NHỮNG BIỆT PHỦ, BIỆT THỰ CỦA TƯ BẢN ĐỎ

ĐỖ DUY NGỌC

Hơn 100 năm ở Việt Nam, thực dân Pháp xây nhiều dinh cơ để làm việc, nhiều biệt thự để làm nơi ở. Những công trình đó vẫn còn ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn và nhiều nơi khác. Tất cả đều sử dụng chi phí của nhà nước thuộc địa, hầu như rất ít của tư nhân. Thời Việt Nam Cộng Hoà ở miền Nam, tướng tá cũng nhiều nhưng chẳng mấy người có nhà to, đa số đều ở nhà công vụ, cư xá sĩ quan hay khu gia binh. Cũng có người có nhà riêng nhưng cũng không xây dựng to lớn như toà lâu đài của quý tộc châu Âu như căn nhà của vị Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Hà Tĩnh vừa được báo chí nhắc tới. Nghe nói toà lâu đài này do thân mẫu của Thiếu tướng hàng ngày đạp xe đi bán rau đứng tên. Hay thật! Bán rau mà cũng có hàng trăm tỷ để xây nhà. Lương Thiếu tướng bao nhiêu một tháng, con số đấy ai cũng biết, chẳng phải là điều bí mật gì. Thế thì ông tướng đó lấy tiền đâu mà làm căn nhà kinh thế. Bán rau làm gì tiền nhiều thế! Lương tướng cũng đâu lắm thế? Kết luận lại căn nhà này hình thành từ nguồn tiền nào? Câu hỏi mà ai cũng trả lời được mà sao cái lò vĩ đại đến giờ vẫn chưa lên lửa?

 

Ngày xưa, kẻ ăn hối lộ, tham nhũng dấu của cải, vàng bạc thâu tóm được như mèo dấu cứt. Giờ đây thì khác rồi, cán bộ tha hồ khoe của, nào biệt thự, nào xe, nào con cái đi học nước ngoài, vợ toàn sắm hàng hiệu, nào những cuộc ăn chơi, du hí còn hơn những tay tư bản của các nước giàu. Chỉ mới lên tướng mà đã tài sản như thế, thử hỏi các cấp cao hơn còn giàu có đến đâu? Đất nước nghèo mãi là đúng quá rồi. Phúc lợi đáng ra chia đều cho mọi người, nay chỉ một nhóm chia chác nhau, hỏi sao dân không khổ.

Dân ốm đau vào bịnh viện nằm ba, bốn người một giường, người bịnh không có tiền mua thuốc, có người bán máu để mua sách cho con đi học, nhiều gia đình không có mái lều để ở, sống vạ vật qua ngày. Hàng ngàn công nhân bị cho nghỉ việc, kéo theo hàng ngàn gia đình lâm vào cảnh bế tắc. Những đứa bé vùng cao đến trường với bụng trống và manh áo tả tơi trong cơn gió lạnh. Cũng có những đứa trẻ đến lớp bằng bao nilon trùm đầu nín thở qua sông, suối vì làng xã chẳng có cầu. Biết bao người dân đang khó nhọc vì vật giá tăng, xăng tăng, điện tăng, tất cả đều lên giá mà đồng lương mãi còm cõi.

Thế nhưng những biệt phủ, những biệt thự sang trọng của các lãnh đạo liên tiếp mọc lên. Những đồng tiền thu được vẫn hàng ngày vẫn được xài như giấy. Hố sâu giàu nghèo càng lúc càng lớn, bất công càng ngày càng nhiều. Và từ đó dân mất lòng tin. Chứng cớ sờ sờ ra đấy, chẳng cần thanh tra, điều tra cũng có kết quả. Sao những ngôi nhà vẫn lừng lững giữa trời như những mũi dao đâm vào ngực dân đen, như cái gai trong mắt những người khốn khổ.

Những biệt thự như thế càng nhiều, dân đen càng mãi đói nghèo và tiền đồ còn tối đen hơn kiếp nạn của chị Dậu ngày xưa.

{keywords}

Căn biệt thự này có giá khoảng 20 tỷ đồng. (Ảnh: Trí Thức Trẻ) của Nguyễn Thanh Hóa mang hàm Thiếu tướng Công An và là người đứng đầu Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) kẻ bảo kê cho đường dây đánh bạc trên mạng

 

biet-phu-1498789821.jpgBiệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý, GĐ sở Tài Nguyên Môi Trường Yên Bái.

yen-bai-phat-gia-dinh-cuu-giam-doc-so-500-trieu-dong-cho-ton-tai-biet-phu

Tiền lãi từ việc buôn chổi đót và nuôi heo đã đủ để Giám Đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường Yên Bái xây khu lâu đài và hồ rộng 2,5 héc ta (25.000m2).

 

Bộ Công an sẽ nắm tình hình

Biệt phủ của Giám Đốc Công An Tỉnh Yên Bái, “nằm gọn trên một quả đồi”, nó  rộng trên 10.000 m2.

 

*

Biệt thự của Trần Tuấn Anh, Bộ Trưởng Công Thương.

Không chỉ có nhà đẹp mà vỉa hè tòa biệt thự “khủng” còn có cả hệ thống cây cảnh cổ thụ đắt tiền. Biệt Thự trị giá 400 tỷ (hơn 17 triệu đô la Mỹ) được cho là của Phạm Minh Chính, Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính Trị.

 

6.6.2023

DODUYNGOC

From: Tu-Phung


 

Được xem 2 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay