Sau xách tay ma túy, nay tiếp viên Vietnam Airlines ‘giúp’ buôn lậu hơn 6 tấn vàng

Ba’o Nguoi-Viet

March 30, 2024

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một số tiếp viên của hãng hàng không Vietnam Airlines bị cáo buộc “giúp” vận chuyển vàng nguyên khối qua cửa VIP của phi trường Tân Sơn Nhất, và là một phần mắt xích của đường dây buôn lậu hơn 6 tấn vàng từ Cambodia về Việt Nam.

Báo Dân Việt hôm 30 Tháng Ba dẫn cáo trạng của vụ án nêu trên nhưng không nêu danh tính các tiếp viên.

Đường dây buôn lậu hơn 6 tấn vàng từ Cambodia về Việt Nam có sự giúp sức của tiếp viên Vietnam Airlines. (Hình minh họa: Dân Việt)

Có tổng cộng 24 bị can bị truy tố trong đường dây buôn lậu 6,150 kg vàng 9999 từ Cambodia về Việt Nam.

Trong số đó, hai bị can bị cho là cầm đầu đường dây là bà Nguyễn Thị Minh Phụng (43 tuổi, quê Bình Định) và bà Nguyễn Thị Kim Phượng (39 tuổi, quê Tây Ninh).

Vàng nguyên khối được các bị can mua từ Phnom Penh chở đến cửa khẩu Chàng Riệc, tỉnh Tây Ninh, để vào ngăn bí mật của xe ba gác, chất đá lạnh lên trên “ngụy trang” rồi đưa qua biên giới.

Các bị can sau đó chia nhỏ, bán vàng lậu cho các chủ tiệm vàng tại miền Nam.

Một trong các chủ tiệm vàng trong đường dây là bà Đặng Thị Thanh Hằng, hiện đã xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Bà Hằng có tiệm vàng Phúc Hằng ở Sài Gòn và Hà Nội, từng mua 294 kg vàng của bị can Nguyễn Thị Minh Phụng. Bà Hằng sau đó bán lại 50 kg, số vàng còn lại để em ruột, ông Đặng Nam Trung, cùng ông Trịnh Việt Châu (con rể cũ) mang ra Hà Nội bằng đường hàng không.

Cáo trạng của vụ án ghi nhận ông Trung thường đi qua cửa VIP của phi trường Tây Sơn Nhất nhờ “quen biết” nhiều nhân viên an ninh tại đây.

Mỗi khi mang vàng ra Hà Nội, ông Trung đều “nhờ” những người này giúp làm thủ tục lên máy bay trước.

Mỗi khi bận việc, ông Trung giao lại việc này cho ông Trịnh Việt Châu hoặc “gửi tiếp viên Vietnam Airlines.” Trong những lần gửi này, ông Trung đều “nhờ trước” nhân viên an ninh trực quầy làm thủ tục cho hành khách để vàng khối được mang qua cửa an ninh suôn sẻ.

Kết quả điều tra công tác soi chiếu hành lý tại phi trường Tân Sơn Nhất chỉ xác định được lần duy nhất vào ngày 28 Tháng Chín, 2022, bị can Trung mang 15 kg vàng nguyên khối ra Hà Nội.

Trong những lần khác, các cán bộ an ninh phi trường Tân Sơn Nhất từng phát hiện một số “vật phẩm kim loại hình khối” nhưng không báo cáo hoặc xử lý.

Những người này giải thích rằng theo quy định hàng không, đây không phải là “vật phẩm nguy hiểm bị cấm mang lên máy bay” nên họ không có căn cứ xử lý các cá nhân liên quan.

Một phi cơ của hãng hàng không Vietnam Airlines. (Hình: VNExpress)

Tính đến hôm 30 Tháng Ba, chưa thấy đại diện hãng Vietnam Airlines lên tiếng về cáo buộc mới nhất nhắm vào các tiếp viên của hãng này.

Hồi Tháng Ba năm ngoái, bốn nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị phát giác xách tay 11.4 kg ma túy trong một chuyến bay từ Pháp về phi trường Tân Sơn Nhất.

Sau đó, công luận ngỡ ngàng khi bốn nữ tiếp viên được trả tự do vì theo giải thích của Công An ở Sài Gòn, những người này chỉ nhận tiền công vận chuyển kem đánh răng và “không biết” mình bị lợi dụng vận chuyển ma túy. (N.H.K) [qd]


 

…Sài Gòn Và Hà Nội – Huy Phương (RIP)

Kimtrong Lam

Huy Phương (RIP).

Sau khi đi tù về vài năm, khoảng 1985, tôi có mở một tiệm làm hình và tráng phim gia công trên đường Lý Thái Tổ, Sài Gòn.

Nhờ vậy, ở đây tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người đủ mọi tầng lớp xã hội và ở khắp mọi miền, nhất là dân miền Bắc, sau tháng Tư, 1975, đổ xô vào Nam kiếm ăn rất nhiều. Vì dù miền Nam sau ngày “giải phóng” đã xuống cấp tột cùng, trông cũng còn khá giả, tươm tất hơn ở miền Bắc sau 20 năm dưới chế độ Cộng Sản.

Một ngày nọ, tôi gặp một người trung niên miền Bắc, trông mặt mày cũng khôi ngô, nhưng áo quần nhàu nát, làn da xanh mét như người thiếu ăn, anh vào tiệm, ngửa tay ra, nói mấy câu. Nghe giọng nói tôi biết ngay là người này ở ngoài Bắc mới vào, đang hành nghề xin ăn.

Tôi hỏi anh, “Tận ngoài Bắc, sao anh vào đây đi ăn xin?”

Không hề ngượng nghịu, anh nói rõ, “Vào đây xin 10 người cũng có được 6 người móc túi cho, lại chẳng bao giờ bị chửi bới. Ngoài Bắc, nhất là Hà Nội, thì đừng hòng! Có mà chết đói.”

Ðó là điều tôi nhận ra, như vậy là có sự khác biệt nhau giữa Sài Gòn và Hà Nội. Hà Nội đại diện cho miền Bắc và Sài Gòn phản ánh cho những đặc tính của miền Nam.

Cộng Sản vào không phải làm điện khí hóa cho nông thôn trở thành thành thị, nhưng thật tình đã “nông thôn hóa” thành thị, nên dân Sài Gòn thường trực bị cúp điện, nhiều nơi tìm cách đào giếng để kiếm nước và sẵn sàng bới sân gạch lên để trồng khoai lang cải thiện, hay như ông bạn tôi ở chung cư Thanh Ða, bớt chỗ sinh hoạt để nuôi hai con heo nái trên sân thượng.

Sài Gòn sau thời gian đổi tên, nguyên do chỉ vì cái bến Nhà Rồng chết tiệt, chẳng mấy chốc xuống gần bằng Hà Nội. Bằng Hà Nội hơn, nhất là sau khi họ ồ ạt “vào thành phố” như một câu hát của Trịnh Công Sơn, với những “cửa hàng thịt phụ nữ,” “cửa hàng chất đốt thanh niên” mọc ra, cái cảnh phơi áo quần trên cửa sổ, treo khăn lông trong “xe con,” nuôi heo, trồng rau ngay trong sân nhà, hay hai anh bộ đội lái xe khác chiều dừng xe ngay giữa lộ để nói chuyện với nhau, bất cần tiếng chửi của thiên hạ.

Mới thoạt nhìn, Sài Gòn bỏ ngõ và bắt đầu nhếch nhác giống Hà Nội, nhưng sự thật trong gan ruột, hai thành phố đối cực, đối đầu này đang có những điều khác biệt, một bên là “nơi hang ổ cuối cùng và đâu cũng thấy tàn dư Mỹ Ngụy,” và Hà Nội, “thủ đô của lương tri, phẩm giá con người!” Vì vậy mà ngày nay, sau gần 40 năm “thống nhất” người ta còn đi tìm và thấy ra có quá nhiều khác biệt giữa Sài Gòn, Hà Nội. Cách biệt vì cách đối xử chính trị như vậy, trách sao Sài Gòn và Hà Nội không cách biệt về văn hóa, mặc dầu lúc nào hai bên cũng cho bên kia là “quê hương tù đày!” Tuy vậy, Hà Nội thắt lưng, buộc bụng, tẩy não, “dốc hết hạt gạo, cục muối cho miền Nam đánh Mỹ,” làm sao so được với Sài Gòn “bơ thừa sữa cặn!”

Nói về giáo dục, sau tháng Tư, 1975, đồng bào và thầy cô giáo miền Nam hẳn đã biết loại văn hóa ăn nói vô lễ, thô tục của lũ trẻ miền Bắc mới vào Nam, vì miền Bắc không có khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” treo trong các lớp Tiểu Học. Ngày ra Bắc, lên tận Hoàng Liên Sơn, tôi đã trông thấy những nét văn hóa tiêu biểu, được viết bậy lên vách tường nhà trường Tiểu Học, chưa kịp xóa sạch, nói đến sự quan hệ của ngành công an và giáo dục: “Công An (đ.) Cô Giáo!”

Trên đường làng Cẩm Nhân, Yên Bái, chúng tôi đi ngang một nhà giữ trẻ của hợp tác xã, nghe tiếng trẻ khóc la và tiếng quát của một phụ nữ: “Bố mẹ chúng mày (đ.) cho lắm vào, để chúng mày làm khổ thân bà!” “Bà” đây là người giữ trẻ của hợp tác xã nông nghiệp, bà có nhiệm vụ giữ trẻ thì khỏi ra đồng như các hợp tác xã viên khác. Liệu lũ trẻ này lớn lên dưới sự chăm sóc của những người này này, ngôn ngữ của chúng sẽ ra sao?

Trên các blog và báo chí trong nước, đề tài “những sự khác biệt giữa Sài Gòn và Hà Nội” tương đối là một đề tài hấp dẫn.

Tôi dẫn một vài ví dụ:

Giao tiếp:

– Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô bán hàng cúi gập người chào bạn.

– Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.

Hàng quán:

– Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa.

– Bát phở gà Hà Nội được “khuyến mại” với ngón tay cái của con bé bưng bê!

Ca ve:

– Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave…

Cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về.”

Cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kêu em nha!”

Nhà sách:

– Hà Nội: Nhân viên hách dịch.

– Sài Gòn: Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi!

Trong quán ăn:

– Sài Gòn: “Vâng em làm ngay đây.”

– Hà Nội: “Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh thì xéo sang hàng khác!”

Bạn bè:

– Hà Nội: Hay để bụng, ghét mà trước mặt vẫn chơi, về nhà nói xấu.

– Sài Gòn: Mau huề, ghét là biến, không chạm mặt!

Nhưng liệu những sự khác biệt này kéo dài được bao lâu nữa?

Bây giờ, Sài Gòn và Hà Nội đã bắt đầu giống nhau, ảnh hưởng và bị đồng hóa, vì người Nam ra Bắc thì ít mà người Bắc vô Nam càng ngày càng đông, như một người tên Jor Dan viết trên blog:

“Mỗi người có một cách suy nghĩ riêng. Nhưng đa số chỉ nói yêu Hà Nội, nhưng lại thích được sống ở Sài Gòn. Ca sĩ Hà Nội vào Sài Gòn lập nghiệp nhiều quá còn gì!”

Sau gần 40 năm bây giờ hai thành phố này đã có những chuyện giống nhau.

Ở đâu cũng kẹt xe kinh khủng, và sau một trận mưa, không chỉ ở thành phố “bác” mà ở Hà… cũng lội!

Vô kỷ luật:

Sinh viên:

– Hà Nội: Nhiều em cave trông như sinh viên.

– Sài Gòn: Nhiều em sinh viên trông như cave.

Giao thông:

– Sài Gòn: Bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái.

– Hà Nội: Bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi.

Chúng ta không hy vọng gì Hà Nội và Sài Gòn sẽ mãi mãi khác nhau. Sự đồng hóa và việc di dân ồ ạt sẽ làm cho Sài Gòn càng ngày càng gần với Hà Nội. Ðiều rõ nhất là Hà Nội trước năm 1954 và Hà Nội bây giờ hoàn toàn khác nhau.

Năm 1954, sau Hiệp Ðịnh Geneva, một số người đã mang sự thanh lịch của Hà Thành năm xưa đi xa, để “Hà Lội” ngày nay cho những người mới vào tiếp thu, từ giọng nói đến văn hóa cư xử đã hoàn toàn khác biệt với Van Hoá 3D = Dit, Déo, Du..

Chủ nghỉa Ma’c Lê = Ma’nh le Mung….!.

Người Sài Gòn hôm nay sẽ không còn là người Sài Gòn của những ngày tháng cũ, tất cả chỉ còn là chuyện thời gian.

Chỉ sợ sau ngày Sài Gòn trở lại tên cũ, chất Sài Gòn sẽ không còn nữa.

Chúng ta yêu Sài Gòn chính là yêu chính chúng ta, cái bóng của dĩ vãng. Muốn Sài Gòn không đổi thay, chính lòng mình phải không thay đổi.

Huy Phương .

Sài Gòn và Hà Nội – Nguoi Viet Online (nguoi-viet.com)


 

Troussier và bóng đá Việt Nam

Ba’o Tieng Dan

Lâm Bình Duy Nhiên

27-3-2024

Ghê thật! Chỉ có trái bóng thôi mà lên đồng cả hội! Cúng gà, vái lạy và cầu khẩn chiến thắng.

Cùng nhau lôi kéo tên huấn luyện viên ra gào chửi và mạt sát. Sửa tên để nhạo báng ông ta rồi đòi đuổi cổ “Trâu Dê” về… “Phú Lang Sa”.

Phận làm huấn luyện viên chuyên nghiệp, chắn chắn ông Troussier thừa hiểu và cũng đã tiên liệu trước mọi việc. Thắng thì được việc. Thua thì bị… trảm! Đôi khi phũ phàng nhưng bóng đá ngày nay là vậy.

Các xứ khác cũng thế. Sa thải huấn luyện viên là chuyện bình thường. Cổ động viên la ó, đòi trảm huấn luyện viên cũng chẳng có gì lạ!

Cái khác thường là ở Việt Nam, tất cả chỉ dường như có quả bóng là điều quan trọng nhất trong cuộc sống tại đây.

Điều ông Troussier không lường trước khi ký hợp đồng huấn luyện Việt Nam là ông đã quá tự tin về khả năng của ông và nhất là khả năng của nền bóng đá Việt Nam!

Ông muốn đưa Việt Nam vươn đến tầm châu lục, dự Cúp Thế giới như những gì ông từng thành công với Nhật Bản, Bờ Biển Ngà và Nigeria. Ông quá vội với một nền bóng đá chỉ biết chạy theo thành tích, “xây nhà từ nóc”, hả hê với các giải hữu nghị tự chế hay các giải ao làng không nằm trong hệ thống quốc tế!

Ông muốn xây dựng một lộ trình lâu dài, muốn thử nghiệm nhưng thực tế, dân làm bóng và chơi bóng Việt Nam chỉ muốn hả hê thắng trận, dẫu đó chỉ là những trận vớ vẩn. Họ muốn được xuống đường, hò hét, ca vang, đua xe sau mỗi chiến thắng!

Họ không muốn thua trận. Họ chỉ muốn thắng. Họ chỉ muốn “Việt Nam vô địch”.

Ông Troussier là huấn luyện viên có tên tuổi và không phải thất bại với Việt Nam sẽ khiến ông bị chê bai, nhạo báng hay rơi vào quên lãng như cộng đồng mạng Việt Nam đang hồ hởi chửi rủa ông ta.

Có lẽ đến thánh cũng không đưa Việt Nam chơi Cúp Thế giới được. Chỉ chơi Cúp ao làng cũng đủ làm hạnh phúc cả dân tộc này rồi.

Ai muốn làm bóng đá nghiêm túc ở Việt Nam đều chịu thất bại. Chơi chút, chốc lát cho vui thì ổn. Giới nhà báo trong nước vẫn kể lại chuyện ông cố huấn luyện viên người Đức, Weigang, từng chỉ trích và nghi ngờ các cầu thủ Việt Nam thi đấu sa sút khi gặp Lào tại một giải Đông Nam Á. Đó là một cách làm chuyên nghiệp nhưng lại làm phật lòng giới trợ lý Việt Nam, nên mới có chuyện ông bị một tay trợ lý quát vào mặt: “Ông cũng chỉ là người làm thuê”.

Tối nay xem Georgia lần đầu dự EURO 2024 sau khi hạ Hy Lạp tại Tbilisi, mới thấy bóng đá n


ghiêm túc đòi hỏi đầu tư dài hạn, khoa học và nghiêm túc. Hàng triệu người dân Georgia ngây ngất hạnh phúc với chiến thắng lịch sử dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Willy Sagnol… người Pháp.

Đó mới chính là thời khắc khó quên và tự hào của nền bóng đá Georgia.

Hình ảnh Ukraina giành vé vớt dự EURO 2026 trong bối cảnh chiến tranh tàn phá quê hương, hay Ba Lan vui mừng hạnh phúc sau bao năm vắng bóng tại giải lớn nhất châu lục! Đó mới chính là thứ bóng đá mang lại cảm xúc cho người xem. Nó khác hẳn thứ bóng đá “mì ăn liền” mà Việt Nam đang hì hục theo đuổi từ năm 1995 đến giờ!

Chửi rủa thậm tệ một ông huấn luyện viên người nước ngoài vì ông ấy chỉ toàn mang lại những thất bại và một lối chơi “bạc nhược” nhưng lại im re, “mặc kệ nó” khi bị một thể chế chính trị bệnh hoạn đè đầu, cỡi cổ với những nhà lãnh đạo độc tài, tham nhũng và tàn bạo! Đó là tính cách rất Việt Nam.

Tất cả đều bị rơi vào cái bẫy của nhà cầm quyền. Cứ căm thù, chửi bới hay xuống đường vui chơi vì trái bóng đi.

Những chuyện còn lại đã có đảng và nhà nước lo!


 

Thầy truyền đạo Tin Lành ở Đắk Lắk chết bất thường

Ba’o Dat Viet

March 26, 2024

Y Bum Bya

“Khoảng 8 giờ 15 phút sáng, dân làng tìm thấy xác ông Y Bum Bya, nhìn như treo cổ, ở nghĩa trang cách nhà khoảng 800m”, trang Bàn tròn Đa Tôn giáo Việt Nam, một nhóm các nhà hoạt động cho tự do tôn giáo Việt Nam, nói hôm 8/3/2024. “Trước đó ngày 8/12/2023, ông đã bị công an xã Êa Tu tra khảo, đe dọa, đánh nhiều lần vào tai, đá vào xương sườn, bóp cổ, cưỡng ép từ bỏ hội thánh”.

Một thầy truyền đạo thuộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên vừa qua đời ở Đắk Lắk khiến giới hoạt động quan ngại về cái chết mà họ gọi là “bất thường” này sau khi nạn nhân dường như đã bị chính quyền hăm dọa và thẩm vấn.

Thầy truyền đạo Y Bum Bya được tìm thấy đã qua đời tại thôn Buôn Ko Tam, xã Êa Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, trong tư thế treo cổ ngày 8/3/2024, theo Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên và Bàn tròn Đa Tôn giáo Việt Nam.

“Ông Y Bum Bya, 48 tuổi, một thành viên của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên đã bị kẻ gian sát hại trong nghĩa trang tại buôn Ako Tam”, Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên nói hôm 19/3.

Mục sư A Ga, sáng lập viên của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, một nhóm tôn giáo có trụ sở ở bang North Carolina và các hội thánh tư gia ở Việt Nam nhưng không được chính quyền công nhận, đưa ra cáo buộc:

“Ông Y Bum Bya, một thành viên của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên. Đây là sự dàn dựng, có bàn tay của công an, chính quyền Đắk Lắk gây ra cái chết của ông Y Bum Bya”.

“Không có gì nghi ngờ nữa vì trước đây ông ấy từng bị bắt bớ, đe dọa… và gần đây nhất là vào tháng 12/2023 ông bị chặn đường đánh tại rẫy và phát động quần chúng ép ổng phải từ bỏ hội thánh Tin lành Đấng Christ này. Họ nói nếu cứ tiếp tục sẽ bị bỏ tù và đánh chết”, vẫn lời ông A Ga.

“Khoảng 8 giờ 15 phút sáng, dân làng tìm thấy xác ông Y Bum Bya, nhìn như treo cổ, ở nghĩa trang cách nhà khoảng 800m”, trang Bàn tròn Đa Tôn giáo Việt Nam, một nhóm các nhà hoạt động cho tự do tôn giáo Việt Nam, nói hôm 8/3/2024. “Trước đó ngày 8/12/2023, ông đã bị công an xã Êa Tu tra khảo, đe dọa, đánh nhiều lần vào tai, đá vào xương sườn, bóp cổ, cưỡng ép từ bỏ hội thánh”.

Từ Đắk Lắk, một người quen với nạn nhân, nêu ý kiến với điều kiện không nêu tên vì lý do an toàn: “Có thể chính quyền Việt Nam trả thù ông ấy vì ổng có tin tức và nói ra sự thật”.

“Ông sinh hoạt Tin lành Đấng Christ nhưng chính quyền Việt Nam không chấp nhận cho nên họ tìm mọi cách để tiêu diệt”, người này nói thêm.

Ngoài các cáo buộc và nhận định hết sức nghiêm trọng đó, tất cả các nhóm và cá nhân nêu trên không đưa ra bằng chứng, nhân chứng để củng cố cho lập luận của họ cho rằng có người đã sát hại ông Y Bum Bya. VOA không thể kiểm chứng độc lập về những phát biểu của các nhóm và cá nhân đó.

Trang An ninh Trật tự Đắk Lắk của công an tỉnh này hồi tháng 12/2024 loan tin về việc ông Y Bum Bya bị kiểm điểm do đã tham gia Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên “phản động”.

(Theo VOA)


 

Thời đại rực rỡ-Võ Xuân Sơn

Ba’o Tieng Dan

Võ Xuân Sơn

26-3-2024

Đi mua đồ ở Coopmart. Trên đường bước vô cổng của siêu thị, hai cô cậu cỡ khoảng hơn 20 tuổi kè hai bên. Bạn nam: “Cô chú ghé vô gian hàng của con đi. Con cần cô chú ghé để con có lương”. Bạn nữ: “Cô chú vô đi. Tụi con cần có tiền để đi học”.

Nếu bạn không ghé, bạn là người vô lương tâm. Vì bạn mà các cháu không có lương. Nếu bạn ghé, thì đương nhiên sẽ phải cung cấp tên, số điện thoại, thậm chí là cả kê khai thu nhập. Và sau đó thì số cuộc gọi lừa đảo hàng ngày tăng thêm ít cuộc.

Mà không chỉ lừa đảo. Khi không lừa được, chúng chửi rất mắt dậy. Đ*t mẹ, đầu bu*i… và rất nhiều ngôn từ đặc trưng vùng miền sẽ xuyên vô tai bạn. Mà nhiều khi những kẻ đang xối xả đ*t mẹ, đầu bu*i… vào tai bạn, là những kẻ vừa mới năn nỉ để được có lương.

Đứng chờ tính tiền, sắp đến lượt. Một anh chàng chen qua, để 2 chai nước lên trước trên bàn tính tiền. Xong rồi anh ta nói trỏng: “Cháu nó đòi uống ngay”. Tôi không đồng ý. Cháu bé khá hiếu động nên tôi để ý nãy giờ. Tôi thấy cháu chạy chơi, thậm chí nó còn chẳng để ý đến việc cha nó lấy mấy chai nước. Một nhân viên bảo vệ thấy tôi không đồng ý, liền mời anh kia qua một quầy thu tiền trống, rồi kêu một cô thu ngân qua đó tính tiền ngay.

Tôi hiện nguyên hình là ông già khó tính, không biết nhường nhịn một đứa con nít. Khi cô thu ngân tính tiền xong, anh bảo vệ gọi cháu bé: “Con ra uống nước đi con”. Bé trả lời: “Con không uống, con muốn chơi”. Ông bố la lớn: “Mày vừa đòi uống xong mà bây giờ lại không uống”.

Đi mua đồ. Bên bán không có ngay, nên hẹn khi có sẽ chuyển lên Đà Lạt. Buổi sáng báo đã có đủ hàng, hỏi có chuyển Thành Bưởi được không. Trả lời OK. Đến chiều, nhắn cái toa vào zalo của bà xã (tôi không xài zalo), xong rồi nhắn SMS cho tôi là hàng đã xong hết, yêu cầu tôi chuyển nốt số tiền còn lại (đã đặt cọc hơn 50%).

Tôi đang mổ nên không xem, không biết. Về đến nhà, xem zalo của bà xã mới thấy, bà xã hỏi: “Anh chụp giấy biên nhận gửi hàng của nhà xe gửi cho tôi nhé”, shop trả lời: “Chưa nhận CK”. Đối chiếu thời gian, thì sau khi nhắn cho bà xã “Chưa nhận CK”, 30 phút sau nhắn SMS cho tôi, là hàng đã xong hết, rồi yêu cầu tôi chuyển tiền. Và 2 giờ sau đó, nhắn tiếp một tin SMS cho tôi, rằng màu kem tôi đặt không có, chịu khó lấy màu cà phê.

Chuyện đó xảy ra giữa Sài Gòn, nơi buôn bán phần nhiều dựa trên uy tín. Mà ông bán hàng có vẻ là người Hoa, là những người thường rất uy tín trong buôn bán.

Đúng là thời đại rực rỡ, chuyện gì cũng có thể.


 

Khủng hoảng nhân sự ở thượng tầng, nhân vật nào sẽ ngồi ghế Chủ tịch nước?

Ba’o Tieng Dan

Nông Văn Tiềm

25-3-2024

Kịch bản phù hợp nhất khi tướng Phan Văn Giang ngồi ghế Chủ tịch nước, thay Võ Văn Thưởng; Nguyễn Tân Cương nắm Bộ trưởng Quốc phòng thay Giang; Trần Cẩm Tú ngồi ghế bà Mai (nếu bà cáo quan, hồi hương). Bùi Thị Minh Hoài sẽ cầm trịch Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Lê Minh Khái sẽ nắm Trưởng Ban Kinh tế.

Ghế chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam hiện đang bị bỏ trống. Trong khi chờ Bộ Chính trị chuẩn thuận một nhân vật chính thức lên thay ông Võ Văn Thưởng, hiện bà Võ Thị Ánh Xuân đang ngồi tạm ghế này kể từ ngày 21-3-2024. Đây là lần thứ hai bà Xuân ngồi tạm ghế Chủ tịch nước, nhưng bà Xuân sẽ không bao giờ được ngồi ghế này chính thức, bởi bà không ở trong Bộ Chính trị.

Khủng hoảng nhân sự

Lịch sử đảng cộng sản từ sau năm 1975 đến nay, chưa bao giờ bị khủng hoảng nhân sự cấp cao như hiện nay. Chỉ trong khoá 13, số Ủy viên Trung ương bị bỏ tù, kỷ luật, buộc thôi chức… đã chạm con số 20! Trong số bốn Uỷ viên Bộ chính trị bị buộc phải về vườn, có hai người bị phế truất từng giữ chức Chủ Tịch nước.

Đến đây, công cuộc “phòng chống tham nhũng” của ông Trọng đã đi sang hướng khác. Không chỉ dân chúng, mà nhiều đảng viên và lão thành cách mạng đều có chung nhận định: “Lò ông Trọng” đã biến thành nơi thanh trừng, để các phe phái trong đảng tranh giành quyền lực.

Ngày 20-3-2023, Võ Văn Thưởng bị các “đồng chí” của ông ta phế truất y hệt cách mà họ từng làm với người tiền nhiệm của Thưởng là ông Nguyễn Xuân Phúc. Chuyện Võ Văn Thưởng bị phế truất là một sự kiện rúng động, cả trong và ngoài nước. Thế giới cũng bất ngờ với bất ổn chính trị hiếm hoi bị lộ ra từ chốn cung đình cộng sản.

Trước đó, ngày 13-3-2024, Tiểu ban nhân sự đại hội 14 nhóm họp. Mọi người nhìn thấy, Thưởng còn rất vui, thần thái sáng ngời. Thưởng được ông Trọng dìu dắt, đưa lên để tranh vé A1 trong đảng nhiệm kỳ tới. Gió đổi chiều nhanh quá, chỉ ba ngày sau, ngày 16-3, Thưởng bị ép viết đơn “xin thôi các chức vụ”. Ngày 20-3, Thưởng bị tước bỏ sạch trơn quyền lực. Chỉ trong vòng một tuần, mọi thứ quay 180 độ!

Xót xa hơn khi một nguyên thủ quốc gia bị “chém” tới hai lần. Ngày đầu, đảng vung búa “chém” Thưởng một nhát. Dù bị xiểng niểng, đi đứng không vững sau nhát chém đầu của “đồng chí” mình, nhưng hôm sau Thưởng phải chường mặt ra để quốc hội “chém” thêm một nhát nữa, hồn xiêu phách lạc rồi mới được về vườn “làm người tử tế”! Không rõ Thưởng đã tỉnh lại chưa sau hai nhát chém chí mạng này?

***

Về “công cuộc đốt lò”, lâu nay đã có lời ra tiếng vào về chuyện “củi lửa” trong “cái lò” của ông Trọng. Lò càng đốt, củi càng tăng mạnh. Tham nhũng không hề giảm mà nó ngày càng tinh vi hơn. Số tiền quan cướp của dân, của đất nước, không chỉ là “ăn cắp vặt” vài trăm triệu, mà đã lên đến con số trăm tỷ, ngàn tỷ… Chỉ một quan chức nhỏ như bà Đỗ Thị Nhàn nhưng đã nhận hối lộ trong một vụ án, số tiền 5,2 triệu Mỹ kim, tương đương 130 tỷ đồng! Thử hỏi, các quan chức lớn hơn, số tiền mà họ nhận trong nhiều vụ án cộng lại, sẽ là bao nhiêu?!

Những lo lắng của các nguyên lão về việc các phe nhóm trong đảng sẽ tận dụng chiến dịch “đốt lò” để tiêu diệt, hạ bệ nhau, nay đã rõ mười mươi. Đáng chú ý, khủng hoảng nhân sự cấp cao đã làm cho ông Nguyễn Phú Trọng đang rơi vào tình trạng không kiểm soát được tình hình. Nội bộ đảng đang rối bời, xa hẳn tầm nắm của ông Trọng, một người ở tuổi gần đất xa trời, đi đứng không vững, bệnh tật đầy người, có thể ra đi bất cứ lúc nào.

Gần hai năm qua, kể từ ngày Nguyễn Thanh Long bị bắt giam, Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khoẻ Trung ương – một ban quan trọng của đảng – không có trưởng ban.

Lê Đức Thọ bị bắt giam, suốt ba tháng qua, tỉnh Bến Tre không có bí thư.

Gần hai tháng kể từ lúc Trần Tuấn Anh bị buộc phải thôi chức, Ban Kinh tế Trung ương không có trưởng ban.

Năm 2013, khi đề nghị tái lập Ban Kinh tế Trung ương, trong cương vị tổng bí thư, ông Trọng cho rằng, đây là ban cực kỳ quan trọng, nên cơ cấu trưởng ban phải là Uỷ viên Bộ Chính trị.

Cấp trưởng Trần Tuấn Anh mất chức, cấp phó Nguyễn Thành Phong cũng ra khỏi Uỷ viên Trung ương về “đuổi gà”, đến nay Phó Trưởng ban phụ trách Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng lại chưa là Uỷ viên Trung ương. (Hưng là con trai cựu Phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn Yểu, chị gái Hưng là Nguyễn Thị Phương Hoa, thứ trưởng bộ Tài nguyên – Môi trường).

***

Thượng tầng hiện đang đánh nhau “một mất một còn”. Họ đánh nhau kinh hoàng đến nỗi, bà Trương Thị Mai, nữ ủy viên Bộ Chính trị duy nhất trong số 14 vị, đe doạ sẽ nghỉ việc. Bà Mai nói: “Các anh suốt ngày cứ bắt bớ, triệt hạ lẫn nhau, ném cả cán bộ lẫn doanh nhân vào tù hết, thì cái kết sẽ đi đến đâu?”. Bà Mai cũng thẳng thừng từ chối khi có Uỷ viên Bộ Chính trị ngỏ ý: “Chị Mai nên nhận ghế chủ tịch nước”.

Những người trong Đảng bàn tán rằng, Nguyễn Phú Trọng đã đưa mọi việc vượt quá giới hạn. Ông Trọng trao “thượng phương bảo kiếm” cho Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương và Bộ Công an, nhưng không có chế tài để kiểm soát quyền lực.

Việc bắt Uỷ viên Trung ương trước rồi mới đình chỉ sinh hoạt đảng hoặc khai khừ sau, là trái với điều lệ đảng. Tương tự, việc bắt đại biểu quốc hội trước, rồi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới “tạm dừng hoạt động đại biểu”, là xem thường Hiến pháp. Cả Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất, đang bị rẻ rúng; bị chế giễu là bù nhìn; phải làm những việc đã được quyết định rồi, chứ thực ra không có quyền hành gì.

Quay trở lại khoảng trống quyền lực đang bị thách thức, nhân vật cấp cao nào trong đảng sẽ ngồi ghế chủ tịch nước? Sau đây là các phương án:

  1. Phương án Tô Lâm

Tô Lâm hiện là ứng viên sáng giá nhất cho ghế Chủ tịch nước. Nếu được vào “tứ trụ”, Tô Lâm sẽ nghiễm nhiên nhận được “kim bài” miễn hồi tố, cùng sự bảo đảm bình yên cho gia đình. Một nhân vật có quá nhiều kẻ thù như Tô Lâm, được ngồi ghế A2, mới tìm kiếm được an toàn trong tương lai.

Tô Lâm vốn “nắm được thóp” các Uỷ viên Bộ Chính trị, điểm danh các Uỷ viên Trung ương chỉ như “con tin”, nên ngồi vị trí A2 xem như đã đặt một chân vào “nhân sự đặc biệt” khoá 14 để tranh ghế A1 – Tổng bí thư, trong đại hội 14.

Hai đệ tử ruột của Tô Lâm là thứ trưởng Lương Tam Quang, thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra và thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc, thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra. Hàng trăm cán bộ cấp tướng, tá quê Hưng Yên đang được Tô Lâm cơ cấu cứng ở các Cục, Vụ của Bộ Công an. Tất cả những người này, cùng với số sĩ quan Tô Lâm rải đi biệt phái “nằm vùng” trong Chính phủ và các cơ quan đầu não của đảng, nắm chủ chốt hầu hết các Sở Công an tỉnh thành cả nước, sẽ làm “lá chắn thép”, trung thành, bảo vệ cho họ Tô, bất kể bộ trưởng Bộ Công an kế nhiệm là ai.

Ảnh: TBT Nguyễn Phú Trọng chụp với bộ trưởng BCA Tô Lâm. Nguồn: Báo CAND

  1. Phương án Phan Văn Giang

Phan Văn Giang chưa đủ tiêu chuẩn “trọn một nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị”. Nhưng không sao, quy định 214 QĐ/TW vẫn thòng một câu “Trường hợp đặc biệt, Bộ Chính trị sẽ quyết định”.

Sắp tới, Nguyễn Phú Trọng sẽ phải triệu tập Hội nghị trung ương 9 để bầu bổ sung ít nhất ba Uỷ viên Bộ Chính trị, đến từ các ủy viên chính thức nổi trội, sau đó bổ sung vài Uỷ viên chính thức từ nguồn Ủy viên Dự khuyết Trung ương. Ba gương mặt có thể bổ sung Bộ Chính trị lần này là Bùi Thị Minh Hoài (Trưởng ban Dân vận Trung ương), Lê Minh Khái (Phó Thủ tướng Chính phủ) và tướng Nguyễn Tân Cương (Tổng Tham mưu trưởng Quân đội).

Kịch bản phù hợp nhất khi tướng Phan Văn Giang ngồi ghế Chủ tịch nước, thay Võ Văn Thưởng; Nguyễn Tân Cương nắm Bộ trưởng Quốc phòng thay Giang; Trần Cẩm Tú ngồi ghế bà Mai (nếu bà cáo quan, hồi hương). Bùi Thị Minh Hoài sẽ cầm trịch Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Lê Minh Khái sẽ nắm Trưởng Ban Kinh tế. Được biết, Khái là nhân vật được quy hoạch ghế thủ tướng cho nhiệm kỳ 2026-2031.

TBT Nguyễn Phú Trọng với Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang. Nguồn: Báo Tài chính VN

  1. Phương án Vương Đình Huệ

Họ Vương được Nguyễn Phú Trọng ưu ái, quy hoạch vị trí A1, thay thế khi ông Trọng rút lui. Nếu Vương Đình Huệ qua A2 lúc này, tình thế sẽ nguy hiểm. Khi quân bài của ông Trọng lật ngửa, Huệ cầm chắc suất “nhân sự đặc biệt” khoá sau, sẽ là bia ngắm bắn của các phe khác trong đảng.

Còn hai năm nữa mới tới đại hội 14, ai dám chắc Huệ không bị phế truất nửa chừng, với trọng tội “đạo đức và lối sống”, “tham vọng quyền lực” hay “có vấn đề về lập trường”…

Trường hợp ông Huệ ngồi ghế chủ tịch nước, bà Mai phải được điều sang Quốc hội, Trần Cẩm Tú sẽ điền vào chỗ bà Mai. Bùi Thị Minh Hoài sẽ trở thành nhân vật nữ thứ hai (sau bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ), ngồi ghế Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

TBT Nguyễn Phú Trọng với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Nguồn: TTXVN

Tô đại tướng sẽ ra sao nếu trượt ghế A2?

Nếu phương án Phan Văn Giang hoặc Vương Đình Huệ được thực thi, xem như đây là canh bạc tồi đối với Tô Lâm. Khi ấy, cánh cửa đi tiếp của họ Tô sẽ bị khép lại, Tô Lâm sẽ về vườn vào cuối khóa này. Cả hai đàn em của Tô Lâm là Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc cũng sẽ phải về vườn, vì chưa có chính trị gia nào vào Bộ Chính trị lần đầu bằng “vé vớt” lần hai. Kết cục, vai trò “Hưng Yên hoá” Bộ Công an của Tô Lâm sẽ chấm hết.

Thời gian không còn nhiều, chỉ còn hơn hai tuần cho các phe toan tính để chọn nước cờ nào mà đi. Bộ Chính trị sẽ nhóm họp để chốt nhân sự, giới thiệu cho quốc hội bầu tân chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Thoả hiệp để quân bình cán cân quyền lực, hay “đánh nhau” để phân chia ngôi thứ trong đảng?

Có lẽ lúc này, ngay cả bản thân ông Nguyễn Phú Trọng cũng chưa chắc tìm được câu trả lời!


 

Ai sẽ thay ông Thưởng trong chức Chủ Tịch Nước

Theo đài Á Châu Tự Do

Cuộc đua chức Tổng bí thư ra sao khi ông Võ Văn Thưởng rời ghế Chủ tịch nước?Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại buổi tiệc tiếp Tổng thống Hoa Kỳ ngày 11/9/2023

Nhậm chức Chủ tịch nước ở tuổi 52 với lý lịch làm việc bên ngạch Đảng ấn tượng, ông Võ Văn Thưởng từng được kỳ vọng sẽ là ứng cử viên nặng ký thay thế ông Nguyễn Phú Trọng ở chức vụ Tổng bí thư.

Thế nhưng, chỉ sau 1 năm 19 ngày, đường quan lộ những tưởng thênh thang của ông Thưởng bỗng tiêu tan, khi ông nhận quyết định cho thôi mọi chức vụ trong Đảng lẫn nhà nước. Điều duy nhất mà vị chính trị gia này còn lại là chút thể diện khi thay vì bị cách chức, người ta để cho ông được “thôi chức”.

Sự ra đi của ông Võ Văn Thưởng không chỉ khiến chiếc ghế Chủ tịch nước bị bỏ trống, một trong bốn vị trí quyền lực nhất trong nền chính trị Việt Nam thường được biến đến với cái tên “tứ trụ”, mà nó còn khiến cho cuộc đua tranh chức Tổng bí thư, vị trí quyền lực nhất trong hệ thống chính trị Cộng sản, trở nên gay cấn hơn.

Thời điểm ông Thưởng bị mất chức trùng vào thời điểm mà tiểu ban nhân sự của đảng Cộng sản đang chuẩn bị công tác nhân sự cho Đại hội 14, sẽ diễn ra vào đầu năm 2026.

Theo thông lệ, trước khi Đại hội Đảng diễn ra thì khâu bố trí nhân sự cho các chức danh cao cấp nhất, gồm các uỷ viên bộ chính trị, các thành viên tứ trụ – trong đó ghế Tổng bí thư là quan trọng nhất, cần phải được chuẩn bị kỹ càng.

Trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, việc bầu chọn chức danh Tổng bí thư luôn tiềm ẩn những bất định, mà theo ngôn ngữ dân gian, phải đến phút chót mới biết chiến thắng thuộc về ai. Thế nhưng, để được trở thành ứng viên cho chức danh đảng trưởng, một người cần phải hội tụ những tiêu chuẩn nhất định, trong đó bao gồm việc phải giữ trọn một nhiệm kỳ uỷ viên Bộ chính trị, và từng kinh qua các chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, trưởng ban, bộ, ngành của trung ương.

Nếu không ngã ngựa thì Võ Văn Thưởng đương nhiên sẽ là một ứng viên cho chức danh Tổng bí thư, bởi ông ta hội tụ đầy đủ mọi tiêu chuẩn do Đảng đề ra.

Từ việc đã từng nắm giữ chức Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ngãi, đến phó Bí thư thành uỷ Tp. HCM, cho đến chức Trưởng ban Tuyên giáo trung ương, và Chủ tịch nước, cộng với việc đã là thành viên bộ chính trị hơn một nhiệm kỳ.

Do vậy, sự ra đi của vị chính trị gia quê Vĩnh Long đã dấy lên nghi vấn về một cuộc cạnh tranh quyền lực giữa những “tay đua” muốn trở thành người kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng, vì dù sao, bớt đi một đối thủ ở thời điểm quan trọng này thì vẫn tốt hơn.

Câu hỏi đặt ra ở đây là ai được lợi từ cú ngã của ông Võ Văn Thưởng? 

Để trả lời câu hỏi này thì cần phải xét xem những ai đang là ứng viên tiềm tàng cho chức danh Tổng bí thư ở Đại hội 14 tới đây.

Theo giáo sư Johnathan London, chuyên gia nghiên cứu chính trị Việt Nam, thì với việc ông Thưởng bị loại, cuộc đua chức Tổng bí thư giờ đây sẽ là cuộc đua song mã: 

Tuy rất khó để nhận định ai hưởng lợi nhiều nhất (từ việc ông Thưởng rớt đài), nhưng việc này tạo ra một cuộc cạnh tranh gay cấn giữa đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính – người thuộc bên chính phủ và có chuyên môn về phát triển kinh tế, với người đứng đầu lực lượng Công an, Tô Lâm, cả hai giờ đây là các ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí lãnh đạo Đảng.”

Và giữa hai người này, mọi sự chú ý đổ dồn về ông Tô Lâm, người được cho là có động cơ lẫn năng lực để loại bỏ ông Võ Văn Thưởng. 

Trao đổi với đài Á châu Tự do, tiến sĩ Lê Minh Nguyên – cựu chủ tịch đảng Tân Đại Việt, cho biết nhận định của ông:

“Ông Tô Lâm đã đến tuổi về hưu, nhưng hiện giờ đang có rất nhiều kẻ thù, nên nếu bước ra khỏi chức Bộ trưởng Bộ Công an thì sẽ rất nguy hiểm. Ngoài chức Tổng bí thư ra thì không còn chức danh nào có thể bảo vệ ông ta. Thành ra, con đường an toàn nhất và cũng là tham vọng của ông ta là trở thành Tổng bí thư.” 

Bộ Công an do ông Tô Lâm đứng đầu trong những năm qua đã điều tra hàng loạt vụ án dính dáng đến các quan chức cấp cao ở cả cấp địa phương và trung ương. Dân chúng đã quen thuộc với những thông báo từ tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn của Bộ Công an, mỗi khi có án tham nhũng mới.

Nhận chức Bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2016, nếu tiếp tục giữ chức vụ này cho đến Đại hội Đảng năm 2026, thì ông Tô Lâm sẽ hoàn thành hai nhiệm kỳ, cộng với vấn đề tuổi tác (68 tuổi khi đại hội Đảng diễn ra), và sẽ phải về hưu theo thông lệ.

Do vậy, theo luật sư Nguyễn Văn Đài, đây là thời điểm quyết định đối với sự nghiệp chính trị của ông Tô Lâm:

“Ông Tô Lâm sẽ hoàn tất hai nhiệm kỳ trên cương vị Bộ trưởng, và theo quy định bất thành văn trong hệ thống chính trị, không người nào được giữ nhiệm kỳ Bộ trưởng thứ ba, đồng thời ở lứa tuổi của ông ấy, vào đầu năm 2026 thì đã quá 68 tuổi, cho nên cũng quá tuổi để ở lại. 

Ngoài Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Công an Tô Lâm, còn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, cùng với Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai, cũng được coi là những ứng viên tiềm năng cho chức danh Tổng bí thư ở Đại hội 14.

Riêng trường hợp của bà Trương Thị Mai thì yếu tố giới tính có thể sẽ là lực cản để bà trở thành lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản, bởi đảng cầm quyền chưa từng có tiền lệ bầu phụ nữ giữ chức vụ cao nhất.

Còn cá nhân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong thời gian gần đây đang trở thành tâm điểm của các tin đồn tiêu cực liên quan đến đời sống cá nhân. 

Vấn đề đối với Bộ trưởng Công an Tô Lâm trong trường hợp ông ta thực sự có tham vọng trở thành lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản, đó là việc chưa từng có tiền lệ một vị Bộ trưởng được bầu thẳng lên làm Tổng bí thư.

Các đời tổng bí thư gần đây đều xuất thân từ các vị trí thuộc “tứ trụ” hoặc vị trí Thường trực Ban bí thư.

Do vậy, giới quan sát cho rằng rất có thể ông Tô Lâm sẽ chạy đua vào chức Chủ tịch nước thay thế ông Võ Văn Thưởng, để làm bàn đạp cho chức Tổng bí thư sau đó.

Rất có thể trong những tuần tới đây, khi chức danh Chủ tịch nước được công bố, thì cuộc đua vào chức Tổng bí thư cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn, khi các ứng viên lộ diện.

Giáo sư Zachary M. Abuza tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ (NWC), nói “Hiện nay, theo điều lệ của Đảng, ngoài ông Tô Lâm, chỉ còn ba người có tiềm năng làm Tổng bí thư là Trương Thị Mai, Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính – người hiện nay là Thủ tướng. Vì vậy, tôi nghĩ ông Tô Lâm đang cố gắng loại bỏ từng người một.”

Tôi đoán là ông Tô Lâm sẽ trở thành Chủ tịch nước tiếp theo. Ông ấy sẽ trở thành Chủ tịch nước vì ông ấy thực sự muốn vị trí đó.

Bây giờ, tôi đoán là ông ấy cũng coi đây là một cách để nắm giữ quyền lực trong Bộ Công an. Đừng quên rằng người tiền nhiệm của ông, Trần Đại Quang, cũng từng là Bộ trưởng Bộ Công an. Sau khi ông ấy trở thành Chủ tịch nước, ông vẫn cố gắng điều hành Bộ Công an và duy trì một văn phòng ở đó. 

Vì vậy tôi nghĩ ông Tô Lâm cũng sẽ làm điều gì đó tương tự. Thực tế là, chẳng bao lâu nữa, ông sẽ bị giới hạn nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Công an (không được quá hai nhiệm kỳ liền). Nếu lên nắm vị trí Chủ tịch nước, ông sẽ có một vị trí vẫn mang lại cho mình ảnh hưởng đối với Bộ. Điều đó sẽ tốt cho ông ấy.

Đó là dự đoán của tôi về việc ai sẽ trở thành Chủ tịch nước.” 

Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS, Singapore, cho rằng sau khi ông Võ Văn Thưởng từ chức, ông Tô Lâm và bà Trương Thị Mai “trở thành những lựa chọn khả dĩ nhất” cho vị trí Chủ tịch nước vừa bỏ trống.


 

Vi` sao Trương Mỹ Lan phải chết?

Ba’o Dat Viet

March 23, 2024

Trương Mỹ Lan

Đề nghị một cái án cực cao, “tử hình,” cho bà Lan, buộc bà này phải “nôn” tiền ra đổi lấy mạng sống có thể là mục đích mà các quan chức trong cơ quan tố tụng nhắm tới.

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm đang diễn ra ở Sài Gòn tràn ngập truyền thông trong nước và hải ngoại cả tháng qua cho đến khi bị vụ lùm xùm “phế truất Chủ Tịch Nước Võ Văn Thưởng” chiếm sóng vài hôm trước. Nhưng những ai theo dõi vụ Trương Mỹ Lan đều không khỏi bất ngờ khi ngày 19 Tháng Ba, bà bị Viện Kiểm Sát đề nghị mức án tử hình về ba tội danh “tham ô tài sản,” “đưa hối lộ,” và “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.”

Báo chí trong nước nói rằng bà Lan ngã quỵ giữa pháp đình khi nghe đại diện Viện Kiểm Sát tuyên bố đanh thép: “Bị cáo Trương Mỹ Lan phạm tội nhiều lần trong thời gian dài, với thủ đoạn tinh vi, phạm tội có tổ chức. Quá trình điều tra và xét xử không thành khẩn, khai báo quanh co, đổ lỗi cho cấp dưới, hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng không có khả năng thu hồi, nên cần loại bỏ ra khỏi xã hội.”

Về hành vi phạm tội của bà Lan và thiệt hại trầm trọng mà bà và đồng phạm gây ra thì công an điều tra và Viện Kiểm Sát đã thông tin khá chi tiết, với nhiều “kỷ lục” gây choáng váng dư luận. Báo chí cả trong nước và hải ngoại đã loan tin khá đầy đủ, xin phép không nhắc lại ở đây.

Khách quan mà nói, đó mới chỉ là thông tin một chiều từ phía công an điều tra và Viện Kiểm Sát giữ vai trò công tố. Trước tòa, bà Lan liên tục phủ nhận những cáo buộc trong cáo trạng và lời khai của các bị cáo khác. Sự thật như thế nào cần có thêm thời gian mới biết được. Trong hoàn cảnh trắng đen chưa thật minh bạch, cuộc tranh luận trước tòa vẫn đang diễn ra nhiều ngày nữa, việc nêu án tử hình cho bà Trương Mỹ Lan – án tử hình duy nhất bị đề nghị trong vụ án – phải chăng là một hành động vội vàng, bất cận nhân tình hoặc che giấu một thâm ý sâu xa nào đó?

Như chúng tôi trình bày trong một bài trước, vụ án Trương Mỹ Lan chỉ là một trường hợp tiêu biểu cho cái thể chế quái đản của Việt Nam trong đó giới quan chức cao cấp câu kết với giới kinh doanh ma quỷ để trục lợi trên tài nguyên quốc gia và mồ hôi nước mắt của dân chúng. Không có bảo kê của các quan chức cao cấp nhất của thành phố Sài Gòn, của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thì một người xuất thân bán vải ở Chợ Lớn như bà Trương Mỹ Lan chẳng thể nào chiếm đoạt một số tiền lớn tương đương 5% GDP của quốc gia như vậy, thâu tóm hàng ngàn khu đất vàng ở những vị trí đắc địa nhất, sang trọng nhất trung tâm Sài Gòn như vậy. Quá trình phạm tội của bà Lan kéo dài hàng chục năm, không phải một sớm một chiều, và 10 năm trước bà từng bị kêu tên trong một vụ đại án tham nhũng nhưng không hề hấn gì cả, chứng tỏ số quan chức bảo kê cho bà Lan chắc không ít và phải ở cấp rất cao đầy quyền lực.

Những bàn tay bẩn trong bóng tối đó dân chúng Sài Gòn đều biết, tuy biết chưa đầy đủ và không có bằng chứng vững vàng. Tuy nhiên, những người có chức trách liên quan tới tới lĩnh vực hoạt động của bà không thể không biết. Bây giờ bà Lan ngồi trong nhà đá, hằng ngày phải đi khai cung, là cơ hội quý báu để cơ quan tư pháp tìm hiểu, phanh phui ra những đường dây mafia bảo kê cho bà, lôi ra trước công lý những bộ mặt đen cùng ăn chia với bà trong nhiều năm qua. Cũng có thể đây là dịp phanh phui thủ đoạn thao túng kinh tế Việt Nam của cơ quan tình báo Trung Quốc thông qua bà Lan – một người Việt gốc Hoa – và chồng bà, bị cáo Chu Lập Cơ, doanh nhân người Trung Quốc. “Loại trừ vĩnh viễn” bà Trương Mỹ Lan khỏi xã hội phải chăng là một cách nói, nhân danh công lý, để “giết người diệt khẩu” nhằm tiếp tục che giấu và bảo đảm an toàn cho các “trùm cuối” từ Sài Gòn tới trung ương đã đồng loã hoặc bao che cho hành vi phạm tội của bà?

Một trong những quan chức như vậy bị lộ và phải ra trước vành móng ngựa là bà Đỗ Thị Nhàn, trưởng Cục II thuộc cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân Hàng Nhà Nước, người đã nhận của bà Trương Mỹ Lan $5.2 triệu để sửa đổi báo cáo thanh tra nhằm giúp cho ngân hàng SCB của bà Lan không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Viện Kiểm Sát đề nghị mức án cho bà Nhàn là “tù chung thân.” Điều 354 Bộ Luật Hình Sự 2015 của Việt Nam quy định, “người nhận hối lộ, người phạm tội nhận hối lộ sẽ bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỷ đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 5 tỷ đồng trở lên.”

Bà Nhàn đã không bị áp mức hình phạt cao nhất (tử hình) theo Điều 354 Bộ Luật Hình Sự dù số tiền hối lộ mà bà nhận cao gấp trăm lần mức ghi trong điều luật. Và so án tù giữa hai người đàn bà người ta thấy có gì đó không công bằng. Bà Lan gây thiệt hại rất lớn cho nền tài chính quốc gia, nhưng hành vi phạm tội của bà có phần là hậu quả của một thể chế quái đản trong đó đảng CSVN độc quyền tuyệt đối về chính trị và dựng nên một nền kinh tế bè phái chỉ nhằm đục khoét tài nguyên. Bà Lan là thủ phạm nhưng cũng là nạn nhân của thể chế đó. Ngược lay, bà Nhàn là quan chức, người được nhân dân trả lương để thực thi quyền lực nhà nước, lẽ ra phải là người liêm khiết. Hành vi nhận hối lộ để thay trắng đổi đen bất chấp thiệt hại cho đất nước của bà Nhàn kinh tởm hơn nhiều so với tội của bà Lan. Dù chúng tôi phản đối án tử hình, nhưng phải nói trong trường hợp này, người đáng bị tử hình là bà Nhàn chứ không phải bà Lan.

Đằng này Viện Kiểm Sát đề nghị tử hình bà Lan như một biện pháp đe dọa xã hội trong khi nương nhẹ bà Nhàn – cách đối xử bên trọng bên khinh như vậy sẽ chẳng có tác dụng chống tham nhũng làm trong sạch bộ máy chính quyền, như “Tổng” Trọng nhiều lần tuyên bố. Như vậy, hành động này không ngăn chặn phạm tội hay thúc đẩy điều tốt mà có khi lại tác dụng ngược là khuyến khích quan chức ăn hối lộ vì nếu chẳng may bị “vô lò” thì cũng không mất mạng, chỉ ngồi tù một số năm rồi về hưởng thụ đống tài sản kếch xù do tham nhũng mà có.

Điều mà công luận mong mỏi trong vụ án này là bằng mọi cách thu hồi số tiền thiệt hại, thu được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, và trả cho người bị mất tiền! Điều mà nhiều người đang lo là đống tài sản khổng lồ của gia tộc bà Trương Mỹ Lan sẽ được dấm dúi chia chác cho đám quan chức chưa bị lộ đang giương cặp mắt hau háu nhìn vào 1,237 bất động sản và nhiều tài sản có giá trị khác của bà ta đã bị cơ quan tố tụng tịch biên và sẽ bị bán trao tay trong các vụ “thanh lý” mù mờ sẽ diễn ra khi phiên tòa này kết thúc. Rốt cuộc, tai họa của người này là cơ hội của kẻ khác và người dân muôn đời vẫn chỉ là những khán giả đứng bên lề và gánh chịu mọi thiệt thòi.

Hành động vội vàng công bố “tử hình” bà Trương Mỹ Lan khi phiên tòa mới diễn ra được một phần tư lịch trình còn là thủ đoạn ra giá để mặc cả của cơ quan tố tụng. Kể từ vụ án “chuyến bay giải cứu” nổi đình nổi đám trước đây, tòa án Việt Nam đang dần biến thành một thứ chợ trời, ở đó người phạm tội có thể “nộp tiền khắc phục hậu quả” để được giảm án. Mức án đôi khi không phụ thuộc vào hành vi phạm tội mà tùy vào số tiền bị cáo bỏ ra để “chạy.”

Dù bị bắt giam, bà Lan và gia tộc của bà vẫn còn cả núi tiền, nhiều bất động sản có giá trị lớn. Mới đây, bà Lan yêu cầu tòa dùng số tiền 1,350 tỷ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí và một số người khác trả cho bà “để khắc phục hậu quả cho cháu ruột mình là bị cáo Trương Huệ Vân.”

Đề nghị một cái án cực cao, “tử hình,” cho bà Lan, buộc bà này phải “nôn” tiền ra đổi lấy mạng sống có thể là mục đích mà các quan chức trong cơ quan tố tụng nhắm tới.

Hiếu Chân/Người Việt


 

Quan tham mới là cội rễ sinh ra Vấn Đề

 Chau Trieu

Nếu không có quan tham chống lưng, thì bà Lan nói riêng và các đại gia bất động sản khác nói chung, không thể “tay không bắt giặc”… Giàu nhanh, giàu khủng…

Nghĩa là nếu bà Lan hay bất cứ đại gia bất động sản nào bị cho là có tội trong việc làm ăn bất chính, thì đa phần tội đó nhẹ hơn hoặc bằng tội quan tham, khó có thể nặng hơn. Quan tham mới là cội rễ sinh ra Vấn Đề. Vì nếu quan không tham thì Vấn Đề đã bị triệt tiêu ngay từ lúc mới manh nha…

Và hình như, từ lúc khởi sự đốt lò đến nay chưa thấy quan tham nào bị dựa cột?

Nguyen Khan


 

23 Điều Vô Lý Chỉ Có Ở Việt Nam-Ku Búa

Ở Việt Nam có những thứ và những điều vô cùng vô lý nhưng vì những thứ đó đang ở Việt Nam nên ai cũng cho rằng nó có lý và không có vấn đề gì. Hy vọng nhiều người sẽ nhận ra. Danh sách như sau:

1. Sổ hộ khẩu. Trên thế giới chỉ có 3 nước áp dụng chính sách này, cả 3 nước đều là 3 cường quốc của thế giới, là thiên đường cộng sản. Đó là Việt Nam, Trung Quốc và….Bắc Hàn. Tôi thật sự không hiểu nổi mục đích của cái sổ hộ khẩu là gì, trừ việc làm mồi kiếm ăn cho mấy anh chị Công An. Nếu bạn nào có thế giải thích trong 1 câu “tại sao chúng ta lại có sổ hộ khẩu” tui chết liền. Ở xứ khác khi sinh ra chỉ có giấy khai sinh rồi lớn lên làm cái thẻ, hộ chiếu. Vài nước thì dùng bằng lái xe làm chứng minh. Muốn đi đâu thì đi, nước của mình mà. Tại sao mỗi lần chuyển địa phương là phải đi khai tạm trú, kt3. Mấy cái này là gì tui hiểu tui chết liền.

 

2. Đi mua xe đi đăng ký tên mình phải dùng sổ hộ khẩu vè đăng ký tại nơi thường trú (nơi đăng ký hộ khẩu). Nó vô lý ở chỗ này. Bạn là dân Lạng Sơn chuyển công tác vô làm ở Cà Mau, bạn muốn mua xe máy và đứng tên bạn, lỡ xe có bị trộm thì người ta biết xe đó là của mình. Nhưng ở Việt Nam thì nếu mua ở Cà Mau thì dân Lạng Sơn phải chở xe về Lạng Sơn đăng ký. Có cái nước nào khác trừ Việt Nam làm vậy không? Có ai biết thì nói nha, tại tui khờ lắm, hiểu biết về thế giới bên ngoài Việt Nam kém nữa.

3. Cảnh sát giao thông kiểm tra xe nếu không có đủ giấy tờ sẽ bị giam xe. Tại sao người lái xe phải chứng minh xe đó là của người lái? Sao CSGT không chứng minh điều ngược lại. Phi logic. Còn việc giam xe thì tui chưa biết xứ nào khác làm vậy hết.

4. Thuế “chuyển đổi mục đích sử dụng đất”. Tui chưa biết xứ nào khác có cái thuế quái dị như vậy. Đây là loại thuế làm cản trợ quá trình công nghiệp hóa của đất nước. Bạn là một nông dân có 100 mét vuông đất nông nghiệp. Bạn muốn dùng 50m2 đó để xây cái hang. Bạn phải đi tới Sở Tài Nguyên Môi Trường nộp đơn chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Số tiền đó cộng với bôi trơn đút lót thì gần bằng giá bán thị trường rồi. Thế thì bạn phải bán đi 50 m2 còn lại. Nghĩa là cái thuế này làm mọi thứ liên quan tới đất đai mắc gấp đôi. Một trong những thứ khùng điên nhất.

5. Đi nộp giấy tờ phải đi công chứng rồi phải có con tem xác nhận. Đã vậy còn phải xin xỏ mấy bé mấy *** ** làm hành chính nữa chứ.

6. Đi “xin việc” ở cơ quan nhà nước, công ty quốc doanh và một số công ty tư nhân phải nộp “sơ yếu lý lịch”. Sơ yếu lý lịch yêu cầu bạn phỉ ghi rõ về gia đình và bản thân: Trước và sau 1975 đã và đang làm gì. Tui và gia đình tui làm gì trước sau 1975 thì liên quan gì tới năng lực yêu cầu của công việc?

7. Đi làm tự thiện phải (nộp đơn) “xin phép” Ủy Ban Nhân Dân và Mặt Trận TỔ QUỐC địa phương. Trời ơi, đã đi từ thiện, là bỏ tiền túi mình ra cho người khác, đã vậy còn phải đi xin giấy phép là sao? Độc Lập Tự Do Hành Phúc đâu rồi?

8. Tham gia các giải thể thao ở tỉnh (và vài thành phố) phải có hộ khẩu và sổ tạm trú ở đó. Thể thao Thái Lan đang phát triển với quy vô chinh phục Châu Á. Trong khi đó ở Việt Nam các nhà làm thể thao hỏi “hộ khẩu con đâu?”. Thấy có ngu không?

9. Đi du lịch hoặc ở khách sạn nhà nghỉ phải đưa hộ chiếu hoặc Chứng Minh Thư cho tiếp tân. Ở xứ khác tui chỉ trình cái thẻ Master hoặc Visa. Nếu đưa hộ chiếu thì họ photocopy xong rồi đưa lại chứ không giữ. Tui chưa biết cái xứ nào làm vậy, trừ Việt Nam.

10. Trước giải, buổi, hội hay chương trình gì cũng phải giới thiệu danh sách mấy quan có mặt. Đã vậy danh nghĩa dài dòng lê thê. Có cần phải đọc tên từng người một, chờ từng người một đứng dậy ngồi xuống không. Tui thật sự không hiểu cái logic. Tui chưa bao giờ thấy 1 giải hay trận thể thao nào ở nước ngoài làm vậy.

11. Các trung tâm thể thao trưng khẩu hiệu “rèn luyện thể thao theo giương Bác Hồ vĩ đại”. Sao xứ Mỹ không trưng khẩu hiệu “tập luyện theo gương George Washington vĩ đại”? Bác Hồ hồi đó có tập thể thao mà sao tui không biết ta. Chuột cơ tay đô nữa, giờ tui mới biết.

12. Tất cả các giấy tờ hành chính pháp lý phải có dòng chữ này ở trên “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc”. Giấy xin phép nghỉ học cũng vậy, giấy báo cáo cũng vậy luôn. Xứ khác có vậy không ta?

13. Đi toilet ở Bến Xe (Miền Đông, Miền Tây, tỉnh, thành phố) mỗi lần phải trả 2,000 VND.

14. Toilet công cộng thường không có giấy vệ sinh. Vậy người ta dùng gì để chùi *** ta? (vì giới phụ nữ khiếu nại nhiều quá nên ngày nay có một số toilet đông đảo người dùng có một bàn trực chuyện bán giấy vệ sinh ).

15. Làm xong cái hội thảo hay chương trình gì lớn chút cũng phải nói : “Cảm ơn các lãnh đạo đã tạo điều kiện.”

16. Quân Đội đi làm kinh tế: Viettel, MB Bank, Xăng Dầu Quân Đội, Binh Đoàn 318 Dầu Khí. Tui thật sự không hiểu. Quân đội gì mà làm kinh tế kinh doanh? Chỉ thấy ở VN

17. Quân Đội tham gia thể thao thành tích chuyên nghiệp. Tui chưa biết quân đội nước nào khác làm vậy.

18. Cảnh Sát Nhân Dân tham gia thể thao thành tích chuyên nghiệp.

19. Quân Đội phong hàm sĩ quan cho vận động viên đạt thành tích. Mặc dù chưa bao giờ qua trường lớp đào tạo sĩ quan, chưa bao giờ có kinh nghiệm cầm súng, chưa bao giờ có kinh nghiệp chiến trường. Hàm sĩ quan vô nghĩa vậy sao? Bạn là cha mẹ thì có cho con mình vô cái quân đội như vậy không? Vận động viên đạt thành tích thể thao thì liên quan gì tới phong hàm sĩ quan quân đội? Tui chưa biết quân đội xứ nào khác làm vậy hết.

20. Đi xin việc làm vô mấy cơ quan nhà nước hay quốc doanh phải lót tiền (ngay cả việc đổ hoặc hốt rác trên đường phố), cả trăm triệu hơn chứ không kém. Có xứ nào khác làm vậy không ta?

21. Đánh thuế kinh doanh trên facebook. Cái này miễn ý kiến.

22. Sinh viên học ĐH hay CD cũng phải học 1.5 năm lý thuyết kinh tế triết học Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.5 năm của cuộc đời mà sinh viên sẽ không lấy lại được

.23. Và cuối cùng, Đảng Cộng Sản đấu tranh hy sinh cả triệu người dân trong cuộc chiến chống Pháp, Mỹ Ngụy vì lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, nhưng cuối cùng lại dùng chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường để làm giàu. Vậy cả triệu người Việt đã chết làm gì? Cuộc chiến đó có nghĩa gì?

●Ku Búa


 

Tấm lòng của người đàn bà bán ve chai-Truyen ngan

Kim Dao Lam

Fb Hương Nguyễn

Một người đàn bà bán ve chai bước vào quán với bao gạo và chai dầu ăn. Chị mang ơn quán cơm này vì đã cứu chị rất nhiều bữa đói. Chị nghèo khó nhưng không quên ơn, gom góp từng đồng, cuối năm, chị dành mua 1 bao gạo và 1 chai dầu tặng lại quán để có thể giúp thêm những người khốn khó khác”.

Có lẽ đó là một trong những bức ảnh đẹp nhất về chân dung con người, trong hoàn cảnh đảo điên nhuộm nhoạm của xã hội ngày nay. Tôi cứ ngắm mãi khuôn mặt chị, đó là một người đàn bà chắc chắn đã trải qua rất nhiều khó khăn, đói khát. Một khuôn mặt điển hình của những người lao động vất vả ngoài đường.

Vậy mà trong khoảnh khắc ấy, chị thật đẹp. Vẻ đẹp tỏa ra từ bên trong, từ hành động cao cả, nghĩ đến người khác, những người khó khăn hơn mình, nên dù nghèo, chị vẫn gom nhặt từng đồng tiền lẻ để mua bằng được một bao gạo con con, một chai dầu ăn mang đến quán.

Trong cái thời buổi đồng tiền lên ngôi, tình người lạnh lẽo, lối sống ích kỷ lan tràn thì tấm lòng của người đàn bà bán ve chai lại càng đẹp hơn bao giờ hết. Nó cho thấy dù chị nghèo khó thật đấy, nhưng chị giàu có hơn vạn lần người khác, những người chưa một lần chìa tay ra san sẻ cho đồng loại.

Vinh Phan


 

Bắt nóng Ủy Viên Trung ương: Trần chậm hay Tô nhanh?

Ba’o Tieng Dan

Blog RFA

Gió Bấc

21-3-2024

Tính đến nay mới hơn nửa nhiệm kỳ, kể cả Võ Văn Thưởng thì đã có 18 ủy viên trung ương đảng trong đó có đến 4 ủy viên bộ chính trị khóa 13 bị ngã ngựa bằng nhiều hình thức: Cho thôi giữ chức, về hưu theo nguyện vọng; bị kỷ luật cách chức, khai trừ, bị đình chỉ…

Theo độ nóng sát phạt của lò ông Tổng, Ủy viên Trung ương bị bắt giam không còn là chuyện lạ. Thậm chí ở khóa 12, Đinh La Thăng là ủy viên Bộ Chính Trị cũng bị bắt giam, nhiều lần ra tòa lãnh án.

Cụ Tổng và các quan chức tuyên giáo từ trên xuống dưới luôn xoen xoét tự hào: Chống tiêu cực, tham nhũng không có vùng cấm, dù là thành phần tinh hoa được đảng sàng lọc, bồi dưỡng, học tập rèn luyện theo đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng khi bị lộ dính vào tham nhũng thì đều xử lý nghiêm.

Tuy nhiên, trong thể chế chính trị mà cán bộ có ba mức: Tín nhiệm, tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp, lại có luật ngầm bí mật nào đó, việc xử lý sai phạm đảng viên, nhất là đảng viên cao cấp, luôn phải tuân theo trật tự nghiêm nhặt là kỷ luật đảng trước, pháp luật sau. Cái luật ngầm ấy làm cho việc chống tham nhũng bị chậm chạp, kéo dài. Đa phần trường hợp sai phạm xảy ra lâu đời từ tám hoánh, cán bộ tham nhũng đã lên chức hoặc hoán chuyển đơn vị nhiều lần mới bị xử lý bắt giam.

Ông Trần Văn Minh, Bí thư Bình Dương sai phạm đất công, đất tư, xây nhà không phép lấn sông đã bị Trương Châu Hữu Danh phanh phui từ lúc còn làm chủ tịch UBND tỉnh ở khóa 12, ấy vậy mà vẫn vòng vèo lên chức Bí thư lọt vào trung ương đảng khóa 13 rồi mới bị kiểm tra, kỷ luật đảng, sau đó mới bị bắt giam (1).

Mới đây thôi, trong vụ án xăng dầu Xuyên Việt Oil mở rộng, đảng đã kỷ luật cách chức, khai trừ ông Lê Đức Thọ, ủy viên trung ương, Bí thư Bến Tre vì “đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập; giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đúng quy định.

Vi phạm của ông Lê Đức Thọ mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, mất uy tín cá nhân” (2).

Những vi phạm đó phát sinh từ thời ông làm ngân hàng, đâu liên quan tới tỉnh Bến Tre. Cũng phải chờ đảng khai trừ xong, đến tháng 12-2023, ông Thọ mới bị bắt giam.

Chính vì trật tự đảng trước, nhà nước sau nghiêm nhặt đó, nên khóa này Trung ương đảng và Quốc Hội phải họp bất thường, lu bù như đám cưới chạy tang để cách chức hoặc bắt giam các Ủy viên Trung ương. Phiên bất thường đầu tiên để cách chức khai trừ, bắt giam hai ông Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh… chỉ trong một ngày. Phiên bất thường thứ hai là cho hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam thôi giữ chức. Kế đến là ông Nguyễn Xuân Phúc.

Với ông Trần Đức Quận, Bí thư Lâm Đồng, tuy không phải họp Trung ương bất thường nhưng ngày 24-1-2024 khởi tố, bắt giam vẫn trùng khớp với ngày Ủy ban Kiểm tra họp xét đề nghị kỷ luật ông Quận. Quy tắc đảng trước, nhà nước sau vẫn được bảo đảm (3).

Điều oái oăm là ngay trong ngày tôn vinh phụ nữ 8-3, Tô Đại Tướng đã xé rào, khởi tố bắt giam người đẹp Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, trong khi chưa hề bị đảng nhắc nhở tiếng nào. Sự kiện gây chấn động vì trước đây dư luận có quá nhiều tai tiếng về sự thăng tiến thần tốc cũng như năng lực và sinh hoạt, lối sống của Hoàng Thị Thúy Lan. Báo chí lề phải từng đăng thông tin một quan chức trẻ đã đột tử sau khi ngủ qua đêm ở biệt phủ của bà Bí thư.

Từ lâu, mạng xã hội đã châm chọc ví von cái tên Lan với nhân vật nữ trong tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan được soạn giả Trần Hữu Trang chuyển thể thành vở cải lương Chuyện Tình Lan và Điệp rất nổi tiếng ở Việt Nam gần một thế kỷ qua. Ây vậy mà Lan vẫn vững như bàn thạch.

Sai phạm nhận hối lộ của Lan liên quan đến vụ án Nguyễn Văn Hậu (còn gọi Hậu “Pháo”, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn) vừa mới được khởi tố. Vụ án đã kéo theo nhiều quan chức hàng đầu hai tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, đặc biệt là ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, từng là Bí thư Quảng Ngãi tiền nhiệm. Việc bắt Lan như cú đấm knock-out hoàn toàn bất ngờ.

Mãi đến 10 ngày sau, kỳ họp thứ 38 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới kết luận, người đẹp Thùy Lan có vi phạm và đề nghị cơ quan thẩm quyền xem xét kỷ luật. Phải mất hai ngày nữa, trong phiên họp Trung ương bất thường ngày 20-3, Lan mới bị đảng “cắt dây chuông” Ủy viên Trung ương, các chức danh khác kể cả đảng viên. Ông Thưởng được đảng “nhân văn”, chấp thuận cho thôi tất cả mọi chức vụ, nhưng không bị khai trừ đảng (4).

Vì sao có hiện tượng lạ lùng này? Tô Lâm quá nhanh tay hay Trần Cẩm Tú chậm chân? Bắt giam Ủy viên Trung ương trước khi bị đảng xử lý là chủ trương mới, luật mới của “chiến dịch đốt lò” của Tổng Trọng, hay là hành vị tự phát của Tô Lâm?

Vì sao phải bắt giam cấp bách người đẹp tên Lan và các đồng phạm mà không chờ đến cuộc họp bất thường như các Ủy viên Trung ương khác?

Với người dân thì đây chỉ là thắc mắc cho vui. Bắt trước, bắt sau, bắt nhiều, bắt ít, không liên can gì đến họ. Trong thể chế độc đoán này, mọi chức tước đều được bán, mua, đổi chác, thỏa hiệp giữa các cá nhân, phe nhóm trong giới lãnh đạo chóp bu.

Người ta dư hiểu rằng đã leo vào đến “nhà đỏ” thì không có bàn tay nào trong sạch. Ai cũng có thể là học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh, đạo đức sáng ngời và khi bị lộ ai cũng đều là những con hạm khổng lồ, nuốt trọn hàng chục, hàng trăm dự án đất đai, tài sản hàng ngàn tỉ. Chỉ vài tháng trước đây, báo Nhân Dân của đảng đã long trọng đưa tin, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 28 chức danh tại Kỳ họp thứ 13, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2021-2026, Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan đạt gần 98% số phiếu tín nhiệm cao, chiếm tỉ lệ cao nhất (5).

Nhưng với các quan chức cao cấp trong “nhà đỏ”, sự phá vỡ nguyên tắc đảng trước, luật pháp sau, sẽ có tác động rất lớn. Quyền lực của phe nhóm công an sẽ tăng thêm một bước mới, có thể khuynh đảo chính trường.

Điều rõ ràng nhất là, ngay sau khi Hoàng Thị Thúy Lan bị bắt, Võ Văn Thưởng bị tước mọi quyền hành, không còn xuất hiện trên báo chí. Ngay công việc mang tính nghi lễ thuần túy là tiếp đại sứ Lào, được giao cho bà Trương Thị Mai, người không hề có danh vị gì về ngoại giao nhà nước, là thất thố ngoại giao khó giải thích. Chuyến thăm và làm việc của Quốc vương và Hoàng hậu Hà Lan bị hoãn đột ngột, như vết chém khó hàn gắn vào quan hệ ngoại giao hai nước.

Diễn biến này cho thấy, cuộc chiến cung đình trước thềm đại hội 14 sẽ rất căng thẳng, tàn khốc. Các phe nhóm sẽ tranh giành quyền lực các ghế tứ trụ một mất một còn. Những tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất cán bộ mà Tổng Trọng và Tiểu ban Nhân sự đã công bố chỉ là món đồ chơi. Chiến thắng thuộc về kẻ mạnh, nắm được yếu huyệt của đối phương.

Phạm Bình Minh, Trần Tuấn Anh và đến lượt Võ Văn Thưởng… bị cưa ghế hoàn toàn, không phải vì những vi phạm chung chung như đã được nêu. Thậm chí có thể phần nào đó họ còn sạch sẽ hơn những nhân vật đang quyền, đang chức. Họ bị loại chính là bởi có đủ các tiêu chuẩn hình thức lọt vào tứ trụ nhưng thuộc về phe yếu, phải chấp nhận rời sân, nhường cuộc chơi cho người khác.

Chú thích:

1- https://baochinhphu.vn/bat-tam-giam-nguyen-bi-thu-tinh-uy-binh-duong-tran-van-nam-102297111.htm

2- https://tuoitre.vn/cach-chuc-tat-ca-chuc-vu-trong-dang-cua-bi-thu-tinh-uy-ben-tre-le-duc-tho-20231002120150104.htm

3- https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/cho-thoi-chuc-2-can-bo-cap-cao-khai-tru-ra-khoi-dang-2-nguyen-bi-thu-tinh-uy-119240131151339799.htm

4- https://tuoitre.vn/khai-tru-dang-cuu-bi-thu-vinh-phuc-hoang-thi-thuy-lan-20240318170422968.htm

5- https://nhandan.vn/chu-tich-uy-ban-nhan-dan-tinh-vinh-phuc-co-qua-nua-tong-so-phieu-tin-nhiem-thap-post787729.html