Lưu giữ tro cốt ở đâu…? 

 Peter Vũ Thoại

… là một tín hữu Công giáo, chúng ta xác tín rằng con người chúng ta được cứu độ để sống một cuộc sống hạnh phúc viên mãn và Đức Giêsu đã đến thế gian này là để cứu chúng ta một cách trọn vẹn, chứ không chỉ cứu linh hồn mà thôi.

Đấng Cứu Thế đã mặc lấy xác phàm và trở thành một con người thực thụ chính là muốn cứu lấy cả “xác phàm” – phần vật chất của con người, chứ không chỉ là phần thiêng liêng. Bởi thế, nếu thân xác không được phục sinh thì việc xuống thế làm người của Đấng Cứu Thế trở nên vô nghĩa.

Tin vào sự phục sinh của thân xác chính là tin vào phẩm giá cao quý của thân xác và tin vào ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho con người xét như một tổng thể đầy đủ của hồn và xác.

Câu hỏi:

+ Những người đã chết từ hàng ngàn năm trước, xương cốt đã thành tro, họ sẽ sống lại thế nào?

+ Có những người đã chết không toàn thây, bị thú dữ ăn thịt, xé xác… các tín hữu sẽ sống lại với thân xác nào?

+ Những người có thân hình xấu xí, bị thương tật, bị khiếm khuyết gì đó lại phải sống thân xác tồi tệ này khi phục sinh?

+ Sự phục sinh của chúng ta về thể lý hay chỉ thuần túy tinh thần, phi vật chất?

+ Những phẩm chất đặc biệt nào thân xác phục sinh có?

*******

Phần trả lời cho các câu hỏi trên đây sẽ được chia sẻ ở phần bình luận, ở bài viết này sẽ tập trung vào việc:

“người quá cố không bị loại trừ khỏi lời cầu nguyện và sự tưởng nhớ của gia đình họ và của cộng đồng Kitô giáo”

… thông tin này được nêu ra để tránh việc “các tín hữu đã qua đời bị lãng quên hoặc hài cốt của họ được tôn trọng” và ngăn ngừa “những thực hành không phù hợp hoặc mê tín”.

*******

Một gia đình có được phép giữ một phần tro cốt của một thành viên trong gia đình ở một nơi có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời của người đã khuất không?

“Đức tin cho chúng ta biết rằng chúng ta sẽ được sống lại với cùng một thân xác, thứ là vật chất”, ngay cả khi “vật chất đó sẽ được biến đổi, giải thoát khỏi những giới hạn của thế giới này”. Theo nghĩa này, sự sống lại sẽ diễn ra trong xác thịt này mà chúng ta đang sống”. Nhưng sự biến đổi này “không ngụ ý sự phục hồi của các hạt vật chất giống hệt nhau đã từng hình thành nên cơ thể con người”. Vì vậy, “thân xác của người được sống lại “không nhất thiết được tạo thành từ những yếu tố giống như trước khi chết. Vì đây không phải là việc hồi sinh đơn giản một xác chết, nên việc sống lại có thể diễn ra ngay cả khi cơ thể đã bị phá hủy hoàn toàn hoặc phân tán. Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao trong nhiều bình đựng tro cốt, tro cốt của người quá cố được để cùng nhau mà không được đặt riêng biệt”.

“Tro của người quá cố đến từ những hài cốt vật chất vốn là một phần của cuộc hành trình lịch sử mà con người trải qua, đến mức Giáo hội phải đặc biệt quan tâm và tôn sùng thánh tích của các Thánh. Sự chú ý và tưởng nhớ này cũng khiến chúng ta có thái độ tôn kính thiêng liêng” đối với tro cốt của người đã khuất, và “chúng ta lưu giữ ở một nơi thánh thiêng thích hợp cho việc cầu nguyện”.

“Một nơi thánh thiêng được xác định và cố định có thể được dành cho việc thu chung lại và bảo quản tro cốt của những người đã được rửa tội đã qua đời, với chi tiết về danh tính của mỗi người để tên của họ không bị quên mất”. Do đó, Giáo hội chấp nhận việc có thể đặt tro vào một nơi chung, giống như các hòm hài cốt, trong khi vẫn lưu giữ ký ức về mỗi cá nhân đã khuất.

“Thẩm quyền Giáo hội, phù hợp với các quy luật dân sự hiện hành, có thể xem xét và đánh giá yêu cầu của một gia đình về việc lưu giữ một cách thích hợp một phần tro cốt của người thân của họ ở một nơi có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời của người quá cố, với điều kiện là mọi kiểu hiểu lầm mang tính phiếm thần, tôn giáo tự nhiên hoặc chủ nghĩa hư vô đều bị loại trừ và cũng miễn là tro của người quá cố được lưu giữ ở một nơi linh thiêng”.

Thông tin trên đây được trích từ phần trả lời của Bộ Giáo lý Đức tin… trước một số luật dân sự cấm chia tro của người quá cố.

Sự phục sinh không phải là sự nối tiếp cuộc sống cũ, mà là sự khởi đầu của một sáng tạo mới.

– sói thanh –


 

Được xem 2 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay