“Rồi mai đây có khi em quay về nơi cũ”,
Mang trong tim mình những ước mơ đã nhoà xưa
Làm sao khi tóc ta thay màu lòng ta vẫn
Tìm lại được ra bao hình bóng đã phai mờ.”
(Nguyễn Đình Toàn – Quê Hương Thu Nhỏ)
(Thư Galát 2: 15-16)
Trần Ngọc Mười Hai
Vâng. Câu hát nghe rất quen quen. “Rồi mai đây có khi em quay về nơi cũ” đã cất lên trong buổi “Hát Cho Nhau Nghe” với chủ-đề “Những Nẻo Đường Việt Năm thực-hiện vào năm 2013. Câu hát ấy vẫn còn vang vọng đến hôm nay. Như sau này.
Hôm nay, lại vẫn thấy những chuyện tình xảy ra như câu hát thêm ở bên dưới:
Đêm có mây sầu đưa.
Trăng giấu đi tuổi thơ.
Ven con sông dài.
Quê ta thiu ngủ.
Đêm nào đó ta đứng trông xa ngọn đèn lu.
Thắp trong sương mù dáng ai ngồi co ro.
Như quê hương mình thu nhỏ.
để người viễn xứ mang cho vừa.
Ngày đau thương kia ta còn nhìn thấy mình.
Trong tấm gương đầy nước mắt (í)
Trăm muôn lời than rồi khăn tang và tiếng thét.
Với bao nhiêu đời dở dang.
Người chờ người đi.
Đã như nhang tàn.
Người bỏ người thôi.
Khác chi nợ nần.
Đã trả xong.
Rũ sạch trơn.”
(Nguyễn Đình Toàn – bđd)
Vâng. Nợ trần đã trả xong. Nhưng, nợ đời vẫn có đó. Nợ ở đời, vẫn cứ hay, cứ tưởng mình đã mất, như câu người nghệ sĩ còn hát tiếp:
“Từ khi ta bước đi mới hay mình đã mất,
Trông ra nơi nào cũng như quê hương lượn quanh.
Một cơn gió lướt qua cũng nghe lòng tha thiết.
Tưởng một mùi hương nơi vườn cũ bay theo mình.
Và tiếng ai gọi ai.
Vọng mãi trong hồn tôi.”
(Nguyễn Đình Toàn – bđd)
“Tiếng ai gọi ai trong hồn tôi”, là như thế. Tiếng tôi gọi tôi ở một nơi, mọi chỗ lại có thể rất khác. Khác, như lời kể của một người, rất sau đây:
“Các Giám mục và toàn thể tín-hữu Công giáo cùng một “ràn chiên” với các ngài, nay vẫn được gọi mời “làm chứng nhân vui vẻ cho Đức Chúa đã Phục sinh-Trỗi dậy, ngõ hầu tất cả sẽ chuyển-tải niềm vui và hy-vọng đến với mọi người…
Đó là ưu-tư thấy rõ nơi lời phát-biểu của Đức Giáo Tông Phanxicô từng trần-tình với hàng Giáo-phẩm người Ý-Đại-Lợi vào hôm trước, tức ngày 18 đến 21/5/2015 ở Vaticăng.
Hôm ấy, Đức Giáo Tông còn nói thêm rằng:
Thật đáng buồn, khi tôi gặp vị giám-mục nọ, linh-mục kia hoặc tu-sĩ ấy như bị trời giáng, không động-lực hoặc mệt-mỏi. Mệt và mỏi, như thể con giếng khô ở đó chúng-dân không thể tìm thấy nước để uống vào cho đỡ cơn khát.
Và, Đức Giáo Tông Phanxicô còn kể cho các Giám-mục mình gặp để bảo rằng: trong hai năm ngài làm Giáo-Hoàng có hàng ngàn cuộc gặp gỡ với đủ người Công-giáo thuộc đủ mọi hạng, ngài đã nhận ra là bà con trong Đạo đã mất dần tính tập-thể hoặc gọi là sự hiệp-thông chân-chất giữa các giám-mục và giữa giám-mục với linh-mục tại nhiều phần đất khác nhau trên thế-giới.
Ngài có nói: một dấu-hiệu thấy rõ về việc ấy, là các vị nay để mất thói quen xét lại xem mình có thực-hiện tốt các dự-án đặt ra không, và việc thực-thi ấy có mang lại kết quả khá hiệu-nghiệm hay không và mình đón-nhận các dự-án ấy như thế nào.
Ngài cón bảo: Hội-thánh đã mất điểm tốt, tỉ dụ như: khi ai đó tổ-chức buổi hội-thảo hoặc sự-kiện nào đó, có để ý đến các tiếng-giọng thông thường ở bên dưới hay không, có làm ngưng-trệ cộng-đoàn mình chung sống không, có đáp-ứng cách bình-đẳng với các chọn-lựa, lập-trường và con người khác nhau thay vì chỉ cho phép chính mình thực-thi đến với các chân-trời mà Thánh Thần Chúa sai phái mình đi đến không.
Và, ngài cũng nói: Giống như Đức Kitô, các giám-mục không được tỏ ra “rụt rè hoặc không thích-đáng để lên án hoặc đánh-bại một não-trạng phổ-biến cách rộng rãi các hành-vi tham-nhũng cách công-khai hoặc trong chỗ riêng-tư khiến các gia-đình bình thường, giới trẻ, người hồi-hưu, cũng như đám người nghèo khổ bị đẩy lùi khỏi xã hội ngày càng trở nên nghèo và khổ hơn.
Đức Giáo Tông lại đã thúc-giục các giám-mục hãy ra đi mà đến với người của Chúa ngõ hầu bênh-vực họ khỏi mọi “cuộc đô-hộ ý-thức-hệ” lâu nay đã lấy mất đi lý-lịch và phẩm cách con người…
Đức Giáo Tông lại cũng nói với hàng giám-mục người Ý rằng: quá nhiều hội-đồng Giám-mục xem ra đã tảng-lờ thực-tại cụ-thể về dân con của các ngài khi viết ra những gì được coi như lời giảng dạy và hướng-dẫn mục-vụ cần có.” (xem Cindy Wooden, Call it as you see it, leave laity to do their job, Pope tells bishops, The Catholic Weekly 24/5/2015, tr. 29)
Lời mời gọi từ Đấng Chủ-quản ở trên cao tít, mãi tận thủ-đô của Giáo-hội, nếu diễn-tả cách bài bản bằng nhạc đời, lại thấy hơi giòng-giống giòng nhạc ở trên từng hát mãi:
“Ôi tiếng chuông chùa nào xa vói.
Thèm miếng khoai ngày đói.
Hỏi áo xưa mòn vai.
Và từng đêm nghe gió lay.
Khi nao ta về tới.
Soi trong gương sầu ấy.
Có còn ta nữa hay là ai”.
(Nguyễn Đình Toàn – bđd)
Mời hay gọi, có lẽ cùng một nghĩa. Ới gọi hay kêu mời, nào có khác chi một ý khác, khi Đức Giáo Tông, một lần nữa, lại lên tiếng ở buổi gặp gỡ Hiệp-hội các công nhân người Ý đồng thời là tín-hữu Đức Kitô của Hiệp-Hội, những nhủ rằng:
“Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến những thách đố đang đề ra cho Hiệp hội Kitô các công nhân Italia, đặc biệt là tình trạng gia tăng mau lẹ và rộng lớn những chênh lệch trong xã hội, kèm theo những hiện tượng như công ăn việc làm bấp bênh, làm lậu, và sức ép của các tổ chức bất lương, khiến cho nhiều người trẻ thiếu công ăn việc làm, phẩm giá của họ bị thương tổn, ngăn cản họ thực hiện cuộc sống nhân bản viên mãn. Ngài cũng mạnh mẽ phê bình sự kiện ở Italia có tới 40% người trẻ dưới 25 tuổi không có công ăn việc làm.
Trong bối cảnh đó, ĐTC nhấn mạnh đến 4 đặc điểm mà lao công cần phải có. Trước tiên là lao công tự do, qua đó con người tiếp tục công trình của Đấng Tạo Hóa. ”Đáng tiếc là ngày nay nhiều khi lao công phải chịu những đàn áp từ nhiều phía, của người đè người, của các tổ chức biến con người thành nô lệ, áp bức người nghèo, đặc biệt là nhiều trẻ em và phụ nữ.”
Tiếp đến là lao công sáng tạo, giúp con người diễn tả trong tự do và sáng tạo một số hình thức xí nghiệp, lao động hợp tác trong tinh thần cộng đoàn.
ĐTC nói: ”Không thể chặt đôi cánh của những người, đặc biệt là người trẻ, có bao nhiêu điều để cống hiến nhờ trí thông minh và khả năng của họ. Cần phải giải thoát họ khỏi những gánh nặng đè nén và cản trở họ đi vào thế giới lao động với trọn quyền lợi càng sớm càng tốt”.
Đặc điểm thứ 3 ĐTC nhấn mạnh, đó là lao công tham gia, giúp con người luôn nhìn thấy nơi mục đích của lao công khuôn mặt của tha nhân và sự cộng tác với người khác trong tinh thần trách nhiệm.
Ngài nói: “Nơi nào vì quan niệm duy kinh tế, người ta nghĩ đến con người một cách ích kỷ và coi tha nhân như những phương tiện thay vì như mục đích, thì lao công mất đi ý nghĩa nguyên thủy là tiếp tục công trình của Thiên Chúa, hướng đến toàn thể nhân loại”.
Sau cùng là lao công liên đới. ĐTC nói với các thành viên hiệp hội Kitô công nhân Italia rằng: ”Mỗi ngày anh chị em gặp những người bị mất công ăn việc làm, hoặc đang phải tìm việc.. Cần mang lại cho họ một câu trả lời. Trước tiên là tỏ ra gần gũi và liên đới với họ. Bao nhiêu chi hội của anh chị em có thể là những nơi tiếp đón và gặp gỡ cũng như giúp đỡ những người ấy”.
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các thành viên Hiệp Hội Kitô công nhân Italia luôn lấy nguồn hứng và sự hướng-dẫn từ đạo lý Kitô, trong niềm trung thành liên lỷ với Chúa Giêsu Kitô, với Lời Chúa và học hỏi áp dụng Giáo huấn xã hội Công Giáo, để đối phó với những thách đố mới ngày nay (SD 23-5-2015). (Xem Trần Đức Anh OP, dịch bản tin trên VietCatholcis News hôm 23/5/15 dưới đầu đề: “Đức Thánh Cha tố-giác tệ-nạn trong lãnh-vực lao-động).
À thì ra, tệ nạn xã-hội không chỉ thấy trong lãnh-vực lao-động ở Ý-Đại-Lợi mà thôi, nhưng còn ở nhiều nơi khác, kể cả Giáo-hội Công-giáo vẫn tự-hào rằng mình không thấy có tệ-nạn nào trong các hàng ngũ trên/dưới.
Thôi thì, gọi đó là gì cũng đặng. Miễn là tôi và bạn, ta vẫn hiên ngang mở tai nghe những lời dặn dò hôm trước có đấng thánh hiền lành từng bảo ban, như sau:
“Chúng ta bẩm sinh là người Do-thái
chứ không phải hạng người tội lỗi xuất thân từ dân ngoại.
Tuy nhiên, vì biết rằng con người được nên công chính
không phải nhờ làm những gì Luật dạy,
nhưng nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô,
nên chúng ta cũng tin vào Đức Kitô Giêsu,
để được nên công chính,
nhờ tin vào Đức Kitô,
chứ không phải nhờ làm những gì Luật dạy.”
(Thư Galát 2: 15-16)
Vâng. Đúng là như thế. Tệ-nạn ở đâu đó, có bao giờ công-nhận mình là tệ-nạn. Chí ít, là ở nhà thờ, nhà Đạo rất chính-chuyên. Tệ-nạn, nhiều khi chỉ là sự ỷ y mình là người công-chính từng tin vào Đức Kitô rất Công-chính và từng nhờ cậy vào Lề-luật do thế-quyền hay thần-quyền ban ra.
Thật ra thì, gọi bằng tự-vựng “tệ-nạn” cũng hơi quá đối với thần-quyền. Thế nhưng, theo ý của đấng thánh-hiền từ-nhân thì không thế. Hiền-nhân rất thánh ở thế-quyền hay thần-quyền là người nắm được chân-lý, nằm bên ngoài luật-lệ, dù ta gọi đó là luật Đạo hay luật đời.
Chỉ là chân-lý, như người kể ở bên dưới, một lần nữa, lại minh-định bằng những lời kể như sau:
“Dưới đây là 9 câu nói rất hay về chân lý của cuộc sống:
1. Trên đường đời, ta sẽ gặp những người đối xử tệ với mình. Không ai có bổn phận phải đối xử tốt với ta, trừ bố mẹ. Đối với những người đối xử tử tế với con, hãy trân trọng và biết ơn, nhưng cũng hãy đề phòng họ. Họ có thể đối tốt với ta vì mục đích nào đó. Hãy tìm hiểu động cơ thực sự. Đừng vội kết luận một người là tốt chỉ đơn giản vì họ ưu ái ta.
2. Không ai là không thể thay thế. Không có thứ gì trên thế giới này ta phải bám chặt lấy hay cố sở hữu bằng mọi giá. Nếu ta hiểu điều này, thì về sau, dù mất bất cứ điều gì trong đời, ta vẫn có thể đứng vững.
3. Cuộc đời rất ngắn ngủi. Đừng phí thời gian và năng lượng vào những người, việc, thứ không cần thiết. Nếu ta làm vậy, sau này ta sẽ nhận ra rằng ta đã lãng phí tất cả những ngày tháng qua.
4. Không có gì trên thế giới là mãi mãi, kể cả tình yêu. Tình cảm có thể thay đổi theo thời gian. Nếu một ngày nào đó ta mất đi người mà ta từng yêu tha thiết, hãy nhẫn nại. Đừng cố níu kéo những gì đã mất hay phóng đại cảm xúc của mình. Thời gian sẽ làm dịu nỗi đau. Thời gian sẽ hàn gắn tất cả.
5. Không phải tất cả những người thành công đều học hành đến nơi đến chốn, nhưng điều này không có nghĩa là ta có thể bỏ bê việc học của mình. Kiến thức ta có được là tài sản lớn nhất của ta.
6. Bố mẹ không mong đợi ta sẽ chăm lo cho bố mẹ khi các ngài về già. Cũng vậy, bố mẹ không có trách nhiệm phải bao bọc con khi con đã trưởng thành. Con có thể đi xe bus hay lái xe Benz đắt tiền. Tương tự, ta có thể ăn mì gói hay bào ngư. Lựa chọn đó thực sự do ta.
7. Ta có thể đối xử tốt với người ta nhưng đừng hy vọng họ đáp lại ta như vậy. Nếu ta không thể nhìn thấu điều này, về sau ta sẽ chỉ có thêm nhiều đau khổ, thất vọng.
8. Rất nhiều người mua vé số suốt nhiều năm nhưng cuối cùng họ vẫn trắng tay, nghèo đói. Để thành công hay giàu có, ta đều phải nỗ lực hết mình. Có một điều đơn giản cần nhớ là: Trên thế giới này không có gì miễn phí.
9. Chúng ta ở bên nhau như một gia đình chỉ trong cuộc đời này thôi, dù ta thích hay không. Vì thế, hãy trân trọng và nâng niu khi chúng ta bên nhau, chia sẻ, gắn bó. Dù muốn hay không, chúng ta sẽ không thể gặp nhau ở kiếp sau…” (Tsuki – Tổng hợp)
Nghe kể rồi, sao bạn và tôi, ta không hiên-ngang ngước mặt về phía trước hiên-ngang cả những lời dù không vui khi nghe thấy. Bởi, làm sao vui khi tâm-hồn mình còn vướng-vấn rất nhiều thứ. Cả những thứ và những sự diễn ra không theo ý mình muốn.
Vậy thì, tôi và bạn, ta cứ hiên ngang mà hát mãi những câu rằng:
“Rồi mai đây có khi em quay về nơi cũ”,
Mang trong tim mình những ước mơ đã nhoà xưa.
Làm sao khi tóc ta thay màu lòng ta vẫn
Tìm lại được ra bao hình bóng đã phai mờ.
Đêm có mây sầu đưa,
Trăng giấu đi tuổi thơ.
Ven con sông dài,
Quê ta thiu ngủ.
Đêm nào đó ta đứng trông xa ngọn đèn lu,
Thắp trong sương mù dáng ai ngồi co ro .
Như quê hương mình thu nhỏ,
để người viễn xứ mang cho vừa.
Ngày đau thương kia ta còn nhìn thấy mình.
Trong tấm gương đầy nước mắt (í)
Trăm muôn lời than rồi khăn tang và tiếng thét.
Với bao nhiêu đời dở dang.
Người chờ người đi.
Đã như nhang tàn.
Người bỏ người thôi.
Khác chi nợ nần.
Đã trả xong.
Rũ sạch trơn.”
(Nguyễn Đình Toàn – bđd)
Hát thế rồi, ta lại sẽ mạnh mẽ bước về chốn cũ, ở nơi đó vẫn có bạn hiền còn đứng chờ những người như ta, đang miên-man tìm kiếm “Quê hương thu nhỏ” là Nước Trời ở đây. Bây giờ. Theo quan-niệm rất Đạo của Đạo mình.
Trần Ngọc Mười Hai
Và những ngày lại cứ thấy
Quê hương thu nhỏ
Nằm mãi trong lòng mình
Rất giống mình.