THÁI ĐỘ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHẬT GIÁO QUỐC DOANH (GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM).

uỳnh Phi Long and Tho Nguyen shared a post.
Image may contain: one or more people and text

Việt Tân

THÁI ĐỘ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHẬT GIÁO QUỐC DOANH (GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM).

Vấn đề Giáo hội Phật giáo nằm trong Mặt trận tổ quốc, tôi không chấp nhận. Còn vấn đề liên hiệp giữa hai giáo hội (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Phật Giáo Quốc Doanh). Tôi nói lập trường của chúng tôi là không có vấn đề liên hiệp. Phật Giáo Quốc Doanh (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam) là thành viên của mặt trận tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Đó là một tổ chức chính trị; chúng tôi không làm chính trị, không liên hiệp với bất cứ tổ chức chính trị nào.

Rồi người ta có nói rằng trong qui chế, trong hiến pháp mình thì đảng cộng sản lãnh đạo tất cả. Tôi nói tôi biết điểm đó. Tôi còn biết Lenin đã nói “đảng phải thông qua tôn giáo để tập họp quần chúng”. Lenin nói, cán bộ cộng sản nào mà đàn áp tôn giáo là phản động. Lenin không chấp nhận chuyện đàn áp tôn giáo; trong cộng sản không có chuyện đàn áp tôn giáo, đó là Lenin đã chỉ thị. “đảng phải thông qua tôn giáo để tập họp quần chúng” có nghĩa là tôn giáo là một công cụ chính trị của đảng. Vì đảng không đủ khả năng tập họp, phải mượn tay tôn giáo tập họp dùm. Mà tôi không bao giờ để cho Phật giáo làm công cụ cho bất cứ đảng phái chính trị nào.

Như Liên xô, một đảng phái chính trị, 70 năm thì sụp. Cứ cho là đảng cộng sản Việt Nam tồn tại 1000 năm nữa đi, tôi cũng không bao giờ đem 2500 năm lịch sử truyền thừa Phật giáo ra làm công cụ cho bất cứ đảng phái nào. Tôi còn nói: “nếu mà lời nói này của tôi là tự đào hố chôn mình, tôi vẫn sẵn sàng tự chôn mình, chứ không thể chấp nhận chuyện đó.

Còn nếu nói là luật pháp, đúng, tôi tôn trọng luật pháp, nhưng luật pháp mà xâm phạm lý tưởng của tôi, tôi không chấp nhận cái luật pháp đó, chứ đừng có dùng chữ luật pháp với tôi”.

Đúng là ở trong đất nước nào thì phải tôn trọng luật pháp đó, nhưng nếu tự mình đặt ra luật pháp để dùng luật pháp đó xâm phạm tới giá trị, xâm phạm lý tuởng của người khác thì tôi không chấp nhận luật pháp đó, tôi sẵn sàng chịu chết. Tôi đã từng đứng trước bản án tử hình rồi, tôi không sợ, tôi chấp nhận nó. Đây không phải tôi thách thức, mà là vấn đề lý tưởng của mình…”

NAM MÔ ĐẠI CƯỜNG TINH TẤN DŨNG MÃNH PHẬT.

Trích bài “Định hướng tương lai với thế hệ Tăng sỹ trẻ” của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, nói với Tăng Sinh Thừa Thiên Huế.
————
Nguồn: Duyên Giác Ngộ
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=848810485322783&id=461201424083693

Thầy Thích Tuệ Sĩ đã từng bị nhà nước CSVN kết án tử hình về tôi “Âm mưu lật độ chính quyền”

Vào ngày 1-4-1984, Thượng Tọa Tuệ Sỹ bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ cùng giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát và 19 Tăng ni, sĩ quan cũ của QLVNCH, bị kết án mưu võ trang lật đổ chính quyền và trong phiên tòa kéo dài nhiều ngày cuối tháng 9 1980, ngày 30 ông bị kết án tử hình cùng giáo sư Lê Mạnh Thát.

Những lời tuyên bố của người tù lương tâm Tuệ Sỹ, tại Tòa Án, cũng như khí phách kiên cường lúc trong tù, là gương sáng chói lọi, và niềm tự hào của Phật giáo và của dân tộc: “Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo, là lập trường của toàn khối dân tộc”. Năm 1998, Hà nội thả Thượng Tọa, cùng với một số người khác. Trước đó, ông đã tuyệt thực trong tù. Trước khi thả, họ muốn Tuệ Sỹ ký vào lá đơn Xin Khoan Hồng để gửi lên ông Chủ Tịch Nhà Nước Trần Ðức Lương, Tuệ Sỹ trả lời: ‘Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi”. Họ nói không viết đơn thì không thả. Tuệ Sỹ không viết, và tuyệt thực. Họ phải thả ông, sau 10 ngày tuyệt thực. Hôm đó là ngày 1.9.1998.

http://www.gdpt.net/tailieu/tuesy/tuesy.htm

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay