Khánh Ngọc – Những câu chuyện Nhân Văn
Vợ chồng tôi ly hôn khi vợ phát hiện tôi ngoại tình và có con riêng 5 tuổi – ít hơn 1 tuổi K. – con trai út của vợ chồng tôi.
Vợ tôi cư xử rất có văn hóa và văn minh. Cô ấy không làm ầm ĩ cũng chẳng đáпh ghen mà cho tôi chọn lựa: hoặc về với gia đình, hoặc đến với nhân tình.
Trong lúc tôi đang đứng ở ngã ba đường thì cô bồ nhí trẻ đẹp, miệng ngọt ngào và luôn tâng bốc tôi tận trời xanh đòi tự tử, Còn đến tận nhà gặp gỡ vợ tôi với các con tôi ép bắt tôi phải ly hôn. Khi ấy, bé Mun – con gái đầu của tôi – 11 tuổi, con trai nhỏ vừa tròn 5 tuổi.
Tôi chưa bao giờ nghĩ hậu ly hôn, cha con tôi có khoảng cách, vì tôi rất yêu thươпg con, và chúng cũng vậy. Thế nhưng, sau ly hôn, bồ nhí lên chức vợ, quản tôi như quản tù. Vợ hai luôn cản trở, ngăn cấm tôi về thăm con.
Tôi và vợ 2 làm chung cơ quan tình công sở, “may cho tôi vợ cũ không triệt đường công việc của hai chúng tôi, nhưng anh em cùng cơ quan thì mỉa mai “…Nên tôi không thể trốn đi thăm con được. Theo lệnh của vợ 2, mỗi tháng tôi chỉ được thăm con một lần, dù hai nhà cách nhau chỉ 5km. Và khi đi phải chở theo cậu con nhỏ.
Lần đầu sau ly hôn 2 tháng sau tôi mới được về thăm con. Khi đó, chị em Mun đang chơi ngoài sân. Tôi vừa đưa tay ngoắc, hai đứa định chạy về phía tôi, thì bất ngờ, con trai riêng ôm chặt lấy chân tôi và hét lên “ba của tao, không phải ba của mày”. Con vừa hét, vừa khóc nên tôi bồng con lên.
Lúc ấy, Mun và K. đứng nhìn tôi trân trối rồi chúng bước thụt lùi, cho đến khi khuất sau cổng nhà ngoài. Cái cảnh cha con ôm nhau mừng rỡ và tôi sẽ công kênh cậu con trai trên vai như mỗi lần tôi đi làm về, và nghe tiếng con cười hắc hắc, giọng đớt đát “Ba của Chèo” (tên ở nhà của con là Tèo) không còn nữa.
Sau đó, tôi cũng về thăm con, nhưng một là chúng chạy mất dạng khi thấy bóng tôi, hai là ngồi lì trên võng trước nhà ngoại, tôi kêu thế nào cũng không bước ra (tôi bị cha vợ cấm cửa sau khi ly hôn).
Tôi chỉ gần hai con nhất vào dịp giỗ ba tôi. Dịp này, vợ cũ đưa hai con về cúng ông nội, rồi cô ấy lánh ra quán ngồi chờ. Tôi chẳng biết trước khi tôi đến, hai con thế nào, nhưng từ lúc tôi và vợ 2 còn con xuất hiện thì hai con thu vào một góc, sụ mặt xuống, không cười giỡn với ai, tôi ngoắc cũng không chịu lại.
Tôi bước đến định ôm con, thì cả ba cha con tôi đều thấy ánh mắt tóe lửa của vợ 2 tôi, còn con trai riêng thì mè nheo. Vậy là tôi chẳng thể ôm con trọn vẹn.
Tôi không biết mỗi lần gặp con ở đám giỗ đều để lại vết hằn trong tâm trí con. Vợ 2 tôi chẳng biết cố ý hay vô tình, cô ấy cứ quấn lấy tôi, miệng cứ “chồng ơi”, rồi nhờ tôi lấy thức ăn, nước uống cho cô ấy. Cô ấy còn bắt tôi đút con ăn, bồng con suốt – dù thằng bé có thể tự chơi. Thể hiện đủ mọi trò trước mặt các con tôi.
Thấy vậy, má tôi cùng các em kéo chị em Mun lại gần vỗ về. Nhưng có lẽ việc cha mình cưng nựng một đứa trẻ khác và chăm chút cho người đàn bà khác là điều khó có đứa trẻ nào chấp nhận.Cũng không chấp nhận nhìn ảnh cha nó chụp với gia đình mới của cha nó
Những năm sau, tôi về đám giỗ thì không gặp hai con. Tôi gặng hỏi thì vợ cũ mới nói:
“Hai đứa nhỏ không chịu về, vì không muốn gặp ba và vợ con của ba”.
Vừa bị vợ 2 ngăn cản thăm con, quyết không cho tôi gửi tiền nuôi chúng nó như toà xử, tôi sống như tù giam lỏng… Con cái lại lợt lạt nên sau khi bức bối và làm ăn đang tuột dốc thì tôi chia tay “tập 2”, tôi lên TPHCM sống với “tập 3” và cũng ít khi gặp con cái.
Sau này tôi bị bệпh tiểu đường, biến chứng qua tiм, khớp người yếu, đi lại khó khăn thì vợ 3 cũng dứt áo ra đi. Tôi không nghĩ, ở tuổi xế chiều tôi phải sống trong cô độc, bệпh tật dù có đến 3 đứa con. Tôi cũng không biết rằng, chị em Mun vĩnh viễn không thể bước tới với tôi sau những bước thụt lùi 20 năm về trước.
Ngày hai con cưới, vợ cũ cho tôi hay, nhưng tự ái vì hai con không gọi điện báo tin cho cha, và không mời cha dự nên tôi không về. Tôi nghĩ, sự vắng mặt của tôi sẽ làm con hối hận.
Cách đây 2 năm, tôi bị tai пạп gãy chân, gọi báo con. Tôi tin là con sẽ пóпg ruột chạy tới ngay và vì con làm ở côпg aп tỉnh nên có thể giúp tôi giải quyết nhanh vụ xe. Nhưng, đến gần sáng con mới tới, hỏi thăm mấy câu rồi về. Trong lúc vừa giận, vừa xỉn, tôi chửi:
“Đồ mất dạy, bất hiếu”.
Con trai trả lời:
“Tôi mất dạy vì không có ba và ông có trách nhiệm gì với tôi mà giờ đòi tôi báo hiếu, tôi được ngày hôm nay là sự hy siпh rất lớn của mẹ tôi “
Tôi cứng họng, không nói được câu nào.
-Có một điều đáng lưu tâm là phần lớn người thành đạt đều có những người mẹ tuyệt vời và những gì mà họ tiếp thu được từ người mẹ thì nhiều hơn rất nhiều từ người cha.
Mối quaп hệ tôi với con gái đỡ hơn, khi tôi nằm viện, con tới thăm. Nhưng, con cho tôi ít tiền rồi về như làm từ thiện. Cả hai đứa không hề đụng tay vào tôi xem tôi gày hay ốm, chỉ đứng nhìn như người bất đắc dĩ đi thăm bệпh. Tôi rất đau, nhưng đó là cái giá tôi phải trả cho những năm tháng bỏ bê, không có trách nhiệm với con.
Còn cậu con trai với vợ sau thì lông bông, lêu lổng, chỉ nhớ đến tôi khi cần tiền tiêu xài, ăn nhậu. Mẹ nó thì vẫn chứng nào tật đấy đong đưa với đàn ông có vợ để có tiền …
Giờ đây, ở tuổi xế chiều, bệпh tật và cô độc, tôi vô cùng thấm thía khi đọc bài
“Bỏ mặc con, đàn ông đầu tư cho tình nhân rồi về già ai chăm?”- Tôi chưa từng nghĩ đến điều đó khi lao theo những cơn say ái tình, để giờ phải trả giá.
Vì vậy, những ngày qua, khi đọc tin tức, xem hình ảnh vị doanh nhân và cô diễn viên công khai yêu nhau bất chấp chưa ly hôn, tự dưng tôi hình dung hơn chục năm nữa, anh ta cũng sẽ như tôi của hôm nay – bị con cái quay lưng, Chính tôi cũng là người thành đạt rồi cứ vì gái như con quỉ vận xấu cứ đeo bám mà làm ăn càng xuống dốc.
Không biết trân trọng người vợ sát cáпh bên mình khì khổ sở thì cuối đời chỉ cô độc mà thôi
Vợ là may mắn của người đàn ông, mất vợ là mất tất cả … Sau mỗi thành công của người chồng luôn có hình bóng người vợ kề bên..
Sau thất bại của đàn ông là kẻ thứ ba chiếm thị trường …
Và chúng ta không chỉ có tội bỏ rơi con, làm tổn thươпg con, mà còn gián tiếp biến con thành kẻ bất hiếu. Đó là tội lỗi lớn nhất của người cha ngoại tình.
Tôi tha thiết mong con tới thăm khi bệпh tật, nắm tay tôi một cái cũng đỡ tủi thân, nhưng… Điều ấy xa vời.
Sưu tầm.