THĂM CHỒNG
Thương tặng chồng và các con tôi,những người đã
chung góp đau khỗ với tôi trên quê hương..
BẠCH – TUYẾT
Chúng tôi yêu nhau khi còn ở Trung học,sáu năm sau mới cưới nhau Và khi đã có năm đứa con,chưa bao giờ xa nhau quá một tuần.Vậy mà khi đất nước được gọi là”giải phóng “năm 75,vợ chồng tôi phải chia tay…không biết bao giờ mới được gặp mặt…
Đứng trước cỗng trường Petrus Ký ,chi ngăn cách có cái cỗng rào ,nhưng tôi cảm thấy đã có cái ngăn cách thật sư rồi ,một sự ngăn cách vô cực!Tôi nhìn bóng dáng của chồng tôi xa dần…xa dần.
Bao nhiêu đau khỗ của người đàn bà bơ vơ với năm đứa con thơ dại -lớn nhứt 11 tuổi và nhỏ nhứt mới biết nói bập bẹ-ngày qua tháng lại sống trong đợi chờ thương nhớ và tuyệt vọng…tôi hận thù cộng sản bấy nhiêu.
Khi nhận được lá thơ đầu tiên của chồng tôi từ miền Bắc ,tôi quyết định phải đi thăm.
Không rành đường đi,không biết nơi đến,trong tay võn vẹn một bao thơ(viết bằng ám số )với chữ Vĩnh Quang(Vĩnh Phú )tôi cùng người dì chồng quãy gần 100 ký lô ra đi sáng mùng bốn Tết mùa Xuân năm 79.
Tôi không biết phải tả làm sao cho hết nỗi sơn trường của một người đàn bà mang trong tay 7 giỏ hành lý nặng, phương tiện chuyên chở không có,đến nỗi khi mệt mõi quá tôi và dì tôi phải mang mỗi lần 1 giỏ một và đi trỡ lại xách tiếp…thành quãng đường dài gấp ba lần.Vậy mà chúng tôi lại đi lạc đường,thay vì Vĩnh Phú Tam Đão gần hơn tôi lại đi Vĩnh Phú Ấm Thượng.Chúng tôi phải lui trỡ lại 80 cây số…
Đến ngày thứ sáu tôi tới trại Vĩnh Quang A,sau khi trình giấy tờ,hồi họp chờ đợi…Hai người cán bộ cộng sãn đang kè hai bên một người trẻ tuổi ,gương mặt sáng láng…nhưng không đi dược vì thiếu dinh dưỡng.Tôi rụng rời…nhưng không phải chồng tôi ,đó là một sĩ quan trẻ Sài Gòn có thân nhân miền Bắc thăm nuôi. Còn tôi cán bộ cho biết là Vĩnh Quang A không có tên anh ấy ,phải đi bộ thêm 5 cây số nữa để tới trại B.Chúng tôi quãy gánh ,leo núi tới trại B là 3 giờ chiều. Nhưng lại thêm một thất vọng nữa người can bộ cầm phong thơ trã lại “rất tiếc là anh ấy khong có ở đây”.
Sáu ngày đêm chỉ uống nước và ăn vặt…ba lần đi lạc ,tôi chán nãn và muốn khóc thốt lên với dì tôi:”Nếu không tìm ra dược ảnh ,con quăng đồ đạc này xuống hố và nhảy theo…chứ không về nhà khi chưa gặp được mặt chồng” Người cán bộ thấy vậy động lòng?cầm bao thơ một lần nữa…vô trại tìm.
Dì cháu tôi đứng ngay ngoài cỗng chờ đợi.Ba mươi phút sau tôi nhìn thấy từ xa chồng tôi-bốn năm trời mới được thấy mặt-mặc bộ đồ bà ba đen tươi cười khi thấy tôi.Tôi la lên :”Dì ơi…anh Cẩn kìa…tìm được rồi dì ơi…”
Chúng tôi được ngồi nói chuyện ở “phòng tiếp tân”(?) ngăn cách bỡi cái bàn dài
người cán bộ cộng sãn ngồi ở giữa ,vợ chông tôi ngồi đối diện theo sự “hướng dẫn”của cán bộ chứ không được ngồi gần .
Câu đầu tiên anh nói với tôi :”Anh không ngờ được vì em là người đầu tiên từ
Sài Gòn ra thăm ở trại này!”Sau đó anh chỉ ngồi mĩm cười để nghe tôi nói.Còn tôi
thật bình tĩnh ,tôi rất ghét khóc trước mặt kẽ thù.Tôi mốn cho họ thấy rằng dù tôi bị
mất tất cả:mất chồng ,mất của cải ,mất niền tin ,mất tự do…tôi vẫn luôn tươi cười
trước họ. Tôi nói thao thao bất tuyệt chuyện nhà cữa ,chuyện con cái ngoan và học giỏi(thật sự con tôi cũng rất ngoan và học giỏi ,đó cũng là niềm tự hào để tôi sống ).Tôi muốn níu thời gian ngừng lại ,chồng tôi chắc cũng nghĩ như tôi.Anh không hề ăn uống gì cả mặc dù thức ăn đang bày ra cả bàn và tôi biết anh đã thiếu ăn từ năm này đến tháng kia…Anh chăm chú nghe và đắm đuối nhìn tôi như muốn nuốt trọn tôi vào tim óc của anh.
Nữa giờ sau người cán bộ chấm dứt câu chuyện của chúng tôi:”Thôi anh thu xếp đồ đạc để vô trại.”
Chồng tôi đứng dậy nắm lấy tay tôi ,hôn phớt nhẹ lên trán một cái.Tôi rụng rời không phải vì xúc động bỡi cái hôn mà vì thương chồng quá…lo sợ anh ấy phải bị nặng nhẹ kiễm điễm…Chồng tôi gánh quà vô trại ,tôi đau xót ngậm ngùi đứng nhìn bóng dáng anh từ từ khuất dần…
Bấy giờ tôi mới bật khóc,bao nhiêu nỗi uất hận chất chứa bấy lâu nay…tuôn tràn ra.Tôi khóc như chưa bao giờ được khóc.
Chiều Xuân ở Tam Đão thật ãm đạm ,mưa bay lất phất ,chung quanh tôi là đồi núi chập chờn ,cao ngất.
Dì cháu tôi ở lại trại một mình với cây đèn bão leo lét.Tôi khóc suốt đêm đó ,từ Nam ra Bắc ,6 ngày đi đường vất vã ,gần nhau trong gang tấc mà chỉ được nhìn nhau có nữa tiếng đồng hồ.Bây giờ người trong ngục tối ,kẽ ở ngoài trại…biết đến bao giờ mới đươc gặp nhau đây?
Tiếng kẽng đỗ rùng rợn buổi sáng ,chỉ có ở với cộng sãn mới thấm thía tiếng kẽng này ,nó báo hiệu cho một ngày nô dịch lê thê của dân Việt Nam.Chúng tôi từ giã núi đồi ,từ giã”trại tiếp tân”lạnh lẽo…từ giã người yêu quý nhứt đời…đau xót
,ngậm ngùi xách túi nhẹ ra về.
Mười lăm ngày sau tôi mới về tới nhà gặp lại các con.Tôi bị mất ngủ khi đi thăm chồng về >Nhắm mắt là chập chờn hình ảnh chồng tôi ,nhắm mắt là lờ mờ hình ảnh người sĩ quan trẻ không đi được vì thiếu ăn…chập chờn từng đoàn người tù binh đi làm khỗ dịch ngoài ruộng ,bên núi ,Họ lặng lẽ âm thầm…
Tôi thấy xót xa đau đớn và thương tất cả những sĩ quan cùng cảnh với chồng mình ,họ phải sống nhục nhằn ,đói khát ,đọa đày trong lao tù miền Bắc.Tôi buôn bán trỡ lại và sống thật tiện tặng để có tiền đi thăm nuôi .Ba tháng sau tôi lại tiếp tục đi thăm…cứ như vậy kéo dài hơn 7 năm…
Và “ngày trở về”của anh ấy cũng là một kỹ niệm đẹp khó quên trong đời tôi..
nhưng mà có nghĩa lý gì khi được “tự do”với cộng sãn? Chồng tôi tiếp tục ở vào ngục tù thư hai ,dù được gần vợ con ,anh bị”quản chế”tại nhà thêm 6 năm nữa.
Bây giờ cả gia đình tôi được định cư tại CT theo diện H.O Chúng tôi sống là để chờ cái ngàycon cái mình được sống được thở không khí tự do này!Nhưng chúng tôi rất ngỡ ngàng e ngại…Phải khó khăn lắm mới lèo lái con thuyền cho vững ,cái bến bờ tự do này quá nhiều cám dỗ cho những kẽ thơ ngây ,non dại như con chúng ta.
Các con tôi đã lớn ,đã biết là sau lưng nước Việt Nam thân yêu ,gia đình tôi đã bỏ lại tất cả trong đó có những tình cảm thiêng liêng chân thật của những người ở lại..Chúng phải hiểu rằng vì sao lại bỏ atts cả để ra đi…
…Cầu xin ơn trên gia hộ cho đám con chúng ta ,những người H.O.bạc phước này,phải sống cho thành người làm việc cho xứng đáng ,đừng để mang tai tiếng
tủi hỗ vong linh những người đã bỏ mình trên quê hương ,trong chốn lao tù cộng sãn…tũi hỗ cho những bậc cha mẹ trót mang cái nghiệp H.O.
Nguyễn Ngọc Bạch-Tuyết