TÔI PHẢI BIẾT ƠN AI?-BS Lê Nhàn

 Charlie LeThiên Hạ Chuyện

Cô Bác sĩ Nhan Le sinh trưởng và học hành, tốt nghiệp ở miền Bắc VN. Hiện tại cô đang hành nghề Bác Sĩ ở Sài Gòn. FB của cô viết rất đặc sắc và được nhiều người theo dõi. Nhưng với bài viết MIỀN NAM ĐÃ CỨU CÔ NHƯ THẾ NÀO ? Thì cô bị nhiều người chỉ trích “ăn cháo đái bát”.

Hãy xem bài trả lời của cô phân tích rất chinh xác và đặc sắc như thế nào.

Cảm ơn tiếng nói phản biện trung thực của cô

TÔI PHẢI BIẾT ƠN AI?

1a/

Mẹ tôi nói: “Con ạ, bây giờ đi bệnh viện mà không có tiền thì họ không chữa cho mình đâu”. Tôi đáp lại: “Mẹ cố gắng mẹ nhé, lớn lên con sẽ làm bác sĩ, con chữa bệnh cho mẹ khi ấy mẹ sẽ không phải mất tiền nữa, còn bây giờ mẹ phải tìm mọi cách để giữ lấy mạng sống của mình”.

Vì lời hứa của đứa trẻ 8 tuổi khi ấy đã thôi thúc tôi vượt qua rất nhiều khó khăn mà không thể kể hết của một đứa con nhà nghèo: được ăn hai bữa cơm độn khoai cho no đã là quá sức của cha mẹ nó, còn bữa sáng là một điều xa xỉ.

Tôi hỏi ngược lại, nếu một xã hội tốt đẹp thì một đứa bé 8 tuổi có phải nghĩ tới vấn đề nhức nhối đó không? Hay nó được lớn lên với một tuổi thơ trong sáng, êm đềm và mơ mộng?

Cha mẹ tôi đã phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để có được hạt gạo mà nuôi chị em tôi trong khốn khó. Vậy, tôi phải biết ơn ai?

Ở những nhà thương công trước 1975, bệnh nhân đi khám bịnh, điều trị thì miễn phí, không tốn tiền. Vì vậy nó còn được gọi là nhà thương thí.

 

1b/

Ở nông thôn, ông bà cha mẹ chúng tôi bị ép buộc vào hợp tác xã, nhưng hậu quả của nó như thế nào thì ai cũng thấy rõ rồi! Một ngày lao động (một công) được tính bằng 800g thóc, toàn dân đói rã họng nhưng không ai được đi ngược lại chủ trương của đảng và nhà nước.

Không ai được trồng thêm củ sắn, củ khoai để cứu đói cho đàn con đang tuổi ăn tuổi lớn của mình.

Chị em chúng tôi phải đi vớt bèo dưới cái lạnh cắt da, cắt thịt để nuôi lợn; rồi con lợn ấy lớn lên phải bán nghĩa vụ cho hợp tác xã. Nhìn họ cướp đi công sức của mình mà nước mắt lưng tròng, chúng tôi thèm nhỏ dãi miếng thịt nhưng không có ăn, đến tết thì hợp tác xã mới chia cho được mấy lạng…

Ai đã cướp con lợn, ai đã cướp miếng thịt của chị em chúng tôi để giờ đây nói tôi “đái bát”?

90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2020 ...

Đóng Nghĩa Vụ Thóc ở ngoài Bắc, VNDCCH

1c/

Dưới cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông, chúng tôi sống hoang dã như những đứa trẻ mà GS Ngô Bảo Châu đã nhìn thấy và mô tả, có ai cho tôi manh áo ấm không? Chúng tôi đi chân trần trên băng giá, có ai cho tôi đôi dép không? Hay chỉ biết đến cướp đi thành quả lao động của chúng tôi?

“Mỗi người làm việc bằng hai. Để cho cán bộ mua đài mua xe.

Mỗi người làm việc bằng ba. Để cho cán bộ xây nhà xây sân”

Như vậy phải hỏi tôi có hận hay không chứ?

Tại sao tôi phải biết ơn, ơn ai? Ơn cái đứa chết tiệt nào nó đẻ ra cái chính sách vận hành ngu xuẩn và dốt nát thế? Ai nuôi tôi lớn kiểu điên rồ như thế để bắt tôi phải biết ơn?

Phần IV - Việt Nam Chống Mỹ

1d/

Khi tôi nửa ăn nửa nhịn để cố gắng lê lết cho hết 6 năm đại học, có những hôm đi phụ mổ bị té xỉu … Nói lời hay ý đẹp là kiệt sức, nhưng thực ra là ĐÓI ĂN.

Tôi đói ăn suốt 6 năm đại học, chất dinh dưỡng nào để cho tuổi này cạnh tranh tầm vóc với thế giới? Có ai cho tôi xu nào để tôi ăn cho đỡ đói không, hay chính mẹ tôi – đến cái bánh cũng không dám ăn mà phải để dành tiền cho tôi, cho dù chỉ là 500 đồng?

Ai đã nuôi tôi khôn lớn? Cha mẹ tôi, và chỉ có cha mẹ tôi mà thôi.

7 di chứng sản phụ sinh mổ phải chịu cả đời, chớ buông lời trách mẹ ...

TẠI SAO TÔI YÊU MIỀN NAM?

Sau khi ra trường, tôi long đong lận đận đến 3 năm, cầm tấm bằng mà bao nhiêu lần bật khóc.

Bố tôi đã nói: “Con ạ, mình không có chức không có quyền, cũng không có tiền nên xin việc khó lắm, có lẽ bố mẹ đã bất lực, con hãy tự tìm đường đi cho mình. Xã hội này không có chỗ nào công bằng để đấu sức bằng trí tuệ của mình đâu, con! Cha mẹ nuôi 6 năm ăn học đã kiệt sức lắm rồi con ơi”.

Có ai rơi vào tình cảnh tuyệt vọng như thế, chỉ vì không có tiền xin việc. Cho nên tôi hỏi lại: đứa nào ăn cháo, đứa nào đái vào bát?

Nếu không có mảnh đất Sài Gòn cho tôi lưu lạc, nếu không có con người miền Nam hiền hòa thì liệu tôi có sống được cho đến hiện nay?

Vì sao họ, người miền Nam, lại hiền hòa như vậy?

Đó là vì cha ông của họ sống có nhân có nghĩa, và chính lớp người đi trước đã dạy con cháu họ như vậy, chứ không phải cái thứ lưu manh, lừa đảo.

Nguyen Hue Street | Vietnam, Saigon, Photo

Và tôi biết qua những người bạn thì Sài Gòn cũng không còn được như xưa nữa… Vì sao?

Ai đã làm nó trở nên hoang tàn như thế? Ai đã làm cho nó mất tình người như thế?

HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI!


 

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay