40 years after his death, PADRE PIO looks like this

40 years after his death, PADRE  PIO looks like this

 

Padre Pio, a humble Capuchin priest from San Giovanni Rotondo, Italy , was blessed by
God in many wonderful and mysterious ways. The most dramatic was the stigmata.
Padre Pio bore the wounds of Christ for fifty years! Among his other gifts were perfume, bilocation, prophecy, conversion, reading of souls, and miraculous cures. People are still being cured through his intercession in ways that cannot be explained by medicine or science. More important, if less spectacular, are the spiritual healings that take place in all parts of the world! Padre Pio is a powerful intercessor!!

Padre Pio’s incorrupt body!

To see him resting so peacefully it’s hard to believe that he died 40 years ago!

http://photos.msn.com/Viewing/Album.aspx?PST=8nK2AN1B!1J7krJeGuxwhYuVVpmNn2d4YWjka9e*fYIQJ*ax7A1PjDvCLJbVQ4y1mXyrsPFULXJqsK7GU7GQUQ$$

http://photos.msn.com/Viewing/Album.aspx?PST=8nK2AN1B!1J7krJeGuxwhYuVVpmNn2d4YWjka9e*fYIQJ*ax7A1PjDvCLJbVQ4y1mXyrsPFULXIFYhYdT5jwng$$

http://photos.msn.com/Viewing/Album.aspx?PST=8nK2AN1B!1J7krJeGuxwhYuVVpmNn2d4YWjka9e*fYIQJ*ax7A1PjDvCLJbVQ4y1mXyrsPFULXIRsgurNAy5Qg$$

http://photos.msn.com/Viewing/Album.aspx?PST=8nK2AN1B!1J7krJeGuxwhYuVVpmNn2d4YWjka9e*fYIQJ*ax7A1PjDvCLJbVQ4y1mXyrsPFULXInwwUu*rzIng$$

http://photos.msn.com/Viewing/Album.aspx?PST=8nK2AN1B!1J7krJeGuxwhYuVVpmNn2d4YWjka9e*fYIQJ*ax7A1PjDvCLJbVQ4y1mXyrsPFULXKWiDg3VU!2CA$$

http://photos.msn.com/Viewing/Album.aspx?PST=8nK2AN1B!1J7krJeGuxwhYuVVpmNn2d4YWjka9e*fYIQJ*ax7A1PjDvCLJbVQ4y1mXyrsPFULXINjYUxoaMEfA$$

 

A Prayer to Padre Pio

Beloved Padre Pio, today I come to add my prayer to the thousands of prayers
offered to you every day by those who love and venerate you in Jesus’ name.
They ask for cures and healings, earthly and spiritual blessings, and peace for
body and mind. And because of your friendship with the Lord, he heals those you
ask to be healed, and forgives those you ask be forgiven in Jesus’ name.
Through your visible wounds of the Crucified Jesus, which you bore for 50
years, you were chosen in our time to glorify the crucified Jesus. Because the
Cross has been replaced by other symbols, please help us bring back the
veneration of the wounds of Jesus Christ, for we acknowledge His Precious Blood
as true a sign of salvation, cleansing and purifcation. As we lovingly recall
the wounds that pierced your hands, feet and side, like  beloved Jesus
Christ, we not only remember the blood He shed as you also shed in pain, along
with your smile, and the invisible halo of sweet smelling flowers that
surrounded your presence, certainly the Scent of The Lord, symbolic as the
perfume of sanctity. Padre Pio, may the healings of the sick become the
testimony that the Lord has invited you to join the holy company of Saints. In
your kindness, please help me with my own special request: (mention here your
petition, and make the sign of the Cross). Bless me and my loved ones. In the
name of the Father, the Son and the Holy Spirit. Amen.

In Memoriam J.S.

The following quotes of Padre Pio tell how he looked after and loved his
spiritual family:

‘I love my Spiritual Children as much as my own soul and even more.’

‘Once I take a soul on, I also take on their entire family as my spiritual
children.’

‘To my Spiritual Children, my prayers for you will never be lacking.’

‘If one of my spiritual children ever goes astray, I shall leave my flock and
seek him out.’

nguồn: Vũ P. Thảo gởi

 

Thánh Pacifio ở San Severino

Thánh Pacifio ở San Severino
(1653 — 1721)
4 Tháng Chín

Pacifico sinh trưởng trong một gia đình đặc biệt ở San Severino trong vùng Ancona thuộc
miền trung nước Ý. Sau khi gia nhập dòng Tiểu Ðệ, ngài được thụ phong linh mục.
Ngài dạy triết học trong hai năm và sau đó bắt đầu sứ vụ rao giảng một cách thành công.
Pacifico là một người khổ hạnh. Ngài ăn chay trường, sống bằng bánh mì và nước hoặc xúp. “Áo nhặm” của ngài được làm bằng sắt. Sự khó nghèo và vâng phục là hai đức tính mà các anh em tu sĩ nhớ đến ngài nhiều nhất.
Vào năm 35 tuổi, Pacifico bị bệnh nặng khiến ngài bị điếc, bị mù và bị què. Ngài
dâng sự đau khổ này để cầu nguyện cho người tội lỗi trở lại, và ngài đã chữa lành nhiều bệnh nhân đến với ngài. Pacifico cũng là bề trên tu viện San Severino. Ngài được phong thánh năm 1839.
Lời Bàn
Thánh Pacifico sống sát với những lời của Thánh Phanxicô. Lời ngài rao giảng và cuộc
sống có liên hệ với sự hy sinh hãm mình đền tội.Thánh Phanxicô khuyến khích các
tu sĩ rao giảng Lời Chúa mà không phô trương ầm ĩ hoặc vì tư lợi. Và vì thế, lời của họ mới thực sự là lời của Chúa và hướng đến phúc lợi của người nghe. Ðời sống của Thánh Pacifico đã thể hiện lời ngài rao giảng, và người nghe nhận ra sức mạnh trong lời của ngài.
Lời Trích
“Ngoài ra, tôi khuyên bảo và nhắc nhở các tu sĩ rằng trong sự rao giảng, lời nói của họ phải được nghiên cứu và minh bạch. Họ phải nhắm đến ích lợi và sự thăng tiến tâm
linh của người nghe, nói một cách ngắn gọn về tính tốt cũng như tính xấu, sự trừng phạt và sự vinh quang, vì chính Chúa chúng ta cũng nói ngắn gọn khi ở trần thế” (Thánh Phanxicô, Quy Luật 1223, Ch. 9).
nguồn: Maria Thanh Mai gởi

CON CÁI LÀ QUÀ TẶNG VÔ GIÁ THIÊN CHÚA DÀNH CHO CHA MẸ

CON CÁI LÀ QUÀ TẶNG VÔ GIÁ

THIÊN CHÚA DÀNH CHO CHA MẸ

nguồn: Ephata 527
Cha mẹ tôi đến với nhau vào cái tuổi mà mọi người thường bảo là “trễ hẹn”, cha tôi 36, mẹ tôi thì 29. Đám cưới đã qua đi ba mùa xuân đầy ắp yêu thương, nhưng hoa quả của tình yêu vẫn là một sự mong đợi của gia đình nội ngoại hai bên, mặc dù ông bà tôi đã có rầt nhiều cháu.
Bằng đời sống cầu nguyện với lòng cậy trông, cha mẹ tôi đã được Thiên Chúa yêu thương nhậm lời. Thế là một hình hài bé nhỏ bắt đầu dần hình thành trong dạ mẹ. Khi đó mẹ tôi đã bước sang tuổi 32, biết chuyện ai cũng đều e ngại cho đứa con đầu lòng như tôi, và quả thật là thế !
Tháng thứ ba của thai kỳ, bỗng nhiên mẹ tôi bị ra huyết rất nhiều. Bác sĩ bảo rằng mẹ tôi có
thai ngoài tử cung và yêu cầu phẫu thuật bỏ thai. Niềm vui với đứa con vừa hoài thai trong lòng chưa được bao lâu lại bỏ đi ư ? Cả nhà tôi rất lo lắng và xin bác sĩ cố gắng xem lại bệnh tình của mẹ tôi. Nhờ ơn Chúa, mẹ tôi tai qua nạn khỏi và tôi được giữ lại.
Tháng thứ tư qua đi trong êm đềm. Tháng thứ năm, một lần nữa mẹ tôi lại bị ra huyết. Lần này không nghiêm trọng lắm, nhưng bác sĩ khuyên nên cẩn thận vì thai nhẹ, rất yếu.
Tới tháng thứ sáu cũng qua đi trong sự lo lắng của gia đình.
Một chiều Chúa Nhật trong tháng thứ bảy của thai kỳ, tôi đã được khoảng 29 tuần tuổi, một lần nữa mẹ tôi lại ra huyết. Huyết ra lênh láng. Mẹ tôi được đưa vào bệnh viện trong cơn mưa chiều tầm tã nặng hạt. Cùng với mẹ tôi, lúc đó cũng có một ca của một thai phụ tương tự như mẹ tôi. Sau khi bác sĩ khám cho mẹ tôi và thai phụ kia, ông ấy trao cho cả hai bà mẹ cùng một loại thuốc đen mun nhỏ như hạt tiêu và dặn rằng uống rồi, khi nào đau bụng thì kêu ông ấy đến để lấy thai nhi ra. Khi đó mẹ tôi rất hoang mang lo lắng.
Khoảng một giờ sau khi uống thuốc, người thai phụ kia đau bụng dữ dội và bác sĩ đã lấy thai nhi vừa chết ra khỏi cung lòng của mẹ bé. Nhìn thấy cảnh tượng đó mẹ tôi vô cùng sợ hãi. Sau khi hoàn tất công việc cho thai phụ kia, quay sang mẹ tôi, ông ấy hỏi thăm sức khỏe mẹ tôi. Mẹ tôi nói không có cảm giác đau đớn gì cả, Với nụ cười trên môi, vị bác sĩ nói với mẹ tôi: ”Chúc mừng bà vì bà đã giữ lại được cháu”. Một giấc ngủ êm đềm đến với mẹ. Những tuần lễ sau đó là thời gian chuẩn bị cho tôi được chào đời.
Một ngày trong tuần thứ ba mươi tư của thai kỳ, mẹ tôi vỡ ối nhưng mãi đến 12 tiếng đồng
hồ sau, khi nước ốc đã cạn sạch, tôi mới lọt lòng mẹ. Trường hợp này là một ca sinh khó, nhưng tôi và mẹ đã được an toàn và khỏe mạnh, như một phép lạ kỳ diệu. Mẹ tôi bế con cân nặng 2,8kg trên tay, hai hàng lệ lăn dài trên gò má vì sung sướng và hạnh phúc.
Lạy Chúa, con quả thật hạnh phúc được sinh ra trong sự quan phòng kỳ diệu của Chúa, được cha mẹ đón nhận bằng cả tình yêu. Con có được một mái nhà, một mái nhà yên ấm thật sự để đi về mỗi ngày, với mâm cơm nóng hổi thơm ngon tình gia đình. Con hạnh phúc vì có cha mẹ luôn bên cạnh mình vực con dậy và tiếp tục dẫn dắt con sau những lần vấp ngã xót đau khi con bước chập chững vào đời. Cảm tạ Chúa đã cho con trái tim biết yêu, biết rung động trước cái đẹp và biết cảm thông chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh. Cảm tạ Chúa đã thương con, cho con sống trong tình yêu của Chúa, cho con biết ca tụng tình yêu thương của Chúa.
Lạy Chúa, giờ đây lời kinh con dâng lên Chúa là một lòng thờ kính Chúa, là một niềm cậy trông đặt tất cả niềm tin nơi Chúa. Cuộc sống này dù có gian nan vất vả, chúng con vẫn xin nguyện chúc cho cha mẹ luôn có được hạnh phúc và niềm vui. Nguyện xin tình yêu của Chúa đến ở trong gia đình con, cho cha mẹ được muôn phúc lành.
Xin Chúa ban cho con biết ý thức và luôn giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ trong mọi hoàn cảnh. Xin cho con nhận ra rằng những gì con có được hôm nay chính là tình yêu của Chúa cho con thông qua hai bậc sinh thành là cha và mẹ con…
Emmanuel LÊ TRẦN CHÍ HIẾU, Nhóm Fiat

ĐỨC MẸ MARIA TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC HỒNG Y PX. NGUYỄN VĂN THUẬN

ĐỨC MẸ MARIA TRONG CUỘC ĐỜI

ĐỨC HỒNG Y PX. NGUYỄN VĂN THUẬN

Bài giảng Lễ giỗ lần thứ 10 Đức Hồng Y tại
Nhà Thờ Tây Ninh, ngày 15.9.2012

nguồn: Ephata 528

 

Quý Cha và anh chị em thân mến,

 

Ngày hôm nay, 15.9.2012, nhân lễ kính Đức Mẹ Bảy Sự Thương Khó, hay còn gọi Đức Mẹ Sầu Bi, chúng ta cùng nhau tập trung từ nhiều nơi về đây, cử hành Lễ giỗ lần thứ 10 của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tuy ngày mai 16.9.2012 mới là ngày chính thức ngài được Chúa gọi về.

Chẳng phải tình cờ, hay ngẫu nhiên xảy ra sự trùng hợp này. Trái lại, vì trong suốt cuộc đời nơi trần thế, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê đã luôn sống kết hợp vô cùng chặt chẽ với Mẹ Maria, qua từng chặng Đường Hy Vọng. Cho nên, Lễ giỗ Đức Hồng Y hôm nay thật là phù hợp với ngày Lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi.

Tôi muốn nhân dịp này chia sẻ với tất cả mọi người hiện diện trong nhà thờ này, về Mẹ Maria trong cuộc đời của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê. Những lời chia sẻ sau đây có lẽ không có gì mới lạ đối với những người quen nghe nói, hay đọc những tác phẩm của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê, hay về ngài. Tôi chỉ xin nhắc lại một số sự kiện và chứng từ, mà tôi ghi nhớ về mối tương quan sống động giữa Đức Hồng Y và Mẹ Maria. Lời lẽ trích dẫn có thể không chính xác, nhưng hi vọng vẫn giữ nguyên được ý nghĩa. Và vì đây là bài chia sẻ
có tính tự phát.

Ngay từ thuở thơ ấu, Bà Nội và Bà Cố đã rót vào tâm hồn ngài tình yêu mến Đức Mẹ qua những buổi kinh tối, lần hạt, cùng nhắn nhủ chí tình. Sau mỗi buổi đọc kinh chung, Bà Nội của ngài còn dâng lên Mẹ thêm một chuỗi Mai Khôi để cầu nguyện cho các Linh mục. Đặc biệt, gia đình Bà Cố rất sùng kính Đức Mẹ La Vang, luôn khuyên nhủ con cháu trông cậy và cầu nguyện cùng Mẹ La Vang. Ngài ghi nhớ rất kỹ ấn tượng này từ thuở thiếu thời.

Nhân dịp Kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ La Vang ( 1798 – 1998 ), Văn Phòng Mục Vụ cho người Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, bảo trợ cho tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu La Vang ( 21 – 22.8.1998 ), tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm, thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ. Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê, lúc bấy giờ vẫn là Tổng Giám Mục, được mời đến thuyết giảng cho Đại Hội. Tôi có bổn phận tiếp đón ngài từ Rôma sang, tại nhà xứ Giáo Xứ Mẹ Việt Nam ( Maryland ).

Khi Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê vừa đến nhà xứ, ngài liền hỏi xin một tờ giấy và cây bút, rồi lui về phòng riêng. Lát sau, ngài ra và tặng cha Chánh xứ Phêrô Nguyễn Thanh Long một bản kinh viết tay. Đây là bản Kinh Đức Mẹ La Vang. Kinh này do cha Giuse Maria Nguyễn Văn Thích sáng tác và được báo Vì Chúa in ra vào năm 1938. Kinh Đức Mẹ La Vang có lời văn bình dị, chan chứa tình cảm đạo đức chân thành của người Giáo Dân Việt Nam, gồm có 50 câu, được mở đầu và kết thúc bằng hai câu này ( xin xem toàn bài thơ phía cuối
bài này ):

 

Lạy ơn Đức Mẹ La Vang,

Xin nghe con mọn thở than mấy lời.

Và cũng từ kinh này, Đức Hồng Y đã giảng dạy và sau đó viết ra tập sách “Sứ điệp Đức Mẹ La Vang,”mà điểm được nhấn mạnh là việc cầu nguyện với Mẹ Maria trong đời sống Đức Tin.

Những điều vừa kể cho phép nói rằng tình yêu mến Mẹ Maria, qua lời kinh nguyện truyền thống, đã được khắc ghi vào tâm khảm của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê từ thuở niên thiếu, đặc biệt nhất là đối với Đức Mẹ La Vang.

Nhờ vậy, không ai lấy làm ngạc nhiên, khi ngài thường lập lại danh ngôn của Thánh Gioan Maria Vianney: “Đức Mẹ Vô Nhiễm là mối tình đầu của tôi .” Ý lực này được ngài chọn
làm tiêu đề cho “Con cá thứ nhất” trong tác phẩm do ngài viết ra, gồm những suy tư xuất phát từ gian nan và thử thách, mang tựa đề “Năm Chiếc bánh Và Hai Con Cá”.

Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê có kể lại rằng thuở còn du học ở Rôma, ngài đã đến hành hương Đức Mẹ Lộ Đức. Khi cầu nguyện, ngài nghe như có tiếng Đức Mẹ nói trong lòng mình: “Mẹ không hứa ban cho con hoan lạc, vui vẻ, mà ban cho con đau khổ và thử thách.”

Thế nhưng sau khi tốt nghiệp và trở về quê hương, ngài được bổ nhiệm làm Cha Giáo, rồi Giám Đốc Chủng Viện, sau đó là Cha Chính Địa Phận và kế tiếp là Giám Mục Việt Nam tiên khởi của Giáo Phận Nha Trang. Thụ phong Giám Mục vào năm 1967, tức chưa đầy hai năm sau khi Công Đồng Chung Vatican II kết thúc, ngài thừa hưởng tinh thần đổi mới và cập nhật hóa ( aggiornamento ) đời sống và sứ mạng của Hội Thánh Công Giáo. Chính vì thế ngài đã hăng say hoạt động Mục Vụ và Tông Đồ. Nhờ tài năng và đức độ, ngài mở mang các Chủng Viện, khích lệ các ơn gọi tận hiến, phát triển và tổ chức các phong trào, đoàn thể,
đồng thời mở rộng công tác bác ái, nhất là cứu trợ nạn nhân chiến cuộc. Với thời gian, hoạt động Mục Vụ và Tông Đồ của ngài gặt hái liên tiếp những thành qủa với tầm tương lai rạng rỡ, làm cho nhiều người trong cũng như ngoài Giáo Hội phải kính phục.

Sau đó, có dịp trở lại Lộ Đức, ngài thưa với Mẹ: “Những gì Mẹ nhắn nhủ trước đây với con,
hình như chỉ đúng cho Thánh nữ Bernadette, hơn là cho con.”

Và đến ngày 15.8.1975, ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, ngài được mời đến Dinh Độc Lập, nay là Dinh Thống Nhất, để phải bất ngờ chấp nhận khởi sự một cuộc hành trình đầy băn khoăn, gian khổ và thử thách kéo dài 13 năm tiếp theo. Hành trang ra đi ngoài chiếc áo dòng chỉ có một chuỗi hạt Mai Khôi.

Thời gian bị quản chế ở Cây Vông, Nha Trang, là trạm dừng chân thứ nhất, ngài đã bắt chước Thánh Phaolô khi ở trong tù vẫn tiếp tục viết thơ cho các Giáo Đoàn và tín hữu của mình. Ngài đã nghĩ ra cách viết ngắn gọn và súc tích những huấn từ linh đạo. Ngài liều lĩnh làm như thế vì trong hoàn cảnh nào ngài cũng muốn như được sống gần gũi với Giáo Phận, các tín hữu và những người thân yêu của mình.

Chưa đầy một năm, tác phẩm “Đường Hy Vọng” chào đời, gom kết lại những “lá thư” được viết trên những tờ lịch cũ. “Đường Hy Vọng” gồm 24 chương hay 24 chủ đề, trong đó có một chương dành riêng về Mẹ Maria. Tác phẩm này đã trở thành cuốn sách cơ bản cho Linh Đạo Hy Vọng của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê.

 

Sau này được tự do, có người hỏi ngài: “Trong tù, chắc Đức Cha có nhiều thì giờ cầu nguyện ?” Ngài trả lời: “Vậy ai muốn cầu nguyện thì cứ vào tù !” Thực ra, đã nhiều lần ngài tâm sự rằng có những lúc thể xác yếu đuối, mệt nhọc và đói khát, thêm vào đó là tinh thần căng thẳng, việc cầu nguyện cũng không dễ dàng gì. Nhiều khi ngài cố gắng lắm mới
đọc được Kinh Kính Mừng hay Kinh Hãy Nhớ, nhiều khi chỉ biết kêu lên hai tiếng Ave Maria, Ave Maria… Tuy vậy ngài không bao giờ dám sao lãng việc cậy trông vào Đức Mẹ.

Khi cuộc thử thách cam go dâng lên cao độ, ngài đã dám kêu xin: “Thưa Mẹ, nếu con không còn làm được gì hữu ích cho Giáo Hội, thì xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho con được chết để sựhy sinh được trọn vẹn. Còn nếu Mẹ thấy con còn có thể giúp ích cho Hội Thánh, thì cho con một dấu chỉ: Cho con được tự do vào một trong các ngày lễ của Đức Mẹ”. Sau này ngài thú nhận rằng không biết mình có phạm tội thách đố Đức Mẹ hay không ! Không những chính mình sống cầu nguyện, ngài cũng không bỏ lỡ cơ hội nào để xin người khác cầu nguyện cho ngài.

Chuyện kể lại rằng có một người cán bộ quản giáo mà ngài quen biết khi còn ở tù, bị chuyển đổi công tác hay được về quê nghỉ phép gì đó ( chi tiết này tôi không còn nhớ chính xác nữa ). Ngài đã nhờ: “Khi anh về, anh nhớ ghé đến La Vang và cầu xin Đức Mẹ cho tôi”. Người cán bộ này giữ lời hứa và đã đến Đức Mẹ La Vang  ở Quảng Trị và nói: “Thưa Đức Mẹ, tôi không có đạo, nhưng ông Thuận nhờ tôi tới đây để cầu xin cho ông ấy. Ông Thuận
muốn gì thì Đức Mẹ cho ông ấy được toại nguyện.”

Đến ngày 21.11.1988, một cán bộ đến gặp ngài:


Ông Thuận, ông ăn cơm chưa ?


Chưa. Tôi đang nấu.


Ăn cơm xong, ăn mặc sạch sẽ để đi gặp lãnh đạo.


Lãnh đạo nào ạ ?


Tôi không biết. Tôi chỉ làm theo lệnh cấp trên.

Cơm trưa xong, ngài được đưa đến Nhà Khách Chính Phủ. Sau cái bắt tay xã giao, ông Mai Chí Thọ, lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, nói:

– Ông Thuận, ông có nguyện vọng gì không ?

– Tôi muốn được tự do.

– Bao giờ ?

– Ngày hôm nay.

Thấy ông Bộ trưởng có vẻ bối rối, ngài nói tiếp:

– Tôi ở tù trải qua 3 đời Đức Giáo Hoàng là Phaolô Đệ lục, Gioan Phaolô Đệ nhất và Gioan Phaolô Đệ nhị. Và thời gian ở tù của tôi cũng đã trải qua 4 đời Tổng Bí Thư Liên Xô:
Breznev, Andropov, Chernenkô và Gorbachev.

– Đúng ! Đúng !

Nói vậy rồi ông Bộ trưởng quay sang nói với người cán bộ:

– Hãy làm cho ông Thuận được toại nguyện.

Hôm đó chính là ngày Lễ Đức Mẹ Dâng Mình vào Đền Thánh và ngài được tự do, ra khỏi ngục tù.

Thưa quí Cha và anh chị em,

Trước đây và đặc biệt sau thời điểm này, Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê luôn rao giảng về lòng sùng kính cũng như cậy trông nơi Đức Mẹ. Ngài cũng đã sáng tác nhiều thơ kinh
dâng Đức Mẹ, nhất là vào những ngày Lễ kính Đức Mẹ. Chúng ta hãy tìm đọc hai tác phẩm do chính ngài biên soạn “Cầu Nguyện Hi Vọng” và “Chứng Nhân Hi Vọng” như là sách thiêng liêng để cảm nghiệm sâu sắc về tình Mẹ Maria, vì Mẹ là Thầy dạy về Đức Tin, Đức Mến và Đức Cậy.

Hôm qua là ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá, hôm nay là ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi, ngày mai là ngày Chúa gọi Đức Hồng Y về Nhà Cha. Chúng ta hãy hồi tưởng hình ảnh Đức Mẹ cùng với Thánh Gioan Tông Đồ đứng dưới chân Thánh Giá Chúa Kitô. Gần vào lúc Ơn Cứu Chuộc lên đỉnh điểm, Chúa trăn trối: “Này là Mẹ con” rồi “Đây là con Mẹ”.

Chúng ta ước mơ thấy một lần nữa, nơi Thiên Đường Chúa cũng nói như thế với Mẹ Maria và Đức Hồng Y, vị Tông Đồ nhiệt thành của Chúa đã sống trọn vẹn làm chứng nhân cho niềm hy vọng vào Chúa.

Chuẩn bị bước vào Năm Đức Tin, chúng ta cùng hiệp thông, cộng tác với Giáo Xứ, Giáo Phận và toàn thể Giáo Hội để khởi sự công cuộc Tái Rao giảng Tin Mừng từ bản thân, gia đình đến xã hội. Vì đây là mệnh lệnh của Đức tin Công Giáo.

Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê đã từng nói, Bí Tích Thánh Thể là món quà quí báu nhất mà Chúa đã ban tặng cho nhân loại. Ngoài ra Đức Maria cũng là một món quà quí báu khác, đồng hành với Chúa Kitô. Vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội, Mẹ Nhân Loại và
là Mẹ Các Thánh. Chính Mẹ đã từng nói tại tiệc cưới Cana: “Người bảo gì các con
cứ làm như thế.”

Công cuộc Tái Rao Giảng Tin Mừng muốn được hiệu quả nhờ Ơn Chúa phải bám tựa vào Hai Món Quà này như là nguồn sống đồng thời là nguồn tin yêu và hy vọng để chúng ta nhận lấy và truyền ban. Chúng ta nguyện xin Thánh Ý Chúa được thực hiện tốt đẹp như long mong ước của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.

“Giờ đây, nhờ lời bầu cử của Ngài và theo Thánh Ý Chúa, xin Chúa ban cho chúng con được ơn đang khẩn cầu, với niềm hy vọng thấy Ngài sớm được vinh hiển trên bàn thờ” để Danh
Cha được cả sáng và Nước Cha trị đến. Amen.

 

AM. TRẦN BÌNH AN,

ghi lại bài giảng của Lm. Giuse Trần Kim Thiện

tại Lễ giỗ 10 năm ngày mất của Đức Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận

tại Nhà Thờ Tây Ninh, Giáo Phận Phú Cường, ngày 15.9.2012

 

Thánh Padre Piô

 

Thánh Padre Piô

(1887-1968)

 

23 Tháng Chín

 

Thánh Padre Piô tên thật là Francesco Forgione, thuộc một gia đình nông dân ở
Pietrelcina, miền nam nước Ý. Ðã hai lần, cha của Francesco phải xa nhà, đi làm
việc ở Jamaica, Nữu Ước để nuôi gia đình.

Khi được 15 tuổi, Francesco gia nhập dòng Capuchin và lấy tên Piô. Ngài được thụ phong linh mục năm 1910 và bị động viên trong Thế Chiến I. Sau khi bác sĩ thấy ngài bị ho lao, họ đã cho ngài giải ngũ. Vào năm 1917, ngài được bài sai đến làm việc ở tu viện San Giovanni Rotondo, cách thành phố Bari 75 dặm.

Vào ngày 20-9-1918, trong lúc cầu nguyện cảm tạ sau Thánh Lễ, Cha Piô được nhìn thấy
Chúa Giêsu. Khi thị kiến ấy chấm dứt, ngài được in các dấu thánh ở tay, chân và cạnh sườn.

Sau biến cố ấy, cuộc đời ngài phức tạp hơn. Các bác sĩ y khoa, các giới chức của Giáo Hội và những người tò mò đến xem Cha Piô. Trong năm 1924 và một lần nữa vào năm 1931, vấn đề dấu thánh được đặt ra; Cha Piô không được phép cử hành Thánh Lễ nơi công cộng hay được giải tội. Ngài không than trách về sự cấm cách  này, mà sau đó đã được bãi bỏ. Tuy nhiên, sau năm 1924 ngài không còn viết gì thêm nữa. Những tư liệu của ngài về sự thống khổ của Chúa Giêsu đều được viết trước năm 1924.

Sau khi được in dấu thánh, Cha Piô ít khi rời tu viện, nhưng biết bao người đã đến thăm
ngài. Mỗi buổi sáng, sau Thánh Lễ 5 giờ đầy nghẹt người, ngài nghe xưng tội cho đến trưa. Ngài dùng thời gian nghỉ trưa để chúc lành cho người đau yếu và tất cả những ai đến gặp ngài. Sau đó ngài lại tiếp tục giải tội. Vào lúc ấy, việc giải tội của ngài thường kéo dài 10 tiếng một ngày; người muốn xưng tội phải lấy số chờ đợi. Nhiều người nói rằng Cha Piô biết rõ các chi tiết cuộc đời của họ mà chưa bao giờ họ tiết lộ.

Cha Piô nhìn thấy Chúa Giêsu trong tất cả sự bệnh hoạn và đau khổ. Theo sự đốc thúc
của ngài, một bệnh viện xinh xắn được xây trên rặng Gargano gần đó. Ý tưởng xây
cất bệnh viện được phát khởi vào năm 1940; một ủy ban gây quỹ được thành lập.
Năm 1946, lễ vỡ đất được bắt đầu. Việc xây cất bệnh viện rất khó khăn về kỹ thuật vì khó kiếm được nước và phương tiện chuyên chở vật liệu xây cất. Sau cùng, “Nhà Chữa Trị Người Ðau Khổ” được hình thành với 350 giường bệnh.

Nhiều người tin rằng họ được chữa lành qua sự can thiệp của Cha Piô. Những ai được dự
Thánh Lễ của ngài đều cảm thấy sốt sắng; còn những người tò mò thì rất xúc động. Như Thánh Phanxicô, đôi khi áo dòng của Cha Piô cũng bị người ta cắt xén để làm kỷ niệm.

Một trong những sự đau khổ của Cha Piô là vài lần những người thiếu đạo đức rêu rao
những điều tiên tri mà họ gán cho là của ngài. Ngài không bao giờ nói tiên tri về các biến cố trên thế giới, và không bao giờ cho ý kiến về các vấn đề mà ngài cảm thấy thuộc về sự quyết định của các giới chức trong Giáo Hội. Ngài từ trần ngày 23-9-1968, và được phong thánh năm 2002.

Lời Bàn

Hơn bất cứ ai khác, có lẽ người Hoa Kỳ ngày nay rất thích những cuốn sách chỉ dẫn,
cũng những chương trình truyền thanh, các bài báo có tính cách chỉ bảo. Chúng
ta say mê với tiến bộ kỹ thuật và không ngừng tìm kiếm các lối tắt để tiết kiệm thời giờ và sức lực. Nhưng như Thánh Phanxicô và Cha Piô biết rất rõ, không có con đường nào ngắn hơn khi sống theo Phúc Âm, không có cách nào tránh được những “giáo huấn khó khăn” của Chúa Giêsu (x. Gioan 6:60). Rao giảng về Kitô Giáo mà không có sự hy sinh cá nhân, không có thập giá, thì cũng không khác gì người mãi võ sơn đông quảng cáo bán thuốc trị bá bệnh. Cha Piô coi sự đau khổ của ngài như đáp ứng với lời kêu gọi sống phúc âm.

Lời Trích

“Cuộc đời Kitô Hữu không gì khác hơn là cuộc chiến đấu dai dẳng với chính mình; không có sự thăng hoa của linh hồn để đạt đến sự tuyệt hảo mỹ miều nếu không phải trả giá
sự đau khổ” (Lời của Cha Piô).

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

ĐÂY LÀ MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT XẢY RA VÀO NĂM 1892 TẠI ĐẠI HỌC STANFORD

ĐÂY LÀ MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT XẢY RA VÀO NĂM 1892 TẠI ĐẠI HỌC STANFORD

Có một cậu học sinh 18 tuổi đang gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Cậu ta là một đứa trẻ mồ côi, và cậu ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền. Thế là anh chàng này bèn nảy ra một sáng kiến. Cậu ta cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.

Họ tìm đến người nghệ sĩ dương cầm đại tài Ignacy J Paderewski . Người quản lý của
Paderewski yêu cầu một khoản phí bảo đảm $2000 để cho ông ấy được biểu diễn.
Sau khi họ thoà thuận xong, hai người sinh viên ấy bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị để cho buổi trình diễn được thành công.

Ngày trọng đại ấy cuối cùng đã đến. Paderewski cuối cùng cũng đã buổi diễn tại tanford. Thế nhưng không may là vé vẫn chưa được bán hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé lại, họ chỉ có được $1600. Quá thất vọng, họ đến chỗ của của Paderewski để trình bày hoàn cảnh của mình. Hai người sinh viên ấy đưa Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với 1 check nợ $400, và hứa rằng họ sẽ trả số nợ ấy sớm nhất có thể.

“KHÔNG”, Paderewski nói. “Cái này không thể nào chấp nhận được.” Ông ta xé tờ check, trả lại $1,600 cho hai chàng thanh niên và nói : “Đây là 1600 đô, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn thì còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu thì hãy đưa cho tôi”. Hai cậu sinh viên ấy vô cùng bất ngờ, xúc động cảm ơn Paderewski..

Đây chỉ là một làm nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của
Paderewski.

Tại sao ông ấy có thể giúp hai người mà ông ấy thậm chí không hề quen biết. Chúng ta tất cả đều đã bắt gặp những tình huống như vậy trong cuộc sống của mình. Và hầu hết chúng ta đều nghĩ : “Nếu chúng ta giúp họ, chúng ta sẽ được gì ?”. Thế nhưng, những người vĩ đại họ lại nghĩ khác: “Giả sử chúng ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp khó khăn ấy?”. Họ không mong đợi sự đền đáp, Họ làm chỉ vì họ nghĩ đó là việc nên làm, vậy thôi.

Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski hôm nào sau này trở thành Thủ Tướng
của Ba Lan. Ông ấy là một vị lãnh đạo tài năng. Thế nhưng không may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Có hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang bị chết đói, và bây giờ chính phủ của ông không còn tiền để có thể nuôi sống họ được nữa. Paderewski không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ. Ông ta bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ sự trợ giúp.

Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng
tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy.

Thảm họa cuối cùng cũng đã được ngăn chặn. Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới
cảm thấy nhẹ nhõm. Ông bèn quyết định đi sang Mỹ để tự mình cảm ơn ông Hoover
vì cử chí cao quý của ông ấy đã giúp đỡ người dân Ba Lan trong những lúc khó khăn. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói : “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu, thưa ngài Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy ”

THẾ GIỚI NÀY ĐÚNG THẬT LÀ TUYỆT VỜI, KHI BẠN CHO ĐI THỨ GÌ, BẠN SẼ NHẬN LẠI ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU TƯƠNG TỰ.

 

KINH CẦU NGUYỆN TRONG LÚC ĐAU KHỔ

KINH CẦU NGUYỆN TRONG LÚC ĐAU KHỔ

 

Ôi Bánh Hằng Sống, xin giúp con nơi chốn khách đời này, để con được sức mạnh trung thành bước theo những dấu chân của Đấng Cứu Thế. Lạy Chúa, con không xin Chúa cất con xuống khỏi thập giá, nhưng con xin Chúa ban cho con sức mạnh để con được vững vàng trên con đường ấy. Lạy Chúa Giêsu, con muốn được giang rộng trên cây Thánh giá như Chúa đã làm. Con muốn chịu mọi cực hình và đau đớn mà Chúa đã chịu. Con muốn uống cho cạn chén đắng.

Ôi Chúa Giêsu của con, xin ban cho con sức mạnh chịu đựng đau khổ để con không mang bộ mặt nhăn nhó khi con uống chén đắng. Xin giúp con làm việc hy sinh của con cho được đẹp lòng Chúa. Ước gì điều ấy không bị lem luốc bởi tình yêu ích kỷ của con. Xin tất cả những gì ở trong con, từ đau buồn đến sức mạnh của con là sự ca ngợi dâng lên Chúa. Amen.

Maria Thanh Mai gởi

ĐỨC TIN TRONG NGUỒN THƠ HÀN MẠC TỬ

ĐỨC TIN TRONG NGUỒN THƠ HÀN MẠC TỬ

nguồn: Conggiaovietnam.net

Hàn Mạc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912, tại thị xã Đồng Hới, chính xác là làng Lệ Mỹ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình công chức, công giáo thuần thành.
Rửa tội tại giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới, ngày 25-9-1912, tên thánh là Phan xi Cô (François). Thêm sức tại nhà thờ Quy Nhơn, 1933, dưới tên Phan xi cô Xa- viê.

Học tại Quảng Ngãi, Qui Nhơn. Ra Huế, học trường thầy dòng Pellerin (Bình Linh)
xong năm thứ nhất bậc trung học, 1930, thì thôi học. Về ở Quy Nhơn. Làm sở đạc điền được ít lâu, sau  bỏ sở. Vô Sài Gòn, 1934, làm báo một thời gian, trợ bút cho báo Sài Gòn, rồi trở về Qui Nhơn 1936, khi sức khỏe sa sút.

Bắt đầu làm thơ Đường từ năm mười lăm tuổi, ký nhiều bút hiệu: Minh Duệ Thị, Phong
Trần, Lệ Thanh. Từ 1935 chuyên làm thơ mới, ký Hàn Mặc Tử, cuối cùng là Hàn Mạc
Tử. Đã đăng thơ trên các báo Phụ nữ Tân văn, Sài Gòn, Trong khuê phòng, Đông Dương tuần báo, Tân thời, Người mới.

Chứng bịnh phong cùi hiểm nghèo buộc ông phải sống ẩn tránh, trong đau đớn cả tinh thần, thân xác lẫn vật chất, nhưng đã đem đến cho Hàn Mạc Tử nhiều thi tứ đặc biệt, thanh thoát, như một vùng trú ẩn cần thiết cho cõi linh hồn đau khổ triền miên.

Thi phẩm  đã công bố : Gái Quê (Tự xuất bản, in tại nhà in Tân Dân, Hà Nội,1936, 34 bài thơ, tựa của Phạm Văn Ký); Thơ Hàn Mạc Tử (Tuyển tập, nxb Đông Phương, Hà Nội, 1942, tranh vẽ của Phạm Tú. Nhà Tân Việt, Sài Gòn, tái bản, 1959).

Tại trại phong Qui Hòa, ngoại thành Quy Nhơn, Hàn Mạc Tử trút linh hồn ngày 11 tháng 11 năm 1940, hưởng dương 28 tuổi, được mai táng ngay hôm đó tại nghĩa địa trại Quy Hòa.

Số phận ngắn ngủi của ông là một thiệt thòi lớn cho nền văn học đất nước, vì ông được coi như một nguồn thơ tinh khôi và kỳ lạ bậc nhất trong thi ca hiện đại.

Đặc biệt là nguồn thơ cảm hứng từ đức tin Thiên Chúa, và phản ánh đức tin này qua tác phẩm, là đề tài cho chuyên luận dưới đây.

 

*

Cuối 1942, trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: ‘Từ ngày Hàn Mạc Tử từ trần đến nay, mới trong khoảng hai năm trời mà người ta đã nói rất nhiều, viết rất nhiều về Hàn Mạc Tử”. [1]

Và đến nay, bao nhiêu giấy mực đã  được dành cho nhà thơ bạc mệnh. Có lẽ ở miền Nam, Hàn Mạc Tử là thi sĩ  được nhắc nhở nhiều nhất. Nhưng e rằng dù vậy sự hiểu biết của chúng ta về thi tài đó vẫn không tiến bộ được bao nhiêu. Có lẽ lại lùi lại nữa là khác. Năm 1941, Hoài Thanh muốn nói đến Hàn Mạc Tử đã hỏi mượn thơ do Trần Thanh Địch giữ[2].
Cùng năm đó, khi viết cuốn Hàn Mạc Tử, có lẽ Trần Thanh Mại cũng dùng nguồn tài liệu đó, tức là của em mình. Ngày nay, 1970, ngoài tập Thơ Hàn Mạc Tử mỏng manh của nhà xuất bản Tân Việt tái bản 1959, chúng ta không còn thi liệu nào khác. Chính Quách Tấn, bạn thân, ân nhân, người đã được nhà thơ ký thác trọn vẹn tác phẩm, cũng tỏ vẻ không có nhiều tài liệu hơn chúng ta. Trong bài nói về nhà thơ quá cố đăng trên Văn, Quách Tiên sinh, khi trích thơ Hàn Mạc Tử  đã làm một việc mà ai cũng làm được, như Vũ Ngọc Phan đã làm, nghĩa là  trích từ tập thơ in 1942 kia, hay trích lại của Trần Thanh Mại và Hoài Thanh –trừ vài bài tứ tuyệt không mấy quan trọng. Nhưng ông ấy may mắn có được đọc tập
Gái Quê, xuất bản vào sinh thời tác giả. Lý do rất giản dị: chiến tranh đã làm thất lạc hết tài liệu, mặc dù Quách Tấn giữ gìn cẩn thận, sao nhiều bản gửi Bộ Giáo dục Nam triều thời đó và tất cả ban bè của Tử[3].

Như vậy trong mọi hành trình vào tác phẩm của Hàn Mạc Tử, chúng ta sẽ giẫm chân tại chỗ, đua nhau kể cuộc đời ái tình và sự nghiệp của nhà thơ – dĩ nhiên là éo le gay cấn, nhưng không giúp hiểu thêm trước tác, sức sáng tạo thi ca, được bao nhiêu . Dù cho một vài bài quan trọng, như của Quách Tấn trên số báo Văn thượng dẫn, ngoài việc đưa ra một số sự kiện chung quanh việc sáng tạo của Hàn Mạc Tử còn bổ chính nhiều điều do Trần Thanh
Mại đề xuất trong cuốn biên khảo về Hàn Mạc Tử [4] xưa nay vốn là tài liệu tham khảo căn bản cho mọi người.

Về cuộc tranh tụng giữa hai họ Quách và Trần năm 1942, thì chúng tôi không có ý kiến gì. Nhưng xin tán đồng Quách Tấn về hai điểm: thứ nhất là Trần Thanh Mại ẩu, thứ hai là ông không hiểu thơ, và cứ ưa phê bình thơ, và Vũ Ngọc Phan cũng đồng ý như vậy [5]. Tuy nhiên, nếu không có cái ẩu, cái trích dẫn bừa bãi của họ Trần, thì các nhà nghiên cứu về sau –
kể cả Quách Tấn – lấy đâu ra thơ Hàn Mạc Tử để tham khảo, sau khi người giữ bản quyền để thất lạc hết di thảo ?

Tưởng khi nói chuyện ba mươi năm về trước, Quách Tiên sinh không nên chua cay mới công bình[6].

Chúng tôi trình bày những khó khăn về tài liệu đó là có ý rào đón những thiếu sót trong bài này, khi đề cập đến một đề tài hệ trọng và bao quát : đức tin Thiên Chúa giáo trong thơ Hàn Mạc Tử. Chúng tôi không khám phá ra điều gì mới mẻ, mà chỉ khai triển một nhận xét của  các ông Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, cách đây mấy mươi năm. Chúng tôi chỉ đào sâu thêm tác phẩm để có một cái nhìn nhất quán trên toàn thể thi phẩm. Thay vì trích dẫn
những câu có hình thức tôn giáo như Maria, linh hồn tôi ớn lạnh, thì chúng tôi mong chứng minh là cấu trúc toàn bộ của thơ Hàn Mạc Tử , phần nào, đã vang vọng lời truyền giảng của Phúc Âm.

Bài này chia làm nhiều phần :

– Nhận định tổng quát

– Gái Quê : thế giới đợi chờ

– Đau Thương : con người sáng tạo và mơ ước

– Xuân như ý : Thế giới khải huyền.

Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. ..Thôi mời cô cứ vào… ánh sáng lạ trong thơ tôi..[7]

Đối với Hàn Mạc Tử thơ và đời sống là một, bất khả phân, nhất là khi lâm trọng bệnh. Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú (tr. 8). Tác phẩm của Hàn mang tên là Thơ Điên, sau đổi là Đau Thương vì nó là Đau Thương,  là “kinh nghiệm trước hết của một con người, một thực tại con người ngay trong thân phận[8].

Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Có lẽ ông là người Việt Nam Nam ca ngợi Thánh nữ Đồng trinh Maria và Chúa Jésus bằng thơ trước nhất. Ông ca tụng đạo Gia-tô rất chân thành. Lần này cũng là lần đầu, thi ca Việt Nam thấy được một nguồn hứng mới[9]. Hoài Thanh nới rộng đến tương quan giữa tôn giáo và dân tộc, “Thơ Hàn Mạc Tử ra đời, điều ấy chứng tỏ đạo Thiên Chúa ở xứ này tạo ra cái không khí có thể kết tinh lại thành thơ. Tôi tin rằng chỉ những tình cảm có thể diễn ra thơ mới thiệt là những tình cảm đã thấm tận đáy hồn đoàn thể”. Nhận xét này của một kẻ “thiếu lòng tin, du khách bỡ ngỡ[10] là Hoài Thanh mang  ý nghĩa đặc biệt : trong Gia-tô giáo Việt Nam, niềm tin Thiên Chúa đã  nhập vào tín ngưỡng
thuần túy Việt Nam. Và thơ Hàn Mạc Tử minh chứng  điều đó : một đức tin Việt Nam ở Thiên Chúa, diễn đạt bằng  lời ăn tiếng nói Việt Nam, mà ngôn ngữ  thi ca là thành phần tinh túy. Đó là điều  chúng tôi muốn trình bày qua một bài báo ngắn

Duy chỉ khai triển thêm một ý của Hàn trong lời  tựa tập Đau Thương, viết năm 1938: Người đang say sưa đi trong Mơ ước, trong Huyền diệu, trong Sáng láng và vượt hẳn ra người Hư linh…(tr.7) trong đó người đọc gặp lại những chủ đề cương lĩnh của Kinh Thánh: một vũ trụ ngây thơ đổ vỡ vì nguyên tội; những khổ hạnh của thân xác như một kinh
nghiệm của Mơ Ước và Huyền Diệu, để vươn tới một thế giới khác, sáng láng ngoài
Hư linh, thế giới của Phục Sinh, của Khải Huyền. Ba giai đoạn đó là cơ cấu của nguồn thơ Hàn Mạc Tử.

Vũ trụ Gái Quê đã sụp đổ trong Đau Thương mà nhà thơ đã chịu đựng để đợi sống lại một mùa Xuân Như ý.

Ai nói vườn trăng là nói vườn mơ. Ai nói bến mộng là bến tình. Người thơ là khách lạ đi giữa nguồn trong trẻo. Trên đầu người là cao cả, vô biên và vô lượng; chung quanh người là mơn mớn với yêu đương…( Tựa Đau Thương)

Những dòng mở thi phẩm không khỏi làm ta nhớ đến thiên Sáng Thế Ký mở đầu Cựu Ước. Nhưng vườn, đây không nằm ở hướng đông như vườn Eden (“Gen II.8”), mà chỉ là một vườn mơ, bến mộng, niềm nhớ nhung đằng đẵng về một hạnh phúc nguyên thủy. Hạnh phúc của nguồn trong trẻo mà loài người phải từ giã ra đi, và bị cấm cản đường về (“Gen III, 24”). Nguồn ở đây là dòng sông trước khi chia làm bốn nhánh, tưới vườn Eden bằng tình yêu cao cả, vô biên và vô lượng, chưa bị giới hạn vì nguyên tội, khi con người chưa khó nhọc, chưa đổ mồ hôi, chưa biết chông gai và mùi cát bụi (“Gen III 17, 18 và 19”). Bài tựa 1938 của Hàn Mạc Tử đã mơ ước khôi phục lại mùa xuân trinh nguyên của ngày sáng thế, đầy thinh sắc, tinh hoa và châu báu, như nhũ hương và bích ngọc bên bờ nhánh sông thứ nhất (“Gen II, 12”). Thơ Hàn, cũng như lòng lê thứ, nói như Pascal, là niềm hoài vọng bất lực về một hạnh phúc sơ khai, một tráng lệ đã phôi pha

Còn đâu tráng lệ những thời xanh

Mùi vị thơm tho một ái tình

Đố kiếm cho ra trong lớp bụi

Ít nhiều hơi hướm của kiên trinh

Sau khi phạm trái cấm, loài người không mang nguyên tội ra khỏi địa đàng rồi dựng lại một bình an khác. Với tội kiêu căng, loài người phải chịu bao nhiêu hưng phế: từ Hồng Thủy cho đến cơn thịnh nộ của Thiên Chúa hủy tháp Babel, thành Sodome và Gomorrhe, bao nhiêu lớp bụi phế hưng đã lấp mất cánh đồng xanh lẫn “ ít nhiều hơi hám của kiên trinh

Hồn xưa tự ấy không về nữa

Ở cõi hư vô dấu đã chìm

Dân Do Thái, lưu linh còn hy vọng có ngày tìm về đất Hứa, còn con người đã vĩnh viễn đánh mất tất cả tráng lệ của thời xanh. Nhưng thơ Hàn Mạc Tử vẫn là mơ ước, một đón đợi, như Cựu Ước là sự chờ đón đấng Cứu Thế. Trong Gái Quê và những bài đầu Đau Thương, thơ là niềm mong đợi

Trước sân anh thơ thẩn

Đăm đăm trông nhạn về

Ngày xuân mong đợi đó còn thuần lương, là một mùa xuân ngoại đạo – một thứ printemps paien- hồn nhiên và vô tư lự, như tất cả những hội hè của mùa xuân Việt Nam.

Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lý – Bóng xuân sang

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

Bao cô thôn nữ hát trên đồi

— Ngày mai trong đám xuân xanh ấy

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

Cái hồn hậu đó, như Hoài Thanh đã nói “chỉ là một mùa xuân đầu năm[11], tôi nói thêm là một thế giới đợi chờ để nở lên một mùa xuân sáng thế “hồi trời đất mới dựng lên” hay mùa xuân tái tạo “ra đời một lần với chúa Jesus”.

Khác biệt đó không có gì mâu thuẫn và Hoài Thanh cũng không cần ngại người đồng đạo với nhà thơ sẽ khó dễ vì một hai dấu tích Phật giáo còn sót lại. Quách Tấn còn cực đoan hơn: “Tôi nhận thấy vang bóng của đạo Phật có phần đậm hơn Thiên Chúa[12]. Sự phân lượng e rằng khó cân đo chính xác nhưng vết tích Phật giáo và ngay cả Lão giáo, Khổng giáo
trong thơ Hàn Mạc Tử đậm đà, từ trong rung cảm đến ngôn ngữ. Điều đó không có gì là nghịch lý cả; hạt mầm Thiên Chúa giáo, khi nảy nở trên đất Việt Nam  thì tự nhiên  thích ứng với khí hậu, phong thổ. Gần đây, tình cờ tôi có đọc tác phẩm của linh mục người Pháp, Jacques Dournes nói về việc truyền giáo tại bộ lạc Jorai, Tây nguyên Trung Bộ. Sách có nhiều điểm tế nhị và sâu sắc, nhằm bảo vệ truyền thống một thị tộc: “Cơ quan hành chánh phát cho dân Jorai hạt giống bông vải gốc Phi châu, năng suất cao hơn giống địa phương; dân Jorai đã gieo hái, nhưng chỉ một lần thôi rồi không tiếp tục. Lý do là họ phải nhuộm chỉ trước khi dệt, và thuốc nhuộm làm bằng lá cây của họ không ăn vào chỉ  bông nhập cảng. Họ lại trở lại với giống bông cũ. Từ  đó tôi không quên bài học bông vải”[13]. Và khi viết bài này, tôi lại càng không dám quên  bài học quý hóa của một vị linh mục ngoại quốc, về sau đã có thêm nhiều đóng góp về hiểu biết các bộ tộc anh em ở Tây Nguyên.

Theo Quách Tấn, gia đình Hàn Mạc Tử (dường như) theo đạoThiên Chúa từ đời nội tổ Tử, tên Phạm Bồi, vì liên can quốc sự nên dời quê,  được một linh mục Pháp đỡ đầu, vào lập nghiệp tại Thừa Thiên. Thân sinh Hàn Mạc Tử là Nguyễn Văn Toản đổi sang họ Nguyễn ; học Đại Chủng viện Huế, đến chức Thầy Tư rồi bỏ ra đời[14] làm công chức ngạch thương chính. Ông sinh hạ được sáu người con và đặt tên là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Hiếu. Dài dòng như vậy là để trình bày không khí và giáo dục gia đình nhà thơ, thấm nhuần nho giáo, một mảnh đất mới đang hấp thụ đức tin Ki Tô giáo, đang dần dần thấm nhuần ơn trìu mến.

Tôi là trăng cổ độ

Lượng trời rộng bao la

Phải, lòng chàng là bến đợi. Trong những kích thước mông mênh; có thể là một trời thu man mác; có thể là hàng cau nắng mới lên; thường thường là một đêm trăng sao đắm đuối. Vâng, như đón từ xa. Như đợi từ xa:

Cho ta nhận thấy không đền đáp

Ơn trọng thiêng liêng xuống bởi trời.

Nhưng chàng đã đền đáp. Bằng tất cả. Đau thương: tiếng Thơ và cuộc Sống. Chàng đã đem  cuộc đời để trả lời ơn phước cả đang ngân vang trong màu nhiệm phủ ban đêm, một tiếng gọi của thượng tầng không khí. Từ lúc nhận điềm có tiên tri thì vũ trụ trong Gái Quê
nhũng bài Đau Thương đầu tiên nhuốm ý thức nguyên tội, người lương sẽ gọi là mặc cảm tội lỗi. Những bài đó gợi cảm giác có  tội trước khi phạm lỗi. Vũ Ngọc Phan và Hoài Thanh  đồng ý rằng tập Gái Quê thiên về dục tính; có lẽ ta cần minh định thêm về khuynh hướng ấy. Một người chỉ xin hoa đền ngựlòng ni cô thì dục tính… đi tới đâu? Tôi xin giải
thích thêm về điểm này:

Mới lớn lên trăng đã thẹn thò

Thơm như tình ái của ni cô

Tại sao trăng lại phải thẹn thò? Thẹn thò là cảm giác của Adam và Eva khi lấy lá che thân lánh mặt Đức Chúa Trời (“Gen III, 7-8”) sau khi ăn trái cấm. Họ thẹn thò vì phạm lỗi. Còn Trăng việc gì mà phải thẹn thò nhất là khi mới lớn lên? Sự thẹn thò của thân thể, con người đã thừa kế của Adam, cho nên ta mới  có thể nói : không khí rạo rực trong Gái Quê là di sản của nguyên tội. Những câu thơ mà Vũ Ngọc Phan cho là “ gợi tình, thiên về xác thịt[15] là một dục vọng, nhưng đồng thời cũng là một cấm đoán, một lãnh cảm:

Da thịt trời ơi trắng rợn mình.

Hàn Mạc Tử nhắc đến tình ái của ni cô, hay da thịt của nàng dâu để gợi lên cái vô tội của con người trong một thế giới đã hư hỏng vì nguyên tội, mà mình phải gánh chịu. Ngay trong giáo lý, dục tính, tự nó, không phải là tội lỗi: “Đó là một căn bệnh, chứ không phải tội lỗi. Tuy nhiên căn bệnh đó là hình phạt của tội lỗi[16] tác giả muốn nói đó là nguyên tội; và “ dục tính, bản năng sinh lý như ta thường thấy là tiếng gào phản kháng của một hình hài bị thương tổn”[17]

Nhà thơ dự phóng những rạo rực của bản năng ra ngoài vũ trụ; cái nhìn của chàng vuốt ve, mơn trớn với yêu thương, tất cả tạo vât. Từ ánh trăng, đến cành liễu, mặt hồ, cơn gió, cho đến bài thơ của người yêu, tất cả đều  nồng nàn da thịt, tất cả đều tương giao trong nguồn ái ân ràng rịt trăm giây quyến luyến:

Trăng nằm sóng soải trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi

Cây lá ngây tình không muốn động

Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi

Dục tính trong đoạn thơ nằm trước hết trong cách chọn chữ gợi tình, khi đi đôi  với nhau như trăng và gió, trong thành ngữ phong nguyệt hay gió giăng. Hoặc trăng và hoa, hoặc liễu và hoa; trong những hình ảnh nguyệt hoa hay ghẹo nguyệt trêu hoa, hay liễu ngõ hoa tường. Hay hình ảnh “ nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng” trong thơ xưa.

Đoạn thơ lại khêu gợi bằng những hình ảnh táo bạo đến suồng sã như nằm sóng soải, lả lơi, ngây tình; cuối cùng cơn mê đắm còn biểu lộ trong những ý tưởng lộ liễu. Tất cả những chữ,  hình ảnh,  ẩn dụ, những ý tưởng đó giao thoa thành một không khí lả lơi, vừa
cợt nhả vừa tinh tế, tuy có suồng sã nhưng không phải là không khéo léo. Thơ  gợi dục tính của Hàn Mạc Tử, cùng với thơ Bích Khê, bạn thân của Hàn, dường như là môn đệ, có lẽ táo bạo bậc nhất trong thi ca mới; cái tài tình của Hàn, khác với Bích Khê, là táo bạo đến đâu vẫn còn nét ý nhị.

Một cử chỉ, câu nói sống sượng khi tự nó, nó nói hết những điều muốn nói, và đôi khi còn nói luôn những điều không nói. Ở Hàn Mạc Tử – ít ra ở những bài còn lưu truyền đến ngày nay – dù hở hang đến đâu, vẫn còn úp mở của một ngôn ngữ ý nhị và tình tứ. Chúng ta không còn những bài thơ như Hát Giã Gạo trong tập Gái Quê đã làm cho Vũ Ngọc Phan “ lợm giọng”, nhưng dù muốn hay không, ta phải công nhận nhà thơ có một quan niệm luyến ái thánh thiện, lành mạnh đến bệnh hoạn:

Cho nên tôi tưởng tối tân hôn

Chưa tới, còn xa để được buồn

Để sống trong niềm thương nhớ đã

Để còn mường tượng đến giai nhân

Đọc Hàn Mạc Tử ta có cảm giác một sự giằng co giữa con người phóng túng và con người khắc khổ? Cái giọng tình của Hàn, dù có cợt nhã, cũng chỉ tả một thứ tình hàm thụ, lối ái ân không tưởng, trong môi giới giữa nhân sinh và tạo vật. Nói gọn hơn, nó không thể thỏa mãn, trong một thế giới không tự mãn.

Vì vẫn còn là một thế giới đợi chờ Điềm Lạ, trong lòng vũ trụ còn say chìm nơi bất giác, nhưng đã được các tiên tri chuẩn bị để đóng mừng Ngôi Hai.

Hàn Mạc Tử mô tả thế giới đợi chờ, trước hết bằng di sản hồn nhiên của một nền văn hóa ngoại đạo nhưng niềm nở và hướng thượng, thứ đến bằng đức tin nuôi dưỡng trong Phúc Âm; hai phụ lưu sung mãn đó đã đổ vào hồn thơ Hàn Mạc Tử, như một dòng sông vừa nhận được cơn nước nguồn thác lũ bỗng phải vượt qua một địa thế hiểm nghèo: chứng phong nan y đã biến hồn thơ hồn hậu  thành một cuồng lưu khốc liệt, nếu không phải là một vùng nước
xoáy.

Đau thương. Tên một tập thơ, và tên một định mệnh. Hay tiếng gầm rú của một cuồng lưu lâm vào tuyệt địa. Chúng ta nói qua sự đau thương trong cuộc đời. Rồi trong thơ.

Hàn Mạc Tử nhuốm bệnh từ năm 1936. Hăm bốn tuổi, tuổi anh hoa đang phát tiết “Khi biết mình đang mang bệnh hiểm nghèo, Tử hết sức đau đớn, đau đớn đến phát điên. Thường ngày trong cơn thác loạn nổi dậy, khi nhiều khi ít. Nhưng ngày rồi ngày, nỗi đau khổ hết phát hiện ra ngoài một cách bồng bột, thì lại ăn sâu vào tâm hồn ngấm ngầm nung nấu nạn nhân, nung nấu đến tột độ”[18]. Hàn Mạc Tử nhiều lần mô tả những đau đớn
của thân xác:

Thịt da tôi sượng sần và tê điếng.

Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên

Bên cạnh những hành hạ của bệnh trạng, Hàn Mạc Tử còn phải đương đầu với hai hậu quả khác của hoàn cảnh: nghèo túng và tuyệt vọng vì tình. “Hiện Trí về tạm ở nhà. Cái nguyên nhân là không tiền uống thuốc. Bữa nay Trí xuống nhà bà thầy thuốc rồi. Có một mái nắng rọi nhiều quá. Cả chiều nếu ở trong nhà thì phải đội mũ[19] . Chúng ta còn có
nhiều tài liệu khác về nỗi cùng khốn của nhà thơ qua những bức thư gửi Trần Thanh Địch, do Trần thanh Mại trích dẫn.

Về cuộc tình duyên đau khổ với Mộng Cầm, chúng ta cũng có nhiều tài liệu. Đại khái hai bên yêu nhau khăng khít, thề bồi dữ dội lắm, hẹn hò nhau từ Phan Thiết ra đến Qui Nhơn; khi Hàn Mặc Tử chịu tang cho anh, thì Mộng Cầm tự xin phép được “ thành tâm cư tang cho ông anh một năm cũng như anh, nghe anh” vì “ người cầm bút biên mấy hàng trên đây là người em dâu chắc chắn, nhất định của anh rồi. Vậy ông anh nên phù hộ cho chúng em thương nhau cho đến bạc đầu[20]. Khi biết chàng lâm trọng bệnh, thì nàng “thề” bồi lại một lần nữa đậm đà hơn”, để rồi sáu tháng sau nàng đi lấy chồng. Trần Thanh Mại cho rằng nàng không đáng trách, “duy có cái nàng lấy chồng hơi gấp đấy thôi[21]. Quách Tấn cũng cho biết là thái độ của Mộng Cầm đã gây ra cho nhà thơ “ một nỗi buồn thương vô hạn”, “một phản ứng mãnh liệt”, những tiếng kêu rên thống thiết”[22].

Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm,

Nhớ thương còn một nắm xương thôi,

Thân tàn ma dại đi rồi,

Rầu rầu nước mắt, bời bời  ruột gan.

( Mộng Cầm tên thật là Huỳnh Thị Nghệ)

Trời hỡi nhờ ai cho khỏi đói?

Gió trăng có sẵn làm sao ăn?

Làm sao giết được người trong mộng

Để trả thù duyên kiếp phụ phàng?


Trần Thanh
Mại, tr 95

Tiếng kêu trầm thống đó chất chứa cả kiếp cùng khốn vật chất lẫn tinh thần, cho đến ngày bị bệnh tàn phá đến thảm thê, theo như một người bạn, cùng bị hủi, kể lại “hai mắt nằm lọt vào sâu hai lỗ hũm sâu hóm, đến không còn mở ra được. Thân hình chỉ còn da bọc lấy xương, chân tay thì co rúm lại, mà đầu tóc thì bù xù rối trết lại từng về, trong ấy nhô nhúc những chí là chí” (thư của ông Nguyễn Văn Xê, để lại Qui Hòa ngày 25-6-1941)[23].
Chúng ta tưởng không có gì thê thảm hơn tình trạng băng hoại đó. Ấy thế mà Hàn Mạc Tử can đảm chịu đựng nữa là đằng khác: “tuy hơi cực khổ thế mà tôi vẫn an vui, ngày nào cũng có cười cả. Nếu không cười với ai, thì cười một mình, xem ra thú vị không biết mấy[24]. Một tự tình chua xót.

Niềm an vui kia, Trần Thanh Mại, người biết cuộc đời thật của nhà thơ cho là “yêu quái” là “kinh dị”. Còn Vũ Ngọc Phan chỉ biết Hàn Mặc Tử qua một số thi phẩm cũng không khỏi ngạc nhiên: “một người mang bệnh rất đau đớn mà có một tâm thần thư thái, bình tĩnh như thế, thật cũng lạ”[25]. An vui của Hàn Mặc Tử không phải là cay đắng, gượng gạo, có khi nổ tung ra trong những câu thơ hơn hớn:

Hôm nay vui quá anh Phùng ơi

Buồn xa không đến lệ không rơi

Buồn không thắt ruột, tình không lại

Cười nói làm sao cho hả hơi?

(Trần Thanh Mại trích, tr 122)

Biết đâu là Đau thương giam cầm không kỹ, thoát lọt ra trong một biến trạng dị kỳ

Họ Trần cho là “quái gở, thật đáng rùng mình ”. Sở dĩ ông không hiểu can đảm của bệnh nhân, có thể là ông không hiểu được sức mạnh của đức tin trong con người Hàn Mạc Tử. Khi đề cập đến vấn đề này, Hoài Thanh, cũng là người ngoại đạo, nhưng tinh tường hơn Trần Thanh Mại, thừa nhận ngay “Thiếu lòng tin tôi chỉ là du khách bỡ ngỡ[26] còn họ
Trần thì cứ phán đoán ầm ĩ cả lên. Nhưng nhờ có ông mà chúng ta có được một dữ
kiện về đời sống tín ngưỡng của nhà thơ: “ Trong khi sưu tầm tài liệu của nhà thi sĩ, tôi tìm thấy trong một nhà trọ của chàng, một mẩu báo dán trên khung cửa sổ tre, đã nhàu nát vàng vọt, và nhìn lối in chữ và hình ảnh tôi biết ngay là báo Vì Chúa. Đoạn bài đăng trên mẩu báo ấy nói về nguồn an ủi trong bệnh tật cho rằng sự đau ốm là do đức Chúa Trời ban xuống cho ta, để thử lòng ta, nên chẳng  những là ta phải chịu một cách nhẫn nhịn mà còn nên vui vẻ bằng lòng nữa[27].

Căn cứ trên đoạn này tôi cho rằng tác giả không mấy thông thạo giáo lý Gia- tô giáo. Nếu bài báo ấy có thật – Vì họ Trần mãi cho đến ngày nay ở Hà Nội vẫn có cái cố tật là ưa bịa đặt tài liệu.[28] – thì chúng ta tiếc rằng họ Trần không trích dẫn chính xác, cho biết rõ xuất
xứ, tìm xem báo Vì Chúa số mấy, ngày mấy, hoặc ít nhất cũng cho ta nguyên văn.
Vì theo kiến thức thô thiển của tôi, thì không có kinh sách nào dạy rằng “đau ốm là do Chúa Trời ban ” và chúng ta phải “vui vẻ bằng lòng”.

Nhưng vấn đề ở đây không phải cãi nhau về giáo lý, vừa ngoài phạm vi bài viết và thẩm quyền của tôi. Điều quan trọng là, Trần Thanh Mại đã nói, đức tin “ đã ảnh hưởng tốt đẹp đối với chàng”. Quách Tấn xác nhận điều này: “Tử tìm được nguồn an ủi lớn nhất trong nguồn Đạo. Khi đã sống cùng Đạo thì tâm hồn Tử hết bị ray rứt dày vò[29].

Chính nhà thơ đã kể lại một ngày bệnh tật của mình: “ Lại đọc kinh, lại ngâm thơ, lại làm thơ, lại nhớ, lại nằm. Buổi tối ăn xong, cũng vừa đi bách bộ vừa ngâm thơ một cách sung sướng nhất đời. Cả ngày chỉ ngâm thơ và đọc kinh là nhiều hơn cả. Ngày nào cũng như ngày ấy, không thấy buồn lắm, và ngày nào cũng mong mỏi một cái gì”[30].

Đối với Hàn Mặc Tử, Thơ là Đạo và Đạo là Thơ, Thơ đã đạt tới Đạo và Đạo để đi tới Thơ, hoặc như Hoài Thanh đã nhận xét chí lí “Thơ chẳng những ca tụng Thượng Đế mà cũng để nối liền người ta với Thượng Đế[31].( Sau này có chuyên gia thần học đã lưu ý : danh
xưng Thượng Đế không phù hợp với giáo lý Ki Tô giáo, mà là danh xưng thường gặp
trong Lão giáo, mặc dù Hàn có câu “ giàu sang hơn Thượng Đế.”)

Thơ đưa về Đạo, là nẻo đường đưa đến Con Đường. Thơ là giải pháp tạm thời của Đau Thương, trong khi chờ đợi Đạo và Cứu Rỗi miên viễn. Ngày nào cũng mong mỏi một cái gì. Nếu Gái Quê, như tôi đã trình bày ở đoạn trên, là thế giới đợi chờ Điềm Lạ, đợi chờ Chúa Ra đời thì Đau Thương là một tâm hồn mong mỏi Ngày Chúa trở lại (“Mt” 24-22) Hàn Mặc Tử chấp nhận bệnh tật không phải là vì “do đức Chúa ban xuống” như Trần Thanh Mại đã nói;
nhưng trước hết vì nó là hậu quả  của nguyên tội và thứ đến vì nó là phương tiện thân xác mà Chúa đã dùng để cứu thế. Linh mục Charles Journet, giáo sư Đại Chủng Viện Fribourg đã trình bày vấn đề một cách mạch lạc và nhất quán trong tác phẩm về thống khổ: “Chúng ta xem khổ ải của thân xác như một mãnh lực hợp – cứu- thế vì chúng ta dự vào đau đớn của Chúa Ki tô và trong sự tham dự của chúng ta. Như vậy không nên nói đến chấp nhận Đau Thương  mà chỉ nên nói đến gia nhập vào công đức cứu rỗi; chúng ta không chấp nhận (accepter) vì nó là một định luật của thể xác; chúng ta thu nhận (adopter) vì nó nối liền bản thân Thiên – Chúa – hiện – làm –người.”[32]

Đoạn trên rọi sáng lời truyền dạy của sứ đồ Saint Paul trong thư gởi cho người La-Mã: “Những khổ hiện tại không có nghĩa lý gì so với những vinh hiển phải được thể hiện trong mỗi chúng ta. Mỗi hình hài chờ đợi là một khát vọng sự thể hiện con cái đức Chúa Trời, với Mơ Ước được giải thoát ra khỏi hư nát, và đạt tới tự do vinh hiển của con cái đức Chúa
Trời. Vì chúng ta biết rằng hình hài, đến nay vẫn rên xiết trong công trình thai nghén
” (“Rom”, VIII, 18-32). Đau Thương hôm nay là thai nghén cho ngày mai, thai nghén một mùa Xuân như ý, Người Ki Tô giáo quan niệm đau thương như một huyền nhiệm, nhưng hữu hạn, trước Chúa Trời là một huyền nhiệm, vô hạn.

Tôi thành thật nghĩ rằng Hàn Mạc Tử đã bình an được trong Đau Thương – một hoàn cảnh thể xác, vật chất và tinh thần làm chúng ta rùng mình – là nhờ huyền nhiệm đó, nhờ sức mạnh của xác tín. Có lẽ xác tín đó, cộng với bệnh trạng, đã tạo một linh thị cho nhà thơ. Trần Thanh Mại và Quách Tấn đồng ý “ là mỗi lần chàng chết đi sống lại (trong mấy năm
bệnh chàng  bị
chết đi sống lại bốn đến bốn năm lần) và chàng đều cảm thấy có bà Thánh Nữ Đồng Trinh Maria đến cứu[33]. Theo Quách Tấn thì bài thơ trứ danh “ Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh” được viết khi Tử sống lại, trong cảnh đó[34].

Dù cho rằng mộng mị chỉ là một biến thể của bệnh trạng, thì dưới ánh sáng của khoa phân tâm, ta có thể đi đến cội rễ của mộng mị, dù xa lạ đến đâu. Cội rễ ở đây, là xác tín trong tâm hồn Hàn Mạc Tử, người đã cam chịu hư nát để chuẩn bị cho một vinh hiển. Thật ra, niềm tin vào cuộc sinh tồn mai hậu, của linh hồn, ở một thế giới khác, không phải đặc biệt của Thiên Chúa giáo. Trong hầu hết các tín ngưỡng tự nhiên của dân gian, nước nào cũng vậy, đều có mầm hy vọng của một đời sống khác. Chỉ nói đến vòng đai tôn giáo chung quanh địa lý Thiên Chúa giáo, chúng ta có thể kể đến tư tưởng Assyrien, Babylonien, và nhất là Ai – Cập, đều có niềm tin đó, như muốn:ra không gian và vượt hẳn thượng tầng. Đức tin của Hàn Mạc Tử không phải ở chỗ mong hồn tới tấp ở ngoài kia vũ trụ, mà ở chỗ tìm gặp Một Người ở cõi quá thinh gian; Hàn Mạc Tử  tìm tới chốn chiêm bao ngoài sự thực,
không phải vì chiêm bao đẹp hơn sự thực và “ứ đầy khoái lạc”. Mà chỉ
:

Vì có đấng hằng Sống, hằng Ngự Trị

Nhạc thiêng liêng dồn trổi khắp hư linh

Bài “Ngoài vũ trụ”, mà tôi đã trích các câu trên, tiếp theo hai bài “Hồn lìa khỏi xác” và “Siêu thoát” soi sáng ý nghĩa của những bài Đau Thương và báo hiệu cho Quần Tiên
Hội, Cẩm Châu
Duyên và Xuân Như ý.

Vậy ta có thể đề cập đến một kiến trúc trong thi phẩm của Hàn Mặc Tử không? Chúng ta biết rằng sự sắp xếp thứ lớp trong  tuyển tập Thơ Hàn Mạc Tử, 1942 hay 1959, không phải do thi sĩ, mà những người phụ trách tái bản thơ ông, tức là Quách Tấn hay Hoàng Trọng
Miên gì đó. Do đó,  không ai dám dựa trên trật tự cụ thể của tập thơ để nói đến kiến trúc, như Marcel Ruff đã nói về “ kiến trúc bí mật, architecture secrète” khi trình bày nhất quán thi phẩm  Hoa tội lỗi, Les Fleurs du Mal của Baudelaire. Tôi vẫn theo lối sắp xếp trong ấn bản Tân Việt, 1959, vì nói chung nó phản ánh thứ tự biên niên trong quá trình sáng tác; tôi nghĩ  không ai bác bỏ thuyết cho rằng Gái Quê sáng tác trước Đau Thương, Xuân Như Ý; và Cẩm Châu Duyên, Duyên Kỳ Ngộ sáng tác sau cùng, thời kỳ nhà thơ biết Thương Thương. Nhưng dù sao chúng tôi cũng dè dặt mong các nhà biên khảo sau này có nhiều sử liệu chính xác hơn tôi, sẽ đào sâu cơ cấu mạch lạc của vũ trụ Hàn Mạc Tử, trên bình diện này hay bình diện khác, hoặc trong nguồn sáng tạo toàn diện thì càng nghiêm túc.

Khi đề cập đến kinh nghiệm đau thương của Hàn Mặc Tử tôi tiếc chưa được đọc bài của Võ Long Tê, một chuyên gia về văn chương Thiên Chúa giáo, về vấn đề này; nghe nói bài sắp sửa đăng báo, tôi đợi hoài chưa thấy. Tôi cần nói thêm: không riêng gì Phúc Âm, những tín
ngưỡng khác của người Á Đông cũng tìm một giải đáp cho đau thương; Phật giáo thì cho đó là những đợt sóng triền miên của Mê hà hay Khổ hải; Lão giáo thì cho đó là định luật của Vô Tri. Cái can trường của nhà thơ là do đức tin vững chắc của Đấng Cứu Thế, và đức tin đó đã được bồi dưỡng trong cái Dũng của triết lý Đông phương lẫn cái kiên trì trong lòng dân tộc. Nói đến xác tín của Hàn Mạc Tử không phải là tôi không biết (hay tệ hơn nữa, tôi không nhớ) đến những giá trị bằng hữu kia. Khi suy nghĩ về khổ lụy của nhân sinh, tôi đọc lại kinh thánh Coran của Hồi giáo thì có cảm giác, hời hợt thôi, như là họ không chấp nhận khổ
đau như người Ki-Tô giáo hay người Á Đông, vì họ cho là do sự hành hạ của Chúa Trời. Vậy trong Hàn Mạc Tử có sự giao hòa giữa  đức tin tôn giáo sung mãn và một tâm hồn dân tộc niềm nở, tạo ra  nguồn thơ hết sức sâu xa.

Trong tinh thần Phúc Âm,  có thể Hàn Mạc Tử đã sống trọn vẹn Đau Thương của hiện thế, trước hết vì đó là phương tiện Chúa dùng để Cứu Thế, thứ đến để chuẩn bị cho vinh hiển mai sau, như lời giảng trên núi, sửa soạn cho Ngày sống lại với Đấng Hằng Sống, hằng Ngự
Trị. Nhưng trên bình diện sáng tạo, quan niệm Đau Thương đó đã thể hiện ra sao? Tôi tiếc là không được đọc bài báo của Lê Tuyên về những chủ đề trong thơ Hàn Mạc Tử, đăng trên tạp chí Đại học Sư phạm cách đây bảy tám năm gì đó. Nay tôi đề cập vài hình tượng quen thuộc trong thơ Hàn Mạc Tử như Trăng, Máu, và Hồn.

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!

Đó là điệp khúc độc điệu của một ngư phủ, theo lời kể của Quách Tấn. Đó cũng là khúc nhạc lòng của nhà thơ. Trăng là một thứ ánh sáng vừa nội tâm, vừa của ngoại giới; ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới tương quan giữa những hình ảnh thi ca và đức tin.

Ảnh hưởng của đêm trăng đối với bệnh phong đã được ông Trần Thanh Mại triển khai đầy đủ. Còn nét quyến rũ muôn đời của ánh trăng đối với thi nhân thì viết bao nhiêu pho sách cũng còn điều chưa nói. Nhưng không thể nói thơ Hàn Mạc Tư mà không đề cập tới trăng, vì theo Trần Thanh Mại thì hai phần ba của tập Đau Thương nói về trăng, nửa phần còn
lại nói về hồn[36].

Trăng, trước hết là ánh sáng tràn ngập cả vũ trụ Hàn Mạc Tử

Gió ùa ánh sáng vô trong bãi

Trăng ngậm đầy sông chảy láng lai

Trăng là thứ ánh sáng êm dịu, mầu nhiệm phủ ban đêm, tương phản với ánh sáng chói chang bỏng rát của mặt trời nhiệt đới. Trăng tạo thi vị cho bóng tối tại  những vùng nông nghiệp có sinh hoạt về đêm, và như Xuân Diệu kể, thì có “trăng của tình duyên, trăng của xa xôi, trăng của ảo huyền” và  của “những đền đài mỏng thoáng”. Văn học của chúng ta từ xưa đến nay, vẫn le lói những ánh trăng bất tận. Tôi không dài dòng về địa hạt rộng rinh không bến này, chỉ muốn đề cập đến khía cạnh tượng trưng của ánh trăng trong giáo lý.

Trăng trước hết là ánh sáng, một chủ đề rọi suốt mặc khải Kinh Thánh, từ ngày thứ nhất của sáng thế, khi đức Chúa Trời phân định ánh sáng và bóng tối, (“Gen” I, 3-4), cho đến chương cuối cùng của “Khải Huyền”, khi con người, trong trời đất mới, hưởng được một ánh sáng miên viễn (“Ap.” XXII,5). Như vậy thế giới di chuyển từ một vùng ánh sáng tương đối,
ánh sáng vật chất đối với bóng tối ban đêm, đến một ánh sáng tuyệt đối, ánh sáng vĩnh cửu ngay trong chân thân Thiên Chúa, vì “Ngài là Sự Sống mà Sự Sống là Ánh Sáng” (“Jean” I, 4). Và quá trình từ tương đối nọ đến tuyệt đối
kia là sự phấn đấu không ngừng giữa ánh sáng và bóng tối, tựa hồ như một cuộc
phấn đấu giữa nguồn sống và cõi chết. Ở Hàn Mạc Tử, ánh trăng là một thứ Ánh
Sáng đang tương tranh cùng Bóng Tối, trong một tư thế bi thảm, khác với mặt
trời là chiến thắng – dù là tạm thời – của Ánh Sáng

Ánh trăng mỏng quá không che nổi

Những vẻ xanh xao của mặt hồ

Những nét buồn buồn tơ liễu rủ

Những lời năn nỉ của hư vô

Mâu thuẫn tâm cảm của nhà thơ  là vừa yêu bóng đêm – vũ trụ Hàn Mạc Tử là một vũ trụ về đêm – vừa yêu ánh sáng, và vươn tới một nguồn chói lọi

Ta ước ao đội mũ triền thiên

Và tắm gội trong nguồn ánh sáng

Sự thật mâu thuẫn đó nằm trong những hình ảnh đa nghĩa của Kinh Thánh, vì bóng tối cũng là một sáng tạo của đức Chúa Trời. (“Gen” I, 1-2) Từ điển Giáo lý Kinh Thánh khai triển điểm tế nhị này như sau: “Bóng tối tượng trưng cho một kinh nghiệm kép: hoặc nó xác nhận không có ánh sáng, hoặc bao hàm sự hiện hữu của ánh sáng. Con người muốn có ánh sáng tràn đầy nhưng tìm đến bóng tối; Chúa là ánh sáng, là lửa bỏng, mà cũng là
bóng mát; Kinh Thánh lý theo sự đa nghĩa đó
[37].

Chúng tôi muốn đề nghị một ý nghĩa mới của ánh trăng. Ở Hàn Mac Tử trăng là sự tương tranh đồng thời tương ứng giữa ánh sáng và bóng tối, vừa tương khắc vừa tương sinh. Trăng là Bóng Tối hết là Bóng Tối và Ánh  Sáng chưa đủ là Ánh Sáng. Trong biện chứng Sáng – Tối đó, tâm hồn Hàn Mạc Tử vẫn được xác định bằng Ánh Sáng, tức là “con người của Ánh Sáng” khác với con của bóng tối hay “ con của Hiện Thế” (“Luc”, XVI, 8). Vậy nhà thơ là Ánh Trăng, vì chàng là con của Ánh Sáng

Không gian đầy đặc toàn trăng cả

Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng

Vì, bên dưới bình diện siêu hình, về mặt đạo đức, vẫn phải có sự phân biệt giữa bóng tối và ánh sáng (“II Co XI”,14)

Và tình ta sáng láng như trăng thanh

Thỉnh thoảng người đọc gặp một vài hình ảnh của Kinh Thánh để tả trăng, như

Người trăng ăn vận toàn trăng cả

Gò má riêng thôi lại đỏ hường

(Trần Thanh Mại trích)

Vì liên tưởng ngay đến một câu của “ Thi Thiên” (104, 2) Chúa bao phủ mình bằng “ánh sáng như cái áo ”. Nhưng có lẽ chỉ tình cờ.

Trăng trong Hàn Mặc Tử không những là một thứ ánh sáng ảo huyền, thường rạng rỡ. Nó có hình có trạng, như một vật cụ thể khả xúc. Có khi một món hàng – ai mua trăng ta bán trăng cho – có khi là châu báu, là hơi nước chảy, hay là một người đàn bà, mà tôi mường tượng phải đẹp lắm trong nhan sắc làm bằng Ánh Sáng và Im Lặng

Tôi lần cho Trăng một tràng chuỗi

Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời

(Trần Thanh Mại trích)

Và nói chung, trăng là hồn, là máu cuả bóng đêm: tôi có nói đến ba chủ đề, kỳ thật chỉ là ba tiết diện của một thế giới:

Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa

Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô

Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy

Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra

(Trần Thanh Mại trích)

Hình ảnh máu hoặc nhỏ từng giọt, hoặc ọc từng búng, hoặc đọng thành vũng, hoặc chảy thành sông, có lẽ là dấu hiệu của bệnh lý. Ý nghĩa của máu là cuộc sống, vì máu mang đến sinh lực đến cho mỗi tế bào, mà đồng thời cũng là cõi chết, khi đã khô, đã đọng thành
vũng máu đào trong ác lặn
. Về hình ảnh máu vẫn thường gặp trong thơ Baudelaire, Jean-Piere Richard viết: “Sự xuất huyết thiêng liêng ở chỗ hội tụ cuộc sống hiển nhiên và cái chết tàn nhẫn[38]. Máu là cuộc sống đang chết, hay là cái chết tiềm ẩn trong cuộc sống. Máu là hồn của thể xác mà cũng là xác của linh hồn.

Nói khác đi, máu là thơ:

Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút

Mỗi lời thơ đều dính não cân ta

Bao nét chữ quay cuồng trong máu vọt

Cho mê man chết điếng cả làn da

Cứ để ta ngất ngư trong vũng huyết

Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh

Đừng nắm lại nguồn thơ ta đang siết

Cả lòng ai trong mớ chữ rung rinh

(Trần Thanh Mại trích)

Máu, cũng như thế, vừa là hành hạ, vừa là  giải thoát. Chúng ta vẫn thường gặp
hình ảnh máu trong Kinh Thánh: máu là nguyên lý sự sống, nhưng khác với
linh hồn ở chỗ máu là thành phần hư nát của cơ thể, còn linh hồn vẫn tồn tại
đợi ngày Phục Sinh[39]. Từ máu Cứu Thế trên Thánh Giá đến máu chiên con, hình ảnh của đau đớn, của hư nát lại là hình ảnh của Hy Vọng; máu của chúng sinh tuy không vào được nước đức Chúa Trời (I, XV, 50) vẫn là một môi giới, một phương tiện, một ánh sáng, một thẩm mĩ:

Và ai gánh máu đi trên tuyết

Mảnh áo da cừu ngắm nở nang

Trong bài “Biển hồn ta” bắt đầu bằng câu Máu tim ta tuôn ra làm biển cả…, người đọc có cảm giác như máu và hồn là một, hay máu  là hồn của xác thịt còn thể phách là hồn của toàn cơ thể, vì chính nhà thơ cũng phân biệt hồn ngoàihồn trong:

Hồn hãy thoái ly ra ngoài tâm tưởng

Là hồn đừng nghĩ ngợi đến hồn trong

Cứ để mặc hồn ngoài bay lưởng vưởng

Ngao du cùng khắp cõi trí mênh mông

…Rồi hồn ngắm tử thi hồn tan rã

Bốc thành âm khí loãng nguyệt cầu xa

Đã là hồn rồi mà còn có tử thi nữa sao? Lại còn ngắm được tử thi của mình nữa sao? ở đây, ngoài sự phân biệt “hồn” và xác cố hữu trong tiềm thức người Việt Nam, ta còn phải ghi nhận thêm ảnh hưởng phong thổ vùng từ Qui Nhơn đến Phan Thiết nơi Hàn Mặc Tử sống, vùng đất của người Chàm. Nhà thơ thế nào cũng nghe chuyện ma Hời đêm đêm lìa khỏi xác đi chơi hay ăn đêm, và đã nhớ đến những chuyện đó trong cơn mê sảng bệnh hoạn. Nhưng trong Thánh Kinh, nhất là Cựu Ước, chúng ta còn bắt gặp dấu tích sự phân biệt đó, bắt
nguồn tư tưởng Do Thái giáo, Thân thể, tiếng hebreu (Do Thái) gọi là basar, dịch ra la-tinh là caro, thành tiếng Pháp là chair, xác thịt. Xác thịt, nếu không có sinh khí, chỉ là một “tử thi”. Hơi thở của Jahweh đã hà sinh khí vào xác thịt, nhưng chỉ tạo nên một quân bình mong manh: “thần khí của ta sẽ không lưu lại mãi trong loài người, vì loài người chỉ là thân xác” (“Gen VI”, 3); vậy trong tư tưởng Do Thái giáo, chẳng những hồn và xác khác biệt nhau, mà hồn là thần khí mà  Chúa Trời ký thác vào thân xác con người đó thôi, chứ không hẳn của con người. Do đó, khi chết, Chúa Jésus đã nói “Thưa Cha, trong tay Cha con trả lại linh hồn”, (“Luc XXIII”, 46) và Huy Cận đã nhắc lại trong câu “Lạy Thượng Đế tôi cúi đầu trả lại, Linh hồn tôi…” Linh hồn đó, là cái thần khí của Jahweh nay trở về với Jahweh, chứ không phải là cái hồn lìa khỏi xác của Hàn Mạc Tử. Hồn này lại là một
chuyện khác, một biểu hiện của sự sống; hồn này có thể chết, có thể hư nát như thịt xương (“Ps”, 78, 50) lang thang xuống âm ty sống đời khổ ải, cho đến ngày Chúa trời cho lịnh hồi sinh những đống xương tản mác[40]. Trong những lời truyền dạy của Thánh Tự, Hàn Mạc Tử đã nhớ những chi tiết phù hợp với tâm hồn hay bệnh trạng mình nhất, nghĩa là sự phân biệt giữa hồn và xác, trong khi giáo lý Thiên Chúa về vấn đề này, phức tạp hơn nhiều.

Vì nhà thơ, trong cơn hành hạ của bệnh lý dĩ nhiên là tìm cách giải thoát, dù chỉ bằng mê sảng

Thịt da tôi sượng sần và tê điếng

Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên

Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng êm

Cho trăng ngập dần lên tới ngực (tr. 53)

Ở đây, ta bắt gặp hình tượng Trăng, Hồn và Máu dồn dập lại trong tương quan chặt chẽ: mà thơ khạc hồn ra khỏi miệng, hay điên cuồng mửa máu ra, hay ngậm cả miệng ta trăng là trăng, cả ba hình ảnh đều oà vỡ từ thân xác, và từ thân xác Đau Thương.

Hàn Mạc Tử đã dùng thơ để sống trọn vẹn tín lý của mình. Chàng đã thấy hồn mình trong máu vọt, và hồn mình chính là máu đang tuôn trào lênh láng; chàng đã ghi lại những cảm giác rùng rợn đó, bằng những hình ảnh ta đã gặp trong Cựu Ước: hồn trong máu (“Lv XVII”,  10) hồn là máu (“Lv XVII”, 14), một thứ máu luôn luôn vươn đến ánh sáng, như hình ảnh đức Chúa Trời chói chan trong tấm áo dệt bằng ánh sáng trong “Thi Thiên” (104, 2) và đẫm máu chiên con trong “Khải Huyền” (XIX, 13). Máu chiên con trở thành ánh Sáng, và chiên con là ngọn đèn bất diệt của Jérusalem mới. Do đó, tôi nói Hồn, Máu và
Trăng chỉ là ba màu sắc chiết quang của một ánh Sáng Duy Nhất. Người đi trong Mơ Ước. Trong mơ ước, Hàn Mặc Tử đã gọi Ánh Sáng Khải Huyền đó là Xuân Như ý.

Cho mau lên! dồn ánh nguyệt vào đây…

Đưa ra, nào là nhạc thơm, hương gấm, mộng ngọc và hoa trinh bạch, đàn ly tao, tranh tuyệt phẩm…

Vẫn là chưa bưa, chưa đã, chưa nguôi được chí muôn sao!…

Phải mời cho được Xuân Thiên ra đời (tr. 65)

Như vậy Xuân Thiên ở đây phải là một mùa xuân khác. Không còn là mùa xuân phảng phất ngày xưa trong làn nắng ửng khói mơ tan. Tuy là trời hạo nhiên trong thế giới đợi chờ của Gái Quê: màu nhiệm của đấng Vô thỉ Vô chung, nhưng là một thế giới hư nát, sẽ vỡ lở,
sẽ chấm dứt. Vì công trình châu báu của  Thiên Chúa, sau khi con người tự dấn thân vào tội lỗi, cũng đồng thời là  sự phẫn nộ của Thiên Chúa; mặt đất, nguyên là Quê Hương của loài người đã trở thành cõi Lưu Đày, không còn là vườn Địa Đàng long lanh nhũ hương và bích ngọc, cũng không phải là Đất Hứa óng ánh sữa thơm và mật ngọt; trên mặt đất, lúa tốt còn mọc lẫn với cỏ hoang, trái lành ửng chín trong gai bụi, và lương thực loài người còn trộn lẫn
cát bụi với mồ hôi.

Và con người không những thịt da sượng sần và tê điếng mà còn nứt nẻ như muốn tan rã ra cùng vũ trụ, làm cho mê lẫn máu và hồn ta là ta hay không phải ta. Thế giới hiện tại, tuy vẫn có thanh sắc, nhũ hương, vẫn mang sẵn mục nát trong mầm sống. Và mầm sống đó, có
sung mãn đến đâu, thì nhà thơ vẫn lòng thương chưa đã mến chưa bưa, nên phải mời cho được Xuân Thiên.

Chúng ta chưa quên được Người đang say sưa đi trong Mơ Ước đã gặp ở bài tựa Đau Thương. Vậy Xuân Thiên đây là niềm mơ ước ở sự tồn sinh sau cõi chết, sẽ được phục hồi trong cảnh trời mới đất mới, rạng ngời trong danh Cha cả sáng. Những thi phẩm cuối cùng của Hàn Mạc Tử như Xuân Như ý gom góp xong đầu năm 1939, Thượng Thanh Khí
đầu năm 1940, gồm hai vở kịch thơ Duyên Kỳ Ngộ và Quần Tiên Hội viết dở dang, đều nói lên niềm Mơ Ước đó. Trong bài này, tôi tạm xếp ba tác phẩm trên cùng những bài cuối tập Đau Thương vào chủ đề Xuân Như ý, cho gọn, và như một giai đoạn trong thi trình Hàn Mặc Tử.

Mùa Xuân Thượng Thanh, đó ra sao? Về chủ đề mơ ước trong Thánh Kinh, một chuyên gia về giáo lý Thiên Chúa nhận xét: “Cuộc sống vĩnh viễn được xác nhận rõ rệt bao nhiêu, thì những đường nét của nó lại mờ nhạt bấy nhiêu. Không những mờ nhạt, mà đôi khi còn thiếu sót. Sự tồn sinh không được mô tả, dù dưới những hình ảnh khải huyền”. [41]

Lẫn trong mơ hồ đó, nhà thơ tha hồ mà tưởng tượng quang cảnh trời đất mới. Nếu Xuân Như Ý mang nhiều hình ảnh dựa theo tín lý Thiên Chúa giá, thì Cẩm Châu Duyên lại gần với huyền tượng của dân gian phảng phất không khí thần tiên của Đạo giáo – một thứ Đạo giáo bình dân, không ăn thua gì đến tư duy “đạo khả đạo” của Lão Tử. Vì vậy Hoài Thanh cho rằng Hàn Mạc Tử “chốc chốc lạc vào thế giới đồng bóng”. Thật ra trong cái hoa hoè của dự tưởng, nội hàm nòng cốt của Xuân Như ý vẫn là một tín điều Thiên Chúa giáo.

Trước hết đó là một mùa Xuân. Nghĩa là một thế giới mới, một khung cảnh tái tạo, như cảnh thành Jérusalem mới được thánh Jean rao truyền ở chương cuối Phúc Âm, Trời mới đất mới được dựng lên trên cảnh trộn trạo, tán loạn của ngày tận thế

Cả vũ trụ tàn theo ngày Phán xét

Là khủng khiếp cả Trời Đất tiêu diệt (tr.60)

 

Mùa Xuân đó ở xa, ở thật xa nếu nhìn từ thế giới hồn nhiên của Gái Quê

 

Cửu Trùng là chốn xa xôi ấy

Chim én làm sao bay đến nơi (tr. 37)

Nhưng kinh nghiệm Đau Thương, kinh nghiệm của xác tín trong khổ não, đã chắp lên thân xác nứt nẻ của nhà thơ đôi  cánh phượng hoàng. Bằng những bất hạnh, Hàn Mạc Tử đã đến gần với Chúa và gần với mùa xuân Mơ Ước hơn là cánh én bơ vơ:

Phượng trì! Phượng trì! Phượng trì! Phượng trì!

Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu

Hồn tôi bay đến bây giờ mới đậu

Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang (tr.37)

Trong bài “Thánh nữ Đồng Trinh Maria” này, với nguồn rung cảm mãnh liệt của đức tín, nhà thơ đã sống cả thế giới hiện tại lẫn mùa xuân dự tưởng, đã nói đến cơn lậm luỵ đã trải qua dưới thế như là một quá khứ. Và trong đức tin này, nhà thơ đã vẽ cho ta địa hình của Đất Mới, trong bài tựa tập Xuân Như Ý:

Vì chưng muôn xuân là lương thực ngon ngọt, mĩ vì, ánh xuân là nguồn tơ tưởng thơm tho tinh khiết, khí xuân là mạch trường sinh bất tử, tình xuân là cung cầm nguyệt mê ly, tuổi xuân là Ngọc như ý, tên xuân là dạ lan hương.

Và xuân là phong vị thái hoà của năm muôn năm, trời muôn trời, chân lưu trên thượng tầng không khí, bàng bạc cả giải Hà Sa, chen lẫn vô tận hồn tạo vật…

Loài người hãy tận hưởng một hơi cho đã ngán và cao rao danh Cha cả sáng…(tr. 66)

Chúng ta thử khai triển vài nét chính của Xuân Như Ý. Chúng ta đã thấy đó là mùa xuân hồi sinh, sau khi “Trời thứ nhất, đất thứ nhất tan biến”. (“Ap. XXI”, 2). Như đặc biệt mùa xuân này nảy lộc từ mùa đông, nhưng sẽ không bao giờ chuyển sang mùa hạ Mai nầy thiên hạ mới tinh khôi… Và sẽ còn tinh khôi mãi mãi, vì đã đi vào cõi tứ thời xuân non nước. Trong Cẩm Châu Duyên nhà thơ gọi là Xuân vô cùng đến ngàn năm ơn phước và mô tả như một tia sáng triền miên:

Liên hồ đây bốn mùa xuân cả bốn

Ngát hương đưa trong gió sớm chơi vơi

Làm nước mát và chưa bao giờ gợn

Vết phong trần đưa lạ ở xa khơi

(Trần Thanh Mại trích, tr. 147)

Đoạn cuối “Khải Huyền” truyền giảng rõ ràng. Đất Mới đây, là châu thân Thiên Chúa; mùa xuân của Hàn Mạc Tử (trường sinh bất tử năm của muôn năm, vì ở “Khải Huyền”, Chúa đã kết luận: “Ta làm mới mọi vật. Ta là Alpha và Oméga, là nguyên lý và cực chung”. (“Ap. XXI”,5-6)

Xuân Như Ý tiếp đến là một vũ trụ thơm tho tinh khiết vì là càn khôn mới dựng lên. ở đây, nhà thơ như rợn ngợp trong trinh nguyên của Đất Mới, mà tượng trưng là con chiên con vô tật và vô tội, làm ngọn đèn trinh bạch rọi sáng cả hoàng thành. Thi sĩ vội nguyện cầu
gội rửa:

Tôi van lơn thầm gọi Chúa Giê Su

Ban ơn xuống cho mùa Xuân hôn phối

Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi

Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng (tr, 74)

 

Và để ngợi ca vinh hiển của Nguồn thơm, nhà thơ đã cao ngâm giọng long lanh, thanh thoát:

 

Ta cho ra một dòng thơ rất mát

Mới tinh khôi và thanh sạch bằng hương (tr.70)

Theo Hoài Thanh – người may mắn hơn chúng ta, được đọc toàn bộ thi phẩm – thì Cẩm Châu Duyên, thi phẩm cuối cùng, là “trong trẻo hơn cả[42[. Âu cũng là chuyện lạ. Gái Quê, từ ban sơ, đã là một dòng suối rừng vẩn đục, rồi chảy qua một cuộc đời khổ ải, chuyên
chở không biết bao nhiêu trần luỵ, ấy mà dần dà lại gạn lọc hết phù trầm, để đổ ra đại dương bằng một giải Cẩm Châu trong vắt. Thật là một đặc điểm trong thẩm mĩ thi ca.

Đất Mới còn là một xứ rực rỡ, cao sang, vì xuân mang tên một loài Ngọc:

Ánh hào quang chan chói ngắt lưu ly

Ôi! Cao sang khôn ví, trọng ai bì

Trên nước cả có vô vàn châu báu (tr. 67)

Những hình ảnh tráng lệ như gấm, ngọc, trân châu, thất bảo, nhũ hương, mộc dược đều muốn gợi lên  vinh hiển, như khi sứ đồ tả thành Jérusalem mới trong “Khải Huyền”: “Thành ấy chói sáng như một viên bửu thạch, như bích ngọc rạng ngời… Tường thì xây bằng bích ngọc, thành thì xây bằng vàng ròng, tợ như thuỷ tinh trong vắt. Mười hai cửa thì làm bằng mười hai hột châu” (“Ap. XXI”, 11, 18 và 21). Dựa theo “Khải Huyền”, tôi cho rằng những đền đài dự tưởng trong Hàn Mạc Tử là một phóng thể của đức tín Thiên Chúa, vì cảnh Bồng Lai của Á Đông, cảnh thần tiên của Đạo gia không có cái huy hoàng rực rỡ đó.

Cuối cùng Xuân Như Ý là một thái hoà tuyệt đối, trong không gian và thời gian, thái hoà của năm muôn năm, trời muôn trời. ở đó, trời thì bình an như nguyệt bạch, còn người
thì hoàn hảo, no nê nhờ trái cây bằng ngọc, vỏ bằng gấm. Còn nói chung:

Thiên hạ thái bình và trời tuôn ơn phước

Như triều thiên vờn lượn khắp không gian (tr. 71)

Ở đây, sầu đau chìm trong quên lãng. Đất Mới không còn cảnh “chết chóc, than khóc, kêu ca hay đau đớn nữa” (“Ap. XXI”, 4) vì những lậm luỵ dưới thế đã qua. Ở đây tất cả đều là ánh sáng. Và ánh sáng là linh thị cuối cùng bao trùm trọn vẹn thi trình Xuân Như Ý, đồng thời rọi lại toàn bộ tác phẩm Hàn Mạc Tử như một Thánh thể kết tinh triền miên vươn tới
ánh Sáng, vươn tới ánh hào quang chan chói ngất lưu ly. Hay trở về Ánh Sáng. ở đây, chúng ta đi sâu vào ngõ ngách cuối cùng trong đức tin Hàn Mạc Tử:

Ta ước ao đầu đội mũ triều thiên

Và tắm gội ở trong nguồn ánh sáng

Tôi sẽ dừng lại ở đây, dừng lại ở hình ảnh Nguồn Ánh Sáng, vừa là một vươn tới, vừa là một trở về. Mùa Xuân Như Ý đẹp trước hết vì là Xuân thứ đến vì nó là Như Ý, nó đưa con người về với Chúa, về với Nguồn. Vậy Nguồn Ánh Sáng ở đây là Alpha và là Oméga, vừa là cội rễ vừa là cứu cánh con người. Và  cấu trúc thơ Hàn Mặc Tử do đó gói ghém cả mặc khải Thánh Tự lẫn lịch trình Cứu Rỗi. Tôi có cảm giác đã làm xong một bài luận mạch lạc. Bây giờ là kết.

Tham vọng bài này là đề nghị một lối nhìn nhất quán vào tác phẩm Hàn Mặc Tử trong giới hạn những bài thơ còn lưu truyền, nghĩa là trên một sự nghiệp bị thời gian cắn xén. Khai quật  cấu trúc nội tại của sự nghiệp đó, chúng tôi lại còn mong ước rọi sáng những bài, những câu thơ mà các nhà phê bình xưa nay, từ Trần Thanh Mại đến Vũ Ngọc Phan, cả thi sĩ Quách Tấn đều cho là khúc mắc. Theo chúng tôi, hiểu tất cả các câu thơ, các bài thơ
trong một tập thơ, chưa hẳn đã là hiểu toàn bộ tập thơ, ít nhất cũng đối với người viết phê bình. Chúng ta còn phải hiểu liên hệ nội tại trong mỗi tập thơ để nắm vững cơ cấu sáng tạo của thi sĩ – ít ra cũng trong chủ quan người đọc.

Liên hệ nội tại đó, tôi đặt trên đức tín của Hàn Mạc Tử. Tôi cũng có thể đề nghị một nền tảng khác; tôi chọn chủ đề này với một dụng ý: giải thích những nhận xét cố hữu của các nhà phê bình tiền bối vẫn cho Hàn Mạc Tử là nhà thơ Thiên Chúa giáo, mà không nói rõ, nói đầy đủ, tại sao. Các vị đó thường trích dẫn những bài thơ hay câu thơ có âm vang tôn giáo, có hình thức tín ngưỡng như Maria linh hồn tôi… rồi kết luận; theo tôi, thì chưa đủ, vì một người không có đức tin cũng có thể kể rất nhiều tên Thánh, làm thơ ca tụng đấng Tối Linh, như ngày xưa các cụ Nguyễn Hữu Tiến hay Tản Đà nhắc đến Thượng Đế trong Quả Dưa Đỏ hay Giấc Mộng Con. Theo tôi, chúng ta chỉ có thể nói đến tín lý trong một tác phẩm khi toàn bộ tác phẩm đó tiềm ẩn đức tin trong cơ cấu. Nói khác đi, một người Thiên Chúa giáo chưa hẳn là kẻ đọc kinh vanh vách, mà là người đem trọn cuộc đời mình đáp lại lời gọi của ơn Trên, và một thi sĩ Thiên Chúa giáo không hẳn là kẻ tự xưng là thi sĩ của đạo quân
Thánh giá
(tr. 71) như Hàn Mạc Tử đã tự nhận, mà là kẻ đem cả sự nghiệp thi ca của mình âm vọng lại tiếng gọi của Thượng Đế. Và dĩ nhiên không phải là kẻ “dùng thơ để truyển bá tôn giáo của mình” như Quách Tấn nhận định ở trang 118 số Văn thượng dẫn. Do đó mà tôi cố gắng chứng minh toàn tập thi phẩm Hàn Mạc Tử là một tiếng vọng của Thánh Tự.

Dĩ nhiên, trong tác phẩm Hàn Mạc Tử còn nhiều vết tích của một nhân bản Việt Nam. Tín ngưỡng Ki Tô giáo đã nảy mầm trên một nhân bản phiếm thần và đa giáo, thì nguồn thơ Hàn Mạc Tử không khỏi làm một lăng kính hội tụ rồi phát huy nhiều nguồn sáng khác nhau, và hỗ tương lẫn nhau, như Giáo hoàng Paul VI đã tuyên bố trên đài phát thanh Véritas chủ nhật  29-11-1970 vừa qua, nhân chuyến công du sang Á Đông: “Chúng ta đang ở một vùng đất mà những tư trào cổ kính của Đông phương và những trào lưu mới mẻ hơn Tây phương đã kết hợp lại và làm giàu cho nhau”.

Và bạn đọc sẽ hoan hỉ nếu Quách Tấn thủ lời hứa “ nói về đạo Từ bi trong thơ Tử” vì sẽ hiểu thêm một khía cạnh của thi phẩm, qua kiến thức uyên bác của tiên sinh về phương diện Phật lý cũng như tác phẩm Hàn Mạc Tử.

Cuối cùng, viết bài này tôi cũng có hai hậu ý  riêng tư. Trước là để giải một lời hứa với anh Trần Phong Giao từ hai năm nay;  một đề tài bao quát và hệ trọng như vầy đòi hỏi một suy nghĩ dài hạn, khiến anh Trần Phong Giao cứ trách tôi là “ thề cá trê chui ống”.

Thứ đến là hồi đầu năm nay, tôi có viết một bài điểm sách, về vở kịch Ngộ Nhận của Vũ Khắc Khoan. Bài đó đã gây nhiều hiểu lầm, nhất là trong những người thân của tôi, cho là tôi bất kính đối với tín ngưỡng; nếu có hiểu lầm đó, dĩ nhiên lỗi về phần tôi, viết không khéo, nói không trọn, lời không thanh, ý không minh.

Vậy bài này viết vào mùa Giáng sinh, sẽ là một bổ chính cho bài trước, và cũng là lòng thành khẩn, của riêng tôi, nhân mùa Hy Vọng, là cánh hoa huệ từ một lưu vực xa xôi gửi về cho Quê hương Yêu dấu.

Val de Loire, 12-1970, bổ chính, nhân kỷ niệm 100 năm Hàn Mạc Tử, 22.1912-22.9.2012

 

[1] Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, III, 1942 – ấn bản 1951, n.x.b Vĩnh Thịnh, Hà Nội, tr. 325.

Tái bản nhiều lần.

[2] Hoài Thanh và Hoài Chân, Thi Nhân ViệtNam.
1942, Thiều Quang tái bản, Sài Gòn. 1967, tr. 204.

Tái bản nhiều lần.

[3] Văn, số đặc biệt Hàn Mạc Tử, 73-74, ngày 7-1-1967, tr.139.

[4] Trần Thanh Mại, Hàn Mạc Tử, 1941,Tân Việt tái bản, Sài Gòn,  1957.

[5]Vũ Ngọc Phan, sđd, tr. 63-83.

[6] Quách Tấn, Văn, sđd, tr. 141-148.

[7] Thơ Hàn Mạc Tử đều trích từ ấn bản Tân Việt, Sài Gòn,1959 – ấn bản này không đánh số trang, tôi dựa theo mục lục mà ghi số trang, để bạn đọc dễ kiểm chứng.

[8] Huỳnh Phan Anh, Văn số 73-74 đã dẫn

[9] Vũ Ngọc Phan, sđd, tr. 332

[10] Hoài Thanh và Hoài Chân, sđd, tr. 212

[11] Hoài Thanh và Hoài Chân, sđd, tr. 211

[12] Văn, số đặc biệt HMT, đã dẫn, tr. 120

[13] Jacques Dournes, Dieu Aime les Paiens, Aubier, 1963, tr. 149

[14] Văn, sđd, tr. 47

[15] Vũ Ngọc Phan, sđd, tr. 326

[16] J. E. KERNS. S. J, Les Chrétiens, Le Mariage et la Sexualité. Edit du Cerf, 1966, Paris,

tr. 3

[17] J. E. KERNS. S. J, sđd, tr. 94

[18] Quách Tấn, Văn, sđd, tr. 81

[19]Trần Thanh Mại, sđd, tr. 73

[20]Thư Mộng Cầm, do Trần Thanh Mại trích dẫn, sđd, tr. 94

[21]Trần Thanh Mại, sđd, tr. 95

[22] Quách Tấn, Văn, sđd, tr. 88

[23]Trần Thanh Mại, sđd, tr. 193

[24]Trần Thanh Mại, sđd, tr.  121

[25]Vũ Ngọc Phan, sđd, tr. 330

[26]Hoài Thanh và Hoài Chân, sđd, tr.212

[27]Trần Thanh Mại, sđd, tr. 120

[28]Nguyễn Công Hoan, tạp chí Văn Nghệ Hà Nội số 67, Tháng 12-1962 và 68 tháng 1-1963 về Tú Xương. Tôi có đề cập tới trong Báo Văn số 163 ngày 1-10-1970. Sau này tôi được biết báo Vì Chúa, xuất bản ở Huế, do nhóm Bùi Tuân, bạn thân với HMT chủ trương.

[29] Quách Tấn, Văn, sđd, tr. 120

[30]Trần Thanh Mại trích, sđd, tr. 120

[31]Hoài Thanh và Hoài Chân, sđd, tr.
211

[32] Charles Journet, Le Mal, essai théologique, tủ sách giáo lý, Desclée de Brouwer, Bruges, tr. 271

[33]Trần Thanh Mại, sđd, tr. 130

[34] Quách Tấn, Văn, sđd, tr. 75

[35]Trần Thanh Mại, sđd, tr. 61

[36] Vocabulaire de Théologie Biblique, Edit, du
Cerf, Paris 1962, tr. 714

[37] Jean  Pierre Richard, Poésie et Profondeur,
Seuil, Paris 1955

[38] P. Dhorme, Revue Biblique. Số 4 tháng 10 – 1920
tr. 473 – 474. Loại bài “1’Emploi métaphorique dans la Bible”, chuyên về hình
ảnh của thân xác, rất cần cho việc tìm hiểu thơ H.M.T.

[39] Vocabulaire de Théologie Biblique, sđd, tr. 31

[40] Jacques Quillet, tủ sách giáo lý, Thèmes Bibliques,
Aubier, 1950, tr. 175

[41] Hoài Thanh và Hoài Chân, sđd, tr. 211

[42] Le Monde, ngày 1 tháng 12-1970, tr. 8, cột 1

 

Tác giả: ĐT, Orléans, Pháp (chuyển đăng)

Hoa Thạch Thảo

Hoa Thạch Thảo

Tím Ngát Một Màu Yêu Thương

 

Hoa Thạch Thảo (Aster amellus L) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tại Việt Nam, người miền Nam hay gọi là Cúc Sao, Cúc Cánh mối, người Bắc gọi là Thạch Thảo.

 

 

Thạch Thảo hay mọc thành bụi, nhiều bông với cánh nhỏ xíu xoè rộng ra. Hoa Thạch Thảo có ba màu chính: tím, hồng, trắng. Thạch Thảo có nguồn gốc từ nước Ý, ngày nay được lai tạo thêm thành loại hoa cánh kép rất đẹp. Tại châu Âu, Thạch Thảo tượng trưng cho tình
yêu và vẻ đẹp mềm mại, thanh tú, nữ tính. Đôi khi Thạch Thảo cũng tượng trưng cho sự chính chắn vì nó thường nở vào cuối Thu, khi mà đa số các loại hoa khác đã tàn.

 

Chẳng biết từ khi nào tôi đã yêu loài Thạch Thảo, loài cúc dại dễ thương này. Lần đầu tiên gặp một cụm thạch thảo ở nhà người bạn tôi đã thích ngay. Có lẽ, bởi màu tím dịu dàng
của loài hoa này đã Thu hút tôi.

Sau này, một lần vô tình tôi nghe được Elvis Phương ca:

 

“Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo,

Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi”

Tò mò, tại sao người ta nhắc hoa Thạch Thảo trong bài hát “Thu buồn” này nhỉ? Sao
không là hoa Cúc? là hoa hồng hay hoa gì khác mà là loài hoa bé nhỏ, loài hoa
đồng nội này?

Và thật sự bởi có một truyền thuyết buồn mà lãng mạn về hoa Thạch Thảo:

 

Kể rằng ngày xưa ở một ngôi làng vùng ngoại ô có một đôi trai gái là Ami và Edible. Hai
người này sống cạnh nhà nhau từ nhỏ và họ chơi với nhau rất thân.Ngày tháng dần trôi, cô bé và cậu bé của ngày ấy nay đã trưởng thành. Edible giờ đây là một người có gương mặt khôi ngô, tuấn tú, dáng người cao cao và là tầm ngắm của biết bao cô gái trong làng. Nhưng anh không để ý tới ai cả vì trong lòng anh đã có hình bóng của người ấy, người con gái mà anh yêu chính là cô bé hồi đó bây giờ cũng đâu còn bé nữa đâu. Với làn da trắng, đôi môi mỏng, nho nhỏ, hồng hồng, xinh xinh cùng với mái tóc bồng bềnh màu gỗ nâu, những đường cong xoăn ôm lấy bờ vai nhỏ bé và khuôn mặt khả ái của Ami làm bao nhiêu chàng trai say đắm và mong ước có được trái tim nàng. Nhưng Ami chỉ đồng ý lấy ai thoả mãn được yêu cầu đó là đem về cho nàng một loài hoa lạ và nàng cảm thấy thích. Biết bao
nhiêu chàng trai đã thử và đều lắc đầu bỏ cuộc. Không ai có thể tìm ra loài hoa mà nàng thích kể cả Edible người hiểu rõ tính cách của nàng nhất.

Ami và Edible thường hay cùng nhau vào rừng. Ami hái nấm còn Edible săn thú.

Vào cái ngày hôm ấy, lúc hoàng hôn khi mà giỏ nấm của Ami đã đầy và Edible cũng đã săn được một chú nai rừng. Hai người cùng nhau đi về, nhưng hôm nay họ ko về đường cũ như mọi khi nữa mà họ đã rẽ sang đường khác. Trên đường về, họ cùng nhau trò chuyện và ngắm cảnh rừng núi. Bỗng Ami nói lớn, gọi Edible và chỉ cho anh bụi hoa dại màu tim
tím mọc trên vách núi cao: “Chính là nó, loài hoa ấy, Ami thích, rất thích”.

Edible nhìn lên bụi hoa rồi nói với Ami:

– Ami đứng đây chờ tôi, tôi sẽ hái xuống cho Ami

– Không, không được. Edible vách núi cao và nguy hiểm lắm

– Nhưng đó là loài hoa Ami thích, Edible sẽ lấy xuống cho Ami.

– Không, Ami không cho Edible đi.

Lúc đó, Edible nhìn Ami mỉm cười rồi dùng ngón tay trỏ cốc nhẹ vào trán Ami:” Ami ngốc, đứng đây chờ anh, anh sẽ quay trở lại, sẽ mang nó xuống cho Ami, sẽ mang hạnh phúc đến cho Ami mãi mãi”.

 

Nói xong anh từ từ leo lên vách núi ấy. Mặc cho Ami ngăn cản. Vách núi cao dựng đứng thật nguy hiểm không cẩn thận trượt chân thôi là mất mạng ngay.

“Được rồi, cuối cùng thì Edible cũng làm được” –  Edible nắm được bụi hoa trong tay
quay xuống nói với Ami nhưng tại sao tự nhiên anh lại cảm thấy chóng mặt quá.

Sao dưới mặt đất bây giờ lại có nhiều Ami thế. Anh bình tĩnh lại, quay xuống nói với Ami: “Ami! Edible làm được rồi, anh làm được rồi nhé!”

Anh thả bụi hoa xuống cho Ami rồi sau đó tìm cách leo xuống. Lạ quá, đầu anh đau lắm, mắt không còn nhìn thấy gì nữa chóng hết cả mặt. Đau quá, anh không thể minh mẫn được nữa. Tay anh mỏi dần, chân mềm nhũn ra…

– Edible…..KHÔNG…..Ami hét lên khi thấy Edible đang rơi xuống, thả người trong không trung.

Anh quay mặt về phía Ami nói: “xin đừng quên tôi” rồi nở nụ cười mãn nguyện và anh đã đi xa xa mãi.

 

Ami ngồi đó, ngồi bên bờ vực thẳm, ngồi như người mất hồn, không nói, không cười tay cầm lấy bụi hoa tim tím ấy. Cô ngồi đó cho đến khi người trong làng vào tìm kiếm và đưa cô về.

Một mình cô về được thôi còn Edible thì giờ đã không về được nữa rồi. Ami không khóc, cô không ăn uống gì cả, suốt ngày chỉ lặng lẽ ngồi trong vườn chăm sóc cho bụi hoa tim tím ấy, bụi hoa khiến cho Edible không về được nữa.

 

Cứ như thế trong suốt một thời gian, cho đến một ngày cô đã chìm vào giấc ngủ dài, dài đến nỗi không bao giờ tỉnh lại và trong giấc ngủ đó chắc chắn 1 điều rằng cô và Edible đã gặp được nhau và họ là của nhau mãi mãi.

 

Sau khi Ami chết đi loài
hoa tim tím ấy được người dân trong làng chăm sóc cẩn thận. Ai ai cũng thương
xót cho đôi tình nhân trẻ.

 

Ban đầu họ đặt tên cho
nó là Forget me not, sau nhiều năm và qua được trồng ở nhiều nước nó lại có
những cái tên khác nhau như Muget De Mai (Pháp), Thạch Thảo (Việt Nam)…

Và những đôi tình nhân
trẻ thường tặng cho nhau loài hoa này để rồi sẽ mãi mãi không quên nhau, sẽ
luôn ở bên nhau cho dù là chết.”

 

Đó là câu chuyện tôi đọc
được trên mạng. Giờ chẳng thể tìm ra đâu tình yêu lãng mạn như thế nhưng sao
vẫn cứ thích.

Bài hát “Mùa thu
chết” có lẽ cũng dựa vào truyền thuyết này mà viết nên chăng? Cả bài hát
là sự chia ly mãi mãi, là sự đau buồn.

“Mùa thu đã chết, em nhớ cho mùa thu đã
chết

Em nhớ cho mùa thu đã chết…

Đã chết rồi, em nhớ cho

 

 

“Em nhớ cho đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn
nhau nữa

Trên cõi đời này, trên cõi đời này.

Từ nay mãi mãi không thấy nhau,

Từ nay mãi mãi không thấy nhau,

Từ nay mãi mãi không thấy nhau.”

 

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo,

Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi

Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo,

Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.

Vẫn chờ em, vẫn chờ em, vẫn chờ em,

Vẫn chờ, vẫn chờ… đợi em”

 

 

 

Nhân nghĩa đạo đức nay còn đâu!

Nhân nghĩa đạo đức nay còn đâu!

Trần Việt Trình

Cách đây chỉ mới mấy hôm, việc một ông cụ già ngay sau khi vừa xuất viện bị các con “vứt” ra ngoài vỉa hè nằm phơi nắng, phơi mưa gần 1 ngày trời đang còn gây xôn xao và khiến cho dư luận hết sức phẫn nộ.

Sự việc xảy ra vào trưa ngày 7 tháng 9 vừa qua, cụ ông tên Ngô Vỹ Nhân (87 tuổi) sau khi bệnh viện cho về sau 2 tháng điều trị đã bị các con đưa tới trải chiếu đặt nằm trên vỉa
hè trước cửa ngôi nhà số 11, phố Núi Trúc, Hà Nội.

Ngôi nhà nói trên là của người con trai cả của ông đã qua đời cách đây 2 năm. Hiện tại, người con dâu cả, cháu nội gái và người vợ đã ly thân của ông đang sống trong căn nhà này. Tầng trệt của ngôi nhà được cho thuê làm tiệm bán quần áo.

Ông chủ quán nước đối diện với ngôi nhà kể lại sự việc như sau: “Khoảng 11 giờ trưa tôi thấy chiếc taxi chở ông cụ Nhân về đây. Con gái, con dâu, con rể cụ vừa đưa bố xuống xe đã trải chiếu ngay trên vỉa hè để bố nằm. Rồi thì lỉnh kỉnh quần áo, đồ đạc đi viện cũng bị vứt xung quanh ông cụ”.

Ông chủ quán nước thở dài: “Nhìn ông cụ chỉ còn da bọc xương, gắng gượng hút bát phở mà lòng đắng ngắt. Chúng tôi chỉ là hàng xóm sống xung quanh mà còn không cầm được nước mắt khi nhìn ông cụ nằm mê mệt trên vỉa hè. Con cái bất nhân quá”.

Ông kể tiếp: “Trời lúc nắng lúc mưa. Có lúc chỗ ông cụ nằm còn là vũng nước mà chúng nó vẫn mặc kệ. Anh con rể cầm được 2 cái ô ra che mưa cho bố vợ. Còn hai cô con gái chạy vào mái hiên gần đấy đứng trú. Thỉnh thoảng lại chạy ra ngó xem bố còn sống hay không”.

 

(Ảnh: Xa Lộ Tin Tức)

Đến quá 8 giờ tối mà sự việc vẫn chưa được  giải quyết, mặc dầu đã có chính quyền địa phương can thiệp, quá phẫn nộ về hành động ngược đãi cha của con cái của ông Nhân, ông chủ quán nước đã phải gay gắt mắng mỏ: “Không thể chấp nhận được lũ con mất nhân tính đó. Tôi sang nói với anh con rể có đưa cụ về nhà ngay không dân tình ở đây không tha cho các anh. Hàng xóm cũng làm ầm ĩ, ép anh này phải gọi taxi đưa bố về nhà ngay lập tức”. Người con rể của ông cụ gọi đến 5,7 chiếc taxi nhưng không tài xế nào chịu chở
vì sợ mang họa.

Chứng kiến cảnh đau lòng đó, nhiều người dân sống quanh khu vực đã phải phản đối, thậm chí còn to tiếng với các con của ông cụ, cuối cùng các con của ông đành phải đưa ông về nhà người con gái thứ hai.

Ông chủ quán nước kể rằng trong tình cảnh thương tâm đó, ông cụ chỉ im lặng, mắt nhắm chặt mà hai dòng nước mắt cứ ứa ra ràn rụa.

Sự việc đã làm cho những người dân sống quanh đó và người đi đường không khỏi ngỡ ngàng. Không rõ lý do gì các con của ông lại đối xử tệ bạc với cha của họ, nhưng rất nhiều người không dằn được lòng đã phải lên tiếng bất bình.

Được biết khi ông cụ được đưa tới đây, các con của ông, con rể và con dâu của ông đã to tiếng, thậm chí còn “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau. Sau khi hàng xóm can gián, cô con dâu chủ nhà đã khóa cửa lại quyết không cho đưa ông vào nhà. Đứa cháu nội gái của ông 20 tuổi thì lại ngồi giữ cửa. Bà vợ đã ly thân với ông ở trong nhà cũng không ra mặt.

 



Được biết do bất hòa nên từ đã vài chục năm nay, ông cụ và vợ đã sống ly thân với nhau. Hai người con trai phân công nhau trách nhiệm nuôi dưỡng bố mẹ già. Theo thỏa thuận thì người con trai cả nhận nuôi mẹ còn người con trai út nhận nuôi cha. Hiện tại, người con trai cả đã quá cố, người con dâu cả vẫn làm bổn phận phụng dưỡng mẹ chồng. Sự việc không có gì đáng nói nếu không có chuyện hai cô con gái của ông cụ mang cha mình đến đặt nằm trên vỉa hè trước của ngôi nhà của người anh trai và ép chị dâu cho cha vào nhà, nhận thêm trách nhiệm phụng dưỡng cha mình.

Nói tới đây ai cũng có thể đoán được sự việc chẳng qua là vì các con của ông muốn tranh chấp ngôi nhà mà bà chị chồng (vợ của anh mình đã mất), cháu gái (con của anh mình) và mẹ (đã ly thân với cha của minh) đang sở hữu.

Tưởng cũng nên biết, ông cụ có 4 người con, 2 trai và 2 gái. Cả 4 người con của cụ đều được cho ăn học đàng hoàng, đến nơi đến chốn, ai cũng thành đạt và giàu có. Ngoài người con trai cả đã mất, 3 người con còn lại đều thành đạt và hiện đang làm ở các cơ quan nhà nước. Người con gái lớn của ông từng là y tá trưởng ở bệnh viện Mắt Trung ương, chồng là giảng viên trường đại học Thủy Lợi. Hai người con còn lại thì người làm kế toán, người làm bảo hiểm, hiện đã làm tới chức Trưởng phòng trong Công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam. Nói như vậy để thấy bầy con của ông là một lũ có tài mà không có đức. Nhẫn tâm đặt cha đẻ của mình nằm trên vũng nước vỉa hè, phơi mưa, phơi nắng hơn 10 tiếng đồng hồ là một hành động nhẫn tâm, đáng xấu hổ và phải bị lên án nặng nề!

Nói gì thì nói, ai đúng ai sai chưa biết, chỉ việc dùng chính sức khỏe, tính mạng của cha mình ra để hầu mong đạt một mục đích (đen tối) nào đó thì quả thật quá bất nhân, bất nghĩa, vô đạo đức, không thể nào chấp nhận được!

Có loại con nào nỡ đối xử với người đã sinh thành dưỡng dục mình như vậy không!? Bất hiếu! Một lũ con bất hiếu! Chỉ biết nghĩ cho bản thân mình còn cha mẹ già thì bỏ mặc, dám đem ra làm phương tiện trao đổi trong khi ông cụ sức đã già yếu không biết sống được bao lâu nữa. Không biết khi hành hạ cha đẻ của mình như vậy, mấy người con của cụ có thấy
chút ray rứt nào không? Cha đẻ mà còn dám vứt ra đường như vậy thì chuyện gì mà
họ không dám làm!?

Đó là tiếng chuông dóng lên cảnh báo sự suy đồi đạo đức nghiêm trọng đã và đang xảy ra trong xã hội Việt Nam.

Đạo đức ngày nay ở VN như vậy đó sao? Với cha mẹ mình mà còn đối xử tệ bạc như thế thì thử hỏi với xã hội, với tha nhân, người ta sẽ đối xử ra sao nữa? Công việc của họ đang làm, chức vụ của họ đang nắm trong xã hội, chỉ để chuộc lợi cho mình thôi sao?

Trên đường phố VN ngày nay, nhan nhản những cách hành xử vô tình, vô tâm và vô cảm. Chỉ cần lướt qua một vài tờ báo online, lướt qua một vài tin tức trên các trang web trong nước là ai cũng sẽ dễ dàng bắt gặp vô số những tin tức tệ hại về nạn vô cảm. Nó đang hoành hành và lây lan khắp nước.

Nhưng đó chỉ là chuyện giữa người với người, không quen biết nhau. Vô cảm đối với cả người đã sinh thành và dưỡng dục mình là một chuyện ghê gớm, không chấp nhận được và đáng bị nguyền rủa.

So sánh sự khác biệt của xã hội VN xưa và nay, vẫn biết rằng thời nào cũng có sự hiện diện của cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu, tuy nhiên nó khác nhau về mức độ và sự thể hiện ở từng thời điểm. Đúng. Vậy thì căn bịnh vô cảm này do đâu mà có?

Xét về mặt xã hội, xã hội VN bây giờ quá phức tạp, đầy rẫy lọc lừa và tranh ăn.

Xét về mặt đạo đức, xã hội VN hiện tại quá đỗi suy đồi, niềm tin khủng hoảng. Đặc biệt, đó là sự suy đồi về đạo đức, nhân phẩm của những thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là thái độ thờ ơ, vô cảm đối với mọi sự vật, mọi sự việc diễn ra xung quanh. Thái độ này đang dần lan tỏa trong xã hội VN, không chỉ trong giới trẻ mà đã len lỏi vào khắp mọi giới, không chỉ địa phương hay vùng miền nào mà lây lan khắp nước.

Xét về mặt giáo dục, căn bệnh vô cảm này là sản phẩm của một nền giáo dục yếu kém, thất bại. Nền giáo dục của người CS giáo điều với lý thuyết khô khan và nặng nề, không chú trọng đến việc đào tạo  nên “nhân cách” mà chỉ chú trọng đến việc đào tạo ra “nhân lực”. Nó thể hiện qua các chính sách, pháp lệnh cũng như chương trình học nặng nề của nhà nước.
Các môn quan trọng góp phần hình thành nên “nhân cách” con người là Giáo dục công dân từ lâu đã trở thành những môn phụ không đáng quan tâm, thời lượng tiết học vô cùng ít ỏi và nội dung học thì quá nặng nề, giáo điều thì làm sao có thể đào tạo nên những nhân tố tốt được. Sự sai lầm của giáo dục đã kéo theo một thế hệ không hoàn chỉnh, một thế hệ không thể nào miễn nhiễm được với những căn bệnh như vô cảm.

Tựu trung, căn bệnh vô cảm là kết quả của một lối sống chụp giựt, bon chen và tranh giành ngày nay, ngày ngày ăn sâu vào tinh thần văn hóa của xã hội VN khi mà các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần, lòng bao dung nhân ái, tình thương yêu đồng loại, và sự hy sinh đang dần bị thế chỗ bởi chủ nghĩa vật chất và lợi ích cá nhân … làm cho con người không còn cảm giác trước nỗi đau của đồng loại, của người thân.

Người Việt mình xưa nay có truyền thống vô cùng tốt đẹp là “thương người như thể thương thân”, ấy vậy mà ngày nay có những cách sống đang đạp đổ truyền thống tốt đẹp này. Chữ “nghĩa” trong xã hội VN dường như đang dần mất đi nên con người hiện chỉ biết sống vì mình, sống ích kỷ, không còn dám hy sinh và sống không có trách nhiệm với đồng loại. Ngày xưa con người sống trọng “nghĩa, luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh, sẵn
sàng xả thân vì cái thiện, cho gia đình, cho đồng loại và cho đất nước. Vì thế mà ở thời ông cha ta những giá trị căn bản của tình nghĩa gia đình, thầy trò, tình yêu quê hương đất nước luôn được đặt lên cái tôi cá nhân. Bức tranh xã hội đang có sự đảo lộn giá trị, cái ác lên ngôi, trong khi giá trị nhân bản đang bị chìm lấp. Ngày nay, đang có sự thay đổi lớn trong hệ thống giá trị sống của con người. Khi một xã hội, một đất nước mà những người sống trong đó vô cảm, không hợp quần, không tương thân tương trợ lẫn nhau, không giúp đỡ nhau thì tất yếu cái xã hội đó sẽ què quặt, đất nước đó sẽ sụp đổ và bị tiêu hủy.

Nước VN của tôi ngày nay là thế đó. Dân tình của nước VN của tôi ngày nay là thế đó. Đó là kết quả của gần 60 năm xây dựng đất nước xã hội được mang danh là xã hội xã hội chủ nghĩa của những người vô thần, vô trách nhiệm, vô tri và vô giác đã đưa người dân cả nước đến chỗ vô tình, vô tâm và vô cảm ngày nay.

12 tháng 9 năm 2012

Trần Việt Trình

 

Chuyện Tình LÝ QUANG DIỆU

Chuyện Tình LÝ QUANG DIỆU

Thục Minh Câu truyện đẹp như mơ.

Tuyệt vời yêu thương.

Tuyệt vời tình nghĩa.

Thấm thía ân tình chồng vợ.

Gửi những người mến thương.

Gia Đình Nazareth.

 

Nhiều người trên thế giới biết đến ông Lý Quang Diệu như một chính khách, một bộ óc kinh tế lỗi lạc. Nữ văn sĩ, nhà phê bình tiếng tăm của Singapore Catherine Lim từng miêu tả ông
Lý như một người độc đoán, khô cằn. Ít ai biết rằng, hằng đêm ông Lý đến ngồi bên người vợ nằm liệt từ hơn 2 năm qua, kể chuyện và đọc thơ cho bà nghe.

Chỉ có cái chết mới chia lìa lứa đôi

12.5.2008 là một ngày tôi nhớ mãi. Ngày đó, cha con cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu và đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ ra tòa án đối chất với chủ tịch Đảng Dân chủ Singapore đối lập, tiến sĩ Chee Soon Juan, trong vụ kiện xúc phạm danh dự mà cha con ông Lý là nguyên đơn. Đây là một sự kiện cột mốc trong lịch sử Singapore. Cánh phóng viên nước ngoài như tôi thì háo hức lắm, có mặt tại phiên tòa từ sáng sớm. Nhưng đến 6 giờ chiều cha con ông Lý vẫn không đến.

Về sau mới có tin, hôm đó vợ ông Lý, bà Kha Ngọc Chi, bị một loạt cơn đột quỵ gây xuất huyết não. Kể từ đó, bà nằm liệt giường, không nói được, dù vẫn còn tri giác. Tôi đồ rằng sự
biến đó đã khiến cha con ông Lý không đến tòa theo kế hoạch.

Tuổi già nước mắt như sương

Con gái ông Lý, bác sĩ Lý Vỹ Linh trong bài xã luận có tựa đề “My dear Mama” (Người mẹ yêu quý của tôi) đăng trên báo Straits Times hôm 29.8 vừa qua có đoạn viết: “Nhưng tôi không thể làm được gì để giúp mẹ tôi trở lại như trước khi bà bị cơn đột quỵ khủng khiếp quật ngã vào ngày 12.5.2008. Từ đó đến nay, bà vật vã liệt giường. Ba tôi cũng vật vã không kém”. Bà Linh cũng thừa nhận rằng trong đại gia đình họ Lý, cha bà là người đau khổ nhất trước tình cảnh của bà Chi: “Người đau khổ nhất và lặng lẽ chịu đựng mỗi ngày chính là ba tôi”.

Hồi năm 2009, bà Linh cũng viết một bài khác kể rằng, khi mẹ bà lâm cảnh “chân mỏi tay run”, mỗi bữa cơm ông Lý ngồi bên cạnh, nhặt từng hạt cơm bà đánh rơi, bỏ vào chén mình, ăn ngon lành.

Trong cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng 9 năm nay với nhà báo Seth Mydans của tờ New York Times, ông Lý lần đầu tiên kể về tình trạng hiện tại của người vợ nay gần bước sang tuổi 90: “Bà ấy nằm tại nhà và được các y tá chăm sóc. Trước đây, chúng tôi ở chung phòng, nay thì tôi chuyển sang phòng kế bên. Tôi đã quen với âm thanh khò khè và tiếng rên mỗi khi cổ họng bà ấy bị khô và người ta phải bơm chất Biothene vào để hút đàm ra. Bà ấy không thể ngồi dậy, nên thở rất khó khăn. Thỉnh thoảng các y tá đỡ bà ngồi lên, đập đập vào lưng cho bà dễ chịu”. “Thật là đau đớn”, ông Lý buồn bã.

Chọn cho bà một sự ra đi nhẹ nhàng hay cứ tồn tại trong đớn đau là điều dằn vặt ông: “Tôi có thể đuổi hết các y tá đi. Khi đó những người giúp việc không biết cách làm cho bà ấy thở được, khiến bà sưng phổi, và kết thúc mọi đau đớn”. Nhưng, “một bác sỹ nói với tôi: Có thế ông nghĩ rằng ông sẽ thấy nhẹ nhàng hơn khi bà ấy ra đi, nhưng rồi ông sẽ buồn và cảm thấy trống vắng. Vì ít ra, bà vẫn là một con người ở đây, một người mà hằng ngày ông có thể trò chuyện cùng và hiểu được những gì ông nói”.

Ông Lý đồng tình với lời khuyên đó: “Đã 2 năm, rồi tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tổng cộng là 2 năm 4 tháng. Điều đó đã trở thành một phần trong cuộc sống của tôi”. Và ông nói rằng ông chỉ có thể làm những gì tốt nhất cho bà cảm thấy dễ chịu mà thôi, như là tìm những y tá giỏi, biết cách đỡ bà ngồi và xoa bóp cho bà; trang bị giường bệnh viện có túi hơi, để lưng bà không bị lở.

Vẫn đẹp như ngày đầu

Nhưng ông Lý không để nỗi đau vì người phụ nữ mà ông yêu thương nhất quật ngã mình: “Tôi phải làm gì? Tôi không thể ngã quỵ. Cuộc sống phải tiếp diễn. Tôi cố làm cho mình bận rộnsuốt ngày”. Dù ở tuổi 87, ông Lý vẫn giữ chức Bộ trưởng Cố vấn trong nội các với lịch làm việc dày đặc các chuyến công du, đón tiếp chính khách, học giả nước ngoài, nói chuyện trước công chúng Singapore và doanh nhân, chính khách trên thế giới.

Và hằng đêm, ông đến bên giường nói chuyện với bà: “Tôi kể cho bà ấy nghe công việc tôi làm trong ngày và đọc những bài thơ mà bà ấy yêu thích. Bà ấy hiểu và cố thức để nghe tôi”. Kiêu hãnh và Định kiến, Lý trí và Tình cảm của Jane Austen, truyện thơ The Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer, Kim của Rudyard Kipling, thơ Shakespeare… là những tác phẩm và tác giả mà ông Lý chọn trong tủ sách của vợ và đọc cho bà nghe. Thời trẻ, bà Chi học chuyên văn và đặc biệt yêu thích văn chương Anh.

“Thi thoảng trong những khoảnh khắc lặng yên, ký ức những ngày đẹp đẽ mà chúng tôi bên nhau lại trở về”, ông Lý tâm sự với Seth Mydans. “Có phải mỗi khi ông đến thăm bà thì ký ức ngày xưa quay trở lại?”, Seth hỏi. “Ồ không, không phải lúc đó đâu. Con gái tôi vừa tìm được hàng chục bức ảnh cũ và ảnh kỹ thuật số lưu trữ tại tập đoàn báo chí Singapore Press Holdings. Khi tôi nhìn lại chúng, tôi nghĩ tôi may mắn làm sao. Tôi đã có 61 năm hạnh phúc bên bà ấy. Chúng tôi rồi sẽ phải ra đi. Tôi không chắc ai sẽ ra đi trước, bà ấy hay là tôi. Vì vậy tôi nói với bà ấy, rằng tôi đang nhẩm lại lời nguyền lứa đôi của tín đồ Cơ đốc giáo. Tôi nhớ nó thế này: Hãy yêu, gìn giữ và vun đắp, trong đau ốm hay khỏe vui, lúc thuận lợi, khi khó khăn, chỉ có cái chết mới chia lìa chúng ta”.

Thuở ban đầu

Lý Quang Diệu chỉ có một cuộc tình duy nhất, cuộc tình với Kha Ngọc Chi, nữ
sinh con nhà giàu học giỏi nhất trường Đại học Raffles cách đây 2/3 thế kỷ.

Tiểu thơ con gái nhà ai?

Năm 1940, khi Thế chiến thứ 2 đã tràn lan khắp châu Âu, ước mơ sang Anh quốc du học của các học sinh thuộc địa như Lý Quang Diệu tạm gián đoạn. Quang Diệu nhậnhọc bổng  Anderson danh giá nhất trong nước và học luật tại Đại học Raffles. Cuối học kì đầu tiên của năm nhất, Quang Diệu xếp đầu trường về môn toán. “Nhưng tôi bàng hoàng nhận ra rằng tôi không chiếm vị trí số 1 cả môn tiếng Anh lẫn môn kinh tế. Tôi xếp sau một cô tên Kha Ngọc Chi. Tôi thất vọng và cảm thấy khó chịu”, Quang Diệu kể trong Hồi ký Câu chuyện Singapore: 1923 – 1965 xuất bản năm 1998. Quang Diệu thất vọng vì sợ không lấy được học bổng Nữ hoàng để du học ở Anh.

“Tôi đã gặp cô Kha này hồi năm 1939. Khi ấy cô ta là nữ sinh duy nhất ở trường
Trung học Raffles toàn là con trai. Cô ta được hiệu trưởng mời phát phần thưởng
cuối năm cho các học sinh giỏi. Lần đó, tôi nhận được từ tay cô ta 3 quyển sách”,
Quang Diệu viết trong Hồi ký.

Rồi cuộc chiếm đóng của người Nhật ở Singapore ập đến vào đầu năm 1942. Trường
lớp đóng cửa. Ngọc Chi về nhà phụ giúp gia đình. Quang Diệu, con trai cả trong một gia đình có 4 trai 1 gái, đi làm công, rồi lao ra chợ đen kinh doanh để giúp đỡ gia đình. Rượu ngoại, thuốc lá, nữ trang… thứ gì có lời là anh buôn tất. Ở chợ đen, anh gặp Yong Nyuk Lin, một cựu sinh viên ở Đại học Raffles khi đó đang làm việc tại một công ty bảo hiểm quốc tế.

Ngày nọ có một công ty kinh doanh văn phòng phẩm hỏi Quang Diệu tìm nguồn cung
cấp hồ dán. Quang Diệu trao đổi với Nyuk Lin, rồi cả hai mở xưởng sản xuất hồ, một cái đặt ở nhà Quang Diệu, một cái đặt ở nhà Nyuk Lin do vợ và em vợ anh ta trông coi. Em vợ Nyuk Lin chính là cô Kha Ngọc Chi một thời lừng lẫy ở Đại học Raffles!

Chính thương vụ hồ dán mà Quang Diệu gặp lại Ngọc Chi vào lần đầu tiên anh đến
nhà Nyuk Lin ở khu Tiong Bahru trên chiếc xe đạp cà tàng. Lúc đó, Ngọc Chi đang
ngồi nơi mái hiên bên hè nhà. “Khi tôi hỏi Nyuk Lin đâu, cô ta mỉm cười và chỉ chiếc cầu thang ngay góc nhà. Giờ đây, tôi gặp cô ta trong một bối cảnh khác. Cô ta đang ở nhà, ăn mặc thoải mái, tự tay làm việc nhà vì không còn người giúp việc nữa”, Quang Diệu kể. Tình cảm đầu đời giữa họ đã nảy sinh từ đó.

“Tháng 9.1944, chúng tôi đã trở nên đủ gần gũi để tôi mời Nyuk Lin, vợ anh ta và Ngọc Chi (từ nay tôi gọi là Chi thôi) đi dự sinh nhật thứ 21 của tôi tại một nhà hàng Tàu ở khu
Great World. Đó là lần đầu tiên tôi mời nàng ra ngoài”, Quang Diệu kể. Vào thời đó ở Singapore, một cô gái chấp nhận ra ngoài cùng một chàng trai, dẫu là có anh chị của cô đi cùng, thì điều đó không thể không mang một thông điệp nhất định!

Môn đăng hộ đối

Cuối năm 1945, cuộc chiếm đóng của người Nhật đã chấm dứt, Ngọc Chi đi làm thủ thư ở Thư viện Raffles. Ngày ngày, Quang Diệu cuốc bộ đưa cô về nhà. Có lần, anh chở Chi về bằng xe gắn máy của mình, khiến mẹ cô nổi giận. Gia đình cô vốn giàu có, cha làm ngân hàng, ở nhà biệt thự và có xe hơi đưa rước đến trường hằng ngày. Vì thế, ngồi sau xe gắn máy của một người đàn ông là điều không thể chấp nhận đối với một tiểu thư như cô. “Thiên hạ sẽ nghĩ sao? Ai mà dám lấy con chứ!”, mẹ cô đay nghiến.

Đêm Giao thừa năm 1946, Quang Diệu thổ lộ với Ngọc Chi rằng anh không có ý định quay lại Đại học Raffles để hoàn thành chương trình cử nhân luật của mình mà sẽ đi Anh du học, và hỏi cô có thể chờ đợi anh quay lại sau 3 năm. “Chi hỏi tôi có biết Chi lớn hơn tôi hai tuổi rưỡi. Tôi nói rằng tôi biết và đã cân nhắc kỹ điều này. Rằng tôi đã đủ chín chắn. Hơn nữa tôi muốn làm bạn với một người bằng vai phải lứa và khó lòng tìm được một người khác có cùng hoài bão với tôi như  Chi. Chi nói sẽ chờ đợi tôi”, Quang Diệu viết trong Hồi ký. Nhưng họ quyết định không nói với cha mẹ hai bên, bởi “quá khó để các bậc cha mẹ đồng ý một sự hứa hẹn dài đăng đẳng như vậy”.

Khi biết con có ý định du học, mẹ Quang Diệu muốn anh hứa hôn với một cô gái gốc Hoa, để chắc rằng sau khi học xong và về nước, anh không dẫn theo một cô mắt xanh tóc vàng. Đã có nhiều sinh viên đi du học, lấy vợ Anh, khi về nước thì ly hôn hoặc phải chuyển về Anh sống vì cô vợ không thích nghi được với văn hóa xứ thuộc địa. Vì thế, mẹ anh đã lần lượt dẫn về ra mắt anh 3 cô gái gốc Hoa, dung nhan tươi thắm, gia đình tử tế, khá giả. “Nhưng tôi chẳng có chút rung động nào. Tôi thấy hạnh phúc với Chi”, Quang Diệu kể.

Và để mẹ đỡ lo, Quang Diệu quyết định thổ lộ với mẹ về Ngọc Chi. Gia đình Chi và gia đình Quang Diệu có nhiều nét tương đồng: cha họ đều là người Hoa sinh ra trên đảo Java của Indonesia; mẹ họ cũng là những người gốc Hoa sinh ra quanh eo biển Singapore. Từng gặp Ngọc Chi trong thương vụ hồ dán và từng nghe chuyện cô nữ sinh đứng đầu Đại học Raffles, mẹ Quang Diệu ưng bụng lắm. “Cử chỉ của bà đối với Chi chuyển sang hướng thân thiện trong tâm thế một mẹ chồng tương lai”, Quang Diệu ghi nhận.

Đám cưới bí mật ở Anh quốc

Giáng sinh năm 1947, Lý Quang Diệu và Kha Ngọc Chi bí mật kết hôn tại thị trấn
Stratford-on-Avon, quê hương đại văn hào William Shakespeare, khi cả hai đang
là du học sinh.

Mấy núi cũng trèo

Hồi ký Câu chuyện Singapore: 1923-1965 kể rằng: Đúng vào sinh nhật thứ 23 của mình, ngày 16.9.1946, Quang Diệu bước lên con tàu Britannic, rời Singapore sang Anh du học. Ngọc Chi đứng trên bến cảng, nước mắt chảy dài, vẫy tay tạm biệt người yêu. Chàng trai Quang Diệu cũng không cầm được nước mắt. Họ chẳng biết bao giờ mới được gặp lại nhau. Vài tháng trước đó, họ đã quấn quýt bên nhau thật nhiều. Họ đã có những bức ảnh chung do một người em họ chụp giùm, để làm kỷ niệm khi xa nhau.

Quang Diệu đi du học bằng chính tiền dành dụm và nữ trang của mẹ, cùng với tiền tự kiếm được nhờ kinh doanh ngoài chợ đen. Nếu không có cuộc chiếm đóng kéo dài gần 4 năm của người Nhật trên đảo sư tử, cả Quang Diệu và Ngọc Chi đã có thể liên tục chương trình cử nhân luật của họ ở Đại học Raffles, và giành những suất học bổng danh giá của Nữ Hoàng để sang Anh học. Giờ đây, Quang Diệu đi du học tự túc vì không muốn mất thêm thời gian chờ đợi ở Đại học Raffles nữa, thì Ngọc Chi cũng quyết tâm trở lại trường học tiếp và sẽ giành lấy học bổng để sang Anh cùng người yêu.

Cuối tháng 7.1947, một cú điện báo từ Singapore cho biết Ngọc Chi đã dành được học bổng của Nữ hoàng. Quang Diệu vui mừng khôn xiết trước viễn cảnh cùng người yêu ở ambridge. Nhưng lúc ấy đã quá muộn để Ngọc Chi có thể tìm được trường vì đầu tháng 10 năm học
mới đã bắt đầu. Thay vì chấp nhận chờ một năm nữa, Quang Diệu vắt giò lên cổ chạy khắp Đại học Cambridge nhờ vả. Vì tài thuyết phục và lòng nhiệt thành của Quang Diệu, cộng với thành tích học tập sáng chói của Ngọc Chi từ thập niên 1930 mà Hội đồng khảo thí Anh quốc còn lưu giữ, hiệu trưởng trường Girton đã chấp nhận dành cho Ngọc Chi chiếc ghế dự phòng cho những trường hợp đặc biệt ở khoa luật.

Trong vòng một tháng, Ngọc Chi đã thu xếp xong và theo tàu chở binh lính Anh rời Singapore vào cuối tháng 8. Đầu tháng 10, Ngọc Chi đến Liverpool, Quang Diệu đã chờ sẵn ở bến cảng tự bao giờ. Họ lên xe lửa về London, chơi ở đó 5 ngày, rồi xuôi về Cambridge.

Vượt qua lễ giáo

Có Ngọc Chi, hạnh phúc cũng đi kèm với rắc rối. Chi học trường Girton phía bắc thành phố Cambridge. Quang Diệu học trường Fitzwilliam và được phân cho một căn phòng ở phía nam thành phố. Nỗ lực tìm một căn phòng gần chỗ người yêu không thành, Quang Diệu phản ánh lên giám thị nhà trường, vốn là người đã hết lòng giúp trong việc xin được một chỗ học cho Ngọc Chi. Dù vậy, không những bị nghi ngờ về tinh thần “xả thân” cho người yêu, Quang Diệu còn “được” vị giám thị nhắc nhở rằng trường Girton sẽ không ủng hộ chuyện sinh viên nhận học bổng kết hôn ngay khi đang học.

Thế nhưng Quang Diệu và Ngọc Chi vẫn quyết tâm kết hôn vào tháng 12 năm ấy. “Chúng tôi quyết định lặng lẽ kết hôn vào dịp nghỉ lễ Giáng sinh, và giữ điều đó bí mật. Ba mẹ Ngọc Chi sẽ vô cùng thất vọng nếu chúng tôi xin phép họ. Trường Girton có thể sẽ phản đối như lời khuyến cáo của ngài giám thị. Hội đồng quản trị học bổng Nữ Hoàng có thể sẽ gây khó khăn”, Quang Diệu viết trong Hồi ký.

Một người bạn đã chỉ cho họ một khách sạn nhỏ ở Stratford-on-Avon để họ nghỉ lễ và tham quan nhà hát Shakespeare. Tại đó, họ đã bí mật kết hôn sau khi thông báo cho nhân viên hộ tịch địa phương. “Trên đường từ Cambridge đến Stratford-on-Avon, chúng tôi ghé London, tôi mua cho Chi một chiếc nhẫn bạch kim ở phố Regent. Sau 2 tuần ở Stratford-on-Avon, chúng tôi trở về Cambrigde, Chi tháo nhẫn ở ngón tay và treo vào sợi dây chuyền đeo ở cổ”, Quang Diệu kể.

Mặc dù đã cưới nhau, hai người vẫn “ai ở nhà nấy”, vẫn học hành chăm chỉ và “có hệ thống”. “Vào cuối tuần và một vài buổi tối khác, tôi đạp xe lên trường Girton. Ngọc Chi nấu cho
tôi những món ăn Singapore bằng cái bếp gas ở đầu hè”, Quang Diệu viết. Và họ mời những người bạn Singapore đoạt học bổng Nữ hoàng đến ăn chung. Phần thịt tiêu chuẩn cả tuần của Quang Diệu sẽ được nấu thành cà ri, hoặc Ngọc Chi sẽ làm món phở xào truyền thống với những nguyên liệu “không giống ai”: mì spaghetti sợi mảnh thay cho sợi phở, thịt gà thay vì thịt heo, ớt ngọt thay cho ớt hiểm…

Họ tiếp tục như thế cho đến kì thi cuối cùng vào tháng 5.1949. Khi kết quả được thông báo vào tháng 6, Quang Diệu xếp hạng nhất, đoạt được ngôi sao danh dự duy nhất cho những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của khóa học. Ngọc Chi cũng đạt hạng nhất. Họ gọi điện về Singapore báo cáo thành tích học tập cho gia đình, nhưng chuyện kết hôn thì vẫn giấu biệt.

Trong một cuộc đối thoại với các doanh nhân năm 2009, ông Lý kể rằng đó là cuộc điện thoại duy nhất mà ông gọi về Singapore trong suốt mấy năm ở Anh, tốn 5 bảng Anh, giá trị bằng 100 bảng bây giờ.

Đẹp duyên cưỡi rồng

Khi ông Lý Quang Diệu chọn con đường chính trị và trở thành người đứng đầu đất
nước, bà Kha Ngọc Chi trở thành một nội tướng thâm hậu.

Tháng 8.1950, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện hành nghề luật sư tại trường Middle Temple, Quang Diệu và Ngọc Chi trở về nước trước sự cổ vũ của báo chí. Tìm việc làm xong, Quang Diệu đến nhà Ngọc Chi xin phép làm đám cưới. Cha Ngọc Chi đùng đùng nổi giận. Ông chờ đợi thân phụ của Quang Diệu đến ngỏ lời xin phép chứ không phải là một cậu thanh niên 27 tuổi. Nhưng cuối cùng, đám cưới chính thức của họ cũng diễn ra tốt đẹp tại khách sạn Raffles vào ngày 30.9.1950. Ngọc Chi về làm dâu nhà họ Lý ở số 38 phố Oxley. Hai vợ chồng cùng đi làm cho công ty luật Laycock & Ong.

Ngày 10.2.1952, đứa con đầu lòng của họ ra đời. Lý Quang Diệu tham vấn một chuyên gia phiên dịch tại Tòa án tối cao Singapore để tìm cái tên hay nhất cho con. Vị chuyên gia phán rằng đứa bé ra đời vào ngày mầu nhiệm nhất trong năm theo lịch Trung Hoa – ngày thứ 15 của nguyệt kỳ đầu tiên trong năm con rồng. “Vì thế chúng tôi quyết định đặt tên con là Hiển Long, tức con rồng vinh hiển. Thằng bé rất dài, trông gầy guộc nhưng nặng hơn 8 cân Anh. Nó đem lại cho chúng tôi niềm hạnh phúc vô biên”, ông Lý viết trong Hồi ký.

Sau đó, họ sinh thêm con gái Vỹ Linh (1955) và con trai út Hiển Dương (1957). Cả 3 đều học rất giỏi và thành đạt. Hiển Long nay là đương kim thủ tướng Singapore, Vỹ Linh là bác sỹ thần kinh nhi khoa nổi tiếng, còn Hiển Dương là một doanh nhân giỏi.

Tháng 9.1955, Lý Quang Diệu cùng vợ và em trai kế Lý Kim Diệu thành lập công ty luật Lee & Lee do ông đứng đầu. Trước đó, cuối năm 1954, ông cùng các cựu du học sinh tại Anh quốc thành lập Đảng Hành động Nhân dân (PAP), ra tranh cử nghị viên và chính thức bước vào con đường chính trị mà ông đã có tham vọng khi còn rất trẻ. Tháng 6.1959, ông thắng cử và trở thành thủ tướng Singapore, trao quyền điều hành công ty luật Lee & Lee lại cho vợ và em trai. Hơn 6 thập niên qua, Lee & Lee không ngừng lớn mạnh và là một công ty tầm cỡ ở Singapore hiện nay.

Nội tướng

Trong chương áp cuối với chủ đề “Gia đình tôi” của tập hồi ký thứ hai Từ Thế giới thứ ba lên Thế giới thứ nhất – Câu chuyện Singapore: 1965-2000 xuất bản năm 2000, ông Lý viết: “Những người (Không dùng từ này) khiến tôi có ấn tượng bởi sự quan trọng mà họ đặt vào người phụ nữ sẽ gắn bó với một cán bộ triển vọng. Họ biết người vợ có ảnh hưởng lớn như thế nào đến sự dấn thân vì lý tưởng của người chồng… Tôi thật sự may mắn. Chi chưa bao giờ nghi ngờ hay do dự về lý tưởng chiến đấu của tôi, bất chấp kết cục thế nào”.

Với ông Lý, bà Chi là chỗ dựa của gia đình: “Bởi tôi biết Chi có công việc của một luật sư, và nếu cần bà ấy có thể tự lo cho mình và các con, nên tôi không phải lo lắng về tương lai của bọn trẻ”. Điều đó giúp ông toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp chính trị của bản thân và tương lai của đất nước. Với các con, bà Kha là một người mẹ mẫu mực, tuyệt vời. Thủ tướng Lý Hiển Long từng kể trong nhiều cuộc nói chuyện trước công chúng: “Khi chúng tôi còn nhỏ, mẹ tôi là một luật sư bận rộn. Nhưng thay vì ăn trưa với khách hàng, hôm nào bà cũng về nhà ăn cơm với chúng tôi, chăm sóc và bảo ban anh em tôi chu đáo”.

Trong sự nghiệp chính trị của mình, ông Lý thừa nhận bà Kha là “một tòa tháp sức mạnh”. Suốt 31 năm ông làm thủ tướng (1959 – 1990), bà lặng lẽ làm người hỗ trợ đắc lực trong quan hệ đối nội lẫn đối ngoại của ông: “Bà ấy giúp tôi hàng đống công việc, giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian, như sửa bản thảo các bài diễn văn mà tôi sắp phát biểu, sửa đề cương tôi sẽ trình trước Quốc hội hoặc trả lời phỏng vấn. Bà ấy quen thuộc với ngôn ngữ của tôi nên dễ dàng đoán ra từ ngữ tôi dùng mà các nhân viên tốc ký của tôi không thể lần ra được”.

Trong các chuyến công cán cùng chồng, bà Chi tiếp xúc với phu nhân của các chính khách mà ông Lý gặp gỡ. Sau đó, bà đưa ra nhận định khá chính xác về vị chính khách thông qua cách hành xử và giao tiếp của vợ ông ta. “Bà ấy có một trực giác rất tinh anh khi đánh giá một con người. Trong khi tôi đưa kết luận dựa trên phân tích và lý lẽ, thì bà ấy lại dựa vào cảm giác mà bà cảm nhận được đằng sau nụ cười, những lời nói thân tình, nét mặt, và ngôn ngữ cơ thể của người đối diện”, ông Lý viết.

Trong những lần thăm Trung Quốc, sau một ngày làm việc bận rộn, ông bà trở về phòng khách sạn và đem những cuốn băng ghi âm các cuộc tiếp xúc ra nghe lại. Khi đó, bà Kha giảng giải cho chồng hàm ý trong từng từ ngữ, từng cử chỉ mà các lãnh đạo Trung Quốc thể hiện, bởi bà rất giỏi tiếng Hoa và hiểu sâu sắc văn hóa Trung Quốc.

Ông Lý cũng tiết lộ rằng, khi ông đàm phán để sát nhập Singapore với Malaysia vào năm 1962, bà Kha đã dự cảm được một kết cục không như mong muốn, nhưng ông không nghe theo. Thực tế đã chứng minh bà đúng: Sau 2 năm nhập chung, ngày 9.8.1965, Singapore buộc phải tách khỏi Malaysia…

Bóng tà

Tôi gặp bà Kha Ngọc Chi lần duy nhất vào ngày 11.1.2008 tại Trung tâm hội nghị Suntec. Ở tuổi 87 và từng trải qua bao cơn bạo bệnh, bà vẫn theo chồng đến dự buổi đối thoại về tuổi già. Khi đó bà đã yếu rồi, bước đi phải có người dìu đỡ. Ông Lý cũng yếu, dù không cần người dìu, nhưng mỗi bước ông đi, 2-3 cận vệ luôn kèm sát. Ngồi ở hàng ghế cử tọa, bà nhìn ông ở trên sân khấu và móm mém cười mỗi khi ông nhắc đến chuyện nhà. Đó có lẽ là lần cuối cùng bà xuất hiện trước công chúng, trước khi ngã bệnh liệt giường sau đó đúng 4 tháng.

Trong cuộc đối thoại ngày 11.1.2008, ông Lý nói rằng: “Mẹ tôi mất ở tuổi 74 vì đột quỵ. Ba tôi mất ở tuổi 94. Vì vậy, tôi tính toán mình có thể ra đi trong khoảng 74 đến 94 tuổi.
Nhưng tôi đã nhỡ mất cái hạn 74 rồi! Hạn tiếp theo sẽ là 87, ba tôi ngã bệnh ở tuổi đó”. Ông Lý vừa bước sang tuổi 87 được nửa tháng.

Lý Quang Diệu – Kha Ngọc Chi rồi sẽ ra đi, nhưng câu chuyện tình đẹp đẽ của họ sẽ mãi mãi được ghi nhớ.

Biệt ly

Tôi viết xong và gửi về Việt Nam loạt bài 4 kỳ này vào sáng thứ Bảy 2.10.2010.
Chiều đó, bà Kha Ngọc Chi đã vĩnh viễn ra đi.

29.9, ngay trước kỷ niệm 60 năm ngày cưới chính thức, ông Lý phải nhập viện vì bị viêm phổi.

5 giờ 40 phút chiều 2.10, bà Kha Ngọc Chi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng tại nhà bên cạnh con gái Vỹ Linh. Lúc đó, ông Lý Quang Diệu vẫn nằm trong bệnh viện; con trai út Hiển Dương đến thăm mẹ buổi sáng và đã ra về; con trai cả, Thủ tướng Lý Hiển Long, vừa đến thành phố Antwerp, Vương quốc Bỉ, để dự Hội nghị Á-Âu (ASEM8). Thủ tướng Lý đã bay về nước ngay trong đêm.

Khoảng 15,000 người đã đến viếng linh cữu bà Kha quàn tại biệt thự Sri Temasek – vốn dành cho gia đình thủ tướng nhưng không ai ở – nằm ngay trong dinh thự Istana trong hai ngày 4-5.10.

Đêm 4.10, sau khi khách đã ra về hết, ông Lý bước từng bước chậm chạp đến bên bà. Gần như bất động, ông đứng nhìn vào bức ảnh đặt ở chân quan tài trong vòng chừng 1 phút, rồi quay đi. Trông ông yếu hơn hẳn hôm 1.10 khi tiếp Tổng giám đốc Hiệp hội hàng không quốc tế Giovanni Bisignani ngay tại Bệnh viện đa khoa Singapore. Người ta đang lo lắng cho sức khỏe của ông Lý sau sự mất mát này.

Chiều 6.10, linh cữu bà Kha Ngọc Chi được đưa về nhà hỏa táng Mandai bằng quân xa dành cho lãnh đạo cao cấp, dù đám tang bà không được theo chế độ quốc tang. Ông Lý Quang Diệu, 3 người con, con gái đầu của Lý Hiển Long – Lý Tú Kỳ, con trai trưởng của Lý Hiển Dương – Lý Sinh Vũ lần lượt đọc điếu văn ngợi ca và tiễn biệt người vợ, người mẹ, người bà của họ.

Ông Lý kết thúc điếu văn bằng một câu mà không ai cầm được nước mắt: “Tôi thấy an ủi rằng bà ấy đã sống một cuộc đời 89 năm đầy ý nghĩa. Nhưng trong giây phút biệt ly cuối cùng này, trái tim tôi nặng trĩu buồn đau”.

Người ta không thấy nước mắt ở người đàn ông 87 tuổi này.

Trước khi nắp quan tài được đóng lại để đưa lên giàn hỏa táng, ông Lý nhoài người đặt lên ngực vợ một bông hồng đỏ, và bước thêm mấy bước đến gần hơn, tay trái bấu vào thành quan tài, tay phải đặt lên môi, rồi rướn người đặt các đầu ngón tay lên trán bà. Ông lặp lại nụ hôn biểu tượng đó thêm một lần nữa rồi khó nhọc đứng thẳng dậy, quay người đi.

Nguồn:

Michelle Phạm sưu tầm
Sơn Đỗ gởi