Xứ thiên đường Doanh Nhân Dù Cao Tuổi Đến Đâu Cũng Không Cần Nghỉ Hiu.

Kim Dao Lam

Fb Lê Hữu Thủy

Xứ thiên đường doanh nhân dù cao tuổi đến đâu cũng không cần nghỉ hiu. Mà có cần cũng đừng mơ…

Ngài TBT Nguyễn Phú Trọng mới nói hôm 15 tháng 5 năm 2023 rằng, ““Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Ông Tổng Lú có nhìn thấy cảnh sau đây không?  Một người già đi bán vé sỗ bị xe đụng gẫy chân không được ráp xương cho liền rồi một bà già vé số khác phải chăm vì tình người.

Theo tôi ông Trọng phải sửa lại là, “chưa bao giờ nước ta khốn khổ, như ngày hôm nay: mất đất, mất nhà, mất bệnh viện thí, mất nhà dưỡng lão thí, mất biển, mất đảo, mất đủ thứ vì quan tham.”

Đảng lãnh đạo còn tình người không?

Cụ già 76 tuổi bán vé số nuôi người dưng 86 tuổi - Ảnh 1.

Bà Trần Thị Anh (nằm) và bà Nguyễn Thị Quế – Ảnh: T.V

Cách đây hơn 5 năm, bà Trần Thị Anh (hiện 86 tuổi) một thân một mình lặn lội từ quê nhà (xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn, Quảng Nam) ra Đà Nẵng bán vé số và lượm ve chai. Một lần nọ, bà Anh bị hai thanh niên đi xe máy tông mạnh làm gãy chân trái.

Bác sĩ chỉ định phẫu thuật song do tuổi cao, sức yếu lại có vấn đề về tim mạch nên bà chỉ được bó bột. Hiện nay, do khớp xương chân không liền với nhau, mỗi ngày càng teo tóp dần nên bà chỉ nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải có người trợ giúp.

Trước đó, bà Anh đã gặp được bà Nguyễn Thị Quế (hiện 76 tuổi, ngụ xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) trong một lần đi bán vé số và lượm ve chai ở chợ An Cư 2 (phường An Hải Đông).

Lúc ấy, bà Anh bị chủ trọ lấy lại phòng để cho người khác thuê. Thấy bà Anh ban đêm nằm co ro nơi góc chợ tối tăm, bà Quế thương người cùng cảnh ngộ nên đưa bà Anh về ở chung nhà trọ với mình.

Căn trọ hiện tại của hai bà nằm sâu hun hút trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Công Trứ (phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng), bên trong chật chội, tối om lại ẩm thấp, vật dụng của hai bà chẳng có gì đáng giá.

Nhìn bà Anh nằm đó với nỗi đau bệnh tật, tuổi già, nghèo khổ và cơ thể da bọc lấy xương, nhìn sang bà Quế cũng tuổi cao sức yếu, bệnh tật… chúng tôi không sao cầm được nước mắt xót thương cảm cho hai cảnh đời đặc biệt khốn khó này.

“Bà Anh không còn người thân, cũng không nhà cửa nên mới trôi dạt ra Đà Nẵng kiếm sống qua ngày. Từ lúc bị tai nạn, bó bột đến nay bà Anh nằm liệt giường, mọi sinh hoạt cá nhân đều diễn ra tại chỗ”.

Bà Quế kể, mỗi ngày bà phải tranh thủ dậy sớm để đi bán vé số và lượm ve chai kiếm tiền nuôi hai thân già, thuốc thang cho bà Anh.

Kể đến đây hai dòng nước mắt bà Quế lăn dài trên đôi má gầy gò, giọng nói như nghẹn lại.

Nhiều đêm “trái gió trở trời”, bà Anh lên cơn sốt, rên rỉ, gào khóc do vết thương chưa lành hẳn, bà Quế phải thức trắng đêm chăm cho bà Anh. Cực khổ quá nên cũng có lúc bà Quế cũng muốn buông xuôi, nhưng rồi lại gắng gượng vượt qua.

Ông Trần Hữu Hùng – tổ trưởng tổ 25 phường An Hải Đông (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), chia sẻ: “Cảnh đời của bà Anh và bà Quế vô cùng cay đắng, nghiệt ngã, khốn khổ trăm bề, bữa đói bữa no”.

Lời bàn:

  • Ai làm cho dân tôi, nước tôi đến cảnh đày đọa này, sau 48 năm chiếm đoạt.
  • Tội ác này là từ đâu? Thời thực dân còn có nhà Tế Bần, Cô nhi Viện, nhà dưỡng lão, bệnh viện công cho toàn dân.
  • Chế độ này đưa dân vào địa ngục hay thiên đường?
  • Cho tới giờ thì dân đã thấy Cộng Sản độc ác hơn Thực Dân rất nhiều lần.


Một Bà Cụ khác 96 tuổi, chống gậy đi bán vé số ở Miền Tây nước CHXHCN Việt Nam.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay