Liên Hiệp Quốc và cả thế giới đã lên án cuộc đảo chính ở Miến điện.
Nhiều cuộc Biểu tình phản đối cuộc đảo chính đã được tổ chức bên ngoài các đại sứ quán của Myanmar trên khắp thế giới.
Quân đội Myanmar bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử khác, cáo buộc đảng của bà Suu Kyi gian lận sau chiến thắng long trời trong cuộc bầu cử gần đây.
Việc quân đội tiếp quản diễn ra sau nhiều tuần căng thẳng giữa các lực lượng vũ trang và chính phủ sau cuộc bầu cử quốc hội mà phe đối lập được quân đội hậu thuẫn thua cuộc.
Phe đối lập đã yêu cầu tổ chức lại cuộc bầu cử, đưa ra các cáo buộc gian lận trên diện rộng mà không được sự ủng hộ của ủy ban bầu cử.
Tổng thư ký LHQ António Guterres gọi động thái của quân đội là một “đòn giáng trầm trọng vào cải cách dân chủ”, khi hội đồng bảo an chuẩn bị cho một cuộc họp khẩn cấp. LHQ yêu cầu trả tự do cho ít nhất 45 người mà họ nói đã bị giam giữ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đe dọa sẽ khôi phục các lệnh trừng phạt lên Myanmar sau khi quân đội nước này lên nắm quyền sau một cuộc đảo chánh.
Trong một tuyên bố, ông Biden nói “các thế lực không bao giờ được tìm cách gạt bỏ ý chí của người dân hoặc cố gắng xóa bỏ kết quả của một cuộc bầu cử đáng tin cậy”.
Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trong thập niên qua khi Myanmar tiến tới dân chủ. Ông Biden nói điều này sẽ được xem xét khẩn cấp, đồng thời nói thêm rằng: “Hoa Kỳ sẽ bảo vệ dân chủ ở bất cứ nơi nào nó bị tấn công.”
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã có những lên án tương tự.
Anh Quốc cũng đã lên án cuộc đảo chính.
Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson đã lên án cuộc đảo chính và “việc bỏ tù bất hợp pháp” bà Aung San Suu Kyi.
TL – BBC