ngục và sát hại người chủ ngay trong tù.

Tương quan giữa con người với Thiên Chúa cũng như bóng với hình.  Thiên Chúa đã tạo dựng nên loài người và mọi người hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa, nhờ Chúa con người mới tồn tại được.  Chúa là Chủ, con người là tôi tớ.  Chúa là Hình, con người là bóng.  Vậy mà nực cười thay, một số người lại làm như nhân vật “Chiếc Bóng” trong tác phẩm của Andersen.  Họ đòi quyền làm chủ và bắt Thiên Chúa lệ thuộc họ.  Họ đòi Thiên Chúa đáp ứng những đòi hỏi của họ mà không nghĩ rằng họ phải đáp ứng những đòi hỏi của Thiên Chúa trước đã.

Chẳng hạn khi yếu đau, người ta yêu cầu Chúa chữa họ cho lành.  Khi túng thiếu, người ta đòi hỏi Chúa cho no đủ.  Khi gặp thất bại trong cuộc đời, người ta yêu cầu Chúa đem lại sự thành công…  Nếu Chúa không mau mắn làm theo yêu cầu, người ta sẽ trách móc Chúa, oán ghét Chúa, loại trừ Chúa ra khỏi đời mình!

Vì yêu thương loài người, Thiên Chúa sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu chính đáng của họ, nhưng không phải vì thế mà con người có quyền đòi Thiên Chúa phải luôn luôn phục vụ mình mà quên rằng mình là người tôi tớ của Thiên Chúa nên phải lo phụng sự và thực hiện ý Chúa trước đã.

Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn đưa chúng ta trở về lại đúng vị trí của mình, vị trí của người tôi tớ, và nhiệm vụ của người tôi tớ là lo phục dịch hầu hạ chủ mình mà không được kể lể công lao.

Chúa nói: “Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: “Mau vào ăn cơm đi”, chứ không bảo: “Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau?  Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao?

Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.”

Hai vị tôi tớ vĩ đại của Thiên Chúa 

Một trong những nét đẹp của Mẹ Maria là Mẹ biết nhìn nhận mình là tôi tớ Thiên Chúa nên sẵn sàng vâng lệnh Chúa truyền.  Khi được sứ thần Gáp-ri-en cho biết Thiên Chúa muốn trao cho Mẹ một sứ mạng thật cao cả nhưng cũng đầy khó khăn, Mẹ sẵn sàng vâng phục vì ý thức mình chỉ là tớ nữ hèn mọn của Thiên Chúa.  Mẹ thưa với sứ thần: “Nầy tôi là tớ nữ của Chúa.  Tôi xin vâng như lời Chúa truyền.” Vì thế, Mẹ làm đẹp lòng Thiên Chúa và được Thiên Chúa nâng lên địa vị tối cao.

Ngay cả Chúa Giêsu, “vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa Cha, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ… Người lại còn hạ mình vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây thập tự…” (Philip 2, 6-8).

Lạy Chúa Giêsu,

Chúa là Thiên Chúa quyền năng mà còn hạ mình làm tôi tớ, vâng phục Chúa Cha trong mọi sự cho dù phải chết trên thập giá và Đức Maria là hiền mẫu của Chúa, dù được diễm phúc làm Mẹ của Chúa, mà vẫn sẵn sàng phụng sự Thiên Chúa Cha như nữ tỳ khiêm tốn, thì xin cho chúng con là người phàm hèn mọn, luôn biết nhìn nhận mình chỉ là tôi tớ thấp hèn của Thiên Chúa và hết lòng phụng sự Chúa cho phải đạo làm tôi.

Lm. Ignatiô Trần Ngà

From: Langthangchieutim

TỨ KHOÁI

Chau Nguyen Thi
TỨ KHOÁI

(Xin đăng lại 4 cái stt viết về “tứ khoái” của con người đã được đăng trước đây vì… khỉ vẫn còn nguyên là khỉ!)

ĂN CÓ KHÓ KHÔNG?

Nhớ hồi còn nhỏ, một lần trong bữa ăn, ba tôi giận dữ nói: “Con lấy đũa quậy nhiều lần vào nồi cơm lúc đang sôi phải không?” Tôi sợ hãi nhìn ba tôi, lòng ngạc nhiên không hiểu tại sao ông biết là lúc nấu cơm tôi dùng đũa quậy nhiều lần vào nồi cơm đang sôi, vì sợ cơm bị khê cháy. Ba tôi bị đau bao tử, nên ông rất khó khăn, kỹ lưỡng chuyện ăn uống. Lúc hết giận, ba tôi giải thích: “Khi cơm sôi, chỉ cần quậy một lần cho đều rồi bớt lữa. Không nên quậy nhiều lần vì như vậy sẽ làm cho gạo đổ nhựa ra bọc lấy hột cơm, nên hột cơm bên ngoài thì mềm, ở giữa thì sượng”
Ha ha… Hồi nhỏ tôi cũng ăn cơm đó mà không thấy khác biệt gì, cơm nào cũng là cơm, và nghĩ là ba tôi chỉ… vẽ chuyện.

Bây giờ già rồi; già hơn tuổi ba tôi lúc ông dạy tôi về chuyện nấu cơm và ăn cơm, tôi nhận ra rằng, trong đời, ngay cả chuyện ăn cũng cần phải có kiến thức và kinh nghiệm.

NGỦ CÓ KHÓ KHÔNG?

Cũng như “ăn”, “ngủ” là sinh hoạt tự nhiên của con người. Hễ đói thì ăn; buồn ngủ thì ngủ; cần gì học, mà học là học cách nào?
Nhớ trước đây một cô huê hậu VN đi máy bay, trưng ra một màn “huê hậu ngủ ngày” vô cùng “ấn tượng”. Cô nằm ngủ kiểu mà khi nhìn vào ai cũng tưởng tượng đến câu thơ của Hồ Xuân Hương “Phành ra ba góc da còn thiếu”. Cả cộng đồng mạng nổi sóng; kẻ khen người chê ầm ĩ. Người bênh vực thì bảo “Ngủ thì làm sao mà kiểm soát được”; người chê thì bảo “Ngủ thì ngủ cũng phải ngủ cho đẹp! Ngủ cũng phải học!” Ngủ có phải học không? Cá nhân tôi thì tin rằng có. Thế hệ trước đây, trong gia đình, từ khi còn nhỏ, cha mẹ đã canh chừng gắt gao con cái khi ngồi khi nằm, nhất là con gái. Khi thấy nó nằm hay ngồi hớ hênh quá thì nhắc, chỉnh cho nó ngồi ngay ngắn, đúng cách lại. Và cả khi ngủ, thấy chúng nằm không ngay, không đẹp mắt thì “sửa” lại cho ngay. Lâu dần, sẽ thành thói quen, tay chân phành ra hay khép lại đều có “ý thức”; “ý thức” cả trong “vô thức”; lớn lên sẽ không mắc phải cái cảnh ngủ ngày đầy “ấn tượng” như cô huê hậu đó.

Đó là ngủ đơn. Giờ nói chuyện ngủ kép. Trước đây, xã hội VN, trai gái đi đâu cũng phải trai ngủ riêng, gái ngủ riêng. Ngày nay dưới thời “VC rực rỡ” trai gái kéo nhau đi chơi, đi du ngoạn, tối lại ngủ chung với nhau không “ngại ngùng” gi cả. Tôi đã chính mắt xem những cái video clip do bọn trẻ quay lại rồi bỏ lên mạng.

Khổng Tử sống mấy ngàn năm trước, nhưng ông hiểu rõ cái khác nhau giữa lý trí và thể xác, nên chủ trương “nam nữ thọ thọ bất thân”. Thể xác khi “thích” thì lý trí không “can ngăn” nổi. Cho nên mới nam nữ không được gần gũi nhau. Cọ vào thì nẹt lửa. Lý trí không nhảy vào can thiệp được. Trừ thánh nhân ra, còn người phàm thì không thể dùng lý trí để kiểm soát những phản ứng của thể xác được. Không ai có thể dùng lý trí để làm cho mình không cảm thấy đau khi bị dao đâm vào da thịt chẳng hạn. Hồi trẻ tôi có nghe một câu chuyện thực như thế này. Thời Tây, một cặp vợ chồng kia chạy không kịp khi lính Tây kéo đến. Người chồng leo lên nóc nhà trốn. Cô vợ bị một tên lính Tây đè ra hiếp. Anh chồng ở bên trên nhìn xuống chứng kiến từ đầu tới cuối. Khi lính Tây rút đi, anh chồng vác dao rượt chém cô vợ. Những người lớn tuổi trong làng đứng ra khuyên can, bảo rằng đó là “ách nước”, chứ có ai muốn vậy đâu. Anh chồng sừng sộ đáp: “Tui chém là chém cái tội nó ở dưới… nẩy lên!”
Tôi tin rằng cô vợ không muốn vậy. Không muốn bị hiếp. Không thích bị hiếp. Không mong bị hiếp. Rất xấu hổ khi bị hiếp. Nhưng những thứ đó thuộc phần lý trí. Còn phần thể xác thì khi đã đúng nơi, nói theo kiểu “khoa học hiện đại” là khi đã điểm đúng “huyệt G” rồi thì dù một tỷ thằng “lý trí” nhảy vào bảo nằm im, cũng không thể nằm im được, không thể không “nẩy lên” được!

Cho nên lúc nào cũng phải học, tuổi nào cũng phải học và việc gì cũng phải học. Học để biết. Biết để hiểu. Và hiểu để có sự cảm thông với chính mình và với tha nhân.

“ẤY” CÓ KHÓ KHÔNG?

Xin kể ngay một câu chuyện nữa, cũng thuộc loại “người thật việc thật”: Hồi người Việt mới sang tỵ nạn ở Mỹ, có anh chàng Việt lần đầu “vật lộn” với một cô gái Mỹ. Phụ nữ Mỹ họ rất tự nhiên, không thẹn thùng, e lệ như phụ nữ Á châu; nên khi “vật lộn” thì họ nhiệt tình lắm: la hét, cào cấu, hổn hển y như sắp… tắt thở tới nơi khiến anh chàng VN hoảng quá; đang tấn công sắp chiếm được thành rồi mà thấy “địch” la dữ quá tưởng “nó” sắp… chết, nên vội ngưng lại xem chuyện gì. Cô gái Mỹ chưng hửng, ngưng… hổn hển và hỏi ráo hoảnh: “Chuyện gì vậy?”. Ha ha… Té ra không phải “nó” tắt thở; mà là “nó” đang… nín thở!

Vậy “ấy” có cần học không? Dĩ nhiên là cần! Nếu không tại sao từ ngàn xưa cho đến ngày nay người ta viết hàng đống sách để dạy? Nhưng học là học cái gì? Chuyện “ấy” thì cũng như ăn. Hễ đói thì kiếm cái gì cho vào mồm, nhai rồi nuốt, khó gì đâu?

Không phải vậy. Nếu mọi việc trên đời chỉ để thoả mãn chính mình thì cứ sống theo bản năng, không cẩn học. Còn nếu biết yêu thương nhau, biết trân trọng nhau, biết nghĩ đến nhau trong mọi hoàn cảnh, biết “chia ngọt xẻ bùi” thì phải học. Học để biết cách cùng đưa nhau lên… thiên thai. Tinh thần và thể xác là hai phần không thể tách rời của đời sống con người. Các bậc thánh nhân có thể yêu theo kiểu thánh nhân là yêu chay, yêu tinh thần, không cần hôn hít, ve vuốt gì cả. Còn người phàm thì đại đa số ai cũng cần có một cuộc sống cân bằng về cả hai phương diện tinh thần và thể xác. Không có một tình yêu trai gái nào bền vững lâu dài nếu tình yêu đó không có tình dục; và ngay cả có tình dục mà phần tình dục đó không cân bằng, nhưng lại không có sự cố gắng của người trong cuộc để học hỏi mà bù đắp, san sẻ yêu thương cho nhau thì tình yêu cũng khó vững bền..

Trong cuốn “Lady Chatterley’s Lover” nhà văn D. H. Lawrence kể chuyện một cặp vợ chồng trẻ thuộc giai cấp quý tộc bên Anh cưới nhau được vài năm; rồi người chồng nhập ngũ và sau đó bị thương liệt cả hai chân, không còn có khả năng đàn ông nữa. Từ đó, cuộc sống vợ chồng của họ thời gian đầu vẫn bình thường nhưng về sau thì thay đổi hẳn. Cô vợ tuy yêu chồng nhưng sự thiếu thốn về tình dục dẫn đến việc cô có quan hệ xác thịt với người đàn ông quản gia… Về sau, cô vợ bỏ chồng chạy theo người tình mà lúc đầu quan hệ chỉ đơn thuần là vì tình dục, rồi dần dà nảy sinh tình yêu…..
Câu chuyện còn dài. Nhưng tựu chung tác giả muốn nói một điều là tình dục là một phần không thể thiếu của tình yêu. Không có nó tình yêu sẽ chết. Mà ngay cả có tình dục nhưng nếu đó chỉ là một hoạt động theo bản năng thì tình yêu cũng sẽ chết. Tình dục cần được học hỏi để trở thành một hoạt động để bày tỏ, san sẻ yêu thương chứ không phải chỉ đơn thuần để thoả mãn nhu cầu sinh lý cho riêng cá nhân mình.

LỜI KẾT

Trong bốn cái khoái của con người, ba cái đầu đã nói qua trong những stt trước rồi, còn cái khoái thứ tư thì tương đối không có gì nhiều để học. Chỉ cần kiểm soát chuyện ăn uống của mình để khỏi bị Tào Tháo rượt, và đừng có bạ đâu ỉa đái đó như khỉ trên rừng thì mọi chuyện sẽ ổn thoả. Cho nên không cần phải dài dòng.

***
Để kết lại, xã hội VN xưa, con người từ lúc mới sinh ra đến khi trưởng thành đều được gia đình và học đường dạy dỗ nghiêm khắc. Từ chuyện ăn, chuyện ngủ, chuyện “ấy” đến chuyện đại tiện, tiểu tiện đều được nhắc nhở, chỉ bảo cặn kẽ. Nhờ vậy mà xã hội trật tự, ổn định, lành mạnh. Đời sống có thể thiếu tiện nghi, chật vật; nhưng con người đối đãi với nhau trong yêu thương và tôn trọng; sẳn sàng giúp đỡ, nhường nhịn, che chở cho nhau. Ngày nay, từ khi bọn khỉ rừng tràn về thành phố, biến phố thành rừng thì mọi giá trị mà cha ông chúng ta đã dày công xây dựng đều trở thành công cốc. Bọn khỉ rừng đó “sống, chiến đấu” bằng bản năng khỉ rừng của chúng; dùng cái sức mạnh của loài thú tràn về chiếm được thành phố rồi thì tưởng mình là cái rốn của vũ trụ, một bước từ khỉ thành người, không cần học; không học từ những chuyện cần học để làm một con người có phẩm cách như ăn, uống; mà ngay cả học để thu thập kiến thức để xây dựng đất nước cũng không học nốt. Chỉ cần mỗi con mua một cái bằng tiến sĩ, phó tiến sĩ, kỹ sư dán trước ngực là đã tự cho mình trí thức, tài ba lỗi lạc rồi. Vì vậy mà chúng ăn không từ một thứ gì; ăn xương máu nhân dân, ăn rừng, ăn biển, ăn ruộng vườn, ăn đất đai, ăn cứt con nít, ăn mồ hôi háng phụ nữ, ăn luôn cả hài cốt liệt sĩ từng một thời là đồng chí của chúng. Còn ngủ thì bạ đâu ngủ đó; ngủ cả trong khi đang “họp quốc hội”, đứa há mõm, đứa nghẽo đầu, đứa xuôi tay, đứa dạng chân. Đến cái món đ. thì còn kinh khủng hơn nhiều. Chúng đ. từ trẻ con đến người lớn; cha đ. bồ của con trai; đ. vợ, đ. chồng “đồng chí” của nhau. Vì ăn tạp, ngủ tạp và đ. tạp như vậy nên chúng bạ đâu ỉa, đái đó, khiến cả một nước bây giờ thúi um. Một bọn cầm quyền như vậy thì xã hội VN ngày nay nát bét như tương là chuyện đương nhiên. Giả như lũ khỉ rừng đó có lăn ra chết hết hôm nay thì xã hội VN cũng phải cần một trăm năm nữa để học lại những giá trị tốt đẹp của cha ông mà ăn không giành giựt, ngủ không “phành ra ba góc”; trở về lại với cách sống nhân bản của ông cha chúng ta đã làm từ nhiều thế hệ trước.
Cho nên, nhân gian có câu châm biếm này: “Nhân bất học, bất tri lý; nhỏ không học lớn làm tỉnh uỷ”. Muốn làm người thì chuyện gì cũng phải học, lúc nào cũng phải học, tuổi nào cũng phải học.

Học làm người mới khó; chứ làm khỉ thì có khó gì!
ST