VỢ CHỒNG LỆCH-Truyen ngan HAY

Duy TôNhững câu chuyện Nhân Văn

Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi. Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật.

Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói phải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn.

Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh.

Những hình ảnh chứng minh rằng mẹ là món quà vô giá của tạo hóa

Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả ruộng nương, bệnh không khỏi.

Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.

Vì thế bà mối đến, réo rắt: “Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà”.

Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: “Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!”.

Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị. Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư!

Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài. Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha mình , tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng.

Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.

Kon Tum: Vấn nạn tảo hôn đang từng bước được ngăn chặn | Báo Dân tộc và ...

Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng. Anh vâng lời mẹ gọi chị là chị gái.

Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc.

Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai.

Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v…

Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình: “Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?”.

Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to: “Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, lên giường…”

Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói:

“Chị ơi, em yêu chị!”.

Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ.

Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay.

Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sức, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền.

Gặp hai mẹ con "Ẩm thực mẹ làm" sau 1 năm nổi tiếng

Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua. Chỉ khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ.

Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hóa bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi. Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói:

“Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành”.

Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi.

Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh?

Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học. Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt.

Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học Sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường.

Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa.

Nhưng anh vẫn nói: “Chị, chờ tôi quay về nhé!”.

Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khóe miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khóe cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.

Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi.

Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc. Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa. Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị.

Lúc đó chị đã 29 tuổi.

Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát li đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa.

Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa!

Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: “Chị, chờ tôi quay về nhé!”; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ.

Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.

Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về. Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất, dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết.

Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực.

Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu. Chị không dám ngờ anh đã nói với chị: “Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!”.

Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị?

Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng cười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.

Anh ở lại thị trấn dạy học, chị ở nhà làm ruộng. Họ có với nhau một con trai một con gái.

Sau này, anh đến khu mỏ dầu dạy học, lên chức hiệu trưởng một trường Trung học nhờ vào bằng cấp và kinh nghiệm dạy học của mình. Vì hộ khẩu, con cái vẫn để ở nhà cho chị nuôi nấng. Sau khi nhập được hộ khẩu, anh về quê đưa vợ con lên trường.

Các giáo viên trong trường đến giúp hiệu trưởng dọn nhà. Có một giáo viên bộc tuệch chạy ra nói:

“Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em trai lên ở mà không đón cả chị nhà và các cháu luôn?”.

Thầy hiệu trưởng truyền lửa đổi mới - Báo Thái Bình điện tử

Một sự im lặng bao trùm, mọi người đều ngoái đầu nhìn chị. Lúc ấy, mặt chị sượng trân trân, không biết nên nói gì, chị cười méo mó, nhìn anh biết lỗi. Anh ngoái đầu nhìn chị, nói với tất cả mọi người với giọng chắc nịch:

“Chị các chú đây. Có cô ấy mới có tôi ngày hôm nay, thậm chí cả tính mạng tôi”.

Chị nghe anh nói, mắt chị dâng lên toàn là nước mắt.

Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu.

Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậy chống, anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế.

Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh nói:

“Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy”.

Anh dắt tay chị, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười, đẹp như nét mây chiều êm ái nơi chân trời mùa hạ.

Chia sẻ từ FB Le Van Quy

 


 

Top 10 quốc gia đáng mong muốn nhất của Wanderlust trên toàn thế giới

Kimtrong Lam

Là một phần của Lễ trao giải Du lịch Wanderlust Reader thường niên lần thứ 23, tạp chí du lịch độc lập có trụ sở tại Anh đã tiết lộ lựa chọn của độc giả cho những điểm đến đáng mong muốn nhất:

  1. Úc
  2. Canada
  3. Nhật Bản
  4. Mỹ
  5. New Zealand
  6. Costa Rica
  7. Nam Phi
  8. Brazil
  9. Hàn Quốc
  10. Peru

Thật thú vị, các quốc gia Đông Nam Á đã không lọt vào danh sách trong năm nay.

(Nguồn: Wanderlust)


 

THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ-Trích ĐGH Bênêdictô XVI,

Đây là vị “Tiến Sĩ Thần Bí,” nhà thần học vĩ đại của gia đình Cát Minh.  Thánh Gioan Thánh Giá để lại nhiều bài thơ đậm chất thần bí và giàu tư tưởng thần học, nhấn mạnh tới cuộc thanh luyện linh hồn.  Bốn tác phẩm nổi tiếng nhất của ngài vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngày nay là “Đường Lên Núi Cát Minh,” “Đêm Tối,” “Bài Thánh Ca Thiêng Liêng” và “Lửa Tình Yêu Hằng Sống.”  Đức Bênêđictô XVI đã dành buổi tiếp kiến chung ngày 16 tháng 02 năm 2011 để nói về cuộc đời và tư tưởng của thánh nhân.

********************

Anh chị em thân mến,


Lần trước, tôi đã giới thiệu một nhà thần bí vĩ đại người Tây Ban Nha, thánh nữ Têrêsa Giêsu.  Hôm nay, tôi sẽ nói về một vị thánh quan trọng khác cũng là người Tây Ban Nha, bạn thiêng liêng của thánh nữ Têrêsa, đã cùng với thánh nữ cải tổ “Gia Đình Cát Minh”: đó là thánh Gioan Thánh Giá.  Ngài đã được đức giáo hoàng Piô XII tuyên phong là “Tiến Sĩ Hội Thánh” vào năm 1926, và theo truyền thống, ngài được biết đến với danh hiệu là vị “Tiến Sĩ Thần Bí” (Doctor Mysticus).

Gioan Thánh Giá sinh năm 1542 tại một ngôi làng nhỏ miền Fontiveros, gần Avila thuộc vùng Castille, là con của ông Gonzalo de Yepes và bà Catalina Alvarez.  Gioan sinh trưởng trong một gia đình rất nghèo.  Thân phụ của ngài, ông Gonzalo, vốn xuất thân từ dòng dõi quý tộc, nhưng sau đó bị trục xuất và không được nhìn nhận là một thành viên trong gia đình vì đã cưới cô Catalina, một thợ dệt lụa, thuộc tầng lớp thấp kém.

Gioan mất thân phụ khi còn ở độ tuổi rất nhỏ.  Lúc lên 9, ngài đã cùng với thân mẫu và người em trai là Francisco, di chuyển đến Medina del Campo, không xa Valladolid, một trung tâm thương mại và văn hóa của Tây Ban Nha thời bấy giờ.  Tại đây, ngài theo học ở trường Colegio de los Doctrinos, và đảm nhận vài công tác khiêm hạ cho các nữ tu của Tu viện và nhà thờ Mađalena.  Sau khi được chứng nhận có phẩm chất đạo đức tốt và kiến thức vững vàng, Gioan bắt đầu làm trợ tá cho bác sĩ ở Bệnh viện Conception, rồi tiếp tục theo học ở trường Cao đẳng của dòng Tên, mới được thiết lập ở Medina del Campo.  Gioan chính thức học ở trường Cao đẳng này năm mười tám tuổi và nghiên cứu các môn khoa học Nhân văn, Hùng biện, Cổ ngữ trong khoảng ba năm.  Lúc mãn chương trình học, Gioan có trực giác về ơn gọi tu trì.  Trong số rất nhiều dòng đang hiện diện ở Medina, ngài cảm thấy như được mời gọi đến với Anh Em Cát Minh.

El Colegio de Doctrinos - Página web de toledo-pintoresca

Mùa hè năm 1563, Gioan bắt đầu thời gian tập viện ở một tu viện Cát Minh trong thị trấn, nhận danh hiệu là Juan de San Mattia.  Một năm sau đó, ngài theo học tại trường Đại học danh tiếng Salamanca, nghiên cứu Nhân văn và Triết học khoảng ba năm.

Năm 1567, ngài được thụ phong linh mục và trở về Medina del Campo để cử hành thánh Lễ Tạ Ơn, với sự tham dự đông đảo của gia đình huyết thống.  Chính tại đây, lần đầu tiên Gioan gặp thánh nữ Têrêsa Giêsu.  Cuộc gặp gỡ này mang tính quyết định cho cả hai vị.  Têrêsa đã giải thích cho Gioan về kế hoạch cải tổ dòng Cát Minh của mình, bao gồm cả ngành nam của dòng, và đề nghị Gioan ủng hộ kế hoạch này nhằm “vinh danh Chúa hơn.”  Vị linh mục trẻ đã bị cuốn hút bởi ý tưởng của thánh nữ Têrêsa, đến nỗi can đảm trở thành người tiên phong trong kế hoạch cải tổ này.

St Teresa of Avila | Communio

Hai vị có mấy tháng làm việc chung với nhau, cùng chia sẻ lý tưởng và soạn thảo kế hoạch, muốn bắt đầu tiến trình cải tổ bằng việc thành lập cộng đoàn Cát Minh không đi giày đầu tiên, tiến hành càng sớm càng tốt.  Và một cộng đoàn như thế đã chính thức xuất hiện vào ngày 28 tháng 12 năm 1568, tại Duruelo, một nơi hẻo lánh thuộc tỉnh Avila.

Cộng đoàn Cát Minh không đi giày theo tinh thần cải tổ này gồm có Gioan và ba bạn đồng hành.  Đời sống tu trì của họ có nhiều thay đổi, quay lại nếp sống nhiệm nhặt với bản Tu luật nguyên thủy, mỗi thành viên nhận lấy một danh xưng mới: từ đây Gioan lấy danh hiệu là “Thánh Giá,” và cho đến ngày nay, ngài vẫn được biết đến trên toàn thế giới với danh hiệu đáng kính này.

Cuối năm 1572, theo lời đề nghị của Têrêsa, Gioan trở thành cha giải tội và vị đại diện của đan viện Nhập Thể ở Avila, nơi Têrêsa Giêsu làm Bề trên.  Đây là khoảng thời gian hai vị đã cộng tác thân thiết và xây dựng tình bạn hữu thiêng liêng, làm phong phú tinh thần cho cả hai.  Những tác phẩm quan trọng nhất của Têrêsa cũng như của Gioan ra đời trong khoảng thời gian này.

Ascent of Mount Carmel by St John of the Cross - Book 1 - YouTube

Việc cải tổ dòng Cát Minh không dễ dàng, Gioan nỗ lực kêu gọi anh em cộng tác, và rồi ngài phải chịu nhiều đau khổ.  Chuyện tệ hại nhất xảy ra vào năm 1577, Gioan bị bắt giam trong ngục tại một Tu viện theo luật cũ, với một cáo trạng bất công.  Ở chốn lao tù, Gioan phải chịu túng thiếu và kìm kẹp cả về thể lý lẫn tinh thần.  Tại đây, ngài đã sáng tác bài thơ nổi tiếng, với nhan đề “Bài Thánh Ca Thiêng Liêng,” cùng với nhiều bài thơ khác.  Cuối cùng, vào đêm ngày 16 rạng sáng ngày 17 tháng 8 năm 1578, Gioan thực hiện một cuộc đào tẩu mạo hiểm và tìm đến trú ẩn tại tu viện của các nữ tu Cát Minh cải tổ trong thị trấn.  Thánh Têrêsa và các bạn hữu cùng chí hướng của ngài rất vui mừng vì Gioan được tự do, và sau đó, ngài ở lại đó ít lâu, đến khi bình phục sức khoẻ hoàn toàn, mới chuyển đến Andalusia, nơi đây ngài cư trú trong nhiều tu viện khác nhau khoảng 10 năm, đặc biệt ở Granada.

Gioan ngày càng được trao phó những chức vụ cao hơn trong dòng, cho đến khi ngài trở thành vị đại diện Tỉnh dòng và đã hoàn tất vài khảo luận về đời sống tâm linh.  Sau đó, ngài trở về vùng đất đã sinh trưởng, với cương vị là một thành viên trong ban tổng đại diện của gia đình Cát Minh Têrêsa, khi ấy đã có được sự tự trị hoàn toàn về mặt pháp lý.

Gioan đến sống ở Carmel Segovia, đảm nhận chức bề trên của cộng đoàn.  Năm 1591, ngài được cắt hết tất cả trọng trách và được bổ nhiệm đến một tỉnh dòng mới ở Mêxicô.  Trong thời gian chuẩn bị cho chuyến hành trình dài cùng với 10 bạn đồng hành, Gioan lui về một tu viện hẻo lánh ở gần Jaen, nơi đây ngài ngã bệnh nặng.

Thánh nhân đối diện với đau khổ bệnh tật bằng một thái độ bình thản và kiên nhẫn.  Ngài qua đời vào giữa đêm ngày 13 rạng sáng ngày 14 tháng 12 năm 1591, khi anh em còn đang nguyện kinh sáng.  Rời bỏ anh em, thánh nhân nói: “Hôm nay, tôi sẽ nguyện kinh trên Thiên Đàng.”  Thi thể của ngài được di dời đến Segovia.  Ngài được đức giáo hoàng Clêmentê X phong Chân phước vào năm 1675 và được đức giáo hoàng Bênêdictô XIII phong thánh vào năm 1726.

Gioan được xem là một trong những nhà thơ nổi bật nhất của nền văn chương Tây Ban Nha.  Bốn tác phẩm chính của ngài là “Đường Lên Núi Cát Minh,” “Đêm Tối,” “Bài Thánh Ca Thiêng Liêng,” và “Lửa Tình Yêu Hằng Sống.”

THE WORKS OF ST. JOHN OF THE CROSS [4-volume set] by St. John of the ...

Trong tác phẩm “Bài Thánh Ca Thiêng Liêng,” thánh Gioan Thánh Giá giới thiệu một tiến trình thanh luyện của linh hồn diễn ra từng bước.  Linh hồn phấn khởi khi dần đạt đến Thiên Chúa, cho tới khi cảm nghiệm được rằng, linh hồn yêu mến Thiên Chúa bằng một tình yêu mà Thiên Chúa đã yêu mến linh hồn.  Tác phẩm “Lửa Tình Yêu Hằng Sống” tiếp tục làm rõ quan điểm này, bằng cách mô tả chi tiết hơn tình trạng biến đổi, nên một với Thiên Chúa.

Thí dụ mà Gioan thường sử dụng là ngọn lửa: lửa cháy càng mạnh, càng thiêu huỷ mùn gỗ, thì càng bừng sáng cho đến khi tất cả thành một ngọn lửa lớn; cũng thế, Thánh Thần, Đấng thanh luyện và “tẩy rửa” linh hồn suốt thời kỳ đêm tối, cũng soi sáng và đốt nóng linh hồn, cho đến khi linh hồn hóa thành ngọn lửa.  Sự sống của linh hồn là lời tán dương không ngừng của Thánh Thần, Đấng vén mở cho chúng ta thoáng thấy phần vinh quang Thiên Quốc vì được kết hiệp với Thiên Chúa trong vĩnh cửu.

Tác phẩm “Đường lên núi Cát Minh” trình bày một hành trình tâm linh, khởi đi từ việc thanh luyện linh hồn, là điều vô cùng cần thiết để đạt tới đỉnh cao của sự trọn lành Kitô giáo, được biểu trưng hóa bằng đỉnh núi Cát Minh.  Hành trình thanh luyện này do con người đảm nhận, có sự tác động của ơn thánh, sẽ giúp giải thoát linh hồn khỏi mọi quyến luyến hay gắn bó với những gì chống lại thánh ý Thiên Chúa.

Ascent of Mount Carmel by St. John of the Cross, Paperback | Barnes ...

Để đạt đến sự hiệp nhất trọn vẹn trong tình yêu Thiên Chúa, thì linh hồn cần phải trải qua một hành trình thanh luyện, khởi đầu bằng việc thanh luyện các giác quan, rồi tiếp tục bằng việc sống ba nhân đức hướng Chúa: Tin, Cậy, Mến, hầu thanh luyện lý trí, ký ức và ý chí.

Tác phẩm “Đêm tối” mô tả khía cạnh “thụ động,” ở đó, Thiên Chúa can thiệp vào tiến trình thanh luyện linh hồn.  Thật vậy, chỉ cố gắng tự sức mình, con người không thể triệt tiêu căn nguyên sâu xa của những khuynh hướng và nết xấu nơi bản thân: tất cả những gì linh hồn có thể thực hiện là kiểm điểm chúng, nhưng không thể hoàn toàn bứng đi gốc rễ chúng.  Tiến trình này cần sự tác động đặc biệt của Thiên Chúa, Đấng thanh luyện triệt để linh hồn và chuẩn bị cho linh hồn những điều kiện xứng hợp nhất, hầu có thể nên một trong tình yêu của Người.

Thánh Gioan mô tả tiến trình thanh luyện này như là một tiến trình “thụ động,” mặc dù linh hồn chấp nhận đi vào, nhưng tiến trình này diễn ra nhờ được tác động nhiệm mầu của Chúa Thánh Thần, Đấng như một ngọn đuốc bừng cháy, đốt cháy mọi điều ô uế.  Trong tình trạng này, linh hồn chịu khuất phục trước mọi thử thách, như thể linh hồn ở trong đêm tối vậy.

Tri thức về hành trình tâm linh được tìm thấy trong các tác phẩm nổi tiếng nhất của thánh Gioan, giúp chúng ta tiếp cận những điểm nổi bật về đạo lý thần bí thâm sâu của ngài, mục đích là mô tả một con đường chắc chắn để đạt đến sự thánh thiện, đến tình trạng thành toàn viên mãn mà Thiên Chúa mời gọi tất cả chúng ta.

Theo Gioan Thánh Giá, tất cả những gì hiện hữu đều do Thiên Chúa dựng nên và tự bản chất là tốt lành.  Vì thế, qua các thụ tạo, chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa, Đấng đã khắc ghi nơi thụ tạo dấu tích của chính Người.  Trong mọi trường hợp, đức tin luôn là nguồn mạch giúp con người nhận biết Thiên Chúa đúng như Người là, xét trong nội tại, Một Chúa Ba Ngôi.  Tất cả những gì Thiên Chúa muốn là trò chuyện với con người, Thiên Chúa nói trong Đức Giêsu, là Lời đã mặc lấy xác phàm.  Đức Giêsu Kitô là con đường duy nhất và đáng tin cậy nhất dẫn chúng ta đến với Chúa Cha (x. Ga 14,6).  Bất kỳ thứ gì được tạo ra, thì hiển nhiên, chẳng là gì so với Thiên Chúa, và không có giá trị gì nếu ở ngoài Thiên Chúa; vì vậy, để đạt đến tình yêu tuyệt hảo của Thiên Chúa, mọi tình yêu khác phải được quy chiếu vào Đức Kitô mà đến với tình yêu Thiên Chúa.

Điều này dẫn tới lời khẳng định của thánh Gioan Thánh Giá về sự cần thiết phải thanh luyện và tự làm trống rỗng nội tâm, ngõ hầu được biến đổi trong Thiên Chúa, đó là cùng đích duy nhất của sự trọn lành.

Sự “thanh luyện” này không hệ tại ở việc loại bỏ đi mọi thứ thuộc về thể lý, hoặc không muốn dùng đến thế giới vật chất; trái lại điều làm cho linh hồn nên thanh khiết và tự do chính là loại bỏ đi sự lệ thuộc vào thế giới thụ tạo này một cách vô trật tự.  Mọi thứ phải được đặt trong Thiên Chúa như là trọng tâm và cùng đích của đời sống chúng ta.

Dĩ nhiên, tiến trình thanh luyện rất dài và gian khó, đòi hỏi nỗ lực của bản thân, nhưng tác nhân thực sự vẫn là Thiên Chúa: điều có thể thực hiện ở phía con người là làm cho mình trở nên “sẵn sàng,” mở rộng tâm hồn đón nhận sự tác động của ơn thánh và không để cho bất kỳ rào cản nào xuất hiện ngăn trở ơn thánh.  Bằng việc sống các nhân đức Tin – Cậy – Mến, con người nâng bản thân mình lên và làm cho cuộc tận hiến của mình trở nên rất giá trị.  Tiến trình thanh luyện giúp tăng trưởng đức tin, đức cậy, và đức mến, từng bước kết hiệp với Thiên Chúa, cho tới khi linh hồn được chuyển biến trong Người.

Khi tiến trình thanh luyện đạt đến cùng đích, linh hồn được chìm ngập vào trong đời sống của Ba Ngôi, từ đó thánh Gioan Thánh Giá khẳng định rằng, linh hồn sẽ vươn lên tới chỗ yêu mến Thiên Chúa bằng một tình yêu giống với tình yêu mà Thiên Chúa đã yêu thương linh hồn, vì Người vẫn yêu thương linh hồn trong Thần Khí của Người.

Saint John of the Cross Painting by Diego de Sanabria - Pixels

Vì lý do này mà vị Tiến Sĩ Thần Bí khẳng định rằng, sẽ không có sự hiệp nhất thực thụ trong tình yêu với Thiên Chúa, nếu không đạt đến cực điểm trong sự hiệp nhất Ba Ngôi.  Ở giai đoạn cuối cùng này, linh hồn thánh thiện nhận biết mọi thứ nơi Thiên Chúa và không còn phải nhờ các thụ tạo để vươn tới Thiên Chúa nữa.  Giờ đây, linh hồn cảm thấy được chìm ngập trong tình yêu Thiên Chúa và hỷ hoan trong tình yêu Thiên Chúa mà không có gì cản trở.

Sau cùng, một câu hỏi đặt ra là: phải chăng thánh Gioan Thánh Giá, trong quan điểm thần bí trổi vượt, với rất nhiều đòi hỏi khác nhau của hành trình thanh luyện linh hồn hầu đạt đến đỉnh cao trọn lành, chẳng có bất cứ điều gì để nói với chúng ta hôm nay, những Kitô hữu bình thường, đang sống cuộc đời thường nhật, cùng với những điều kiện hết sức bình dị mà thôi?  Phải chăng thánh Gioan Thánh Giá là một khuôn mẫu điển hình chỉ dành cho một vài linh hồn ưu tuyển nào đó, vốn thực sự đủ khả năng đảm nhận hành trình thanh luyện này, hay chỉ dành cho những vị khổ tu thần bí mà thôi?

Để có câu trả lời, trước hết, chúng ta phải ghi nhớ rằng, cuộc đời của thánh Gioan Thánh Giá không phải luôn suôn sẻ, lướt trên “những đám mây thần bí”; đúng hơn ngài đã trải qua nhiều gian khổ, cụ thể và rõ ràng, vì là một nhà cải tổ dòng Cát Minh, ngài đã bị rất nhiều người chống đối, cả từ phía Bề trên tỉnh dòng, đồng thời, trong thời gian ở chốn lao tù do anh em hiểu lầm, ngài đã hứng chịu những lời nhục mạ cay nghiệt và bị hành hạ cách tàn bạo.

Tuy rằng, cuộc đời của thánh Gioan có nhiều đau khổ, nhưng trong thời gian mấy tháng ở tù, ngài đã viết một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất của mình.  Và vì thế, chúng ta có thể hiểu rằng, hành trình với Đức Kitô, đồng hành với Đức Kitô, Con Đường, không phải là chất thêm gánh nặng cho cuộc đời của chúng ta, không phải là điều gì đó vốn làm cho gánh cuộc đời của chúng ta thêm nặng, nhưng là một điều gì đó hoàn toàn khác biệt.  Đó là nguồn ánh sáng, nguồn động lực giúp chúng ta mang lấy gánh nặng và bước trên hành trình này.

Giới thiệu chung về Thánh Gioan Thánh Giá - DÒNG CÁT MINH CHÂN TRẦN

Nếu ai đó cưu mang tình yêu cao cả nơi bản thân mình, thì tình yêu sẽ mang đến cho người ấy đôi cánh, nhờ thế, người ấy có thể đương đầu với tất cả những phiền muộn của cuộc đời dễ dàng hơn, bởi chất chứa trong mình nguồn ánh sáng vĩ đại; đây là niềm tin của chúng ta: được Thiên Chúa yêu thương và để cho chính mình được Thiên Chúa yêu thương trong Đức Giêsu Kitô.  Để cho chính mình được Thiên Chúa yêu là ánh sáng Thiên Chúa, giúp chúng ta mang lấy gánh nặng hằng ngày.

Và sự thánh thiện cũng không phải là một hành động quá khó khăn đối với chúng ta, nhưng phải hiểu rằng, thánh thiện chính xác là hãy “mở rộng”: mở rộng những cánh cửa của linh hồn để ánh sáng của Thiên Chúa chiếu vào, và đừng bao giờ lãng quên Thiên Chúa; vì chính khi rộng mở cho ánh sáng Thiên Chúa chiếu vào tâm hồn, con người đón nhận sức mạnh, tìm được niềm vui ơn cứu độ.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta khám phá sự thánh thiện này, để chính chúng ta được Thiên Chúa yêu thương, vì Người là cùng đích và là ơn cứu độ đích thực của toàn thể nhân loại.

Trích ĐGH Bênêdictô XVI, 36 Thánh Tiến Sĩ (Tp. HCM: Nxb Phương Đông, 2017), tr. 400-412.

 

 From: Langthangchieutim


 

 TỰ HỐI – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

 Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra!”.

“Ôi tôi yêu mến Lời Ngài biết bao, lạy Chúa! Lời dẫn tôi đi bình yên trên mọi nẻo đường! Các mỏ đá quý có là gì, sắc đẹp có là gì, mọi cuộc vui có là gì… so với Lời! Dẫu bao đắng cay đã đâm thủng trái tim èo uột của tôi, bao nỗi sầu khiến lòng tôi se lại, nước mắt tôi nhiều lần ứa ra; nhưng Lời đã cứu tôi khỏi sự thống khổ đời đời. Khuất phục Lời; từ lâu, tôi tự hối, lớn lên trong sự nhận biết, nhân tâm tôi không dao động!” – William Cowper.

Kính thưa Anh Chị em,

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho thấy một điều gì đó đáng tiếc khi người đương thời không ‘tự hối’, không ‘lớn lên trong sự nhận biết!’. Họ không nhận ra Gioan trong quyền năng và vai trò của Êlia – dọn đường cho Đấng Cứu Thế – để “đưa tâm hồn cha ông trở lại với con cháu” – bài đọc một.

Như Gioan có một vai trò độc đáo và quyết định trong tiến trình chuẩn bị cho việc đến của Chúa Kitô, bạn và tôi cũng có vai trò tương tự trong việc chuẩn bị cho ‘việc đến liên tục’ của Ngài. Ngài đã đến một lần thuở xưa, nhưng Ngài mong muốn tiếp tục đến mỗi ngày trong linh hồn chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong thế giới. Và Ngài chỉ có thể đến nếu chúng ta chuẩn bị đúng cách cho Ngài.

Làm thế nào để chuẩn bị đúng cách “con đường cho Chúa?”; làm thế nào để tiếp tục công việc của Gioan? Trước hết, bằng cách chú ý đến thông điệp Gioan mang đến. Thông điệp đó là gì? Là ăn năn tội lỗi của chính mình! Mặc dù tất cả mọi người đều đấu tranh với tội lỗi do bản chất con người sa ngã, nhưng chúng ta không quên rằng, ơn gọi của chúng ta là nên hoàn hảo, nên thánh. Chúng ta được kêu gọi để nhận ra tội lỗi mình, thú nhận chúng và nỗ lực tách khỏi chúng. Mùa Vọng là một trong những thời điểm quan trọng nhất trong năm để làm điều này – ‘tự hối’ – và điều đặc biệt khẩn thiết là chúng ta tìm kiếm ân sủng của Bí tích Hoà Giải ngay lúc này.

Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Lạy Thiên Chúa, xin phục hồi chúng con, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời, để chúng con được ơn cứu độ!”. Được ‘phục hồi’ là được ‘lớn lên trong sự nhận biết’ tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, nhận biết mình được thứ tha, được chữa lành và mở mắt đức tin. Và như vậy, mùa Vọng, mùa ‘tự hối’ để hưởng nhận ơn tha thứ hầu hiểu được Quà Tặng Cứu Độ Giêsu trong lễ Giáng Sinh!

Anh Chị em,

“Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra!”. Như những người Do Thái không nhận ra Gioan và Đấng Gioan loan báo, chúng ta có thể tiếp tục không nhận ra Chúa Giêsu. Ngài hiện diện theo nhiều cách, dưới nhiều hình thức, nhưng dường như chúng ta vẫn chưa nhận ra hoặc không muốn nhận ra Ngài. Tại sao? Có lẽ vì chúng ta chưa để Lời soi rọi, chưa khuất phục Lời; vì thế, chưa thật lòng ‘tự hối!’. Hậu quả là chúng ta đối xử với Chúa Giêsu ‘theo ý chúng ta muốn!’. Hôm nay, bạn và tôi xin ơn chữa lành đôi mắt đức tin để nhìn thấy Ngài, Đấng đã đến, đang đến và sẽ đến để ban ơn cứu độ! Nhờ đó, nhất định chúng ta sẽ bình an!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, để nhân tâm con không còn dao động, giúp con nhìn thấy tội lỗi mình – điều đang ngăn cản con với Chúa – và hết lòng tránh xa chúng!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: KimBang Nguyen

***************************************************

Thứ Bảy Tuần II Mùa Vọng

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

10 Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, các môn đệ hỏi Đức Giê-su rằng: “Sao các kinh sư nói rằng ông Ê-li-a phải đến trước?” 11 Người đáp: “Đúng thế, ông Ê-li-a đến và sẽ chỉnh đốn mọi sự. 12 Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Ê-li-a đã đến rồi và họ không nhận ra ông, nhưng đã xử với ông theo ý họ muốn. Con Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế.” 13 Bấy giờ các môn đệ hiểu Người có ý nói về ông Gio-an Tẩy Giả.


 

THỦ TƯỚNG ISRAEL PERES ĐÃ TỪNG KHUYÊN PUTIN: ANH ĐANG ĐẦU TƯ VÀO SỰ NGU NGỐC….-THÁI BÁ TÂN dịch

8 SÀI GÒN

Câu chuyện giữa Shimon Peres, người có 2 nhiệm kỳ Thủ tướng và 1 nhiệm kỳ quyền Thủ tướng Israel, với Vladimir Putin vào năm 2015, có thể còn được coi là lời khuyên với một số chính khách khác.

“Ông Peres chốt hạ một câu khiến ông Putin lặng người: “Tin tôi đi, kẻ thù và hận thù là tổn thất lớn nhất trong cuộc đời. Anh đang đầu tư vào sự ngu ngốc”.

Nội dung cuộc nói chuyện tại buổi gặp mặt cuối cùng giữa cựu Tổng thống Israel Shimon Peres và Vladimir Putin năm 2015 gần đây đã được công bố. Ông Peres đã chân thành giải thích cho Putin, rằng tất cả sẽ mất hết và không còn gì có thể cứu vãn được, vì tất cả các nỗ lực hiện nay của ông Putin đang trở nên vô ích vì sẽ không thể đạt được bất cứ điều gì.

Ông Peres nói với ông Putin: “Anh đang ở độ tuổi 63, còn tôi đã 93 rồi, thế anh muốn đạt được điều gì trong 30 năm tới vậy? Anh đang đấu tranh vì điều gì thế? Vì dân tộc anh hay vì muốn là kẻ thù của người Mỹ chăng?”

Ông Putin đáp: “Không phải như thế”.

Ông Peres hỏi tiếp: “Nước Mỹ muốn chiếm một phần nước Nga chăng? Không, giữa anh và ông Obama có những vấn đề không hiểu nhau chăng?”

Ông Putin vặn lại: “Tại sao ông lại nói vậy?”

Ông Peres trả lời: “Hãy nghe tôi đi, tôi không phải là gián điệp, anh có thể tâm sự với tôi về tất cả kia mà”.

Ông Putin hỏi tiếp: “Thế ông nghĩ sao?”

Và ông Peres liền trả lời: “Hoàn toàn không phụ thuộc vào những gì anh gây ra, nước Mỹ sẽ vẫn chiến thắng đấy”.

Ông Putin hỏi: “Tại sao như thế?”

Ông Peres trả lời: “Vì họ là những người hạnh phúc, còn anh thì không!”.

Ông Putin cười.

Và ông Peres nói tiếp:“Mỗi ngày, khi một người Mỹ tỉnh dậy vào buổi sáng, anh ta nhìn thấy gì nào? Nhìn về phương Nam là đất nước Mexico họ giang tay đón nhận những người Mexico ở trên đất nước mình. Nhìn về phương Băc, nước Canada, người Canada chẳng phải là những người bạn tốt nhất trong thế giới này sao?

.Vậy thì Obama còn phải lo lắng gì nữa nhỉ? Còn anh, khi anh thức dậy vào buổi sáng, anh có biết chắc rằng ai là hàng xóm thân thiện của anh không? Trung Quốc, Afganistan, Nhật Bản à? Lạy Chúa! Họ biết rất rõ rằng anh có rất nhiều đất đai, và anh không chia cho họ một tấc nào cả đâu. Anh sở hữu tới 20% nước ngọt, nhưng lại có biếu không cho ai một giọt nào cả. đâu! Bởi vậy mà, khi tuyết tan ở vùng Siberia, điều đầu tiên mà anh sẽ nhìn thấy đó là những người Trung Quốc. Bởi vì hiện ở Viễn Đông họ có mặt rất nhiều trong khi tại đó lại có rất ít người Nga của anh”.

Ông Peres cũng đề cập vấn đề thứ hai với ông Putin: “Nước Mỹ là đất nước có sự phân bổ hợp lý nhất giữa diện tích, đất đai và dân số. Ở nước Nga sự phân bổ đó là tồi nhất. Hai mươi triệu cây số vuông. Ôi, lạy Chúa! Nhưng đất nước của anh không có đủ người để đến ở. Người Nga rồi đây sẽ chết dần. Đừng ảo tưởng trước những điều nịnh nọt và tán dương của bọn bồi bút nhé. Không ai tha thứ cho anh cả đâu. Tại sao người Nga tuổi thọ chỉ có 62 trong khi người Mỹ lại thọ đến 82 tuổi?”

Ông Peres lạnh lùng nói tiếp: “Anh hành xử như một vị Sa Hoàng. Các vị Sa Hoàng đã làm gì nào? Họ đã xây dựng hai thành phố St. Petersburg và Moscow như những cái tủ kính bày hàng. Dù anh muốn hay không, anh sẽ phải thấy điều đó. Những phần còn lại của Nga thì chẳng khác nào đất nước Nigeria, nhưng khác chăng là nó phủ đầy tuyết. Những người dân của anh đang hấp hối. Anh không cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn. Anh có nghĩ rằng họ liệu sẽ tha thứ cho anh chăng?”

Ông Peres ngừng lại rồi hỏi tiếp: “Thế tại sao nước Mỹ lại tươi đẹp?”

Ông Putin trả lời: “Bởi vì họ là những người hay viện trợ cho các nước khác”.

Ông Peres lại hỏi tiếp: “Tại sao Châu Âu lại có nhiều vấn đề?”

Ông Putin trả lời: “Bởi vì họ thủ cựu”.

Ông Peres tiếp tục giải thích: “Nước Mỹ hay đem cho, mọi người nghĩ rằng đó là vì họ hào phóng. Tôi thì nghĩ rằng đó là bởi vì họ là những người khôn ngoan. Nếu anh hay đem cho, anh tạo ra bạn bè. Việc đầu tư hữu ích nhất đó là gây dựng nhiều bạn bè. Người Mỹ có can đảm chấp nhận kế hoạch Marshall, đem một lượng lớn GDP của họ để cho một Châu Âu đang hấp hối sau chiến tranh lần thứ Hai. Và như vậy, họ đã chỉ ra rằng đó là sự đầu tư tốt nhất trên thế giới. Không có một quốc gia Châu Âu nào mà không trải qua thời kỳ đế chế, Sa Hoàng, Người Pháp và người Anh, người Bồ Đào Nha… và tất cả. Và điều gì đã xảy ra? Họ đã bị ném ra ngoài và không còn gì.

Nước Anh, một đế quốc lớn nhất, nơi mà “mặt trời từng chưa bao giờ lặn”, có tất cả các đại dương, và rồi người thổ dân da đỏ tốt bụng đã đuổi họ đi và không để lại gì cho họ ngoài ba hòn đảo nhỏ, để rồi người Anh không biết phải làm gì.

Cuối cùng ông Peres chốt hạ một câu khiến ông Putin lặng người:

“Anh tin tôi đi, kẻ thù và hận thù là tổn thất lớn nhất trong cuộc đời. Anh đang đầu tư vào sự ngu ngốc đấy”.

THÁI BÁ TÂN dịch

#8saigon


 

Bao che tội phạm dâm ô, đã thành truyền thống!

Ba’o Tieng Dan

13/12/2024

Blog RFA

Gió Bấc

13-12-2024

Từ tháng 3-2024, Cảnh sát New Zealand đã có văn bản gửi đến Đại sứ Quán và Bộ Ngoại Giao Việt Nam cung cấp thông tin, đồng thời nhờ sự hỗ trợ trong việc xử lý hai nhân viên an ninh Việt Nam vì hành vi tấn công tình dục hai nữ công dân New Zealand trước chuyến thăm của Thủ Tướng Phạm Minh Chính.

Người dân Việt Nam, vốn sống trong những điều cấm kỵ, chưa biết đến câu chuyện này. Tuy nhiên, ngành ngoại giao và an ninh liệu có rút kinh nghiệm nào về hành vi ứng xử trong các chuyến công du và đối ngoại không? Câu hỏi này càng được nhấn mạnh sau vụ việc liên quan đến ông cảnh vệ của Chủ tịch nước Lương Cường. Nếu nhìn lại một số vụ án dâm ô của quan chức trước đây, có thể nhận thấy rằng việc bao che tội phạm này đã trở thành một truyền thống!

Quả bom thối vị Thượng tá cận vệ bị bắt giam và trục xuất vì tấn công tình dục phụ nữ trong chuyến công du của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chile chưa kịp hạ nhiệt, thì một quả bom thứ hai lại phát nổ. Vụ việc “Hai quan chức Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục hai nữ phục vụ ở New Zealand trước chuyến thăm của Thủ Tướng Phạm Minh Chính” đã gây ra dư luận xôn xao trong nhiều tháng qua, nhưng chỉ đến tận 11-12 mới được phanh phui rộng rãi. Dù vụ việc xảy ra từ 9 tháng trước, nhưng sự nghiêm trọng của vụ việc tại New Zealand lại nhiều lần vượt xa so với vụ Chile.

Nhục quốc thể, sao lại để đến hai lần?

Hành vi của các quan chức an ninh Việt Nam tại New Zealand không chỉ là một hành động bộc phát của cá nhân mà có thể là sự tính toán, sắp đặt của nhiều người. Mức độ phạm tội cũng nghiêm trọng hơn. Sau bữa tiệc, họ dụ dỗ các nữ nhân viên phục vụ đi hát Karaoke, uống rượu mạnh và khi các cô say rượu, không làm chủ được hành vi, họ đã xâm phạm cơ thể các cô, gây ra những thương tích thể xác và tinh thần nghiêm trọng. Các nạn nhân phải đi bệnh viện và tố cáo sự việc với cảnh sát.

Sau khi vụ việc được xác định, các nghi phạm đã rời khỏi New Zealand. Tuy nhiên, do không có hiệp ước dẫn độ với Việt Nam, cảnh sát New Zealand không thể tiến hành thủ tục dẫn độ. Cảnh sát New Zealand đã gửi một lá thư qua Bộ Ngoại giao và Thương mại (MFAT) tới Đại sứ quán Việt Nam, bày tỏ mối lo ngại về hành vi này.

Vụ việc nghiêm trọng và cần phải xử lý, rút kinh nghiệm nghiêm khắc. Thế nhưng, không rõ sứ quán Việt Nam có báo cáo lại với nhà nước Việt Nam sự kiện nghiêm trong này hay không? Không rõ bộ Ngoại Giao có thông báo đến các cơ quan trách nhiệm hay không? Ngành an ninh có chấn chỉnh nội bộ hay không? Nếu các cơ quan có trách nhiệm ý thức về cái nhục quốc thể này nhiều phần có thể ngăn ngừa được nỗi ô nhục Chi Lê.

Rất tiếc, chuyện xấu xa vốn không được phép xảy ra trong quan hệ đối ngoại lại xảy ra đến hai lần trong một năm ở hai đoàn ngoại giao cao cấp nhất.

Vì sao như vậy? Nhìn lại thực trạng sinh hoạt, lối sống của quan chức Việt Nam chừng như việc xâm phạm tình dục phụ nữ đã thành bình thường, thành trò giải trí. Việc bao che, dung dưỡng cho các quan chức vi phạm cũng là việc bình thường.

Bình thường, phổ biến đến mức các trò vui xác thịt sau các cuộc chè chén tiệc tùng được gọi bóng gió là “đi tăng hai”. Vũ trường có vũ nữ đã đành, ở xứ thiên đàng, quán nhậu có tiếp tân để ôm, Karaoke cũng có tiếp tân để…

Dâm ô, nếp sống vui của các quan chức

Dù đảng, nhà nước luôn đề cao đạo đức cách mạng của cán bộ, mỗi năm đều thi đua học tập gương Hồ Chí Minh, nhưng càng học, lối sống trụy lạc dâm ô lại ngày càng phổ biến. Dù được che đậy dưới nhiều hình thức nhưng những cây kim vẫn lòi ra  sau bọc vải, những vết bẩn thực tế vẫn bắn tung tóe trên các khẩu hiệu giáo điều. Nghiêm trong hơn nữa là theo truyền thống đông phương, tôn sư trọng đạo nó xảy ra ngay với thầy cô giáo. Không chỉ 1 lần bí mật về chuyện nữ giáo viên phải đi tiếp bia, mời rượu cho quan chức cấp trên bị vỡ tung ra trước công luận.

Năm 2016, dư luận rộ lên chuyện UBND Thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) ra văn bản điều động 21 nữ giáo viên trẻ làm lễ tân, buộc các cô đi tiếp khách trong các buổi tiệc tùng ở các nhà hàng, karaoke. Thậm chí nhiều giáo viên bị sàm sỡ, nhiều gia đình giáo viên bị xào xáo, nhiều giáo viên bức xúc vì danh dự nhân phẩm bị xúc phạm, giá trị đạo đức nghề nghiệp bị tổn thương. Trưởng phòng Giáo dục Thị xã cho rằng “Chuyện đi tiếp khách là hoàn toàn trong sáng. Tuy nhiên, trong các bữa tiệc, rượu vô thì lời ra; ai đó có một hành động không đẹp thì cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống” (2).

Năm 2022, nữ Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Lan thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông thường xuyên chỉ đạo một số giáo viên đi uống rượu, tiếp khách trong các buổi tiệc tại các đơn vị như: Công ty TNHH MTV Nam Tây Nguyên; Đồn Biên phòng 11, 12; Ban quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ; Chi cục Hải quan cửa khẩu Bu P’Răng; Công an tỉnh trong và ngoài giờ hành chính, có cả thứ bảy và chủ nhật. Bản thân Hiệu trưởng quan hệ bất chính với 1 Chủ tịch UBND xã (3).

Ghê rợn hơn nữa, từ tháng 7.2008 đến tháng 8.2009, hiệu trưởng Sầm Đức Xương  ở Hà Giang đã 6 lần mua dâm học sinh Hằng, 3 lần mua dâm học sinh Thúy và 6 lần mua dâm với những học sinh  khác, trong đó có ba em chưa thành niên (từ 16 – dưới 18 tuổi), ba học sinh khác là trẻ em (từ 13 – dưới 16 tuổi).  Xương vừa dùng tiền vừa dùng quyền lực ép các nữ sinh phải bán dâm, đổi lại các nữ sinh này sẽ được Xương nâng đỡ trong học tập.

Xương đã lôi kéo, tác động, biến hai em Hằng và Thúy từ nạn nhân thành tội phạm môi giới mại dâm. Tội tài trời như vậy nhưng chỉ bị xử 9 năm tù (4).

Ba ngành tố tụng cùng nhắm mắt

Việc nương nhẹ với các con quỷ dâm dục cũng không phải xảy ra một lần với Sầm Đức Xương. Năm 2018, ở Thái Bình nổi lên vụ Thượng tá, Phó phòng công an tỉnh Thái Bình cùng ba người khác hiếp dâm nữ sinh dưới 16 tuổi suốt 2 ngày đêm. Cơ quan CSĐT – Công an TP. Thái Bình lại khởi tố tội danh rất nhẹ là “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Dư luận phản đối rất mạnh mẽ.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An – Chuyên gia bảo vệ chăm sóc Trẻ em, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng, cho rằng, hành vi của bốn bị can để lại hậu quả nguy hiểm cho gia đình nữ sinh T.M và gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội. Khởi tố tội danh này chưa thực sự hợp lý, vì nhóm đối tượng đã “lên kế hoạch” từ trước, khi chủ động đưa nạn nhân đi ăn nhậu, thuê khách sạn, rồi rủ bạn bè về giao cấu tập thể.

Theo ông An, ranh giới giữa tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” và tội “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” chỉ khác nhau ở ý chí của bị hại.

Với trường hợp của nữ sinh T.M khó có thể tin rằng, nữ sinh này tự nguyện giao cấu với ba người, và có hành vi dâm ô với một người đàn ông khác, trong cùng một thời điểm (5).

Bỏ qua sự thật của vụ án, bất chấp dư luậnTòa án nhân dân TP Thái Bình đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Thương tá công an và ba đồng phạm về tội “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” (6).

Như vậy, không chỉ công an mà Viện Kiểm Sát, Tòa Án, ba ngành tố tụng đồng tình bao che cho tội phạm. Dư luận phẫn uất lên tiếng đến mức Quốc Hội phải lập đoàn Giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em tại tỉnh Thái Bình. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã đồng ý với đề xuất rút hồ sơ vụ án 4 người trong đó có cán bộ Công an tỉnh xâm hại tình dục nữ sinh 14 tuổi để nghiên cứu, xem xét lại (7).

Hội nhà văn phong chức kẻ hiếp dâm

Cũng ngay lúc này, dư luận trong nước đang sục sôi về vụ bao che nhà thơ Lương Ngọc An, bị hai phụ nữ tố cáo hiếp dâm. Người thứ nhất, nhà thơ nữ Dạ Thảo Phương (đang sống tại nước ngoài), tố cáo ông An đã hiếp dâm và vu cáo bà trong thời gian dài. Bà cũng công bố bản photocopy tường trình của ông Nguyễn Lê Tâm và nhiều nhân chứng khác trong Báo Văn nghệ nhìn thấy ông An đang chồm lên người bà Thảo Phương và bóp cổ bà. Hệ quả việc hiếp dâm làm bà Thảo Phương mang thai và sau đó bị sảy thai. Người thứ hai là nhà văn Bùi Mai Hạnh, cũng lên tiếng trên Facebook cá nhân về việc ông An đã tấn công tình dục bà không thành.

Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam không hề kết luận vụ việc, công an cũng không thụ lý. Sau đó Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam quyết định điều động nhà thơ Lương Ngọc An thôi giữ chức vụ Phó tổng biên tập, Thư ký tòa soạn Báo Văn Nghệ, để nhận nhiệm vụ mới (8).

Hành vi bị tố cáo nói trên nếu được điều tra kết luận có thật, phải bị xử lý hình sự thế nhưng sau hai năm im lặng, ngày 8-12, nhà thơ Lương Ngọc An vừa được Hội Nhà Văn bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn và Cuộc sống ,cũng thuộc Hội này (9).

Giới trí thức, văn nghệ sĩ đã phản ứng dữ dội về sự bao che này. Tiến sĩ Dương Tú đã có bài viết “Trách nhiệm giải trình của Hội nhà văn Việt Nam”.

Trong bài, nhấn mạnh “trước tố cáo của nhà thơ Dạ Thảo Phương về hành vi nhiều lần cưỡng hiếp của ông Lương Ngọc An, cùng sự quan tâm rộng rãi của xã hội về vụ việc này, Hội Nhà văn Việt Nam cần thực hiện trách nhiệm giải trình về quyết định điều động ông An giữ chức vụ Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống. Dư luận có quyền được biết quyết định đó có phù hợp với tôn chỉ, mục đích xây dựng nền văn học Việt Nam “nhân văn” hay không.

Hơn nữa, Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam cũng quy định nhiều nghĩa vụ của hội viên, bao gồm “nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội” cũng như “bảo vệ uy tín của Hội” (10).

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Hoàng Tuấn Công không chỉ phản ứng bằng lời nói mà bằng cả hành động. Trước đó, ông nhận lời mời của nhà văn Phạm Xuân Nguyên viết về chuyện sai sót của Vua Tiếng Việt để đăng mục “Vấn đề hôm nay” do ông Nguyên phụ trách.

Nhưng khi nhìn thấy thông tin “Nhà thơ Lương Ngọc An được bổ nhiệm Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống” ông thấy dâng lên một cảm giác ghê sợ.

Dù được ông Nguyên xác nhận bài đặt cho báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) ông Hoàng Tuấn Công vẫn xin lỗi, sẽ không gửi bài đặt như đã hẹn nữa. Lý do, Hội Nhà văn Việt Nam vừa bổ nhiệm một kẻ đang bị tố cáo có hành vi hiếp dâm, cưỡng bức tình dục vào chức vụ Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống.

Ông Hoàng Tuấn Công kết luận: “Vẫn biết ‘không mợ thì chợ vẫn đông’, nhưng thông qua việc dứt khoát từ chối đăng bài trên bất kỳ trang nào của Hội Nhà văn Việt Nam lúc này, đơn giản là tôi thấy cần phải làm một cái gì đó, ít nhất là biểu lộ công khai quan điểm và bày tỏ thái độ nghiêm túc của một người viết không bao giờ thỏa hiệp trước cái xấu, cái ác hoặc sự bất minh” (11).

Bất chấp dư luận, được sự che chở từ đâu đó, ông Chủ tịch Hội Nhà Văn vẫn im lặng. Tội phạm Lương Ngọc An vẫn đình huỳnh phục chức tương lai thăng tiến lên Tổng Biên Tập đang rộng mở.

Thế đó, bao che cho quan chức phạm tội hiếp dâm đã thành truyền thống của xứ sở thiên đường. Truyền thống ấy bắt đầu từ rất xa xưa. Từ những vụ án giết người bị xóa dấu vết, bịt đầu mối, chỉ còn lại tiếng vọng và hậu quả. Xin mời nghe lời kể của nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả Hồi ký Đêm giửa ban ngày và là con trai của ông Vũ Đình Huỳnh, từng là thư ký riêng của Hồ Chí Minh (12).

Hay những dấu tích còn sót lại qua con người của thế hệ sau trong bài viết sau đây (13).

_________

Tham khảo:

1- https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hai-quan-chuc-vietnam-be-boi-o-newzeland-truoc-chuyen-di-cua-thu-tuong-pham-minh-chinh-12112024215234.html

2- https://baophapluat.vn/nu-giao-vien-thi-xa-hong-linh-bi-dieu-lam-tiep-tan-hay-tiep-vien-post232225.html

3- https://nld.com.vn/thoi-su/vu-hieu-truong-dieu-giao-vien-di-tiep-khach-nhung-doan-vip-nao-duoc-diem-ten-20221218091848263.htm

4- https://thanhnien.vn/vu-an-hieu-truong-mua-dam-tre-vi-thanh-nien-sam-duc-xuong-bi-tuyen-9-nam-tu-185366384.htm

5- https://laodong.vn/phap-luat/vu-nu-sinh-lop-9-bi-thuong-ta-cong-an-dam-o-kho-co-the-tin-bi-hai-tu-nguyen-giao-cau-635451.ldo

6- https://nhandan.vn/ba-nam-tu-cho-nguyen-pho-phong-canh-sat-xam-hai-tinh-duc-tre-em-post356124.html

7- https://daidoanket.vn/quoc-hoi-muon-xem-xet-lai-vu-an-can-bo-cong-an-va-doanh-nhan-xam-hai-tinh-duc-nu-sinh-14-tuoi-tai-thai-binh-10137478.html

8- https://thanhnien.vn/nha-tho-luong-ngoc-an-thoi-giu-chuc-pho-tong-bien-tap-bao-van-nghe-1851449263.htm

9- https://www.anninhthudo.vn/event/nha-van-nguyen-viet-ha-48.antd

10- https://baotiengdan.com/2024/12/08/trach-nhiem-giai-trinh-cua-hoi-nha-van-viet-nam/

11- https://www.facebook.com/TuancongThuphong/posts/pfbid02dKNbz43paABPRowAx7PSQ9M2PUVvKfUhCB4KYL44Pi5EdcfMgRA9nwa5H4qmiV7Bl

12-https://www.youtube.com/watch?v=xr68YoDrGDg

13-https://baotiengdan.com/2021/09/13/bi-mat-cuoc-doi-cua-nguyen-tat-trung-con-trai-ong-ho-chi-minh/


 

Vong Quốc – Tưởng Năng Tiến

Ba’o Tieng Dan

13/12/2024

Tưởng Năng Tiến

13-12-2024

Tập bút ký Quê Hương Ngày Trở Lại – xuất bản năm 2019 – của nhà phê bình văn học & xã hội Thụy Khuê, có đôi đoạn (hơi) nhạy cảm:

“Khi miền Nam thua trận năm 1975, nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi, không ít người kêu than ‘mất nước’. Kêu như thế là chưa hiểu gì về đất nước: Đất nước ta là một tập hợp sông núi, con người, văn hoá và lịch sử ngàn năm, nó có cái vinh quang cũng có cái ô nhục, bởi nó là tổ tiên ta, ta phải gánh tất cả, bởi nó đã ở trong ta, trong dòng máu…

Vì thế, nước không bao giờ mất, chỉ thay đổi chế độ. Nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn không phải là chủ đất nước, họ là những người cai trị đất nước trong một thời đại. Nhìn như thế, ta sẽ thấy lòng an nhiên tự tại, một niềm hãnh diện mở ra tới vô cùng, bóp chết những thương đau, thù hận”.

Tác giả viết không có chi sai. Tuy thế, “sau khi miền Nam thua trận năm 1975”, lắm kẻ ở vùng đất này (e) khó có thể chia sẻ cái quan niệm bao dung và khoáng đạt thượng dẫn.

Tập bút ký đầy ắp những tài liệu lịch sử khả xác và khả tín (được viết bởi một ngòi bút tài hoa) đã được đăng tải làm 10 kỳ trên trang Văn Việt. Sau đó, tác phẩm này còn được phổ biến trên trang TV&BH thêm hai kỳ nữa (và chỉ 2 thôi) với lời giải thích của ban biên tập:

“Đến kỳ 3, chúng tôi quyết định không tiếp tục giới thiệu loạt bài này trên TV&BH nữa. Lý do tại sao, xin kính mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây của nhà văn Khuất Đẩu, người có gốc gác ở Khánh Hòa, Nha Trang, hiện đang sinh sống ở Việt Nam”.

Bài viết này: “Thụy Khuê Trở Lại Quê Hương Để Làm Gì”, mở đầu bằng những câu chữ hơi gay gắt:

“Kính thưa bà Thụy Khuê,

Tôi xin mạn phép được viết những dòng này, sau khi đọc xong bài bút ký của bà nhan đề là: Quê hương ngày trở lại (kỳ 3)

Tôi xin nói ngay rằng, đó không phải là một bài viết ca ngợi quê hương, như tôi lầm tưởng, mà chỉ để chửi và dạy khôn người dân Việt Nam (trong đó có tôi)”.

Phần kết luận cũng thế, cũng không được thân thiện, hay nhẹ nhàng (hoặc dịu dàng) gì cho lắm:

“Nói đến tài liệu thì bà là nhất. Nhưng nói tới tình cảm, nhất là tình yêu quê hương thì, xin nói thực, bà hãy còn ‘hô khẩu hiệu’ lắm”.

Tôi không quen Khuất Đẩu, và chỉ biết ông qua tác phẩm (Lão Tiền BốiNhững Tháng Năm Cuồng NộNgười Giữ Nhà Thờ Họ …) cùng những bài viết đã được phổ biến rộng rãi trên nhiều trang mạng. Tác giả nguyên là nhà giáo, trước khi trở thành nhà binh, thuộc bên bại cuộc. Tôi cũng thế (cũng là một tên lính thất trận) nên chủ quan tin rằng mình có thể hiểu được, phần nào, cái tâm trạng (phẫn uất) của người đồng cảnh!

Vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam, không ít đồng đội của chúng tôi bỗng mất liên lạc vô tuyến với thượng cấp. Vô cùng hoang mang, họ tìm đường trở về đơn vị. Gần đến nơi, tất cả đều bàng hoàng và kinh sợ khi thấy lá cờ đỏ sao vàng đang phất phới giữa sân bộ chỉ huy.

Không ít người đã tự xử ngay tại chỗ. Số đông còn lại thì đi tù. Có kẻ đi đến chục năm, và khi về thì mất ráo cả nhà cửa lẫn vợ con. Ở vào hoàn cảnh đó, thật khó để có thể giữ được cho mình “lòng an nhiên tự tại” – dù đất nước có mất đi tấc đất nào đâu mà còn hoàn toàn thống nhất!

Trong nhiều hoàn cảnh khác cũng thế, cũng khó mà khỏi bật tiếng kêu “vong quốc”, dù nghe có chút chút cải lương. Xin ghi lại một câu chuyện nhỏ (qua một mẩu tin ngắn) đọc được trên Báo Công An Nhân Dân, số ra ngày 31 tháng 7 năm 2020:

“Lúc 6h30’ cùng ngày, Tổ công tác của Trạm kiểm soát thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương phối hợp với Chi cục Hải Quan Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương phát hiện hàng chục đối tượng (gồm người lớn và trẻ em), di chuyển từ phía Campuchia qua tuyến biên giới tỉnh An Giang, trên 8 thuyền máy.

Tổ công tác tiến hành dừng phương tiện, dẫn giải người, phương tiện về Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu quốc tế xác minh, điều tra, làm rõ.

Qua lấy lời khai, được biết có 7 hộ gia đình với 41 khẩu (20 người lớn, 21 trẻ em) sống tại tỉnh Siem Reap và tỉnh Pur Sát (Campuchia). Do hoàn cảnh sống khó khăn nên có ý định trốn về Việt Nam sinh sống tại tỉnh Đồng Tháp và Tây Ninh. Tất cả đều không có giấy tờ hợp pháp, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xuất, nhập cảnh trái phép bằng hình thức cảnh cáo đối với 14 đối tượng là chủ hộ gia đình, cho làm cam kết không tái phạm”.

Đêm vẫn còn dài nên xin phép được ghi thêm một câu chuyện nữa, qua lời kể của đôi bạn đồng hương:

“Năm 1993, Yến chết thảm ở tuổi 21. Đám tang của Yến diễn ra trong một ngày mùa đông buồn thảm. Cái buồn thảm không giống những nỗi buồn tôi từng chứng kiến trong các đám tang khác khi còn ở Việt Nam.

Lần cuối cùng người ta thấy Yến đi với một gã người Campuchia khoảng một tuần trước. Khách đã thỏa thuận và chi tiền trước với chủ chứa để ‘bao’ Yến trong hai ngày. Nhưng ba, rồi bốn ngày vẫn không thấy Yến về.

Linh tính có điều gì chẳng lành xảy ra với cô nên hai người chị kết nghĩa là Hương và Trầm bỏ tiền nhờ người đi tìm. Để có thêm tiền chi trả việc tìm bạn, tất nhiên Hương và Trầm phải ‘làm thêm’, tức là tiếp khách nhiều hơn ngày thường.

Người ta tìm thấy xác của Yến (khi ấy đã không còn nguyên vẹn do thương tích, do côn trùng bâu kín thân thể) bị vứt ở chân núi Mô Păng. Vì chủ chứa – một mụ đàn bà người Việt có nước da bợt như xác chết, không cho làm tang ở đấy, thành ra mấy người thợ mộc hàng xóm phải đi kiếm gỗ, dựng tạm cho cái chòi tại khu đất trống để có chỗ kê quan tài.

Đám tang lèo tèo vài ba người hàng xóm thất nghiệp trong đó có tôi, ngồi dự cho đỡ tủi. Yến có thằng con trai lên bốn tuổi, tên là Hên. Thấy mẹ chết, nó gào khóc, tiếng khóc tôi chưa từng nghe thấy bao giờ: 

Ụ má mày, mày xí gạt tao. Mày hứa đưa tao về quại mà mày hổng đưa. Mày bỏ tao mày đi. Choi me hặn…hặn tau na… cùm ngợp. (Đù má mày…mày đi đâu… đừng chết) … Dậy đưa tao về quại! (Phạm Thanh Nghiên. “Chuyện Kể Của Chồng”. Tiếng Dân – 05/08/2020).

Bà Yến từ trần vào năm 1993, khi Hên mới vừa lên 4. Tính đến năm nay thì cậu bé năm xưa nay đã trở thành một người ở tuổi trung niên. Tôi băn khoăn tự hỏi: Nếu vẫn còn sống sót, chả hiểu người đồng hương có còn muốn về quê ngoại hay không? Và “lỡ” muốn thì cách sao mà về được nhỉ?

Lịch sử của một triều đại, hay một chế độ, có thể kéo dài đến vài thế kỷ nhưng kiếp người thì chỉ tính bằng năm. Trong những năm tháng đó, không phải ai cũng có chỗ tạm cư (trong cơn quốc biến) và có điều kiện để hồi hương bằng thông hành, chiếu khán, cùng ngoại tệ.

Với những kẻ lâm vào bước đường cùng, không có một mảnh giấy lận lưng, không được một đồng xu dính túi (và cũng chả tìm được chỗ nương thân) thì chuyện nước/non – xem ra – không chỉ xa vời mà còn hơi xa xỉ!


 

Sách về sư Minh Tuệ in xong ở Đà Nẵng nhưng không được phát hành

Ba’o Nguoi-Viet

December 13, 2024

ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) – Một cuốn sách ghi chép về hành trình của nhà sư Thích Minh Tuệ đã in xong, nộp lưu chiểu theo đúng thủ tục xuất bản tại Việt Nam nhưng cuối cùng không được phép phát hành.

Facebooker Hoàng Nhơn, nhà sáng lập thư quán Khai Tâm, hôm 13 Tháng Mười Hai cho hay, cuốn sách “Hương Bay Ngược Gió: Bước Chân Tập Học Của Hành Giả Minh Tuệ” do tác giả Phạm Hiền Mây biên soạn, và được cấp phép cho Nhà Xuất Bản Đà Nẵng ấn hành.

Cuốn sách “Hương Bay Ngược Gió: Bước Chân Tập Học Của Hành Giả Minh Tuệ” do tác giả Phạm Hiền Mây biên soạn. (Hình: Facebook Hoàng Nhơn)

Theo thủ tục in sách tại Việt Nam, cuốn sách được nộp lưu chiểu hồi giữa Tháng Mười, nhưng đến nay sau hai tháng, Cục Xuất Bản, In và Phát Hành, Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam, “lờ” việc cấp phép phát hành.

Facebooker Hoàng Nhơn viết trên trang cá nhân: “Theo tổ thẩm định của Cục Xuất Bản, mà Nhà Xuất Bản Đà Nẵng đã cho tôi biết, thì nội dung của cuốn sách là ‘không có gì,’ nghĩa là lành mạnh, tốt đời đẹp đạo theo đúng chủ trương của nhà nước. Tôi cũng hiểu hành giả Minh Tuệ là một hiện tượng đang có sức ảnh hưởng đến xã hội dưới vài góc nhìn khác nhau, như về tôn giáo chẳng hạn, nên tổ thẩm định cần thêm ý kiến từ cơ quan ban ngành chuyên trách – Ban Tôn Giáo.”

Đến lúc hay tin Minh Tuệ đã rời Việt Nam lên đường đi Ấn Độ, ông Hoàng Nhơn gọi điện thoại cho Nhà Xuất Bản Đà Nẵng để hỏi tin thì họ mới xác nhận cuốn sách nêu trên “không được phát hành.”

Facebooker này viết thêm rằng, văn bản về quyết định đó sẽ được gửi đến tác giả trong vài ngày tới.

Cũng theo ông Hoàng Nhơn, cuốn sách “Hương Bay Ngược Gió: Bước Chân Tập Học Của Hành Giả Minh Tuệ” “đơn giản chỉ là kể lại bước đường tập học của hành giả Minh Tuệ trong vòng sáu năm qua, được chuyển soạn từ 27 video clip đã đăng trên YouTube trong mấy năm qua.”

“Tại sao lại sợ một công dân đang tập học theo lời Phật dạy một cách hết sức đàng hoàng? Sợ những câu chuyện về ông ấy đi vào đời sống, đến với bạn đọc? Trong khi những lời đó thì đã được đăng tải trên YouTube từ nhiều năm qua cho đến nay,” ông Hoàng Nhơn đặt câu hỏi.

Nhà sư Thích Minh Tuệ (giữa) được cho là đang trên đất Lào hôm 13 Tháng Mười Hai trong chuyến bộ hành hướng đến đất Phật tại Ấn Độ. (Hình: Chụp qua màn hình)

Ngoài ra, Facebooker này cũng đặt vấn đề về thiệt hại kinh tế do sách đã in ấn, giờ phải để tồn kho thì “ai và cơ quan nào phải chịu trách nhiệm?”

Bên dưới bài đăng, Facebooker Xuân Sơn Võ bình luận: “Cái này thể hiện sự cửa quyền của người ra quyết định. Không thích thì không cho phát hành, làm gì được. Càng ngày càng nhận thấy những đồng tiền thuế của mình bị sử dụng lãng phí vì dùng để nuôi một đám cửa quyền.”

Sự việc diễn ra trong lúc trên mạng xã hội có tin nhà sư Thích Minh Tuệ đang trên đất Lào trong chuyến bộ hành hướng đến đất Phật tại Ấn Độ. (N.H.K) [qd] 


 

Thánh nữ Luxia, Người Ý  (- 304), Đồng Trinh tử đạo – Cha Vương

Hôm nay 13/12 Giáo Hội mừng kính Thánh nữ Luxia, Người Ý  (- 304), Đồng Trinh tử đạo. Mừng Lễ Bổn Mạng đến những ai chọn Thánh nữ làm quan thầy nhé.

Cha Vương

Thứ 6: 13/12/2024

Trong dụ ngôn 10 cô trinh nữ, chỉ có 5 cô được vào dự tiệc. Luxia, nghĩa là “Sáng”. Cô cầm đèn cháy sáng đến chết, giờ đây cô đang dự tiệc trên trời.

Như nhiều vị tử đạo ban đầu tại Rôma, người ta không biết nhiều về cô Sáng, nhưng biết quê cô ở đảo Sicily, và cô tử đạo đời vua Diocletianô. Tên cô được ghi trong kinh nguyện Thánh Thể I, chứng tỏ giáo hội rất tôn kính cô.

Người ta kể, cô khấn không lấy chồng, để giữ mình đồng trinh cho Chúa Kitô. Khi anh chàng ham muốn kết hôn với cô khám phá ra rằng, cô là người Công giáo, hắn tố cáo và cô bị bắt, đánh đập, nhưng cô quyết trung thành với người yêu của mình là Chúa Giêsu .

Người ta truyền tụng rằng: Khi quân lính đến bắt cô, người cô nặng như đống đá dính chặt vào đất. Quân lính sợ hãi, đổ dầu lên người cô mà đốt nhưng lửa cũng không hề đụng đến người cô. Chúng ngạc nhiên hỏi cô làm sao mà có sự lạ lùng như vậy, cô cho biết là Chúa Giêsu che chở cô. Cuối cùng chúng dùng gươm đâm vào cổ cô. Chúa Giêsu, Ðấng cô hằng yêu quí suốt đời đã đến đón cô lên Thiên đàng. Từ đó có nhiều huyền thoại được thêu dệt để ca tụng lòng can đảm của thánh nữ.

Lễ kính nữ thánh Sáng cử hành vào mùa Vọng, mùa trông đợi Chúa Giêsu là Ánh sáng muôn dân. Nơi quê hương người Scandinavian có lệ mừng lễ rất hay: một thiếu nữ mặc áo trắng, khăn quàng vai đỏ tượng trưng máu tử đạo, cô cầm cành lá dừa, đầu đội triều thiên có nhiều nến sáng.

Tại Thuỵ điển, người con gái nhỏ nhất trong nhà mặc như thánh nữ Luxia xưa, đầu đội khay đèn dẫn đầu đám rước đi quanh nhà. Sau đó cả nhà quây quần vui vẻ ca hát, ăn bánh ngọt và uống cà phê.

Tại Hungary, người ta trồng lúa mì trong một cái nồi nhỏ . Gần lễ Giáng Sinh, những mầm non trong nồi xuất hiện, nói lên sự sống sinh ra từ sự chết, sau đó nồi lúa mì được đem tới máng cỏ tượng trưng Chúa Kitô trong Thánh Thể.

(Nguồn: Dân Chúa)

❦  “Bây giờ tôi không còn gì để hy sinh, Tôi dâng hiến bản thân tôi làm của lễ sống động cho Thiên Chúa tối cao.”

(Trích Hạnh thánh Lucia.)

Bạn có gì để dâng hiến Chúa hôm nay? Thiết nghĩ làm một hy sinh nhỏ với hết con tim cũng đủ làm cho Chúa vui lắm đó.

*Xin thánh nữ Lucia cầu bầu cho chúng con.

From: Do Dzung

****************************

ĐẸP THAY NHỮNG BƯỚC CHÂN – GLV.GX XUÂN HIỆP

Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ba’o Tieng Dan

13/12/2024

VOV

13-12-2024

LGT từ Tiếng Dân: Theo một số nguồn tin mà chúng tôi có được, những ngày qua, ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Vương Đình Huệ bị C03 Bộ Công an liên tục mời lên làm việc. Hôm nay, với việc cảnh cáo và “Đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng”, không biết liệu ông Tô Lâm, đệ tử ruột của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có cho tống giam hai “sâu chúa” như một biệt lệ hay không?

Và cũng theo thông tin mà chúng tôi được biết, ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, con trai cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể được điều về nắm chức Phó Bí thư thường trực thành Hồ, một bước đệm để lên chức Bí thư thành uỷ TP.HCM. 

Sau đây là thông tin từ VOV về chuyện cung đình:

***

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy:

Ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng, Thủ tướng Chính phủ đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.

Bà Trương Thị Mai, trong thời gian giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.

Ông Trương Hoà Bình, trong thời gian giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm của các đảng viên nêu trên, theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình; Khiển trách bà Trương Thị Mai.

Đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.