Báo Việt Nam Net cho biết, Trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, Cơ quan công an đã tạm giữ 146 lượng vàng (5.475,00 gam, hàm lượng 99,99%), 670.000 USD, 1 tỷ đồng…
Theo số liệu thống kê, có khoảng hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước, nhưng thực tế chỉ có khoảng 20 nhóm doanh nghiệp thực sự là đơn vị triển khai các chuyến bay sau khi được duyệt, số còn lại là doanh nghiệp cho mượn pháp nhân hoặc đứng ra xin cấp phép chuyến bay, sau đó bán quyền được tổ chức các chuyến bay cho doanh nghiệp khác thực hiện.
Tại thời điểm đó, cũng vì dịch bệnh Covid-19 nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, không có nguồn thu, không có việc làm khác, trong khi họ vẫn phải chi phí tiền thuê mặt bằng, trả lương cho nhân viên. Vì vậy, khi bị yêu cầu hoặc bị gây khó dễ để được phê duyệt, tổ chức chuyến bay, các bị can là đại diện doanh nghiệp đã bằng nhiều hình thức khác nhau, hoặc trực tiếp, hoặc qua trung gian đã đưa số tiền lớn cho những người có nhiệm vụ, quyền hạn.
Chạy án cho bị can “chuyến bay giải cứu”
Ông Nguyễn Anh Tuấn (thiếu tướng, cựu Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội) đã môi giới hối lộ với số tiền hơn 2,6 triệu USD, tương đương hơn 61 tỷ đồng. Với mục đích muốn giúp cho bà Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó TGĐ Công ty Công ty Bluesky) và Lê Hồng Sơn (nguyên Tổng giám đốc Công ty Bluesky) không bị xử lý hình sự, từ tháng 1-12/2022, ông Nguyễn Anh Tuấn đã nhận lời giúp làm trung gian và nhận tiền từ Nguyễn Thị Thanh Hằng, sau đó liên hệ, gặp gỡ, tác động, đưa tiền cho Hoàng Văn Hưng, cán bộ Công An để “chạy án” cho bị can Hằng, Sơn.
Truy tố 54 bị can
Báo Thanh Niên cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 54 bị can, gồm nhiều quan chức cấp cao trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’ để trục lợi giai đoạn Covid-19 bùng phát.
Chúng tôi xin trích dẫn ra tên những kẻ ăn hối lộ nhiều nhất bao gồm:
- Nguyễn Quang Linh, Trợ lý Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ, nhận hối lộ hơn 4,2 tỉ đồng.
- Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ 21,5 tỉ đồng.
- Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ hơn 25 tỉ đồng.
- Đỗ Hoàng Tùng, Phó cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ hơn 12,2 tỉ đồng.
- Phạm Trung Kiên, chuyên viên Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế, nhận hối lộ hơn 42,6 tỉ đồng.
- Nguyễn Anh Tuấn, cán bộ công an cục quản lý xuất nhập cảnh nhận hối lộ hơn 27,3 tỉ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 22,8 tỉ đồng
Danh sách quá dài có cả phó chủ tịch UBND tp Hà Nội, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
Danh sách các công ty phải đưa hối lộ để được giấy phép
Các công ty đã phải chi hối lộ để đón nhân viên về nước nay còn bị kết tội đưa hối lộ, đúng là luật rừng của CHXHCN Việt Nam, danh sách bị can đưa hối lộ, gồm:
Lê Văn Nghĩa, Công ty CP du lịch và dịch vụ ăn uống Nhật Minh; Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ (TMDV) và du lịch Bầu trời xanh – Blue Sky, Tổng giám đốc Công ty CP Travel Sky; Lê Hồng Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH TMDV và du lịch Blue Sky; Võ Thị Hằng, Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ phòng vé hàng không Minh Ngọc; Hoàng Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty TNHH TMDL và dịch vụ hàng không An Bình; Nguyễn Tiến Mạnh, Giám đốc điều hành Công ty CP du lịch thương mại Lữ Hành Việt; Vũ Thùy Dương, Tổng giám đốc Công ty CP du lịch thương mại Lữ Hành Việt; Hoàng Anh Kiếm, làm tự do; Nguyễn Thị Tường Vy, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn và đầu tư ATA Việt Nam; Trần Thị Mai Xa, Giám đốc Công ty CP giáo dục và du lịch Masterlife;
Phan Sinh Trần