TỪ HUN SEN ĐẾN HANG CHUON NARON, VÀ NỖI NHỤC CHO VIỆT NAM
Đỗ Ngà
Đất nước Campuchia là đất nước trải qua 2 giai đoạn cộng sản. Giai đoạn đầu là Cộng Sản Kmer Đỏ, quân này cho truy giết tầng lớp trí thức và chỉ giữ lại tầng lớp dân ngu dễ trị, trong đó có 80% giáo viên bị giết. Chính vì vậy nên trí tuệ dân tộc này gần như trở về số zero tròn trĩnh. Sau thời CS Kmer thì đến CS Heng Samrin, đâu là một chế độ bù nhìn do Việt Nam dựng lên và tất nhiên bên trong nó cũng rập khuôn Việt Nam. Cộng Sản nào cũng như nhau cả, cũng thực hiện chính sách ngu dân để trị. Có điều chính quyền CS Heng Samrin thì thực hiện chính sách giáo dục ngu dân còn chính quyền CS Kmer Đỏ thì giết trí thức.
Đến năm 1993 đất nước Campuchia chuyển sang thể chế Quân Chủ lập Hiến và Hun Sen- một cựu bộ trưởng ngoại giao trong chính quyền CS Heng Samrin được ngồi vào ghế đồng thủ tướng cùng với hoàng thân Norodom Ranariddh. Năm 1998 thì Hun Sen đảo chính lật Norodom Ranariddh và độc chiếm ghế thủ tướng cho đến nay. Nói cho cùng Hun sen cũng là CS, vì vậy mà sau thời CS Heng Samrin, Hun Sen cần phải có một thời gian đủ dài để ông ta gột rửa được tư duy CS đã thấm vào người ông ta.
Và thực tế cho thấy Hun Sen chứng tỏ rằng ông ta đã thoát khỏi mớ lý thuyết giáo điều của CNCS và có cái nhìn chiến lược hơn. Trong các nước Đông Nam Á thì Singapore là quốc gia có mô hình phát triển dựa trên sự học hỏi Phương Tây trong việc tuyển chọn con người tài cho đất nước và thiết lập cơ chế minh bạch. Hun Sen đã nhìn sang Singapore và cho đến hôm nay, ông ta đã vứt bỏ toàn bộ những thứ cặn bã của CS trong người ông và hướng tới xây dựng mô hình giống Singapore.
Học Lý Quang Diệu trong công cuộc xây dựng quyền lực cho gia tộc, ông Hun Sen đã đầu tư cho con trai Hun Manet xuất ngoại và học tại Học Viện Quân Sự West Point danh tiếng của Hoa Kỳ và sau đó trở về tiếp quản dần quyền lực. Con đường ông chọn khá giống với cách mà Lý Quang Diệu đào tạo Lý Hiển Long.
Năm 2013 ông Hun Sen đã mạnh dạn bổ nhiệm Hang Chuon Naron một nhà kinh tế tốt nghiệp đại học Lyon – Pháp làm bộ trưởng bộ giáo dục. Đây có thể nói là một bổ nhiệm thành công của ông Hun Sen khi ông ta nhìn thấy tài năng thực sự của ông này.
Đứng ở góc độ kinh tế, ông Hang Chuon Naron nhìn nhận rằng, không chỉ ở Campuchia, mà ở các nước phát triển cũng vậy luôn có những người có khả năng tiếp thu nền giáo dục tiến bộ và những người không khả năng. Những người có khả năng ấy nguồn chất xám tiềm năng rất lớn cho sự phát quốc gia, sẽ lãng phí rất lớn nếu đất nước không thể khai thác nguồn chất xám này. Như vậy cải cách giáo dục là chính sách cốt lõi để cho những người có khả năng ấy có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến.
Khi tiếp quản nền giáo dục Campuchia, ông Hang Chuon Naron đã nhìn ra ngay cái tỷ lệ 80% đậu tốt nhiệp trung học là ảo. Vì ông ta thừa biết nền giáo dục của Campuchia trải qua 2 đời CS cai thị thì nội lực bên trong không còn gì cả. Và bước sang thời Quân Chủ lập Hiến thì đất nước này vẫn chưa có lần cải cách giáo dục triệt để nào để thay đổi. Vậy nên ông ta muốn lột bỏ cái tỷ lệ dối trá 80% ấy để xem chất lượng thực tế của nền giáo dục Campuchia là như thế nào?
Để lột được tỷ lệ 80% dối trá đó, việc đầu tiên là ông tăng lương giáo viên lên gấp đôi để giáo viên sống được vì lương, tiếp theo ra luật phạt nặng những giáo viên nào dính tiêu cực để cho họ biết sợ mà chùn bước, và cuối cùng ông áp dụng cơ chế minh bạch để đảm bảo rằng, ai đã làm dối thì không thể che đậy. Kết quả là tỷ lệ đậu tốt nghiệp từ 80% rớt xuống còn 26% vào năm sau. Đấy là một cuộc cải cách chấn động xã hội. Tuy nhiên với tỷ lệ đậu tốt nghiệp 26% là tỷ lệ thật, dựa vào đó ông ta và bộ máy giáo dục mới có định lượng mà ra chính sách.
Với chính sách hợp lý thì từ năm 2014 thì tỷ lệ đậu tốt nghiệp tăng dần qua hàng năm và hiện nay đã đạt 64% năm 2017, và 64% này là thỉ lệ thật. Khi tỷ lệ đậu tốt nghiệp tăng lên đến 80% thì xem như Hang Chuon Naron đã thay 80% đậu tốt nghiệp giả tạo thành 80% đậu tốt nghiệp thật, và đây là nền tảng để thay máu nguồn chất xám cho đất nước Campuchia trong tương lai. Song song đó, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa các lớp 10 đến 12 giảm từ 23,8% năm 2015 xuống còn 19,4% năm 2016. Tất nhiên, với chính sách tăng gấp đôi lương và nhiều chương trình cải cách thì ngân sách giáo dục đã tăng lên từ dưới 10% chi tiêu quốc gia vào năm 2013 lên 18,3% vào năm 2016.
Cũng với con mắt của một chuyên gia kinh tế, ông Hang Chuon Naron cho rằng, muốn rút ngắn khoảng cách với thế giới nhanh nhất là đầu tư vào công nghệ. Điều này phù hợp với xu hương thế giới và việc Tàu Cộng phát triển công nghệ vượt Tây Âu và tiệm cận với Mỹ là minh chứng. Hiện nay ông cho thiết lập chương trình thúc đẩy vai trò của công nghệ trong trường học bằng cách xây dựng các phòng thí nghiệm CNTT-TT được trang bị tốt và khuyến khích học sinh học tập do các nhân viên đào tạo về phương pháp giảng dạy sáng tạo. Sắp tới ông ta cho triển khai ở 200 trường học tại tất cả 25 tỉnh thành và ông ta dự tính mất khoảng 10 đến 15 năm sẽ thu hẹp được khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Hun Sen là một kẻ tham quyền, tuy nhiên ông ta không mù quáng và ích kỷ đến mức hy sinh quyền lợi quốc gia để bảo vệ quyền lực cho gia tộc như ĐCS Việt Nam đang làm mà ông ta chọn cách cách khác, ông ta nâng cao năng lực lãnh đạo cho con cái để làm sao chúng theo kịp với mặt bằng thế giới. Về vấn đề quốc gia đại sự, ông ta không chọn người bất tài như người kiểu chọn Phùng Xuân Nhạ của nhóm lợi ích ở Việt Nam, mà ông ta mạnh dạn chọn người có năng lực vào ghế bộ trưởng và giao quyền để họ kiến thiết quốc gia. Chỉ một mình Hun Sen cũng đủ bỏ rất xa bộ Chính Trị ĐCS Việt Nam về tầm nhìn chiến lược và khả năng quản trị đất nước.
Như chúng ta thấy, bệnh dối trá ở Campuchia đã được Hang Chuon Naron triệt tận gốc trong vòng 4 năm thì tại Việt Nam được CS nuôi dưỡng và phát triển nó đã đến mức bất trị. Ngày xưa nạn bằng cấp giả, học hành giả tràn lan nhưng chưa ai dám công khai dùng bộ máy công an bảo vệ cái giả đó, thế nhưng hiện nay thì chuyện đó đã xảy ra ở đất nước này. Vụ ông Bí thư Đăk Lăk Bùi Văn Cường bắt giam ông Phạm Đình Quý và ông Hoàng Minh Tuấn là ví dụ. Điều đáng nói là chính quyền CS cũng đang dùng báo chí để dung túng cho điều đó. Đây là cái thua rõ ràng của Việt Nam trước người anh em Campuchia.
Hậu CS, thì sẽ mất một thời gian để quốc gia hiệu chỉnh chính sách tạo đà theo những nước phương Tây. Và hiện nay Hun Sen đã tạo đà cho đất nước campuchia bằng cách đào tạo con cái có thực học và chọn người tài vào bộ máy. Hậu Hun Sen thì Việt Nam chỉ có thể ngửi khói Campuchia mà thôi.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://tuoitre.vn/bo-truong-thuc-tam-giao-duc-campuchia…?
https://southeastasiaglobe.com/hang-chuon-naron/