Thấy người Việt sau này xách va ly leo lên máy bay đi Mỹ định cư; sang tới Mỹ đã có sẳn thân nhân tiếp đón này nọ; mà họ cứ than khổ lắm, thiệt nghĩ mà… thương họ quá.
Nhớ hồi hai anh em tôi vượt biển, chiếc thuyền nhỏ bị bão vùi dập trên biển. Tôi ngồi trước mũi tàu, một con sóng khổng lồ đưa con tàu lên cao, rồi mũi tàu chúi xuống, trước mắt tôi là một con sóng khổng lồ khác đang phủ trùm đến. Tôi sợ điếng trong lòng, nghĩ rằng mình sẽ bị chôn xuống lòng đại dương. Nhưng, như một phép lạ, con tàu cứ trồi hụp trên mặt biển cuồn cuộn những con sóng khổng lồ vì bão mà vẫn không chìm. Sang tới Phi, ông trung tá cảnh sát người Phi đứng nhìn chiếc tàu nhỏ bé, nhìn một lượt 11 con người hốc hác chúng tôi, rồi chỉ những cây dừa, những ngôi nhà đổ nát, lắc đầu nói:
“Tôi không hiểu sao các ông có thể sống sót trên biển trên chiếc thuyền bé xíu, trong cơn bão khủng khiếp như thế…”
Ở Phi, trong túi không có một đồng, sống nhờ vào lòng thương của người Phi, chính phủ Phi và Cao uỷ tỵ nạn LHQ.
Sang Mỹ, trong túi vẫn không có một đồng, không thân nhân, không họ hàng tiếp đón. Sống nhờ vào nhà thờ Mỹ, ông bà già người Mỹ trắng bảo trợ và chính phủ Mỹ. Thèm thuốc lá, nhưng không dám xin tiền ông bà bảo trợ. Người ta nuôi mình ăn là quý rồi, còn đòi… hút nữa sao!
Nhong nhong được một tháng thì đi làm, lương $4.16 một giờ. Cái check lương đầu tiên lãnh ra ở Mỹ, tôi gởi một nửa sang trại tỵ nạn giúp mấy người bạn còn kẹt bên đó, nửa còn lại mua ngay một cây thuốc lá hút cho… đã thèm…
Rồi cày suốt một đời cho đến khi về hưu, chưa bao giờ xin một đồng trợ cấp nào…; không hề biết welfare, food stamps là cái gì…
Nhưng tôi chưa bao giờ than khổ, không bao giờ cho rằng cuộc đời mình như vậy là khổ. Trái lại, tôi còn thấy mình may mắn, hạnh phúc.
May mắn và hạnh phúc vì không phải sống với VC. Sống với người Phi, người Mỹ, hoặc bất cứ người nào trên thế giới tự do, cũng đều tốt lành, nhân ái, tử tế gấp ngàn lần hơn VC.