25 Mùa Xuân… sống đời tận hiến với người bệnh phong Triều Dương 1. Nữ tu đến từ “hành tinh lạ” Nằm cách trung tâm thành phố Bắc Ninh chừng 5km, Bệnh viện Phong và Da liễu Bắc Ninh có diện tích khoảng 2ha tọa lạc trên mấy ngọn đồi thuộc xã Hòa Long (Yên Phong, Bắc Ninh). Có cảm giác không gian ở đây như đặc sánh lại khi bước chân vào khu nhà an dưỡng của các bệnh nhân. Vẻ u tịch càng tăng lên, vài dãy nhà cấp bốn nằm lọt thỏm giữa những bóng cây xanh lá dù đang độ giữa đông . Ngôi nhà thờ đổ nát trên đỉnh đồi giống như số phận của những bệnh nhân phong nơi đây với chứng tích đau thương nhưng niềm tin vẫn luôn rực sáng. Trại phong Quả Cảm (sau này được đổi tên thành Bệnh viện Phong và Da liễu Bắc Ninh) được một linh mục ở tòa giám mục Bắc Ninh thành lập năm 1913, nhưng từ năm 1954 đến nay nhà nước đã trưng thu và quản lý. Hiện nay, trại phong Quả Cảm có hơn 100 thành viên, đa số họ là bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang di chứng bệnh phong và con em của các bệnh nhân. Qua mấy chục năm trời tồn tại, nơi đây là mái nhà chung cho những số phận không lành lặn. Những người dân trong ngôi làng lạ này cho biết, kể từ năm 1954 khi nhà nước Thế nhưng niềm vui đã trở lại khi năm 1988, tòa giám mục Bắc Ninh đã gửi cô Kể từ đó đến nay thấm thoát đã hơn 20 năm trôi qua, mái tóc xanh ngày nào của cô Xuân mà có người vẫn gọi là sơ Xuân đã điểm bạc. Nhưng với tình yêu 2. Nữ tu khoác áo blouse Sinh năm 1957 trong một gia đình Công giáo đạo đức thuộc giáo xứ Xuân Hòa ( xã Đại Xuân, huyện Quế Võ – Bắc Ninh) Nguyễn Thị Xuân đã thừa hướng một tài sản Đức tin quý giá và tình yêu thương con người. Là chị cả của một gia đình có 5 chị em, cha mẹ lại mất sớm nên Xuân phải nghỉ học đi làm chắt chiu từng đồng để nuôi dạy các em. Ban ngày đi làm đồng cho hợp tác, tối về Xuân lại tất bật ngồi đan lát kiếm thêm thu nhập. Khi đương thời thiếu nữ có bao người theo đuổi nhưng Xuân không lấy chồng mà quyết tâm theo con đường tận hiến. Đây là một bước ngoặt cực kỳ quan trọng và chứa đầy mạo hiểm của cô Xuân bởi sự quản lý gắt gao về tôn giáo nên những ngày đó muốn đi tu cũng không phải là dễ. Trước những khó khăn thời cuộc, Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tùng đã thành lập Tu Hội Hiệp Nhất Bắc Ninh trong âm thầm nhằm quy tụ những chị em muốn sống tận hiến ngay giữa đời thường. Xuân đã tìm hiểu và xin ra nhập vào Tu Hội đồng thời vào làm cô nuôi dạy trẻ của một trường mầm non trong xã với tinh thần “làm tông đồ ở ngay giữa đời”. Trong thời gian này, cô Xuân đọc được một cuốn sách viết về một linh mục người Pháp đã tự nguyện lên Di Linh (Lâm Đồng) chăm sóc những người dân tộc bị bệnh phong. Gấp cuốn sách lại, ở Xuân lại mở ra bao nhiêu suy tư trăn trở: “Cha ấy là người nước ngoài mà còn có tấm lòng với người Việt, còn mình Năm 1987, sau khi đi thăm người bệnh tại Trại phong Di Linh, Lâm Đồng, tận Trở về nhà mang theo bao nỗi băn khoăn, cô Xuân đã nhiều lần đắn đo suy nghĩ. Năm 1988, cô tự nguyện xin Bề trên đến phục vụ trong trại phong. Ban đầu khi vừa nghe đề nghị của cô, Bề trên phải hỏi đi hỏi lại một cách chắc chắn. Rời xa công việc nuôi dậy trẻ, cô Xuân đến với trại phong. Những ngày đầu đến đây cô không khỏi ngỡ ngàng trước cuộc sống của những mảnh đời kém may mắn. Vượt qua những mặc cảm, cô Xuân đã sống cùng, ăn cùng và làm cùng họ. Cô chia sẻ những đắng cay ngọt bùi, những vui buồn trong cuộc sống với mọi người trong cả làng phong nhất là những người có chung đức tin với cô. Cô Xuân xúc động kể lại: “Những ngày đầu đến đây khó khăn lắm, có nhiều người coi mình như người từ hành tinh lạ lạc đến. Dần dần họ cũng quen với sự có mặt của mình, và tất cả đã hòa nhập thành một gia đình. Cũng chẳng biết tự Ở trại phong này vừa phải chăm sóc cho những số phận không may vừa phải giữ trọn vẹn đời sống tu trì quả là việc không dễ, nhưng đối với cô Xuân chăm sóc những người trong ngôi làng đặc biệt này cũng chính là động lực giúp cô sống trọn đời tận hiến. Ở đây người ta ít khi thấy cô Xuân mặc áo của một nữ tu. Có lẽ, chỉ khi nào đi cầu nguyện, cô Xuân mới mặc nó. Điều đó không phải do cô đã quên mình là một nữ tu mà chính chiếc áo nữ tu đã hóa thân vào chiếc áo blue mà cô vẫn đang mặc thường ngày. 2. Nữ tu trở thành “kỹ sư” sản xuất tay chân giả …Một năm sau ngày tự nguyện đến đây, cô Xuân được gửi đi học tại Trại phong Quy Hòa (Quy Nhơn, Bình Định). Khi trở lại Bắc Ninh, công việc chủ yếu của cô là cấp phát thuốc cho các bệnh nhân. Nhận thấy đây là một công việc tốt nhưng chưa trực tiếp giúp đỡ được nhiều cho các bệnh nhân nên cô Xuân đã xin được trở lại vị trí hộ lý trước đây. Lúc ấy, chuyện đi lại, sinh hoạt bình thường đối với bệnh nhân phong trở Không chịu khuất phục số phận, “cái khó ắt ló cái khôn” những bệnh nhân cụt Chứng kiến trực tiếp nỗi đau của bệnh nhân phong, cô Xuân không cầm nổi nước mắt. Dù gắn bó với bệnh nhân chưa lâu, song cô Xuân đã coi họ như những người thân trong gia đình mình. Họ đau cô cũng đau chẳng kém. Đêm đêm không ngủ được cô lại ngồi cầu nguyện xin Chúa soi sáng giúp cô có thể làm được việc gì đó để giảm bớt nỗi đau cho họ. Qua sự giới thiệu của bề trên về một trại phong trong Nam, người ta có thể tự sản xuất được dụng cụ sinh hoạt cho người bệnh rất tốt. Thế là năm 1992, cô Xuân lẽo đẽo một thân, một mình lên đường đi học nghề làm tay chân giả cho bệnh nhân phong. Học hành xong xuôi, cô Xuân lại cơm đùm cơm nắm trở ra Bắc. Một nhà xưởng nho nhỏ được mở ngay trong Trại phong để cô Xuân hiện thực hóa mong ước của mình. Cô bảo, để uốn được một thanh nhôm vừa với chân người bệnh thì phải dồn tất cả tâm huyết vào đó, coi làm cho người cũng như làm cho mình. Lúc đầu, cô cũng phải nếm trải nhiều thất bại. Chân giả làm xong tới lúc thử thì không vừa chân người bệnh. Vậy là bao công sức lại đổ xuống sông, xuống biển; không nản chí cô Xuân tiếp tục mày mò suy ngẫm, cải tiến cách làm. Quả thực, thành công không bao giờ từ chỗi những người nhiệt tâm, tận lực. Bao năm trôi qua, cô Xuân đã miệt mài làm việc không kể ngày đêm, mưa nắng vì lòng mến Chúa yêu người. Cô chia sẻ: “bất cứ khi nào ý tưởng vụt lóe lên trong đầu, thì tôi phải chạy lên xưởng thực hành ngay, không thì sợ lúc sau Thời gian thấm thoát hơn 20 năm đã trôi qua, cô Xuân đã nỗ lực làm việc không phải vì những đồng lương nhỏ bé mà vì tình yêu vĩ đại dành cho những số phận không may mắn. Bởi thế mà giờ dù đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng nữ tu Nguyễn Thị Xuân vẫn tình nguyện ở lại phục vụ bệnh nhân phong và tiếp tục đảm nhận công việc sản xuất tay giả, chân giả, các dụng cụ sinh hoạt… cho hơn 100 bệnh nhân phong ở đây. Các bệnh nhân đã dành tặng cho cô danh hiệu “người có bàn tay vàng” Cũng qua tay “bà mối” Xuân nhiều gia đình đã hình thành và tràn ngập hạnh Con đường tận hiến của cô Xuân thật đáng khâm phục. Cô vẫn làm việc âm thầm lặng lẽ với niềm tin yêu mãnh liệt. Chính sự hy sinh miệt mài ấy đã trở nên Men, nên Muối cho đời và bừng sáng niềm hy vọng nơi những người có số phận không lành lặn. Như cái tên của mình, người nữ tu ấy đã đem đến Quả Cảm 25 mùa Xuân ấm nồng với những chồi non xanh ngát để băng qua những mùa đông lạnh lẽo tưởng như có lúc ngủ vùi trong quên lãng. Bắc Ninh, ngày 12 tháng 01 năm 2013 |