Tô Lâm bắt Huy Đức ngoài dự liệu của Nguyễn Phú Trọng?

Ba’o Dat Viet

June 2, 2024

Huy Đức (phải) và Trương Duy Nhất

Việc Huy Đức bị bắt, ngoài dự liệu của Nguyễn Phú Trọng – nếu đúng như vậy – cho thấy tình thế của Trọng mỗi lúc càng ngặt nghèo, và chỉ có thể ngồi yên ở trên ghế vị trí tổng bí thư như một bù nhìn cho đến khi rời chức.

Lâu nay, nhà báo Huy Đức được coi là người ủng hộ Nguyễn Phú Trọng trong các chính sách điều hành đất nước và đặc biệt là trong vấn đề chống tham nhũng. Có ý kiến nói rằng ông Huy Đức đã quá mệt mỏi trước tiến trình thanh trừng không ngừng mà ông Trọng chủ trương, dần dần mở ra một lộ trình độc tài chỉ huy, làm nền cho Tô Lâm tiếp bước, đưa đất nước vào một con đường tăm tối không biết về đâu. Bài viết “Những suy nghĩ không rời rạc” được bình luận rằng đó là một lời nói thẳng cảnh tỉnh ông ,Trọng vào giai đoạn ông sắp sửa rời khỏi vị trí cầm quyền của mình.

Tuy nhiên, có một góc nhìn khác với những nhà quan sát thời sự, cho rằng bài viết này được viết với sự hậu thuẫn của ông Trọng, tự chịu đau, để lấy đà cho một cuộc dọn dẹp mới từ sự thao túng của Tô Lâm đang diễn ra. Vào lúc này, nếu không có những hành động quyết liệt được lobby trên báo chí, Tô lâm sẽ nghiễm nhiên ngồi vào chức Tổng bí thư, và có đàn em nắm Bộ Công an kiểm soát cả nước, lẫn Bộ Chính trị cho Lâm. Đất nước, sẽ rơi vào tình cảnh không khác gì như Bắc Triều Tiên.

Từ góc nhìn này, các nhận định cho rằng Tô lâm đã nhận thức thấy chuyện gì sắp xảy ra với mình. Vì vậy, có ý kiến cho rằng tên bạo chúa này lập tức tiến hành bắt giữ nhà báo Huy Đức, mỉa mai thay, cũng dựa vào điều luật 331 và 117 (Bộ luật Hình sự) mà Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã chuẩn y trong việc trấn áp cả nước. Hiện chưa có thông tin xác nhận chính thức từ phía Nhà nước về việc bắt giữ và cáo buộc đối với Huy Đức.

Việc Huy Đức bị bắt, ngoài dự liệu của Nguyễn Phú Trọng – nếu đúng như vậy – cho thấy tình thế của Trọng mỗi lúc càng ngặt nghèo, và chỉ có thể ngồi yên ở trên ghế vị trí tổng bí thư như một bù nhìn cho đến khi rời chức.

Trong tháng 5, hầu hết các ý kiến của các chuyên gia về Việt Nam đều cho thấy rằng Tô Lâm đang nhắm đến chức tổng bí thư. Riêng nhà bình luận Nguyễn Anh Tuấn thì nhận định rằng có vẻ như ông Nguyễn Phú Trọng không muốn Tô Lâm trở thành người nắm quyền sinh sát cao nhất của đảng cộng sản, và dự trù sẽ có một cuộc thanh trừng để hạ bệ Tô Lâm – một công hai việc: loại trừ con hổ ăn thịt tất cả đồng chí ngay trong nội bộ. Đồng thời, sự kiện này sẽ gắn kết Đảng Cộng sản chung quanh việc lãnh đạo của Tổng trọng tài đức sáng ngời.

Dĩ nhiên tất cả mọi bình luận ở trên chỉ là những suy nghĩ và được đồn đoán trong giới bình luận thời sự ở Việt Nam. Riêng với hai bài viết cuối của nhà báo Huy Đức, có thể thấy sự lên tiếng của ông là suy nghĩ của một nhà báo dám nói, và không ngại lên tiếng vào đúng thời điểm, khiến bộ máy cai trị phải tìm cách dập tắt tiếng nói của ông.

Bất luận Huy Đức là ai, và có thể là của phe nào đó trong bộ máy cộng sản cầm quyền, nhưng Huy Đức vẫn là một nhà báo lớn với bộ sách “Bên Thắng Cuộc”, đem lại nhiều giá trị lịch sử quan trọng cho người Việt. Vào lúc này, khi tin tức ông Huy Đức bị bắt lan truyền trên mạng, có nhiều người tỏ vẻ vui mừng.

sai lầm đó được nhìn thấy qua việc ông Huy Đức bị bắt, tức là điều mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang chà đạp quyền tự do ngôn luận, và cách bắt bớ này biểu hiện rõ sự đàn áp con người.

Nếu không phải là ông Huy Đức đang gánh chịu, thì tất cả những người Việt Nam ai ai cũng là nạn nhân của chế độ. Việc lên tiếng cho bất công này, là cần thiết như với mọi người Việt khác đang bị cầm tù ở Điều 331 hay 117 Bộ luật Hình sự.

(Theo RFA)


 

Được xem 7 lần, bởi 5 Bạn Đọc trong ngày hôm nay