LÀM GIÀU CHỈ VỚI…MỘT XU

LÀM GIÀU CH VI…MT XU

PM. Cao Huy Hoàng

Tất cả là phù vân.

Sách Giảng Viên mời gọi mỗi chúng ta có cái nhìn chính xác về những thực tại trần thế, tất cả là phù vân. Cuộc sống con người chóng vánh, ngắn ngủi. Cả đất trời kia uy hùng lộng lẫy cũng có năm, có tuổi, có thời hạn, huống chi thân xác con người, nhà cửa, bạc tiền, danh vọng lại vô hạn, lại tồn tại mãi được sao? Vậy mà của phù vân có sức mạnh kinh khủng đến độ con người ta phải làm nô lệ cho nó cho tới chết.

Nhớ năm 1996, tôi đưa cha Phanxico đi xức dầu cho cụ già Tư. Đến nơi, Cụ đang nằm trên giường. Cha giải tội cho cụ. Cụ nghiêng qua xưng tội. Dưới lưng cụ có mấy tờ bạc  500, 1000, 2000 đồng. Giải tội xong, cha cười, hỏi: “Sao lại để tiền dưới lưng nhiều thế?”. Ông thản nhiên trả lời: “Cho nó ấm người cha ạ”.

Vâng, biết là phù vân, mà vẫn cứ để lòng lao xao, để bị cuốn hút đến lao đao đeo đuổi cả một đời không dứt. Nhất là, loại phù vân mang tên tình yêu không đích thực, loại tình yêu làm cho con người ta thỏa mãn cái tính dục trong con người thì càng có sức cuốn hút hơn. Tình yêu phù vân đích thực ấy lại có sức điều hành cả kẻ dốt nát quê mùa lẫn người trí thức, người có chức có quyền, có danh vọng địa vị, và đôi khi làm chao đảo cả những con người từng thưa lời tận hiến.

Cảnh phù vân, của phù vân, tình phù vân nào cũng làm cho người ta tưởng như là hạnh phúc. Và khi một thực tế trả lời về sự dại dột của mình thì mới sáng mắt ra nổi. Thực tế ấy là một thất bại trắng tay tiền của, trắng tay quyền lực, trắng tay danh vọng, người tình bắt cá hai ba tay…Nhưng rồi lòng tham vô đáy cứ còn xúi giục con người ta trở lại con đường cũ. Ngay cả cái thực tế phủ phàng nhất là tuổi già và sự chết cũng không lay chuyển được lòng tham thế sự phù vân. Phù vân mà kinh khủng thật!

Hãy tìm kiếm những gì thuộc về thượng giới

Tìm cho được một người thoát ra được vòng giam hãm trong cái ngục thất tham lam sự đời thật không dễ chút nào. Sự đời là phù vân nhưng muôn màu muôn vẻ cuốn hút hấp dẫn. Kẻ luôn khát tình, người luôn khát dục, kẻ khát tiền bạc, nhà cửa, người khát danh vọng, tên tuổi, kẻ khát quyền lực, khát thống trị, người khát an thân, ích kỷ…  Tất cả khát khao ấy dẫn con người ta tới chỗ ra công tìm kiếm cho bằng được bất chấp mọi khó khăn, bất chấp mọi thủ đoạn. Tưởng như là hạnh phúc.

Thư Thánh Phao-lô gửi Colose, Cl 3,1-5.9-11: (1) Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. (2) Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới.

Khi nói: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô”, cách nào đó, Thánh Phao-lô đã xác nhận kiếp người phù vân, nhưng sẽ không còn phù vân nữa vì đã được Chúa Giê-su Ki-tô cứu khỏi cái chết muôn đời. Vì đã được cứu, thánh Phao-lô dạy chúng ta hãytìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa”.

Tìm ở đâu ra những gì thuộc về thượng giới, nếu không tìm nơi chính Đức Giê-su, người từ thượng giới mà xuống, người đã đền tội cho nhân loại vì một lẽ công bằng mạng thế mạng. Sự chết của Adam đổi sự chết của Ngài, để sự sống của Ngài đổi lấy sự sống cho nhân loại. Chỉ có tình yêu thương mới thôi thúc Ngài thực thi lẽ công bằng với Thiên Chúa Cha vậy.

Có câu chuyện cô M bán bún thịt nướng kể rằng: có một lần cô thối tiền cho một người lộn tờ 500.000, vì cũng xanh giống tờ 20.000. Người mua hàng là khách lạ. Chỉ nhớ là cậu trai chừng 30 tuổi, thấp nhỏ, da ngăm đen khắc khổ. Hai tuần sau, cô em của cô M gặp hai vợ chồng cậu ấy đi chợ, chỉ cho cô M . Cô M thử hỏi “Có lần ghé nhà chị mua bún thịt nướng mang về phải không em?” Cậu ấy trả lời “có”. “Hình như chị thối lộn tiền cho em không?” Vợ cậu ấy trả lời ngay: “Của chị hả, hôm ấy ảnh đi mua mấy thứ linh tinh hai ba nơi về dư ra tờ tiền 500 ngàn mà không biết của ai. Em lo quá, nay biết của chị rồi. Em sẽ trả chị”. Hai ngày sau cô vợ ấy đến trả cho cô M 500 ngàn, toàn tiền lẻ. “Chị thông cảm, tiền em bán nước cho học sinh”. Cô M nhận tiền và biếu lại cô ấy 100 ngàn. Nhưng cô ấy không nhận.

Hóa ra những gì thuộc về thượng giới không ở đâu xa, ở ngay trong lương tâm công chính thật thà, trong đời sống công bằng, phải lẽ, ở ngay trong tình thương của người dành cho người, nhất là người cùng khốn.

Thuộc về thượng giới là không còn lòng tham lam của cải ở đời, nhưng có lòng khát khao những điều thiện hảo, không tham lam những gì chóng vánh tiêu tan, nhưng khát khao những gì là bền vững, vĩnh cửu.

Điều vĩnh cửu ấy Chúa Giê-su gọi là “làm giàu trước mặt Thiên Chúa”.

Làm giàu trước mặt Thiên Chúa

Dụ ngôn phú hộ Chúa Giê-su đưa ra mời gọi chúng ta đừng quá lệ thuộc vào của cải, danh vọng, xác thịt, vật chất phù vân, nhưng hãy thuộc về Thiên Chúa ngay trong khi còn sống trên thế gian này. Thuộc về Thiên Chúa là thực thi những gì Chúa Giê-su Con Thiên Chúa đã dạy: khiêm nhượng, hiền lành, khó nghèo, yêu thương tha nhân, nhân hậu, tha thứ, chạnh lòng thương, sẻ chia cơm áo, cho đi chút nước lã cầm hơi… tất cả vì Chúa Giê-su Ki-tô đang hiện thân nơi mỗi anh em đồng loại.

Làm giàu trước mặt Thiên Chúa không cho phép tham lam tích trữ của cải phù vân, không cho phép hưởng thụ của cải đời này cách quá đáng mà quên cõi đời sau, nhưng ngược lại, làm giàu trước mặt Thiên Chúa là ra công xây dựng tình bác ái huynh đệ, xây dựng cuộc sống tràn tin yêu hy vọng vào một ngày hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa trong Nước của Người.

Xin mượn mấy câu thơ trong bài thơ Một Xu của Hương Nam (Thi Ca cầu Nguyện số 126) để kết đôi dòng suy tư hèn mọn:

Tay con nắm cả phù vân

Hóa ra một mớ bụi trần bay bay

Có gì nắm được trong tay

Nếu không nắm lấy chính Ngài, Giê-su

Kho tàng châu báu thiên thu

Mỗi ngày bỏ ống một xu hiền lành

Một xu tin tưởng chân thành

Một xu bác ái để dành muôn sau

……

Một xu yêu mến Giê-su

Sống theo lời dạy thiên thu an bình

Một xu bác ái chân tình

Yêu thương, giúp đỡ, hy sinh cho người

…….

PM. Cao Huy Hoàng, 02-8-2013

Đầu Tư Trên Nước Trời

Đầu Tư Trên Nước Trời

Tác giả: Thanh An

Những năm gần đây, tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng là nhan nhản các hình thức bảo hiểm: bảo hiểm nhà cửa, ô tô, xe máy, bảo hiểm y tế sức khỏe, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm nhân thọ…Các hình thức quảng cáo, tư vấn, khuyến cáo và đôi khi còn là một chính sách bắt buộc, đã được tận dụng triệt để hòng lôi kéo sự chú ý, đồng thời cũng đánh vào tâm lý của con người là những người đang tìm kiếm một sự bảo đảm, một sự an toàn cho cuộc sống.

Hơn nữa, nhiều người trong chúng ta cũng đang dấn mình vào một hình thức đầu tư, tái đầu tư nào đó, chẳng hạn đầu tư nhà đất, đầu tư chứng khoán, đầu tư vàng và ngoại tệ, v..v…

Các cách đầu tư, các hình thức bảo hiểm cho thấy phần nào đó khát vọng của con người nói chung. Khát vọng có một đời sống khấm khá hơn, đầy đủ hơn và có thể nói là người giàu thì càng muốn giàu hơn, người nghèo thì mong muốn mình có đầy đủ vật chất tiêu dùng. Nói chung là ai cũng thích đầu tư, tích trữ vì sự an toàn cách nào đó cho cuộc sống hiện tại và tương lai.

Vâng, sẽ khó mà nói rằng một con người làm ăn chân chính và mỗi ngày khấm khá giàu có hơn là một người ngốc. Hẳn người ấy ít cũng phải là một người khôn ngoan, lanh lợi, tháo vát và nhất là biết chớp thời cơ. Bài Tin Mừng hôm nay không đề cập đến nguyên do tại sao tài sản của ông phú hộ ấy lại tăng trưởng cách chóng mặt như thế nhưng rõ ràng ông đã tính toán khôn ngoan khi đập bỏ các kho lẫm nhỏ để xây cất những cái lớn hơn hầu có thể tích trữ tất cả những gì ông ấy có được. Nếu ông phú hộ ấy sống trong thế giới chúng ta đang sống ngày hôm nay thì ắt hẳn ông sẽ là một chuyên gia về đầu cơ tích trữ, ông sẽ được các công ty mời chào, săn đón về làm việc hoặc làm cố vấn cho họ. Khôn ngoan, giỏi giang quá chừng!

Ấy vậy mà người phú hộ trong bài Tin Mừng lại bị gọi là “Đồ ngốc”. Tại sao thế? Nếu không có một biến cố xảy ra cho ông ta đêm ấy khi mạng sống ông ta bị đòi lại, bị lấy mất đi không trong sự tính toán của ông thì hẳn ông đã là người khôn ngoan thật. Nếu không có Nước Thiên Chúa là một thực tại hằng hữu đặt đối lập với thế giới vật chất chóng qua thì hẳn ông đã là người khôn ngoan. Nếu như ông phú hộ đã đặt kế hoạch của mình trong kế đồ của Thiên Chúa thì hẳn ông đã là người khôn ngoan. Nếu không có sự so sánh, đặt cận kề nhau giữa thu tích của cải vật chất và sự làm giàu trước mặt Thiên Chúa thì hẳn ông đã được gọi là người khôn ngoan. Điều này làm cho chúng ta nhớ đến câu chuyện ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó. Mặc cho sự làm giàu là ngay chính hay bất chính thì việc phớt lờ một người nghèo nằm ngay cửa nhà mình cũng đã là sự thiếu đầu tư hay chưa biết tận dụng cơ hội làm giàu trước mặt Thiên Chúa bởi thiếu vắng tình liên đới, cảm thông và chia sẻ.

Bởi thế, lời lẽ của Cohelet trong sách châm ngôn mới thật đáng để ta suy nghĩ: “phù vân, quả là phù vân, tất cả chỉ là phù vân”. Và nếu như chúng ta nhìn lại châm ngôn sống của thánh tiến sĩ Hội Thánh Anphongsô mà chúng ta mới mừng kính một vài ngày qua thì thật là xác đáng và đáng phải bận tâm suy ngẫm. Thánh nhân nói rằng: ai cầu nguyện thì được cứu rỗi, ai không cầu nguyện thì phải hư mất đời đời. Chuyện được cứu rỗi, được đón nhận Nước Thiên Chúa, đón nhận sự sống đời đời không hệ tại bởi việc tích lũy các của cải vật chất thế gian nhưng là sự đầu tư vào các mối dây tương giao với Thiên Chúa, những bận tâm về Nước Thiên Chúa và tương quan liên đới với anh chị em mình.

Cách đây hơn một tháng, nhân tiện gọi điện báo tin cho một người bạn để nếu như anh có thể sắp xếp công việc thì tham dự thánh lễ phong chức và thêm lời cầu nguyện. Sau một hồi nói chuyện, anh cũng thật tình hỏi rằng:

Tớ muốn tặng cho cậu một món quà, vậy cậu thích gì?

Nếu cậu có thể sắp xếp công việc, tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho tớ, thế là đủ rồi.

Thôi, biết rồi ông thầy ạ!

Cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện… Lúc nào cũng cầu nguyện, nhưng dù là thầy cũng cần “sống thực tế” hơn một chút chứ.

Vậy sống thực tế là sống thế nào? Thực tế mang chiều kích nào? Thực tế có phải là phải luôn luôn thông qua ngũ quan?

Vâng, đó là giới hạn lớn nhất của phận người. Dường như ai cũng cần đến một thực tại, cần một cái gì đó thực tế, rõ ràng, minh bạch và nhất là có thể đụng chạm, sờ mó, nắm bắt, trao đổi qua lại. Và dường như đó mới là đảm bảo, là sự an toàn bên cạnh sự an toàn vĩnh cửu của những thực tại thiêng liêng không thể nắm bắt bằng ngũ quan.

Quả thế, một mặt chúng ta không thể coi thường hay hạ thấp giá trị vật chất mà chính Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta, mặt khác chúng ta cũng được mời gọi để đừng đánh mất các giá trị thiêng liêng Nước Trời và những đòi hỏi của Nước Thiên Chúa. Thánh Phaolô trong thư thứ hai gởi tín hữu Côlôsê đã khuyên nhủ: “nếu anh em đã sống lại với Ðức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Ðức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Ðức Kitô trong Thiên Chúa”.

Quả thế, Tin Mừng theo thánh Luca cho chúng ta thấy rằng chọn lựa Nước Thiên Chúa và làm giàu trước mặt Ngài phải là ưu tiên hàng đầu. Cái chết có thể là chất xúc tác giúp ta cảnh tỉnh trước những thu quén cho bản thân về tiền tài, danh vọng, chức tước, quyền lực…vì tất cả những thứ ấy sẽ tiêu tan theo cái chết. Thế nhưng điều có giá trị mãi mãi và là động năng cho các chọn lựa của cuộc sống ấy trước hết phải là sự giàu có, sự công chính trước mặt Thiên Chúa.

Ông phú hộ đã quy chiếu mọi sự về cái tôi mà quên đi Thiên Chúa, quên đi chương trình của Ngài và quên đi sự liên đới cách nào đó với những người thân cận. Ông tích lũy tốt, quản lý tốt nhưng chưa sử dụng tốt. Ông đã đầu tư nhưng chưa đúng nơi, đúng lúc. Ông đã không nghĩ hay chưa từng nghĩ đến việc chia sẻ, giúp đỡ người khác, nhất là san sẻ cho gia nhân là những người cách nào đó đã giúp ông gầy dựng sự nghiệp. Ông tự nhủ thế này: “Tôi sẽ làm gì đây, vì tôi còn chỗ đâu mà tích trữ hoa lợi?” Ðoạn người ấy nói: ‘Tôi sẽ làm thế này, là phá các kho lẫm của tôi mà xây những cái lớn hơn, rồi chất tất cả lúa thóc và của cải tôi vào đó, và tôi sẽ bảo linh hồn tôi rằng: “Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều của cải dự trữ cho nhiều năm: ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi”.

Thật thế, câu chuyện của ông nhà giàu không phải là câu chuyện của hai ngàn năm trước, nhưng là câu chuyện rất thời sự của chúng ta ngày hôm nay trong cách quản lý và sử dụng tài sản vật chất. Sử dụng khôn khéo các của cải vật chất Chúa thương ban để không chỉ sinh lợi ở đời này mà còn giúp ta tích trữ kho tàng ở trên trời nơi mối mọt không bao giờ gặm nhấm.

Thanh An

Một số điều nên nhớ trong cuộc sống

Một số điều nên nhớ trong cuộc sống

Đó là những điều giản dị nhưng cực kỳ hữu ích, cho những ai muốn làm giàu thêm hành trang cuộc sống.

1. Nổi giận là trạng thái cái lưỡi làm việc nhanh hơn cái đầu.

2. Bạn không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể phá hủy hiện tại bằng cách quá lo lắng cho tương lai.

3. Hãy yêu thương đi, rồi bạn chắc chắn sẽ được đáp lại !

4. Cuộc sống luôn ban tặng những điều tốt đẹp nhất cho những ai biết nhẫn nhịn.

5. Tất cả nụ cười đều có chung một ngôn ngữ.

6. Cái ôm là món quà lớn… ta có thể cho đi bất cứ lúc nào và dễ dàng được đáp lại.

7. Mọi người cần được yêu thương…, nhất là khi họ không xứng đáng với điều đó.

8. Thước đo của cải của một người là những gì anh ta đã cống hiến cho đời.

9. Tiếng cười là mặt trời của cuộc sống.

10. Ai ai cũng đẹp, có điều không phải ai cũng nhận ra nó.

11. Điều quan trọng cho bậc cha mẹ là sống theo những gì họ dạy.

12. Cảm ơn cuộc sống về những gì bạn có, tin cuộc sống về những gì bạn cần.

13. Nếu bạn tiếc nuối ngày hôm qua và lo lắng ngày mai, bạn sẽ không có ngày hôm nay để cảm tạ.

14. Người bình thường nhìn hình thức, người thông thái nhìn nội tâm.

15. Sự lựa chọn của bạn ngày hôm nay sẽ có tác động đến ngày mai

16. Dành thời gian để cười, bởi đó chính là điệu nhạc của tâm hồn.

17. Nếu có ai nói xấu bạn, hãy sống làm sao để không ai tin điều đó !

18. Kiên nhẫn là khả năng bạn hãm phanh, khi bạn có cảm giác như đang tăng tốc.

19. Tình yêu thương sẽ vững chắc, sau khi trải qua những xung đột.

20. Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm cho con cái là yêu thương nhau.

21. Những lời nói không tốt không làm gãy xương, nhưng có thể làm vỡ trái tim ta.

22. Để thoát khỏi gian nan, chỉ có cách đi xuyên qua nó.

23. Yêu thương là từ duy nhất có thể chia mà không bị giảm.

24. Hạnh phúc được tăng lên nhờ những người xung quanh, nhưng không phụ thuộc vào họ.

25. Với mỗi phút bạn nổi giận, bạn mất đi 60 giây hạnh phúc mà không thể nào lấy lại được.

26. Làm bất cứ việc gì với hết khả năng, cho những ai bạn có thể, với những gì bạn có, và ở nơi nào bạn đang đứng.

27. Hãy đến nơi bạn thích, hãy trở thành người mà bạn muốn. Bởi lẽ, bạn chỉ có một cuộc đời và một cơ hội để thực hiện.

28. Đừng xem trọng bề ngoài vì nó có thể đánh lừa bạn. Đừng xem trọng sự giàu sang vì nó có thể mất dần. Hãy đến với người biết làm bạn cười, vì chỉ có nụ cười mới biến ngày buồn thành vui. Chúc bạn tìm được người như thế.

29. Có những lúc trong cuộc đời, bạn nhớ một người đến nỗi chỉ muốn kéo người ấy ra khỏi giấc mơ để ôm chặt lấy. Chúc bạn có được người ấy.

30. Hãy đến nơi bạn thích, hãy trở thành người mà bạn muốn. Bởi lẽ, bạn chỉ có một cuộc đời và một cơ hội để thực hiện tất cả những gì mong mỏi. Chúc bạn có lòng can đảm.
31. Chúc bạn có đủ hạnh phúc để được dịu dàng, đủ từng trải để được mạnh mẽ, đủ nỗi buồn để biết cảm thông, đủ hy vọng để biết hạnh phúc.
32. Khi cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra. Thường bạn sẽ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi không thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn nhận ra cánh cửa của mình.
33. Người bạn tốt nhất là người có thể im lặng cùng bạn khi ngồi ngoài hiên, để rồi khi quay đi, bạn cảm thấy như vừa được trò chuyện thật thích thú. Chúc bạn có nhiều bạn bè.
34. Bạn sẽ chẳng biết mình đang hưởng gì nếu không mất nó. Bạn sẽ chẳng mong mỏi gì nếu không mất nó. Chúc bạn không biết để không chịu đau khổ như thế.
35. Luôn đặt mình vào vị trí của người khác. Nếu trong vị trí đó, bạn thấy đau, có lẽ người kia cũng sẽ cảm thấy như vậy.
36. Một lời bất cẩn có thể gây bất hòa. Một lời độc ác có thể làm hỏng cả cuộc đời. Một lời đúng lúc có thể làm giảm căng thẳng. Một lời yêu thương có thể đem lại hạnh phúc. Chúc bạn biết cách điền vào chỗ trống của cuộc đời.

S.T.

“Dành riêng Em đấy, khi tình tự,”& “Anh còn nợ em, công viên ghế đá,”

“Dành riêng Em đấy, khi tình tự,”

Ta sẽ đi về, những cảnh xưa.”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Lc 12: 32-48

Cảnh xưa anh về, tình tự sao vẫn thế. Tình tự em đi, nay có thánh Hội cùng đi cùng đến, chốn thiên đường. Trình thuật thánh Luca nay cũng diễn tả thiên đường có cửa hẹp rất khó vào. Khó, thì có khó nhưng sao người vẫn cứ hỏi: thiên đường là chốn hạnh ngộ đầy chúc phúc, sao vẫn còn nhiều người khóc lóc/nghiến răng, nhiều đến thế?

Trải qua giòng đời lịch sử, người người nay cho thấy nhiều đáp trả khác biệt cho vấn nạn này. Thánh Augustinô, là đấng bậc hiển thánh uy tín là thế, lại vẫn bi quan cho rằng: người được cứu cũng rất hiếm. Theo thánh-nhân, hiếm là bởi nhân loại xưa nay là tập đoàn chúng-sinh bị án phạt đời đời; nên, thánh-nhân quyết biến cải mọi người để họ sống đạo cho tốt.

Thánh nhân lại quan niệm: nếu không có ơn Chúa, mọi người sẽ ngập trong lỗi tội. Truyền thống Đạo Chúa, lúc sau này còn gay gắt, những bảo rằng: nhiều người sẽ bị Chúa phạt đến muôn đời do phạm lỗi. Các đấng bậc giảng thuyết về nền thần học cổ điển, có thể chia làm hai loại: một, gồm các “ngôn-sứ-địa-ngục” chuyên đặt nặng việc Chúa nổi giận với dân con mọi người. Thứ đến, là những vị vẫn tin rằng Chúa sẽ thứ tha hết tất cả.

Các thần-học-gia loại đầu, luôn có khuynh hướng ngả về ảnh-hình sai lầm một Đức Chúa, lẫn con người. Nhóm người sau, nhận thức cũng chưa đủ về trách nhiệm của con người khi đáp-trả lại lời Chúa mời gọi sống yêu thương giùm giúp, chính đó mới là thiên đường. Trình thuật, nay diễn bày về thiên đường và ơn cứu rỗi như tiệc mặn, có đủ thức ăn phục vụ mọi thực khách, có sự hiện diện của Đức Chúa. Ơn cứu độ, là ảnh-hình về tiệc vui có Chúa, có con dân mọi người tốt/xấu đến dự.

Giáo huấn Hội thánh lâu nay tóm gọn ba điểm: điểm đầu, Chúa muốn kết-thân làm hoà, cứu độ hết muôn người. Chúa làm thế, ngang qua Hội thánh bấy lâu nay, nhưng ta không thể đoán biết đường lối cụ thể Chúa thực hiện. Trong khi đó, người người phải có trách nhiệm về cuộc sống hiện tại và tương lai của chính mình. Dù, thực tế cũng có người kình chống hoặc xa rời Chúa, nhưng  nhiều vị vẫn tôn trọng trách nhiệm của người khác; vẫn muốn người khác ngồi cùng hang hoặc đồng vị với mình. Điểm cuối, không ai được phép xét đoán người khác. Chỉ mình Chúa mới thông hiểu được mọi người, nên chỉ mình Ngài mới có phán quyết về mỗi người và mọi người. Tuy nhiên, Chúa vẫn dành chỗ cho con người có hy vọng và Ngài vẫn tặng ban ơn lành để con người còn có dịp mà cải-hối.

Thiên đường cứu độ, là yến tiệc Chúa mời gọi mọi người đến tham dự. Cứu độ, là ân huệ được ban cho mọi người đến dự tiệc cùng Chúa, suốt mọi thời. Mọi người sẽ đến dự tiệc, dù gần/xa hoặc có là dân “tứ chiếng” tám hướng bốn phương, đều được mời. Chủ-nhà-là-Thiên-Chúa, có dùng  lời lẽ hơi cứng ngắc với người dự, như: “Ta không biết các ngươi là ai, từ đâu đến!” cũng để ám chỉ người đó không là “người” thật, mà chỉ là thể-loại tưởng-tượng do tác giả trình-thuật muốn đưa ra một luận-cứ để ta suy về tình huống “tìm đến Chúa.” Tìm đến Chúa, phải chăng họ chỉ đến bằng mặt, chứ không bằng lòng. Nói cách khác, họ đến thật đấy, nhưng tâm can vẫn để đâu đó, vắng xa, cách biệt.

Thế nên, đôi lúc, ta cũng hãy tự kiểm để xem từ phần sâu lắng của tâm can, ta có thật lòng muốn gần Chúa hay không? Và, điều gì thúc giục ta tìm đến Chúa? Có khác biệt gì chăng giữa lòng muốn “tìm đến với Chúa” theo kiểu ngoài mặt và thật lòng?

Đáp trả các vấn-nạn trên, thánh-sử rày ghi rõ tâm trạng của những người lâu nay xa rời Chúa. Họ là những người hầu hết từng phạm lỗi bất công. Bất công, không ở cung cách đối xử với Chúa, mà với chòm xóm, với người nghèo hèn, thuộc giai cấp ở dưới thấp. Hoặc, họ có đến dự tiệc thật đấy, nhưng trong lòng chỉ muốn đến để vui chơi hoặc để thưởng thức các món ngon mà chẳng làm bất cứ thứ gì, từ: việc sắp bàn, phục vụ cho mọi người ăn no đủ. Làm như thế, chủ-nhà-là-Thiên-Chúa sẽ nói với người đến gõ cửa: “Thật tình, tôi chẳng biết quí vị là ai, đến từ nơi nào…” hoặc: “Quí vị không là khách được mời!”

Cũng nên suy về lập trường rất đúng từ trình thuật, rằng: mọi người đều sẽ có đủ thức ăn đến mãn đời, nếu biết sẻ san/phục vụ người khác; chí ít, là những kẻ có nhu cầu nhiều hơn ta. Nghĩ như thế, mới đúng là mình quyết đến với Chúa, rất thật tình. Có thể, người đến dự tiệc lại từ phương Đông hay phương trời nào đó tới, không ai biết. Nhưng, một khi đã đến, ắt là họ đến để phục vụ cho người khác ăn. Đến, với tâm-trạng như thế, tức: đã biết chào đón/hoan nghênh hết mọi người, không trừ ai. Thực tế đời người, đôi lúc ta lại nói quá nhiều về những việc từ thiện/bác ái ở đời, nhưng kỳ thực, ta chẳng lý gì đến tình bác ái/thương yêu rộng lớn hơn.

Trình thuật hôm nay, thánh Luca còn ám-chỉ điều mà ta coi đó như một hành trình. Hành trình dài từ Galilê đến Giêrusalem. Và, thánh-sử còn tạo dịp để Chúa ban huấn-từ về hành-trình dự tiệc, còn diễn tiến. Bằng vào hành trình dự tiệc, Chúa lại ban nhiều quà cáp đến với ta. Quà thiên đường ở gần Chúa, là để ta tiếp tục hành-trình đi vào cõi chết và Sống lại. Khi đó, “quà tặng” Chúa ban, sẽ lớn dần và gần gũi ta đến độ ta không còn gạn hỏi, nghi ngờ hoặc ngần ngại về tính lâu dài của nó nữa. Sự sống lại, đã mở cửa mộ phần để ta bật dậy, ngõ hầu sống trở lại thật kiên trì, vững chắc.

Từ ngàn xưa, thần-học Đạo Chúa nói khá nhiều về nét tiêu-cực của sự sống và cũng diễn giải khá nhiều về khía cạnh tích-cực của nó, bằng những hù doạ, rất bi quan. Vì thế nên, dân con trong Đạo mới hãi sợ một Đức Chúa có “cơn giận lành”, đầy phẫn nộ, cứ muốn đưa hối-nhân vào chốn lửa bỏng rất hoả ngục; và rồi, biến thiên đường thành chốn ngoại lệ rất khó đến. Ngày nay, có lẽ ta cũng nên quay về với đặc trưng tích-cực hiền-lành của Đức Chúa. Bởi, ví dù các nhà thần-học có nhấn mạnh nhiều đến khía-cạnh tiêu cực của cuộc sống Đạo, thì đó cũng chỉ là phương-pháp hung-biện ngõ hầu giúp người nghe biết mà cảnh giác để làm tốt cho mọi người; chí ít, là người nghèo khó, khốn đốn, tủi nhục.

Làm như thế, mới tạo được thiên đường phúc hạnh cho mọi người; và, mới vinh thăng được phẩm cách con người được. Đồng thời, sẽ còn khích-lệ mọi người về cuộc sống tương lai/mai ngày đúng như ơn gọi là vinh thăng chính mình. Vinh thăng phúc lợi cho con người mình. Vinh thăng chính mình để mình không giống như những người chỉ biết nhận chìm kẻ khác vào chốn tối tăm đầy khóc lóc và nghiến răng; mà, vui hưởng một mình chốn thiên cung phúc-hạnh, chẳng thực tế. Trái lại, phải biết đỡ nâng những kẻ đang khốn khổ vì cảnh bất công, chèn ép, bức bách.

Cuối cùng, như ý của tác giả trình-thuật hôm nay viết ở các chương/đoạn khác: Hãy đến với kẻ nghèo hèn mà làm chút gì đó cho họ. Có làm thế, mới có nghĩa: mở cửa lòng mình ra với Chúa, tựa hồ như Chúa từng mở đường cho ta làm, dù ngang qua con đường nhiều gai góc, khó thực hiện. Có như thế, mới là phấn đấu, khắc kỷ và đáng làm.

Trong cảm nghiệm điều lành thánh Chúa khuyến khích, cũng hãy ngâm lên lời thơ ý nhị, rằng:

“Dành riêng em đấy, khi tình tự

Ta sẽ đi về, những cảnh xưa.”

(Đinh Hùng– Tình Tự Dưới Hoa)

Cảnh xưa bây giờ, là như thế. Cũng như thể, chốn thiên đường phúc-hạnh có anh, có em, có tất cả mọi người chung vui trong cảnh sống rất Nước Trời. Ở đây. Bây giờ.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch

Chuyện Phiếm Đạo Đời đọc trong tuần thứ 19 thường niên năm C11-8-2013

“Anh còn nợ em, công viên ghế đá,”


“Công viên ghế đá, Lá đổ chiều êm.

Và còn nợ em giòng xưa bến cũ
Giòng xưa bến cũ, con sông êm đềm.”

(Thơ: Thái Can – Nhạc: Anh Bằng – Anh còn nợ em)

(Rm 13: 8)

Hôm ấy, là buổi liên hoan “Hát Cho Nhau Nghe” ở Sydney , như thường lệ. Nhưng, có điều không giống lệ thường của buổi này, là hôm ấy có giọng hát trẻ của vị linh mục còn khá trẻ ở Sydney lại cứ hát đi hát lại mỗi câu nhắn: “Anh còn nợ em, anh còn nợ em”, tựa hồ như “đức ngài” như còn nợ rất nhiều thứ, mà Lời đấng thánh hiền ở Kinh Sách, vẫn cứ nhủ:

“Anh em đừng mắc nợ gì ai,

Trừ phi là yêu mến nhau.

Vì kẻ yêu người, tất đã làm trọn Lề Luật.”

(Rm 13: 8)

À thì ra, vị linh mục trẻ có hát như thế, cũng chỉ để nhắc bà con người nghe và người đọc hôm nay, mỗi điều này tựa như thế. Như thế, nghĩa là: mỗi lần nghe ca/nhạc sĩ xưng hô anh/em với nhau không hẳn là như người con trai nói với con gái, mà như thể người người nhắn nhủ nhau, trong đời. Tựa như người Do thái xưa cũng từng nợ nần nhau, rất nhiều thứ. Và nhiều sự, như: những thứ và những sự được người nghệ sĩ lại hát tiếp:

“Anh còn nợ em, chim về núi nhạn

Trời mờ mưa đêm, trời mờ mưa đêm

Anh còn nợ em nụ hôn vội vàng

nụ hôn vội vàng nắng chói qua song.”

(Thái Can/Anh Bằng – bđd)

Xem thế thì, nợ ở đây, là: nợ tình thân thương bao dung giữa người với người. Nợ trời, nợ đất trời chưa trả được, nên vẫn cứ coi đó là tội. Tội và nợ, như cuộc tình đã lỡ, được nói ở câu thơ/ý nhạc, như câu hát cuối của nhạc bản ở trên:


“Anh còn nợ em Con tim bối rối
Con tim bối rối Anh còn nợ em
Và còn nợ em Cuộc tình đã lỡ..
Cuộc tình đã lỡ Anh còn nợ em…”

(Thái Can/Anh Bằng – bđd)

Thành thử ra, “linh mục nhà” của mình và của người vẫn cứ la cà đây đó để hát và để nói những lời của thánh-nhân vẫn từng nói, vào khi trước. Hôm nay đây, thánh-nhân hiền từ trong đạo, lại cứ nhắc nhở những tình tiết trong Đạo, coi như nợ nần rất “đồng lần”, vẫn khó trả.

Về nợ và nần mà linh mục nọ vẫn nhắn nhủ, mà người nhà Đạo mình lại coi đó, là tội nợ, nên đã trích dẫn lời cầu ở kinh “Lạy Cha”, rất như sau:

“Xin tha nợ chúng con,

như chúng con cũng tha

kẻ có nợ chúng con. “

(Mt 6: 12; Lc 11: 4)

Diễn giải ý tưởng về tội và nợ, các nhà chú giải Kinh thánh thường vẫn bảo: ngay từ đầu, người Do thái quan niệm tội và nợ như nợ nần vật chất rất tiền bạc/của cải, cần được xoá bỏ. Bởi thế nên, qua rất nhiều bản văn thánh kinh, người Do thái thời xưa cũ vẫn nặng trĩu những ưu tư về sự việc cần được Chúa thứ tha, hết mọi nợ, cũng như tội.

Thế nhưng, nếu bảo rằng: ý chính của Kinh Lạy Cha là kính xin Chúa thứ tha mọi tội/nợ mà các vị tiên tổ từng mắc phải. Các cụ mắc tội, không chỉ là sai lầm khi nghĩ về Đức Chúa là Đấng cột buộc mọi thứ, đến độ phải xin thứ tha, rất nhiều lần. Mà kỳ thực, Đức Chúa là Đấng Thánh rất hiền lành thương yêu con người đến mức độ dạy mọi người chỉ nên gọi Ngài là “Cha”, mà thôi.

Đúng như cha giáo Thánh Kinh của bần đạo, từng có nhận định rất chính xác, như:

“Kinh “Lạy Cha!”, là cả một mặc khải về Thiên Chúa, và về mối liên hệ giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa, có một cái gì tuyệt đối, mà người khác không thể nói được.” (Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR, Kinh Lạy Cha, tài liệu Giảng Huấn Nội bộ  tr.159)

Điều mà người khác không thể nói và gọi được là thế, có thánh-sử ghi rõ:

“Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là “ráp-bi”,

vì anh em chỉ có một Thầy;

còn tất cả anh em đều là anh em với nhau.

Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em,

vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời.

(Mt 23: 8-10)

Diễn và giải thật rõ nét về điều được thánh sử nói đến, cha giáo Nguyễn Thế Thuấn, lại đã nói như sau:

“Đọc đoạn trên, kẻ nhận tín thư của Ngài thì phải ra khỏi lề lói thường có và bạo dạn đủ để không làm như người ta, ngay bề ngoài. Bởi lẽ, lời dạy của Chúa Yêsu cực đoan, tuyệt đối như thế, mà nhiều khi Hội thánh của chúng ta bênh chữa bằng những lý lẽ thật phiền phức để thoát khỏi những lời lẽ này và để nương theo những điều vốn có! Có lẽ chúng ta phải dần dần làm một việc cực đoan như Chúa Yêsu dạy, như các giám mục ở Đức đã truyền lệnh thực sự cho tín hữu chỉ gọi họ bằng các ông, chứ đừng gọi bằng cha hay thày.

Trong Hội thánh, vì cơ cấu tổ chức bao giờ cũng có cái nguy nan là: những nghi thức được làm một cách vô ý thức thật sự, phản với Tin Mừng mà không ngờ! Ví dụ, chúng ta có thể gọi một cách dễ dàng: Đức Thánh Cha (sa sainteté bên tiếng Pháp, hoặc Holy Father, ở tiếng Anh). Trong khi Chúa Yêsu nói: “Sao ngươi nói Ta tốt lành? Không có ai tốt lành trừ phi có một mình Thiên Chúa (Ms 190: 10, 18). Ngài quở người gọi Ngài là Tốt Lành như thế. Chữ “thánh” chỉ có thể thuộc về Thiên Chúa, ai chiếm lấy là một sự phạm thượng. Chúa Yêsu còn cho chúng ta những lời tương tự như vậy trong Lc 12: 30-31. Phải làm thế nào để khi nói đến Cha, chúng ta không còn thái-độ như dân ngoại: “Các điều đó, dân ngoại nơi thế gian kiếm tìm. Nhưng, Cha các người biết rõ, các người cần đến các điều ấy. Song, hãy tìm kiếm Nước của Người, và các điều ấy sẽ được ban thêm cho các người.” (xem Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR, sđd tr. 161)

Về lại với lời hát do vị “cha” trẻ nọ ở Sydney, và/hoặc Đức “Thánh” Cha là đấng “thánh” vẫn chưa già, cũng từng gọi/từng nói và hát những lời tương tự như: “Anh” đây là linh mục, hoặc “Đức thánh Cha” đây vẫn còn nợ nhiều nơi Em (tức: dân con mọi người trong thánh hội), như lời lẽ của nhà thơ và người viết nhạc, từng ca cẩm:

“Anh còn nợ em, Con tim bối rối
Con tim bối rối, Anh còn nợ em
Và còn nợ em, Cuộc tình đã lỡ..
Cuộc tình đã lỡ, Anh còn nợ em…”

(Thái Can/Anh Bằng – bđd)

Nói của đáng tội, có ca cẩm hoặc hát lớn tiếng những lời tương tự, vẫn để bảo: mối nợ ta canh cánh bên lòng, không chỉ nợ mỗi “Công viên ghế đá”, “Con tim bối rối”, hoặc “Cuộc tình đã lỡ” đi chăng nữa, thì nợ đó cũng chỉ là món nợ “tình” của mọi người, ở Nước Trời, thôi.

Nói cũng tội, là nói như đấng bậc vị vọng này/khác, về “Lòng Chúa thương yêu” hết mọi người, chứ không chỉ những người cứ hát câu  “Anh còn Nợ Em! Anh còn nợ em! Ghế đá không đèn”. Nói, là nói về cái tội của “bầy tôi” những là hay nói và thích trích dẫn khá nhiều đoạn kể, để qua ngày đoạn tháng cũng để cho vui mà thôi.

Trích dẫn hôm nay, còn một nhận định của đấng bậc nào đó viết trên mạng thật đậm nét về chân lý cuộc đời tuy gồm những khiếm khuyết, nợ nần, lần chần nhưng vẫn là chân lý rất triết học, như sau:

“Hôm nay viết về chân lý cuộc đời, với câu: “Có những người…”, tôi sẽ viết như sau:

-Thật ra, chẳng ai có được cuộc đời hoàn hảo hoặc không một khiếm khuyết, nào cả!

-Thật ra thì, mỗi người đều có khiếm khuyết, và còn nợ nhau khá nhiều.

-Có những vợ chồng vừa trí thức, vừa lương bổng cao, nhưng lại bị mắc bệnh nan y, như của nợ canh cánh bên lòng.

-Có người tài sắc vẹn toàn, giỏi dang, nhưng đường tình duyên lại trắc trở.

-Có những người thừa kế gia tài kếch sù, nhưng keo kiệt ích kỷ, đầu óc rỗng tuếch.

-Có những gia đình thế lực/giàu sang nhưng con cái bất hiếu, khiến tán gia bại sản và làm nhiều điều phi pháp.

-Sống trên cõi trần, ai cũng cần nợ nần/khiếm khuyết để bớt đi phần kiêu ngạo.

-Dù bạn có muốn hay không, là người, bạn vẫn bị bệnh tật lây bám, như định mệnh.

-Đừng bực bõ về khiếm khuyết/nợ nần trong đời. Vì, sở dĩ người đời mở rộng lòng mình ra là để đón nhận cả những nợ nần, lẫn khiếm khuyết.

-Bởi, con người vẫn biết rằng: nợ nần, lẫn khuyết điểm là như cái gai mình cõng trên lưng để biết mà khiêm tốn hợp tác với người khác.

-Cuộc đời mà thiếu thăng trầm, thì con người dễ tìm chốn an thân, khó mà biết cảm thông những người nghèo hèn, đầy công nợ. Sống ở đời, mà không trải nghiệm mọi thiếu thốn với nợ nần, làm sao có thể trưởng thành!

-Những người thứ gì cũng thừa mức, có đủ, sẽ không biết đến niềm vui của đợi chờ và hy vọng.

-Đừng quá khổ tâm, buồn sầu, bất mãn với những gì mình chưa có hoặc tuy là có nhưng do nợ chồng chất đến tận cổ, nên không bao giờ thấy là mình cũng …có.

-Hãy lấy làm vui, vì có những thiếu thốn, cũng như “nợ đồng lần” vì có thế mình mới có khát vọng mà vươn lên.

-Vốn ý thức rằng: là người ai cũng có khuyết điểm, nên sẽ không cần so đo với mọi người. Và như thế, mình sẽ biết quí trọng hơn nữa, những gì mình đã có và đang có.

-Thay vì ta cứ đứng núi này trông núi nọ, hãy kiểm lại những gì Ơn Trên đã tặng ban cho mình! Và khi đó, mình sẽ nhận ra rằng: những gì mình có, vẫn nhiều hơn những gì “mình không có”.

-Nếu nhìn lên, thấy chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống sẽ thấy chẳng có bao người bằng mình.

-Trời cho ta khiếm khuyết để biết nhờ và, giúp đỡ lẫn nhau.

-Niềm vui đời này, không chỉ là biết cho đi mà thôi, mà là biết đón nhận nhau nữa.

-Nếu coi nợ nần cùng khuyết điểm là thành phần cuộc đời, ta sẽ lạc quan yêu đời hơn.

-Đừng để niềm vui luột khỏi vòng tay. Đừng ngồi đó ủ rũ đêm ngày vì khiếm khuyết hoặc nợ nần rồi giải sầu bằng chén rượu say. Chúc tất cả mọi người tìm thấy được niềm vui và phúc hạnh, mỗi một ngày.” (trích lời khuyên của đấng bậc trên mạng)

Của đáng tội, -tội chứ không phải nợ-, là: mỗi lần nói đến “nợ đồng lần” các cụ nhà ta xưa nay vẫn rất sợ. Sợ, là bởi: ai rồi cũng đến phiên mình sẽ phải trả nợ và nếu có nợ cao chồng chất đến độ như núi/như đồi, thì chắc chắn trả đến đời con đời cháu cũng không hết.

Thế nhưng, có những món “nợ” tình thương trong đời người mà người người lại cứ tưởng là nợ đồng lần, trả không nổi, nhưng sự thật không thế. Nợ đồng lần, dù to như nợ “tình thương” với những người thương mình, vẫn là thứ nợ trả được nếu “con nợ” là mình vẫn còn nhớ, như truyện kể để khích lệ, như bên dưới:

“Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh

sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái

đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.

Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có

75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đôla.

Anh mỉm cười và nói với nó:

-Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.

Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi,

anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả

lời:

-Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.

Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới

đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:

-Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.

Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua

một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh

để trao tận tay bà bó hoa.” (truyện về ngày Vu Lan bên Tây rút từ mạng vi tính)

Thật ra thì, truyện kể ở trên chẳng dính dáng gì đến chuyện nợ nần rất “chồng chất”, hay “nợ đồng lần” gì ráo trọi. Nhưng, suy cho kỹ, bạn và tôi, ta sẽ thấy linh mục trẻ có hát hò nhiều lần ở đây đó, hết đám cưới của bạn bè/người thân hoặc vào những buổi “Hát Cho Nhau Nghe” ở Sydney , cũng chỉ để nói lên những điều và những sự khiến ta hát hoài và hát mãi có mỗi câu:

“Anh còn nợ em, Con tim bối rối
Con tim bối rối, Anh còn nợ em
Và còn nợ em, Cuộc tình đã lỡ..
Cuộc tình đã lỡ, Anh còn nợ em…”

(Thái Can/Anh Bằng – bđd)

Hát thế rồi, hỡi bạn trẻ linh mục của tôi hay bạn tôi không là linh mục trẻ, hãy nhớ rằng: mình còn nợ nhau “Con tim bối rối”, “Cuộc tình lỡ”, hay gì gì nữa, vẫn là tình yêu, của mọi người. Với mọi người. Chí ít là những người cần đến tình người, không chỉ từ linh mục trẻ hoặc Đức Cha rất thánh ở trần thế.

Trần Ngọc Mười Hai

Cũng còn nợ

Rất nhiều người

Một cuộc tình vẫn không lỡ.

Đó là tình người của người tình,

Rất trăm năm.

Vì Xưa Ta Đói

Vì Xưa Ta Đói

“Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, Hãy đến lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi… Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn;  Ta khát, các ngươi đã cho uống;  Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước;  Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm;  Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta”.

Bạn thân mến!

Mẹ Têrêxa Calcutta là người say mê và sống đoạn Tin Mừng này.  Bà bị cuốn hút bởi những người đau khổ.  Dưới mắt bà, đó không chỉ là những người đáng thương, mà còn là hiện thân của chính Chúa Giêsu đau khổ.

Tình yêu con người và tình yêu Chúa Giêsu quyện vào nhau.  Vì yêu mến Ngài, nên bà yêu con người mãnh liệt hơn.

Hãy “Tập nhìn ra chính Chúa Giêsu trong mỗi con người, dù họ có vẻ đáng kinh tởm đến đâu đi nữa.”

Đoạn Tin Mừng (Mát-thêu 25:34-36 ) mô tả Chúa Giêsu được ví như một vị Vua, có thiên sứ theo hầu, ngồi trên ngai vinh hiển.   Ngài là Thẩm phán xét xử muôn dân, tách biệt kẻ lành người dữ, thưởng phạt công minh.  Nhưng phán quyết của Ngài làm ai nấy kinh ngạc.

Người ta được chúc phúc hay bị nguyền rủa dựa trên những việc họ đã làm hay không làm cho Ngài, mà họ không hề hay biết.

Vua Giêsu chẳng ở đâu xa, chẳng ở cung vàng điện ngọc.  Ngài ở trong những người cùng khốn.  Vua Giêsu đồng hoá mình với những người đói khát, khách lạ, trần trụi, đau yếu hay ở tù mà chúng ta vẫn gặp mỗi ngày.  Ngài ẩn mình qua con người, qua những người hèn kém đáng thương nhất.  Thiên Chúa vinh quang cao cả không ngại nhận họ là anh em.

Ngài không khoác tấm áo lộng lẫy kiêu sa để dễ gần gũi với nỗi đau của con người, nỗi bần cùng của người nghèo đói.  Ta không phải tìm Chúa ở nơi xa xôi.  Ngài không chỉ ở trong nhà thờ, trong bí tích.  Ngài còn ở gần bên ta, trong những người khốn cùng, nghèo đói, bệnh tật.  Nơi đó ta có thể thực sự gặp gỡ Đức Giêsu.

Có những lần Chúa đi ngang qua đời ta như vị vua giả trang làm người hành khất.  Ngày phán xét, ta không được giả vờ ngạc nhiên khi nghe biết mình đã để Ngài đi qua tay trắng.  Ngày phát xét ta sẽ bị xét xử dựa trên tình yêu.

Hôm nay Vua Giêsu vẫn ngửa tay xin ta giúp các anh em bé mọn nhất của Ngài.  Những người mù chữ, những trẻ em đường phố, những người bị suy sụp tinh thần, cần được yêu thương, những người không tìm được cho đời mình một chỗ trọ, những người tự nhốt mình trong tù ngục đam mê, những người trần trụi vì phải sống nhờ thân xác.

Phải làm một việc gì đó cụ thể để Nước Chúa lớn lên trong thế giới này.  Phải xây dựng một điều tốt đẹp nào đó để Vua Giêsu thật sự là Vua Vũ Trụ, vũ trụ bên ngoài và vũ trụ trong lòng con người.

***

Lạy Chúa Giêsu Vua vũ trụ,

con thường cố ý thu hẹp vũ trụ của Chúa,

giữ chặt Chúa ở trong nhà thờ, nên nhiều nơi vẫn vắng bóng Chúa,

dù Chúa đã đến trái đất này từ hơn 2000 năm.

Lạy Chúa Giêsu Vua Tình Yêu,

xin cho con biết thực hành yêu thương, để được nhận vào Nước Chúa.

Amen.

(Trích trong ‘Manna’)

From:Thiên Kim & Nguyễn Kim Bằng gởi

TÍCH TRỮ KHO TÀNG TRÊN TRỜI

TÍCH TRỮ KHO TÀNG TRÊN TRỜI

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

(Lc 12,13-21)

Có một vị lãnh chúa rất giàu có, gia sản ruộng vườn bao la. Gần nơi ông ở có một người nông dân tuy nghèo nhưng rất giàu lòng tham. Ngày nọ, vị lãnh chúa nói với người nông dân: “Tôi sẽ cho anh tất cả những phần đất nào mà anh có thể chạy bao quanh, tính từ khi mặt trời bắt đầu mọc cho đến khi mặt trời lặn. Nếu anh trở về đến điểm xuất phát trước khi mặt trời chìm khuất sau đồi, thì anh sẽ làm chủ tất cả những vùng đất anh đã chạy bao quanh. Nếu không, anh chẳng được gì.”

Người nông dân nghe lời vị lãnh chúa hứa mà tưởng như mơ! Đúng là một cơ hội ngàn năm một thuở. Thế là đến sáng hôm sau, khi mặt trời vừa nhô lên khỏi rặng núi, anh cắm đầu phóng chạy như bị cọp đuổi sau lưng. Trước hết, anh chạy bao quanh một khu rừng già đầy gỗ quý. Thế là chỉ trong buổi sáng, anh trở thành chủ nhân của hàng trăm mẫu rừng.

Mặt trời lên cao, nắng như đổ lửa, mồ hôi đầm đìa, nhưng anh vẫn tiếp tục chạy phăng phăng bao quanh đồng lúa phì nhiêu bao la bát ngát. Thế là đến xế chiều, anh là người điền chủ giàu có nhất vùng.

Mặt trời sắp lặn, chỉ cách ngọn đồi chỉ chừng một con sào, anh lại thấy từ xa một con suối lớn nước chảy lênh láng tràn bờ. Anh tự nhủ lòng: Nếu ta không làm chủ được con suối nầy thì toàn bộ cánh đồng mà ta vừa thu tóm được phải đành bỏ khô. Thế là anh dồn hết hơi tàn lực kiệt, quyết chạy bao quanh con suối.

Cuối cùng, lồng ngực như muốn vỡ tung ra, anh thở hồng hộc như con bò bị thọc tiết… Mặt trời bắt đầu lặn, chỉ còn là một vầng bán nguyệt đỏ ối sắp chìm xuống đỉnh đồi. Anh phải cố chạy nhanh cho tới nơi xuất phát, nếu không kịp thì tất cả chỉ còn là hư không. Và rồi khi chỉ còn mươi bước nữa là tới đích, anh ngã gục xuống… vỡ tim!

Thế là cuối cùng, anh chỉ còn được hưởng vài thước đất để chôn vùi thân xác!

(phỏng theo chuyện ngắn: “Cướp đất” của Văn Hào Lev Tolstoi)

Câu chuyện vừa rồi là một minh hoạ rất thực về nhân loại hôm nay. Không phải chỉ có một mà hàng triệu, hàng triệu người chạy như điên cuồng trong cuộc đua tranh không khoan nhượng để giành lấy cho mình thật nhiều của cải, vàng bạc, ruộng đất… như người nông dân tham lam trên đây để rồi cuối cùng cũng mang chung số phận với anh ta: chỉ còn một nấm mồ!

Người phú hộ trong Tin Mừng hôm nay cũng học theo sách đó.

Khi ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, ông “mới nghĩ bụng rằng : ‘Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!’  Rồi ông ta tự bảo : ‘Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó.  Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!’ Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta : ‘Đồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?’  Rồi Chúa Giê-su kết luận: “Vậy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó.”

Xét cho cùng, thế giới hôm nay không thiếu những người học theo sách của nhà phú hộ hay của người nông dân tham của trên đây.

Trong tôi vẫn có lòng tham của người nông dân ngu dại, hằng thúc đẩy tôi thu tóm, ky cóp cho thật nhiều, không bao giờ thấy đủ.

Trong tôi cũng có một gã phú hộ dại khờ, tìm cách cơi nới thêm kho lẫm để chất cho đầy của cải chóng qua.

Nếu chỉ biết thu gom, ki cóp của cải vật chất mà lãng quên linh hồn thì chúng ta cũng đang đi vào vết xe của người phú hộ và người nông dân đáng thương kia.

Trái lại, nếu hôm nay chúng ta khôn khéo tích trữ thật nhiều của cải thiêng liêng, trở nên người giàu có trước mặt Thiên Chúa, thì chúng ta có thể an tâm tự nhủ lòng mình: Hồn ta ơi, hãy hoan lạc và vui mừng, vì ngươi đã có một kho báu trên trời. Mai đây tha hồ vui hưởng!

Lạy Chúa Giê-su,

Xin dạy chúng con đừng dại dột tích lũy những kho tàng hư nát nhưng biết khôn ngoan dùng thời giờ để “sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá.” (Luca 12,33) Amen.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

Sáu bức ảnh về tình yêu thương

Sáu bức ảnh về tình yêu thương


Những bức ảnh chia sẻ những câu chuyện xúc động trong cuộc sống, hay đơn giản chỉ là một cảm nhận về con người, tình yêu thương… đã khiến hàng ngàn trái tim thổn thức.

“Cảm ơn những người làm cha đã vất vả nuôi chúng con khôn lớn. Cảm ơn Cha Mẹ vì tất cả mọi thứ”.

“Đây là một đám cưới rất đặc biệt vì cô dâu và chú rễ bị khiếm thị và chỉ có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nhau bằng con tim. Dành tặng 1 like chúc mừng anh chị trăm năm hạnh phúc nhé”. Tình yêu của cặp vợ chồng khiếm thị được cộng đồng mạng cảm phục, và hàng nghìn lời chúc hạnh phúc được gửi tới cặp đôi này.

“Vượt lên số phận” là lời đề tựa cho bức tranh. Cảm phục trước nghị lực phi thường của người đàn ông tàn tật vượt lên số phận, thành viên mạng facebook đã dành tới hơn 15,000 lượt like cho bức ảnh này.

9,453 lượt like dành cho bức ảnh sau 5 giờ đăng tải. Với lời chú thích “Cuộc sống còn cần hơn nữa tình yêu thương” là thông điệp bức tranh gửi đến mọi người.

Bức hình đi kèm với bài thơ “Lời mẹ yêu” khiến hàng ngàn thành viên mạng xúc động và đồng cảm.

“Cha không hoàn hảo, nhưng cha luôn yêu thương con theo cách hoàn hảo nhất”. Bức tranh nói về tình cảm cha con khiến hơn 5,000 trái tim thổn thức.

Thánh An Phong và nhu cầu cầu nguyện

Thánh An Phong và nhu cầu cầu nguyện

Đăng bởi lúc 12:15 Sáng 1/08/13

chuacuuthe.com

VRNs (01.08.2013) – Sài Gòn – Tin Mừng cho biết, một môn đệ thưa với Chúa Yêsu: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” (x. Lc 11, 1 – 4).

Cầu nguyện, nếu tạm bỏ qua tất cả các lễ nghi phụng vụ thì chính là cuộc nói chuyện giữa con người với Thiên Chúa. Thuở xưa, cuộc nói chuyện trực tiếp giữa Thiên Chúa và con người chỉ xảy ra với Abraham, với Môsê, rồi sau đó đến chi tộc tư tế Lêvi. Nhưng khi đến thời Chúa Yêsu, trong tư cách Thiên Chúa làm người, một người nghèo, một người lao động phổ thông như chúng ta, Ngài đã cầu nguyện với Thiên Chúa Cha. Ngài đã thông chia phẩm vị là Con Thiên Chúa cho các môn đệ khi dạy họ cầu nguyện: “Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Từ đó, những người theo Chúa Kitô được trực tiếp cầu nguyện với Thiên Chúa trong tư cách là người con yêu dấu trước mắt Thiên Chúa như Chúa Yêsu vậy.

Trong kinh nghiệm của dân Chúa, cầu nguyện đã trở thành nguồn sống cho các tín hữu.

Sách Giáo lý Công giáo, số 2744, khi bàn đến cầu nguyện là một nhu cầu sống còn đã trích dẫn một khẳng định như sau: “Ai cầu nguyện chắc chắn sẽ được cứu độ. Ai không cầu nguyện chắc chắc sẽ bị án phạt”. Đây là điều thánh An Phong Maria Ligori đã viết ra trong tác phẩm Cầu nguyện phương thế tuyệt hảo, ấn bản tiếng Ý, tái bản năm 1962, tại Rôma, trang 32.

Để có được khẳng định quan trọng này, thánh An Phong đã trãi qua những kinh nghiệm nhờ cầu nguyện mà được Chúa cứu. Thiên Chúa cứu An Phong khỏi chết chum với thế gian tội lỗi, khi thế gian đánh bại thánh nhân ở pháp đình. “Thế gian ơi, ta biết mi rồi!” Nhờ cầu nguyện, Thiên Chúa đã kéo thánh An Phong ra khỏi sự ổn định phồn vinh giả tạo để lên đường đi Scala lập Dòng Chúa Cứu Thế. Nhờ cầu nguyện, mà Chúa đã cứu thánh An Phong khỏi nổi buồn Nhà Dòng bị phân hai, Đấng sáng lập lại ở một nơi không được công nhận là Dòng Thánh.

Sách sử viết về thánh An Phong đã nói, mỗi ngày ngài cầu nguyện tám tiếng đồng hồ. Chúng ta không biết ngài lấy giờ đâu để làm việc đó, như cách hồ nghi tính chân thật của các sử giả. Thực ra, hiện nay, tôi biết có những người mỗi ngày dành cả 12 tiếng đồng hồ sử dụng internet, có những người ngồi chơi game thâu đêm suốt sáng, hoặc có những người cứ rãnh là mở ti vi, nếu cộng số giờ xem ti vi mỗi ngày lại cũng không ít hơn giờ thánh An Phong cầu nguyện mỗi ngày đâu.

Câu trả lời đơn giản cho những ai hồ nghi tính xác thực tám giờ cầu nguyện mỗi ngày của thánh An Phong đó là do ngài xem cầu nguyện là quan trọng nhất. Ngài kinh nghiệm với bằng cấp khoa bảng cao là hai bằng tiến sĩ luật đạo và luật đời không cứu độ được ngài. Với hàng tram tác phẩm đã xuất bản, có tác phẩm được tái bản đến hơn 1000 lần cũng không cứu độ được ngài. Ngay cả địa vị cao trong trong Giáo hội như làm Đức giám mục giáo phận cũng không cứu độ được ngài, mà chỉ có cầu nguyện mới cứu được ngài.

Hội thánh đồng trãi nghiệm điều này với thánh An Phong, nên đã chọn khẳng định của ngài: “Ai cầu nguyện chắc chắn sẽ được cứu độ. Ai không cầu nguyện chắc chắc sẽ bị án phạt” và gọi ngài là thánh tiến sĩ cầu nguyện, tức là người có thể chia sẻ kinh nghiệm cầu nguyện cho mọi người, và nhờ đó ai thực hành theo sẽ được cứu độ.

Thời gian gần đây, một số bạn trẻ sau khi lãnh bí tích giao hòa đến xin chúng tôi giúp cho biết cách làm sao để tránh những sa ngã, bởi vì xã hội hôm nay có quá nhiều cạm bãy, quá nhiều rủi ro, có quá nhiều giá trị ảo. Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ một vài điều thánh An Phong dạy chúng ta trong tác phẩm Cầu nguyện, phương thế tuyệt hảo. Bản dịch tiếng Việt đang có bán tại nhà sách Đức Mẹ.

Để trả lời cho câu hỏi, tại sao con người hay sa ngã, thanh An Phong mượn quả quyết của thánh Thomas tiến sĩ như sau: “Ađam sa ngã, chẳng qua vì trong cơn cám dỗ đã không xin Chúa cứu giúp”. Thánh An Phong cho thấy thời các Thủ Lãnh và thời các Vua trong Cựu Ước, chỉ khi nào họ cầu nguyện thì họ mới chiến thắng quân thù. Thánh An Phong nói: “Bởi sức riêng, tôi hoàn toàn bất lực, và ngoài Chúa ra, tôi chẳng còn mong ai cứu giúp”.

Thánh An Phong khẳng định: “Không ai thắng được nhục dục, nếu không phó mình cho Chúa mỗi khi lòng xao xuyến. Kẻ thù này ghê sợ đến nổi khi nó đến, trí khôn chúng ta ra tối tăm, nó khiến chúng ta không đếm xỉa gì đến những chân lý đời đời và gần như không sợ cả việc Thiên Chúa đoán phạt”.

Đó là nguyên nhân của mọi sa ngã, đó là tình trạng bệnh của các bạn trẻ, cũng là tình trạng khốn nghèo của mỗi chúng ta, từ linh mục, tu sĩ cho đến giáo dân, từ người đã tin Chúa đến người chưa tin Chúa.

Chúng ta phải làm sao?

Thánh An Phong nói: “Chúa chỉ ban sức mạnh chiến thắng cho những ai kêu xin Ngài. Ai xin thì chắc được”.

Cầu nguyện thế nào để được?

Trước tiên như Chúa Yêsu dạy các môn đệ cầu nguyện là tôn vinh chúc tụng Thiên Chúa: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Sau đó hãy đơn sơ như người con cần bố mẹ trợ giúp và biết bố mẹ có khả năng, để nói ra với Thiên Chúa là Cha những nhu cầu cụ thể của mình: “Xin Cha cho chúng con có cái ăn hôm nay, xin tha tội lỗi cho chúng con, và xin đừng để con sa ngã” (x Lc 11, 3-4).

Thánh An Phong còn nhắc chúng ta cũng hãy cầu nguyện thêm với Đức Mẹ, với các thánh và với cả những người đã qua đời chưa  được phong thánh.

Nhiều người, kể cả thánh Thomas tiến sĩ, nói những người đang ở nơi luyện ngục, đang trong cuộc thanh luyện, họ thua kém chúng ta, họ không đủ điều kiện cầu nguyện cho chúng ta. Về điểm này, thánh An Phong nói: “Họ không đủ điều kiện không có nghĩa là không thtể cầu nguyện, vì họ là những linh hôn thật sự đang gần Chúa”.

Đối với đạo hiếu của người Việt Nam chúng ta, cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã qua đời là bổn phận, nhưng chưa đủ, mà còn khẩn xin cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã qua đời cầu nguyện, ban ơn cho chúng ta. Hình ảnh xưa, hai vợ chồng trẻ, bố mẹ quy tiên cả, hôm nay là ngày khởi nghiệp, họ dẫn nhau đến trước bàn thờ gia tiên thưa với cha mẹ, ông bà đã qua đời: “Hôm nay tụi con bắt đầu làm ăn, xin ông bà sống khôn, thác thiêng phù hộ cho tụi con”.

Cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha là quan trọng nhất, rồi cầu nguyện thêm với Đức mẹ với các thánh và với cả những người thân yêu của mình đã qua đời là điều thánh An Phong đã làm và mời gọi chúng ta làm theo để chắc chắn được Chúa cứu. Có vẻ thánh An Phong là một người Ý, lại mang tâm thức Việt hơn cả chúng ta – Amen.

An Thanh, CSsR

 

Sống Cuộc Đời ĐÁNG SỐNG

Sống Cuộc Đời ĐÁNG SỐNG

Sẵn sàng hay không,

một ngày nào đó tất cả đều sẽ đến điểm cuối.

Sẽ không còn bình minh,

không còn phút,

không còn giờ,

không còn ngày.

Mọi thứ bạn lượm lặt,

dù cất trong kho hay đã quên mất,

đều sẽ sang tay người khác.

Tài sản,

danh vọng

và quyền lực phù du của bạn

sẽ tàn lụi vào hư không.

Bạn có gì,

hay ai nợ bạn,

cũng thành vô nghĩa.

Thù Hằn,

Cay Đắng,

Bực Tức,

và Ghen Tị của bạn cũng sẽ biến mất.

Mọi Hy Vọng,

Tham Vọng,

Kế Hoạch,

và Dự Tính của bạn cũng sẽ tiêu tan.

Thắng hay Bại,

đã từng rất quan trọng với bạn, rồi sẽ phai mờ.

Bạn từ đâu đến, hay đã sống bên phía đường nào,

rốt cuộc cũng sẽ thành vô nghĩa.

Bạn đẹp hay thông thái, điều đó sẽ thành vô nghĩa.

Giới tính và mầu da của bạn cũng không thành vấn đề.

Vậy điều gì có ý nghĩa?

Làm thế nào để đo lường giá trị những ngày sống của bạn?

Ý nghĩa không nằm trong cái bạn mua, nhưng trong cái bạn xây;

không nằm trong cái bạn lấy, nhưng trong cái bạn cho.

Ý nghĩa không nằm trong thành công, nhưng trong tầm quan trọng.

Ý nghĩa không nằm trong điều bạn học, nhưng trong điều bạn dạy.

Ý nghĩa nằm trong từng hành động chân thật, nhân ái, hay hy sinh,

làm cho người khác được phong phú, mạnh mẽ, và muốn theo gương của bạn.

Ý nghĩa không nằm trong khả năng, nhưng trong nhân cách của bạn.

Ý nghĩa không nằm trong bao nhiêu người bạn biết,

nhưng trong bao nhiêu người sẽ thấy mất mát khi bạn ra đi.

Ý nghĩa không nằm trong ký ức của bạn,

nhưng trong ký ức của những người yêu thương bạn.

Ý nghĩa nằm trong “Ai nhớ bạn, về việc gì, trong bao lâu”.

Sống một cuộc đời có Ý Nghĩa, đó không phải là Sự Tình Cờ.

Đó không phải là Hoàn Cảnh, mà là Sự Lựa Chọn.

Nguồn: Internet

Xin chúc lành

Lạy Chúa, xin chúc lành cho trí óc con,

ước gì trí óc con chỉ được soi sáng bằng những tư tưởng tốt lành.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho trái tim con.
ước gì trái tim con đầy tràn những điều nhân nghĩa.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho đôi mắt con,
ước gì mắt con chỉ nhìn thấy những gì đẹp lòng Chúa.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho hai tai con,
ước gì tai con chỉ nghe thấy những lời tốt lành.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho miệng lưỡi con,

ước gì miệng lưỡi con chỉ cao rao tình thương của Chúa.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho hai tay con,
ước gì tay con chỉ làm những việc tốt lành.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho hai chân con,
ước gì chân con chỉ đi trên đường lành thánh.

LẠY CHÚA, XIN CHÚC LÀNH CHO TOÀN THÂN CON,
VÌ TOÀN THÂN CON THUỘC VỀ CHÚA.

S.T.

10 điều suy ngẫm

10 điều suy ngẫm

1.  Cầu nguyện không phải là “bánh xe dự phòng” để lấy ra khi gặp khó khăn, nhưng là “tay lái” để lái đi đúng đường suốt cuộc tạm hành trên đất nầy.


2.  Tại sao xe hơi có KIẾNG TRƯỚC lớn hơn nhiều so với KIẾNG CHIẾU HẬU?  Vì QUÁ KHỨ của chúng ta không quan trọng so với TƯƠNG LAI. Vậy, hãy nhìn thẳng phía trước và đi tới.


3.  Tình bạn như một QUYỂN SÁCH.  Chỉ cần vài phút để đốt đi, nhưng cần vài năm để viết.


4.  Tất cả những điều mình có trong đời sống nầy đều tạm bợ. Nếu được hạnh thông, hãy vui hưởng, vì nó sẽ chóng qua. Nếu không thuận lợi, cũng đừng lo lắng, vì nó cũng sẽ không kéo dài.


5.  Bạn cũ là Vàng! Bạn mới là Kim Cương! Nếu ta có Kim Cương, đừng quên Vàng! Vì muốn giữ được Kim Cương, ta luôn cần Vàng để bọc Kim Cương!


6.  Thường khi ta mất hy-vọng và nghĩ đây là đoạn cuối đường, THƯỢNG ĐẾ ở trên cao cười và nói: “Hãy thư giản, con yêu của ta, đó chỉ là khúc quanh, chứ không phải là đường cùng.


7.  Khi Thượng Đế giải quyết những vấn đề của ta, ta đặt niềm tin nơi Ngài.  Khi Thượng Đế không giải quyết những vấn đề của ta, Ngài đặt niềm tin vào khả năng của ta.

8.  Một người mù hỏi thánh Anthony: “Có thể còn điều nào khổ hơn là bị mù không?  Ông thánh trả lời: “Có, lúc ngươi mất định hướng!”

9.  Khi chúng ta cầu nguyện cho người khác, Thượng Đế lắng nghe và ban phước cho người đó, và đôi khi chúng ta bình an, hạnh phúc, hãy nhớ rằng một người nào đó đã cầu nguyện cho ta.


10.  Sự LO-LẮNG không dẹp bỏ được sự KHÓ-KHĂN ngày mai.  Nhưng nó lấy đi sự BÌNH-AN hiện tại.

Hãy sống đơn giản.  Yêu thật nhiều.  Lo tận tụy.  Ăn nói nhân hậu.  Hãy giao hết cho THƯỢNG ĐẾ. NGÀI yêu thương bạn. NGÀI  luôn luôn yêu thương bạn.

Người Philippines và Việt Nam biểu tình chống Trung quốc

Người Philippines và Việt Nam biểu tình chống Trung quốc

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-07-30

Cựu nghị sĩ Roilo Golez Philippines tố cáo Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải Phi trong một cuộc biểu tình lớn của người Phi có một số người Việt Nam tham dự ở phía trước văn phòng lãnh sự Trung Quốc ở Manila vào ngày 24 tháng 7 năm 2013.

Cựu nghị sĩ Roilo Golez Philippines tố cáo Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải Phi trong một cuộc biểu tình lớn của người Phi có một số người Việt Nam tham dự ở phía trước văn phòng lãnh sự Trung Quốc ở Manila vào ngày 24 tháng 7 năm 2013.

AFP

Nghe bài này

Một cuộc biểu tình lớn chống Trung quốc đã nổ ra hôm 25/7 tại Manila, Philippines, trong đó có sự tham gia của một số người Việt. Kính Hòa đã phỏng vấn kỹ sư Nguyên Lân Thắng, đang học tập tại Philippines, sau khi cuộc biểu tình kết thúc.

Kính Hòa: Chào anh Thắng, có phải là có một cuộc biểu tình ngày hôm nay (25/7) của người Philippines chống Trung quốc xâm lược và có một số người Việt Nam tham gia phải không anh?

Nguyễn Lân Thắng: Vâng đúng rồi anh, có khỏang 4 hay 5 người Việt tham gia.

Kính Hòa: Xin anh tường trình cho thính giả của đài Á Châu Tự Do về cuộc biểu tình đó ạ!

Nguyễn Lân Thắng: Hôm nay Liên minh biển Tây Philippines có lời kêu gọi biểu tình tòan cầu chống Trung quốc gây hấn trên biển Đông, áp đặt đường lưỡi bò của họ, ngăn cản việc giao thương đi lại và đánh bắt cá của ngư dân, âm mưu độc chiếm nguồn tài nguyên trên biển Đông. Trưa nay tôi có mặt tại hiện trường thì có một nhóm khỏang năm sáu người với tấm biểu ngữ Nhân dân Philippines đòan kết với nhân dân Việt Nam chống Trung quốc xâm lược.

“Tôi có mặt tại hiện trường thì có một nhóm khỏang năm sáu người với tấm biểu ngữ Nhân dân Philippines đòan kết với nhân dân Việt Nam chống Trung quốc xâm lược. Tôi thấy cuộc biểu tình có rất đông người khỏang 5 hay 6 trăm, và có cảnh sát giữ trật tự

Nguyễn Lân Thắng”

Tôi thấy cuộc biểu tình có rất đông người khỏang 5 hay 6 trăm, và có cảnh sát giữ trật tự cho cuộc biểu tình. Tôi có gặp ông chủ tịch Liên Minh biển Philippines, biết tôi là người Việt, ông ấy đã viết một lá thư gửi nhân dân Việt Nam. Cảnh sát chỉ giữ trật tự bên ngòai không can thiệp gì cả. Có rất nhiều xe tải và xe khách chở người biểu tình đén và họ dùng một xe tải để dựng nên một sân khấu.

Có nhiều ngương mặt nổi tiếng như ông cựu bộ trưởng bộ Tư Pháp, các nghệ sĩ nổi tiếng, và nhiều người dân đến từ rất xa. Họ hô những khẩu hiệu chống Trung quốc, rồi họ ca hát rất là vui. Sau đó cuộc biểu tình giải tán trong yên bình không có xung đột như anh hay thấy ở Việt Nam.

Kính Hòa: Họ có đến sứ quán Trung quốc không anh?

Nguyễn Lân Thắng: Dạ không, nơi đây là trước văn phòng cấp visa của sứ quán Trung quốc trong một tòa nhà thương mại của khu Makati, khu thương mại lớn nhất Philippines, tổ chức ở đây thì thu hút quần chúng rất nhiềui.

Kính Hòa: Họ có đưa ra yêu cầu gì với Trung quốc không anh?

Nguyễn Lân Thắng: có đấy anh, hiện các báo lớn đều có đăng rồi.

Kính Hòa: Trở lại nhóm người Việt Nam, anh thấy họ có tổ chức không?

Nguyễn Lân Thắng: tôi lo chụp ảnh nên cũng không nói chuyện nhiều, nhưng tôi cho là họ có tổ chức đấy anh ạ.

Kính Hòa: Thưa anh vì Việt nam cũng có tranh chấp quần đảo Trường sa với Phi, vậy thì chuyện này có được bàn đến không ạ?

Nguyễn Lân Thắng: Vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Philippines là có nhưng đối với Liên minh biển Tây Philippines thì chính sách bành trướng của Trung quốc quan trọng hơn. Do vậy họ rất cần một sự hợp tác của các nước Đông Nam Á để chống yêu sách của Trung quốc.

Kính Hòa: Xin cảm ơn anh Thắng.