“Rồi mai đây, ta đi vào quên lãng,

“Rồi mai đây, ta đi vào quên lãng,

Có ai còn tìm lại vết chân xưa.”

(Dẫn từ thơ Miên Du)

Ga 9: 1-41

Quên lãng chăng, chỉ những người vô tâm/vô tính, mới như thế. Tâm tính của người mù ở trình thuật lại khác hẳn, vẫn không thấy “ai tìm lại vết chân xưa” thời quên lãng.

Trình thuật, thánh Gioan ghi về người mù từ thuở bình sinh nay được Chúa tạo thị-giác “tìm vết chân xưa” trong giây lát. Thật ra thì, người mù đây chưa mất khả năng “thấy” ánh mặt trời, bởi anh chưa một lần có được huệ-lộc ấy. Huệ lộc Chúa ban, qua tạo-dựng rất trân trọng.

Truyện kể ở trình-thuật, người thường ở đời vẫn phẩm-bình về thế giới xưa nay không thấy người mù được ban cho huệ-lộc “thấy” ánh sáng. Điều xảy ra hôm ấy, giống ngày đầu nhân loại kể ở Kinh Sách có Chúa tạo-dựng trời đất những 6 ngày và ánh sáng xuất-hiện ngay ngày đầu.

Với người mù, ngày đầu Chúa ban huệ-lộc “thấy” ánh trời từ bùn đất rất “Giêrusalem” cùng nước miếng từ miệng Ngài, trở thành sinh-lực đặc-trưng giúp anh được “thấy”, mà chúc tụng Ngài. Kinh Sách, cũng kể về hai nhân-vật đầu đời mở mắt “thấy” mình trần trụi, nên tủi hổ. Và câu truyện hành trình “Trên đường Emmaus” xưa cũng thế, kể người đồ-đệ được Chúa mở tầm mắt “thấy” Thày đồng-hành và bẻ bánh. Tất cả, “thấy” mình tủi hổ, cần chỉnh-sửa.

Có vấn nạn hỏi rằng: phải chăng người mù đây là chàng ăn xin trước đây đã không “thấy”?

Thật ra, người ăn xin mù đây nhận nhiều thứ, chứ không chỉ mỗi ánh sáng Chúa tạo-dựng. Anh được tiếng giọng của Chúa nói với mình. Được như thế, chẳng phải do cha mẹ anh ban phát. Nhưng, tự mình, anh lại vấn nạn cả người hỏi về những “thấy” và “tin” nơi Chúa, mới cần thiết. Anh còn có được cả nhận-thức, tức: nhận và biết rõ Chúa là ai. Nhận và biết, rằng: anh còn được giáp mặt cùng đối-đáp với Chúa, tức: đi vào thế giới mới, với cuộc sống mới. Mới đến độ, anh chưa từng có ý-tưởng nào như thế hết.

Trình thuật thánh Gioan ghi những điều Chúa nói, lại là “ánh trời” ban cho thế-gian; để rồi,  khi nghe biết Tin Mừng, người người cũng sẽ hỏi: ai là người đích-thực mù-loà, đây? Có thể người đó là nhóm Pharisêu cứ đem gai góc vào mọi thứ: những thứ khiến họ mù loà chẳng “thấy” được sự thật.

Ao/hồ “Siloam” nói ở trình-thuật mang ý-nghĩa “Người được sai đi”. Người ấy, là Chúa. Khi Chúa ban phép cho người mù thấy được và có nhận-thức, thì người nhận quà ở đây lại “được sai đi” vào với thế giới mới; ở đó, anh lại cũng được “thấy” và “được sai đi” mà đến với người khác. Từ đó, anh trầm mình để được rửa trong Đức Giêsu-Đấng-được-sai-đi, đến với thế-gian…

Các nhà chú-giải lâu nay vẫn tranh-luận về thời-khắc xảy ra sự-kiện này trong đời hoạt-động của Chúa. Một số vị nghĩ rằng đó là vào lúc bắt đầu có sự kình-chống Đức Giêsu đến độ Ngài bị bắt đi hành hình. Thật ra, chẳng ai biết rõ sự thể ra như thế nào, nhưng tất cả đều thấy ánh Phục Sinh loáng thoáng ở nơi đây! Và đây, lại là ý-nghĩa chuyện người mù loáng thoáng “thấy” ánh Phục Sinh.

Sống đời thực-tế, mọi người đều mang hy-vọng trong người. Có hy-vọng thật ngắn hạn, lại cũng có thứ hy-vọng dài-hạn, nhưng tất cả đều huy-động và kết-tụ sinh-lực của ta để rồi tạo cho nó ý-nghĩa về những gì ta làm hoặc không làm trong đời. Hỵ-vọng sâu xa nhất, là hy-vọng thật vô hạn. Có nhiều thứ/nhiều chuyện khiến ta biết mình có hy-vọng, nhưng lại “mù loà” về thực tại hiện-hữu  mà ta không công-nhận như thế. Thuở bình sinh, ta cũng mù loà như anh mù ở trình-thuật, nhưng điều đó không kết tụ sinh-lực và ảnh-hưởng lên cuộc sống của ta là bao.

Chính vì thế nên, ta vẫn tháp-nhập vào người mình niềm hy-vọng vào các dự-án chính-trị và lịch-sử. Để rồi, kết thúc bằng sự giam-hãm chính mình vào các sự-nghiệp mang tính xã-hội và nhân-bản. Ngày nay, ở thế-giới hậu hiện-đại, người dân ở phương Tây đã không còn trông chờ vào bất cứ thứ gì từ lịch-sử. Họ thích để nó qua đi miễn là mọi việc khiến họ không bị nguy hại gì.

Hệ-quả khác cũng cho thấy mọi hy-vọng đều trở thành chuyện cá-nhân và có lẽ nhiều lắm cũng chỉ thuộc gia đình mình, thôi. Còn, xã-hội bên ngoài dường như không đụng chạm gì đến ta và cũng hững-hờ. Xem như thế, ta cũng trở nên mù loà bởi hiện có nhiều tính vị kỷ và hững-hờ đến độ, có người thấy dễ dàng để thay đổi thế-giới hơn đổi-thay chính con người mình!

Thành thử, lịch trình chính cho mọi người sống là làm sạch chủ nghĩa tư-riêng, cá thể. Điều này có nghĩa là: từ bỏ chủ nghĩa vị-kỷ bắt nguồn từ việc ta tập trung vào cá-nhân mà ra. Điều đó còn có nghĩa làm sạch nỗi khát-vọng ta vương-vấn những thứ bề ngoài ta đeo đuổi. Và có nghĩa: ta phải chấm dứt không còn ưu-tư lo-lắng cho sự tồn tại và đi vào trọn cuộc sống. Và có nghĩa, mọi lá buồm trên thuyền đều giương cao với ngọn gió thích-hợp và, theo cung-cách nghịch thường khi ta làm thế, tức ta chấm dứt việc chỉ biết chăm-lo cho chính mình và biết tìm kiếm linh-đạo tự-tại kết hợp với sự khôn ngoan để “thấy” người khác ở những nơi đang cần ta chăm sóc, giúp đỡ.

Nhiều người thường có ý-nghĩ khá hẹp-hòi về sự sống. Họ cứ tưởng sự sống con người gồm mỗi việc làm sao có thân hình đẹp, sống khoẻ mạnh trong môi-trường lành-sạch có quân-bình về tâm-lý và cảm-xúc, hít thở khí trong lành, ăn uống điều độ và mọi việc đều trôi chảy. Sự sống, hiểu đúng nghĩa, thật ra không phải thế. Sống như thế mới chỉ là có điều-kiện thể chất của sự sống, thôi.

Sự sống đích-thực mang ý-nghĩa rất tinh-thần biết rõ lý-do và khuôn thước mọi sự những ao ước được tự-do và làm chủ đời mình nhờ đó ta có thể cho đi chính con người mình theo cách-thức do mình chọn-lựa đến độ ta có thể yêu-thương mọi người và mọi người thương-yêu mình. Sự mù-loà của con người là ở chỗ đó. Nhiều người lâu nay ở trong tình-cảnh tuy không mù nhưng đã loà. Mù và loà từ lúc sinh ra trong cõi người, vốn được gọi là văn-minh/văn hoá của nhân-loại.

Tình-yêu đích-thực là bí-kíp và là chìa khoá giúp mọi người sống hạnh-phúc. Nhưng điểm nghịch-thường nằm ở chỗ tình-yêu không tùy thuộc ở ta. Nó không là mục tiêu khiến ta có thể chinh-phục được, cũng chẳng là mục-đích ta săn bắt hầu chiếm đoạt, mà là Huệ-Lộc ta thừa-hưởng như quà tặng vô giá. Ta không thể mua cũng chẳng chuyển nhượng nó bằng tiền bạc và Huệ-Lộc cũng chẳng là phần-thưởng bồi đắp cho những việc tốt lành ta từng làm. Nó chẳng bao giờ có nghĩa một quyền-hạn nào hết, mà chỉ là ân-huệ đặc-trưng đã biến-đổi hiện-hữu thành sự sống nơi ta.

Tình-yêu đòi ta chuẩn-bị mọi sự tự trong lòng, nhưng lại đến từ một sáng-kiến không do ta nghĩ ra. Ta có thể chờ đợi nguyện cầu cho tình yêu, nhưng còn tùy vào món quà cuối do Chúa tặng ban. Nó tùy thuộc việc Chúa có thương ta và mời ta đi vào sự hiệp-nhất hiểu-biết và thương yêu Chúa theo cách sống khiến ta trở nên giống Chúa hơn, do ta biết sống theo đường lối Chúa vẫn sống. Khi Chúa quyết-định yêu thương ta như thế, thì đó không chỉ trong chốc lát hoặc một quãng thời gian nào đó thôi, nhưng là mãi mãi đến thiên thu.

Nay ta biết Chúa có sáng-kiến yêu thương mỗi người và mọi người chúng ta. Nhưng, vấn đề là: làm sao ta biết được điều đó? Đó chính là: nhờ Chúa đã tỏ cho ta biết. Chính Ngài mặc khải cho ta biết khi Ngài nâng-nhấc Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết, vào ngày Phục Sinh. Không có Phục sinh, ta sẽ nghi ngờ nhiều về tình yêu của Ngài. Nhưng, khi Chúa vực mọi người trỗi dậy từ cõi chết, thì Ngài cũng có sáng-kiến tỏ lộ tình Ngài thương-yêu mỗi người và mọi người đang trong cảnh mù loà không hiểu biết ý-nghĩa thực về sự sống và về Chúa. Quả là, nhiều người vẫn mù lòa về thị-kiến ấy trong suốt thời gian họ sống trong đời…

Đây, là lý-do khiến ta để giờ ra mà suy-tư về việc sự việc Chúa gặp gỡ người thanh niên mù từ thuở bình sinh ngõ hầu giúp ta suy tiếp về Phục Sinh. Đó là ý nghĩa đích-thực của niềm tin vào Phục sinh ta thực hiện trong cuộc sống. Điều đó còn hơn chỉ là niềm tin đơn thuần. Đó chính là, nhận-thức rất đích thực về sự sống có niềm tin không mù loà.

Trong cảm nghiệm và tin như thế, cũng nên ngâm lại lời thơ còn bỏ dở, những hát rằng:

“Rồi mai đây, ta đi vào quên lãng,

Có ai còn tìm lại vết chân xưa.

Những nhánh sầu chia buồn trên lối cỏ,

Những cuộc đời lặng-lẽ chẳng ai đưa.”

(Miên Du – Rồi Mai Đây!)

Vết chân xưa để ngỏ, vẫn cốt để người người có cơ hội gặp gỡ tiếp xúc Chúa trong chốn tư riêng mật-thiết, rất thiên-đường. Thiên đường không mù loà, nhưng rất tin và rất yêu như Chúa làm.

Lm Kevin O’Shea, CSsR

Mai Tá lược dịch

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay