CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐÃ ĐÀO TẠO CON NGƯỜI TRỞ NÊN DỐI TRÁ

 

Hình từ bài chủ

Hoa Mai Nguyen.

Quyền Được Biết

Hậu quả tất yếu của của một chế độ cộng sản độc tài luôn nhồi nhét để đào tạo ra những con người dối trá khiến cho đạo đức xã hội ngày càng xuống dốc. Sự xuống dốc của đạo đức xã hội khiến con người luôn đề cao cảnh giác lẫn nhau.

Những con người làm việc chung trong một guồng máy, cùng chung một lý tưởng cũng luôn cảnh giác và đấu đá tranh giành quyền lực, tìm cách triệt hạ nhau bằng mọi thủ đoạn. Tâm lý này đã thấm sâu vào tâm lý nghi ngờ đố kỵ của con người trong nhiều năm qua.

Chúng ta có thể nhìn thấy qua tư duy và hành động của họ, những con người đó hôm nay là bạn đồng nghiệp cùng làm ăn chia chác vui mừng chạm ly trong những đợt chiến thắng, nhưng ngày hôm sau sẵn sàng là kẻ thù của nhau, vì họ lúc nào cũng luôn đề phòng lẫn nhau.

Một anh bạn tôi mới về quê hương đón tết, sau khi trở lại nước Đức đã tâm sự với tôi rằng “Xã hội Việt Nam ngày nay đã trở nên cực kỳ phức tạp, chế độ độc tài đã làm cho người dân không còn tin tưởng chính quyền, chữ tín và đạo đức đối với cán bộ nhà nước đã không còn nữa”. Chính quyền coi nhân dân như cá nằm trên thớt để chặt chém. Chính quyền đại diện cho dân nhưng dân đã không còn niềm tin. Chỉ có niềm ngao ngán và bức xúc.

Chế độ độc tài đã trở thành hiện thân của nạn tham nhũng văn hóa và đạo đức. Xã hội mỗi ngày một suy đồi, người với người lừa dối nhau, chính phủ không tin nhân dân, nhân dân cũng không tin chính phủ, pháp luật không được thực thi theo đúng văn bản. Luật một đằng, cán bộ làm một nẻo. Đối với quốc gia thì tình trạng xã hội như vậy thật quả là một điều đáng buồn cho đất nước VN.

Nhiều năm qua tham nhũng tại VN đã trở thành một căn bệnh ung thư của các cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp các nghành. Họ tham nhũng không trừ một thứ gì, từ gói mỳ tôm, những đồng tiền nhỏ bé để cứu trợ cho người dân trong những đợt lũ lụt, béo bở hơn nữa là những hợp đồng của những đám tay to mặt lớn đang bán dần đất đai, tài nguyên và khoáng sản cho các tập đoàn nước ngoài, chủ yếu là tập đoàn của Trung Quốc, trong khi đó người dân Việt Nam phải vật lộn với đầy những khó khăn trong cuộc sống. Đó là chưa nói tới nỗi lo âu đối với những mặt hàng hóa độc hại gây ung thư chết người nhập khẩu từ bên Trung Quốc đang làn tràn khắp mọi miền đất nước.

Chế độ độc tài luôn đào tạo ra những con người dối trá và luôn nghi ngờ đố kỵ lẫn nhau làm cho đất nước và xã hội kém văn minh, chậm phát triển về mọi mặt. Chúng ta chỉ còn cách tốt nhất là giải thể chế độ, xây dựng lại một thể chế mới, một thể chế dân chủ đa nguyên. Lúc đó chúng ta mới có thể xóa đi điều kiện và hoàn cảnh tạo nên tâm lý cảnh giác và lo sợ lẫn nhau. Trong một thể chế đa nguyên, con người có mọi quyền bình đẳng thể hiện qua các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, lúc đó đất nước Việt nam sẽ có một xã hội văn minh, phát triển và hội nhập với thế giới bên ngoài.

Khi niềm tin nơi một chế độ đã bị lung lay, sự chán ghét của người dân đối với chế độ ngày càng lớn. Sự rạn nứt của chế độ sẽ đến từ mọi phía. Tinh thần đoàn kết của mọi tầng lớp trong nhân dân ngày một lớn mạnh, tương lai tới đây sẽ có nhiều hội đoàn đối lập ĐCSVN ra đời tạo nên những làn sóng mạnh để cuốn trôi chế độ CS độc tài tại Việt Nam, như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã thành công.

ĐẢNG CỘNG SẢN XƯA VÀ NAY

Đảng xưa kia khờ dại.

Tôn thờ đám Mác-lê.

Tư tưởng Hồ-Trung Cộng.

Mộng bá quyền quê hương.

Đảng ngày nay mê say.

Đô la vơ đầy túi.

Mác-Lê không cần thiết.

Chỉ vỏ bọc bên ngoài.

Bên trong là tham nhũng.

Chúng bán sạch quê hương.

Qua mô hình phát triển.

Đất nước chẳng tiến lên.

Thấy giật lùi tụt hậu.

Quê hương của chúng ta.

Từ biển đảo đất liền

Nay sắp thành Trung cộng.

Lại bắc thuộc ngàn năm.

Nhìn về đất nước tôi.

Đứng bên đây tôi khóc.

Cho dân tộc Việt Nam.

Nỗi đau này đau quá.

Chẳng biết bao giờ nguôi.

Quê hương thuở một thời.

Ông cha ta giữ nước.

Nay con cháu thờ ơ.

Quê hương còn hay mất?

Vẫn ngủ gật không hay.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay