Đoàn Xuân Thu
Chuyện rằng: “Cô ấy dạy Toán ở thành phố Malappuram thuộc tiểu bang Kerala bên Ấn Ðộ. Một ngày nọ, học trò của cô nhìn thấy một người ăn xin gần ga xe lửa. Và sau đó, người học trò đó nhận ra người ăn xin đó đã từng dạy lớp của mình.
Cô ấy nói: “Sau khi về hưu, các con tôi đã bỏ tôi đi. Từ đó, tôi không biết về cuộc sống của chúng” Vì vậy, để sống còn, tôi bắt đầu ăn xin trước Ga xe lửa.
Nghe xong, người học trò cũ khóc và đưa cô về nhà mình. Em cho cô ấy ăn, cho cô ấy mặc.
Con của cô đã bỏ đi; nhưng những đứa trẻ ngày xưa ấy từng được cô dạy dỗ sẽ không bỏ cô. Ðó là sự vĩ đại của nghĩa ân sư.
Ở nước ta, thời triều Nguyễn, cũng có một câu chuyện cảm động như thế. Năm 1862, ông Phan Thanh Giản vào Nam nhậm chức Kinh lược sứ ba tỉnh: Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
Ðến Gia Ðịnh, ông ghé Gò Vấp thăm tôn sư Võ Trường Toản. Khi gần đến lều tranh của thầy, ông truyền xếp võng điều và lọng lại. Ông xuống đi bộ vào bái thăm thầy để hàn huyên ấm lạnh. Lúc bái tạ ra đi, ông dâng cho tôn sư hai nén bạc để uống trà. Tôn sư cho ông một chục bắp. Ông Phan Thanh Giản tự mình xách, không để lính hầu cầm. Ông đi bộ một đỗi xa mới dám lên lại võng lọng. Dẫu làm quan lớn, Kinh lược sứ ba tỉnh Miền Tây, ông Phan Thanh Giản vẫn giữ trọn đạo nghĩa tôn sư.
Ông Phan Thanh Giản
Nhưng sau 75, cái truyền thống đáng quý nầy trong thời quỷ lộng thần suy không còn nữa.
Chuyện rằng: “Có một ông thầy tên Xuân dạy lớp đệ tam ở một trường trung học tại một huyện thuộc Vĩnh Long. Thầy rất ngạc nhiên vì trong lớp thầy có một em học sinh lúc nào cũng ngủ gục trong lớp. Một bữa, vui miệng thầy hỏi em: “Bộ ban đêm đi đắp mô sao mà thiếu ngủ vậy?!)
Sau ngày 30 tháng Tư, đứa học trò đó làm Chủ tịch huyện. Thầy Xuân bị bắt đi học tập cải tạo trên 3 năm vì cái tội làm thầy giáo mà còn làm cho “xịa” (CIA). Nếu không làm cho CIA, thì làm sao thầy biết tối nào thằng học trò đó cũng đi đắp mô?
Ông độc giả nầy kể xong rồi còn thòng thêm câu: “Chuyện có thật 72 phần dầu đấy nhé!” Chắc ông sợ tui nghĩ làm sao có một đứa học trò trời đánh thánh đâm, tàn nhẫn với thầy cũ của mình như vậy chớ?
Nói nào ngay, nghe xong là tui tin ngay đó là chuyện thật. Vì cách nay chừng hơn chục năm, một ông Phó Giáo sư ngoài Hà Nội có kể một câu chuyện như vầy: “Có một tay đã học và đã tốt nghiệp ở một trường Ðại Học loại có tiếng ở nước ta. (Nước ta xin quý độc giả hiểu là nước VNCS). Sau khi ra trường mấy năm, không hiểu trời xui đất khiến hay tổ tiên phù hộ, độ trì gì đó mà hắn được ‘bắn’ sang một nước ngoài nào đấy sinh sống và làm ăn. Rồi nghe nói: hắn ta dần dần nổi tiếng; trở thành một đấng trượng phu?!
Cô giáo dạy toán Ấn Độ và các học trò
Rồi hắn muốn về nước chơi, thăm thú quê hương, mong góp sức mình cho đất nước trong thời kỳ đổi mới. Hắn về thăm lại trường xưa, vinh quy bái tổ. Hắn muốn có một cuộc ‘giao lưu’ với thầy, cô giáo cũ.
Cuộc họp cũng không ít người. Các bạn trẻ đến vì tò mò. Các thầy giáo già đến vì muốn xem mặt học trò cũ mà trước đây mình không chú ý nên không nhớ ra.
Sau vài câu xã giao thường lệ, con người thành đạt ấy dừng một lúc để mọi người tập trung chú ý và hỏi: “Ai đã từng dạy tôi thì giơ tay!”. Phòng họp đột nhiên im lặng như tờ. Không một cánh tay khẳng khiu nào giơ lên. Rồi có tiếng bàn ghế di chuyển. Các thầy cô giáo cúi đầu lẳng lặng ra về”
Ối! ông phó Giáo sư chỉ kể chuyện một con cắc ké. Tui chơi ngon hơn, tui kể chuyện con kỳ nhông. Chuyện rằng: Ông Quang Ðại tướng, Chủ tịch nước về Kim Sơn, Ninh Bình thăm thầy cũ. Cờ xí rợp trời. Kèn trống tưng bừng. Dân cả huyện, cả làng đi rước Ngài Chủ tịch nước vinh quy bái tổ.
Trò cũ lịch bịch như con vịt, vì mập quá, leo lên bục quơ tay chém gió, vừa dạy bảo các thầy cô của ngôi trường mình đã từng theo học là hãy thi đua dạy tốt và học tốt. Còn thầy cũ thì đáp từ phát biểu cảm tưởng: “Dạ thưa Ngài Chủ tịch nước! Ngày xưa, người thường hay trốn học, tụ tập với bọn chăn trâu, lấy cờ lau tập trận như ông Ðinh Bộ Lĩnh rồi làm nên nghiệp bá.”
Phùng Xuân Nhạ Bộ trưởng Giáo Dục cộng sản bắt tay thầy giáo cũ facebook
Ông Phó Giáo sư Hà Nội chắc cũng có thấy, có nghe, có đọc chuyện tụi bồi bút viết kiếm cơm. Nhưng ông nín khe không dám phê bình ông Chủ tịch. Vì ngu sao mà chọc vô ổ kiến lửa. Ðừng xúi bậy nhe cha!
Ông Phó Giáo sư Hà Nội chỉ dám nghĩ: “Cho dù người học trò cũ có làm ông to, ăn trên ngồi trốc thì đối với người thầy cũ, mình vẫn phải khiêm cung”
Rồi ông Phó Giáo sư kể chuyện đời của tớ: “Tôi nhớ người thầy đã dạy tôi bài học tôn sư trọng đạo ấy ở ngôi trường làng”. “Thầy thường đánh vào mông tôi; mỗi khi tôi viết sai chính tả hoặc làm ồn trong lớp.” “Tôi cứ mong ước một ngày nào đó, tôi sẽ quay về đúng cái lớp học này, mở cửa bước vào. Tui không chỉ cúi đầu như ông Tổng thống nước Pháp Francois Carnot. Tôi sẽ quỳ xuống trước mặt thầy và nói: “Thưa thầy! Thầy còn nhớ con không?”.“Tôi không dám mất dạy, hỗn hào hỏi: “Ai đã từng có dạy tôi thì giơ tay lên.”
Một em độc giả thân mến của tui lại cắc cớ, thắc mắc: “Ờ tụi CS nó về thăm Thầy cũ là vậy. Còn anh, sao tui hổng thấy bài viết nào, anh thuật lại chuyện tưng bừng về thăm trường cũ hết vậy anh?
Tui cười khè khè, trả lời: “Tui giống ngài Tổng Bí Thư Lê Duẩn, chưa có đi học ngày nào thì làm sao có trường cũ, thầy cũ để về thăm để nổ, để khoe, để kêu ai từng có dạy tui thì giơ tay lên cho được?”
Hỏi thiệt ngặt, ông bạn tui mà chơi tao! Vạch cái dốt của tui ra cho thiên hạ cười? Thiệt làm tan nát lòng tui! He he!
ĐXT
From: Tu-Phung