“Nhìn nhau đi em, để thấy những giòng xanh,”

“Nhìn nhau đi em, để thấy những giòng xanh,”

“Hạnh phúc trần gian đang lăn từ khoé mắt.”

(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Mc 13: 24-32

Giòng xanh ấy, hôm nay đang tàn phá chốn dân gian, vẫn ngủ vùi.

Đó, là lời thánh Máccô nay nhắn nhủ ở trình thuật về cảnh tình trời đất rất nhũng loạn. Bởi, vẫn cứ tranh giành tiền bạc cùng quyền lực, nên thiên hạ hành hạ nhau, tàn phá/chém
giết nhau rồi cùng nhau đi đến chỗ tự diệt. Dân con ở đời, người người đang ở vào tình huống có cuộc sống vỡ đổ về văn hoá cả Đạo lẫn đời muốn cất bỏ mọi hỗn loạn khỏi đời mình. Là con dân Chúa, ta có thể và có bổn phận nói lên tiếng nói của mình để sửa sai thoát cơn tệ hại ngày thế tận. Nhưng, không kiểm soát được hỗn loạn ở chốn phồn hoa bát nháo, do hệ thống văn hoá, xã hội và chính trị mạnh hơn mình.

Tin Mừng chương 13, thánh Máccô không tạo cảnh hỗn loạn sánh tày vào ngày tận thế. Thánh sử chỉ trích dẫn những gì người xưa tưởng tuợng hoặc nắm chắc, thôi. Thánh nhân còn muốn nhắn nhủ dân con người đọc hãy để tâm vào lời dạy của Chúa, rồi nghe tiếp
câu nói ở đoạn sau: Chớ ưu tư/muộn phiền nhưng đề cao/cảnh giác quyết sống thực
lời Chúa, vì người người chẳng rõ tương lai mai ngày, mình ra sao. Hãy sống hiện tại, thế cũng đủ.

Thánh Máccô không là nhà thần học cánh chung, mà chỉ là đấng thánh khôn ngoan, biết sống thực tế ở đất phàm, mà thôi. Thế nên, thay vì lập đi lập lại cảnh thế tận, có lẽ ta nên để
tâm nhiều đến môi trường địa cầu, để thấy rằng: càng ngày ta càng thấy rối rắm, trục trặc xảy đến nhiều hơn mình suy đoán. Vì vậy, hãy nhất quyết làm điều gì đó, cho cánh chung. Chứ không chỉ sống đời hiện sinh thực tiễn. Đây, là lập trường nhằm cập-nhật-hoá chuyện cánh chung lẫn tư tưởng được thánh sử nói từ trước.

Cập-nhật-hoá tư tưởng, có 9 sự việc cần bảo nhau, là: tính đa dạng sinh thái, hay thay đổi khí hậu, ngập tràn chất nitrôgen, cách sử dụng đất, cạn nguồn nước uống, độc chất uế
tạp, dùng bình phun xịt không hạn chế, axít đổ vào biển vô trách nhiệm, tầng ô-zôn bị khuyết/thủng, vv…

Tính đa dạng của sinh thái, vẫn thấy dẫy đầy nơi đất trời. Một số loài, nay trên đường tuyệt chủng. So với tình hình vào độ 40 năm trước, thì nay có đến một phần ba loài thú đã
biến mất. Một phần tư động-vật có vú và một phần ba động-vật lưỡng-cư cũng như một phần tư tôm cá nước ngọt cùng 15% chim muông trên trời đang bị hoạ tuyệt chủng, cũng rất chóng. 65 triệu năm nay, đây là thời điểm nguy hiểm nhất trong đó nhiều loài đang bị đe doạ biến mất dạng, rất khủng khiếp. Thời đại trước cách mạng kỹ nghệ, mỗi năm chỉ thấy có một phần triệu thú loài bị hoạ tuyệt chủng. Nay, thì con số ấy gia tăng gấp bội lên đến trăm lần. Và, theo sự tính toán của các chuyên gia, có đến cả nghìn thú loài như thế đang biến mất, mỗi một năm. Sinh thái địa cầu nay lại bị đe doạ rất trầm trọng.

Khí hậu đổi thay nay thấy rõ. Không chỉ loài người mà tất cả mọi loài lâu nay chung sống đề huề/an vui trong bầu khí quyển có khí trong lành cùng thở, nhưng nay: sức khoẻ của mọi
loài cũng như chất lượng của sự sống, nay được cân đo đong đếm tính bằng số lượng thành phần trên cả triệu các-bon điôxýt bốc lên trời. Vào khi bắt đầu cuộc cách mạng kỹ nghệ, tỷ số thán khí ở bầu khí quyển là 280 phần trên một triệu các-bon điốxýt, nay đếm thấy nó lên 390 thành phần trong một triệu chất các-bpn điôxít. Hậu quả tiếp theo sau, là lớp băng tảng ở Bắc Cực đã nhanh chóng vữa chảy khiến nước biển cứ thế dâng cao. Khắp địa cầu, nay lại thấy nhiệt độ hâm nóng quả đất rất gia tăng. Lượng tuyết rơi ngày một ít, trong khi đó mực độ mưa dầm lại đã ở mức trầm kha, rất báo động.

Tệ hại hơn nữa, lại là tình trạng đất trồng trọt nay nứt nẻ/khô đanh, sông ngòi đà cạn nước, rừng xanh nay khô héo, nạn cháy rừng lại cứ bốc đồng tự phát. Các dấu hiệu của tình trạng
hiểm nghèo rày tăng nhanh vượt mọi ước đoán, so sánh. Nếu đà này tiếp tục, e rằng chẳng mấy chốc các tảng băng Bắc Cực cũng sẽ tan vữa; và mưa nguồn nhiệt đới cũng bị vạ lây.

Trong khi đó, chất nitrôgen từ phân-bón hoá-học lại đã xâm nhập sông ngòi, ao hồ và biển cả, đã khoanh vùng chết chóc dành để cho sinh vật chịu đựng đến tận tuyệt.

Sử dụng đất miền đặc trưng đáng lẽ không được phép tùy tiện cho mục đích nào khác ngoài ý hướng phù hợp với thiên nhiên, đất trời. Chốn miền tạm dung cũng như mưa mùa nhiệt đới tạo thực phẩm nuôi sống mọi loài, nay bị con người khai thác gỗ để kinh doanh khiến cây xanh đành chịu cảnh nhà giàu bức tử, chẳng cần nghĩ đến ai.

Nguồn nước trong xanh ờ sông ngòi, ao hồ, miền đất ướt vốn từng là nguồn sống cho phần tư động vật có xương sống hiện diện khắp thế giới, cũng bị cạn. Xưa nay, lằn ranh giới hạn sử dụng nước được chú trọng rất cẩn thận, nay thì hầu như con người chẳng còn biết
quan tâm đến cảnh báo là mình sắp sửa vượt lằn ranh khẩn trương ấy.

Chất độc phế thải tựa như thuốc DDT, bao ny lông, nhựa dẻo, vv. nay tràn lan đây đó khiến tôm cá cùng chim muông nuốt vào rồi đi dần đến cõi chết, hết thấy thiên đường. Cả đến thú
đàn ở dưới đất cùng loài chim trên trời cũng bị đủ mọi loại hoá chất giết chết dần mòn, hết chữa chạy.

Bình xịt phun đựng khí CFC cùng khói đen thải từ các lò kỹ nghệ dơ bẩn ở nước nghèo thuộc thế giới thứ ba kéo về xâm nhập đá băng Bắc Cực khiến tuyết trắng khi xưa nay trở thành xam xám đen bẩn chẳng còn kỹ năng phản ánh nắng ấm về nơi tăm tối, cần tia ánh hạnh phúc.

Nay thì, 85% biển sâu hầu như bị axít-hoá nhiễm đầy chất thải từ các nhà máy, vẫn cứ dồn về biển xanh, nay hết xanh. Kết cuộc, biển cả mênh mông chuyên hấp thụ dưỡng khí nay đã
nghẹn thở ngày một trầm trọng, khiến biển không còn khả năng nuôi dưỡng mọi sinh vật ở vùng biển, nữa. Thay vào đó, là chế độ axít-hoá đậm đặc ngày một gia tăng đến 30% so với dạo trước. Điều đó, cứ đe doạ mãi vùng biển san hô và mọi loài cá, tôm, điệp, mực từng là nguồn thực phẩm nuôi dưỡng mọi loài chim chóc cùng loài người này cạn biến. Cuối cùng, bầu khí quyển chứa đựng ôxy cho mọi loài hít thở lại cũng dần dà đặc sậm những là thán khí.

Lớp khí CFC đã và đang chọc thủng tầng ô-dôn cần thiết cho con người lại để cho tia cực tím tự tiện xâm nhập vùng hít thở của mọi loài khiến tình trạng sống của sinh vật trở nên
tồi tệ đến mức báo động. Thế đó, là cảnh báo không khác lời thánh sử nhắc ở Tin Mừng. Thế đó, còn có vấn đề: chúng dân nay có để tai nghe lời thánh hiền đề cao cảnh giác, nữa hay không? Và như thế, sự tàn tạ ngày cánh chung, một lần nữa, lại cũng sắp đến?

Cuối cùng, sử gia nhà Đạo mình có nên viết lại chương 13 Tin Mừng thay cho thánh sử Máccô thời đại chăng? Và, người người có nên tự chế việc sử dụng hoá chất độc hại mà thực hiện cuộc sống khắc kỷ/khổ hạnh thêm lần nữa? Có nên mở cuộc tranh luận so sánh nhu
cầu của môi trường và kinh tế không? Phải chăng, kinh tế thế giới rồi ra sẽ thắng cuộc? Và, người người có cần giáp mặt/đụng trận với các dấu chỉ thời đại để làm chậm bớt tiến trình hủ hoá vũ trụ, rất đáng sợ?

Hỏi thế rồi, lại cũng nên trở về với thực tại thi ca hầu ngâm lên câu thơ thực tế, vẫn còn đó:

“Nhìn nhau đi em, để thấy những giòng xanh,

Hạnh phúc trần gian đang lăn từ khoé mắt…

Tình đã đến trong những ngày độc dược,

trong những ngày rữa nát mọi tinh hoa,

trong những ngày sự sống diễn ra,

bằng điên dại dẫm bừa lên sự sống!

Nhìn nhau đi em, để thấy tình nhu thuận,

Bản năng sinh tồn sát ranh giới tử, sinh..”

(Nguyễn Tất Nhiên– Nước Trở Về Lành Lặn)

Ranh giới tử sinh, nay gần kề. Chỉ chờ anh và chờ em, ta quyết định trở về với Nước. Nước lành lặn, cũng là Nước của mọi người cần sống có Chúa, có mọi người cùng tồn tại, rất
vinh quang.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá luợc dịch

Maria Thanh Mai gởi

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay