Bởi AdminTD
6-11-2022
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Thái tử kế vị Đan Mạch Frederik dự lễ khởi công nhà máy thứ 6 và là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới của Tập đoàn LEGO. Ảnh: VGP/Hải Minh
Trong lúc Trung Quốc bước qua giai đoạn mới, từ giã “xã hội tiểu khang” (1980) để bước qua cái gọi là “cộng đồng phú dụ” (2020). Thì VN vẫn đang “tự hào” với các chính sách gà què ăn quẩn, kiểu “vắt kiệt sức lao động” của dân nghèo.
Tập đoàn Lego (nghe nói) sẽ đầu tư vào VN, mở nhà máy ở Bình dương. Nhiều người tán dương xem đó là sự “thành công” của chính sách “ngoại giao cây tre”. Trước đó vài tháng, lúc các cửa khẩu vào TQ đóng cửa (do Covid-19), có lãnh đạo VN đã rất “tự hào” vì đã thành công thuyết phục hải quan TQ mở cửa cho sầu riêng của VN nhập qua TQ.
Tôi không biết trí thức VN sẽ nghĩ gì về sự thành công của “ngoại giao cây tre” VN cũng như sự “tự hào” của VN khi xuất được vài xe sầu riêng qua TQ. Cá nhân tôi thì chưa bao giờ bị “sốc”, bị “chấn động tâm lý” khi đọc những dòng chữ như vậy. Sốc, bởi vì khi có những cán bộ như vậy, khi có tập thể trí thức như vậy, tương lai dân tộc VN sẽ “đen như mõm chó”, kiểu “trai muôn đời làm nô, gái muôn đời làm nô tì”…
Nếu ta có đọc lịch sử về các mô hình phát triển ở các quốc gia Châu Á, từ mô hình “Saemae-Eul” thập niên 60 của Hàn quốc cho đến “xã hội tiểu khang” của Đặng Tiểu Bình đầu thập niên 80, nay bước qua “cộng đồng phú dụ” của Tập Cận Bình năm 2020. Tất cả các chính sách phát triển kinh tế của Nam Hàn, của TQ, của Đài loan (và trong chừng mực ở các quốc gia Đông Nam Á) đều thành công. Nam Hàn, Đài loan đã trở thành các quốc gia phát triển có mức sống tương đương với Mỹ và EU.
Còn TQ, ta phải nhìn nhận rằng họ đã thành công, vì họ đã đưa dân số trên tỉ người, từ mức 165 đô la/năm thời Đặng Tiểu Bình, lên tới 11.819 đô la/năm (GDP danh nghĩa, 18.931 đô la sức mua PPP) năm 2021. Ngay cả khi có sự bất bình đẳng rất lớn. Có khoảng 350 triệu người TQ có mức thu nhập bình quân từ 15 ngàn đến 75 ngàn đô một năm. Đa số còn lại (khoảng trên 1 tỉ người) chỉ ở mức 1600 đô một năm.
Nhưng nền tảng sự phát triển của TQ hiện thời ta thấy rất “ấn tượng”. TQ sản xuất các mặt hàng “made in China” có khả năng cạnh tranh với các mặt hàng tối tân nhứt của Mỹ và Tây phương. Họ có chương trình không gian độc lập (trạm không gian Thiên cung), có hệ thống xe lửa cao tốc không thua Đức, Nhật, Pháp… Có tập đoàn điện hạt nhân bề thế hơn cả Pháp. Có các mặt hàng xe cộ, đồ điện tử áp đảo cả thế giới…
Đảng CSTQ ít nhiều gì cũng đạt được sự chính danh trong lãnh đạo.
Từ lâu họ đã nói rằng mục đích sự hiện hữu của đảng CSTQ là vì hạnh phúc của nhân nhân. Mọi chính sách của họ là phục vụ cho nhân dân. Vì vậy họ có quan niệm về sự lãnh đạo của đảng là “qui luật”. Họ có chính danh là vì họ thành công. Họ đã thực hiện được những gì họ đã nói.
Theo tôi, đại đa số các chính sách phát triển của TQ đều “lấy hứng” từ cách chính sách phát triển của TT Phác Chánh Hy, Nam Hàn. Chính sách “cộng đồng phú dụ” của Tập, mọi người cùng giàu, kiểu nước biển dân lên thì mọi chiếc thuyền cũng đều được nước dâng lên. Thực tế lấy hứng từ chính sách Saemae-Eul, Chaebols của cố Tổng thống Phác Chánh Hy. Chính sách Saemae-Eul khá tương đồng với Ấp chiến lược của TT Diệm, có mục đích giúp đỡ nông dân nghèo. Khác nhau ở chỗ Ấp chiến lược của cố TT Diệm áp dụng cho quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh. Các Chaebols lớn của Hàn quốc phụ trách việc đỡ đầu cho các làng quê nghèo, giúp dân ở đây nâng mức sống, bằng sản phẩm của chính họ.
Còn “cộng đồng phú dụ” của Tập thì buộc các tập đoàn lớn của TQ “kết nghĩa” với các huyện nghèo, giúp các huyện này phát triển.
Nam Hàn thành công là nhờ viện trợ của Mỹ, khoảng 1 tỉ mỗi năm. Còn VN? Kiều hối từ nước ngoài gởi về VN là bao nhiêu? Không cần biết nhưng lượng vốn này chắc chắn cao hơn bất kỳ viện trợ của một quốc gia nào.
VN từng bước bắt chước TQ, TQ thành công bao nhiêu VN thất bại bấy nhiêu.
Có nhều lý do khiến VN thất bại. Điều cốt lõi là VN luôn áp dụng phương pháp “đấu tranh”, từ đấu tranh giai cấp cho mọi thành phần dân chúng trong nước. Cho tới đấu tranh ý thức hệ đối đầu với số người Việt nước ngoài.
TQ đối đầu với một cộng đồng dân Hoa hải ngoại và Đài Loan. Họ luôn có đối lập về ý thức hệ. Nhưng TQ không coi họ là kẻ thù mà luôn coi họ là người Hoa. TQ chỉ cô lập các thành phần chủ trương lý khai”, như ở hong Kong và Đài Loan. Lịch sử TQ không hề bêu xâu “ngụy” họ Tưởng hay bọn “phản quốc” Đài Loan. TQ kế thừa toàn bộ di sản của Tôn Dật Tiên (Trung hoa dân quốc). Đảng CSTQ tranh giành với Quốc dân đảng (ở Đài Loan) về công lao đánh Nhật giành độc lập. Nhưng CSTQ không coi Quốc dân đảng là kẻ thù cần phải tiêu diệt.
Đảng CSTQ tự cho là họ có chính danh lãnh đạo TQ. Vì họ đạt được các mục tiêu kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học v.v… đã đặt ra. Họ không áp dụng các phương pháp “đấu tranh giai cấp” trong lòng dân tộc, không áp dụng “đấu tranh ý thức hệ” để tạo mâu thuẫn “địch ta” trong khối dân tộc. Về văn hóa giáo dục họ không chủ trương “ngu dân” để dễ cai trị.
Đảng CSVN áp dụng tất cả các chính sách sắt máu của Lê Nin (và Stalin) kiểu “đấu tranh giai cấp” và đấu tranh ý thức hệ nhằm gây mâu thuẫn “địch ta” trong khối dân tộc với mục đích triệt tiêu mọi tiếng nói đối lập. Họ chủ trương ngu dân để kéo dài sự cai trị của đảng.
Ta có thể tranh luận về tính chính danh của đảng CSTQ. Nhưng dứt khoát đảng CSVN không hề có chính danh để lãnh đạo đất nước và dân tộc.
Khi bắt chước TQ, đảng CSVN đã mất chính danh rồi. Huống chi đảng CSVN liên tục thất bại mọi chính sách phát triển quốc gia (công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2020). Điểm cốt lõi trong chính sách phát triển của VN từ khi “mở cửa” (1987) đến nay là “công nhân rẻ”.
35 năm sau yếu tố “công nhân rẻ” vẫn còn là trụ xương sống cho sự phát triển của VN. Trong khi Nhật, từ 1945 đến 1970, Nam Hàn, từ 1960 đến 1980, TQ, từ 1980 đến 2022… Cứ cho là tương đồng với VN về thời gian phát triển. Ngoại trừ VN là con giun sống ký sinh, các quốc gia khác không thành rồng cũng thành cọp.