Tố Hữu, vai kép nịnh trong tuồng chèo!

 

Tố Hữu, vai kép nịnh trong tuồng chèo!

Tố Hữu (Hình: Cadn.com.vn)

Huy Phương

Có hai lý do để cho Việt Nam ngày nay là một đất nước có nhiều tượng đài và nhà lưu niệm nhiều nhất trên trái đất này, thứ nhất là để lưu lại những vết tích của những người Cộng sản, sợ rồi một ngày kia sẽ mai một, hai là chủ trương “có làm có ăn” của viên chức đảng ngày nay.

Chúng ta nên nhớ rằng hiện nay Tố Hữu đã có một nhà lưu niệm tại Hà Nội, khánh thành năm 2009, vì sao Thừa Thiên lại khùng điên dựng thêm một nhà tưởng niệm nữa?

Nhưng trước hết Tố Hữu là ai?

Tư Lành Nguyễn Kim Thành sinh năm 1920  gốc ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế. Người ta xem Tố Hữu như một nhà thơ tiêu biểu cho Cộng Sản Việt Nam, và tự cổ chí kim chưa có ai nhờ thơ mà “ăn nên làm ra” như Tố Hữu. Ông đã từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, Phó Thủ Tướng.

Trong nước hô hào cho rằng “việc xây dựng nhà lưu niệm Tố Hữu là một việc làm “mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với sự nghiệp cao quý của nhà thơ!” Sự nghiệp cao quý đó là gì? Nhà văn Nguyễn Trọng Khang trong nước đã ca tụng rằng: “Thứ khiến hậu thế nhớ về họ, làm hậu thế mê say cả khi người viết nó không còn trên thế giới này nữa, đấy chính là những tác phẩm. Chỉ cần tác phẩm sống thì nhà văn còn sống, dẫu nơi lưu trữ những tác phẩm ấy có trong một cung điện, một viện bảo tàng hay chỉ trong căn nhà nhỏ trên một ngọn đồi hoang vu đi nữa.”

Thật sự là những bài thơ của Tố Hữu còn sống không? Hình tượng Staline, Lenin đã bị chôn vùi bên kia trời Âu. Ở Trung Cộng người ta công nhận Mao Trạch Động đã mắc phải lỗi lầm khi cầm quyền và đã làm nhiều tội ác trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Hồ Chí Minh đã phơi bày nhiều tội ác và các bản chất xấu xa, phàm tục và dối trá của y. Những bài thơ tanh mùi máu của một thời chém giết, đấu tố, của Tố Hữu ngày nay không còn ai muốn nhớ nữa! Những tác phẩm ấy thực sự đã chết, thì nhà thơ này cũng đã chết theo. Người ta thường nói Tố Hữu là người học trò thân cận của Hồ Chí Minh, và là người làm thơ ca tụng Hồ Chí Minh nhiều nhất. Trong thế giới Cộng Sản, những người viết văn, làm thơ này được gọi là “văn công”, “văn nô” không còn chút liêm sỉ. Ca tụng làm cho chính người được ca tụng, cũng phải lấy làm ngượng.

Thợ nịnh, trên đời này, khó có ai qua mặt Tố Hữu. Trong thơ Tố Hữu, trên thân thể “bác Hồ” từ sợi tóc trên đầu cho đến ruột gan, đôi dép râu đi dưới chân “bác” đều là những thứ thơm tho, siêu phàm.

Tóc- “Bác về tóc có bạc thêm – Năm canh, bốn biển có đêm  nghĩ nhiều.”

Mắt- “Đôi mắt Bác hiện lên cười phấn khởi – Ta lớn cao lên bay bỗng diệu kỳ”

Tay và Trán- “Trông đàn con đó vẫy hai tay – Cao cao vừng trán ngời đôi mắt”.  “Trán mênh mông thanh thản nụ cười …”.

Mắt- “Nhớ ông cụ mắt sáng ngời- Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.”

Bàn tay- “Bàn tay con nắm tay Cha – Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng”.

Máy đánh chữ- Chiếc gậy- “Máy chữ thôi reo nhớ ngón đàn – Thong dong chiếc gậy gác bên bàn.”

Đôi dép râu- “Còn đôi dép cũ mòn quai gót – Bác vẫn thường đi giữa thế gian!”

Áo- “Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị .”

Cho đến thanh gỗ trong nhà sàn, chiếc chiếu, cái tủ cũng là đề tài cho Tố Hữu: “Nhà gác đơn sơ một góc vườn. Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn. Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối. Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.”

Cả con cá trong ao: “Cá ơi! Em có biết không. Trọn đời Bác nặng một lòng vì dân!”

May mà Bác không thích nuôi chó!

Đó là xu nịnh trong thơ. Còn ngoài đời Tố Hữu là tay nịnh hót có hạng.

Sách chép, trong một buổi hội, Hồ Chí Minh yêu cầu Tố Hữu ngâm một bài thơ tặng hội nghị. Tố Hữu khôn khéo nói rằng: – “Thưa Bác, thưa các đồng chí. Bác chỉ thị cho tôi đọc một bài thơ với các đồng chí, nhưng mà tôi nghĩ chúng ta vừa được nghe bài thơ hay nhất, những lời nói rất là ấm áp của Bác với tất cả chúng ta hôm nay. Vì thế nên bất cứ câu thơ nào có vần có nhạc cũng đều vô duyên trong lúc này!”

Trong một lần khác, Hồ Chí Minh nói với Tố Hữu:

– “Chú không được sùng bái cá nhân.”

Tố Hữu: – “Dạ, chỉ sợ sùng bái không đúng thôi, nhưng mà sự sùng bái của chúng ta là lòng kính yêu vô hạn của tất cả chúng ta đối với Bác là hoàn toàn chính đáng!”

Những lời lẽ tâng bốc này được các cán bộ cao cấp đứng chung quanh nham nhở vỗ tay hoan hô nhiệt liệt y như lúc Hồ Chí Minh sàm sỡ ôm nữ diễn viên Trà Giang trước mặt “triều đình” vậy.

Không phải Tố Hữu chỉ nịnh Hồ Chí Minh mà là tên nịnh quốc tế, ca ngợi các lãnh tụ phong trào Cộng sản thế giới như Liên Xô của Stalin (Yêu biết mấy nghe con tập nói, Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!) Trung Cộng của Mao Trạch Đông (Chào Trung Quốc, giang sơn hùng vĩ, Quê Hồng quân vạn lý trường chinh! Hôn các anh xưa, những người chiến sĩ. Đầu đỏ ngôi sao, không sợ thác ghềnh), Cuba của Fidel Castro (Lởn vởn ngoài khơi những bóng ma. Hai con tàu Mỹ ngó dòm ta. Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy! Chẳng thấy Cu-ba đứng đấy à?) và cả Ba Lan (Em ơi, Ba Lan mùa  tuyết tan.Đường bạch dương  sương trắng nắng tràn. Anh đi, nghe tiếng  người xưa vọng. Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn!)

Vì nhu cầu của đảng, Tố Hữu kể lại, khi làm bài thơ “Bà má Hậu Giang” năm 1941 và bài “Lá thư Bến Tre” năm 1962, ông chưa từng đặt chân đến Nam Bộ, chưa hề biết đất Bến Tre. “Nghĩ đến phong trào đấu tranh trong đó, muốn góp một tiếng nói đồng cảm mà thôi… Lúc bấy giờ cứ nghĩ Bến Tre chắc phải rất nhiều tre, không ngờ sau này đất nước thống nhất, vô mới hay ở đó chỉ có dừa!”

Nhà thơ Xô Viết Mayakovsky có trường ca “Lê Nin” nổi tiếng viết về vị lãnh tụ Cộng Sản, thì Tố Hữu có trường ca “Theo chân Bác” được viết năm 1970. Trong khi đánh giá về vai trò lớn lao của nhà thơ Mayakovsky, Stalin đã từng nói: “Mayakovsky là nhà thơ ưu tú nhất của chủ nghĩa xã hội!” nhưng Hồ Chí Minh, dù được tâng bốc lên mây xanh,  chưa bao giờ khen thơ Tố Hữu! (Nguyên Hạnh) Chính Tố Hữu cũng công nhận điều này.

“Trong tập phê bình tiểu luận ‘Chân dung và đối thoại’, nhà thơ Trần Đăng Khoa nói rằng Tố Hữu đã thừa nhận “Bác chưa bao giờ khen thơ tôi”. Điều này như có vẻ hơi lạ!

Qua nhận định của Trần Đăng Khoa thì:

“Tố Hữu thường tự hào cho mình là người giác ngộ sớm, giác ngộ sâu sắc lý tưởng cách mạng và có nhãn quan chính trị tốt. Tệ hơn, ông tin rằng người lãnh đạo cộng sản nào cũng vĩ đại. Sai lầm lớn nhất của ông là lớn tiếng khen Stalin và Mao. Trong khi đó, Hồ Chí Minh có vẻ không hề đánh giá cao Mao và Stalin, chưa từng nhắc đến tên hai vị này trong bất cứ bài nói hay bài viết nào.”

Trong bài “Sáng tháng Năm,” Tố Hữu ca ngợi Hồ Chí Minh nhưng kết thúc ông làm một câu làm Hồ Chí Minh phật lòng:

“Việt Nam có Bác Hồ. Thế giới có Stalin. Việt Nam phải tự do. Thế giới phải hòa bình!”

Hồ Chí Minh luôn là người cao ngạo, tự cho mình là anh hùng, đâu muốn đứng sau Stalin!

Không phải làm thơ ca tụng máu, Tố Hữu, trong thời gian làm Ủy viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, cầm đầu công tác văn hóa văn nghệ, tuyên truyền được coi là đao phủ thủ không nương tay, mang món nợ máu với nhóm Nhân Văn–Giai Phẩm.

Y đã lên án: “Lật bộ áo “Nhân Văn – Giai Phẩm” thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm.”

“ Nhóm “Nhân Văn – Giai Phẩm” phản đối sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ, chúng đòi “trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ”, thực ra chúng đòi đưa quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay bọn phản cách mạng.” Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ!”

Phan Khôi, Trần Duy, Thụy An, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt… đã bị mạt sát, trù dập đến chết hay thân tàn, ma dại… ngày nay chưa bao giờ được phục hồi danh dự, Cộng Sản lại muốn vinh danh Tố Hữu, dựng lên cái xác chết thối tha, bị dân tộc nguyền rủa, để làm gì?

Sau này khi làm Phó Thủ Tướng đặc trách kinh tế, Tố Hữu đã có một “sáng kiến để đời” là phát hành tờ giấy bạc $30.00. Dư luận cho rằng một ông Phó Thủ Tướng mà chưa biết hệ thập phân (hệ đếm cơ số 10) là hệ đếm dùng số 10 làm cơ số.

Tố Hữu thể hiện khuôn mặt của vai kép nịnh trong gánh tuồng chèo, với hình dung của một kẻ tiểu nhân, chuyên luồn cúi (tâng bốc nịnh bợ lãnh tụ) để thăng tiến và dèm pha người trung trực (vụ nhân văn giai phẩm.)

Xác chết như thế tưởng đã được chôn sâu dưới ba thước đất, nay lại được chế độ này dựng lại thây ma, tổ chức đình đám, kèn trống giữa thái độ lạnh nhạt, coi khinh của quần chúng! Đó là  những chuyện không lạ vẫn thường xảy ra trong chế độ Cộng Sản!

(*) Chữ dùng của GS. Ngô Bảo Châu

Biểu hiện một quốc gia thất bại

BIỂU HIỆN MỘT QUỐC GIA THẤT BẠI 
(15/12/2018)
Nhân Trần
_________

Trong những ngày tháng cả đất nước đang sục sôi về giải bóng đá AFF Cup này, tôi mới chợt ngộ ra một quốc gia thất bại có biểu hiện ra làm sao. Đó là điều mà bao lâu nay tôi vẫn mơ hồ, cứ canh cánh trong lòng, tôi hoài nghi và cố đi tìm một lý thuyết vững chắc để giải thích cho việc này.

Thất bại là khi ta không làm được việc gì đó, ta bỏ cuộc, phó mặc số phận. Ta dựa vào chiến thắng bên ngoài để tự an ủi mình và huyễn hoặc mình cũng có cảm giác của người chiến thắng.

Với cách hiểu này, tôi có thể nói lên một niềm tin vững chắc rằng khi con người ta thiếu thốn thứ gì đó người ta thèm khát có được nó bất chấp mọi quy phạm đạo đức và luật pháp. Nhất là khi điều đó được coi là hợp pháp thì sự cuồng nộ lại càng sôi sục.

Người Việt Nam thèm khát một chiến thắng

Ngoài đường, những dòng người nối đuôi nhau, trên những chiếc xe có gắn cờ đỏ sao vàng. Những con người mặc áo đỏ đầu đeo băng rôn đỏ, trên má dán cờ đỏ phóng nhanh vượt ẩu bấm còi xe ầm ĩ. Họ một lòng một dạ hướng về phía sân vận động Mỹ Đình, nơi có 11 cầu thủ sắp ra sân. Họ tưng bừng như ngày hội, họ hô hào, hò hét làm náo loạn đường phố. Trong tiếng kèn, tiếng nhạc, tiếng còi xe inh ỏi, cả thành phố như một cuộc lên đồng tập thể. Và trên hết, họ coi những hành động đó là “yêu nước”.

Đằng sau những gương mặt in hình cờ đỏ sao vàng kia là gì? Tôi cho rằng đó là một sự thiếu thốn về tinh thần, một sự thèm khát chiến thắng mà không ai có thể tự giải thích được.

Tâm lý học đám đông đã cho biết rằng những con người yếu đuối, mờ nhạt họ chỉ mong muốn tụ hợp nhau lại để làm cho họ mạnh mẽ hơn. Họ muốn hòa vào đám đông có cùng cảnh ngộ để tạo nên một sức mạnh khủng khiếp. Tâm lý đám đông sẽ làm nhòa đi ranh giới giữa lý trí và cảm tính do ý thức cá nhân đã bị nhạt nhòa trước trùng trùng điệp điệp màu sắc tương đồng. Người ta muốn ăn mặc giống nhau, trang điểm giống nhau để có được sức mạnh cá nhân trên nền của sức mạnh đám đông mà bấy lâu nay mình đã mất.

Sự vô thức về cái đã mất được khơi lại trong một sự kiện không lấy gì làm to tát, một sự kiện quá đỗi bình thường cứ lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác. Năm nào chả có bóng đá, năm nào Việt Nam chả chơi ở tứ kết đến chung kết, hết giải này đến giải kia. Vậy tại sao lần nào bóng đá cũng tạo nên một sự kiện cuồng nhiệt như vậy? Sự thật là đã quá lâu rồi Việt Nam không có chiến thắng.

Chiến thắng là một cảm giác được thỏa mãn, một tinh thần sảng khoái, tự hào và kiêu ngạo. Chỉ có chiến thắng mới khiến người ta có cảm giác được đứng trên đỉnh của vinh quang để nhìn thế giới với con mắt đầy kiêu hãnh. Chiến thắng của đội tuyển Việt Nam khi ấy được đánh đồng với chiến thắng của dân tộc, của đất nước.

Bỏ qua mọi khía cạnh thế nào là yêu nước. Tôi chắc chắn rằng yêu bóng đá không phải là yêu nước. Sự cổ vũ cuồng nộ đội tuyển bóng đá Việt Nam không phải là yêu nước. Mà bởi vì họ yêu chiếc cup vàng, yêu sự vô địch, yêu một chiến thắng từ trong sâu thẳm tâm hồn họ luôn bị thất bại. Điều đó cứ lặp đi lặp lại hằng ngày, từ năm này qua năm khác. Giới nhà báo cộng sản dựa vào đó để gắn mác lòng yêu nước và gọi tên nó là tinh thần dân tộc.

Nếu đội tuyển Việt Nam thua thì sao, họ vẫn yêu chứ? Tôi không dám chắc. Nhưng tôi dám chắc rằng sau những trận chung kết thất bại sẽ chẳng còn ai bàn tán về nó nữa. Mỗi người thấy tự vấn lương tâm về việc làm của mình ngày hôm qua vì niềm tin đã bị phản bội. Những lá cờ đỏ sao vàng cùng băng rôn khẩu hiệu đêm qua mua với giá vài trăm nghìn thì sáng sớm nay đã nằm gọn trong xe rác.

Trong lúc này đây, tiếng nói của mỗi cầu thủ trên sân có sức nặng hơn hàng trăm bài phát biểu của ngài Chủ tịch nước. Người ta lo lắng cho tinh thần và thể lực của từng cầu thủ. Người ta bàn tán về gia đình, tình yêu, đời sống cá nhân, những pha kiến tạo, những bàn thắng của từng cầu thủ. Những kẻ đam mê chiếc cup vàng kia đang phô bày kiến thức về bóng đá, đang bình luận rôm rả về chiến thuật, chiến lược, huấn luyện viên người Hàn, về các ông bầu. Những phân tích sắc sảo đột biến đó không có chỗ cho chính trị, cho đặc khu, cho luật an ninh mạng, cho dân oan, cho những người hoạt động dân chủ, cho những chính sách kinh tế đang tước đi miếng ăn của họ hàng ngày. Họ biết điều ấy chứ, nhưng họ làm gì được, họ bảo nhau hãy cẩn thận khi đụng tới nó. Họ dùng trí thông minh và tài năng phân tích, tổng hợp của mình để thể hiện với nhau về bóng đá. Lấy bóng đá làm điểm tựa còn sót lại cuối cùng của niềm vui cuộc sống.

Vậy họ đã mất đi cái gì?

Họ mất đi quyền tự do được biểu tình nên họ tràn ra đường bất chấp luật pháp ngăn cấm tụ tập. Sau mỗi trận bóng đá thực chất là một cuộc biểu tình được hợp pháp hóa.

Họ mất đi “niềm tin lớn” nên họ trông cậy 11 cầu thủ để mong muốn có một niềm tin lớn để thỏa mãn. Bản chất là họ mất đi một sự gắn kết về tinh thần chung.

Họ mất đi sức mạnh bởi suốt ngày họ bị một sức mạnh vô hình lớn hơn đè nén họ không thể gọi tên nó ra vì họ sợ khi nói tên nó ra họ có thể vào trong trại giam an dưỡng dài dài.

Hơn hết, họ cần mất đi sự tỉnh táo bởi suốt ngày họ phải vật lộn với lý trí để kiếm sống, mưu sinh, tranh đấu. Khi áp lực cuộc sống đè nặng lên vai họ là họ cần phải quên đi lý trí để xả stress (đặc điểm này tồn tại trong các quán Bar, vũ trường, hầu đồng).

Sự thất bại của từng cá nhân được biểu hiện như trên là gì khác ngoài sự thất bại của một dân tộc. Một dân tộc chỉ khao khát chiến thắng, chỉ khao khát vô địch bởi họ đã chìm đắm trong thất bại từ rất lâu rồi.

Dù sao tôi vẫn mong các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam chiến thắng để thỏa mãn cơn thèm khát vô địch bấy lâu nay.

BAOTIENGDAN.COM
Biểu hiện một quốc gia thất bại Bởi AdminTD – 15/12/2018 Tweet Share 0 +1 Pinterest 0 Email Nhân Trần 15-12-1018 Trong những ngày tháng cả đất nước đang sục sôi về giải bóng đá AFF Cup này, tôi mới chợt ngộ ra một quốc gia thất bại có biểu h…

NHỮNG NƯỚC NGHÈO RẤT CUỒNG BÓNG ĐÁ !!!

Hoa Kim Ngo shared a post.
Image may contain: 3 people, people smiling

Hội Anh Em Dân Chủ

LTS: Đặc điểm chung của những nước nghèo là họ rất cuồng bóng đá. Ngoài vấn đề là nghèo nàn về kinh tế thì người dân VN còn nghèo về văn hóa, đặc biệt là bộ phận nông thôn và tầng lớp lao động nên họ luôn chọn việc xem bóng đá là niềm vui, sự an ủi (tự yếm thế, tự huyễn hoặc bản thân). Nó cũng giống như việc thích xem tấu hài, cười cho sảng khoái để quên đi sự mệt mỏi sau những giờ lao động nhọc nhằn…

NHỮNG NƯỚC NGHÈO RẤT CUỒNG BÓNG ĐÁ !!!

Năm 1994, hậu vệ Andres Escobar của đội tuyển Columbia đã vô tình đá phản vào lưới nhà khiến cho Columbia phải thua đội tuyển Mỹ và bị loại khỏi World Cup. Khi trở về, anh bị người dân cả nước căm thù – nguyền rủa và sau đó không bao lâu anh đã bị ÁM SÁT!

Năm 2014, khi đội tuyển Brazil đá thua Đức đến 7-1, cả đội banh lẫn huấn luyện viên và luôn ông bầu của đội liên tục bị đe dọa ám sát, đến nỗi nhiều người phải đi trốn, không dám về nhà của mình cũng như không dám xuất hiện trước công chúng.

Tại các quốc gia bị coi là nghèo và chậm tiến, thì sự cuồng nhiệt của người hâm mộ thể thao, đặc biệt là bóng đá thường rất là cao, đạt đến mức độ quá khích rất đáng sợ. Nếu đá thắng thì được tung hô lên mây xanh, tôn vinh như thần thánh nhưng nếu xui đá thua thì sẽ bị chửi bới, hăm dọa, thậm chí bị đánh bị giết như các trường hợp nêu trên.

Tại sao vậy ?

Chính là vì người dân các quốc gia nghèo và chậm tiến này KHÔNG CÓ CÁI GÌ KHÁC ĐỂ TỰ HÀO và cuộc sống hàng ngày của họ quá khổ, có quá ít niềm vui và niềm tin, nên họ bám víu vào 1 sự kiện có tính cách quốc tế như bóng đá để có cái mà tự hào .

Trong khi đó, các quốc gia giàu có tiến bộ, họ có thể có những đội bóng xuất sắc vô địch nhiều lần, nhiều năm như Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha…v..v… nhưng người dân của họ không cuồng nhiệt quá mức như thế. Đội nhà thắng, đương nhiên là họ vui, họ ăn mừng, nhưng không nhố nhăng như điên loạn. Và nếu đội nhà thua, họ cũng không trút hết sự căm hận và thất vọng lên đầu các cầu thủ.

Sau khi đội tuyển U23 Việt Nam mới thắng 2 trận để vào được chung kết ở các “giải ao làng” mà người thì cởi áo – kẻ thì tụt quần, chạy ra đường hò hét như 1 lũ điên, rồi tung hô toàn những ngôn từ dao to búa lớn 1 cách quá lố, mà thấy thêm xấu hổ.

Mình chỉ mong rằng: Hãy làm người trưởng thành, vui thì cứ vui nhưng đừng có điên. Và nếu muốn đất nước này, dân tộc này thật sự trưởng thành, thì càng cần phải biết đánh giá và phản ứng đúng theo tính chất của sự việc:

Chỉ là bộ môn thể thao, cho dù thắng hay thua, quan trọng nhất vẫn là tinh thần thi đấu và cung cách thi đấu, hành xử của cầu thủ trên sân cỏ, cùng với phản ứng của cổ động viên ngoài khán đài.

Xin đừng để nước khác họ nhìn và cười mỉa mai vào người Việt Nam mình !

Tóm lại: Sự cuồng nhiệt về bóng đá của các quốc gia nghèo rất dễ sợ 😭 Việt Nam cần phải có nhiều thứ khác giá trị hơn để mà tự hào!!

(FB Ngoc Nhi Nguyen)

Niềm Vui Làm Cho Chúng Ta Trẻ,

Niềm Vui Làm Cho Chúng Ta Trẻ,

Tội Lỗi Làm Cho Chúng Ta Già Nua

GH Phanxicô

“Đó là một niềm vui luôn làm cho chúng ta trẻ!”

Tuổi trẻ và niềm vui là những chủ đề ưu tiên trong chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến giáo xứ Thánh Phaolô Thánh Giá, ở khu vực tây bắc Rôma.

Không tin “vì vui”

Qua bài  Tin Mừng trong ngày, các môn đệ biết rằng

Đức Kitô đã sống lại, nhưng sự thật đã không đi vào trong tâm hồn họ –

họ chấp nhận sự thật theo cách trí tuệ,

nhưng họ không thể tin điều đó.

“Có lẽ họ đã thích giữ sự thật ấy trong tư tưởng của mình”,

Vì sao họ lại tiếp tục có những hoài nghi,

và đã trả lời từ Tin Mừng: “Họ không tin vì vui và kinh ngạc”.

Điều này cũng xảy ra với chúng ta nữa,

khi có ai đó mang lại cho chúng ta tin vui. Chúng ta thấy thật khó tin điều đó.

Chúng ta làm điều đó để chắc chắn, vì, nếu đây là sự thật, thì đó là một niềm vui lớn lao”.

Các môn đệ không chỉ không tin, mà còn được thuyết phục cho tin;

 đây là “sự tươi trẻ được đổi mới”, đề cập đến trong phần Hồi Tâm, vốn là một quà tặng của Thiên Chúa.

Được hồi phục bởi Đức Kitô phục sinh

Chúng ta đang ở trong thói quen của việc ‘già đi’ với tội lỗi”,

Tội lỗi làm cho chúng ta trở nên già nua; nhưng Chúa Giêsu, đã sống lại, đang sống, thì đổi mới chúng ta!”

Sự thật về Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu là sự thật thiết yếu của niềm tin chúng ta.

Chúng ta hãy xin ân sủng để tin rằng Đức Kitô đang sống, và đã sống lại!”

Chúng ta nên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đi Xưng Tội, nơi đó chúng ta được đổi mới, được hồi sinh;

và tầm quan trọng cảu việc Hiệp Lễ. “Khi chúng ta đi Hiệp Lễ, thì các bạn có chắc chắn là Đức Kitô đang sống ở đó, đã phục sinh?

 Hiệp lễ không chỉ đơn giản là một tấm bánh đã làm phép,

Không, đó là Chúa Giêsu! Đức Kitô đang sốngđược sống lại ở giữa chúng ta,

và nếu chúng ta không tin điều này,

thì chúng ta sẽ không bao giờ là những Kitô Hữu tốt lành,

chúng ta sẽ không thể là”.

Chúng ta hãy cầu nguyện để niềm vui của chúng ta sẽ không ngăn chặn chúng ta khỏi việc tin; ban cho ân sủng để “chạm vào Chúa Giêsu”:

trong cầu nguyện; trong các Bí Tích; trong việc nhận lãnh sự tha thứ của mình, một điều đổi mới Giáo Hội;

trong việc gặp gỡ người đau yếu, người tù đày, những người đang cần giúp đỡ nhất, các trẻ em, người già.

“Nếu chúng ta cảm thấy khao khát làm một điều gì đó tốtlành”,

thì đó là Chúa Giêsu, đã sống lại, là Đấng thúc đẩy chúng ta làm điều đó.

Đó luôn là một niềm vui, một niềm vui làm cho chúng ta tươi trẻ!”

 Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican News)

 Edit  https://tramtubensuoi.blogspot.com/2018/12/niem-vui-lam-cho-chung-ta-tre-toi-loi.html

“TRẠI” NUÔI NGƯỜI 

Image may contain: one or more people
Image may contain: 1 person, sitting
Image may contain: one or more people and people sitting
Image may contain: one or more people and closeup

Phan Thị Hồng is with Hoang Le Thanh and Kieu Loan.

Trại nuôi thú lấy thịt, sữa.
Trại nuôi người lấy nội tạng, …

Mời đọc: “TRẠI” NUÔI NGƯỜI 
Điều tra của báo Lao Động

 *     *     *

Điều tra: Giao ước ngầm trong “trại” nuôi người lấy thận ở Hà Nội

LĐO | 11/12/2018 | 10:47 AM

Điều tra: Giao ước ngầm trong “trại” nuôi người lấy thận ở Hà Nội.

Mối quan hệ cộng sinh giữa người bán thận và giới cò mồi khiến tất cả đều không muốn phá vỡ những giao ước ngầm.

Ảnh 1: Ảnh minh họa: Bệnh nhân trên bàn mổ.

Ảnh 2: Các ảnh bên trong “trại” nuôi người lấy thận.

Một ngày đầu tháng 12. Căn nhà cao tầng nằm sâu trong một con ngõ thuộc phường Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội), một bữa tối ấm cúng chuẩn bị diễn ra với 10 thành viên.

Họ là những người đã và đang chuẩn bị bán thận nằm dưới sự quản lý của “cò” Thắng (tức Nguyễn Đức Thắng, SN 1989, quê xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).

Những căn phòng đầy đủ tiện nghi với điều hòa, tủ lạnh, khu vệ sinh hiện đại thậm chí có cả thú cưng khiến nhóm PV Lao Động chứng kiến không khỏi bất ngờ.

Ảnh 3: Cảnh sinh hoạt tập trung của những người bán thận.

Thành (29 tuổi, Nghệ An) một người trong nhóm bán thận kể, cả nhóm được “cò” Thắng chu cấp toàn bộ tiền ăn uống, sinh hoạt cho đến khi giao dịch bán thận diễn ra trót lọt.

“Không đối xử tử tế, bọn em “đầu quân” cho “cò” khác, thiếu gì cò buôn thận, Thành nói rồi rồi lấy máy tính vuốt màn hình điện thoại chỉ vào những hội nhóm mua bán thận đang hoạt động nhan nhản trên Facebook.

Theo tìm hiểu của PV, một giao dịch trót lọt, những “cò” thận như Thắng có thể đút túi cả trăm triệu đồng.

Số tiền giao dịch lớn là vậy, nhưng theo lời kể của những người đã bán thận, Thắng rất sòng phẳng trả “không thiếu một xu” thậm chí còn cho ứng tiền trước khi lên bàn mổ.

“Không sòng phẳng thì bọn em báo công an thì chỉ có đi tù, làm cái này bắt buộc phải sòng phẳng thôi”, Thành cho biết thêm.

Một trong những thương vụ trót lọt gần đây của Thắng là Hoàng, quê Thanh Hóa. Hoàng kể: “Thận của em bán qua “cò” Thắng được 180 triệu đồng lúc đến tay người nhận là khoảng hơn 300 triệu đồng”.

Năm nay mới 27 tuổi nhưng sức khỏe của thanh niên này rất yếu. Cứ trái gió, trở trời là Hoàng mệt, không làm được việc nặng. Lý do được giải thích là, chỉ 1 tháng sau ngày bán thận, thì quả còn lại cũng đã bị suy cấp độ 1.

Ảnh 4: Vết mổ bán thận của Hoàng.

Vậy nhưng, sau khi nghe chính Hoàng kể lại về biến chứng khủng khiếp của việc bán thận, những thành viên còn lại trong ngôi nhà cũng chẳng mấy quan tâm. Bởi theo họ, khi đã nghĩ đến việc bán thận thì nhu cầu lớn nhất, chỉ là tiền. Cùng với một niềm tin mơ hồ rằng, ai cũng có thể mua lại thận, khi kinh tế khá khẩm hơn trong tương lai.

Chính mối quan hệ cộng sinh, đôi bên cùng có lợi khiến người bán thận và những cò môi giới bán thận không muốn phá vỡ những giao ước ngầm mà đôi bên đều đã quá hiểu.

* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Theo nguồn tin của PV Báo Lao Động, Công an quận Long Biên vừa khám phá chuyên án, bắt tạm giữ đối tượng Nguyễn Đức Thắng (SN 1989, HKTT: xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hòa) về hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (thận); thu giữ 01 khẩu súng (loại bắn đạn bi), 03 thanh đao. Hiện Công an quận Long Biên phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức điều tra mở rộng vụ án, làm rõ các đối tượng liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguồn: Báo Lao động 
https://laodong.vn/…/dieu-tra-giao-uoc-ngam-trong-trai-nuoi…

Mời xem thêm:

Hà Nội: Bóc gỡ đường dây mua thận người với giá 360 triệu đồng/quả

https://laodong.vn/…/ha-noi-boc-go-duong-day-mua-than-nguoi…

CHÊ CALI

CHÊ CALI 
Tâm lý mọi người nói chung, khi đến nơi giàu sang tốt đẹp hơn quê nhà thì khen hết lời, khen để học tập. Đó là chuyện đương nhiên.

Tuy nhiên người Việt sống trong chế độ cộng sản, thì việc khen chê phải có định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhớ hồi năm chín mấy của thế kỷ trước, lúc ông phó thủ tướng Trần Đức Lương mới đi thăm Mỹ về, tui phỏng vấn ông ta về nước Mỹ. Ông vô tư khen nước Mỹ nhiều thứ lắm, nhưng sau đó chợt nhớ ra, ông tự chấn chỉnh lại, “nhưng nước Mỹ cũng có nhiều cái xấu lắm”, tui hỏi cụ thể xấu cái gì thì ông lúng túng nói chung chung, nó bóc lột công nhân ghê lắm, nó tự do dân chủ quá trớn nên xã hội luôn mất ổn định…

Cũng vào thập niên 90, tui có mặt trong đoàn nhà báo đi thăm Hàn Quốc do anh Võ Như Lanh, tổng biên tập TBKTSG làm trưởng đoàn. Từ trong quê mùa của những năm 90, thấy Hàn Quốc, ai cũng choáng ngợp, đi đến đâu, thấy cái gì cũng khen ngất trời. Khen nhiều đến mức mà một nhà báo tiến bộ như anh Lanh cũng thấy không ổn, anh chấn chỉnh: khen nhiều rồi, bây giờ chúng ta phải tìm ra cái chi xấu, cái chi thua VN để chê. Vậy mà cả đoàn nhà báo gần 10 người, trong ba ngày còn lại không tìm ra một cái gì xấu, cái gì thua VN để chê. Cuối cùng tui bông phèn một câu rất mất quan điểm lập trường: Thằng Hàn quốc tệ hơn VN là không chịu để cho Triều Tiên giải phóng.
Bây giờ tui qua Cali ở gần một tháng, mới khen phở Cali ngon và khen chuyện quản lý chăm sóc trẻ con tốt đã bị nhiều người Việt XHCN, cháu ngoan bác Hồ nhảy bổ vào chửi bới, địt mẹ thằng bu càng nịnh Mỹ, khen cả cứt Mỹ cũng thơm hầu xin xỏ suất tị nạn hoặc lợi lộc gì đó.

Chừ tui sợ quá, bằng tự điều chỉnh, tìm cách chê Cali đây.

Thời tiết, đất đai và thổ nhưỡng Cali tệ hơn VN rất nhiều. Bay từ San Francisco xuống Los Angeles, nhìn xuống thấy cả một vệt đất khô cằn, núi đồi trùng điệp phủ toàn một màu vàng khô của cỏ cháy hoặc của đất đá trơ cằn, mỏi mắt tìm một chút màu xanh không thấy. 

Khi máy bay hạ thấp xuống mới thấy được cây xanh trong các khu dân cư và trong các thành phố. Trái với VN, bay ra khỏi thành phố là thấy màu xanh ngút ngàn.
Cali mưa ít, phía Đông tiếp giáp với sa mạc nên thiếu nước trầm trọng. Hầu hết đồi núi đều khô trọc, nơi nào có rừng thì phần lớn là các loại cây có dầu như thông, tùng, sồi và cây gì đó rất giống cây bạch đàn…không khí lại rất khô nên cháy rừng xảy ra thường xuyên dù không bị đốt. Ngược lại ở VN ta rừng bị cố ý đốt liên miên nhưng cũng chỉ cháy chút chút rồi tự tắt chẳng cần phải cứu chữa khổ sở như ở Cali 

Chủng loại cây đã ít mà chủng loại chim thú càng ít hơn VN. Tuy nhiên số lượng của chúng thì nhiều vô cùng. Chim ở đây thịt rất dỡ nên không ai thèm bắt ăn. Ngỗng, ngan, vịt trời, le le mập ú tràn ngập các hồ nước, công viên, có lẽ thịt nó tanh lắm và máu nó hôi hơn ngỗng vịt ở VN nên không bị bắt làm món tiết canh. Tự dưng rất tự hào khi nhớ đến lời ngài phó thủ tướng tiến sĩ kinh tế Vương Đình Huệ khi ngài cho rằng vịt trời là mũi nhọn xuất khẩu đặc sản của VN.

Con người ở Cali bị khó dễ mọi điều, bị cấm đoán đủ thứ như cấm uống rượu bia nơi công cộng, cấm hành hạ thú cưng và gia súc, cấm cả việc đụng chạm đến chim muông đến cả con sò con ốc, viên đá vô tri. Hôm qua tui mới đến chơi ở bãi biển Laguna và Dana Point, thấy có biển cấm to đùng cắm ngay bên mỗi cổng xuống biển với nội dung: Không dắt chó xuống biển, không dẫm đạp nghêu sò và tất cả các loại sinh vật biển, không nhặt lượm võ nghêu sò ốc hến, không nhặt sỏi đá, không thay đổi vị trí của các viên đá sạn…Vì thế mà nhà cầm quyền Mỹ rất tệ khi đã bắt phạt một vị đường đường đại sứ Việt Nam chỉ vì vị nầy vô tư mò ốc trên suối để cải thiện.

Cali rất thiếu bê tông, hầu hết nhà cửa phải làm bằng gỗ và vật liệu tổng hợp đã đành đến các ao hồ sông suối ngay trong lòng thành phố cũng hiếm khi được kè bê tông hoành tráng như Hồ Tây của Hà Nội. Các khu hoang dã thì để dưới mức hoang dã, đường đất quanh co, cây cối mọc nghiêng ngã lộn xộn, um tùm. Nơi nào buộc phải làm đường bê tông để du khách đi lại cho dễ thì hai bên đường trồng cây cối lau lách lên um tùm che khuất người với chim thú bên trong, thỉnh thoảng lắm mới bố thí cho người một chỗ nhòm chim thú hai bên đường bằng cách cắt thấp cây cỏ một ô chừng vài mét. Hồ Tây và các bờ sông vào thành phố ở VN sạch tưng, đố hòng tìm thấy một bụi lau sậy hoang dã…làm bẩn cả mắt.

Đất đai Cali rộng hơn VN nhưng toàn đất hoang đồi trọc, dân số thì ít hơn rất nhiều lại không thuần và ngoan như dân VN. 

Dân Cali là một tập hợp hổ lốn phức tạp gồm da trắng, da đen, da vàng, da đỏ…đến từ mọi phương trời, ngôn ngữ thì hầm bà lằng gồm tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Tàu, tiếng Việt…Hì hì, lại không có tiếng Mỹ, thế có ốt dột không. 

Dân Cali không ngoan vì họ chẳng sợ thằng nào kể cả thống đốc hay tổng thống và cũng chẳng thằng nào sợ họ. Họ chỉ sợ mỗi pháp luật, đứng trước pháp luật thằng nào cũng như thằng nào, cũng xanh mặt, thun cu kể cả thằng tổng thống. Nghe ngài Trump đang bị thế. Ngược lại dân VN tuy ngoan ngoãn nhưng rất anh hùng, chẳng sợ pháp luật, chỉ sợ thằng lãnh đạo cấp trên và thằng chí phèo thôi.

Dân số Cali chỉ gần 40 triệu, đất đai cằn cỗi, tài nguyên không nhiều, nhưng nó làm ra tiền khủng khiếp, GDP nó đứng thứ 6 toàn cầu nghĩa là nó chỉ thua 5 nước Mỹ, Tàu, Nhật, Đức, Anh mà thôi. Điều đó chẳng tốt lành gì, vì của cải đó phần lớn do bóc lột người lao động mà ra. Chỉ 40 triệu người mà làm ra lượng của cải khổng lồ đứng thứ 6 thế giới thì cường độ bóc lột, vét kiệt tâm sức người lao động đến mức cùng cực như thế nào khó mà kể siết. Do vậy nhận định của ngài Trần Đức Lương hoàn toàn không sai.

Nhà cầm quyền tư bản Cali nói riêng và nước Mỹ nói chung, rất lạnh lùng và vô ơn. Viết bài bưng bô ca ngợi nó bao nhiêu nó cũng chẳng thèm biết ơn tặng cho người viết phong bì hoặc ưu tiên cho một chút lợi lộc nào đó như ở VN. Ngược lại, nói xấu nó hay nói xấu làm mất uy tín lãnh đạo của nó, nó cũng rất vô cảm, chẳng thèm care.

Do vậy tui viết bài chê Cali này là nhằm phục vụ cái sướng cho các vị cháu ngoan bác Hồ, những con người mới xã hội chủ nghĩa, mong các vị tha thứ mà cho tui một suất trở về VN quê hương an toàn.

PS: Tui chỉ quanh quẩn Cali nên chỉ dám chê Cali, tui mà đi hết nước Mỹ thì phải biết, tui chê không còn manh giáp nào.

Ảnh: do tui chụp, mô tả cây cỏ ngổn ngang lộn xộn trên con đường đất ven hồ và trên bờ hồ của cái gọi là công viên quốc gia ngay trong lòng một thành phố ở Nam Cali

Image may contain: tree, sky, outdoor, nature and water

Tổ chức Rồng Xanh bí mật giải cứu phụ nữ Việt Nam bị bán sang Hoa Lục

Tổ chức Rồng Xanh bí mật giải cứu phụ nữ Việt Nam bị bán sang Hoa Lục

Tin Hà Nội, Việt Nam – Blue Drangon, tạm dịch là Rồng Xanh, tổ chức phi lợi nhuận đặt trụ sở tại Hà Nội, không chỉ giải cứu và tái định cư trẻ em đường phố ở Việt Nam.

Công việc chính của nhân viên Rồng Xanh là giải cứu phụ nữ và trẻ em gái bị bán sang Hoa Lục làm nô lệ tình dục hoặc bị cưỡp ép lấy chồng bản xứ. Đây là công việc nguy hiểm vì gây thiệt hại cho hàng ngàn người đàn ông Hoa Lục đã bỏ tiền ra mua cô dâu Việt Nam, và các tổ chức buôn người đã thu hàng chục triệu Mỹ kim tiền huê hồng môi giới, để đưa phụ nữ từ các nước nghèo sinh sống dọc theo sông Mekong như Việt Nam, Cambodia, Myanmar và Lào sang bên kia biên giới.

Không ai biết tên tuổi, lai lịch của các thành viên của tổ chức Rồng Xanh. Họ hoạt động bí mật vì lý do an toàn. Vậy mà từ năm 2007 cho đến nay, họ đã giải cứu và đưa khoảng 400 nạn nhân bị lừa, dụ dỗ, bắt cóc bán sang Hoa Lục làm gái mãi dâm và làm cô dâu trở về Việt Nam đoàn tụ gia đình.

Theo nhật báo South China Morning Post, nhà sáng lập tổ chức Rồng Xanh là một công dân Úc, ông Michael Michaelowski đã tạo cơ hội để các nạn nhân có thể liên lạc với tổ chức Rồng Xanh thông qua dịch vụ tin nhắn WeChat. Chỉ cần cầm trong tay chiếc điện thoại di động, họ gỏ vào chữ QQ hoặc gọi Blue Dragon.

Phần lớn các nạn nhân, nhất là các cô gái mãi dâm, bị cấm tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Một cô gái bỏ trốn sẽ làm kẻ buôn người thiệt hại hàng ngàn Mỹ kim. Vì vậy mà việc giải cứu một người có thể kéo dài nhiều tháng trời để vạch ra và thực hiện kế hoạch. Có nạn nhân giả vờ bệnh hoặc đi kiểm tra sức khoẻ tại bệnh viện và gọi Blue Dragon. Có người bị bán vào nhà thổ đã phải mượn điện thoại của khách hàng để gọi Blue Dragon trước khi tẩu thoát bằng cửa hậu.

South China Morning Post kể câu chuyện giải cứu táo bạo cho thấy cảnh hai cô gái từ một tiệm cắt tóc phóng ra ngoài, nhảy lên một chiếc xe hơi để được đưa về Việt Nam. Cũng có trường hợp bỏ trốn bất thành, nạn nhân bị đánh đập kể cả bị giết chết. Một phụ nữ tên Lê Thị Vũ cho biết đã bị đưa vào nhà thổ ở tỉnh Quảng Tây suốt 4 tháng, và mỗi ngày phải tiếp 12 khách mua dâm. Blue Dragon còn tố cáo để công an cộng sản Việt Nam bắt 76 kẻ buôn người.

 

SBTN.TV
Việt Nam 14 tháng 12, 2018 Views: 181 Tổ chức Rồng Xanh bí mật giải cứu phụ nữ Việt Nam bị bán sang Hoa Lục Ảnh: scmp Tin Hà Nội, Việt Nam – Blue Drangon, tạm dịch là Rồng Xanh, tổ chức phi lợi nhuận đặt trụ sở tại Hà Nội, không chỉ g…

HÃY CHẤP NHẬN SỐNG LÀM NGƯỜI TỬ TẾ CHỚ HỀ DỐI GIAN

HÃY CHẤP NHẬN SỐNG LÀM NGƯỜI TỬ TẾ CHỚ HỀ DỐI GIAN

(Sống tâm tình Mùa vọng)

 Tuyết Mai

(CN III Mùa Vọng)

Khi ấy, dân chúng hỏi Gioan rằng: “Vậy chúng tôi phải làm gì?” Ông trả lời: “Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy”. Cả những người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và thưa rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì?” Gioan đáp: “Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi”. Các quân nhân cũng hỏi: “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?” Ông đáp: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình”. (Lc 3, 10-18).

———————————————————–

Cuộc sống trần gian này thật là khó để sống chấp nhận những gì mình đang có khi mà sự đòi hỏi và lòng tham của con người trong xã hội ngày hôm nay, ngày càng gia tăng; mà hậu quả không có gì gọi là tốt đẹp cho chính mình, cho gia đình hay cho xã hội cả. Điển hình nhất mà chúng tôi vừa mới thấy trên một đài TV quảng cáo là có một chương trình nghiên cứu của một hãng phone và có thưởng cho người dự thi trong suốt một năm là $100,000 US dollar cho những ai hy sinh không xài những ứng dụng trên phone như Apps, nghe nhạc, chơi games, coi FB, YouTube, v.v… mà chỉ xài phone căn bản của họ đưa cho thôi.

Sau đúng một năm thì những ai theo chương trình này phải chịu qua 1 cái test Nói Láo “Lie Detector”, không phải là dễ. Pass test này thì công ty phone mới trao cho số tiền thưởng ấy. Nhưng khi đài phỏng vấn sơ sơ những người trên đường phố thì con số có khoảng đến hơn 90% là không nhịn được phone; trong khi có rất nhiều người một năm lương của họ còn ít hơn $20,000/1năm. Chúng tôi nghĩ lý do có chương trình này là vì công ty phone họ muốn nghiên cứu số người không nhịn được chơi phone để họ sẽ tính con số vốn bỏ ra để sản xuất thêm phone ở thời gian dài trong tương lai mà sẽ đem về cho công ty một lợi nhuận không hề nhỏ.

Thời buổi của kỹ thuật thăng tiến đến độ làm cho chúng ta chóng cả mày mặt, mà con người ta cứ càng ngày càng bị thu hút, muốn bám theo sát nút; có nghĩa dân làm ăn thì năm nào phone ra cái mới thì họ đều phải muốn cho có, cho bằng chị bằng em mà thực ra ứng dụng khả năng của chiếc phone nó cho là 100% nhưng chúng ta cũng chỉ có thể xài hết mức là 30% mà thôi. Vì sao? Thưa chẳng phải vì chúng ta không có khả năng để học hỏi nhưng là vì chúng ta không có thời giờ để học và thực hành mà thôi, có phải?.

Đó chỉ là nói sơ sơ về cái phone mà chúng ta muốn có nó đã làm cho chúng ta phải cực thân (không cần thiết để đua đòi). Rồi cái đáng nói lớn tiền hơn là người cần đi mua xe nhưng chả biết chút gì về xe cũng như về khả năng trả tiền xe hàng tháng cả. Người muốn bán thì hẳn phải dùng lời mà nói dối, che đậy dù cái xe nó đã có bệnh sẵn, dùng miệng lưỡi đưa đẩy, dụ dỗ; tìm đủ cách, đủ mánh khóe để bán cho người dù biết rằng người mua không có tiền để trả dài hạn trong tương lai thì đây là cơ hội để company lấy lại xe bán cho người khác với tiền lãi rất cao, tiếp tục cho những ai có credit xấu.

Ấy có phải những gì chúng ta Cần thôi thì không cho chúng ta tội lỗi nhiều nhưng là tội lỗi hầu hết nằm trên những gì chúng ta Muốn cho Có hay không? Do đó nếu chúng ta chỉ Cầu cho Vừa Đủ xài, cho lương thực hằng ngày thôi thì làm gì có chuyện vất vả để cầy thêm, để lấy luôn ngày thờ phượng Thiên Chúa, để lấy luôn thời giờ cần sống với gia đình với con cái mà thiếu vắng hẳn sự dạy dỗ chúng con cái cho đúng nghĩa làm cha làm mẹ. Mà chúng ta quên một điều rất quan trọng ấy là chúng con cái sẽ học y khuôn của cha mẹ chúng là chúng chỉ biết học cách thành công trong đời và dùng tiền để mua tất cả.

Để khi cha mẹ già yếu thì tất cả con cái chúng đều thành công ngoài xã hội là điều hiển nhiên nhưng rồi chúng cũng thay phiên nhau dùng tiền để trả hiếu cho cha mẹ bằng cách mà chúng học biết. Ấy là cho cha mẹ vào viện dưỡng lão bậc sang nhưng không hề đến thăm cha mẹ ngày nào vì thời giờ với chúng là tiền bạc mà và cũng rất dửng dưng khi cha mẹ chúng qua đời.

Ai có ở trong tình cảnh thiếu tình thương của cha mẹ suốt từ thuở nhỏ cho tới lớn thì mới hiểu vì chẳng có đứa con nít nào nó được sanh ra mà tự biết để làm người tử tế nếu không có gương sống tốt lành từ nơi cha mẹ của chúng. Đã thế mà chúng còn học được quá nhiều gương xấu, chứng kiến quá nhiều nỗi đau, nghe quá nhiều những lời chửi bới thô tục không thể nào dễ xóa, dễ quên cho được – không nói là đã làm cho trái tim của chúng ra chai lạnh và làm cái đầu của chúng không còn được bình thường.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

14 tháng 12, 2018

SẴN SÀNG CHO GIÁNG SINH

SẴN SÀNG CHO GIÁNG SINH

Nhiều người bước vào lễ Giáng Sinh một cách mệt mỏi, bận rộn, xao lãng, và bị vắt kiệt với đủ mọi ánh đèn, ca nhạc, và ăn mừng Giáng sinh.  Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị cho Giáng Sinh, nhưng với nhiều người trong chúng ta, đây không phải là thời gian chuẩn bị để Chúa Kitô có thể sinh ra lần nữa một cách sâu đậm trong đời sống mình.  Thay vào đó, việc chuẩn bị cho Giáng Sinh, hầu như là để chuẩn bị cho các buổi ăn mừng với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.  Những ngày hướng đến Giáng Sinh hiếm khi được yên bình.  Thay vào đó, chúng ta cứ hối hả vội vã lo trang trí, mua quà, gởi thiệp, chuẩn bị đồ ăn, và dự các liên hoan Giáng Sinh.  Hơn nữa, khi Giáng Sinh về, chúng ta đã chán ngấy các bài hát Giáng Sinh, đã nghe chúng cả trong các điệu nhạc giật gân trong các trung tâm mua sắm, trong nhà hàng, quảng trường, và trên đài phát thanh.

Và rồi Giáng Sinh đến với chúng ta trong một không gian chật chội và mệt mỏi, chứ không thư thái và yên bình.  Thật vậy, đôi khi mùa Giáng Sinh như bài kiểm tra sức chịu đựng hơn là thời gian vui vẻ thực sự.  Hơn nữa, và còn nghiêm trọng hơn, nếu chúng ta thành thật với bản thân, chúng ta phải công nhận, trong khi chuẩn bị chúng ta ít chừa chỗ cho việc thiêng liêng, cho Chúa Kitô sinh ra một cách sâu đậm trong lòng mình.  Thời gian chuẩn bị thường dành để chuẩn bị nhà cửa hơn là chuẩn bị tâm hồn, mua sắm hơn là cầu nguyện, tiệc tùng hơn là chay tịnh chuẩn bị cho đại lễ.  Mùa Vọng thời nay có lẽ là để ăn mừng trước hơn là chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh.

Và kết quả là, như các chủ trọ đã không còn phòng cho Đức Mẹ và thánh Giuse trong mùa Giáng Sinh, chúng ta cũng thường “không còn phòng” không còn chỗ trong đời mình cho sự tái giáng sinh thiêng liêng.  Lòng chúng ta thì tốt, chúng ta muốn Giáng Sinh tái sinh chúng ta về đường thiêng liêng, nhưng cuộc sống của chúng ta quá nhiều áp lực, quá nhiều hoạt động và quá mệt mỏi, đến nỗi chúng ta không còn sinh lực thực sự để làm cho Giáng Sinh trở nên thời gian đặc biệt để canh tân tâm hồn mình.  Tinh thần Giáng Sinh vẫn ở trong chúng ta, vẫn thật, nhưng như đứa trẻ trong nôi bị bỏ bê đang chờ được bồng ẵm.  Và chúng ta muốn bồng đứa trẻ lên, nhưng lại không bao giờ đến gần cái nôi cả.

Vậy thì chúng ta thật tệ biết bao?

Điều này thách thức chúng ta hãy nhìn vào chính mình, nhưng không đến nỗi xấu như nhiều chỉ trích lòng đạo thường hay nói đâu.  Dự lễ Giáng Sinh với một cuộc sống quá bận rộn và quá lơ là việc dành chỗ cho Chúa Kitô, không biến chúng ta thành người xấu.  Như thế không có nghĩa chúng ta là những kẻ ngoại đạo vô tâm.  Và cũng không có nghĩa là Chúa Kitô đã chết trong lòng chúng ta.  Chúng ta không xấu xa, mất đức tin và ngoại đạo chỉ vì chúng ta hướng đến Giáng Sinh theo thói quen một cách quá lơ là, quá bận rộn, quá áp lực và quá mệt mỏi đến nỗi không thể có một nỗ lực ý thức để làm cho đại lễ này trở thành dịp để canh tân linh hồn thực sự trong đời mình.  Tình trạng thờ ơ đường thiêng liêng của chúng ta định rõ chúng ta là con người hơn là thiên thần, trần tục hơn là thuần khiết, và duy cảm hơn là duy thiêng.  Tôi cho rằng Chúa hoàn toàn hiểu tình trạng này của chúng ta.

Thực sự, tất cả mọi nguời đều đấu tranh với điều này theo nhiều cách.  Không ai hoàn hảo, không ai dành trọn không gian của đời mình cho Chúa Kitô, ngay cả trong thời gian Giáng Sinh.  Điều này sẽ cho chúng ta đôi chút an ủi.  Nhưng cũng cho chúng ta một thách thức cấp thiết.  Trong cuộc sống bận rộn và lơ đãng của chúng ta, có quá ít chỗ cho Chúa Kitô!  Chúng ta phải hành động dọn đôi chỗ cho Chúa Kitô, khi làm cho Giáng Sinh thành một thời gian phục hồi linh hồn và canh tân đời sống.

Làm sao chúng ta làm được chuyện này?

Trong những ngày cận kề Giáng Sinh, chúng ta cố gắng làm đủ mọi chuyện cần thiết để sẵn sàng cho tất cả những gì cần có trong nhà, trong nhà thờ, và nơi làm việc.  Chúng ta đi mua quà, gởi thiệp, treo đèn và trang trí, soạn thực đơn, mua đồ ăn, dự đủ tiệc liên hoan Giáng Sinh ở nơi làm việc, nhà thờ và nhà bạn bè. Điều này, cộng thêm vào áp lực sẵn có trong cuộc sống, thường làm cho chúng ta nghĩ: Tôi sẽ không làm được! Tôi sẽ không sẵn sàng! Tôi sẽ không sẵn sàng cho Giáng Sinh! Đây là cảm giác chung của mọi người.

Nhưng, sẵn sàng cho Giáng Sinh, làm mọi việc cần làm, không phải là hoàn tất các việc chúng ta đã lên danh sách như mua quà, gởi thiệp, thức ăn, các bổn phận xã hội. Ngay cả khi danh sách những việc cần làm chỉ mới xong được một nửa, nhưng nếu bạn đi lễ nhà thờ ngày Giáng Sinh, nếu bạn ngồi được trong bàn ăn với gia đình vào ngày Giáng Sinh, và nếu bạn thăm hỏi hàng xóm và đồng bạn với đôi chút nồng hậu hơn, thì điều này không có nghĩa là bạn lơ là, mệt mỏi, quá tải, và không suy nghĩ rõ về Chúa Giêsu, và có nghĩa là bạn đã làm trọn những việc để đón Giáng Sinh rồi đó.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

 From: suyniemhangngay1 & NguyenNThu

Viên chức CSVN liên tục chết trong tư thế treo cổ

Viên chức CSVN liên tục chết trong tư thế treo cổ

Việt Nam – Một chuyên viên Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên vừa được phát hiện đã chết trong tư thế treo cổ trong phòng làm việc tại trụ sở công quyền.

Báo Người Lao Động ngày 14 tháng 12 năm 2018 loan tin, khoảng 8 giờ sáng ngày 13 tháng 12, một viên chức của tỉnh Điện Biên phát hiện ông N.Q.V, 36 tuổi, là chuyên viên Hội đồng nhân dân tỉnh đã tử vong trong phòng làm việc. Theo dự đoán, việc ông V. tử vong trong tư thế treo cổ có thể đã xảy ra từ ngày 11 tháng 12. Trước khi qua đời, ông V. đã để lại thư tuyệt mệnh với nội dung là nợ nần nhiều do thua độ bóng đá từ lâu chứ không phải mới và bị xã hội đen siết nợ.

Trước đó, vào ngày 26 tháng 11, ông Nguyễn Quang Dương, là viên chức sở Tài Chính tỉnh Bình Định cũng được phát hiện đã tư vong tại nhà vệ sinh của cơ quan trong tư thế treo cổ tự tử. Mặc dù chưa có sự thống kê chính xác về số lượng viên chức cộng sản tử vong trong tư thế treo cổ tự tử, nhưng khoảng hơn một năm nay, truyền thông trong nước liên tục loan tin về sự việc này. Đây cũng là cụm từ được Google trả kết quả lên đến con số 12 triệu trong vòng 0,53 giây.

Được biết, không chỉ riêng Việt Nam, mà tại Trung Cộng số lượng viên chức Cộng sản nước này tự sát đang tăng mạnh. Kết quả tìm kiếm cụm này trên Google là 122 triệu trong vòng 0,55 giây. Sự việc này dường như đang xảy ra ngày một nhiều hơn, kể từ khi tổng bí thư của hai nhà nước Cộng sản bắt đầu chiến dịch thanh trừng phe phái.SBTN.TVViên chức CSVN liên tục chết trong tư thế treo cổTin Saigon, Việt Nam – Một chuyên viên Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên vừa được phát hiện đã chết trong tư thế treo cổ trong ph