Trao đổi với ChatGPT về tình hình cụ thể ở châu Âu trước khi thành lập Quốc tế thứ Hai-Nghiêm Huấn Từ

Ba’o Tieng Dan

Nghiêm Huấn Từ

14-11-2024

  1. Những gì Marx đã nhìn ra và chưa nhìn ra

Tuyên Ngôn Cộng Sản ra đời 1848, tới 41 năm sau Quốc tế thứ Hai (QT2) mới được thành lập. Châu Âu đã đi những bước dài trên con đường công nghiệp hóa. Giai cấp công nhân cũng nhờ vậy mà lớn mạnh. Hầu như nước nào cũng có 1-2 đảng vô sản.

Xin hỏi ChatGPT: Khi Tuyên Ngôn Cộng Sản ra đời (1848), giai cấp tư bản còn rất non yếu, do vậy giai cấp công nhân lại càng nhỏ bé. Châu Âu còn rất nhiều nước chưa qua cách mạng tư sản, vẫn là chế độ vua quan. Do vậy, có thể nói Tuyên Ngôn Cộng Sản ra đời quá sớm, khiến Marx không thể dự báo những gì sẽ xảy ra chính xác tới mức để hậu thế cứ nhất nhất theo lời dạy của Marx mà làm?

ChatGPT: Đúng vậy, khi Tuyên Ngôn Cộng Sản ra đời (1848), giai cấp tư bản ở châu Âu vẫn đang phát triển và chưa hoàn toàn thống trị xã hội. Giai cấp công nhân còn nhỏ bé, và chế độ phong kiến vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, Tuyên Ngôn Cộng Sản đã đưa ra lý tưởng đoàn kết công nhân quốc tế, áp dụng cách mạng “lật đổ”, nhưng thực tế cho thấy các điều kiện Marx kỳ vọng chưa hoàn toàn chín muồi, thậm chí không hiện thực.

Người đối thoại: Dẫu sao, Marx vẫn nhìn ra một điều rất quan trọng: Ông công nhận giai cấp tư bản có sứ mạng lịch sử của nó. Nó chỉ lùi vào quá khứ sau khi đã hoàn thành sứ mạng này. Đó là sự nghiệp kiến tạo nền văn minh công nghiệp – và hệ quả đương nhiên là tạo ra giai cấp công nhân – xuất thân từ nông dân. Cách mạng vô sản chỉ nổ ra khi đủ điều kiện. Đó là: 1) Khi nền công nghiệp đã phát triển hết cỡ; năng suất ngừng tăng, mà còn giảm đi. và 2) Giai cấp công nhân cũng trưởng thành đầy đủ và nhận thức được sứ mạng của mình?

ChatGPT: Đúng vậy, Marx thừa nhận giai cấp tư sản có một vai trò lịch sử. Do vậy, cách mạng vô sản chỉ có thể xảy ra khi có đủ điều kiện – đó là khi nền công nghiệp đã phát triển tối đa, và giai cấp công nhân đã đủ trưởng thành để nhận thức được vai trò lịch sử của mình.

Người đối thoại: Nhưng sau 40 năm, kể từ khi Tuyên Ngôn Cộng Sản ra đời, khi các đảng chuẩn bị thành lập QT2, tình hình đã khác hẳn mà Marx không thể hình dung nổi. Đó là chế độ tư bản ngày càng tiến bộ, dân chủ, có Hiến Pháp và luật lệ rõ ràng. “Ba quyền” đã “phân lập”. Nhiều đảng của công nhân đã ứng cử thành công vào Quốc Hội. Xin hỏi: Ngay trong thời gian chuẩn bị thành lập QT2, đã xuất hiện phái “khả năng” tranh chấp đường lối đấu tranh với phái Lafargue. Nội dung và diễn biến ra sao?

ChatGPT: Đúng! Trước khi thành lập Quốc tế Cộng sản II (QT2), đã có những tranh chấp về đường lối và phương pháp đấu tranh giữa hai phái, gồm phái “khả năng” (Possibilists) và phái cách mạng”. Những cuộc tranh luận này phản ánh nhiều bất cập trong nội dung của Tuyên Ngôn Cộng Sản.

1) Phái “Khả năng” (Possibilists), còn gọi là phái “cải cách” chủ trương cải cách dần dần trong khuôn khổ hệ thống tư bản, hướng đến các mục tiêu trước mắt là cải thiện điều kiện sống của giai cấp công nhân. Cho đến khi công nhân chiếm đa số trong quốc hội. Thực tế là ngay trước khi QT2 ra đời đã có nhiều đại biểu công nhân trở thành nghị sĩ. Nói cách khác, họ chủ trương cách mạng từ trên xuống. Cũng do vậy, họ bị phái “cách mạng” phê phán là “cơ hội”, “cải lương”, là cách mạng nửa vời, thậm chí là “nương nhờ giai cấp thù địch”.

2) Phái Lafargue (con rể của Marx): Chủ trương đấu tranh cách mạng triệt để, phản đối biện pháp “cải cách”. Phái này đặt trọng tâm vào việc giáo dục giác ngộ giai cấp, với mục tiêu lật đổ hoàn toàn hệ thống tư bản. Họ kêu gọi tập hợp quần chúng và đấu tranh trực diện. Giai cấp công nhân cần được giác ngộ để tự mình đứng lên và đấu tranh trực diện với hệ thống tư bản, mà không thỏa hiệp.

Người đối thoại: Các đại hội của QT2 đã quyết định những gì?

ChatGPT: Quốc tế 2 (QT2) hoạt động bằng cách đã tổ chức các đại hội, chọn lựa các vấn đề do các đảng đề nghị để đưa vào nội dung nghị sự. Những đại hội này đã đặt nền móng cho phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế, đặc biệt trong việc định hướng các chính sách và chiến lược đấu tranh của giai cấp công nhân và các đảng xã hội chủ nghĩa. Dưới đây là những điểm nổi bật từ các đại hội:

Đại hội lần I (1889, Paris): Kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp. Hai phái (Cách Mạng và Cải Cách) tổ chức riêng đại hội của mình. Đảng Xã Hội ở Pháp phân hóa rõ rệt. Có khoảng 200 đại biểu Pháp dự đại hội “Cách Mạng” nhưng có tới trên 400 đại biểu Pháp dự đại hội “Cải Cách”. Điều may mắn là đại hội sau, cả hai phải đồng ý họp chung.

Đại hội lần II (1891, Brussels): Đại hội nhấn mạnh yêu cầu giảm giờ làm xuống 8 giờ/ngày và thảo luận việc tổ chức các phong trào đấu tranh cho quyền lợi công nhân. Đây cũng là dịp để củng cố vai trò của QT2 trong việc lãnh đạo các phong trào lao động quốc tế.

Đại hội lần III (1893, Zurich): Đại hội thảo luận các chiến lược phản đối chủ nghĩa tư bản và kêu gọi tăng cường đoàn kết quốc tế giữa các phong trào lao động. Tại đây, họ cũng đưa ra ý tưởng về quốc hữu hóa các phương tiện sản xuất. Hai năm sau (1895) Engels từ trần, không kịp dự đại hội lần 4.

Đại hội lần IV (1896, London): QT2 tiếp tục thảo luận các vấn đề về quyền lợi lao động và phương hướng đối phó với sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Đại hội này ghi nhận sự tham gia của nhiều đảng xã hội chủ nghĩa từ các nước khác nhau, thể hiện sự lớn mạnh của phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế.

Đại hội lần V (1900, Paris): Đây là đại hội đặc biệt, nơi QT2 kêu gọi các đảng xã hội chủ nghĩa đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh trong nước, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế. Mọi người kỳ vọng thực hiện lời hô hào của Marx: Hỡi công nhân toàn cầu! Hãy liên kết lại! Tuy nhiên, tại đại hội này, các đại biểu bắt đầu tranh luận về cách thức tổ chức và chiến lược cách mạng. Đại diện cho hai quan điểm đối lập là Karl Kautsky và Rosa Luxemburg.

Ảnh: Bà Rosa Luxemburg, cùng các nhà lãnh đạo tại Đại hội Cộng sản Quốc tế ở Amsterdam năm 1904. Nguồn: Wiki

Đại hội lần VI (1904, Amsterdam): Đại hội tập trung thảo luận sự khác biệt về lý luận giữa các phe trong QT2, đặc biệt là vấn đề “cải cách” hay “cách mạng”. Lúc này, những mâu thuẫn nội bộ về phương thức cách mạng bắt đầu nổi lên rõ rệt. Và 10 năm sau, chiến tranh thế giới đã nổ ra.

Đại hội lần VII (1907, Stuttgart): Đây là một trong những đại hội quan trọng nhất của QT2. Đại hội ra nghị quyết về thái độ của các đảng xã hội chủ nghĩa đối với chiến tranh, khẳng định quan điểm chống chiến tranh đế quốc, kêu gọi giai cấp công nhân quốc tế không tham gia vào các cuộc chiến tranh do các thế lực tư bản gây ra.

Đại hội lần VIII (1910, Copenhagen): Đại hội tiếp tục thảo luận về lập trường đối với chiến tranh, nhấn mạnh rằng giai cấp công nhân không nên hỗ trợ chiến tranh đế quốc và kêu gọi đoàn kết quốc tế.

Đại hội lần IX (1912, Basel): Đây là đại hội chính thức lần cuối trước khi tan rã do Thế chiến I. Đại hội ra tuyên bố phản đối chiến tranh. Đảng ở nước nào cũng phải áp dụng các biện pháp mạnh để ngăn cản chính phủ nước đó tham gia chiến tranh.

Dẫu Nghị Quyết thì như vậy, nhưng khi chiến tranh nổ ra (1914), nhiều đảng thuộc QT2 đã ủng hộ chính phủ nước mình tham gia chiến tranh – dưới danh nghĩa bảo vệ tổ quốc. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến QT2 tan rã.

  1. Đại hội V: Bùng nổ tranh luận gay gắt giữa hai biện pháp đấu tranh

Người đối thoại: Đại hội V (1900, Paris) có cuộc tranh luận về quan điểm của Karl Kautsky và Rosa Luxemburg. Kết quả ra sao?

ChatGPT: Đại hội lần V của Quốc tế Cộng sản II (QT2) tại Paris năm 1900 là một bước ngoặt trong lịch sử phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế vì có sự phân hóa trong cách tiếp cận và lý luận về cách mạng.

Sau thời gian tạm hòa hoãn, tới lúc này nổ ra những tranh luận về đường lối cải cách hay cách mạng, đại diện là Karl Kautsky và Rosa Luxemburg. Karl Kautsky cho rằng, có thể làm cách mạng “từ trên xuống” bằng biện pháp hòa bình; còn Rosa Luxemburg chủ trương cách mạng triệt để, rất được Lenin tán thành. Kết quả không ngã ngũ.

Người đối thoại: Đáng chú ý là Kautsky bạn của Engels, là nhà lý luận lão thành, được Engels giao cho biên tập Tập III Tư Bản Luận (Marx bỏ dở). Vậy mà ông thấy rằng nên chuyển sang đấu tranh hòa bình. Trong khi đó Luxemburg và Lenin đều rất trẻ lại muốn “triệt để cách mạng”. Kết quả thế nào?

ChatGPT: Cuộc tranh luận còn tiếp diễn trong những Đại Hội tiếp theo nhưng không thể kết luận. Dẫu sao, hai bên chưa dám chạm đến nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Marx. Trong khi đó, một nhân vật lão thành khác là Berstein lại dám “xét lại” chủ nghĩa Marx. Phải rất nhiều năm sau, hậu thế mới thấy lẽ phải thuộc về các vị lão thành đầy dũng cảm.

Người đối thoại: Hóa ra, đề tài về giá trị của Tuyên Ngôn Cộng Sản còn phải bàn tiếp. Xin cám ơn ChatGPT và hẹn gặp lại.

ChatGPT: Tôi rất vui khi được coi là có những đóng góp thiết thực. Rất sẵn sàng cho những lần gặp sau. Kính chào.


 

Được xem 6 lần, bởi 6 Bạn Đọc trong ngày hôm nay