Thói ghen ghét, đố kỵ của người Việt

 Van Pham is with Anh Chi

 Thói ghen ghét, đố kỵ của người Việt

Sự ghen ghét, đố kỵ hình thành khi một người cảm thấy mình thua kém người khác và tức giận vì điều đó. Sự ghen ghét, đố kỵ thường không chỉ dừng lại trong suy nghĩ của con người, nó còn bộc lộ ra ngoài thông qua hành động, lời nói để giải tỏa ẩn ức mặc cảm tự ti.

Điều này làm cho con người càng trở nên thấp kém hơn chứ không mang lại suy nghĩ tích cực cần vươn lên để hoàn thiện bản thân.

Người ta ví người Việt như những con cua bị nhốt trong giỏ không đậy nắp nhưng không con nào thoát được vì mỗi khi có con nào vươn lên liền bị các con khác kéo xuống. Sự ghen ghét, đố kỵ làm cho chúng ta hại người hại mình và cùng chết mà không biết. Nó gây tổn thương, chia rẽ và không thể có được sự đoàn kết.

Thấy đứa bạn trong công ty làm việc giỏi được sếp yêu quý, cất nhắc, lương thưởng cao, ta không coi đó là động lực thúc đẩy bản thân học hành thêm để tiến bộ, ta luôn tìm cách gây hại cho nó phải bị kỷ luật thậm chí mất việc thì mới hả dạ.

Thấy nhà hàng xóm ăn nên làm ra, ta không vui mừng thay cho họ, không học hỏi sự siêng năng cần mẫn giỏi giang hay kinh nghiệm của họ, ta ghen ghét đố kỵ và nhìn họ bằng con mắt ác cảm và tưởng tượng ra đủ thứ xấu xa trong đầu để nhủ họ cũng thường thôi, sao mà giỏi hơn ta được, chẳng qua là vì làm ăn xấu xa bất chính nên mới mau giàu. Và rồi ta bịa đặt, nói xấu, vu khống, thậm chí quăng rác sang cổng nhà hoặc cho chó ỉa một bãi trước cổng nhà nó cho đỡ ghét.

Ai làm được một việc gì đó có ích nho nhỏ, được nhiều người khen ngợi, lập tức sẽ có một số khác cảm thấy không vui và ghen ghét, đố kỵ. Họ sẽ tìm cách chê bai, dè bỉu, thậm chí phá hoại để người khác thấy rằng người kia cũng thường thôi, thậm chí kém hơn họ, có gì đáng mà khen.

Hoạt động trong một nhóm mà ý kiến được nhiều người nghe hơn những người khác, làm nhiều việc tích cực được ngợi khen thì chẳng sớm cũng muộn liền bị cô lập và đẩy văng ra khỏi nhóm.

Con người trong xã hội mất niềm tin vào nhau, luôn nghi ngờ và đề phòng, cảnh giác, không còn dám nói thật, sống thật với nhau vì sợ bị ghen ghét đố kỵ, do đó cũng không dám giúp nhau bởi lo âu người ta sẽ giỏi hơn mình, mình sẽ lép vế hơn.

Trong một cộng đồng xã hội có nhiều người ghen ghét đố kỵ thì xã hội đó sẽ chậm tiến trong mọi lĩnh vực vì không có sự khuyến khích phát triển. Người tài thường bị vùi dập. Sự chia rẽ nghi ngờ và giả dối triệt tiêu mọi yếu tố cần thiết để gây dựng tình yêu thương gắn kết trong cộng đồng.

Cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài cũng không tránh khỏi thói “ghen ăn tức ở” gây ra sự mất đoàn kết. Chỉ trích cá nhân, moi móc đời tư để mạ lỵ, bêu xấu nhau, xâu xé nhau khá khốc liệt. Hoàn toàn không có tính đoàn kết để xây dựng, bảo bọc và giúp nhau. Có những chuyện rất buồn mới xảy ra gần đây. Nhưng khi trao đổi, tôi thấy ai cũng nhân danh sự tốt đẹp, trong sáng và gắn kết thành một cộng đồng vững mạnh & phát triển như nhiều sắc tộc khác. Nhưng thực tế chúng ta không thành một khối vững chắc, mà vẫn là những cá thể mong manh yếu đuối dễ bị bẻ gãy vì đã tự chặt đứt sợi dây cột chặt đám đông bằng sự ghen ghét, đố kỵ.

Bởi thế ca dao Việt có một số câu tiêu biểu như:

– Không phải cứ thân nhau là bạn

Ở đời còn rất nhiều đứa khốn nạn gắn nhãn bạn thân.

– Tiền rách thì vẫn còn giá trị

Nhân cách rách thì chỉ là đồ vứt đi!

– Trong các thể loại buôn bán… Thì bán đứng bạn bè là thứ kinh tởm nhất!

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay