“Em đến thăm anh đêm ba mươi,”
“Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi
Anh nói với người phu quét đường
Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em.”
(Vũ Thành An/Nguyễn Đình Toàn – Em Đến Thăm Anh Đêm 30)
(1Cor 1: 10)
Thăm anh mà chỉ đến vào đêm 30 thôi sao? Thăm anh đêm đó, có gì vui mà sao em vẫn cứ hát? Đêm 30 “nguyệt tận” buồn chết được, sao em lại cứ đến. Đến rồi, thì cứ giữ niềm vui ta có được vào mọi buổi chứ không chỉ vào đêm 30 thôi em nhé!
Vâng. Trên đây, có thể là một trong những ý-kiến phản-hồi của người nghe nghệ-sĩ hát ý/lời nhị vị đồng tác-giả, đã từng viết. Thêm nữa, nhờ giai-điệu lạ kỳ của loại nhạc thế kỷ lại đã đưa vào với thế-giới của đám trẻ đương yêu, nên đêm 30 mới đỡ buồn! Đỡ hơn cả, là câu ca rất lạ được viết như sau:
“Tay em lạnh, để cho tình mình ấm.
Môi em mềm, cho giấc ngủ em thơm.
Sao giao thừa, xanh trong đôi mắt ngoan.
Trời sắp Tết, hay lòng mình đang Tết.”
(Vũ Thành An/Nguyễn Đình Toàn – bđd)
Vâng. Sống trên đời, có nhiều thứ và nhiều sự xem ra cũng rất buồn, nhưng người người vẫn cứ cười; và đôi lúc lại cũng thấy vui. Vui có trộn lẫn nỗi buồn, khi đọc câu chuyện nhạt nhẻo hôm nào vào đêm 30 hay 31, có ý/từ như sau:
“Hôm ấy, nữ diễn-giả nọ đứng trước đám đông quần-chúng rất đa dạng, lại cứ hỏi:
-Ngày mai đây, đàn ông các anh sẽ ở đâu nếu phụ-nữ chúng tôi không có mặt trên đời này?
Diễn-giả dừng lại trong phút chốc, nhìn xuống hội-trường im phăng phắc, rồi hỏi tiếp:
-Tôi hỏi lại: hôm nay đây, đàn ông các anh sẽ ở nơi nào, nếu phụ-nữ chúng tôi không ở cạnh để phụ giúp?
Vẫn không thấy ai trả lời/trả vốn gì ráo trọi. Cuối cùng, từ cuối hội-trường có tiếng ai đó nói vọng lên:
-Thì, mấy cha nội ấy vẫn sống hạnh-phúc trong Địa đàng, chứ ở nơi nào nữa bây giờ hỡi bà cô bên chồng của tôi ơi!”
Vâng. Ý kiến của người đọc và người nghe, có thể là như thế. Còn, ý kiến của đấng bậc vị vọng thì khác, nên câu hỏi xem ra xấc láo, coi thường đám đàn ông. Quả là, nếu Giavê khi xưa không rút “khúc sườn cụt” khỏi bụng nam-nhân đầu đời, rồi tặng nữ-phụ thời ấy là Eva, e rằng nữ-lưu phận mình nay chừng cũng khá! Thôi thì, đó cũng chỉ là quan-niệm của người Do-thái ở Kinh Sách thời trước, mà thôi.
Vâng. Ngôn-ngữ đời thường nhiều lúc có hỏi/đáp, cũng vẩn vơ/ơ hờ nhiều khúc mắc. Hỏi và đáp, xem ra không mấy tôn-trọng hoặc tôn-kính ai hết. Hỏi và đáp cách an-nhiên/tự tại như Đức Phanxicô hôm ấy, lại đã kêu mời mọi người hãy có lòng tôn-trọng và tôn-kính mà tìm đến với nhau tạo bình-an, hài-hoà giữa các thế-lực kình-chống, vì mình mang danh con cái Chúa!
Và, trước một cử-toạ gồm các đấng bậc thuộc mọi thành-phần ở Trung-Đông và Do-thái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có nói:
“Mọi người chúng ta, ai cũng muốn được bình-an hài-hoà trong tâm hồn. Nhiều vị còn dựng-xây hoà-bình ngày này qua tháng nọ, cả trong giao-tế lẫn hành-xử ở ngoài đời. Trong số những người này, có người đang chịu mọi khổ hình nhưng vẫn kiên-trì làm hết sức mình, hầu trở thành người kiến-tạo hoà-bình, và công-chính.
Còn người khác, đặc-biệt là những người đang chịu khó/chịu cực hầu phục-vụ lợi-ích cho tha-nhân, nay chấp-nhận trở-thành công-cụ phục-vụ có tay nghề hầu dựng-xây hoà-bình thế-giới, đặc-biệt nhờ lời nguyện-cầu của chúng ta. Dựng-xây hoà-bình thế-giới là việc cũng khó làm. Nhưng, sống mà không có sự bình-an, hài-hoà giữa người cùng sống, khác nào cứ phải chịu nỗi cơ-cực liên-tục hành-hạ con người mình. Tất cả mọi người, nam cũng như nữ, sống ở nơi này hay trên thế-giới, vẫn cầu mong ta dâng lên Chúa niềm hy-vọng cao độ, hầu tạo nền hoà-bình chân-chính cho mọi người, ở trần-gian…
Dịp thuận đã tới với mọi người, để ta sống độ-lượng và sáng-tạo trong phục-vụ lợi-ích chung cho mọi người. Hãy can đảm lên, để rồi ta có thể kiến-tạo hoà-bình dựa trên hiểu biết và tôn-trọng quyền-hạn của hai thể-chế đang sống trên cùng một lãnh-thổ hầu tồn tại. Hãy cố-gắng sống hài-hoà, bình-an ngay bên trong đường ranh phân-cách có quốc-tế công-nhận…” (xem Sheila Liaugminas, Pope Francis and Middle East Peace, MercatorNet 27/5/14)
Nói theo cung-cách của đấng bậc ở Toà (cao rất) Thánh, vẫn khích-lệ mọi người hãy sống hoà-bình trong tương-kính, thì như thế. Thế nhưng, nếu ta lại nói như nghệ-sĩ lâu nay vẫn từng hát bài “Em đến thăm anh đêm 30”, có lẽ ta sẽ nói bằng tiếng hát, như sau:
“Tháng ngày đã trôi qua.
Tình đã phôi pha.
Người khuất xa.
Chỉ còn chút hương xưa.
Rồi cũng phong ba.
Rụng cùng mùa.”
(Vũ Thành An/Nguyễn Đình Toàn – bđd)
Có thể là như thế. Có lẽ là như vậy. Như thế và như vậy, tức: vẫn như nghệ-sĩ “bình chân như vại”, lại cứ dửng-dưng hát những ý-tứ và ý-từ sầu-buồn rót vào hồn người ngay đêm 30, khi em đến thăm anh.
Hát những lời ca trên, là hát lên một điệu buồn cả vào ngày vui như Tết, ắt đó là động-thái của nghệ-sĩ/nghệ-nhân hoặc người làm nghệ-thuật, không ngại nói hoặc hát ca-từ khá sầu buồn.
Hát lời êm-ái như thế, nhưng vẫn không biết người hát có tôn-trọng nhau hay không khi làm nghệ-thuật, là vấn-đề của mọi thời hệt như lời người viết thư gửi nghệ-nhân thân thương ở báo Úc, như sau:
“Ông Tolkien thân mến,
Phải nói ngay rằng: đây là chuyện lạ ít thấy, khi tôi gọi ông chỉ mỗi tên họ, mà thôi. Có thể, bà xã ông vẫn ơi ới gọi ông vỏn vẹn chỉ mỗi tiếng mỗi tên là Ronald thôi. Nhưng, bạn bè ở Đại học Oxford mình, lại vẫn thường có khuynh-hướng gọi ông đơn giản chỉ mỗi tên là Tollers thôi, kể cũng lạ. Và, một số vị khác, lại xưng hô tên tuổi của ông đầy đủ cả tước vị, là: Giáo-sư Tolkien thế mới chết!
Vâng. Hồi tôi còn mài đũng quần ở ghế nhà trường cách nay khá lâu, bạn bè trường lớp gồm những người giống như tôi lại cứ rủ nhau đánh cá đánh cược xem ai đọc nhiều nhất cuốn “Lord of the Rings” của ông đây? Khi ấy, có cậu bé tên Hugh dám đứng lên tuyên bố: mình từng “ngốn” trọn cuốn truyện này của ông những 11 lần, thế mới sợ! Mẹ của cậu, lại vẫn thường nổi cáu mỗi khi vào phòng thấy cậu “nửa đêm gà gáy đã canh ba” thế mà cậu vẫn say mê chùm chăn kín đọc cho hết cuốn sách chỉ bằng ánh sáng của chiếc đèn pin tay cầm, mà thôi. Và, mỗi lần nhắc tên tác-giả cuốn này, cậu bé Hugh lại cứ gọi ông đây bằng tên tục vỏn vẹn chỉ mấy chữ “J.R.R. Tolkien”, thật rất ngắn. Cậu ta còn tin rằng cuốn “Chúa tể loài nhẫn” sẽ chẳng bao giờ lọt vào mắt xanh của các nhà làm phim để rồi được dàn dựng thành phim truyện, khi nào hết cho mà coi.
Hôm nay, sở dĩ tôi vội viết cho ông đôi giòng này rồi lại gọi tên họ ông là “Tolkien” không phải vì sách ông đã được dựng thành phim truyện nhiều tập rất ăn khách, giúp bọn nhỏ tha hồ mà thưởng-lãm. Đồng thời, ý-tưởng ông viết trong sách nay lại được nhiều công-ty trên thế-giới chế thành đồ chơi Lego cho mọi người; rồi còn in hình tài-tử lên áo thun cùng nhiều thứ khác, rất nổi tiếng. Những chuyện như thế, dĩ nhiên chẳng bao giờ ông bận-tâm để mắt ngó ngàng đì đến. Tôi biết, ông là người rất mực điềm đạm, chỉ thích sách vở như hồi còn ở Đại học Oxford, nhiều năm về trước. Nội, ý-tưởng trở thành nhân-vật nổi tiếng khắp thế-giới vẫn là điều không tưởng, đối với ông. Ông lại đã từng là người có niềm tin sâu sắc, rất vững mạnh nên mới thành chuyện. Mỗi ngày trong đời, ông dậy sớm đi dự thánh-lễ vào lúc 7 giờ sáng. Cả ông lẫn bà Edith, đều là người xuất-thân từ chốn quê mùa, côi cút nên việc nguyện cầu của ông bà vẫn là phần quan-trọng trong chuyện tình trăm năm của hai người. Và, con trai lớn của ông bà, là John nay lại làm linh mục nữa, thì tôi còn gì để nói nữa đây?
Sở dĩ tôi viết cho ông những giòng này, vì năm nay ta mừng kỷ niệm 100 năm bộc-phát thế-chiến thứ nhất, tức một trong các cuộc chiến thảm-hại nhất trong lịch-sử của nhân-loại. Đây là thứ thiên-tai thật thảm-bại tạo cho thế-giới rất rối-bời của ông cũng như tôi và tất cả mọi người. Về tuổi tác, ông lại là người lẽ đáng cũng có mặt vào thời ấy. Dù không biết, ông vẫn trở-thành một phần của tiến-trình chữa-lành các vết thương cùng dị-tật ấy.
Năm 1916, thoạt bước vào độ tuổi 24, tức không lâu sau ngày ông lấy gia-đình, ông được thăng-chức trở-thành viên Trung-uý phục-vụ đội-ngũ chuyên-biệt về hoả-châu ở Lancashire. Đội-hình đặt dưới quyền ông cai-quản, đã phải “trụ” ở hậu-tuyến suốt hai tuần liền, chờ các bạn chiến-binh bị thương-tích đưa từ trận-tuyến Somme trở về để chữa chạy. Ông đã thấy khiếp-sợ, khi có người lôi chuyện đời ông ra bàn-luận. Sự việc này, càng làm cho mọi người biết thêm nhiều điều về ông, khi ông được thuyên-chuyển ra tiền-tuyến hôm 14/7/1916, hầu chứng-kiến các cảnh-tượng khó có thể diễn-tả dưới ngòi bút của người bình-thường. Theo cách nào đó, ông thật may-mắn khi lên cơn sốt ngay ở dưới hầm-trú và trở-thành phế-nhân rồi được gửi về Luân Đôn, vào những ngày sau đó.
Có câu chuyện nhỏ cũng đem lại nụ cười cho nhiều người, là: khi ông tìm cách giúp các chiến-binh người Đức một đôi chút, trong khi ông chú-tâm vào việc yêu-cầu người lính đó sửa cách phát-âm tiếng Đức quê mùa của ông. Và sau đó, ông còn thêm vào đoạn phê-bình Sam Gangee, là nhân-vật xinh xắn được lồng vào phim truyện bằng tất cả sự tôn-kính mà ông từng tạo cho người lính bình-thuờng vì họ luôn ở trong tình-trạng hỗn-loạn tâm-thức, vào lúc đó.
Ông đã bỏ ra khá nhiều giờ để ráp nối mọi truyện kể, đến độ vợ ông bị quên bẵng ở nhà lo cho 3 con nhỏ, khi ông cứ phải chiến đấu chống lại thứ quỷ ma độc-ác là chiến-tranh. Lâu nay, ông như bị cuốn hút bởi ý-tưởng phải làm sao tạo ngôn-ngữ lạ để hấp-dẫn được người đọc, thì nay khuynh-hướng ấy lại đã nuốt trọn con người của ông trong đó. Đành rằng, ngôn-ngữ bao giờ cũng cần cả chặng dài lịch-sử và cộng-đồng sinh sống, thế nên truyện The Silmarillion đã ra đời, để góp mặt với mọi người. Tôi đây, chắc chắn không là người đầu tiên nhận ra rằng cuốn “Chúa Tể Loài Nhẫn” đã đối đầu giáp mặt với cung-cách thâm-sâu hầu triệt-hạ nhân-loại mà ông từng trải-nghiệm ngay từ đầu, khi khởi sự viết lách. Đây là tác-phẩm đặt tin tưởng mạnh mẽ vào sự công-chính của Đấng Độc Nhất Vô Song. Sách lại được viết qua thị-kiến quyết tái-tạo mọi trật-tự cho con người. Đây là điều mà tôi dám gọi là: tính-chất rất Kitô.
Thế-chiến thứ nhất đã khiến gia-đình nhân-loại bị vùi dập, thật sâu. Với nhiều người, nó dẫn đưa vào chốn tuyệt-vọng cả về khả-năng sáng-tạo ngôn-ngữ, nữa. Cuối cùng thì, không hiểu làm sao ông lại có thể diễn-tả được sự hung-tàn của chiến-tranh đến độ không gì có thể chê-trách được, thế? Ông lại đầu-tư rất mạnh vào tình thương-yêu bằng việc tìm ra ngôn-từ thích-hợp cho nó. Ông chẳng bao giờ muốn có đuợc thứ gọi là “tranh tối tranh sáng” rất mờ ảo, nhưng ông đã giúp đem lại ánh-sáng chói chang cho thế giới này. Đó là điều tôi hằng tôn-trọng ông rất nhiều.
Nay kính,
Michael McGirr
(A letter to Tolkien)
Cuối cùng ra, thì tôn-trọng hay tôn-kính lẫn nhau ở trong đời, vẫn là vấn-đề quan-trọng để ta xây-dựng một thế-giới có thương yêu hết mọi người ở mọi nơi, mọi lúc. Cả, từ lúc có thế-chiến thứ nhất hay vào những “đêm 30 khi em đến thăm anh” hoặc vào ban ngày ban mặt, như lúc này.
Vâng. Lúc này là lúc này đây, khi người người ở huyện bỗng dưng trở nên vô hồn hoặc vô cảm không còn biết “tương kính như tân” nữa. Tương kính rất như tân, không chỉ vào lúc mới ở gần và ở chung đụng nhau trong mọi ngày ở đời. Mà, là những thời những khắc gần cận nhau, biết đến nhau trong cộng-đoàn tình-thương nào khác, mình vẫn sống.
Tương kính như tân, còn là tôn-trọng bất cứ thứ gì tạo niềm vui tươi, thương mến đối với mình và với người, như đấng thánh hiền-lành, từng nhủ khuyên:.
“Nhân danh Đức Giêsu Kitô,
Chúa chúng ta,
tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau
trong lời ăn tiếng nói,
và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em,
nhưng hãy sống hoà thuận,
một lòng một ý với nhau.”
(1 Corinthô 1: 10)
Tương kính như tân, còn là tôn-trọng và tương-kính nhau cả khi biết được rằng cuộc đời còn có những thứ và những sự cần tương-kính hoặc tương-trợ. Tương kính và tương-trợ, cả vào khi mình sống thực trong đời có những thứ và những sự được kể như chuyện thường tình ở đời, diễn-tả bằng thơ văn của người đời, rất như sau:
“Một tờ Giấy khai sinh
Đời bắt đầu từ đó
Khổ, vui.. rình lấp ló
Theo gót ta vào đời.
Rồi suốt bao năm trời
Miệt mài cùng sách vở
Phấn đấu cả một thời
Được mảnh bằng, ná thở!
Kế, nên chồng nên vợ
Một tờ giấy kết hôn
Từ đó xác lẫn hồn
Trói trăn vào ngục thất.
Xuôi dòng đời tất bật
Tranh đấu cùng bon chen,
Nhọc nhằn biết bao phen
Một tờ tiền ”xỏ mũi”
Phải ra lòn, vào cúi
Mới được tờ ”thăng quan”.
Muốn ngó dọc, nhìn ngang
Phải bao lần khúm núm.
Bằng khen, ôi hí hửng
Danh dự được là bao!
Chút hư vinh sóng trào
Ai vỗ tay hoài mãi.
Tuổi chiều đời bải hoải
Đến phòng mạch mới hay.
Cầm giấy bịnh trên tay
Thở dài, từ nay khổ..
Một ngày buồn, nghỉ thở
Xuất hiện tờ điếu văn
Mấy mươi năm cõi trần
Giấy vàng.. bay đầy phố.
Mấy ai bừng tỉnh ngộ
Buông những tờ giấy trên
Giá trị đời đặt lên
Khiến ta thành nô lệ.
Mắc gì mà phải thế!
Gót chân mòn ngược xuôi.
Thôi đuổi bóng tìm mồi
Liền thảnh thơi cười nụ.
Hãy sống đời lạc trú
Với hiện tại đang là.
Từng ngày từng ngày qua
Hồn thăng hoa, tỉnh thức.
Mảnh giấy nào là thực
Khi hơi thở.. chê rồi?
Tất cả là trò chơi
Bởi loài người sáng tạo
Tương đối và hư ảo
Trên kiếp đời mong manh.
Ai buông giấy không đành
Còn chạy quanh mù mịt…
Tương-kính lẫn nhau, là cùng nhau tạo nụ cười rất thảnh-thởi, để rồi cuối cùng bầy rỏ tâm-tình tỏ bày cho nhau, cả vào những đêm tối trời rất 30, khi em đến thăm anh hoặc anh đến thăm em, thăm rất nhiều người, rồi sẽ hát những lời tình-tự rất không thiếu, như bên dưới:
“Em đến thăm anh đêm ba mươi,”
“Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi
Anh nói với người phu quét đường
Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em.”
(Vũ Thành An/Nguyễn Đình Toàn – bđd)
Thăm anh đêm 30 hay đêm nào cũng đặng, miễn em và anh cứ tỏ-bày tình thương như mọi ngày. Thăm anh đêm 30 hay ngày khác, vẫn cần anh và em nói với nhau những lời tương-kính-như-tân vào ngày mình mới quen biết, để sẽ sống gần/sống mãi bên nhau rất nhiều ngày, trong đời.
Cuối cùng thì, có đến thăm anh hay thăm em đêm 30 không để kể cho anh hay cho em những chuyện “buồn thế-kỷ” nhưng chuyện tâm-tình giữa hai bạn tri-kỷ từng thở than, như sau:
“Có ông bạn nọ, vốn buồn tình vào đêm 30 nguyệt tận, gần Tết, bèn đến thăm bạn hiền gần nhà mà kể lể đôi chuyện buồn cho nguôi ngoai như sau:
-Trời đất! Tết nhất đến nơi rồi, mà sao mặt mũi anh cứ bơ phờ buồn bã đến như thế?
-Chả giấu gì anh, mình đang có chuyện buồn trong gia đình, anh ạ!
-Chắc hai vợ chồng lại gấu ó cãi nhau rồi chứ gì? Gì thì gì chứ Tết nhất rồi, bỏ qua đi chứ!
-Bỏ thì cũng được. Nhưng đằng này không phải do vợ mà là do thằng con còn nhỏ mà thôi!
-Sao thế? Ai lại bỏ con bao giờ? Hình như anh chỉ có mỗi đứa con trai thôi, làm sao bỏ?
-Vâng. Đúng thế. Nhưng, lúc này nó tệ quá anh ạ. Ai đời, mới tí tuổi đầu mà đã nghiện rượu rồi ,mới chết chứ!
-Thế thì tai hại thật! Vậy bây giờ anh chị tính thế nào?
-Ấy đấy, tôi đành phải tự đi mua rượu thôi, chứ cứ nhờ nó mua là y như rằng lúc về chỉ còn chừng phân nửa… Anh tính xem tôi nên bỏ bỏ nó đi cho khuất mắt không?
-Tôi khuyên anh bỏ rượu thì được chứ đừng bỏ con. Tức: không uống nữa, thì cả bố lẫn con đều còn đó, không buồn đâu. Nghe tôi đí. Với lại ngày mai Tết nhất đừng có mà buồn rười rượi như đêm 30 nữa nhé!”
Nghe truyện, lại nhớ đến thơ, đến câu nhạc trên vần hát rằng:
“Em đến thăm anh đêm ba mươi,
Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi
Anh nói với người phu quét đường
Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em.”
(Vũ Thành An/Nguyễn Đình Toàn – bđd)
Hãy hát mãi như thế, những lời ca vào đêm 30 hay 31 gì cũng được. Nhưng, chỉ hát mỗi lời vui thôi; rồi, sẽ nói với người phú quét đường đế “xin chiếc lá vang làm bằng chứng yêu em”. Bởi, những lời vui như thế, mới đáng là lời lẽ ta cần minh chứng với nhau, suốt cuộc đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn cứ mong cho mình
và cho người
câu yêu-thương tôn-trọng
và tôn-kính nhau,
suốt cuộc đời.