Qua Thái Lan ăn cắp, 5 du khách Việt bị bắt

Qua Thái Lan ăn cắp, 5 du khách Việt bị bắt
Nguoi-viet.com
HÀ NỘI (NV) – Cảnh sát Thái Lan cho biết đã bắt giữ 5 người Việt Nam đang du lịch ở Chiang Mai vì tội ăn cắp cùng tang vật là tiền mặt, điện thoại di động và túi xách…

5 nghi can người Việt Nam bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ vì trộm đồ. (Hình: Báo The Nation)

Ngày 4 tháng 1, 2016, báo điện tử Vietnamnet dẫn nguồn từ tờ The Nation của Thái Lan trích lời ông Montri Sambunnanont, cảnh sát trưởng tỉnh Chiang Mai cho biết sự việc xảy ra hôm 2 tháng 1.

Theo ông Montri Sambunnanont, nhóm người Việt trộm cắp này gồm 4 đàn ông tuổi từ 18-24 và một phụ nữ 23 tuổi, tất cả đều là du khách Việt Nam.

Tang vật thu được là 3,530 baht (khoảng 2.2 triệu đồng) tiền mặt và 9 điện thoại di động mà nhóm người này đã trộm từ một cửa hàng túi xách tại khu vực quán bar Night Bazaar và cửa hàng kinh doanh vỏ chăn gối tại Cổng Tha Phae, Chiang Mai.

Trước đó, băng nhóm này cũng từng thực hiện hai vụ trộm cắp tương tự tại tỉnh Chiang Mai.

Cảnh sát Thái Lan truy tìm băng nhóm theo lời kể của các nạn nhân bị hại và phát hiện 3 nghi phạm tại khu vực Pratu. Khi cảnh sát yêu cầu các nghi phạm dừng lại để kiểm tra thì họ hoảng hốt bỏ chạy. Hiện cảnh sát vẫn đang tiếp tục tìm kiếm một nghi phạm người Việt khác được cho là tòng phạm với nhóm tội phạm này.

Còn nhớ, hồi tháng 3, 2014, tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản cũng đã loan tin, một phi công của Vietnam Airlines bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và còn tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật.

Trước đó nữa thì giám đốc một công ty tên tuổi ở Sài Gòn bị phát hiện lấy trộm đồ trong một siêu thị tại Nhật lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cũng cảm thấy xấu hổ.

Không chỉ tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật Bản đang có xu hướng gia tăng, mà ở các nước lân cận như Thái Lan, Đài Loan… cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của một số người Việt Nam. (Tr.N)

NHỮNG MẢNH ĐỜI TAN NÁT VÌ CHIẾN TRANH (I)

NHỮNG MẢNH ĐỜI TAN NÁT VÌ CHIẾN TRANH (I)

 GNsP‬Cô Sương Quỳnh trước đây từng là nhà báo trong nhiều năm của “Bên Thắng Cuộc”. Sau những năm phục vụ cô nhận ra báo chí của Đảng Cộng Sản chỉ nhằm phục vụ và củng cố cho Đảng nên cô rút lui và hiện nay là thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng. CLB bộ này quy tụ những nhân sĩ trí thức đấu tranh cho Dân Chủ và chống Trung Quốc xâm lược. Trong những năm gần đây cô bén duyên với DCCT qua những thánh lễ cầu nguyện cho CLHB do DCCT Sài gòn tổ chức. Cô đã xin học Đạo Công Giáo vào đầu năm 2014 và được Rửa Tội vào Đêm Vọng Phục Sinh 2015 tại DCCT Sài Gòn. Chúng tôi xin giới thiệu đến quý đọc giả loạt bài phóng sự của cô về chương trình Tri Ân TPB – VNCH do phòng CLHB thuộc DCCT Sài Gòn tổ chức.

Sau cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” những mảnh đời này bị đẩy ra sống bên rìa xã hội: bị kỳ thị, khinh rẻ, vạ vật kiếm sống qua ngày. Cũng là xương, là máu, là thịt đổ xuống vì Đất Nước, nhưng bị gọi là “nguỵ quân” nên họ đã phải lang bạt, lê lết, lưu đày trên ngay trên Đất Nước của chính mình. Họ là ai? Họ là những người thua cuộc và thảm hơn nữa họ đã bị chiến tranh cướp đi những phần cơ thể để giờ họ có một tên gọi là THƯƠNG PHẾ BINH VNCH.

buổi họp mặt Tri Ân TPB -VNCH sáng 31.12.2015 tại DCCT Sài Gòn

Ông Nguyễn Văn Hùng sinh năm 1949, cựu binh nhất- Đại đội 51, sư đoàn Nhảy Dù. Ông bị thương đúng trận cuối cùng ngày 29-4-1975. Ông kể rằng: Do không muốn đi đánh trận, gia đình ông đã chạy tiền khai tuổi ông sinh năm 1956, do đó đến năm 72 ông mới đi lính. Ông làm nhiệm vụ nghe điện đàm và truyền tin qua cái điện đàm BC25. Cả đại đội ông hơn 300 người bị đánh dồn từ Khánh Dương về Nha Trang. Trên đường bị chết rất nhiều nên khi về đến Nha Trang chỉ còn hơn 30 người. Từ Nha Trang các ông được máy bay đưa về Đồng nai để chốt giữ nhà máy nước Đồng Nai.

Ông Nguyễn Văn Hùng

Lúc 2 giờ sáng ngày 29-4-1975, một trận giao tranh ác liệt giữa quân Giải Phóng và đại đội gần 30 người của ông ngay trên cầu Đồng Nai. Lúc đó đại đội trưởng là ông Huỳnh Hữu Sanh chỉ huy. Đêm đó một người đồng đội bị thương, ông Hùng đã chạy ra cứu, ôm người bạn về thì bị một loạt đạn bắn , ông bị đạn trúng tay làm rơi luôn đồng đội, còn người lính kia cũng bị thương vào đầu và chết ngay lập tức. Sáng hôm sau là ngày 30-4-1975, đại đội ông còn 5 người và ông Sanh đại đội trưởng. Do ông nhặt được cái đài Philip 10 băng của quân Giải Phóng, đến trưa 30-4 ông nghe qua radio lệnh của ông Dương Văn Minh kêu gọi binh lính bỏ súng, quy hàng. Ông Sanh, ông và những người còn lại quăng súng, cởi quần áo vào nhà dân xin quần áo thường phục mặc vô, rồi tìm đường về nhà. Ông phải dưỡng thương 2 tháng mới lành. Do bị thương nên ông bị đi học tập cải tạo 3 ngày. Khi học xong 3 ngày , người bên quân Giải Phóng hỏi: Ông có hiểu gì không? ông trả lời: Tôi không hiểu gì cả, họ bắt ở lại học tiếp 3 ngày nữa. Những ngày đầu sau khi được cho về, ông đi ăn xin, rồi bà con người qua đường thương mua cho chiếc xe lăn và góp tiền có chút vốn, ông đi bán vé số. Sau mấy năm ông lấy được vợ và có hai con, ông sống nhờ bên nhà vợ. Hiện hai con ông đi làm công nhân nên cũng không đủ tiền phụng dưỡng cha mẹ, do đó ông vẫn đi bán vé số kèm xin ăn để sống qua ngày.

Ông Hùng đón nhận chuỗi hạt Mân Côi

Những năm gần đây, được biết Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) luôn tổ chức khám chữa bệnh và có những ngày Tri Ân TPB VNCH, ông về để được cảm nhận như một con người. Khi cô Tình nguyện viên (TNV) đưa ông chuỗi hạt Mân Côi và nói với ông rằng: Chú hàng ngày đọc kinh nhé. Ông quay lại tôi rưng rưng nước mắt: Nếu không tin vào Thiên Chúa, tin vào ơn lành của Mẹ Maria chắc ông không có nghị lực để vượt qua mọi thử thách, đau khổ trong hơn 40 mươi năm qua.

Teresa Avila Sương Quỳnh

Xin xem thêm:

NHỮNG MẢNH ĐỜI TAN NÁT VÌ CHIẾN TRANH (II)

 NHỮNG MẢNH ĐỜI TAN NÁT VÌ CHIẾN TRANH (III)

NHỮNG MẢNH ĐỜI TAN NÁT VÌ CHIẾN TRANH (IV)

NHỮNG MẢNH ĐỜI TAN NÁT VÌ CHIẾN TRANH (V)

NHỮNG MẢNH ĐỜI TAN NÁT VÌ CHIẾN TRANH (VI)

Rùng mình người đàn ông ăn ngủ với hổ dữ mỗi ngày

Rùng mình người đàn ông ăn ngủ với hổ dữ mỗi ngày

Khách đến thăm nhà ông Carl Bovard, 43 tuổi, người Mỹ đều run sợ khi chứng kiến cảnh ông ăn ngủ với hổ dữ mỗi ngày, sống với cả bầy thú hổ, báo và sư tử… như người trong gia đình.
Carl Bovard thừa nhận mình đang “đùa giỡn với tử thần” khi ăn ngủ với hổ dữ mỗi ngày, nhưng đó là một cách nâng cao nhận thức bảo tồn.
Carl Bovard thừa nhận mình đang “đùa giỡn với tử thần” khi ăn ngủ với hổ dữ mỗi ngày, nhưng đó là một cách nâng cao nhận thức bảo tồn.
Rùng mình người đàn ông ăn ngủ với hổ dữ mỗi ngày - ảnh 1
Ông Carl Bovard thậm chí xây hẳn khu bảo tồn nhỏ trong khuôn viên ngôi nhà cho những con vật cưng gồm 2 con sư tử, 6 con hổ lớn, 1 con báo, 2 con gấu và 2 con cá sấu, cùng nhiều loài vật khác.
Rùng mình người đàn ông ăn ngủ với hổ dữ mỗi ngày - ảnh 2
Trong suốt 9 năm qua, ông Carl ăn, ngủ và chơi đùa rất thân thiết với những con thú hoang đáng sợ này.
Rùng mình người đàn ông ăn ngủ với hổ dữ mỗi ngày - ảnh 3
Ông Carl từng nhiều lần bị những con vật cưng tấn công vào vai, cổ, nhưng điều đó không khiến ông từ bỏ chúng.
Rùng mình người đàn ông ăn ngủ với hổ dữ mỗi ngày - ảnh 4
Ông Carl Bovard thừa nhận mình đang “đùa giỡn với tử thần” khi nuôi giữ những con vật này, nhưng ông coi đó là một cách nâng cao nhận thức bảo tồn động vật hoang dã đang ngày càng quý hiếm.
Rùng mình người đàn ông ăn ngủ với hổ dữ mỗi ngày - ảnh 5
Nụ hôn âu yếm giữa Carl và hổ cưng.
Rùng mình người đàn ông ăn ngủ với hổ dữ mỗi ngày - ảnh 6
Carl tự tay cho các con vật ăn, thậm chí, ông còn cho chúng lên giường ngủ cùng mình.
Rùng mình người đàn ông ăn ngủ với hổ dữ mỗi ngày - ảnh 7
Để nuôi nấng các loài động vật này, ông Carl phải mua gần 800kg thịt làm thức ăn mỗi tuần, tiêu tốn một khoản tiền lớn.
Rùng mình người đàn ông ăn ngủ với hổ dữ mỗi ngày - ảnh 8
Những con hổ và con báo này có thể nặng tới hơn 300 kg.
Rùng mình người đàn ông ăn ngủ với hổ dữ mỗi ngày - ảnh 9
Các tổ chức bảo vệ động vật địa phương khuyên ông Carl giao nộp những con vật và trả chúng về thiên nhiên, nhưng ông cho rằng mình đang giúp đỡ chúng có được một ngôi nhà.
Rùng mình người đàn ông ăn ngủ với hổ dữ mỗi ngày - ảnh 10
Ông Carl chơi bi-da cùng thú cưng.

Cụ bà 91 tuổi, đi bộ 36.000 cây số và rải hoa trên từng bước đi của mình cho Đức Mẹ

Cụ bà 91 tuổi, đi bộ 36.000 cây số và rải hoa trên từng bước đi của mình cho Đức Mẹ

Từ 19 năm nay, một bà cụ người Ý bà đã đi bộ khắp thế giới để viếng các đền thờ dâng kính Đức Mẹ và giúp cho những ai thiếu thốn. Bà đã gặp Đức giáo hoàng.

«Mỗi bước đi là một cành hoa tôi dâng lên Đức Mẹ, tôi càng đi nhiều thì bó hoa càng lớn!», từ năm 1994 bà Emma Morosini, ở Mantoue, Bắc Ý đã đi bộ để viếng thăm các đền thờ dâng kính Đức Mẹ. Bà đã đi được 36.000 cây số.

«Đó là cách riêng của tôi để cám ơn Đức Mẹ và là lý do duy nhất», bà cho biết như trên để trả lời cho những nghi ngờ và cho những ai nghĩ rằng bà kiếm lợi một cách nào đó khi đi hành hương.

Emma Morosini đã đi khắp Âu châu nhưng cũng đi cả ở Phi châu, Mỹ châu và vừa rồi là Nam Mỹ. Tháng 1 năm 2015 bà đến Argentina để bắt đầu chuyến đi dài viếng thăm Đức Mẹ Lujan. Bà đi thăm các nhà thờ, các nhà hưu dưỡng và các trung tâm lo cho những người thiếu thốn. Để phụ một tay với các gia đình, bà Emma sẵn sàng ở lại đêm để lo cho người bệnh. Đôi khi bà ngủ ngoài đường, đôi khi ngủ ở phòng ngủ hoặc ngủ ở nhà ai mở cửa đón bà.

Bà cụ đi ở Argentina, xứ sở của Giáo hoàng Phanxicô vừa đi vừa đẩy chiếc xe cút kít của mình, bà đã gây ngạc nhiên cho người đi đường, rồi họ chú ý, rồi họ đi theo bà. Họ ngưng làm việc, họ đi bộ với bà trong tinh thần tương trợ và chia sẻ.

Tin tức về những cuộc hành hương kỳ lạ này vang đến Rôma và Đức giáo hoàng biết được câu chuyện lý thú của bà Emma. Trong khi bà đang còn ở Nam Mỹ thì bà được chính thức mời đến dự buổi tiếp kiến chung của Đức giáo hoàng. Ngày 22 tháng 4 vừa qua, trong buổi tiếp kiến chung ở Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã tiếp bà, người đàn bà can đảm vừa đi bộ 1280 cây số ở quê hương của ngài.

19 năm đi bộ không phải là chuyện dễ. Mệt, đói, cô đơn, bong chân, bị người khác chế giễu, bà không muốn nói nhiều về những chuyện này.

«Một khi ngừng chân và được nghỉ trong một nhà thờ, một vài giáo dân lầm về bề ngoài của tôi, họ đuổi tôi ra khỏi nhà thờ. Họ nghĩ tôi là người vô gia cư và tôi muốn ăn cắp tiền cúng»: đó là chuyến đi đầu tiên của tôi ở Lộ Đức năm 1994. Từ đó nhiều chuyện đã thay đổi. Bà được nhiều người biết đến: người ta quay phim bà, hình của bà được đăng trên nhiều trang web. Nhưng ý nguyện của bà thì vẫn một ý nguyện: Cám ơn Đức Mẹ và xin Đức Mẹ che chở.

Năm 1994 Emma bà được phẫu thuật thành công vì thế bà đã đi hành hương Lộ Đức để   cám ơn Đức Mẹ. Từ đó ý nguyện này và ước ao được ngợi khen Đức Mẹ đã cho bà sức mạnh và đã nâng đỡ bà.

Marta An Nguyễn chuyển dịch

Đừng ghê sợ hình ảnh này vì đó là chuyện tình yêu cổ tích giữa đời thường

Đừng ghê sợ hình ảnh này vì đó là chuyện tình yêu cổ tích giữa đời thường

 

Câu chuyện sau đây chính là minh chứng cho định nghĩa “tình yêu đích thực”, yêu nhau vì con người nhau, chấp nhận nhau, đùm bọc nhau dù cho hoàn cảnh ngặt nghèo nhất.

Bạn sẽ miêu tả vẻ đẹp của người yêu bạn thế nào? Phần đông câu trả lời sẽ là người yêu tôi mắt trong xanh lắm, cái mũi của cô ấy nhỏ gọn đẹp lắm, cô ấy có mái tóc mềm mượt thích vô cùng. Những người yêu nhau cảm nhận nhau bằng ánh mắt, bằng cách chạm tay vào người, bằng cách hôn. Vậy có ai dám nói rằng người tôi yêu không có mắt, thân thể biến dạng và chằng chịt sẹo hay không?

Câu chuyện chúng tôi xin được trích dẫn từ báo Kapook (Thái Lan) sau đây chính là minh chứng cho định nghĩa “tình yêu đích thực”, yêu nhau vì con người nhau, chấp nhận nhau, đùm bọc nhau dù cho hoàn cảnh ngặt nghèo nhất.

Người phụ nữ trong tấm ảnh đã gặp tai nạn tại nơi làm việc khiến cô vĩnh viễn mất đi dung nhan. 5 năm trước, cô và em trai mình từng làm việc ở một cửa hàng giày. Rồi một ngày nọ, có khách hàng tới cửa hàng giày của cô, dĩ nhiên cô mở cửa cho họ. Thế nhưng đây lại chính là khoảnh khắc hủy hoại toàn bộ cuộc sống của cô sau này. Người phụ nữ mà cô mở cửa cho ấy bất ngờ tạt thứ gì đó vào mặt cô, cô cảm thấy rất nóng, bỏng rát toàn khuôn mặt. Cả cô và em trai đều bị dính axit.

Sau vụ tạt axit, cả cô và em trai đều bị bỏng nặng, biến dạng toàn bộ khuôn mặt. Một nhân chứng tới giúp đỡ cô cho biết anh ta nhìn thấy cả hai con mắt của cô gái rơi ra ngoài. Giờ đây mặt mũi của cô thế nào cô cũng chẳng còn nhớ nổi nữa. Thời điểm ấy cô nghĩ rằng, cuộc đời chị em cô coi như là chấm hết, ước mơ kết hôn chắc cũng chẳng còn trong tầm tay.

Đừng ghê sợ hình ảnh này vì đó là chuyện tình yêu cổ tích giữa đời thường - Ảnh 2.

Cô gái bật khóc, gục đầu vào vai nam diễn viên Thái Lan Bin Bunluerit khi chia sẻ về câu chuyện đời mình.

Cô gái cũng đã đi trình báo cảnh sát về vụ việc. Thế nhưng vụ kiện cáo không thành công, kẻ tấn công cô vẫn nhẩn nhơ ngoài xã hội.

Cuộc sống tước đi của cô gương mặt, tước đi sức lao động của cô, tước đi tương lai của cô, nhưng không triệt đường sống cuối cùng của cô gái. Hai năm trôi qua, cô gặp lại người đàn ông, người đã thầm yêu cô từ khi cô vẫn đang làm ở cửa hàng giày, anh ta nói rằng anh đã yêu cô từ rất lâu rồi, anh cũng nghe về vụ tai nạn của cô, nhưng lúc ấy anh chưa có tiền. Anh làm việc quần quật trong 2 năm, có đủ tiền rồi ngay lập tức đến bên cô, anh hứa rằng anh sẽ làm mọi thứ vì cô. Cô là tất cả của anh.

Đến nay cũng đã hơn 5 năm kể từ vụ tạt axit kinh hoàng ấy. Cô và anh có với nhau một em bé vô cùng xinh xắn đáng yêu. Đứa bé yêu cô, vô tư hôn vào má mẹ nó không hề có chút sợ sệt dung nhan biến dạng của mẹ. Đến ngày hôm nay, thỉnh thoảng cô vẫn khóc vì số phận bi đát mà chị em cô phải chịu. Thế nhưng cô chẳng khóc nhiều, bởi đã có chồng bên cạnh cô, có cả con cô, đồng hành cùng với cô trên suốt chặng đường gian truân sau này.

May mắn thay cô đã có người đàn ông yêu cô bằng cả trái tim, không phải chỉ bằng mắt thường.

Gia đình cô gái được nam diễn viên Thái Lan Bin Bunluerit thăm hỏi động viên.

Cô và anh, dù vẫn phải ở nhà thuê, lương tháng cũng chẳng nhiều nhặn, thế nhưng hai người là minh chứng cho tình yêu thật sự. Yêu từ trong tim, không chỉ bằng mắt.

“Tôi buồn, giận dữ nữa nhưng vẫn cảm thấy may mắn vì có chồng ở bên” – cô gái nghẹn ngào nói.

Chúng ta cứ mải miết đi tìm những soái ca ngôn tình trong phim ảnh, có khi nào nhận ra ngôn tình thực sự là đây chứ đâu…

Theo Lương Hồng Phúc / Trí Thức Trẻ

Chứng khoán Trung Quốc sụt mạnh

Chứng khoán Trung Quốc sụt mạnh

AFP Thị trường Thượng Hải sụt mạnh

Giao dịch trên thị trường chứng khoán Thượng Hải đã bị tạm đình chỉ sau khi chỉ số Shanghai Composite sụt tới 7%.

Thoạt tiên phiên giao dịch bị đình chỉ 15 phút để điều chỉnh sau khi thị trường sụt 5%.

Tuy nhiên giá cổ phiếu tiếp tục giảm khiến các nhà điều hành phải quyết định đóng cửa sớm.

Trước đó thăm dò trong các nhà sản xuất cho thấy thêm tín hiệu xấu cho nền kinh tế.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) do tạp chí Caixin và Markit Economics công bố giảm xuống 48,2 điểm trong tháng 12, là tháng sụt giảm thứ 10 liên tiếp trong hoạt động sản xuất.

Dưới 50 điểm có nghĩa ngành sản xuất của Trung Quốc bị suy giảm và trên 50 mới là tăng trưởng.

Chỉ số PMI, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được công bố sau khi một khảo sát khác ở các công ty lớn hơn cũng cho thấy 5 tháng liền thuyên giảm hoạt động.

Chỉ số Shanghai Composite giảm 6,9% xuống 3.296,66 điểm trước khi giao dịch bị đình chỉ.

Theo quy định điều chỉnh mới được áp dụng từ 4/1, thị trường giảm 7% sẽ dẫn đến đình chỉ giao dịch.

Chỉ số Hang Seng ở Hong Kong giảm 2,8% xuống còn 21.293,13 điểm.

Toàn cảnh châu Á

Bắt đầu phiên giao dịch năm mới 2016 cả châu Á đều chung xu hướng suy giảm.

Chỉ số Nikkei 225 ở Nhật Bản giảm 3,1% xuống 18.450,98 điểm sau khi đồng yen mạnh lên gây áp lực lên các nhà xuất khẩu.

Thị trường Á châu cũng chịu ảnh hưởng từ sụt giảm ở thị trường Hoa Kỳ.

Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,5% xuống 5.270,50 trong khi chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 2,2% xuống 1.918,76 điểm.

Nỗi buồn cuối năm, nỗi buồn cuối đời

Nỗi buồn cuối năm, nỗi buồn cuối đời

Tạp ghi Huy Phương

 Nguoi-viet.com

Câu chuyện đi thăm Tướng Đỗ Kế Giai tại một nhà dưỡng lão ở Garland, Texas, đã ám ảnh tôi suốt một đêm khó ngủ. Đó là một buổi chiều Chủ Nhật vào cuối Tháng Mười Hai Dương Lịch, trời đã bắt đầu se lạnh, bãi đậu xe trống vắng bóng xe, gần như không có một người khách thăm viếng. Nhưng ông bà cụ già, ngồi trên xe lăn, dồn ra phòng khách, trên lối đi vào, với đôi mắt đờ đẫn không nhìn ai, hay gục mặt nhìn xuống thân mình, trong thói quen chờ đợi, hy vọng có một người thân của mình hiện ra trên ngưỡng cửa với một nụ cười, bó hoa hay món quà trên tay.

(Hình minh họa: Thomas Bjorkan/Wikipedia.org)

Tôi biết trên thế giới Tây phương có nhiều đứa con không dám đi du lịch xa, vì sợ con mèo, con chó hay bầy cá ở nhà không ai cho chúng ăn hay săn sóc, nhưng cha mẹ già thì đã có những nhà dưỡng lão. Thậm chí trong tình vợ chồng, người vợ còn mạnh khỏe, siêng đi lễ hay lên chùa, nhưng chồng thì cô đơn, trên chiếc xe lăn trong một nhà già quạnh hiu nào đó.

Chúng ta có bao nhiêu lý do để bào chữa, biện minh cho việc bỏ bê cha mẹ già trong một cơ quan y tế, được cho ăn mỗi bữa, áo quần có người giặt, vài ba ngày được đẩy xe vào phòng tắm, trần truồng và được cô y tá hay một nam nhân viên dội nước, xát xà phòng, vo đầu. Những việc săn sóc này dù có mang chút tình người đi nữa thì cũng là những công việc hằng ngày bắt buộc, thương ghét hay xúc động chỉ là những cảm tính vô ích.

Có những đứa con nại cớ bù đầu với công việc ở sở, và việc con cái bếp núc ở nhà nên không có thời gian dành cho cha mẹ già, đành phải đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão. Gần đây người ta lên tiếng hoan nghênh những người phụ nữ hy sinh lợi tức để ở nhà toàn thời gian chăm nom, săn sóc con cái, nhưng nào có ai nghe chuyện có những đứa con bỏ việc làm vì còn cha mẹ cần sự giúp đỡ lúc về già! Người ta thường kêu than không có thời giờ, “đầu tắt, mặt tối” nhưng còn có thời gian mua sắm trong các cửa hàng thời trang, mất một hai tiếng đồng hồ trong gym mỗi ngày, năm giờ cho một chương trình ca nhạc ở sòng bài, không tính thời giờ đi về. Đó là chưa kể thời gian “bắt buộc” phải ngồi trước máy điện toán, vào Facebook, hay trao đổi tin nhắn với bạn bè.

Người ta có thể mỗi năm tổ chức những chuyến du lịch bắt buộc, ra ngoài để mở tầm mắt trước thế giới, nhưng “nhắm mắt” làm ngơ về một lần sắp xếp thời gian đi thăm cha mẹ già.

Ngày xưa một người mẹ nuôi được năm mười đứa con, ngày nay cả năm mười đứa con không nuôi nổi được một mẹ, phải chăng vì vậy mà phải đẩy mẹ vào nhà dưỡng lão, để cho những người xa lạ trông coi. Ở đây có khi mẹ thiếu ăn, cơ thể mất nước, dơ bẩn trong mớ phân và nước tiểu, bị đối xử tàn tệ, cũng chẳng hề ai biết đến. Ngày xưa “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,” không có bậc cha mẹ nào có thể ngoảnh mặt trước cảnh con đói khát hay bị lăng nhục bởi một người khác.

Con biết giờ đây, “một ông già bằng ba đứa trẻ” cha “lẩm cẩm” bước đi, và mẹ phải nương lưng nhờ gậy chống.

Xưa kia khi các con còn thơ ấu, thân xác chưa trưởng thành và tâm hồn con yếu đuối, điều một điều hai vẫn là mẹ. Một đứa trẻ có thể biết lạnh, biết nóng, biết đói, biết khát, biết đau, nên khóc la, nhưng chóng quên, khóc đó rồi cười đó. Trái lại, một ông già còn biết buồn, biết tủi thân, biết xót xa mà chỉ biết gậm nhấm mang lấy nỗi buồn của riêng của mình, nên tuổi già cũng cần chăm sóc, gần gũi, ân cần như là một đứa trẻ, có khi còn hơn thế nữa!

Thói quen của người đời, người ta thường hỏi nhau có được mấy con, mấy ai quan tâm xem song thân còn hay mất! Đối với cha mẹ, con là tất cả, nhưng đối với con, cha mẹ là một thứ quá khứ cần xếp lại.

Ngày xưa, niềm vui của cha mẹ là nghe tiếng đứa con chập chững bi bô, hay toét miệng cười, ngày nay cha mẹ về già, các con ở xa, chỉ mong nghe tiếng điện thoại reo vui vào những ngày lễ, Tết, và đầu điện thoại bên kia có tiếng nói: “Mẹ ơi!” hay “Mẹ đó hả?”Trong cái tổ ấm cúng ngày xưa, và là cái tổ trống hoác ngày nay, khi các con đã đi xa, những cái phòng của các con vẫn để trống, biết đâu có ngày con về thăm bố mẹ. Con búp bê bằng nhựa, con gấu nhồi bông vẫn còn trên chiếc dương cầm phủ bụi của con gái, tủ sách, nhiều giải thưởng và những lá cờ kỷ niệm của trường đại học vẫn còn gắn trên bức tường trong phòng đứa con trai. Và ngôi vườn kia, đã đầy lớp lá vàng vào Thu hay phủ tuyết mùa Đông, cái ghế xích đu ngoài vườn ngày trước con thích ngồi, vẫn rung khẽ cùng cơn gió nhẹ.

Nhiều lúc cha mẹ muốn bán ngôi nhà cũ đầy ắp kỷ niệm, nhiều phòng, để đi tìm một cái condo, nhưng cứ nghĩ khi con về, và còn những đứa cháu nữa, sẽ ở đâu?

Cha mẹ Việt Nam tự an ủi, ru mình bằng bốn tiếng “nước mắt chảy xuôi” là mọi chuyện đều cho qua, nhận thức đời sống một phần cũng cho là duyên, là phước. Phải chi cha mẹ như cha mẹ nơi quê người, không hề lưu luyến, bịn rịn, ngay từ lúc đứa con đã trưởng thành rời mái ấm ra đi.

Nhưng có lẽ mọi điều không phải như vậy, dù bên trời Tây hay bên phương Đông.

Chúng tôi vừa được xem một đoạn phim rất ngắn kể chuyện một người già cô đơn ở phương Tây.

Những ngày lễ lớn năm nay, cô con gái tin cho biết là cô không về thăm cha được vì bận việc. Ông cụ lủi thủi một mình, cô đơn trong căn nhà nhỏ với những bữa cơm lặng lẽ hàng ngày. Nhưng rồi, cô con gái nhận được tin cha mình qua đời đột ngột, cô thu xếp cùng chồng trở về nhà.

Trên bậc cửa, cô thấy người cha thân yêu của cô hiện ra với tấm lưng còng và mái tóc bạc phơ. Cô bật khóc. Phải chăng vì nghe tin cha chết, cô mới trở về, trong khi còn sống, người cha cần có con, thì không có cô bên cạnh.

Nhưng cũng còn may. Cách đây mười mấy năm ở Paris, vào mùa Hè, có một trận nóng kinh khủng giết hàng trăm cụ già trong nhà dưỡng lão. Nhà nước thông báo cho những đứa con trở về lo chôn cất. Nhưng chúng, nhiều đứa đành xin lỗi, vì đang kẹt trong chuyến du lịch dài ngày ở xa!

‘Khéo dư nước mắt…’

‘Khéo dư nước mắt…’
Nguoi-viet.com
Tạp ghi Huy Phương

Mới mấy tháng trước đây thôi, vào lúc nửa đêm, tại một tiệm bánh pizza Papa John’s ở thành phố Helena, Montana, một người đàn ông bịt mặt vào tiệm, tiến đến quầy thu ngân, đưa ra một mảnh giấy đòi nộp tiền. Công nhân của cửa tiệm vội vã mở hộc, hốt hết tiền đưa cho “kẻ cướp,” nhưng không, người đàn ông bịt mặt, ngần ngừ rồi bỗng bật khóc và nói rằng, ông ta chỉ cần ít thức ăn cho các con ông ở nhà đang đói, chứ ông không phải là tên ăn cướp chuyên nghiệp. Người đàn ông, sau đó rời khỏi tiệm với một hộp pizza và một ít cánh gà, cho gia đình của ông, đang không có gì ăn tối nay. Chủ tiệm đã báo cảnh sát ngay sau đó, nhưng chắc là không có ai nỡ bỏ tù một người khốn khổ như vậy.

Dân Bắc Hàn khóc khi Chủ Tịch Kim Nhật Thành qua đời năm 1994. (Hình minh họa: AFP/Getty Images)

Người ta thường lên án nạn cướp bóc, trấn lột, nhưng nghĩ sao trong trường hợp này, liệu nhân viên cửa tiệm có thể rộng lượng cho đi một ít thức ăn, nếu có một người đàn ông đói khát bất ngờ, thay vì bỏ tiền ra mua thức ăn, lại ngửa tay xin một vài cái cánh gà, hay một miếng bánh cho gia đình và chính ông ta không?

Trong tám tiếng đồng hồ chạy theo công việc, tám tiếng đồng hồ sống với gia đình và tám tiếng nghỉ ngơi hay đắm mình vào giấc ngủ, có thời gian nào chúng ta nghĩ đến những đồng loại bất hạnh đang ở gần với chúng ta đây thôi, trong nước Mỹ giàu có, hạnh phúc và cả ở trên quê hương khốn khổ đã xa bên kia của mình.

Chúng ta lên án người khác thì dễ nhưng mở lòng bao dung thì khó! Ở gần chỗ đèn xanh, đèn đỏ đầu đường phố, chúng ta thường miệt thị những kẻ không nhà đang đứng hàng giờ để ngửa bàn tay xin lòng đoái thương của kẻ qua đường. Chúng là kẻ chây lười, hút xách, nghiện ngập, lười biếng, bỏ tù chúng đi là vừa, chúng chỉ làm mất đi vẻ mỹ quan của thành phố. Trưng bảng xin tiền ra giữa đường là phạm luật, làm tiền là thương mại, phải có giấy phép của chính quyền địa phương, nhưng rồi cảnh sát cũng phải làm ngơ.

Ngoài phố Bolsa, trong những ông sư cùng mặc áo vàng đứng “khất thực” nơi đây, ai giả, ai thật, vậy tốt hơn là tôi ngoảnh mặt làm ngơ đi cho đỡ suy nghĩ. Trước một ngôi chợ ở khu Việt, vào những ngày giáp Tết, giữa dòng người tấp nập, vội vàng, tôi trông thấy một người đàn ông cầm một cái hộp quyên tiền có ghi dòng chữ: “Giúp trẻ em khuyết tật và mồ côi”. Người ta thấy ông nhưng không ai nhìn ông. Với sự nghi ngờ cố hữu, có lẽ mọi người đều có câu hỏi, “ông này thuộc cơ quan, tổ chức nào, quyên góp cho ai” hơn là đặt vào tay ông một đồng bạc lẻ.

Ai cũng cho rằng cách đây vài chục năm, ở Mỹ chúng ta có thể dừng xe lại để cho một người xin quá giang, hay là khi chúng ta gặp hoạn nạn, có thể ra dấu chặn một chiếc xe đang chạy trên đường để xin giúp đỡ. Nhưng ngày nay thì không! Thà làm ngơ đi, lương tâm nếu có cắn rứt đôi chút cũng chẳng sao, trái lại những việc qua đường có khi mang đến tai họa cho bản thân mình, mà còn bị mang tiếng là dại dột.

Bây giờ trên đất Mỹ, nơi vùng đất có nhiều sắc dân cư ngụ, thường xảy ra cướp bóc, ít khi bạn có thể hỏi một người Mỹ qua đường, chỗ ty bưu điện gần đây nhất hoặc đi đến đường Beach còn bao xa. Thường thì chúng ta được nhận một cái khoát ta hay một cái lắc đầu. Ở thời buổi này, thà làm người bất lịch sự còn hơn phải dây dưa vào những chuyện qua đường rắc rối!

Năm 1955, từ Huế vào Sài Gòn, cậu thanh niên tỉnh lẻ mới lớn, là tôi, đang đi với một người bạn học trên đường Bonard, thì một người đàn ông, ăn mặc khá tươm tất, tiến lại phía tôi, – mà không phải là bạn tôi -, mở lời:
– “Tôi đói quá! Cậu cho tôi xin một đồng để mua một nắm xôi!”
Tôi không chút ngần ngại, móc túi trao cho ông kia một đồng. Có lẽ thấy kiếm một đồng bạc đầu tiên không khó khăn gì, người đàn ông chưa cất tiền vào túi vội, nài nỉ, nói thêm:
– “Cậu cho tôi xin thêm một đồng để mua tờ báo, tối lót lưng ngủ qua đêm!”

Tôi lại cho tay lên túi áo, nhưng lần này thì thằng bạn Sài Gòn vội giật cánh tay tôi kéo đi, và chửi thẳng vào mặt tôi là “đồ ngu!” Tôi quả là ngu, vì quá tin người, giữa một Sài Gòn hỗn tạp, tập trung đủ hạng người tứ xứ!

Ở các thành phố, thỉnh thoảng chúng ta nhẹ dạ giúp đỡ, khi gặp một người than thở, là mới ở bệnh viện ra không có tiền xe về Cần Thơ. Nhưng cũng hôm sau, ở một địa điểm khác, chúng ta lại gặp người này, “mới ở bệnh viện ra,” không có tiền xe về Rạch Giá! Vậy thì chắc chúng ta không bao giờ bị mắc lừa nữa, nhưng những người thật sự “mới ở bệnh viện ra, không có tiền xe” cần sự giúp đỡ của người khác, sẽ phải chịu thiệt thòi.

Thế giới động lòng, dang tay đón tiếp những người vượt biển tị nạn vào những năm 1980, nhưng sau đó, ngày càng đông người ra đi, phương tiện cứu giúp có hạn, nhất là sau khi biết “nhà nước cộng sản” chủ trương đóng tàu bán vé, lấy vàng, thì chủ trương cứu vớt của nhiều quốc gia cũng phải xét lại. Cho đến hôm nay, “độc lập-tự do-hạnh phúc” đã 38 năm, người Việt vẫn còn đóng tàu để trực chỉ nước Úc, họ nghĩ là nơi đây, lòng trắc ẩn của người địa phương vẫn còn cao. Liệu chúng ta có sẵn lòng cứu vớt, giúp đỡ những người như thế hôm nay không?

Phải chăng, gian trá, bạo lực đã tàn phá hết tình nhân ái trong lòng chúng ta, tình thương người hầu như đã nguội lạnh qua thời gian, và hình như xã hội càng văn minh chừng nào, lòng người càng trở nên chai đá chừng ấy.

Liệu hôm nay, lỡ đường, như trong những tích truyện xa xưa, chúng ta có thể gõ cửa một ngôi chùa hay một nhà thờ để xin tá túc qua một đêm giá lạnh hay không. Chúng ta đã nghe câu chuyện cách đây hai mươi năm, một thi sĩ lang thang không nhà đã chết trong chiếc xe của ông đậu trước cửa chùa, phải chi cánh cửa chùa đêm ấy rộng mở!

Phải chăng đến lúc, lòng người đã nguội lạnh, con người đã chai đá, con tim đã trở thành vô cảm, không còn nước mắt để khóc thương cho những mảnh đời khổ, hoàn cảnh éo le của từng mỗi cá nhân hay cả mệnh nước khốn cùng nữa.

Tôi nghĩ rằng không!

Mỗi đêm trên đất Mỹ này, có bao nhiêu phụ nữ Việt Nam, già có, trẻ có, đã sụt sùi khóc cho những số phận bất hạnh của những nhân vật trong những cuốn phim bộ Ðại Hàn. Có điều nước mắt ấy chảy ra không đúng chỗ, đúng lúc thôi! Bộ cái tin hằng trăm phụ nữ, đồng bào ruột thịt của mình sang Nam Dương làm nghề “khui bia,” vụ 15 phụ nữ bị lừa sang Nga đi bán quán, để sau đó buộc phải bán dâm, một cô gái 14 tuổi bị bắt làm nghề mãi dâm khi đang có thai bốn tháng, hay người dân thứ tư bị công an cộng sản đánh chết trong mấy tháng đầu năm nay, không đáng cho chúng ta nhỏ được một giọt nước mắt hay sao?

Người cộng sản chỉ biết tập trung khóc tập thể ở ngoài công trường khi lãnh tụ qua đời để “biểu diễn” lòng trung thành của họ, nhưng hình như không còn chút mảy may xót xa, động lòng với những gì khốn khổ đang xảy ra chung quanh mình, ngay trong cuộc sống mỗi ngày bởi áp bức, bất công!

5 tác phẩm Việt Nam đoạt giải cuộc thi ảnh quốc tế

 5 tác phẩm Việt Nam đoạt giải cuộc thi ảnh quốc tế

Tác phẩm “Vượt qua đồi cát” của nhiếp ảnh gia Việt Nam Lê Minh Quốc giành chiến thắng tại hạng mục khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của cuộc thi ảnh CGAP 2015.

 5 tác ph©m ViÇt Nam o¡t gi£i cuÙc thi £nh quÑc t¿

 Nhóm tư vấn hỗ trợ hộ nghèo (CGAP) tổ chức một cuộc thi ảnh hàng năm nhằm vinh danh các nhiếp ảnh gia giúp thúc đẩy quá trình hoà nhập tài chính cho người nghèo trên thế giới. Lê Minh Quốc, một nhiếp ảnh gia đến từ Việt Nam với tác phẩm “Vượt qua đồi cát”, đã chiến thắng tại hạng mục khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Nicole Crowde, nhiếp ảnh gia của The Washington Post và là thành viên ban tổ chức cuộc thi, nhận xét: “Bức ảnh khiến bạn tò mò và muốn biết nhiếp ảnh gia đã chụp nó bằng cách nào”. Ảnh: Lê Minh Quốc

 5 tác ph©m ViÇt Nam o¡t gi£i cuÙc thi £nh quÑc t¿

Nhiếp ảnh gia Lộc Mai, Việt Nam, đoạt giải khuyến khích với tác phẩm “Hành trình tiếp theo”. Những phụ nữ trong ảnh sống trong một làng chài ở Nha Trang. Họ đang sửa lưới đánh cá để chồng của họ sử dụng trong chuyến ra khơi tiếp theo. Ảnh: Lộc Mai

 5 tác ph©m ViÇt Nam o¡t gi£i cuÙc thi £nh quÑc t¿

Tác phẩm “Thu hoạch trứng vịt” của nhiếp ảnh gia Trần Văn Tuý ở Việt Nam đoạt giải khuyến khích. Ban tổ chức cuộc thi bình luận: “Bức ảnh khiến bạn thực sự thấy rằng chương trình tài chính có thể giúp cuộc sống của bạn trở nên tốt hơn”. Ảnh: Trần Văn Túy

 5 tác ph©m ViÇt Nam o¡t gi£i cuÙc thi £nh quÑc t¿

Tác phẩm “Buổi sáng” của tác giả Đỗ Hiếu Liêm, Việt Nam, đoạt giải khuyến khích. CGAP cho biết, khoảng 10% dân số thế giới sống dựa vào nghề đánh bắt, sản xuất thuỷ sản và hải sản. Ở Việt Nam, công việc này mang lại một nguồn thu nhập đáng kể. Ảnh: Đỗ Hiếu Lâm

 5 tác ph©m ViÇt Nam o¡t gi£i cuÙc thi £nh quÑc t¿

Ngô Quang Phúc, một nhiếp ảnh gia Việt Nam, giành giải khuyến khích với bức ảnh những người làm nghề đẩy xiệp tại thị trấn ven biển Bạc Liêu. Dù lao động rất vất vả, thu nhập của họ rất thấp. Ảnh: Ngô Quang Phúc

 5 tác ph©m ViÇt Nam o¡t gi£i cuÙc thi £nh quÑc t¿

Tác phẩm “Trồng lúa” của tác giả Sujan Sarkar, Ấn Độ, đoạt giải thưởng cao nhất của cuộc thi. Nó mô tả cảnh một gia đình làm việc trên ruộng lúa ở Tây Bengal, Ấn Độ. Corinne Dufka, một thành viên của ban tổ chức cuộc thi, nhận định, bức ảnh miêu tả thành công một hoạt động nông nghiệp. Ảnh: Sujan Sarkar

 5 tác ph©m ViÇt Nam o¡t gi£i cuÙc thi £nh quÑc t¿

Tác phẩm “Làm việc trên núi” của tác giả Tatiana Sharapova, Nga, khắc họa một bà lão người làm việc tại một cánh đồng trên núi ở Ấn Độ. Bà trồng rau để bán ở chợ. Ảnh: Tatiana Sharapova

 5 tác ph©m ViÇt Nam o¡t gi£i cuÙc thi £nh quÑc t¿

Giải nhì của cuộc thi thuộc về nhiếp ảnh gia Li Ming Cao của Trung Quốc với bức ảnh ngư dân quăng lưới đánh cá vào sáng sớm. Sau đó, ông lão bán cá ở chợ để kiếm tiền. Ảnh: Li Ming Cao

 5 tác ph©m ViÇt Nam o¡t gi£i cuÙc thi £nh quÑc t¿

M.Yousuf Tushar, nhiếp ảnh gia người Bangladesh, giành giải khuyến khích khi chụp một người đàn ông làm hạt trầu để bán tại khu vực Teknaf, Bangladesh. Ảnh: .Yousuf Tushar

 5 tác ph©m ViÇt Nam o¡t gi£i cuÙc thi £nh quÑc t¿

Người đoạt giải cao nhất trong hạng mục khu vực Đông Âu và Trung Á thuộc về tác giả Bulent Suberk, Thổ Nhĩ Kỳ, với tác phẩm “Cà chua”. Ảnh mô tả một gia đình nông dân ở làng Bursa Aksu, Thổ Nhĩ Kỳ đang làm bột cà chua. Ảnh: Bulent Suberk

 5 tác ph©m ViÇt Nam o¡t gi£i cuÙc thi £nh quÑc t¿

Hailey Tucker, một công dân Mỹ, giành giải nhất trong hạng mục khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara với bức ảnh người nông dân thu hoạch ngô tại Tanzania. Ảnh: Hailey Tucker

 5 tác ph©m ViÇt Nam o¡t gi£i cuÙc thi £nh quÑc t¿

Người phụ nữ trong ảnh đang phơi khô nguyên liệu làm mũ Panama ở Ecuador. Ảnh: Luis Sanchez Davilla

 5 tác ph©m ViÇt Nam o¡t gi£i cuÙc thi £nh quÑc t¿

Bức ảnh một chàng trai trẻ làm việc cùng cha trong một cửa hàng của Subhasis Sen, một người Ấn Độ, đoạt giải khuyến khích. Ảnh: Subhasis Sen

 5 tác ph©m ViÇt Nam o¡t gi£i cuÙc thi £nh quÑc t¿

Ảnh “Chăn gia súc vào buổi sáng” của Li Ming Cao tại Trung Quốc đoạt giải khuyến khích. Ảnh: Li Ming Cao 

 5 tác ph©m ViÇt Nam o¡t gi£i cuÙc thi £nh quÑc t¿

Trong tác phẩm đoạt giải ba của nhiếp ảnh gia Pranab Basak, Ấn Độ, một thiếu nữ đang giúp cha sản xuất đồ gốm. Ảnh: Pranab Basak

 

KITÔ GIÁO TẠI HÀN QUỐC

KITÔ GIÁO TẠI HÀN QUỐC

Tác giả:  Phan Vĩnh Tâm (lược dịch)

Năm 2016, chủ đề mục vụ của Giáo hội Việt Nam là “Tân phúc âm hóa đời sống xã hội”. Để có một cái nhìn cụ thể về việc này, xin giới thiệu mục từ “Kitô giáo tại Hàn Quốc” của từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, bản Anh ngữ, do Phan Vĩnh Tâm lược dịch. (Xin xem toàn bài bằng tiếng Anh và các chú thích tại https://en.wikipedia.org/wiki/Christianity_in_Korea )
Kitô giáo hiện diện tại Hàn Quốc xoay quanh hai chi nhánh lớn nhất là Tin lành và Công giáo, Tin lành chiếm 8,6 triệu [1] [2] và Công giáo 5,3 triệu [3]. Công giáo La Mã du nhập cuối thời triều đại Joseon. Vào năm 1603, Yi Gwang-jeong, nhà ngoại giao Hàn Quốc, từ Bắc Kinh trở về mang nhiều sách thần học của Matteo Ricci, một nhà truyền giáo dòng Tên đến Trung Quốc. [4] Ông phổ biến các thông tin trong sách và gieo những hạt giống đầu tiên của Kitô giáo trên đất Hàn. Năm 1758 vua Yeongjo của Joseon chính thức cấm đạo Công giáo, nhưng rồi một lần nữa, năm 1785, lại  được Yi Seung-hun cổ xúy.

Các Kitô hữu Hàn Quốc là đối tượng để đàn áp và gian khổ. [5] Nhiều người đã chịu tử đạo, đặc biệt là trong cuộc bách hại năm 1801 và sau đó. Giới quý tộc Joseon xem tôn giáo mới như một ảnh hưởng đưa tới lật đổ cho nên đã sớm bắt bớ những người theo đạo này, mà đỉnh cao là cuộc bách hại năm 1866, trong đó 8.000 người Công giáo trên khắp đất nước đã bị thiệt mạng, kể cả chín nhà truyền giáo Pháp. Việc Hàn Quốc mở cửa với thế giới bên ngoài trong những năm tiếp theo đem lại sự khoan dung tôn giáo cho những người Công giáo còn lại và đưa đạo Tin lành vào. Các nhà thờ Tin lành đầu tiên ở Hàn Quốc được Suh Sang-ryun thành lập và nhà truyền giáo Tin Lành đầu tiên vào Hàn Quốc là Horace Newton Allen, năm 1884. Horace Allen là một nhà truyền giáo hệ phái Presbyterian và là nhà ngoại giao Bắc Mỹ. Ông ở Hàn Quốc cho đến năm 1890, được nhiều người hỗ trợ. [6]

Vào năm 1945 cả hai hệ phái (Công giáo và Tin Lành) chiếm khoảng 2% dân số. Sau đó họ tăng trưởng rất nhanh: năm 1991, 18,4% dân số (8,0 triệu) là Tin Lành, và 6,7% (2,5 triệu) là Công giáo [7] Giáo Hội Công Giáo đã gia tăng thêm 70% trong vòng mười năm qua. [8] Anh Giáo ở Hàn Quốc cũng đã tăng trưởng đáng kể trong những thập kỷ gần đây…

Các Kitô hữu đã có ảnh hưởng quyết định trên nền giáo dục với 293 trường học và 40 trường đại học do họ điều hành, kể cả 3 trong số 5 tổ chức học thuật thế giá nhất. [9] Tin lành được coi là tôn giáo của tầng lớp trung lưu, thanh niên, trí thức và dân thành thị, và là nội lực giúp Hàn Quốc theo đuổi việc hiện đại hóa và chạy đua với Hoa Kỳ. [10] [11] Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự phát triển của đạo Tin lành đã chậm lại, có lẽ do những vụ bê bối liên quan đến lãnh đạo giáo hội và vì xung đột giữa các giáo phái do quá hăng say trong việc truyền giáo. [12]

Tính đến năm 2014, khoảng 30% dân số Hàn Quốc khai rõ mình là Kitô hữu. [13]

Ý NGHĨA VĂN HÓA

Nhà nghiên cứu Grayson cho rằng đạo Tin lành đã là một lực lượng năng động trong cuộc sống của Hàn Quốc, và đã có một tác động tích cực đối với các tôn giáo khác. Nó đã tạo nên một cuộc chạy đua năng động khiến người Công giáo và Phật giáo phải cạnh tranh, cũng như tạo cảm hứng cho rất nhiều hệ phái nhỏ hơn. Các hệ phái này đã tiếp nhận nhiều phương thức mà những người Tin Lành đã đi tiên phong.

Trước chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), hai phần ba Tin Lành Hàn Quốc sống ở miền Bắc, nhưng sau đó hầu hết chạy trốn vào Nam. Người ta không biết chính xác có bao nhiêu Kitô hữu hiện còn ở Bắc Triều Tiên. Được biết, vào cuối những năm 1960 đã có khoảng một triệu người Tin Lành ở Hàn Quốc, nhưng trong quá trình giai đoạn bùng nổ kết thúc vào năm 1980, số người Tin Lành tăng nhanh hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác. Năm 2005 điều tra dân số của Hàn Quốc cho thấy 29,2 phần trăm dân số là Ki tô hữu, tăng từ 26,3 phần trăm của mười năm trước đó. [14] Các Hội thánh Presbyterian là những hệ phái Tin Lành lớn nhất tại Hàn Quốc, với gần 20.000 nhà thờ liên kết thành hai hệ phái Presbyterian lớn nhất trong đất nước. [15]

Hàn Quốc hiện đang cung cấp số lượng nhà truyền giáo Kitô lớn thứ hai trên thế giới, qua mặt cả Hoa Kỳ. [16] GMS, lực lượng truyền giáo chính của Giáo hội Presbyterian Hàn Quốc, là tổ chức truyền giáo lớn nhất Hàn Quốc. [17] [18] Các nhà truyền giáo Hàn Quốc đặc biệt nổi bật ở các quốc gia vùng “Cửa số 10/40” (Bắc vĩ tuyến 10/ Đông kinh tuyến 40) vốn ít thiện cảm với người phương Tây. Trong năm 2000, đã có 10.646 nhà truyền giáo Tin Lành Hàn Quốc ở 156 quốc gia, cùng với một số các nhà truyền giáo Công giáo tương ứng. Một bài báo năm 2004 cho biết “Theo các tổ chức truyền giáo ở Hàn Quốc và phương Tây, Hàn Quốc đã cử hơn 12.000 người truyền giáo đến hơn 160 quốc gia so với khoảng 46.000 nhà truyền giáo người Mỹ và 6.000 nhà truyền giáo người Anh”. [19] Theo một bài báo năm 2007 “Hàn Quốc có 16.000 nhà truyền giáo đang làm việc ở nước ngoài, chỉ đứng sau Mỹ”. [20] Năm 1980, Hàn Quốc gửi đi chỉ mới 93 nhà truyền giáo nhưng vào năm 2009 đã lên đến khoảng 20.000 người. [16] [21] [22] [23]

Seoul có 11 trong số 12 Cộng đồng Kitô giáo (Tin lành) lớn nhất trên thế giới.  Một số Kitô hữu Hàn Quốc, trong đó có David Yonggi Cho, mục sư cấp cao của Giáo Hội Yoido Full Gospel, đã nổi danh trên toàn thế giới. Aaron Tân, giám đốc của công ty kiến ​​trúc Hồng Kông mang tên “Nghiên cứu Thiết kế kiến ​​trúc”, mô tả rằng về đêm Seoul rực sáng “tràn ngập những thập giá Kitô giáo “. [24]

GIÁO DÂN ĐỨNG HÀNG ĐẦU

… Kitô giáo tại Hàn Quốc đã bắt đầu như một phong trào giáo dân bản địa chứ không do một nhà truyền giáo nước ngoài đưa tới. Nhà nguyện Công giáo đầu tiên tại Seoul được Yi Seung-hun, một nhà ngoại giao đã lãnh bí tích rửa tội tại Bắc Kinh, thành lập năm 1784. [29] Năm 1786, ông Yi xúc tiến thành lập một hệ thống giáo phẩm giáo dân [30], nhưng năm 1789 Vatican phán quyết rằng việc bổ nhiệm tư tế giáo dân như thế không hợp Giáo luật. Kitô giáo đã khởi đầu rộng khắp tại Hàn Quốc do nỗ lực của thường dân, cho nên nó lây lan trong dân chúng nhanh hơn là nếu nó bắt nguồn từ người ngoài mà không được sự hỗ trợ của dân chúng từ đầu.

MẪU TỰ HÀN, XÓA MÙ CHỮ VÀ GIÁO DỤC

Hangul là hệ thống chữ quốc ngữ của người Hàn, với một bảng chữ cái để ký âm tiếng Hàn, được phát minh khoảng năm 1.446 do các học giả của triều đình Sejong Đại đế, [31] [32]. Do ảnh hưởng áp đảo của học thuật cổ điển Trung Quốc (chiếm một vị trí tương tự như tiếng Latin ở châu Âu ) suốt nhiều thế kỷ thứ chữ quốc ngữ này rất ít được dùng đến. Giáo Hội Công Giáo là tổ chức Hàn Quốc đầu tiên chính thức lấy chữ quốc ngữ của Hàn làm công cụ ưu tiên. Đức Giám mục Siméon-François Berneux buộc phải dạy cho tất cả trẻ em Công giáo biết đọc nó. [31] [33] Sách vở Kitô giáo in để dùng tại Hàn Quốc, kể cả những sách vở được dùng trong các trường do các giáo sĩ Kitô giáo thành lập, chủ yếu đều dùng Hàn ngữ với bảng chữ cái dễ học của quốc ngữ Hàn. Các nhân tố ấy kết hợp với nhau khiến tỷ lệ số người biết chữ tăng nhanh, và khiến giáo lý Kitô giáo lan rộng vượt khỏi tầng lớp trí thức vốn chuyên dùng chữ Hán. Đầu thập niên 1780, các phần của sách Tin Mừng đã được xuất bản bằng quốc ngữ Hàn; sách giáo lý “Jugyo Yoji” (Giáo huấn căn bản của Chúa) được xuất bản vào những năm 1790 và một quyển thánh ca Công Giáo đã được in vào khoảng năm 1800.

John Ross, một nhà truyền giáo Presbyterian người Scotland có trụ sở tại Thẩm Dương, đã hoàn thành việc dịch Kinh Thánh sang sang tiếng Hàn vào năm 1887 [34] và các vị lãnh đạo Tin lành đã phát hành một khối lượng lớn bản dịch này. Họ cũng đã thành lập những cơ sở giáo dục hiện đại đầu tiên tại Hàn Quốc. [35] Trường Paichai của hệ phái Methodist dành cho nam sinh được thành lập năm 1885, rồi trường Ewha Methodist dành cho nữ sinh (sau này trở thành Đại học nữ giới Ewha) vào năm 1886. Những trường ấy, và những trường tương tự được thành lập tiếp sau đó, đã giúp đạo Tin Lành lan rộng trong tầng lớp dân thường, và người Tin lành đã qua mặt người Công giáo, trở thành nhóm Kitô giáo lớn nhất tại Hàn Quốc. Trước kia phụ nữ không được đến trường nhưng giờ đây số phụ nữ biết chữ đã tăng vọt. [36]

KITÔ GIÁO DƯỚI THỜI HÀN QUỐC BỊ NHẬT BẢN CHIẾM ĐÓNG, 1910-1945

Nhật đã xâm chiếm Hàn quốc năm 1910. Với chế độ cảnh sát trị, họ đã tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng của các nhà truyền giáo, đưa tới một hệ quả đáng buồn trong những năm 1911-1919. Những tuyên bố lý tưởng của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã góp phần làm cho tinh thần quốc gia của người Hàn tăng mạnh trong những năm 1920, nhưng rồi họ vỡ mộng khi phong trào bị thất bại không đạt được một cải cách có ý nghĩa. Năm 1924, người Tin Lành thành lập Hội đồng Kitô  giáo Toàn quốc Hàn để điều phối hoạt động bằng cách chia thành các khu vực được phân công cụ thể cho các hệ phái Tin Lành khác nhau. Tin Lành Hàn Quốc cũng thành lập những nhóm truyền giáo cho người Hàn hải ngoại, cách riêng là ở Trung Quốc.

Kitô giáo tăng trưởng đều đặn, vào giữa những năm 1930, dân số Công giáo đạt tới 147.000, và Tin Lành 168.000. Những căn cứ lớn cho cả hai nhóm đều ở phía Bắc. Vào năm 1937, Giáo Hội Presbyterian của Hàn Quốc đã khá độc lập với sự hỗ trợ tài chính từ Hoa Kỳ; năm 1934 Giáo Hội Methodist đã trở thành tự trị và chọn một giám mục Hàn Quốc. Các nhà truyền giáo tích cực nhất bên phía Công giáo là các tu sĩ dòng Maryknoll, đã mở trường y khoa Maryknoll tại Pusan ​​năm 1964; nay là Đại học Công giáo Pusan. [37]

TINH THẦN DÂN TỘC CỦA NGƯỜI HÀN

Một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự chấp nhận Kitô giáo rộng rãi tại Hàn Quốc là nhiều Kitô hữu đã kiên quyết đứng về phía chính nghĩa của Hàn Quốc suốt thời kỳ Nhật chiếm đóng (1910-1945). Trong thời gian này, Nhật Bản đã tiến hành một chiến dịch áp đặt văn hóa Nhật lên người Hàn cách có hệ thống, đặc biệt là đòi người Hàn phải tôn thờ Nhật hoàng. Thậm chí năm 1938, việc dùng tiếng Hàn đã bị cấm. [38] Tuy nhiên, tính chất đặc biệt Triều tiên của Giáo hội Hàn quốc đã nổi rõ và được lớn mạnh thêm trong những năm ấy do biết  bao Kitô hữu đã tỏ rõ sự trung thành với quốc gia. Trong khi hiến pháp sau này của Nam Hàn đảm bảo cả tự do tôn giáo lẫn sự tách biệt giữa Giáo hội và Nhà nước, chính phủ Hàn Quốc đã ủng hộ Kitô giáo, coi đây như là một giáo lý có sức ngăn ngừa ảnh hưởng ý thức hệ của quốc gia anh em láng giềng.

Ngày 01 tháng 3 năm 1919, một hội đồng gồm 33 nhà lãnh đạo tôn giáo và các chuyên gia được gọi là ” Phong trào 01 Tháng Ba” thông qua một Tuyên ngôn độc lập. Mặc dù phong trào do các lãnh tụ của Thiên Đạo giáo (một tôn giáo dựa trên học thuyết Khổng Tử) đứng ra tổ chức, 15 trong số 33 người ký tên là người Tin Lành, [39] và nhiều người trong số họ đã bị bắt giam. Cũng trong năm 1919, còn xuất hiện phong trào hô hào độc lập do người Công giáo chủ xướng, mang tên “Ulmindan” [40], và một chính phủ lưu vong do một chính khách hệ phái Methodist là Syngman Rhee cầm đầu cũng đã ra đời và tồn tại được một thời. [41]

Kitô giáo còn gắn liền với phong trào yêu nước hơn nữa khi một số Kitô hữu từ chối không dự các nghi thức tôn thờ Nhật hoàng mà luật pháp năm 1930 đòi buộc. [38] [42] Mặc dù việc từ chối ấy là do niềm tin tôn giáo thúc đẩy hơn là do xác tín chính trị, nó đã khiến nhiều Kitô hữu bị bắt giam, và trong con mắt của nhiều người Hàn Quốc, điều ấy vẫn đồng nghĩa với tinh thần dân tộc chống lại sự chiếm đóng của Nhật. [43]

THẦN HỌC VỀ DÂN CHÚNG

Các khái niệm Kitô giáo về giá trị cá nhân đã được đề cao trong cuộc đấu tranh lâu dài cho nhân quyền và dân chủ ở Hàn Quốc. Trong những năm gần đây, cuộc đấu tranh này còn mang hình thức Thần học về Dân chúng.  Thần học về Dân chúng tại Hàn là một dạng thần học giải phóng, dựa trên khái niệm “hình ảnh Thiên Chúa” trong Sáng thế ký 1: 26-27, kết hợp với tâm thức “Hàn” trong truyền thống Hàn Quốc, thuật ngữ này không có từ tương  đương chính xác bằng tiếng Anh, và có nghĩa là một cảm giác đau đớn vô vọng không sao an ủi. Thần học về Dân chúng mô tả tầng lớp dân thường trong lịch sử Hàn Quốc như những người chủ chân chính của vận mệnh của mình. Hai trong số các nhà lãnh đạo chính trị nổi tiếng nhất của đất nước đã hưởng ứng Thần học về Dân chúng, là Kim Young-sam, tín hữu Presbyterian, và Kim Dae-jung, người Công giáo,. [44] Cả hai đã đấu tranh chống lại chính phủ quân sự chuyên chế ở Hàn Quốc suốt nhiều thập kỷ và đã thường xuyên bị bỏ tù nhưng rồi sau khi được phóng thích vào năm 1988, cả hai đã lần lượt trở thành Tổng thống của nước Cộng hòa dân chủ này.

Thần học về Dân chúng đã nổi bật vào những năm cuối của chế độ Park Chung-hee (1961-1979) với sự ra đời của một số phong trào xã hội Kitô giáo, như Phong trào Nông dân Công Giáo và Phong trào công nghiệp đô thị Tin Lành, vận động tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Chính phủ quân sự coi những phong trào này như một mối đe dọa cho sự ổn định xã hội, cho nên đã cầm tù nhiều lãnh tụ của họ; trong thực tế, những cuộc đấu tranh này trùng với một thời kỳ bất ổn dẫn đến đỉnh điểm là vụ ám sát Tổng thống Park Chung-hee vào ngày 26 tháng 10 năm 1979. [45]

BIẾN ĐỔI XÃ HỘI

Nhiều Kitô hữu Hàn Quốc tin rằng giá trị Kitô giáo đã tác động tích cực đến các mối quan hệ khác nhau trong xã hội. Xã hội truyền thống của Hàn Quốc đã được tổ chức tôn ti trật tự theo nguyên tắc Khổng giáo dưới quyền một vị vua được xem như con Trời. Phụ nữ không có quyền lợi xã hội, [46] con cái hoàn toàn lệ thuộc vào cha mẹ, [47], cá nhân không có quyền nào khác ngoài những gì được quy định trong hệ thống xã hội. Cấu trúc ấy đã bị các giáo huấn Kitô giáo thách thức. Theo giáo huấn Kitô giáo, mọi người đều được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và vì thế ai cũng bình đẳng và có phẩm giá cốt yếu như nhau. [48] Theo Kim Han-sik, khái niệm ấy cũng hỗ trợ cho quan niệm quyền sở hữu tài sản là của cá nhân chứ không phải của gia đình (hay người đứng đầu gia đình).

Các Kitô hữu coi hoàng đế cũng chỉ là người và cũng ở dưới quyền của Thiên Chúa như các thần dân của ông, [49]. Các giá trị Kitô giáo ủng hộ cho việc giải phóng phụ nữ và trẻ em về mặt xã hội. [46] [47] Giáo hội cho phép các quả phụ được tái hôn (theo lời dạy của tông đồ Phaolô, ngược với truyền thống của các xã hội Đông Á vốn không cho phép),  cấm chế độ hầu thiếp và chế độ đa thê, và cấm ngược đãi vợ, cấm bỏ vợ. Bậc cha mẹ Kitô giáo được dạy phải coi con cái là quà tặng của Thiên Chúa, và phải chu toàn việc giáo dục con cái. [50] Cấm tảo hôn và cấm bỏ bê con gái (trong văn hóa Á đông, con gái thường ít được cha mẹ mong ước hơn so với con trai).

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc trong những năm 1960 và 1970 thường được cho là do chủ trương của Park Chung-hee nhắm công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, nhờ các giá trị văn hóa bản địa và tinh thần làm việc nghiêm túc, nhờ liên minh vững chắc với Hoa Kỳ, và nhờ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Nhiều Kitô hữu Hàn Quốc vẫn xem tôn giáo của họ đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của đất nước trong hơn ba thập kỷ qua, họ tin rằng sự thành công và thịnh vượng kinh tế là dấu hiệu sự chúc lành của Thiên Chúa. [51]

Năm 2003 hai kinh tế gia Robert J. Barro và Rachel McCleary đưa ra một Một nghiên cứu cho thấy những xã hội càng có niềm tin cao vào trời và có mức độ đi nhà thờ nhiều càng có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. [52] Luận điểm của Barro và McCleary có ảnh hưởng lớn trong giới học thức sau đó, và theo một số nhà quan sát, nó hỗ trợ cho sự tin tưởng rằng Kitô giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công kinh tế của Hàn Quốc. [53] [54] Tuy nhiên nghiên cứu ấy đã bị các học giả như Durlauf, Kortellos và Tân chỉ trích (2006). [55] Từ năm 2000 có một xu hướng xây dựng những giáo đường vĩ mô khiến một số nhà thờ phải nợ tài chính. [56]

PHÚC ÂM HÓA

“Trong những năm 1960, Giáo hội đã đến với những người bị đàn áp, như gái mại dâm và lớp người lao động công nghiệp mới. Khi nền kinh tế Hàn Quốc phát triển, việc tìm lối thoát cho giới công nhân lao động nổi bật lên như một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của công tác truyền giáo . Giáo Hội thành lập ngành tuyên úy cho công nhân trong các nhà máy. Ngoài ra, nghĩa vụ quân sự là chuyện bắt buộc đối với nam giới ở Hàn Quốc, sự hiện diện của các tuyên úy quân đội cũng trở thành quan trọng không kém. Nhiều quân nhân cải sang Kitô giáo trong thời gian thi hành nghĩa vụ quân sự.” [57 ]

NIỀM TIN VỀ SÁNG TẠO

Ở Hàn Quốc, nhiều nhóm Kitô giáo đã tham gia vận động nghiên cứu về sáng tạo, đặc biệt là Hiệp hội Hàn Quốc nghiên cứu về sáng tạo (KACR) đòi phải hiểu sự sáng tạo theo sách Sáng Thế, và Hiệp hội Duyệt lại sách Giáo khoa (STR), một ủy ban thay thế cho chương trình Duyệt lại vấn đề Tiến hóa trong sách Giáo khoa (CREIT). [64] Đó là một nhánh độc lập của KACR, và đã tự tách khỏi học thuyết của KACR. [65] Đầu năm 2008, tại Seoul Land, một công viên giải trí hàng đầu, KACR đã tổ chức một triển lãm “khoa học về sáng tạo”, có hơn 116.000 lượt khách ghé thăm trong ba tháng, và đến năm 2012, họ thương lượng với công viên để tổ chức một cuộc triển lãm khác kéo dài suốt năm. [65]

Năm 2012, do áp lực từ STR, Bộ Giáo dục đã công bố duyệt lại nhiều sách giáo khoa trung học để loại bỏ một số ví dụ về tiến hóa, chẳng hạn như của ngựa và khủng long. [64] [65] [66] Người ta đã giới hạn vào việc loại bỏ hoặc sửa đổi một số ví dụ [67] hoặc do không còn được chấp nhận hoặc hiện đang tranh cãi; [64] sự thay đổi này không kéo theo việc loại bỏ sự tiến hóa hoặc đưa sự sáng tạo vào sách giáo khoa [67] Tuy nhiên, STR có kế hoạch tiếp tục đệ trình kiến nghị để loại bỏ quá trình tiến hóa của con người và sự thích ứng của mỏ chim, với mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu vai trò của quá trình tiến hóa Darwin trong việc giảng dạy. [65]

XUNG ĐỘT TÔN GIÁO

Sự đối kháng giữa những người Tin Lành từ chương (tin rằng Kinh thánh đúng từng chữ) với Phật giáo là một vấn đề lớn cho việc hợp tác tôn giáo ở Hàn Quốc, đặc biệt là trong những năm 1990 đến cuối những năm 2000. [60] [71]

Ngược lại, người Công giáo Hàn Quốc với Phật giáo và các tôn giáo khác vẫn giữ được quan hệ hợp tác chủ yếu, một phần nhờ nhiều phong tục và triết lý Phật giáo và Nho giáo được hội nhập vào Công giáo Hàn Quốc, nổi bật nhất là việc tôn kính tổ tiên. [72]

Tác giả:  Phan Vĩnh Tâm (lược dịch)

Xì dầu do TQ làm, vô chai tại VN, ghi made in France

Xì dầu do TQ làm, vô chai tại VN, ghi made in France

Posted by: Viet VungVinh

 

Cách Nhìn “Bên Dưới” Hàng Chữ In Trên Nhãn Một Sản Phẩm
Huỳnh Chiếu Đẳng

Kính thưa quí bạn, hôm nay xin gởi đến các bạn một chuyện xó bếp nhưng chắc là quan trọng vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe của các bạn:

Đó là cách “Nhận diện Chân Dung Của Một Sản Phẩm” nói rõ hơn là chân dung thật sự của một thực phẩm Trung Quốc hay là do người Trung Quốc ở ngoài lục địa làm ra mập mờ gạt bà con ta. Tại sao gọi là gạt bà con Việt Nam ta, thưa chúng thường chỉ bán tại tiệm thực phẩm (tại Mỹ) của người Hoa và người Việt (hay trên Internet). Tôi tin là những tiệm buôn ngoại quốc không lầm. Trường hợp điển hình bên dưới.
HCD (20-Apr-2014)

Số là một bằng hữu mang ba chai nước chấm nầy đến đố tôi coi thật hay giả. Theo lời một bằng hữu nầy thì nhiều người quen biết còn cải lại là đồ thiệt chánh tông.

bây giờ mời các bạn đi mua thực phẩm cùng với tôi. Tôi được lịnh cấp trên phải nghiên cứu về thực phẩm mọi mặt cho gia đình từ mấy chục năm nay. Do vậy tuy tôi không đi chợ nhưng các bạn đưa món nào ra tôi đoán được nó có những thứ gì không nên ăn pha trong đó.

Người Tàu biết rằng hễ để nhãn hiệu Tàu hay ghi Made In China, ghi Made in P.R.C.(P.R.C=Popular Republic of China=Làm tại nước Trung Hoa (Lục Địa) thì người ta không mua, nên tìm cách ghi né hợp pháp. (Để khi nào có dịp tôi sẽ nói về hàng chữ Made In “đủ thứ chữ mập mờ” của các người Trung Hoa. Họ tìm mọi cách né chữ Made In China và tìm cách “mập mờ” để bà con ta đọc sơ qua tưởng là sản phẩm của Mỹ).

Số là một bằng hữu mang ba chai nước chấm nầy đến đố tôi coi thật hay giả làm tại đâu. Hỏi thì tôi nói theo ý tôi. Còn phần các bạn thì suy xét theo ý mình. Bây giờ chúng ta đi chợ mua nước chấm thử coi nghe. Đây chỉ là một thí dụ về cách chọn mua thực phẩm của tôi xưa nay. Chọn thôi, còn mua thì tôi ít khi tự tay mua.

 
Hình chụp nhãn phía tay trái cả ba chai
 
Hình chụp nhãn phía tay mặt cả ba chai

Hai chai hai bên thì tạm coi như không giả đi, đế tính sau. Bây giờ chúng ta chú trọng tới chai nhỏ. Tôi phóng đại nhãn nó để các bạn xem. Đã được cho biết là “không thật”, có thể nó cũng là hàng thật nhưng “mập mờ” gạt bà con. Các bạn đọc nhãn nó và nhận xét coi sao, làm y như khi các bạn lựa mua nước “tương” trong tiệm thực phẩm Việt Nam hay của người Trung Hoa.

 
Đọc thử hàng chữ dưới cùng. In chữ Paris và in hình tháp Eiffel coi ngon lành. Ghi cả tiếng Anh lẫn tiếng Tây chung.
 
Các bạn chú ý tới nơi tôi ghi mủi tên trắng, nghỉ một chút đừng đọc tiếp coi có thấy chi lạ không (trừ hai mủi tên trên cùng sẽ nói sau).

Và đây là hình phóng đại cái nhãn dán bên tay trái của chai giữa (chai nhỏ):

 

Các bạn thấy chi lạ không?

Các bạn dừng lại tính toán y như khi đi mua nó trong tiệm coi bao lâu thì các bạn quyết định được nên mua hay không.
………..chờ …
………..chờ tính coi….

Tôi đưa cái chai nầy cho con tôi coi, chỉ trong vòng một phút nó nhìn thấy sai hai thứ:

– Cái sai đầu tiên là ghi Product of French: Không đúng chữ đúng tiếng Anh.

Phải ghi là Product of France. Chữ France (danh từ) là nước Pháp, chữ French là tĩnh từ, ghi như nhãn là sai. Các bạn để ý đi ít tháng nữa chai nầy ghi lại đúng văn phạm ngay. Rồi thì cũng có thêm nhiều người lầm, mà tôi cũng e rằng sẽ sập tiệm nếu cơ quan US FDA (hay chi đó) để mắt vào. Phải ghi thế nầy: Product of France hay thế nầy:

– Cái sai thứ hai thật rõ nét

Hình trên ghi là 200ml (200cc). Hình trên nữa ghi là 13 serving và mỗi serving là 150ml (150cc). Hai cái nầy chưởi nhau.

Chai chỉ có dung tích là 200 phân khối, thế mà ăn được 13 lần, mỗi lần 150 phân khối, vị chi theo bàn toán Tàu thì ăn được tới 13×150=1950 phân khối. Sơ ý tới mức đó thì chắc không phải là do người Pháp làm ra cái nhãn đâu.

Các bạn nghĩ sao về hàng chữ: “Vegetable and salty meals are used” trên cái nhãn chánh chai giữa (nhỏ). Tiếng Anh nầy ba trợn quá chừng. Tôi đoán ý của tác giả cái nhãn nầy muốn nói “ăn chay ăn mặn gì cũng dùng được hết”. Ông Tây ơi, nếu quả cái món nầy do mấy ông làm thì tôi lấy làm buồn giùm cho nước Pháp. Buồn là sao? Thưa buồn rằng (thìa là) cho tới bây giờ nước Pháp chỉ mới đuổi theo kịp nước Tàu về tiếng Anh.

Bây giờ tôi hỏi quí bạn vậy chớ người Pháp có thể nào in cái nhãn lỗi nhiều như vậy không?

***
Tới đây mà ngưng quả là vô duyên. Tôi tiếp tục nghiên cứu cho ra xuất xứ món nước tuơng nầy. Tìm hai câu trả lời cho hai câu hỏi:

1. Nó sản xuất nơi đâu? Nó ghi là Product of French mà, bạn nào tin nó do Pháp sản xuất thì đưa tay tôi đếm coi.

2. Và do ai làm ra? Tức là do ai: thí dụ người Pháp, người Hoa, người Việt, người Nhật… làm ra.

Tôi tin là phần lớn các bạn không thể biết được. Tôi thì cũng nhìn nhãn như quí bạn mà thôi, nhưng có kinh nghiệm hơi các bạn tới 20 năm về mua thực phẩm, nên tôi biết được.

Hẳn xưa nay các bạn biết đã nhiều lần tôi nói rằng đừng có tin những gì in trên nhãn mà phải đắn đo nghi ngờ. Ngoài chữ Product Of French (ba trợn không đúng văn phạm) ra, nó còn in mập mờ gạt các bạn hay quí bạn nội trợ thuộc nhóm thấy chữ là tin liền:

Thấy chữ USA thì tin ngay là hàng hóa Mỹ, không đâu tụi nó mánh lắm, nó ghi hợp pháp là “Phân phối bởi hãng V.L. Trading, USA” tức trụ sở hãng phân phối tại USA. Đại lý tại USA thôi, đại lý không phải là hãng làm ra món hàng.

Bây giờ trở lại câu hỏi cái món nầy sản xuất nơi đâu?

Nó nói là tại Pháp, đại lý phân phối tại Mỹ,

Bây giờ thì sai lung tung như vậy, sau nầy chúng ta sẽ thấy cái nhãn được in lại đúng mà mọi chuyện được hoàn hảo tươm tất hơn và lúc đó bà con ta lầm xuất xứ sâu hơn.

Hàng chục lần tôi nới với các bạn là barcode không nói được xuất xứ với kiểu làm ăn đa quốc gia hiện giờ. Thí dụ nước mắm Trung Quốc làm dõm mang sang Phú Quốc vô chai, chở qua Mỹ ghi rên chai sản xuất tại Phú Quốc Việt Nam ai mà kiện.

Tuy nhiên với món chúng ta thấy thì cái barcode nó ghi là

 

Ba số đầu barcode là 893. Và chúng ta dò trong list barcode (đúng phần nào thôi, đừng tin hẳn) sẽ thấy sản xuất tại Việt Nam.

 

Vậy thì chai nước tương nầy làm tại Việt Nam ghi là sản xuất tại Pháp, dùng chữ Tây và chữ Mỹ trên nhãn.

Câu hỏi số 1 trả lời rồi, sang câu hỏi thứ hai là do người nước nào làm ra?

Cái nầy bí mật bật mí do kinh nghiệm. Chúng ta nhìn đáy cái chai. Mời các bạn nhìn hình chụp:

 

Nhường hàng chữ Hoa cho quí vị biết đọc, thấy chữ Vạn Lợi Trading ở đây.

Nếu người Việt Nam làm sao lại có chữ Tàu trên chai, nếu người Tàu làm thì làm tại Việt Nam là nơi cầu chứng cái nhãn.

Kết luận về chuyện ai làm: Các bạn tự suy tính theo mình, tôi không biết người nước nào sản xuất.

Xin hiểu cho rằng, tôi chỉ trình với các bạn cách tôi lựa thực phẩm. Tôi không có nói là món nước tương nầy không phải sản phẩm của Pháp. Tôi cũng không nói nó ngon hay dở, không có khuyên nên mua hay không chi hết. Quí bạn hãy tin ở chính mình, đừng có tin tôi. Cái chai bạn tôi mua còn giữ đây để làm bằng.

Huỳnh Chiếu Đẳng