Cuộc Chiến 17/2/1979 vẫn không được tri ân và tưởng niệm!

Đài Á Châu Tự Do trích từ Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân

2024.02.20

17/2/1979: Hãy trả lại Caesar những gì thuộc về Caesar!Các nhà hoạt động phản đối Trung Quốc tưởng niệm cuộc chiến biên giới với Trung Quốc nhân kỷ niệm 39 năm ở Hà Nội hôm 17/2/2016 (minh hoạ)

 AFP

 

Tình hình quốc tế năm nay ở cả Á lẫn Âu đều nóng bỏng như một vạc dầu sôi. NATO đang tái thẩm định cục diện toàn cầu. Đông Á xốc lại các cấu trúc an ninh. Nhật Bản tăng cường hỗ trợ ASEAN về hợp tác an ninh hàng hải. Trong khi đó, Hà Nội vẫn loại các cuộc chiến chống xâm lược của Trung Quốc ra khỏi các ngày tưởng niệm quốc gia.

—————————

Trước nay, “tinh thần ngày 17/2 bất tử” được thể hiện rất rõ trong các cột mốc 19/1, 17/2 và 14/3. Riêng kỳ này, mặc dầu có vài dấu hiệu tích cực nhưng chính quyền vẫn để “những khoảng lặng, những e dè” với Trung Quốc (1). Hà Nội mở xu-páp cho truyền thông và không quá gay gắt đối với Tuyên bố của các tổ chức dân sự, nhân dịp 45 năm tưởng niệm cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc tại sáu tỉnh biên giới phía Bắc (1979 – 2024). Nhưng như thường lệ, các báo trung ương: Nhân dân, Quân đội Nhân dân vẫn phớt lờ việc tưởng niệm. Dù Truyền hình có ấn phẩm riêng: “Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc – Không thể lãng quên”, nhưng bài viết 2.000 chữ ấy vẫn “cứ quên” nêu đích danh Trung Quốc. Các báo hội đoàn, báo ngành và địa phương vẫn còn tình trạng đăng bài lên rồi hạ bài xuống. Một số trang mạng có viết về chiến tranh biên giới, kể lại các mẩu chuyện của các cựu chiến binh, từ thân nhân liệt sĩ, hoặc phản ánh những đổi thay tại các địa danh trước đây 45 năm từng là “những cối xay thịt” trong cuộc chiến giữa “những người anh em thù địch” (2).

Tưởng niệm cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ 20 này của Trung Quốc tấn công Việt Nam, diễn ra trong những hoàn cảnh khá đặc biệt so với trước đây. Đặc biệt lớn nhất là, cuộc tưởng niệm kỳ này diễn ra sau khi Việt Nam và Trung Quốc vừa ký Tuyên bố chung, cam kết hai bên nhất trí xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai”. Ngay thời điểm Tuyên bố ấy được ký kết, dư luận Việt Nam cũng như thế giới đã phản ứng rất nhanh nhậy (3).  Dư luận cho rằng, với “Cộng đồng chia sẻ tương lai” vừa cam kết, thực chất là Hà Nội đã chấp thuận xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh” (CCD) với Trung Quốc. Nghĩa của chữ “vận” là thời điểm, còn “mệnh” là thiên định trước cho một cộng đồng hay một quốc gia. Đối với Việt Nam, điều này phải chăng là sự trở lại với quy chế “phiên thuộc”? Và từ nay, Việt Nam đang đặt một chân vào thế trận Trung Quốc đang ráo riết thúc đẩy để thay thế “trật tự thế giới” dựa trên luật pháp? CCD sẽ thay thế trật tự ấy thông qua “Vành đai Con đường” (BRI) và một loạt sáng kiến khác như “Phát triển Toàn cầu” (GDI), “An ninh toàn cầu” (GSI) và “Văn minh Toàn cầu” (GCI) (4).

Theo thống kê của chính Đài tiếng nói Việt Nam, chưa từng có quốc gia nào đem quân đi xâm lược láng giềng của mình với tần suất dày đặc như Trung Quốc đối với Việt Nam. Vậy nếu ràng buộc vận mệnh của dân tộc với Trung Quốc như trên có thể dẫn đến những hệ lụy nào? Trong tổng số 20 cuộc xâm lăng suốt chiều dài lịch sử, chỉ riêng từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 đến nay, tức là chỉ trong thời gian 75 năm, nước này đã xâm lược Việt Nam tất cả là bốn lần (1956, 1974, 1979 và 1988) (5). Trên nền lịch sử tươi rói như vậy, con thuyền “Cộng đồng chung vận mệnh” đích thân do ông Tập Cận Bình đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc thiết kế và chèo lái sẽ dẫn dắt gần cả trăm triệu con dân nước Việt về đâu? Người dân Việt Nam thực sự có cơ hội nào để “cùng chung vận mệnh” với Đảng Cộng sản Trung Quốc? Trả lời những câu hỏi này, phần nào có thể hình dung cách thức Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thấy Việt Nam trong “bức tranh toàn cảnh” của trật tự Trung Hoa (6).

Một đặc biệt lớn thứ hai là, cục diện quốc tế năm nay ở cả Á lẫn Âu hiện đang như một vạc dầu sôi. Tại Hội nghị An ninh ở Munich lần thứ 60 diễn ra từ 16 – 18/2, Phó Tổng thống Mỹ Harris vẫn cam kết với Tổng thống Ukraine Zelensky: “Tổng thống Biden và tôi sẽ tiếp tục giành những nguồn lực và vũ khí các bạn cần để thành công. Chúng tôi sẽ ở bên các bạn chừng nào cuộc chiến còn tiếp diễn”. Cũng dịp này Tổng thống Ukraine đã ký được hai Hiệp ước an ninh dài hạn với Pháp và Đức. Tổng thống Pháp Macron tuyên bố hôm 16/2: “Bằng cách giúp đỡ Ukraine, chúng tôi đang đầu tư vào an ninh của chính mình” (7).

Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng khi nào thì thế giới coi sự nghiệp bảo vệ an ninh hàng hải trên Biển Đông mà Việt Nam đang gánh vác, cũng là vì lợi ích của cả chính họ? Nếu muốn vậy, Hà Nội phải lưu tâm tới lời khuyên của Thủ tướng Đức Olaf Scholz khi ông này nhắc Việt Nam “nên có lập trường rõ ràng” đối với cuộc xâm lược Ukraine của Mátxcơva. Ông Scholz tuyên bố: “Vấn đề đặt ra là cuộc chiến tranh xâm lược của Nga là vi phạm luật pháp quốc tế với tiền lệ nguy hiểm. Các nước nhỏ không thể an toàn trước hành vi của các nước láng giềng lớn hơn, mạnh hơn… Chuyện này cũng liên quan đến Trung Quốc… Bắc Kinh tuyên bố lãnh thổ ở cách xa hơn 800 km – Mặc dù Tòa án trọng tài quốc tế ở La Haye đã bác bỏ các tuyên bố này vì nó trái pháp luật. Sức mạnh của luật pháp phải được áp dụng cả ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, chứ không thể là, lẽ phải thuộc về kẻ mạnh hơn” (8).

Cũng trên tinh thần ấy, lãnh đạo các nước ASEAN hoan nghênh Nhật Bản coi ASEAN là một trong ưu tiên chính sách đối ngoại nói chung và chiến lược “Ấn Thái Dương tự do và rộng mở” (FOIP) nói riêng; cam kết tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng và phát huy vai trò trung tâm trong khu vực. Đài truyền hình NHK của Nhật Bản mới đây cho biết, Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida có kế hoạch hỗ trợ an ninh hàng hải cho bốn quốc gia Đông Nam Á gồm Indonesia và Philippines, Malaysia và Việt Nam. Đây là sự hỗ trợ mang tính dài hạn đối với lực lượng an ninh trên biển của bốn quốc gia thành viên ASEAN có bờ biển ở Biển Đông. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) được Chính phủ nước này giao xây dựng kế hoạch 10 năm nhằm hỗ trợ 4 quốc gia Đông Nam Á. Theo đó, hoạt động tìm hiểu nhu cầu thực tế đã bắt đầu từ tháng 1/2024 tại Philippines và Indonesia và từ tháng 4 tới là tại Việt Nam và Malaysia (9).

Liên quan lễ tưởng niệm bi tráng năm nay, xin ôn lại bài bình luận của TS. Đinh Hoàng Thắng trên trang mạng “Viet-sudies” về “Những cái nhất” của ngày 17/2/1979. Nhân đây, xin được phép nhắc lại một kỷ lục nổi bật từ “năm cái nhất” ấy: Chưa có một cuộc chiến tranh nào trong lịch sử Việt Nam được cả chính quyền lẫn các sử quan “lãng quên nhanh nhất và bỏ chạy một cách kỹ lưỡng nhất” (từ của GS. Trần Ngọc Vương). Bộ Lịch sử quốc gia 15 tập, dày hơn 10.000 trang, với khoảng 290.000 dòng, trong đó dành cả chục ngàn dòng về cuộc chiến ý thức hệ từ 1954 đến 1975 – cuộc chiến mà Trung Quốc đã “tận tình giúp” để ta “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” – trong khi ấy, chỉ chép vẻn vẹn có mười một dòng về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược. Trong suốt gần nửa thế kỷ qua, có giai đoạn, chính quyền cố tình tung hoả mù lên tính chính danh của cuộc chiến. Không dám chỉ đích danh kẻ xâm lược, các chiến sỹ ta hy sinh thì khó khăn lắm mới được tôn vinh là liệt sỹ… Quả là một kỷ lục về “sự nhập nhằng ý thức hệ!” (10)

Chính quyền Hà Nội đừng bao giờ quên rằng, “nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng đại bác!”


 

CHẶNG THỨ 5: Ông Si-môn vác Thánh Giá đỡ Đức Giêsu-Cha Vuong

Ước mong bạn cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong mỗi việc làm hôm nay. Đừng quên đi xưng tội Mùa Chay nhé.

Cha Vương

Thứ 3: 20/02/2024

CHẶNG THỨ 5: Ông Si-môn vác Thánh Giá đỡ Đức Giêsu

TIN MỪNG: Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Si-môn, gốc Ky-rê-nê. Ông là thân phụ hai ông A-lê-xan-đê và Ru-phô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Đức Giê-su. (Mc 15:21)

SUY NIỆM: Ông Si-môn BỊ BẮT vác thập giá đỡ thập giá chứ không phải ông ta tình nguyện hay sẵn sàng, điều đó cũng chẳng có gì ngạc nhiên cả bởi vì ông chỉ là người đi ngang qua, có thể ông biết chút ít về Đức Giê-su thôi. Bạn mới chính là người biết Chúa đó, vì bạn đã được rửa tội, hằng ngày bạn được nghe Lời Chúa và rước Chúa vào trong lòng mình. Bạn được nghe Chúa dạy về sự cần thiết của việc “vác thập giá mình” (Mc 8:34) và việc “mang gánh nặng cho nhau” (Gl 6:2), đáng lẽ ra bạn mới là người sẵn sàng và tình nguyện chứ!

XÉT MÌNH: Có bao giờ bạn tỏ thái độ lạnh nhạt hay coi thường người khác, hoặc vô cảm trước những mệt mỏi, chán nản, yếu đuối, và đau khổ của người khác không? Với những người trong gia đình, bạn có đối xử tàn tệ, lạm dụng, đay nghiến với cha mẹ, người phối ngẫu, con cái và họ hàng không? Với con cái, bạn có tích cực cộng tác với chồng, vợ, hoặc người có trách nhiệm để chăm sóc những nhu cầu cần thiết cho chúng, không để chúng được học đạo hay lãnh nhận các Bí tích, thiếu sửa dạy chúng, làm gương xấu, dạy điều xấu hay xúi chúng làm việc xấu, hay không nhận chúng là con không? Mời bạn bỏ ra đôi phút, trong thinh lặng hãy tự xét mình và xin ơn hoán cải trong lối suy nghĩ, trong cách cảm nhận, và trong hành động của mình.

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, Chúa dạy con “mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25:40), xin giúp con sửa đổi chính mình để con biết cảm thông, chia sẻ, hy sinh, và mang lấy gánh nặng cho nhau trong đời sống hằng ngày. Amen.

From: Do Dzung

Chúa Đau Cùng Con (Lời Nguyện Trong Cơn Đại Dịch) | Sáng tác: Sr. Quỳnh Thoại – Minh Nguyệt 

Tin nhắn từ một cựu tín đồ chùa Ba Vàng

Ba’o Tieng Dan

Thái Hạo

19-2-2024

Một cựu tín đồ chùa Ba Vàng nhắn cho tôi (tôi đã sửa một số chỗ viết tắt và lỗi văn bản):

Chào Thái Hạo, tôi luôn theo dõi các bài viết của Thầy, rất thời sự, rất đúng và rất có tâm, có tầm.

Xin giới thiệu, tôi là Phật tử chùa Ba Vàng hai năm về trước. Cách đây hai năm tôi đã bỏ vì thấy lối tu không đúng, đụng đâu cũng hô hào cúng dường.

Không bao giờ giải tán được đám u mê đó đâu, vì tất cả họ đã được quy y miễn phí và được kết nạp vào CLB Cúc Vàng do Cô Yến lãnh đạo, có chỉ đạo hàng ngày từ trên xuống dưới, hàng tháng có họp định kỳ trực tuyến.

Có đến 600 đạo tràng trong cả nước trực thuộc CLB Cúc Vàng, cô gọi đến Chùa là đến, cô bảo đi đâu là đi và tất nhiên, người chỉ đạo Cô là Thầy Minh rồi. Các Đạo tràng trưởng được tẩy não để về tẩy não lại cho các Phật tử và QT [quyến thuộc?] là họp hàng tháng qua Zoom có đầy đủ các Phật tử, cô Yến giảng và nhồi nhét các loại kiến thức âm phủ của cô ấy.

Hơn 2 vạn Phật tử về chùa Ba Vàng dự Đại lễ Phật đản, một bài Pháp vĩ ...

Nguy hiểm nhất là con cháu các Phật tử đó cũng tham gia CLB La Hầu La cũng do Cô Yến phụ trách và cũng sinh hoạt hàng tháng qua Zoom, các cháu cũng ngồi nghe cô Yến giảng đạo lý, lồng cả sự mê muội vào.

Không biết ở các đạo tràng khác thì sao, đạo tràng nơi tôi sinh hoạt trước đây thì đạo tràng trưởng mới học hết lớp 4, các thành phần toàn người ít học, người già, người có hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật… mong được hết bệnh hoặc được giải thoát.

CLB Cúc Vàng do bà Yến cầm đầu hoạt động rất mạnh và có các cấp, từ Chùa đến các tỉnh, đến các huyện, các xã và thị trấn, cô Yến bảo ngày mai có mặt ở Chùa thì đố ai dám vắng mặt trừ trường hợp bất khả kháng thôi.

Tôi chỉ muốn thêm tư liệu cho Thầy viết bài, cần gì Thầy cứ nhắn tôi cung cấp thông tin cho.

Tạm đình chỉ các chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với sư ...

Tôi có nhiều bạn tốt đang theo cô Yến, nói không được, nên tôi không muốn lộ diện, mất tình bạn, Thầy đừng đưa tôi lên nhé.

Chỉ có giải tán CLB Cúc vàng hay Thầy Minh chuyển đi Chùa khác thì may ra dân mới hết u mê.

Hôm mùng 8 [Âm lịch] đúng là đông thật, vì họ huy động 100% các đạo tràng của CLB Cúc Vàng về Chùa để tu Bát Quan Trai và phô trương thanh thế, tôi thấy ở đây các Phật tử đi hết Thầy à. Mang theo cả con cháu, thành phần CLB La Hầu La“.

_____

Xin gửi đến những người và cơ quan có có chức phận quản lý, đề nghị làm rõ tất cả các tổ chức và hoạt động của chùa này, từ đó có những hành động cần thiết, không thể để cho tình trạng lừa dối và trục lợi tiếp tục diễn ra (nếu có).


 

Điều gì đáng quan tâm? – Phùng Văn Phụng

Tác giả: Phùng Văn Phụng

Trong bài này tôi chỉ xin gởi đến các bạn về một số người tôi rất nể phục và quý mến. Những người này đã đóng góp rất nhiều cho xã hội và làm gương sáng cho chúng ta học hỏi và bắt chước.

1) Ông Nguyễn Hiến Lê (sinh ngày 08-01-1912 mất ngày 22 -12-1984). Ông mất năm 72 tuổi. Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội, trình độ tương đương với bốn năm trung học. Nhưng công trình biên khảo rất lớn viết hàng trăm cuốn sách trong đó có bộ sách học làm người, biên khảo về rất nhiều đề tài… vô cùng giá trị. Tổng cộng số sách ông Nguyễn Hiến Lê đã viết như sau:

Văn học-tiểu thuyết (19 quyển)

Triết học (15 quyển)

Lịch sử (10 quyển)

Giáo dục (17 quyển)

Gương Danh Nhân (15 quyển)

Khảo Luận – Tùy Bút – du ký (18 quyển)

Sách học làm người (21 quyển) và 242 bài trên tạp chí Bách Khoa v.v…

Một tấm gương làm việc siêng năng đều đặn, rất kỷ luật theo thời khoá biểu tự đặt ra, và suốt đời làm việc không mệt mõi theo chương trình đã định sẵn.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/

2)Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (sinh 02-11-1924 mất 28-07-1990) lúc 66 tuổi, tốt nghiệp Tiến sĩ Chính Trị Học, Viện Đại Học Paris, Pháp, Luận án: “Đề tài người ưu tú trong tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ thời.”. Giáo sư dạy các trường Đại học tại miền Nam trước năm 1975. Ông viết cuốn sách: “Quốc Triều Hình Luật – Bộ Luật nhà Hậu Lê (1428-1788)” … Ông sáng lập đảng Tân Đại Việt, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến ở trong nước trước năm 1975 và Liên Minh Dân Chủ Việt Nam ở hải ngoại. Ông còn có bút hiệu Đằng Phương với tập thơ “Hồn Việt”.

Ông có viết:

“Lúc chết đi mới biết được mệnh trời

Khi nhắm mắt mới đành thôi hoạt động”

Ông là mẫu gương “Tri-Hành hợp nhất”. Ông có cuộc sống bình dị, đơn sơ, cả đời hy sinh cho đất nước, dân tộc Việt Nam.

3) Thánh Teresa Hài Đồng Giêsu (02.01.1873- 30.09.1897) Thánh nữ chết năm 24 tuổi, trình độ văn hoá không cao nhưng được Giáo hội công giáo phong làm tiến sĩ Hội thánh.

https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-01-10-thanh-teresa-hai-dong-giesutrinh-nutien-si-hoi-thanh-55725

Têrêsa chỉ là một nữ tu hèn mọn quanh năm suốt tháng đóng khung trong bốn bức tường nhà tu kín cho đến khi lìa trần. Vậy mà 28 năm sau, năm 1925, Ngài đã được Ðức Giáo Hoàng Piô XI tôn phong lên bậc Hiển Thánh.

Ngài là bổn mạng của các nhà truyền giáo. Học được ở Thánh nữ là Đức Khiêm Nhường và tuân theo Thánh Ý Chúa.

Trên giường bệnh, người ta nói rằng Têrêsa đã trối: “Con đã đạt đến mức mà không thể nào chịu đau khổ được nữa, bởi vì đau khổ đã trở nên quá ngọt ngào đối với con.”

     4)Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (17-04-1928 mất 16-09-2002) – Ngài mất lúc 74 tuổi. Ngài là Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hoà Bình toà thánh Vatican. Ngài viết rất nhiều sách như “Chứng Nhân Hy Vọng”, “Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng”, “Cầu Nguyện Hy Vọng”, “Đường Hy Vọng và Dẫn Giải”, “Đường Hy Vọng Dưới Ánh Sáng Lời Chúa và Công Đồng Vaticanô II” v.v…

Hôm thứ Năm 4.5.2017, trong buổi tiếp kiến Đức Hồng y Angelo Amato, Bộ trưởng Bộ Tuyên thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận nhân đức của Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận, được tuyên bố là Đấng đáng kính, thêm một bước tiến quan trọng trong án phong thánh cho ngài.

Ngài dạy yêu thương và xóa bỏ hận thù.

http://www.cgvdt.vn/cong-giao-viet-nam/duc-hong-y-nguyen-van-thuan-duoc-ton-phong-la-dang-dang-kinh_a4968

nguồn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Phanxic%C3%B4_Xavi%C3%AA_Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Thu%E1%BA%ADn

+++ Vậy điều gì đáng chú ý?

-Hồi năm 1973 một giáo sư (không nhớ tên) dạy ở trường chính trị kinh doanh ở Thương Xá Tax có nói: Sau này khoa học, kỹ thuật tiến bộ các nhà lãnh đạo muốn thảo luận với nhau về vấn đề gì không cần gặp mặt nhau nữa. Lúc đó chúng tôi nghe để vậy chứ đâu có tin.!

Ngày nay năm 2023, quả đúng như vậy. Con người họp mặt nhau trên toàn thế giới qua ZOOM. Các cuộc họp mặt chỉ cần mở mạng (internet) là có thể nói chuyện với nhau, có thể nhìn thấy nhau được qua ZOOM. Chuyện khó tin nhưng có thật.

***

-Đến cuối đời của con người, sau khi chịu đựng bao gian lao, thử thách, sau bao năm lăn lộn trường đời, bương chải, tính toán làm ăn, lo lắng về tiền bạc, ham muốn về địa vị, lúc về già, mới có thì giờ suy nghĩ việc làm trong thời gian đã qua, cảm nghiệm được việc làm tốt xấu, đúng sai của cuộc đời mình?

-Con robot hình cua này bé tí xíu, chỉ nửa mm. Nhưng nó có thể chui vô cơ thể người để tìm và diệt các khối u ác tính, thông các mạch máu bị tắc hay cầm máu bên trong. Nó vừa được nhóm nghiên cứu tại đại học Northwestern tại Mỹ phát minh ra và công bố. John A. Rogers, một giáo sư về khoa học vật liệu và kỹ thuật là người đứng đầu nhóm nghiên cứu này.

nguồn: Thành tựu khoa học Hoa Kỳ.

 https://keditim.net/173855

Và rồi hai mươi hay ba mươi năm nữa tiến bộ khoa học, kỹ thuật sẽ ra sao, có những lợi ích gì? Chúng ta chưa đoán được?

Kết: Mục đích cuối cùng của cuộc đời chúng ta là gì? Đó chính là đem hết khả năng ra mà làm việc, để lo cho gia đình và đóng góp cho xã hội.

Vì sao vậy? Vì sự đóng góp cho lợi ích xã hội, cho tha nhân quan trọng hơn nhiều chứ không phải có bằng cấp cao hay có thật nhiều bằng cấp hay thật giàu có, mà chẳng đóng góp được gì cho xã hội cả.?

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Mục đích chính của chúng ta trong đời là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không giúp được họ thì đừng hại họ.”

https://thaihabooks.com/35-cau-noi-noi-tieng-cua-duc-dat-lai-lat-ma-co-the-lam-thay-doi-cuoc-doi-ban/

Phùng Văn Phụng

12/2023

Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà, để những tâm tư của nhiều người được tỏ lộ”. (Lc 2:35)-Cha Vương

Chúc bạn ngày thứ 2 Mùa Chay được nhiều phúc lành và ân sủng của Chúa, Mời bạn tiếp tục đồng hành vời Chúa Giêsu qua việc suy niệm chặng thứ 4 của Đàng Thánh Giá hôm nay nhé. Hãy xin cho ơn trở lại với Chúa.

Cha Vương

Thư 2: 19/02/2024

CHẶNG THỨ 4: Đức Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ

TIN MỪNG: Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà, để những tâm tư của nhiều người được tỏ lộ”. (Lc 2:35)

 SUY NIỆM: Vì tội lỗi của nhân loại mà Chúa có thể làm tất cả! Vì Con mà Mẹ cũng có thể làm tất cả! Luật tự nhiên, không có cha mẹ nào chuẩn bị cho cái chết của con mình. Riêng đối với người mẹ thì chẳng nỗi mất mát nào lớn cho bằng mất đi đứa con yêu quý của mình, thế mà Mẹ Maria vẫn một lòng một dạ “xin vâng” nhìn con mình bị đối xử như kẻ gian ác và bị đưa đến nơi hành hình. Thật là một nỗi đau xé lòng!

XÉT MÌNH: Có bao giờ bạn thờ ơ lạnh nhạt với cha mẹ mình không? Trong đời sống gia đình, bạn có chu toàn bổn phận mà Thiên Chúa giao phó cho bậc làm cha mẹ: nuôi dưỡng và giáo dục con cái, đồng thời dạy cho chúng nên người Công Giáo, biết sống đạo tử tế và yêu thương tha nhân không? Mời bạn bỏ ra đôi phút, trong thinh lặng hãy tự xét mình và xin ơn hoán cải trong lối suy nghĩ, trong cách cảm nhận, và trong hành động của mình.

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, trên đường thương khó Chúa bị cô đơn và bị bao nhiêu người bỏ rơi nhưng Mẹ của Chúa vẫn đứng đó để đồng cảm và đồng hành. Xin cho con biết nâng đỡ và an ủi các cha mẹ đang bị bỏ rơi vì tuổi già hoặc đang đau khổ vì con cái, và xin cho con biết chu toàn bổn phận làm cha mẹ, làm con để mang lại hạnh phúc cho gia đình và thế hệ mai sau.

From: Do Dzung

MẸ ĐỨNG ĐÓ – Sáng Tác: Lm. Kim Long. Ca Sỹ: Phi Nguyễn – Mai Thiên Vân

Tin lành đầu năm.

Đầu năm mời đọc tin lành.

                                                   

           Thân ái.

                                                      Nguyễn Tấn Thuận.

Thế giới không trở nên tồi tệ hơn mà đang trở nên tốt đẹp hơn: 35 tin vui để bắt đầu năm 2024 với sự lạc quan.

Chuyên gia dữ liệu EL PAÍS Kiko Llaneras đã đưa ra một danh sách các điểm dữ liệu cho thấy rằng – trái ngược với những gì chúng ta có thể tin – chúng ta đang đạt được tiến bộ trong một số lĩnh vực quan trọng.

Buenas thông báo cho empezar 2024 với sự lạc quan

Hình minh họa cổ điển của Areso

DIEGO ARESO (EL PAÍS)

Kiko Llanera

KIKO LLANERA     

  Để kết thúc năm, tôi đã tập hợp một danh sách các điểm dữ liệu – không đầy đủ cũng không khách quan – chỉ liên quan đến tin tốt.

Tôi làm điều này để chống lại một nghịch lý: hầu hết mọi người tin rằng thế giới đang đi lùi và chúng ta đang hướng tới sự hỗn loạn, mặc dù dữ liệu cho thấy rõ rằng nhận thức này là sai. Thế giới không trở nên tồi tệ hơn mà đang trở nên tốt đẹp hơn. Điều này không có nghĩa đó là một nơi hoàn hảo, thậm chí không phải là một nơi tốt. Chúng ta đang đau khổ vì chiến tranh, bất công, đói khát và bệnh tật. Một thiểu số dân chúng sở hữu phần lớn tài sản, trong khi 8,4% sống sót với mức dưới 2 USD một ngày. Nghèo đói là chuyện thường tình. Nhưng trong tất cả các kịch bản toàn cầu mà chúng ta đã biết (không phải tưởng tượng hay mong muốn, nhưng đã biết), đây là kịch bản tốt nhất.

 Việc nhận ra rằng chúng ta đang tiến bộ khiến nhiều người lo lắng vì họ sợ rằng điều đó sẽ khiến chúng ta trở nên tuân thủ. Nhưng tôi nghĩ ngược lại: tiếp tục bước đi, sẽ rất hữu ích nếu bạn có cảm giác như mình đang tiến về phía trước.

CHÚC MỪNG NĂM MỚI,

Kiko

Tin tốt

❤️ 1. Cuộc sống lại được kéo dài hơn. Sau thời gian gián đoạn vì đại dịch, tuổi thọ toàn cầu tăng trưởng trở lại vào năm 2023: ngày nay là 73 tuổi, tăng tới 12 năm so với năm 1980. | liên Hiệp Quốc

2. Nhiều người tin rằng thành phố của họ là “nơi tốt” cho người đồng tính nam hoặc đồng tính nữ sinh sống. Năm 2005, chỉ có 20% dân số thế giới nghĩ như vậy và hiện nay con số này là 50%. Ví dụ, ở Mexico, con số này đã tăng từ 39% lên 64%. | Gallup

3. Đại dịch khiến chúng ta trở nên vị tha hơn. Tỷ lệ người “giúp đỡ người lạ” tăng 10% vào năm 2021 và 2022. | Báo cáo hạnh phúc

4. Vắc-xin sốt rét đã về. Vắc xin đầu tiên đã được chứng minh là có hiệu quả trên thực tế: tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (do bất kỳ nguyên nhân nào) giảm 13% sau khi tiêm vắc xin. Ngoài ra, loại vắc xin thứ hai rẻ hơn đã được phê duyệt. | EL PAÍS

 5. Liệu pháp CRISPR đầu tiên để chỉnh sửa DNA cũng được bật đèn xanh. Nó vẫn là một công cụ thô sơ nhưng có một tương lai đầy hứa hẹn: có hàng tá thử nghiệm đang được tiến hành. | EL PAÍS

6. Trốn thuế giảm (rất nhiều). Làm sao? Nhờ hệ thống trao đổi thông tin ngân hàng. Năm 2013, tài sản tiềm ẩn trị giá 10% GDP toàn cầu, hầu hết nằm trong tay người giàu, đều ở thiên đường thuế và chưa được kê khai với cơ quan thuế nước nào, nhưng trong 10 năm, con số đó đã giảm xuống còn 3 %. | Đài quan sát thuế

7. GDP bình quân đầu người trên thế giới đã tăng gần gấp đôi trong thế kỷ này. Nó đã tăng từ 10.000 USD năm 1997 lên 17.500 USD vào năm 2022, được điều chỉnh theo lạm phát và chi phí sinh hoạt. GDP bình quân đầu người tăng ở tất cả các châu lục. | Ngân hàng thế giới

⚖️ 8. Và sự bất bình đẳng cũng giảm đi. 10% người có thu nhập cao nhất chiếm 55% tổng thu nhập, con số này rất nhiều nhưng ít hơn so với năm 2000. | WID

9. 68% người Úc về hưu chơi trò chơi điện tử . Hầu hết con số này được tạo nên bởi những phụ nữ muốn “có một khoảng thời gian vui vẻ”, “đối mặt với thử thách” và “cải thiện sức khỏe tâm thần”. | IGEA

10. Trường hợp sa sút trí tuệ giảm. Tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer và các bệnh tương tự đã giảm 30% sau 15 năm. Sự sụt giảm không phải do thuốc – mặc dù có những loại thuốc đầy hứa hẹn – mà là do trình độ học vấn cao hơn của thế hệ mới, giúp bảo vệ tâm trí của họ khỏi bị sa sút. | EL PAÍS

 11. Số sinh viên đại học đã tăng gấp đôi sau 20 năm. Khoảng 39% nam và 45% nữ trong độ tuổi đi học được ghi danh vào giáo dục đại học. | Ngân hàng thế giới

 12. Biểu tượng cảm xúc mới đã được phát hành. Món tôi thích nhất là con sứa và cái đầu lắc.

13. Có nhiều phụ nữ hơn trong Quốc hội. Phụ nữ chiếm 27% số ghế, gấp đôi số lượng vào năm 1990. | I PU

14. Kỷ lục về số người trong không gian đã bị phá vỡ. Vào tháng 5, 17 người đã ở trên quỹ đạo cùng lúc. | Hành tinh4589

15. Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 đổ bộ lên Mặt Trăng (nhẹ nhàng). Tàu thăm dò Chandrayaan-3 đáp xuống Mặt Trăng vào ngày 23/8, một kỳ tích mà chỉ Liên Xô (1966), Mỹ (1966) và Trung Quốc (2013) mới đạt được. | Thiên nhiên

16. Trí tuệ nhân tạo sáng tạo tiếp tục những tiến bộ đáng kinh ngạc của nó. Nó trở nên tốt hơn trong nhiều nhiệm vụ mà chúng tôi cảm thấy là không thể đối với một thuật toán: nó viết, nó vẽ, nó hoạt hình, nó hiểu hình ảnh, nó lý luận (theo một nghĩa nào đó) và nó có tính sáng tạo (theo một nghĩa nào đó). Nó chắc chắn làm cho bạn suy nghĩ. | EL PAÍS

17. Một chương trình AI hoạt động tốt hơn các mô hình dự báo thời tiết thông thường . Đó là một sự thay đổi mô hình: các mô hình tính toán số hiện tại, dựa trên việc mô phỏng các phương trình đã biết, giờ đây sẽ được kết hợp với các mô hình hộp đen tự học từ dữ liệu. | FT

18. Bộ cấy ghép não mới đã mang lại giọng nói cho những người không thể nói được. Ý tưởng là đo các tín hiệu điện của não và sử dụng AI có khả năng phân biệt các mẫu liên quan đến từng âm vị. | FT

19. Chúng tôi có loại thuốc chống béo phì mang tính cách mạng. Chúng ta đã biết rằng Ozempic và Wegovy điều chỉnh cảm giác no và giảm cân đáng kể. Bây giờ chúng cũng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ suy tim và đột quỵ. | Khoa học

 20. Thuốc HIV đã ngăn ngừa 21 triệu ca tử vong kể từ năm 1996. Số ca tử vong đã giảm 1/3. | UNAIDS

21. Katalin Karikó đã giành được giải Nobel và thể hiện lời hứa về sự tiến bộ của chúng ta. Karikó lớn lên ở Hungary vào những năm 1960, không có nước nóng, không tivi hay tủ lạnh, chia sẻ căn phòng ấm áp duy nhất với gia đình. Cô gieo hạt giống trong vườn, yêu thích trường học và là người đầu tiên trong gia đình vào đại học. Năm 1985, bà di cư sang Mỹ, giấu một ít tiền trong con thú nhồi bông của cô con gái hai tuổi. Sau đó, trong hai thập kỷ, cô là nhà nghiên cứu có nguồn lực hạn chế tại Đại học Pennsylvania. Cô ấy chưa bao giờ được phong làm giáo sư. Cô là một chuyên gia về RNA khi mối quan tâm đến phân tử đó không còn nữa, nhưng Karikó vẫn không bỏ cuộc. Vào năm 1997, chán nản khi xếp hàng ở máy in, cô bắt chuyện với nhà miễn dịch học Drew Weissman, và thế là bắt đầu hợp tác mà cuối cùng đã mang lại thành quả, nửa do quyết tâm và nửa do tình cờ, với một công nghệ sẽ đi vào sử sách: vắc xin ARN. | Joe Walker Podcast

22. Thả muỗi hiếm đã ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết ở ba thành phố của Colombia. Làm sao? Chúng bị cố tình nhiễm vi khuẩn Wolbachia để ngăn chúng truyền bệnh này. | Saloni Dattani

23. Linh miêu Iberia tiếp tục phục hồi trở lại. Năm 2002, chỉ còn lại 94 mẫu vật và hiện nay đã có 1.600 mẫu. | EL PAÍS

24. Nhiều thú cưng đã được chữa lành. Một độc giả đã viết thư cho tôi để nói với tôi rằng con chó Canela của anh ấy đã sống sót sau năm lần nhập viện thú y trong năm nay (điều này không hề tốt): “Bây giờ cô ấy đang ở đây, hạnh phúc, mãn nguyện và mạnh mẽ như một cây sồi.”

25. Trên thế giới có ít vụ tự tử hơn. Tỷ lệ tự tử trên 100.000 người đã giảm 35% sau 25 năm. | AI

26. Tử vong do đuối nước (trong nước) đã giảm một nửa kể từ năm 1990. Hàng nghìn, hàng nghìn trẻ em đã được cứu. | Cuộc khủng hoảng tương lai

☀️ 27. Trung Quốc đã tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo. Năm 2007, nó chiếm 6% tổng năng lượng và hiện nay con số đó là 18%. | OWiD

28. Chile là quốc gia khai thác được nhiều năng lượng nhất từ mặt trời. Tiếp theo là Úc, Israel, Hy Lạp và Tây Ban Nha. | OWiD

29. Năng lượng mặt trời đang tăng trưởng theo cấp số nhân. Thế giới đã tăng gấp đôi công suất lắp đặt trong bốn năm. | BloombergNEF

30. Chúng tôi phát hiện ra rằng trò chuyện khiến chúng tôi vui vẻ. Nếu chúng ta đánh giá mức độ hạnh phúc của mình là 6/10 thì sau khi trò chuyện với một người lạ thân thiện, con số đó tăng lên 7. | Khoa học

31. Năng lượng toàn cầu đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch đã giảm từ 90% xuống 82% kể từ năm 1980. Và tốc độ này hứa hẹn sẽ tăng tốc để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. | EL PAÍS

☢️ 32. Lượng khí thải SO₂ đã giảm một phần ba kể từ năm 1980. Điều này đã hạn chế mưa axit gây tổn hại đến hệ sinh thái hồ và suối. | Công việc đang tiến hành

33. Và tầng ozone sẽ phục hồi hoàn toàn. Ba mươi lăm năm trước, Nghị định thư Montreal đã ra quyết định loại bỏ 96 chất hóa học (bình xịt và chất làm lạnh) đang tạo ra một lỗ hổng trên hàng rào bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ cực tím. Đó đã là một thành công. | EL PAÍS

 34. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm nhiều hơn mức chúng ta có thể tưởng tượng. Trong nhiều thiên niên kỷ, một nửa số trẻ em đã chết trước khi trưởng thành. Cuối năm 1950 – cách đây chưa đầy 75 năm – cứ bốn trẻ em thì có một trẻ chết trước khi trưởng thành. Ngày nay, 96% trẻ sơ sinh trên thế giới lớn lên khỏe mạnh, cường tráng và thông minh.

Tôi đã biết thống kê này từ lâu, nhưng vào năm 2023, tôi đã tận mắt cảm nhận được nó. Chúng tôi đã có một đứa con khỏe mạnh, lớn lên hạnh phúc và không có biến chứng. Nhưng liệu tôi có thể nói điều tương tự cách đây 100 năm không? Luna hơi xoay người, và sau 20 giờ chuyển dạ (theo nhịp tim được theo dõi của trái tim nhỏ bé của cô), ba bác sĩ nhi khoa đánh giá rằng việc sinh mổ sẽ an toàn hơn cho cô bé bằng phương pháp sinh mổ, một ca phẫu thuật thông thường có thể đã cứu sống cô bé. Chúng tôi đã tiêm chủng cho cô ấy chống lại những căn bệnh mà tôi không thể nhớ tên, và thậm chí chống lại bệnh viêm tiểu phế quản, bằng một loại vắc-xin (không) không tồn tại vào năm ngoái. Luna đã vượt qua mùa hè nóng nực mà không hề hay biết, và khi mùa đông đến, cô luôn có một chiếc chăn ấm, một chiếc nôi bông và một căn phòng ấm áp giả tạo. Chúng tôi thậm chí còn đảm bảo rằng cô ấy ngủ nằm ngửa vì nó đã được chứng minh là an toàn hơn và mặc dù có lẽ sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu cô ấy ngủ úp mặt nhưng kiến thức đó sẽ cứu sống trẻ sơ sinh mỗi ngày.

Chúng ta tận hưởng những điều kỳ diệu hàng ngày – dưới dạng công nghệ, thể chế và trí tuệ – sự thành công của chúng không được chúng ta chú ý đến, bởi vì những bất hạnh mà chúng ta né tránh chính là những viên đạn vô hình.

35. Sống để khám phá những điều tuyệt vời là một kho báu, chẳng hạn như những đứa trẻ sinh ra đã có khả năng phán đoán thời trang. Một ví dụ thú vị được Alok Morarka kể: “Con gái 20 tháng tuổi của tôi, Siya, đã khóc và rên rỉ sau một ngày dài ở nhà trẻ. Đến lúc thay quần áo, cô ấy vẫn nhất quyết nói: ‘Áo xanh! Áo sơ mi xanh!’ Tôi lôi ra ba bộ áo liền quần màu xanh khác nhau, cô ấy đẩy chúng ra, gần như ghê tởm. Siya liên tục chỉ vào tôi. Cuối cùng tôi đã hiểu: Tôi đang mặc chiếc áo sơ mi sọc xanh. “Em có thể mặc cái này được không,” tôi hỏi, giơ bộ áo liền quần sọc xanh của cô ấy lên. ‘Có có có có!’ cô ấy hét lên. Cô ấy muốn sánh đôi với bố mình.”

CHÚC SỨC KHỎE.

From: taberd-6 & NguyenNThu


 

 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến –  Ơn Nghĩa

 Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

19/02/2024

Ngày 11 tháng 11 năm 2018, báo Nhân Dân trang trọng loan tin: “Lễ kỷ niệm 100 năm ngày ký Hiệp ước đình chiến kết thúc cuộc chiến tàn khốc trong lịch sử nhân loại, đã diễn ra tại Khải Hoàn Môn trên đại lộ Champs Elysée ở trung tâm thủ đô Paris. Tham dự sự kiện này có 72 nguyên thủ và lãnh đạo quốc gia.”

Tui lấy kính lúp xăm soi hoài nhưng không thấy mặt mũi của “lãnh đạo quốc gia” Việt Nam đâu ráo trọi. “Đại diện của dân tộc” này cũng khỏi có luôn, theo như lời phàn nàn của nhà báo Lưu Trọng Văn:

“Gã ngạc nhiên tại Paris trong lễ kỉ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến lần thứ Nhất đại diện của dân tộc gã không được mời. Ngài tổng thống Pháp đã mời vua Ma rốc và lãnh đạo một số nước Bắc Phi để tri ân nhưng đã quên rằng giành lại hoà bình và độc lập cho nước Pháp trong Thế chiến này có hơn 100.000 người VN của tổ quốc gã… Chua xót cho những hương hồn dân Việt!”

Khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt tôi vẫn chưa mở mắt chào đời nên không biết chi nhiều về những chuyện vào thưở đã xa lắc, xa lơ, hồi đầu thế kỷ XX. May là vừa đọc được một bài viết rất công phu (“Chiến Binh Gốc Việt Trong Lịch Sử”) của nhà văn Giao Chỉ:

“Khi Pháp thực hiện việc xâm lăng và cai trị Việt Nam (khi đó họ gọi là An Nam) để bình định thêm các thuộc địa và gây chiến với nhiều quốc gia khác, lực lượng binh lính người Việt được chiêu mộ để phục vụ cho mục đích chiến tranh này, dấu chân của họ đã in khắp các chiến trường Âu Phi. Không thể tưởng tượng con số thanh niên Việt trong 4 năm 1914-1918 đã có đến gần 100,000 ngưởi tham dự đại chiến thế giới lần I tại Pháp…

Thời kỳ đó thanh niên Việt Nam đi lính cho Pháp tham dự đệ nhị thế chiến dường như hiếm có các sĩ quan. Giỏi lắm chỉ là ông cai, thầy đội hay lên đến quan quản tức là thượng sĩ đã là cao cấp lắm. Riêng có trường hợp đại úy phi công anh hùng của quân đội Pháp là ông Đỗ Hữu Vỵ con trai của tổng đốc Nam Kỳ Đỗ hữu Phương.”

Wikipedia (tiếng Việt) cho biết thêm:

“Trong số những phi công đầu tiên của Pháp xuất xứ từ Đông Dương được ghi nhận có Phan Tat TaoCao Đắc Minh, Felix Xuân Nha (Nguyen Xuan Nha), Đỗ Hữu Vị, nhưng Đỗ Hữu Vị được xem là nổi tiếng nhất. Vì vậy, chính phủ Pháp cho in hình ông trên con tem phát hành khắp Đông Dương, lấy tên ông đặt cho nhiều trường học, nhiều đường phố ở các thuộc địa và chính quốc.”

Đỗ Hữu Vị từ trần vào năm 1916, hơn trăm năm sau nước Pháp vẫn còn “trường học, đường phố” mang tên ông. Như thế – kể ra – trí nhớ của  dân Tây cũng không đến nỗi bạc bẽo gì cho lắm, như bác Lưu Trọng Văn vừa mới than phiền. Ít nhất thì nó cũng đến nỗi “bạc” như dân Ba Đình, Hà Nội. Họ xóa sổ liền đám Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, ngay sau khi cuộc chiến Nam/Bắc vừa tàn.

Thân phận của những cán binh miền Bắc, hay còn gọi là lính bác Hồ, cũng không khác mấy:

“Lúc tôi tình nguyện vào Nam, số học sinh của cả bốn lớp 10 của trường chúng tôi vào chiến trường khoảng 120 người, vậy mà chỉ 2 người may mắn sống sót, là tôi và một người nữa. Tôi thì bị bom làm điếc tai bên phải; người còn lại là cậu Lương thì bị cụt một tay và trở nên ngớ ngẩn. Tất cả những bạn khác của tôi không ai sống sót. Khi tôi đi tìm mộ của những bạn đã chết, tôi mới biết, trong những trận đánh mà bộ đội miền Bắc thua, thì người ta xóa sạch dấu vết và tên tuổi liệt sĩ không được ghi lại. Họ giải thích rằng dân tộc ta là dân tộc anh hùng phải chiến thắng quân thù, nhưng trận này chưa thắng cho nên không thể kiểm kê các liệt sĩ được. Cho nên hàng trăm người chết dưới đáy hồ, dưới đáy vực mà hoàn toàn không ai tìm được tung tích.” (Đinh Quang Anh Thái. “Giọt Nước Mắt Người Phụ Nữ Bên Thắng Cuộc.” Ký 2. Người Việt Books: Westminster, CA 2018).

Chế Lan Viên cũng ghi lại cái tâm cảm (gần) tương tự:

Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30 …
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!

Rải rác trên Đường Mòn Hồ Chí Minh, theo G.S. Nguyễn Văn Lục: “Người ta phỏng đoán có khoảng 300.000 vừa là TNXP, vừa là cán binh bộ đội đã đào ngũ hay mất tích hoặc chấm dứt đời sống. Bệnh tật như kiết lỵ, sốt rét đã nhanh chóng hoàn tất cuộc đời của họ mà có thể chưa một ngày lâm trận. Thân xác chỉ còn là những bộ xượng lụi tàn, nằm chờ chết như một niềm an ủi cuối cùng.”

Nhặt nhạnh lại số hài cốt vương vãi khắp nơi, khi đất nước tôi không còn chiến tranh, là việc của những mẹ già lên núi tìm xương con mình hay của những … nhà ngoại cảm, những liên lạc viên (không khả tín gì cho lắm) giữa cõi âm và cõi dương – ở VN.

Trong cuộc chiến kế tiếp thì con số tử sĩ và thương vong “nhẹ nhàng” hơn. Theo Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự, con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người. Ông cũng khẳng định: “Trong tay tôi có con số thống kê của ngành Quân y, Tổng cục Hậu cần, số thương vong trong mười năm, cả bị thương và hy sinh là hơn 156.000.”

Trao đổi với BBC, trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huy đưa ra một số liệu khác: “Những con số đưa ra hiện nay cũng chưa chính xác lắm… Nhưng người ta nói khoảng 55.000 binh sỹ, tức là bộ đội cộng với thanh niên xung phong Việt Nam đã hy sinh trên chiến trường Campuchia thời gian đó.” Đây là “cuộc chiến bị lãng quên” (theo như cách nói của nhà báo Kevin Doyle ) nên – thực ra – cũng chả ai bận tâm chi nhiều đến hậu quả của nó, xá chi đến những bọ xương khô hay những thân xác bị tàn phế.

Kế tiếp nữa là chiến tranh biên giới Việt/Trung. Nó không “bị” nhưng “buộc” phải lãng quên, như cách nói của FB Hồ Hữu Hoành: “ Không có lấy bất cứ một bài học, một nội dung về nó trong sách giáo khoa, từ tiểu học cho đến đại học. Đã có thời, nhắc đến nó cứ như nói chuyện húy kỵ, đụng đến nhà vua… không dân tộc nào đau thương và đầy kinh nghiệm với chiến tranh như Việt tộc. Nhưng không có dân tộc nào, mà những kẻ ở thượng tầng sẵn sàng xóa bỏ lịch sử, kiến tạo một sự thật khác, như ở dân tộc này.”


 

5 chị em ruột thịt … TRỞ THÀNH CÁC NỮ TU TRONG CÙNG MỘT CỘNG ĐOÀN TU TRÌ

 Peter Vũ Thoại

Khi đã nhận ra Chúa Giêsu kêu gọi dâng mình cách trọn vẹn cho Người, 5 chị em ruột thịt … TRỞ THÀNH CÁC NỮ TU TRONG CÙNG MỘT CỘNG ĐOÀN TU TRÌ

“Thiên Chúa có chương trình của Ngài và Ngài biết thời gian và địa điểm dành cho mỗi người”

[trích từ lời chia sẻ của một trong năm vị nữ tu]

Cả 5 người đều xuất thân trong cùng một gia đình gồm bảy người con (6 cô gái và 1 chàng trai), mỗi người theo đuổi cuộc sống riêng của mình và cả 5, không hẹn mà gặp lại nhau … ở cùng một cộng đoàn tu trì – đó là Hội dòng chiêm niệm Iesu Communio tại Burgos, phía Bắc của Tây Ban Nha.

Người đầu tiên gia nhập Hội dòng Iesu Communio là Jordán (1), năm tiếp theo là Francesca (2) và Amada de Jesus (3), hai tháng sau đó thì đến lượt Ruth María (4) – người lớn nhất trong số 5 người và Nazareth (5) là người sau cùng chọn gia nhập cộng đoàn tu trì này sáu tháng sau đó.

Sơ Amada de Jesus đã chia sẻ: “Đây là một điều ngạc nhiên thú vị đối với mọi người khi Chúa đã gọi tất cả 5 chị em chúng tôi vào Hội dòng trong vòng hai năm.”

Không hề có sự bàn luận giữa các chị em về việc thực hiện ơn gọi về tình yêu, mỗi người đã khám phá ra bản thân mình được lôi cuốn bởi đời sống thánh hiến và một cách đáng kinh ngạc (kể cả với bản thân họ) là… gia nhập cùng một cộng đoàn.

Liên quan về việc này, Sơ Amada có thổ lộ như sau: “Chúng tôi không biết rằng Chúa Thánh Thần đã khơi dậy cơn khát này nơi mỗi người chúng tôi. Thiên Chúa có kế hoạch của Ngài và Ngài biết địa điểm và thời điểm thích hợp cho mỗi người”.

Jordán là người đầu tiên gia nhập cộng đoàn tu trì Iesu Communio ở tuổi 23. Khi sức khỏe mong manh của người em trai của Sơ mà Sơ thường đồng hành ở bệnh viện, đã ghi dấu Sơ cách sâu sắc.

“Giữa nỗi đau khổ này tôi đã tự hỏi ‘Thiên Chúa ở đâu?’ Tôi có một nỗi buồn sâu xa mà tôi không thể diễn tả được. Bên ngoài, tôi có vẻ tràn đầy niềm vui nhưng trong bản thân tôi, tâm hồn tôi như đã chết rồi. Và tôi nghĩ rằng cái chết này, nỗi đau đớn này, đã biểu lộ ước muốn được Chúa yêu thương của tôi.”

Với hành trình riêng, mỗi Sơ đã làm chứng về niềm hy vọng mà tiếng gọi của Chúa Kitô đã mở ra. Sơ Amada de Jesús chia sẻ:

“Sự dâng hiến cho Chúa là một món quà bất khả sánh. Sau 13 năm sống đời chiêm niệm, trước tiên tôi vẫn ở đây vì tình yêu đối với Ngài và tôi cảm thấy tình yêu tràn đầy mà Ngài yêu thương tôi này, cách nhưng không.”

Sơ Amada de Jesus kể rằng sơ đã nuôi dưỡng “mối quan hệ rất đơn sơ” với Chúa ngay từ nhỏ, nhưng không dễ để phân định và đón nhận lời kêu gọi vào đời sống tu trì:

“Tại một thời điểm nào đó, tôi biết rằng Chúa muốn tôi vì Ngài, và chỉ khi nghĩ đến điều đó lòng tôi tràn đầy niềm vui, nhưng tôi cũng nghĩ rằng ơn gọi là một sự từ bỏ để trở thành một người vợ và người mẹ. Tôi đặt mình trước mặt Chúa và tôi xin Chúa đừng gọi tôi từ bỏ vì điều này”.

(…)

– sói thanh –

[dựa theo https://hdgmvietnam.com/…/nam-chi-em-gia-nhap-cung-mot…]


 

NỖI OAN THẾ KỶ

 LVan Le is with Hồng Chí Diệp

Giữa những ngày mùng Tết, đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) đã loại bỏ hai tập phim về tuổi thơ của Trương Vĩnh Ký trong loạt phim hoạt hình “Khát vọng non sông”. Truớc đó, hai tập phim này cũng bị loại bỏ bởi đài truyền hình Cần Thơ. Sự loại bỏ này, nhìn từ bên ngoài, giống như sự tiếp nối của hành động cấm ra mắt sách “Trương Vĩnh Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” của nhà biên soạn uy tín Nguyễn Đình Đầu!

Cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký thật có những điều khiến nhiều người thảo luận. Nhìn chung người đời sau xét ông trên hai phương diện: phương diện học thuật và phương diện chính trị. Dù có quan điểm của riêng mình, bài viết này không chủ ý trình bày quan điểm đó mà tìm hiểu về thái độ của xã hội đối với các quan điểm khác nhau về ông.

Tôi nhớ những ý kiến về công và tội của ông Trương Vĩnh Ký trước năm 1975. Trước tác của các bậc tiền bối như các ông Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Nguyễn Văn Trung, Trương Bá Cần ở phương Nam, các ông Nguyễn Văn Tố, Vũ Ngọc Phan ở phương Bắc còn sẵn đó trên các giá sách Sài Gòn. Tôi chỉ xin nhắc lại rằng thời đó, ở Miền Nam, sự trình bày quan điểm về ông Trương Vĩnh Ký là không giới hạn. Hai vị giáo sư trường trung học Trương Vĩnh Ký là hai ông Nguyễn Xuân Hoàng (dạy Triết) và Nguyễn Minh Nhựt (dạy Sử), thảo luận với học sinh về đề tài này. Quan điểm của hai ông giống nhau: Trương Vĩnh Ký có công lớn về học thuật, về mở mang chữ quốc ngữ trong dân chúng, xây dựng nền tảng để người Việt sử dụng lợi khí này. Ông Trương Vĩnh Ký cũng có điều không nên là nhận lời cộng tác với vua Đồng Khánh, cần nhớ rằng vị vua này được Pháp đưa lên để an định xã hội khi vua Hàm Nghi vì chống Pháp phải bôn đào Tân Sở.

Hai vị Thầy dạy trong ngôi trường mang tên ông Trương Vĩnh Ký mà có thể bộc bạch những suy nghĩ không ủng hộ ông như vậy cho thấy xã hội thời đó tôn trọng tự do học thuật, tự do ngôn luận tới chừng nào. Trong trường cũng có những vị giáo sư không phê phán việc ông Trương Vĩnh Ký cộng tác với vua Đồng Khánh, các thầy với ý kiến khác biệt thảo luận trong tinh thần bè bạn và học hỏi nhau. Hai vị Nguyễn Xuân Hoàng và Nguyễn Minh Nhựt lắng nghe lập luận trái chiều từ đồng nghiệp, từ cả những học sinh lớp 11, lớp 12 như chúng tôi. Hai vị đó, dù có lập trường phê phán hành động của ông Trương Vĩnh Ký, vẫn tự hỏi: hay tiền nhân có ý gì sâu xa mà chúng ta không thấu hiểu? Cái tâm thế hoài nghi khoa học đó khiến hai ông rất sẵn sàng học hỏi, giúp hai ông ngày tiệm cận với chân lý, giúp chúng tôi mở mang tầm mắt và phương pháp luận khoa học, giúp xã hội an bình, không ai là thế lực thù địch của ai…

Các sự việc loại bỏ hai tập phim về tuổi thơ của Trương Vĩnh Ký, cấm ra mắt sách “Trương Vĩnh Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” cho thấy bầu không khí bây giờ hoàn toàn khác xưa. Bây giờ, xã hội Việt Nam do chính người Việt tổ chức quản lý mà sao không khí học thuật và ngôn luận lại hẹp hòi, ngột ngạt hơn thời trước tới dữ vậy?

Học giả Trương Vĩnh Ký, người được mời vào câu lạc bộ mười tám nhà bác học của Pháp “Savants du Monde”, người để lại cho đời trên trăm trước tác về văn học, sử địa, từ điển, dịch thuật… đích thị là một nhà khoa học am tường nhiều lãnh vực tư tưởng. Chắc chắn tầm tri thức và tư cách trí thức của nhân vật này cách xa những người đang cấm đoán và phán xét ông hôm nay!

Tư cách trí thức của Trương Vĩnh Ký cao như vậy, chắc hẳn ông luôn tôn trọng tinh thần hoài nghi khoa học. Bây giờ ông chịu sự phán xét của những người chỉ biết phe phái mình, chỉ đọc sách một chiều, chăm chăm cấm cửa các thảo luận tự do… thì đúng là ông chịu Nỗi Oan Thế Kỷ!

Miền Nam yêu mến và tôn trọng hai nhân vật Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký. Miền Nam là quê hương sinh ra hai ông, Miền Nam gần gũi và hiểu rõ hai ông! Tấm lòng này của dân Miền Nam được bộc lộ rõ ràng. Tên tuổi hai nhân vật đó bị vùi dập mấy chục năm nay. Cho dù đoạn sau này có nhẹ tay hơn một chút thì thái độ thô lỗ đó còn cách rất xa với tấm lòng tôn trọng, yêu quý hai ông của người Miền Nam. Xử tệ với hai ông có phải chính là xử tệ với tấm lòng và kiến thức Miền Nam? Nếu như vậy thì Nỗi Oan Thế Kỷ có là Nỗi Đau Thế Kỷ?

Cũng có thể nói, Nỗi Oan Thế Kỷ này đâu chỉ một ông Trương Vĩnh Ký chịu!

Lê Học Lãnh Vân,

ngày 18 tháng 2 năm 2024


 

Xuan Tet 2024, Houston Texas

Theo Báo Chí, đây là lễ hội Tết trang trọng nhất từ trước tới nay ở Houston, Texas.

Phần cúng Quốc Tổ và cầu nguyện cho Quốc Thái, Dân An thật là nghiêm trang và cảm động.

Lễ Tết đậm đà bản sắc dân tộc làm ấm lòng mọi cư dân tỵ nạn ở Houston, TX và Hoa Kỳ. Đồng hương tham dự rất đông đảo, một thành công mới của Ban Đại Diện CĐNVQG của Houston.

NỬA ĐỜI VỀ SAU

Nửa đời về sau, hãy học được cách trầm tĩnh

Có đôi khi bị người khác hiểu lầm, đừng tranh luận.Trong cuộc sống, có rất nhiều chuyện đúng sai khó có thể nói rõ ràng, thậm chí căn bản là không có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai..

Nửa đời về sau, hãy trở nên bình thản

Con người đến độ tuổi nào đó, tự nhiên không còn thích những gì ồn ào náo nhiệt, tâm thái bình thản giúp cho cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.Mặc kệ là đời sống vật chất dư dả hay bần cùng, chỉ cần nội tâm bình thản, chính là sống một cuộc đời hạnh phúc.

Nửa đời về sau, hãy học cách cúi mình

Bạn bất đồng ý kiến với với con cái, nói chuyện mâu thuẫn với bạn bè, những điều này cũng không sao cả.

Lúc này bạn cũng có thể về lau nhà… Trong lúc lao động, bạn sẽ nhận ra tâm trạng và suy nghĩ của mình dần lắng xuống.

Nửa đời về sau, hãy đừng cảm thấy hối hận

Cuộc đời là một con đường dài với vô số ngã rẽ, và ta luôn phải lựa chọn không ngừng.. Không có cơ hội nào lặp lại, lựa chọn rồi thì đừng hối hận, cũng đừng nói câu muốn làm lại từ đầu .

Nửa đời về sau, hãy tiếp tục học tập

Đọc sách xem báo, hội họa, ca hát ,nghe nhạc…đều có thể đem đến cho cuộc sống niềm vui, khiến cho tâm tình khoan khoái dễ chịu.

Nửa đời về sau, hãy giữ gìn sự đơn thuần

Suy nghĩ quá nhiều, ngược lại càng làm cuộc sống thêm phức tạp, “đơn thuần” thật ra chính là một ân huệ mà trời cao ban cho chúng ta. Cảm nhận mùi thơm của đồ ăn, nhận ra niềm vui của vận động, cùng bạn bè nói chuyện không đâu…

Nửa đời về sau, hãy thỉnh thoảng buông thả bản thân

Mỗi ngày ăn trái cây rau quả, thực phẩm lành mạnh, có phải là có lúc cũng thèm thịt cá? Vậy thì cứ ăn đi !

Cuộc đời không nên gò ép bản thân mình quá, ngẫu nhiên phóng túng thì càng bình dị, gần gũi.

Nửa đời về sau, hãy luôn ăn mặc đẹp

Yêu cái đẹp nên là điều mà chúng ta theo đuổi cả đời, tuyệt đối đừng vì suy nghĩ mình lớn tuổi mà không muốn trưng diện nữa..

Hãy nhân lúc lưng còn thẳng, chân còn khỏe, hãy mặc thật xinh đẹp…

Nửa đời về sau, đôi lúc hãy ngờ nghệch một chút

Có những chuyện, cần hờ hững thì hờ hững, điều gì không làm rõ được thì không cần làm rõ, người nào cần lướt qua thì cứ lướt qua.Nếu như chỉ biết nhớ không biết quên, chỉ biết tính toán mà không biết cho qua, chỉ biết khôn khéo mà lại không biết vụng về… sẽ chỉ làm cuộc sống của chúng ta luôn nặng nề, phiền não.

Nửa đời về sau, hãy thường xuyên chúc phúc cho người khác

Chúng ta đối đãi với người khác thế nào, họ cũng sẽ đối đãi với ta như vậy. Cho nên, hãy thường xuyên khen ngợi bạn bè, con cháu của mình, thậm chí cả người xa lạ cũng đừng tiếc một lời chúc phúc ! Khi bạn làm cho người khác vui vẻ, bạn sẽ nhận ra rằng mình còn được nhân lên.. niềm vui..

From: Tu-Phung