



– “Bất cứ khi nào chính quyền tìm cách tước đoạt và phá hoại tài sản của người dân, hoặc đẩy người dân vào cảnh nô lệ dưới một thứ quyền hành tùy tiện, họ đã tự đặt mình vào tình trạng chiến tranh với người dân, do vậy người dân không cần phải phục tùng chính quyền thêm nữa”.
( John Locke – 1632-1704 – triết gia theo trường phái Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm Anh trong lĩnh vực Nhận Thức Luận, nhà hoạt động chính trị người Anh, phát triển lý thuyết về Khế Ước Xã Hội, đấu tranh chống lại Chủ Nghĩa Chuyên Chế và ủng hộ Chủ Nghĩa Tự Do cả về mặt cá nhân và thể chế )
– “Nếu cơ quan cầm quyền vừa là kẻ thi hành luật vừa tự mình là kẻ lập pháp, thì họ có thể tàn phá quốc gia bằng những ý chí sai lầm. Nếu họ còn nắm luôn cả quyền xét xử nữa thì họ có thể đè nát mỗi công dân theo ý muốn của mình”.
( Charles-Louis de Secondat, Baron de La Brède et de Montesquieu ( Charles-Louis de Secondat, Nam tước vùng La Brède và xứ Montesquieu ) – 1689-1755 – nhà bình luận xã hội và tư tưởng chính trị người Pháp sống trong thời đại Khai Sáng, nổi tiếng với lý thuyết Tam Quyền Phân Lập )
– “Khi mà việc cướp bóc đã trở thành lối sống thường ngày của một nhóm người trong một xã hội, với thời gian, nhóm người này sẽ tạo ra một hệ thống pháp luật để cho phép họ ăn cướp, và tạo ra một hệ thống luân lý để vinh danh việc cướp bóc của họ”.
( Claude-Frédéric Bastiat – 1801-1850 – kinh tế gia, văn sĩ, thành viên Quốc Hội Pháp )
– “Tam Quyền Phân Lập không phải để nhà nước làm việc hiệu quả hơn, mà là để ngăn ngừa việc thâu tóm quyền lực”.
( Louis Dembitz Brandeis – 1856-1941 – luật sư, thẩm phán Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ từ năm 1916 đến 1939 )
Nguồn: fb Canh Le