Tác Giả: Nguyễn Tường Tâm
04/05/2024
Ý chính: “Kêu gọi người Việt hải ngoại hòa hợp & hòa giải với người Việt trong nước; và người miền Nam hòa hợp & hòa giải với người miền Bắc” là vô tình rơi vào chiêu thức lừa bịp, tránh né thực chất vấn đề của cộng sản.”
Chiến tranh huynh đệ tương tàn đã chấm dứt cách nay 49 năm, nhưng trong cuộc sống hàng ngày cũng như trên dư luận, thông tin, báo chí, người ta vẫn thấy sự thù hận giữa những người Việt Nam. Từ đó, nhiều người kêu gọi sự hòa hợp & hòa giải giữa người Việt hải ngoại và người Việt trong nước; giữa người miền Nam và người miền Bắc. Lời kêu gọi đó có thể từ những người Việt có thiện chí, mà cũng có thể do chủ trương của đảng cộng sản Việt nam. Nhưng lời kêu gọi đó đã đặt sai vấn đề; mà một khi đã đặt sai vấn đề thì không thể có giãi pháp đúng. Vấn đề từ 49 năm qua là, những người miền Nam nạn nhân cộng sản vẫn tiếp tục chống đối chính quyền và kỳ thị những kẻ vẫn còn ngu muội tin theo cộng sản.
Kể từ ngày 30-4-1975, ngoại trừ một số tên nằm vùng, toàn thể dân miền Nam đều là nạn nhân cộng sản. Suốt từ khi chiếm được miền Nam tới nay, trong mọi chinh sách, chính quyền cộng sản đều áp dụng phân biệt đối xử và tìm cách triệt hạ mọi đường sống, đường thăng tiến của con em miền Nam, những người không có liên hệ bà con với cộng sản miền Bắc. Ngoài việc bắt bỏ tù nhiều năm tất cả thành phần tinh hoa nhất (the most elites) của miền Nam, cộng sản có chủ trương thâm độc là phá vỡ hạnh phúc gia đình của những người tù đó để sau khi ra tù họ không còn nơi nương tựa. Chính sách này đã từng được áp dụng ở miền Bắc đối với các thành phần bị cho là chống đối chế độ. Cộng sản còn đuổi gia đình các người tù cải tạo rời khỏi thành phố, đi kinh tế mới hoặc về quê, để chiếm đoạt nhà cửa. Cái gọi là vùng “kinh tế mới” dành cho người miền Nam thực chất là những khu vực xa xôi, cằn cỗi, không thể canh tác. Họ bị cưỡng ép chở tới đó với hai bàn tay không, không trợ cấp ban đầu. Thực chất đó là khu vực đầy ải, khác hẳn với các vùng kinh tế mới đất đai trù phú dành cho đoàn người từ miền Bắc vô xâm chiếm, cùng với mọi trợ cấp cần thiết để xây dựng cuộc đời mới. Cộng sản lại chiếm đoạt tất cả các cơ xưởng sản xuất sau khi bắt bỏ tù các chủ nhân và đuổi gia đình họ ra khỏi thành phố. Tất cả con cái các người tù học từ lớp 9 trở lên đều bị đuổi khỏi nhà trường, dưới chính sách họ gọi là “cách mạng xã hội chủ nghĩa trong học đường”. Mỗi tối vợ các người tù bị bắt tập trung lên trụ sở phường khóm để bị xỉ vả, nhục mạ trước sự chứng kiến của bà con cô bác trong phường cũng do chính quyền triệu tập tới…Còn vô vàn tội ác của cộng sản đối với các gia đình miền Nam đã khiến cả triệu người phải liều chết vượt biên tìm đường sống xa quê hương. Đã vậy, mặc dù đang phải sống bám vào số đô lạ do các nạn nhận cộng sản ở hải ngoại gửi về, hàng năm dịp 30-4, cộng sản lại tổ chức lễ lạc đình đám, ăn mừng, nhân đó có những văn bản và những ngôn từ xúc phạm người dân miền Nam.
Bởi thế, những người miền Nam, nạn nhân cộng sản, còn ở trong nước, đã âm thầm chống đối thụ động (passive opposition) bằng cách biểu lộ sự khinh bỉ, kỳ thị, xa lánh thành phần Bắc kỳ 12 nút nào vẫn còn tin tưởng vào đảng. Sự chống đối tuy âm thầm nhưng cũng rất mạnh mẽ khiến thành phần Bắc kỳ 12 nút định cư trong Nam đã phải vội vã học nói tiếng Nam để dễ lẩn vào cộng đồng người miền Nam. Vào năm 1954, người Bắc di cư vào Nam không bị ghét bỏ khinh khi như vậy, mà trái lại dân Nam còn mở rộng vòng tay đón nhận, giúp đỡ. Bởi thế, sống chung 21 năm nhưng người Bắc di cư 9 nút vẫn giữ được giọng nói riêng, không phải vội vàng tập nói tiếng Nam để che dấu nhân thân như nhóm Bắc kỳ 12 nút bây giờ.
Ngoại trừ số gia đình bọn quan chức ăn cướp, tham nhũng khai man lý lịch (khai chưa từng là đảng viên cộng sản, hoặc khai gian dối là đã bỏ đảng.) để được định cư ở Mỹ khoảng hơn chục năm nay (từ thập niên 2010s), người Việt hải ngoại sau 1975 toàn là nạn nhân cộng sản. Nên giữa họ với số người miền Nam nạn nhân cộng sản đang sống trong nước là cùng chung một cộng đồng; giữa họ với nhau không có kỳ thị nên không cần hòa hợp & hòa giải. Những nạn nhân cộng sản ở hải ngoại cũng như đang ở trong nước cũng không kỳ thị những người Bắc Kỳ đã từ bỏ cộng sản. Con số này rất đông. Một số người Bắc Kỳ nổi tiếng từ bỏ chủ nghĩa cộng sản đã vui sống hòa hợp với cộng đồng người Việt hải ngoại như cựu Đại tá Bùi Tín, nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà văn Đỗ Trường (Đức), nhà báo Lê Trung Khoa (Đức), nhà văn Võ Thị Hảo (Đức), nhà báo Mạc Việt Hồng (Ba Lan), Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ và LS Dương Hà (Mỹ), cựu sĩ quan công an Tạ Phong Tần (Mỹ), LS Nguyễn Văn Đài (Đức), facebooker Dương Mạnh Trí (Pháp), Kỹ sư Phùng Ngọc Khoa (Pháp), Kỹ Sư Hoàng Quốc Dũng (Pháp), nhà văn Nguyễn Quang Lập (VN), nhà văn Trần Mạnh Hảo (VN)…và khoảng trên dưới 40 người Bắc kỳ nổi tiếng đã mặc nhiên từ bỏ cộng sản khi tham gia ký vào bản đề nghị do Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Mạc Văn Trang công bố trên một số báo mạng hôm 29-4-24 “49 NĂM SAU NGÀY 30-4-1975: CON ĐƯỜNG NÀO CHO VIỆT NAM”, ngoài ra còn nhiều lắm. Nói tóm lại hoàn toàn không cần phải thực hiện hòa hợp & hòa giải giữa những người miền Nam, dù đang sống trong nước hay đang ở hải ngoại, với những người đã trưởng thành, hay phục vụ trong chế dộ cộng sản nhưng đã từ bỏ chủ nghĩa phi nhân tàn ác này.
Tội ác của cộng sản đối với người miền Nam là không thể tha thứ được. Cộng sản toàn thế giới có chung bản chất là tàn ác, gian dối, lừa bịp, không thể tin được. Cho nên không bao giờ những người miền Nam có thể tha thứ cho cộng sản, chứ đừng nói là hòa hợp & hòa giải với cộng sản. Kêu gọi “người Việt hải ngoại hòa hợp & hòa giải với người Việt trong nước; và người miền Nam hòa hợp & hòa giải với người miền Bắc” là vô tình rơi vào chiêu thức lừa bịp, tránh né thực chất vấn đề của cộng sản.
Con đường duy nhất để tạo tình đoàn kết toàn dân là đảng cộng sản phải từ bỏ vị trí độc tôn trong xã hội Việt Nam, trả lại mọi quyền tự do cho người dân, trong đó có quyền tự do lựa chọn nhân vật lãnh đạo họ.
Nguyễn Tường Tâm