Biến Hình

Biến Hình

Một nhà giáo dục nổi tiếng người Pháp đã tâm sự về cuộc đời của ông như sau:

Khi còn trẻ, tôi có tinh thần cách mạng và mỗi khi cầu nguyện, tôi luôn cầu xin Chúa một điều là:

“Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi thế giới này”

Khi đã lớn tuổi và nhận thấy gần quá nửa đời người trôi qua mà tôi không thay đổi được một người nào hết, nên tôi đã thay đổi lời cầu nguyện của tôi như sau: “Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi những người trong gia đình của con.”

Giờ đây tôi đã già và những ngày còn lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên lời cầu nguyện của tôi lại được thay đổi một lần nữa như sau: “Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi chính mình con.”

Và ông kết luận: “Nếu tôi biết cầu nguyện như thế này từ ngày còn trẻ thì tôi đã không uổng phí cả cuộc đời.”

(Anthony de Mello, Trích trong “The Song of the Bird”)

***

Bạn thân mến! Tin Mừng Chúa Giêsu ngày mai cũng thuật lại một cuộc biến đổi.  Đó là cuộc biến đổi hình dạng của Đức Giêsu trên núi Tabor.

Trong ngày hôm đó, Ðức Giêsu đã mang theo các môn đệ thân tín của mình là các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan.  Ngài đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao.  Rồi Ngài biến đổi hình dạng trước mắt các ông (Luca 9:28b-36).  Trong cuộc biến hình đổi dạng đó, Ngài đã cởi bỏ thân phận con người để mặc lấy Thiên Tính của Thiên Chúa.  Ngài cho các ông được nhìn thấy vinh quang của Con Một Thiên Chúa, để thêm lòng tin cho các ông.

Hơn hai ngàn năm trước, Đức Giêsu đã biến hình trên núi Tabor.  Cuộc biến hình của Ngài vẫn còn tiếp tục diễn ra hằng ngày cho đến ngày nay.  Ngài biến hình qua bàn tay của Linh mục trong các Thánh lễ.  Ngài biến hình từ tấm bánh nhỏ bé để trở thành xương thịt của Ngài.  Ngài biến hình từ những giọt rượu nho để trở thành những giọt máu đào đã đổ ra trên đồi Golgotha năm nào để cứu chuộc con người.

Ngày nay Đức Giêsu cũng mang tôi và bạn đi riêng ra một chỗ.  Ngài không mang tôi và bạn lên núi Tabor như mang Phêrô, Giacôbê và Gioan xưa kia, nhưng Ngài mang tôi và bạn đến trong các Thánh lễ, đến trong các giờ chầu Thánh Thể, đến trong các Bí tích mà ta lãnh nhận… nơi đó Ngài dành cho ta những giây phút thinh lặng thánh thiêng mà chỉ có một mình ta với Ngài, nơi đó Ngài cũng biến đổi hình dạng để thêm lòng tin cho ta, và cũng nơi đó, Ngài ban cho ta lòng mến, sự tin yêu cậy trông phó thác, và nhất là sức mạnh để ta bước đi theo Ngài trên bước đường lữ thứ trần gian này.

Hôm nay, Đức Giêsu mời bạn và tôi cùng “biến hình” với Ngài.  Biến hình không phải là trở thành cái gì xa lạ khác thường, nhưng…

¨      biến hình là để trở về với cái tôi sâu thẳm của chính mình: “Tôi là con yêu dấu của Thiên Chúa”.   Đó là ơn được làm con cái Thiên Chúa, là ơn Thánh Sủng, là ơn cao trọng nhất của người Kitô.

¨      Biến hình với Đức Giêsu là thay đổi cuộc sống của ta, là biến đổi tâm hồn ta, là mang vào lòng ta một trái tim mới, trái tim của yêu thương, của tin tưởng và cậy trông phó thác.

¨      Biến hình với Đức Giêsu là vất bỏ ý riêng của ta, là chấp nhận và vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa, là lên đường bước đi với Chúa trong tình yêu và ân sủng Ngài ban.

¨      Biến hình với Đức Giêsu là từ giã con người tội lỗi yếu hèn của mình, là trở nên giống Ngài mỗi ngày mỗi hơn.

***

Lạy Chúa Giêsu,

Xin ban ơn giúp sức cho con

để con cũng được “biến hình” với Chúa trong cuộc sống hàng ngày, để con được trở nên giống Chúa mỗi ngày mỗi hơn, và để con cũng được Thiên Chúa Cha nói với con rằng:

“Đây là con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về con…”

Amen.

Linh Xuân Thôn

From: Thiên Kim  &

Nguyễn Kim Bằng gởi

Điều gì đang xảy ra cho người Việt ở Nga?

Điều gì đang xảy ra cho người Việt ở Nga?

Thứ tư, 7 tháng 8, 2013

BBC

Cảnh sát Nga kiểm tra và bắt giữ người di trú lậu tại Moscow

Cảnh sát Nga đang ráo riết tiến hành chiến dịch kiểm tra và bắt giữ người di trú lậu tại Moscow

Liên tục trong hơn một tuần qua đã diễn ra nhiều hoạt động ráo riết của cảnh sát và giới chức Nga bắt giữ những di dân bất hợp pháp tại nước này.

Mở đầu là đợt bắt giữ vào hôm thứ Hai, 29/7 sau khi giới chức trách phát hiện một khu định cư trái phép với 1.200 người Việt Nam và 200 người nhập cư lậu từ Hy Lạp, Morocco, Syria, Kyrgyzstan, Azerbaijan và Uzbekistan sinh sống.

Kế tiếp hôm 2/8, cảnh sát lại phát hiện một khu định cư bất hợp pháp khác với 1.700 người nhập cư sống tại phía bắc Moscow.

Mới nhất, tin tức cho hay khoảng 400 nhân viên cảnh sát Moscow đã thực hiện một chiến dịch kiểm tra đặc biệt tại khu chợ Sadovod vào sáng thứ Tư, ngày 7/8.

Trang điện tử báonga.com trích dẫn bản tin đăng trên trang mạng chính thức của Sở Nội vụ Moscow là “1185 người nước ngoài đã được đưa đến các đồn cảnh sát để kiểm tra khả năng phạm tội của họ, xác định tính hợp pháp việc họ đang lưu trú và lao động tại Nga”.

Trước đó hôm thứ Ba, 6/8, cảnh sát Nga cũng đã tới tiến hành kiểm tra khu chợ Liublino và đưa những người lao động không có giấy tờ hợp pháp lên xe buýt chở đi.

Một loạt các khu chợ khác như tại Dolgoprudny, vùng ngoại ô Moscow, cũng bị cảnh sát và nhân viên di trú tới kiểm tra và bắt đi khoảng 400 người “đến từ vùng Trung Á”.

Tại huyện Lenin, ngoại ô Moscow, 52 người Việt Nam đã bị cảnh sát hình sự bắt giữ, theo tin của chương trình truyền hình “Vesti” (Tin tức) hôm 5/8.

Đường dây nóng

Trao đổi với BBC Việt Ngữ, ông Hòa, một nhân viên đại sứ quán Việt Nam tại Nga cho biết, họ đang làm việc với phía chính quyền của nước sở tại trong nỗ lực để đưa số người hiện đang bị tạm giữ về Việt Nam.

Ông cho biết khi có kế hoạch cụ thể sẽ thông báo trên báo chí vì hiện nay vẫn đang tiếp tục đàm phán.

Ông cũng nói thêm hiện chưa có thông báo bằng văn bản gì cụ thể từ phía Nga về những người bị tạm giữ này.

Hiện tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã cho đăng một Thông báo khẩn trên một số trang mạng và cả Facebook về việc Nga “thông báo sẽ sớm tổ chức đưa các công dân Việt Nam bị tạm giữ tại khu lều trại về nước” và đã lập “đường dây nóng” trước tình hình này.

Và cũng trong thông báo này, phòng Lãnh sự tại Nga “đề nghị thân nhân hoặc bạn bè thân quen nếu có giữ hộ chiếu hoặc CMT của họ chuyển ngay các hộ chiếu/CMT này lên phòng lãnh sự ĐSQ, địa chỉ: 13 Большая Пироговская, liên hệ anh Minh lãnh sự ĐT: +79672618237 hoặc a. Hòa: +79150955479”.

Bất chấp động thái khá mạnh tay của chính quyền Nga, một số người Việt đang sống và làm việc tại Nga cho rằng sẽ “lại đâu vào đấy như đã từng xảy ra từ nhiều năm nay”.

Một chủ xưởng may của người Việt giấu tên nói với BBC Việt Ngữ chính ông được một cảnh sát Nga gọi điện báo cho biết về vụ bắt giữ tại chợ Sadovod vào sáng thứ Tư, ngày 7/8 và thậm chí gợi ý nếu có người quen thì có thể mang tiền tới để được giúp đỡ thả cho về.

Hãng tin AFP trích dẫn nguồn từ cảnh sát Nga nói rằng ba quan chức cao cấp trong cơ quan di trú Nga và cảnh sát đã cấu kết với các băng đảng tội phạm để đưa di dân bất hợp pháp tới Nga làm việc như ‘nô lệ’.

Cảnh sát Nga được dẫn lời nói ba quan chức Nga này đã bị sa thải và có thể bị xử lý hình sự.

Hiện những người này chưa bị tiết lộ danh tính nhưng chức vụ của họ được công bố là phó trưởng cơ quan di trú ở đông Moscow và hai phó trưởng cảnh sát khu vực ở Moscow.

Gần một tỉ euro hàng giả tịch thu tại châu Âu năm qua, chủ yếu là hàng Trung Quốc

Gần một tỉ euro hàng giả tịch thu tại châu Âu năm qua, chủ yếu là hàng Trung Quốc

Một cảnh chặn hàng giả. Mặt hàng khám phá là giả  nhãn hiệu GENERIC

Một cảnh chặn hàng giả. Mặt hàng khám phá là giả nhãn hiệu GENERIC

Reuters

RFI

Thụy My

Ủy ban châu Âu hôm 05/08/2013 loan báo, hải quan trong năm ngoái đã tịch thu được gần một tỉ euro hàng giả, chủ yếu đến từ Trung Quốc, gồm đủ loại nhất là thuốc lá nhưng cũng có cả dược phẩm.

Trong bản báo cáo thường niên, Ủy ban châu Âu nhấn mạnh rằng số lần phát hiện hàng giả trong năm 2012 vẫn ổn định ở mức 90.000 vụ, và số lượng hàng giả tịch thu được giảm mạnh, còn 39,9 triệu món so với năm 2011 là gần 115 sản phẩm giả hiệu. Tuy nhiên giá trị các món hàng tịch thu vẫn rất cao, lên đến 992 triệu euro.

Từ ba năm qua, số các vụ kiểm tra những gói hàng nhỏ gởi qua bưu điện hay qua đường chuyển phát nhanh đã tăng cao, song song với việc phát triển mua hàng qua internet. Năm 2012, gần 70% các vụ kiểm tra của hải quan là nhắm vào bưu kiện hoặc hàng chuyển phát nhanh, và gần một phần tư các vụ tịch thu bưu kiện là do có chứa dược phẩm.

Trong số các loại thuốc giả, mặt hàng Viagra là phổ biến nhất, và cũng có các loại thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thậm chí thuốc trị ung thư.

Cũng như những năm trước đó, đại đa số các hàng hóa tịch thu được có nguồn gốc từ Trung Quốc (64,5% từ Hoa lục và 7,8% từ Hồng Kông). Tiếp theo là các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bulgari. Trong số các nước thành viên Liên hiệp châu Âu khác, Hy Lạp dẫn đầu với tỉ lệ 2%.

Về mặt giá trị, Trung Quốc chiếm đến 87% tổng trị giá hàng bị tịch thu, bỏ xa nước đứng thứ nhì là Thổ Nhĩ Kỳ (4%), các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (2,6%), Maroc (1,9%).

Thuốc lá chiếm gần 31% trong số các loại hàng giả bị tịch thu. Còn lại là “hàng linh tinh” (như bóng đèn, pin, bột giặt…) 11%, vật liệu bao bì 10%. Ngoài dược phẩm và thực phẩm, hàng giả còn là đồng hồ, quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em, hàng điện tử. Khoảng 90% số hàng tịch thu đã được đem đi tiêu hủy.

CỦA ĐỜI PHÙ VÂN

CỦA ĐỜI PHÙ VÂN

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Gv 1, 2 ; 2, 21-23; Cl 3, 1-5.9-11; Lc 12, 13-21

Hơn một lần hay nói đúng hơn là quá nhiều lần mỗi người trong chúng ta đã nhìn, thấy, chứng kiến những người thân thương của chúng ta qua đời. Họ có thể là ông, bà, cha, mẹ, anh chị em hay người thân thuộc, bạn bè, hàng xóm …

Nếu là thân nghĩa ruột thịt, chúng ta sẽ được tận mắt để nhìn nghi thức nhập quan của người đã qua đời.

Khi qua đời, người thân sẽ tắm xác và sẽ tìm một bộ đồ đẹp nhất mặc cho người quá cố. Kèm theo đó là những vật dụng thân thương mà người quá cố hay dùng khi còn sống để bỏ vào trong quan tài theo tâm niệm là để cho người quá cố “sử dụng” hay để “kỷ niệm”. Tất cả và tất cả những gì người qua đời cả cuộc đời lao nhọc khi nằm trong quan tài không được quá khổ cái quan tài. Nghĩa là những gì quý báu thì quý chứ không thể nào bỏ vào trong quan tài chiếc xe, căn nhà … cả. Những cái gì quý như vàng, hột xoàn hay đô la thì chẳng có người sống nào dại đển độ bỏ trong quan tài để vài ba bữa đem đi chôn hay đi thiêu.

Phận người là thế đó nhưng vật chất nó làm cho người ta phải điên đảo, phải tranh giành.

Hôm nay, chúng ta được nghe lại câu chuyện hài. Chúa Giêsu đi rao giảng Tin Mừng, chắc có lẽ thấy Chúa Giêsu được ảnh hưởng nhiều trên dân nên có một người đến nhờ Chúa Giêsu chia gia tài cho gia đình của anh ta. Chúa Giêsu nghe như vậy và nói luôn : “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh? “

Không dừng lại ở câu nói đó, Chúa Giêsu nói tiếp :  Và Người nói với họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu.”

Chúa Giêsu quả là dễ thương, sợ người ta chậm tiêu ít hiểu nên cho họ một dụ ngôn : “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, mới nghĩ bụng rằng: “Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu! Rồi ông ta tự bảo: “Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã! Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai? Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó.”

Nghe thì cũng khó nghe đó chứ ! Thế nhưng, khổ một nỗi là cái gì khó nghe thì nó là sự thật.

Chuyện vật chất phù vân chúng ta cũng đã nghe ông Cô-he-lét nói : “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. Quả thế, có người đã đem hết khôn ngoan và hiểu biết mà làm việc vất vả mới thành công, rồi lại phải trao sự nghiệp của mình cho một người đã không vất vả gì hết. Điều ấy cũng chỉ là phù vân và lại là đại hoạ. Chuyện gì xảy ra cho con người sau bao mối bận tâm và bao gian lao vất vả nó phải chịu dưới ánh mặt trời ?”

Ông than thở tiếp : “Phải, đối với con người ấy, trọn cuộc đời chỉ là đau khổ, bao công khó chỉ đem lại ưu phiền ! Ngay cả ban đêm, nó cũng không được yên lòng yên trí. Điều ấy cũng chỉ là phù vân !”

Quá chính xác ! Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi nhắm mắt lìa đời.

Tâm thư của Thánh Phaolô hôm nay về những thú vui trần gian cũng quá hay : “Cứ đến đây, ta sẽ cho ngươi thử hưởng thú vui và nếm mùi hạnh phúc.” Thế nhưng cả cái đó cũng chỉ là phù vân. Tôi nói : “Cười là điên rồ. Vui là vô tích sự.”

Đúng như vậy ! Tất cả cũng sẽ chỉ là phù vân mà thôi.

Như đã nói, ngày mỗi ngày chúng ta thấy, chứng kiến cảnh ra đi của anh chị em đồng loại, của người thân. Thấy, chứng kiến nhưng những hình ảnh nấm mồ hay hủ tro có tác động gì đến ta hay không ? Chắc có lẽ là không bởi lẽ ngày mỗi ngày quanh ta và thậm chí ngay cả bản thân ta cũng vun vén, cũng tích lũy.

Có người thì tích lũy cho mình tiền, có người tích lũy cho mình danh vọng, có người tích lũy cho mình quyền lực, có người tích lũy cho mình chức vị … Tất cả những thứ đó thì ai ai cũng đi tìm và vun vén cả. Thật ra nó cũng là những nhu cầu và ước muốn bình thường của con người bởi lẽ con người vẫn mang trong mình phận người. Thế nhưng, một sự thật thật hơn những nhu cầu đó chính là khi nhắm mắt lìa đời tất cả những gì mà người ta vun vén.

Thi thoảng tôi nghe Trường Vũ hay Ngọc sơn ngân nga :

Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó.

Trời đã ban cho ta cám ơn trời dù sống thương đau

Mai kia chết rồi trở về cát bụi giàu khó như nhau

Nào ai biết trước số phận ngày sau ông trời sẽ trao

Này nhà lớn lầu vàng son

Này lợi danh, chức quyền cao sang

Có nghĩa gì đâu…sao chắc bền lâu

Như nước trôi qua cầu

Này lời hứa… Này thủy chung

Này tình yêu…chót lưỡi đầu môi

Cũng thế mà thôi

Sẽ mất ngày mai như áng mây cuối trời

Sống trên đời này tựa phù du có đây lại rồi lại mất.

Cuộc sống mong manh xin nhắc ai đừng đổi trắng thay đen

Nào người sang giàu đừng vì tham tiền bỏ nghĩa anh em

Người ơi xin nhớ cát bụi là ta…mai này chóng phai

Người nhớ cho ta là cát bụi trở về cát bụi

Xin người nhớ cho

Khánh Ly cũng diễn tả cái thân phận cát bụi của con người thật ngọt ngào tác phẩm “Cát Bụi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn :

Để một mai vươn hình hài lớn dậy

Ôi cát bụi tuyệt vời

Mặt trời soi một kiếp rong chơi

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai tôi về làm cát bụi

Ôi cát bụi mệt nhoài

Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi

Bao nhiêu năm làm kiếp con người

Chợt một chiều tóc trắng như vôi

Lá úa trên cao rụng đầy

Cho trăm năm vào chết một ngày

Mặt trời nào soi sáng tim tôi

Để tình yêu xay mòn thành đá cuội

Xin úp mặt bùi ngùi

Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui

Cụm rừng nào lá xác xơ cây

Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy

Ôi cát bụi phận này

Vết mực nào xóa bỏ không hay

Phận người là như thế nhưng tại sao ta cứ mãi bám theo những gì mà ta sẽ mất ngày mai.

Tại sao không đi tìm cái kho tàng mà mối mọt không đục khoét, trộm cắp không đào ngạch mà lại cứ mãi mê với cái trần gian hư vô mau qua chóng tàn này.

CHÚT TÌNH RIÊNG

CHÚT TÌNH RIÊNG

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Ở đời, có những chuyện riêng người ta giữ kín trong lòng chỉ để cho lòng mình biết. Thế nhưng cũng có những chuyện riêng như là kỷ niệm, như là niềm vui người ta muốn gửi đến cho những người thân quen khi có dịp. Kỷ niệm riêng, chút tình riêng ấy sẽ ở lại mãi trong lòng người cảm nhận.

Dăm ba năm trước, khi về chủ sự Lễ Hành Hương Minh Niên tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, Đức Cha Phêrô phụ tá không ngần ngại nói lên tâm tình, nói lên tình riêng của mình. Đức Cha nói rằng Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng là nơi rất thân quen từ những ngày còn làm thầy và khi đã lãnh sứ vụ linh mục. Ngài thường lui tới nơi mảnh đất thiêng này và đặc biệt với Núi Đức Mẹ để thủ thỉ, để thỏ thẻ với Mẹ lòng của Ngài. Trở về Đền Đức Mẹ dâng Lễ lại nhớ lại hình ảnh ngày xưa và lại nhớ lại những ơn lành Mẹ trao ban cho Ngài.

Mới đây, Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên – giám mục giáo phận Cần Thơ – cũng trở về Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để dâng lễ mừng kính Thánh Anphongsô đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế.

Cảm xúc trào dâng, Đức Cha lại gửi đến tâm tình hết sức riêng và hết sức đặc biệt của Ngài : “Ngay từ nhỏ, lúc đó tôi khoảng chừng 8 tuổi. Mỗi lần đi Lễ tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, sau Lễ, mẹ tôi dẫn tôi ra núi Đức Mẹ đọc kinh rất lâu”. Còn nhỏ tôi chẳng hiểu gì nhưng tôi nghĩ rằng mẹ tôi nói với Đức Mẹ : “Mẹ ơi ! Con là người vợ góa, nhiều con thơ, một mình con không làm nổi gì đâu, Mẹ không tiếp sức thì con không làm gì được”.

Đức Cha ngừng lại một chút vì xúc động, tình thương của người con nhớ về mẹ của mình lại trào dâng, ngừng lại hơi nghẹn lời một chút rồi Ngài tiếp : “Mẹ tôi cầu nguyện với Mẹ và rồi Mẹ tôi nuôi các con ăn học. Tôi năm đó 8 tuổi, đứa út mới có 1 tuổi. Mẹ tôi nuôi chúng tôi và chúng tôi, anh em chúng tôi đứa nào cũng biết đọc biết viết. Mẹ tôi cầu nguyện với Đức Mẹ. Đó là bài học cho chính tôi, mỗi khi tôi gặp khó khăn thử thách thì chạy đến Đức Mẹ. Lúc tới đây, trước khi thăm các cha các thầy, tôi đã tới núi Đức Mẹ để cầu nguyện”.

Các đức cha có chút tình riêng với Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nói như thế. Nếu có dịp được nói, tôi cũng sẽ nói như thế này :

Ngày còn bé, chắc cũng vào khoảng 8 tuổi, Dì ruột của tôi ở Gia Kiệm, cứ mỗi lần Dì về Sài Gòn là Dì lại dẫn tôi lên nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Mỗi lần lên nhà thờ Dòng thì Dì lại dẫn tôi quỳ trước ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở cánh trái của nhà thờ. Chẳng biết Dì nòi gì nhưng chỉ thấy Dì cầu nguyện với Đức Mẹ thật lâu. Chưa hết, Dì còn dẫn tôi ra trước núi Đá của Mẹ để cầu nguyện thật lâu.

Khi xem lại hình kỷ niệm của gia đình, chỉ còn được vài tấm hiếm hoi. Có một tấm giá trị đó là hình cưới của ba mẹ tôi. Nhìn trong ảnh lại hình ảnh thân quen hiện ra đó là bức ảnh lưu niệm ngày cưới của ba mẹ tôi được chụp trước núi Đức Mẹ cùng với Cha Eugène Larouche Dòng Chúa Cứu Thế. Lại dính dáng đến Mẹ Hằng Cứu Giúp tại ngôi đền thiêng thánh này.

Không chỉ thế, ông bà ngoại tôi cũng là giáo dân của Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế do các cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách. Cha Gioan Nguyễn Văn Thính trước khi mất cũng đã cho tôi những kỷ niệm về ông bà ngoại.

Cả cuộc đời cứ ở trong bàn tay của Mẹ Hằng Cứu Giúp thì phải.

Ba mẹ cưới nhau cũng ở ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp này, tôi khấn dòng cũng tại ngôi Đền này, lãnh sứ vụ linh mục cũng tại ngôi Đền này và … hy vọng chết cũng được chết trong tay của Mẹ ở ngôi Đền này.

Chắc có lẽ không chỉ các đức cha, bản thân tôi nhưng rất, rất nhiều người hơn một lần đến đây với Mẹ và ít nhiều gì đó cũng đã nhận ơn lành của Chúa đến từ Mẹ. Và như thế, tình riêng của mỗi người, ngày mỗi ngày lại sâu lắng, lại trào tràn đến với những ai chạy đến Mẹ.

Ngày này đây, ngày mỗi ngày và hàng giờ, hàng phút mỗi khi cổng Đền Thờ mở, lúc nào cũng có người đến với Mẹ để thỏ thẻ, thủ thỉ tâm tình với Mẹ. Cứ nhìn vào quyển sổ tâm tình với Mẹ ta nhận ra tình riêng của con với Mẹ. Những quyển sổ dày đặc lời xin ơn, lời tạ ơn cũng chưa nói hết tình riêng của những người đến đây. Nhiều và nhiều ơn lành khác mà chỉ người nhận và người trao ban mới biết mà thôi.

Tình riêng với Mẹ là vậy. Con thưa với Mẹ, Mẹ nghe con, Mẹ hiểu con và con yêu Mẹ.

Chút tình riêng cộng lại thành tình yêu lớn tại ngôi Đền Thánh Thiêng này.

Những ai đến với Mẹ chắc chắn sẽ không phải về tay không bởi lẽ lòng Mẹ bao la như mây trời và mênh mông như biển lớn.

Lm. Anmai, C.Ss.R.

Âm thanh của sự im lặng

Âm thanh của sự im lặng

Buổi chiều ngày 24 tháng 12 năm 2004, Wendy, cô sinh viên năm thứ hai đại học Dược Khoa đang đứng đợi chuyến xe lửa của thành phố NewYork để trở về nhà. Tất cả các anh chị em của cô đều hẹn là sẽ về nhà đúng 7 giờ để đoàn tụ trong buổi cơm chiều thân mật cùng cha mẹ theo truyền thống của gia đình họ. Bỗng Wendy để ý đến một cặp nam nữ đang đứng cách cô vài bước, họ đang ra dấu bằng tay để giao lưu với nhau. Wendy hiểu được thuật ngữ ra dấu bằng tay vì trong những năm đầu đại học cô đã tình nguyện làm việc trong trường tiểu học dành cho người khuyết tật nên cô đã học được cách ra dấu tay để trò truyện với những người câm điếc. Vốn tính chịu khó học hỏi, Wendy đã khá thông thạo thuật ngữ này. Nhìn vào cách ra dấu của hai người khuyết tật ở trạm xe, Wendy đã “nghe lóm” được câu chuyện của hai người. Thì ra, cô gái câm hỏi thăm đường đến một nơi nào đó, nhưng chàng thanh niên câm thì “trả lời” là anh không biết nơi chốn đó. Wendy rất thông thạo đường xá trong khu vực này nên cô mạnh dạn đứng ra chỉ dẫn cho cô gái. Dĩ nhiên cả ba đều dùng cách ra dấu bằng tay để “nói” trong câu chuyện của họ. Khi xe lửa đến trạm thì Wendy và hai người bạn mới quen đã kịp thời trao đổi địa chỉ email cho nhau.

Những ngày sau đó, ba người tiếp tục trò chuyện dùng tin nhắn của điện thoại di động rồi dần dà họ trở thành bạn thần giao cách cảm với nhau. Chàng trai kia tên là Jack và cô gái tên là Debbie. Jack cho biết anh đang làm việc cho một hãng xuất nhập khẩu và ở cách nhà Wendy không xa . Từ những tin nhắn điện thoại, email thăm hỏi xã giao lúc đầu, cả hai dần dần tiến đến chổ trở thành bạn thân lúc nào không hay. Đôi khi Jack đến trường đón và mời cô đi ăn. Cả hai thích khung cảnh êm đềm trong công viên nên thường yên lặng đi bên nhau trong những giờ phút nghỉ ngơi. Tuy phải ra dấu để trò chuyện nhưng Wendy không cảm thấy bất tiện mà cô lại có dịp trau dồi “thủ thuật” để nghệ thuật ra dấu của cô càng lúc càng tinh xảo hơn. Đến mùa thu năm đó thì hai người đã thân thiết như một cặp tình nhân. Wendy đã quên hẳn Jack là một người khuyết tật, cho nên lần đầu tiên khi Jack ra dấu “I Love You” thì Wendy đã nhẹ nhàng ngả đầu vào vai anh.

Sau những giờ học, thỉnh thoảng Wendy cũng vàochatroom đấu láo với bạn bè, mỗi khi Wendy đặt câu hỏi “Bạn có thể có tình yêu với một người câm điếc hay không?” thì hình như không có bạn bè nào của cô có được câu trả lời dứt khoát. Điều này đã khiến cho Wendy bị dày vò không ít.

Vào dịp lễ Tạ ơn năm đó, Jack tặng cho Wendy một bó hoa hồng kèm theo câu ra dấu: “Wendy có chịu làm bạn gái của mình không?” Wendy vừa vui mừng vừa kinh ngạc nhưng sau đó là những sự mâu thuẫn khổ sở trong nội tâm. Wendy biết rõ là cô sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người thân. Quả nhiên cha mẹ cô khi biết rõ sự việc đã dùng đủ mọi phương thức để mong lôi kéo đứa con gái “lầm đường lạc lối” trở về. Thôi thì hết chú bác, cô dì, lại đến các anh chị em, bạn học, được cha mẹ có vận động tới để làm thuyết khách. Đứng trước áp lực này, Wendy chỉ có thể phân trần với gia đình về nhân cách cao cả của Jack, cô còn cho mọi người biết là thái độ lạc quan, đầu óc thực tế, tích cực của anh đã khiến cô cảm thấy gần gũi hơn những bạn trai mà cô đã từng quen biết trước đây.

Gia đình sau khi nghe giải bày đã không còn quá khắc khe phê bình, mọi người dự định là sẽ gặp mặt Jack trước rồi mới có thể đánh giá cuộc tình của hai người. Cả nhà đồng ý là sẽ gặp mặt Jack vào trưa ngày 25 tháng 12 sau khi mọi người đã hưởng được một đêm Giáng sinh bình yên cho tâm tư lắng đọng. Wendy đã có quyết định trong đầu, nếu như cha mẹ, anh chị của cô có những cử chỉ, hành động khinh miệt Jack thì cô và Jack sẽ đi đến nhà thờ để nhờ sự gia ơn và chúc lành của Thiên chúa. Trên đường dẫn Jack đến nhà, tâm trạng hồi hộp của của Wendy đã không thoát khỏi cặp mắt quan sát của Jack, anh mỉm cười ra dấu cho cô:

– Wendy yên tâm, bảo đảm với em là cha mẹ em sẽ hài lòng. Anh cho họ biết là anh sẽ thương yêu em, chăm sóc em suốt đời.

Đó là lần đầu tiên trong đời cô sinh viên trường dược rơi những giọt lệ cảm động.

Vừa vào đến nhà, Wendy nắm tay Jack đi đến trước mặt cha mẹ, cô nói:

– Thưa ba má, đây là Jack, bạn trai mà con thường nhắc đến.

Câu nói của cô vừa thốt ra thì tất cả những hộp kẹo bánh, hoa tươi trên tay Jack tức thời lộp độp rơi xuống đất, anh nhào tới ôm lấy cô vào vòng tay khỏe mạnh của anh. Một điều mà Wendy không thể ngờ được là cô bổng nghe một giọng nói thảng thốt phát ra từ miệng của Jack:

– Trời đất, em biết nói à?

Đó cũng chính là câu mà Wendy muốn hỏi Jack.

Mọi người ngoại cuộc đều ngẩn ngơ ngạc nhiên trong khi hai người trong cuộc thì ôm nhau cười, nói, la, hét, nhảy nhót như điên dại. Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.

Magic power… của chúng ta đang ngự ở trên cao, hình như cũng đang che miệng cười cho trò đùa mà ngài đã đạo diễn suốt một năm qua.

S.T.

Văn hóa nhậu đạt ngưỡng đỉnh cao

Văn hóa nhậu đạt ngưỡng đỉnh cao

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2013-08-05

Các vũ trường sang nơi tiêu thụ rượu ngoại quốc xả láng

Các vũ trường sang nơi tiêu thụ rượu ngoại quốc xả láng

RFA

Có thể nói rằng đi từ Bắc chí Nam, không có thứ gì dễ tìm hơn một quán nhậu, đủ các hạng, các loại quán nhậu, từ bình dân vài trái cóc, xị rượu đế cho đến các quán thịt chó, quán lẫu dê, lẫu hải sản, quán thịt rừng và cao cấp hơn là các loại nhà hàng, khu nghĩ dưỡng miệt vườn, khu du nghĩ dưỡng sinh thái có phục vụ nhậu thâu đêm suốt sáng với các sơn hào hải vị có giá lên đến vài chục triệu đồng một mâm, một bữa nhậu có thể lên đến con số hàng trăm triệu đồng.

Mở đầu mọi việc bằng rượu và bia

Dân nhậu, cán bộ nhậu – khách hạng thấp, khách hạng trung… Một chủ quán nhậu ở Đông Hà, Quảng Trị, tên Củng, cho chúng tôi biết, trung bình, một đêm quán của ông tiếp chừng ba chục khách hạng vừa vừa và hai chục khách hạng thấp, khách hạng vừa vừa sẽ gọi bia lon, khách hạng thấp thì dùng bia chai hoặc rượu vodka. Quán ông Củng chuyên bán thịt dê, được chế biến theo nhiều cách. Giá thành ở quán cũng không rẻ cho lắm, khách ruột của quán là các cán bộ cấp phường, cấp quận và một số ít thanh niên, công nhân. Nhóm thanh niên, công nhân được ông xếp vào diện khách hạng thấp.

Một chủ quán khác tên Trung ở Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị, chia sẻ với chúng tôi rằng nếu như ngày xưa, ông bà ta hay nói câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì đến bây giờ có thể nói rằng ly rượu, ly bia là đầu câu chuyện, một người đàn ông nếu không biết nhậu thì sẽ không có bạn để chơi, một người làm ăn nếu không chịu nhậu thì sẽ chẳng bao giờ có mối có lái để mánh mung, để kết nối đường dây làm ăn, chuyện kinh tế được bàn trên bàn nhậu, thời sự cũng bàn trong lúc nhậu, thậm chí chuyện chính trị, văn hóa cũng có mặt trên bàn nhậu… Dường như mọi thứ đều có mặt trên bàn nhậu.

Các loại quán nhậu bình dân phổ biến được dân lao động hưởng ứng

Các loại quán nhậu bình dân phổ biến được dân lao động hưởng ứng. RFA

Ngày xưa, ông bà ta hay nói câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì đến bây giờ có thể nói rằng ly rượu, ly bia là đầu câu chuyện, một người đàn ông nếu không biết nhậu thì sẽ không có bạn để chơi, một người làm ăn nếu không chịu nhậu thì sẽ chẳng bao giờ có mối có lái để mánh mung

Ông Trung nói thêm là quán ông có nhiều khách cán bộ luôn có mặt mỗi ngày, có người nhậu ký sổ lên đến vài chục triệu đồng, cuối năm trả một lần, cũng có một cán bộ vốn là chủ tịch một xã vùng cao, là khách quen của quán ông, nhậu ký sổ như chúa chổm, đùng một cái, bị phát hiện tham nhũng, hối lộ, mất chức, bà vợ trốn vào Nam làm ăn, không bao lâu sau, ông này cũng chuyển công tác lên một xã vùng núi khác, cả ba năm trời chưa gặp mặt, gọi điện thoại đòi nợ thì ông này cũng ỡm ờ hứa qua loa, coi như mất tiền. Ông Trung nói rằng thực chất thì ông đủ sức cho người lên tận nơi ông chủ tịch xã này làm việc để đòi nợ. Nhưng làm như thế sẽ ảnh hưởng đến khách trong quán, nhất là khi họ cũng đang nợ ông. Thôi thì im lặng cho nó lành việc.

Đó là chuyện nhậu của cán bộ và người có tiền một chút, còn cả chuyện nhậu vài cái trứng cút, vài trái cóc, vài trái ổi xanh chấm muối ớt, uống một xị rượu đế cho qua buổi chiều hoặc thèm quá, vào quán nốc một ngàn đồng rượu đứng để khỏi run tay, run chân rồi làm việc tiếp hoặc về nằm ngủ vì bệnh nghiện rượu hành hạ của một bộ phận không nhỏ dân nghèo, bất đắc chí.

Nhậu là một việc cần thiết để xả stress sau một tuần làm việc căng thẳng, tính chất đấu đá nội bộ cao hơn là hỗ trợ công việc với nhau trong công ty

Thành phần khách nhậu

Ngành sản xuất và nhập khẩu rượu bia tăng, quán nhậu mở vô tội vạ Một khách nhậu tên Tuấn, là nhân viên công ty xổ số kiến thiết, ông Tuấn thường nhậu vào mỗi thứ Bảy ở các quán ngoại ô thành phố Đông Hà, với ông, nhậu là một việc cần thiết để xả stress sau một tuần làm việc căng thẳng, tính chất đấu đá nội bộ cao hơn là hỗ trợ công việc với nhau trong công ty.

Có nhiều tụ điểm mở thâu đêm ở miền Trung. RFA

Có nhiều tụ điểm mở thâu đêm ở miền Trung. RFA

Ông Tuấn nói rằng tuy là đi nhậu có chu kỳ nhưng ông không bao giờ uống rượu gạo vì rượu gạo bây giờ quá nguy hiểm, nó được nấu bằng men Trung Quốc, không qua nấu chín, người nấu rượu chỉ việc trộn men vào gạo tẩm nước, ủ hai hoặc ba ngày rồi cho chưng cất lấy rượu. Lượng rượu nấu từ men Trung Quốc cũng cao gấp đôi lần so với nấu men truyền thống. Kể từ lúc men Trung Quốc xuất hiện, số người chết vì bệnh gan tăng lên vùn vụt.

Một khách hàng rượu đứng tên Nhật, hiện là phu bốc vác ở chợ Đông Hà, kể với chúng tôi rằng ông nghiện rượu đã hơn mười năm nay, mỗi sáng, ông phải uống một xị, tức 300ml lúc 6 giờ sáng, không cần ăn uống gì, ông đi bốc vác cho đến 9h, sau đó ăn qua loa một miếng gì đó rồi uống một xị nữa, làm việc đến trưa, ăn cơm trưa, ông uống nửa lít và nghỉ một chút, làm việc buổi chiều. Trong lúc làm việc của buổi chiều, nếu thấy mệt, ông ghé vào quán nốc một ly cho khỏi run tay run chân rồi làm tiếp, đến 6h chiều, ông ghé vào quán, mua một trái cóc, trái ổi hoặc vài trứng cút, uống tiếp một chai rồi về ngủ. Mỗi ngày, ông tốn hết ba chục ngàn đồng tiền rượu, có như thế ông mới làm việc được.

Một chủ nhà hàng hạng sang ở Khe Sanh, Hướng Hóa, cho chúng tôi biết là quán của ông không bao giờ phục vụ hạng khách bình dân vì những thứ ông bán quá đắt, hiếm có khách bình dân nào đến quán ông được, ông chỉ bán toàn những món lạ như ba ba, rùa, các loại thịt rừng. Khi chúng tôi hỏi vì sao nhà nước cấm bán các loại này nhưng ông lại có để bán. Ông cười, hỏi lại chúng tôi nhà nước là ai, cán bộ nhà nước là đại diện của nhà nước, vậy quán ông phục vụ cho toàn hạng cán bộ cao cấp, như vậy không phải là nhà nước đang nhậu các món này đó sao.

Một chủ nhà hàng hạng sang ở Khe Sanh, Hướng Hóa, cho chúng tôi biết là quán của ông không bao giờ phục vụ hạng khách bình dân vì những thứ ông bán quá đắt, hiếm có khách bình dân nào đến quán ông được, ông chỉ bán toàn những món lạ như ba ba, rùa, các loại thịt rừng

Và ông cũng nói thêm rằng với giới cán bộ, việc nhậu những món được xếp vào diện cấm luôn là một thú vui của họ, biết được tâm lý này, ông không mở nhà hàng mà chỉ mở một quán vườn, ở nơi hẻo lánh, chung chi đầy đủ cho các cơ quan, ban ngành mà ông thấy cần thiết phải chung chi, xem như sòng phẵng, chẳng ai nợ ai, ông thản nhiên bán vì nếu có bắt ông thì phải bắt những cán bộ đang ngồi ăn ngon lành những thứ hàng quốc cấm kia đi, họ biết cấm sao lại còn ăn, có mua thì phải có bán.

Nói đến đây, ông chủ quán vườn này kết luận rằng trong xã hội Việt Nam bây giờ, nhậu là một thứ văn hóa không thể thiếu, mọi thứ đều có mặt những cuộc nhậu, vui nhậu, buồn nhậu, không vui không buồn cũng nhậu, bàn chuyện làm ăn thì nhậu, bàn chuyện chính trị, văn hóa cũng nhậu, hẹn hò trai gái cũng nhậu, thậm chí, trong các buổi sinh hoạt đảng, đại hội đảng, nếu không tổ chức nhậu thì chẳng có ma nào đủ hào hứng mà phát biểu, góp ý xây dựng đảng. Không chừng, nhậu cũng là chính sách an dân của nhà nước, của đảng vì nó là thứ văn hóa đang rất thịnh hành.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Dân khí suy đồi và trách nhiệm con người

Dân khí suy đồi và trách nhiệm con người

Nhà văn Võ Thị Hảo

Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội

Chủ nhật, 4 tháng 8, 2013

Người biểu tình Nguyễn Văn Phương bị tấn công trong lần biểu tình chống Trung Quốc mới đây nhất

Nhà văn Võ Thị Hảo nói ít người dám lên tiếng chống lại cái ác

“Dân khí nước ta bị suy giảm quá tệ… Khiếp sợ quen thói, nghe và thấy chật hẹp, tai như điếc, mắt dường mù…

“Người dưới phải làm điều đê tiện mà không biết hổ, phải chịu sự ô nhục mà không biết thẹn…”

(Phan Bội Châu –Bức thư viết bằng máu và nước mắt từ đảo Lưu Cầu)

Chuyện cướp bóc ở làng Vĩ Đại

Làng ấy nhỏ, nhưng có tính vĩ cuồng nên tự đặt tên là làng Vĩ Đại.

Ông Cột sống giữa làng Vĩ Đại gồm ba mươi ba người. Xung quanh có ông Kèo, bà Ninh, người làng cùng một số côn đồ.

Đám côn đồ chuyên hà hiếp cướp đoạt. Mỗi tháng tại làng có trung bình 9 vụ cướp bóc.

Người làng nhìn thấy nhưng lờ đi, chỉ đến khi mình là nạn nhân, mới kêu khóc thì đã muộn.

Không đành lòng, ông Cột, ông Kèo và bà Ninh bèn bênh vực những nạn nhân. Đám côn đồ phải chùn tay. Số vụ cướp bóc giảm còn 6.

Đám côn đồ ấy tức lắm, một hôm liền dựng ra một vụ đánh ghen, xúm lại đánh ông Cột, đã thế còn hô hào dân làng vào đổ tội, bêu riếu, làm nhục, làm chứng giả.

Ông Cột bị ném đá gẫy nát một chân, rồi từ đó cũng ê chề vì người làng xử ác, không dám lên tiếng nữa.

Số vụ cướp bóc tăng lên 1/3, lại trở thành 9 vụ.

Ông Kèo và bà Ninh vẫn liều mạng bênh vực người lành. Bọn côn đồ thấy chiêu dối trá bạo lực hiệu quả, liền đổ cho ông Kèo tội ăn cắp. Tòa án làng dẫu biết Kèo vô tội nhưng vẫn tống Kèo vào ngục.

Thế là chỉ còn bà Ninh đơn thương độc mã. Số vụ cướp bóc tăng lên thành 15. Thu nhập của đám côn đồ tăng theo. Mỗi tháng, tại làng Vĩ Đại có khoảng 15 nạn nhân.

Bọn chúng được đà, lại đổ tội làm giấy tờ giả, đưa tiếp bà Ninh vào tù. Số vụ cướp bóc tăng lên 20 rồi 25…

Bây giờ thì những người không phải côn đồ đều trở thành nạn nhân. Nhiều người trong đám côn đồ cũng bị kẻ mạnh hơn hà hiếp.

Lúc đó, có người dân làng Vĩ Đại mới đập đầu kêu khóc mà rằng: Bây giờ chúng ta dở sống dở chết, chẳng còn ai cứu giúp. Giá như ngày trước chúng ta dám kêu lên, không mặc kệ ân nhân bị hành hạ, không làm chứng dối, ném đá tiếp tay cho bọn cướp hãm hại người lành thì đâu đến nông nỗi này…”

Sự dối, bạo lực và dân khí suy đồi

Câu chuyện trên đây là thực tế đang có ở nhiều nơi tại VN, khi rất nhiều người trong chúng ta đã bỏ qua lương tri và sự thật, im lặng, vô cảm trước sự oan khuất của đồng bào mình.

Nhiều người đã từng chua chát tự hỏi, trong đám đông chen chúc kia, trong đồng nghiệp, trong hàng xóm, trong bạn bè, trong những nhà chức trách tại cơ quan đoàn thể… khi chúng ta làm điều đúng, khi bị oan khuất, liệu có bao nhiêu người trong số họ dám đứng ra nói sự thật và bênh vực ta?

Ai? Hy vọng nào ở đám người hoặc hèn nhát hoặc tham lam vô cảm chỉ sáng tối làm bóng lộn bộ da và căng đầy cái dạ dày của mình, sống chết mặc bay?

Hy vọng nào từ đa số dân biểu, quan chức, cơ quan đoàn thể, nhà báo, luật sư, văn nghệ sĩ, quan tòa, quân đội, công an, nhà khoa học, nhà giáo… – những người có công cụ ngôn ngữ, quyền lực hoặc vũ khí có thể bảo vệ công lý nhưng đã và đang cúi đầu khoanh tay câm lặng, chỉ lên tiếng khi đụng đến quyền lợi của chính họ?

“Đa phần mọi người đều nói rằng tìm người có dũng khí và trung thực bây giờ thật khó như tìm kim đáy biển.”

Đa phần mọi người đều nói rằng tìm người có dũng khí và trung thực bây giờ thật khó như tìm kim đáy biển.

Chính bởi thế, chúng ta là số đông, gần cả trăm triệu người, nhưng lại bị gọi là một đám đông hèn yếu, thậm chí còn không dám mở miệng cất lời bảo vệ chính mình, cam tâm nô lệ, còn nói gì đến việc bảo vệ người khác!

Đó là sự suy đồi của dân khí.

Vấn đề thịnh suy của một đất nước, đương nhiên ở trách nhiệm nhà cầm quyền, nhưng không thể không tính đến nguyên nhân dân khí.

Khí chất và khí phách của người dân thể hiện trong tính cộng đồng, trách nhiệm xã hội, trong sự lựa chọn, dám tôn vinh sự thật, biết tri ân những người vì cộng đồng và công lý, dám chống lại bất công, bạo ngược.

Dân khí mạnh buộc kẻ ác phải chùn tay và phải cư xử đúng mực. Dân khí cũng khiến mỗi người có được sức mạnh tinh thần để thoát vòng nô lệ luôn chờ chực bủa vây.

Chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu từng xót xa khi bàn về dân khí.

“…Cái tệ ấy buổi đầu là do tính nhu nhược, theo mãi, hóa ngu hèn đến nỗi … có miệng lưỡi mà không biết trình bày,…u mê gàn dở, không chút căm giận, sao mà hèn nhát sút kém đến thế…( Phan Bội Châu toàn tập. Tr 145. NNXB Thuận Hoá Huế.1990.

Hãy ngẫm nghĩ tiếp những lời của Phan Bội Châu: ” … Các người chỉ là một khối thịt sống, ù ù cạc cạc không biết cái gì, chỉ ngồi mà trách cứ lẫn nhau, trông mong lẫn nhau mà thôi….đến nỗi cùng xô đẩy dắt díu nhau xuống hồ cả một lũ, một đoàn… Ngó lại các ngươi, ta chỉ hổ thẹn với con chó của tên Đạo Chích…” (Thời thế và anh hùng- Phan Bội Châu toàn tập- tr175- 176- NXB Thuận Hóa- Huế- 1990)

Biểu tình chống Trung Quốc hồi đầu năm 2013

Ít người Việt Nam dám làm những điều khiến chính quyền bực mình

Những lời đó đã phản ánh tình trạng dân khí của người VN trong những năm đầu thế kỷ XX. Thời đó, với sự hà khắc của chế độ phong kiến, nếu dám trái ý triều đình, có thể bị tội tru di tam tộc.

Tệ thế, nhưng thời đó vẫn có những chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và đông đảo người ủng hộ… Đám tang người tù yêu nước Phan Chu Trinh ngày 4/4/1926 có tới khoảng sáu vạn người Nam kỳ (có tài liệu nói là khoảng mười vạn, tức là khoảng 1/3 dân số Sài Gòn) theo sau quan tài ông để bày tỏ lòng biết ơn và chí khí, bất chấp sự ngăn cấm của chính quyền, phong trào truy điệu để nối chí ông được tổ chức khắp ba kỳ.

Thật đáng buồn là sau hơn một thế kỷ, những nhận định của Phan Bội Châu vẫn mang tính thời sự, thậm chí thực tế còn đáng đau xót hơn hơn.

Làm sao tưởng tượng nổi là không khí quy chụp tư tưởng, vu oan giá họa, xét xử bất cần công lý thuở Cải cách ruộng đất những năm 50 của thế kỷ trước dường như đang sống lại ở thời này ở nhiều vụ việc, tạo vô số dân oan ở nơi nơi. Trong một số bài báo và phóng sự truyền hình, thật nhục nhã cho nghề nhà báo khi một số người thay vì làm rõ sự thật như sứ mạng, thì lại “gắp lửa bỏ tay người” chỉ để đổi lấy tiền bạc, chức vị hoặc sự yên ổn!

Trên thực tế, tỉ lệ người trộm cắp cướp đoạt không lớn so với dân số nhưng sự hoành hành của chúng thật không giới hạn. Chỉ có thể ngăn chặn bằng cải cách thể chế. Một mặt khác, mỗi công dân cũng không thể không nhìn lại trách nhiệm của mình trong việc đã để dân khí suy đồi.

Tù nhân lương tâm – những Tráng sĩ công lý

Những tù nhân lương tâm – những tráng sĩ vì đấu tranh cho lợi quyền chung mà phải giam cầm sau song sắt – lẽ nào ta không nợ họ?!

Khi tù nhân lương tâm Nelson Mandela khốn khổ vì bị nhà cầm quyền Nam Phi kết án chung thân, đày đọa ông trong tù tới 27 năm, mỗi người Nam Phi và người dân trên thế giới, kể cả người VN, đều nợ ông vì ông đã vì dám dũng cảm đứng lên chống lại chế độ phân biệt chủng tộc, bảo vệ quyền con người và tự do.

Mặc dù nhà cầm quyền đổ nhiều trọng tội, bôi nhọ bằng mọi cách, nhưng ông đã được tôn vinh là người anh hùng của Nam Phi và thế giới, lĩnh tới hơn 250 giải thưởng, trong đó có giải Nobel Hòa bình, trở thành vị tổng thống dân cử đầu tiên của Nam Phi và là một trong những vị cứu tinh của nhân loại.

Bà Aung San Suu Kyi tiếp xúc với người dân

Bà Aung San Suu Kyi đã bị giam cầm và quản thúc trong hơn 20 năm nhưng cuối cùng chế độ ở Myanmar phải thay đổi theo hướng bà kêu gọi

Tương tự, bà Aung San Suu Kyi đã bị chế độ độc tài quân phiệt Myanma nhục mạ, kết tội, giam cầm và quản thúc tới gần 21 năm chỉ vì bà lãnh đạo cuộc đấu tranh bất bạo động cho việc thiết lập một nền dân chủ và thể chế tiến bộ cho người Myanma. Bà cùng những đồng chí của mình đã thức tỉnh chế độ quân phiệt tàn bạo, khiến đất nước này gần đây phải chuyển đổi theo thể chế dân chủ và tự do. Bà là vị cứu tinh của Myanma, cũng được coi là vị anh hùng của thế giới.

Mỗi người Myanma, nếu có lương tri, đều biết rằng mình may mắn được nợ bà- nợ những nỗi thống khổ mà bà đã vì họ mà chịu đựng. Nợ những cử chỉ nhằm giải phóng chế độ độc tài quân phiệt mà bà đã bền gan thực hiện cho bà và cho họ.

Khi xã hội loài người tiến lên được một bước về phía tự do, bình đẳng và công lý thì thường lại có rất nhiều người phải hy sinh trong công cuộc đấu tranh chống lại những thế lực luôn lấy việc cưỡng đoạt hạnh phúc của người khác để phục vụ cho quyền lợi riêng của chúng làm lẽ sống.

Suy cho cùng, không ai sống trên đời mà lại có thể chối bỏ hân hạnh gánh trên vai những món nợ tinh thần phải trả cho mình và cho cộng đồng, cho niềm hạnh phúc của con người.

“Khi xã hội loài người tiến lên được một bước về phía tự do, bình đẳng và công lý thì thường lại có rất nhiều người phải hy sinh trong công cuộc đấu tranh chống lại những thế lực luôn lấy việc cưỡng đoạt hạnh phúc của người khác để phục vụ cho quyền lợi riêng của chúng làm lẽ sống.”

Bởi thế bất kỳ công dân nào cũng có trách nhiệm đương nhiên phải đấu tranh cho tự do, nhân quyền và công lý cho mình và cho mọi người.

Đó là khí chất làm người, là dân khí, là nhân tố cốt lõi tạo nên nền công bằng và vững mạnh cho một đất nước.

Cần ý thức rằng, khi một người chối bỏ trách nhiệm đó, là đem lại tổn thương cho chính mình và cho xã hội. Trong nỗi oan khuất của người vô tội này bao giờ cũng hàm chứa mối đe dọa về nỗi oan khuất rồi cũng sẽ đến với những người khác.

Khi công dân ý thức được điều đó, nghiễm nhiên sẽ có phẩm giá của loài hiểu biết, hãnh diện về khí chất làm người của mình, sẽ không còn sợ hãi bóng tối và những sự đe dọa.

Khi nhận thức được như thế, sẽ có sức mạnh tinh thần để biết tạ ơn và biết hành động để trả nợ, để không chỉ sống cho ta, trong kiếp ngắn ngủi này, mà biết còn hân hoan sống cho cộng đồng.

‘Thế lực thù địch’

Người VN, đương nhiên mỗi người cũng mang món nợ của mình.

Như người làng Vĩ Đại nợ những giọt máu, nợ cái chân gẫy, nợ sự oan khuất và tự do bị tước đoạt của ông Cột ông Kèo bà Ninh…

Ta hân hạnh nợ nần bao nhiêu người anh hùng bảo vệ đất nước, chống tham nhũng, ma túy, cướp bóc, những nhà tư tưởng và nhà khoa học vì con người. Ta nợ bao Tráng sĩ lương tâm – họ xứng đáng được tôn vinh là Tráng sĩ – vì có bản lĩnh dám chỉ ra những cái sai cho nhà cầm quyền biết- thực chất là họ đã giúp nhà cầm quyền để củng cố nền hòa bình, công lý và tự do.

“Những người dám nói lên sự thật, đòi quyền làm người, dám phản đối cái ác và bất công, hoàn toàn không hề là người đối lập với đảng và chính phủ VN, mà chính nhiều cá nhân, tổ chức nằm trong hệ thống quyền lực đã tự hành xử ngày càng đối kháng với quyền lợi chính đáng của nhân dân, đất nước.”

Thật đau lòng là nhiều người trong số họ lại đang bị giam cầm và hành hạ sau song sắt nhà tù. Đa phần trong số họ là vô tội, giữ được bản lĩnh. Càng bị đàn áp, bôi nhọ, phẩm chất của họ càng tỏa sáng.

Những người dám nói lên sự thật, đòi quyền làm người, dám phản đối cái ác và bất công, hoàn toàn không hề là người đối lập với đảng và chính phủ VN, mà chính nhiều cá nhân, tổ chức nằm trong hệ thống quyền lực đã tự hành xử ngày càng đối kháng với quyền lợi chính đáng của nhân dân, đất nước.

Nhưng danh sách tù nhân lương tâm tại VN tăng theo mức độ đàn áp. Chỉ trong nửa đầu năm 2013 này đã có tới khoảng 50 người bị bắt giam. Theo công luận và nhiều luật sư, họ đã bị kết tội oan. Đặc biệt bất công là trường hợp quy tội “trốn thuế” cho Điếu Cày và luật sư Lê Quốc Quân để bỏ tù và đối xử tàn nhẫn với họ, trong khi vô số cá nhân, công ty, đại gia, người trong giới biểu diễn…thiếu thuế hàng chục, hàng trăm tỉ đồng, thì chỉ truy thu và được gọi là “kê khai thiếu chứ không phải trốn thuế,”(theo trả lời PV của bà Lê Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục thuế TP HCM- Theo VNExpress- 27/7/2013)

Gần đây, việc bị dồn vào tình thế phải tuyệt thực liên tiếp của một số tù nhân lương tâm như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày…và cuộc nổi dậy bất đắc dĩ của tù nhân tại trại giam Z30 A Xuân Lộc – Đồng Nai ngày 30/6/2013 vừa rồi đã lại làm phẫn nộ thêm nhiều người có lương tri trong và ngoài nước.

Hiện trạng ấy khiến cho dư luận đặt ra nhiều câu hỏi nhức nhối. Có khôn ngoan không, khi nhà chức trách đang chọn cách giải quyết những vấn nạn chính trị – kinh tế- xã hội bằng súng và xiềng xích đe nẹt tự do ngôn luận thay vì cải cách thể chế và cải cách kinh tế?

Chỉ tìm cách đổ lỗi cho các “thế lực thù địch diễn biến hòa bình” bên ngoài chứ không cắt bỏ khối ung bướu ngay trong thể chế, đó thực ra là một sự “tự sát”, không những làm trầm trọng thêm các vấn đề cấp bách hiện nay mà còn khiến VN càng thêm giảm uy tín và khiến cộng đồng quốc tế không thể làm ngơ.

Gần chót về tự do

VN hiện đang bị xếp thứ gần chót hạng(172/179 quốc gia) trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí thường niên 2013 do Phóng viên Không biên giới thực hiện.

Không phải vô cớ, không chỉ có sự đòi hỏi từ một số đồng bào VN, mà ngày càng dồn dập tăng số lượng cá nhân và tổ chức trung lập có uy tín trên thế giới bày tỏ sự ủng hộ đối với những nhà phản biện và tù nhân lương tâm VN, đòi phải lập tức trả tự do cho họ.

Ngày 18/4/2013, QH châu Âu thông qua nghị quyết tố cáo VN đàn áp tự do ngôn luận và hạn chế tự do tôn giáo.

Ngày 17/6/2013, có tới 12 tổ chức NGO, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Thế giới, Trung tâm nhân quyền Kennedy(Mỹ) và một đoàn gồm 12 nghị sĩ Mỹ… cũng lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu chính phủ VN phóng thích ngay luật sư vô tội Lê Quốc Quân, đồng thời yêu cầu chấm dứt việc đàn áp các luật sư và các nhà chỉ trích chính phủ về vấn đề nhân quyền.

Ngày 27/6/2013, bản Dự thào về luật nhân quyền cho VN đươc được UB đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua, đưa ra cảnh báo dứt khoát cho VN là phải cải thiện về nhân quyền, nếu không muốn có những tổn hại về kinh tế và thương mại, hoặc những nguồn viện trợ nằm ngoài tính cách nhân đạo từ Mỹ.

Một Dự luật nhân quyền cho Việt Nam và Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam, hiện đang được trình cho Hạ nghị viện và rồi Thượng nghị viện Mỹ, là những hành động cảnh báo mạnh mẽ để VN cân nhắc lại và hành xử cho đúng với những văn bản đã ký cam kết về quyền con người cùng thế giới.

Trong hoàn cảnh Chủ tịch nước VN vừa ký văn bản cam kết hợp tác toàn diện với Mỹ, nếu VN không cam kết suông, thì vấn đề cải thiện nhân quyền tại VN lại càng cấp bách hơn bao giờ hết.

Chủ tịch Trương Tấn Sang và ông Barack Obama ở Nhà Trắng hôm 25/7

Việt Nam và Mỹ vừa cam kết sẽ tiếp tục đối thoại về nhân quyền

Mỗi người VN xin hãy tỉnh táo để tránh thảm họa đều trở thành nạn nhân của nạn côn đồ cướp bóc, như người dân làng Vĩ Đại. Hãy mở miệng bảo vệ chính chúng ta và các Tráng sĩ công lý.

Mỗi người VN vốn đều mang căn tính thiện và dũng khí trong mình, với lòng yêu công lý, hòa bình và hạnh phúc.

Vậy hãy để cho căn tính này được tự nhiên bộc lộ.

Hãy hồn nhiên “”mở miệng” như tạo hóa vốn tạo nên ta thế. Như một sự xác tín rằng ta là con người, xứng đáng được hưởng những quyền tối thiểu, đương nhiên của con người đã được tạo hóa ban cho. Nếu sống mà không có quyền tự do ngôn luận, quyền được hưởng công lý và bình đẳng, thì sống khác nào đang chết.

Mỗi công dân nếu cố gắng vượt qua sự sợ hãi và vô cảm thì chắc chắn sẽ chấn hưng được dân khí.

Người VN cũng biết hân hạnh mang nợ và trả nợ lương tâm. Như thế không phải là chống đối nhà cầm quyền, mà là thức tỉnh họ phải trở lại con đường đồng hành cùng nhân dân xây dựng một nền dân chủ, tự do, đất nước toàn vẹn lãnh thổ và giàu mạnh./.

BÉ GEMMA DI GIORGI MÙ ĐƯỢC PADRE PIO CHỮA LÀNH

BÉ GEMMA DI GIORGI MÙ
ĐƯỢC PADRE PIO CHỮA LÀNH

Trích Ephata  số 572

Một trong những phép lạ chữa lành lớn lao mà Cha Thánh Pio thực hiện và làm cho giới Y Khoa bàn luận. Đó là sự kiện một em gái mù, không có tròng mắt mà khi cha chữa lành thì bé có thể thấy được. Trong những trường hợp ấy, người được chữa lành sống một cuộc sống hoàn toàn bình thường. Theo như khoa học lượng giá thì họ vẫn còn là những bệnh nhân.

Bệnh nhân ấy tên là Gemma di Giorgi. Bé Gemma di Giorgi được sinh vào ngày Lễ Giáng Sinh năm 1939, tại thành phố Ribera. Ngay sau khi sinh thì mẹ của bé biết ngay rằng đôi mắt của em bé khác hẳn những đôi mắt của các trẻ em khác. Sự thật là bé Gemma bị mù.

Mẹ em đưa con đến một bác sĩ nhưng bác sĩ không thể chữa cho bé lành được. Rồi bé được đưa đến với hai bác sĩ chuyên môn ở vùng Palermo. Họ đều xác nhận là bé không có tròng mắt nên không thể chữa trị được lành. Trường hợp của bé không thể mổ được.

Cha mẹ bé bèn đưa con đến bàn thờ Đức Mẹ Maria ở Nhà Thờ để cầu nguyện cho bé vì chắc chắn là bé cần một phép lạ chữa lành. Một thân nhân là Nữ Tu khuyên gia đình nên đưa bé đến gặp Padre Pio. Đó là một tia hy vọng cho gia đình bé. Bà nội của Gemma xin vị Nữ Tu viết thư cho cha Pio thay cho bé Gemma.

Khi vị Nữ Tu trở lại Tu Viện thì bà viết ngay một lá thư cho Padre Pio để xin ngài cầu nguyện cho bé Gemma. Một đêm kia, vị Nữ Tu thấy ngài trong một giấc mơ. Padre Pio hỏi vị Nữ Tu: “Bé Gemma ở đâu mà có nhiều người cầu nguyện cho bé quá vậy ?”

Trong giấc mơ, vị Nữ Tu giới thiệu bé Gemma với Padre Pio và ngài làm dấu Thánh Giá trên đôi mắt của bé. Ngày hôm sau, bị Nữ Tu nhận được một lá thư của Padre Pio. Ngài viết: “Con thân mến, hãy tin tưởng là cha sẽ cầu nguyện cho bé Gemma. Cha gửi cho con lời chúc lành của cha.”

Vị Nữ Tu kinh ngạc vì thấy có sự trùng hợp giữa giấc mơ và lá thư mà bà vừa nhận được. Bà vội vàng viết thư cho gia đình bé và khuyến khích họ hãy đưa bé Gemma đến gặp gỡ Padre Pio. Thế là bà nội dắt cháu bé đến gặp cha Pio vào năm 1947.

Lúc ấy bé Gemma được 7 tuổi. Khi ấy, hai bà cháu đến vùng San Giovanni Rotondo để gặp Padre Pio xin cầu nguyện và mong mỏi có một phép lạ xẩy ra. Trên chuyến đi từ Sicily đến San Giovanni Rotondo, đôi mắt của Gemma bắt đầu được chữa lành. Khi đi đến nửa đường thì Gemma bắt đầu thấy biển và tầu bè. Bé kể lại những gì mà bé thấy cho bà nội nghe.

Bà nội bé và những người bạn đồng hành đều ngạc nhiên và bắt đầu cầu nguyện. Lúc ấy, chuyến đi từ Sicily đến Nhà Dòng rất là lâu và khó khăn. Trong lúc bà nội bé Gemma nhận ra phép lạ xẩy đến thì bà vẫn còn ý tưởng phải đến gặp Padre Pio để xin ngài cầu bầu cho.

Tại San Giovanni Rotondo, Padre Pio gọi bé Gemma bằng tên trước khi đứa bé đến gặp ngài. Ngài giải tội cho bé và dù cho bé không nói gì đến sự mù lòa của mình nhưng ngài đụng chạm đôi mắt của bé với đôi tay mang dấu thương thánh của ngài. Ngài làm dấu Thánh Giá trên mắt của bé. Vào cuối buổi xưng tội của bé, cha chúc lành cho bé và nói: “Con hãy trở nên tốt lành và thánh thiện.”

Bà nội bé bực bội vì bé Gemma quên không xin cha Padre Pio ban ơn chữa lành cho lúc bé xưng tội. Thế là bé Gemma bực và bắt đầu khóc. Bà nội bé đến xưng tội với cha và nói với cha như sau: “Con xin ơn lành cho cháu bé Gemma và bé Gemma đang khóc bởi vì bé đã quên không xin cha ban ơn chữa lành cho bé”. Sau đó bà kể lại: “Tôi không thể quên được giọng nói dịu dàng của cha khi cha hỏi: “Này con, con có Đức Tin không ? Đứa trẻ không cần phải khóc mà con cũng không cần khóc, vì con có biết là nó đã được nhìn thấy rồi không ?”

Rồi Padre Pio kể về biển và chiếc tầu mà Gemma đã nhìn thấy khi còn đi trên cuộc hành trình. Chúa đã dùng cha Pio để lấy đi bóng tối đang che mắt bé Gemma. Trong cùng một ngày hôm ấy, Padre Pio cho bé Gemma rước lễ lần đầu và ngài lại làm dấu Thánh Giá trên đôi mắt của bé.

Khi bé Gemma trở về Sicily thì gia đình đưa bé đi bác sĩ chuyên môn để khám mắt. Bác sĩ thử nghiệm cho Gemma, và bé đã nhìn thấy mọi sự trước mắt mình. Bé có thể đếm những ngón tay của bác sĩ từ phía xa. Mặc dù bé Gemma không có tròng mắt nhưng bé có thể nhìn thấy mọi sự. Bác sĩ tuyên bố rằng lẽ ra mắt Gemma không bao giờ có thể nhìn được. Giới Y khoa không thể giải thích được. Sau đó có rất nhiều bác sĩ muốn khám mắt cho Gemma.

Đó là một phép lạ chữa lành làm cho báo chí nước Ý xôn xao trong mùa hè năm 1947. Mắt của Gemma ngày một tốt nên bé có thể đi học và học đọc, học viết. Bé có thể sống một cuộc sống bình thường. Bà Clarice Bruno, tác giả cuốn sách: “Roads to Padre Pio” tạm dịch là Những Con Đường đến với Padre Pio, đã gặp gỡ Gemma vào tháng 5 năm 1967. Bà Clarice nói rằng dù cho đôi mắt của Gemma không giống như những đôi mắt khác nhưng cô ấy vẫn nhìn thấy mọi sự.

Bà Clarice nói với Gemma rằng bà đang muốn viết một cuốn sách về Padre Pio và muốn đăng cảm nghiệm về phép lạ mà Gemma nhận được. Gemma xin phép cha Padre Pio và ngài cho phép. Vì thời tiết nóng và có gió nhiều nên Gemma đeo kính mát. Cha Pio đưa bàn tay qua lại trên mắt cô và nói: “Tại sao con phải đeo kiếng ? Con nhìn thấy mọi sự mà !”

Cha John Schug, tác giả của cuốn “A Padre Pio Profile” tạm dịch là Tiểu Sử của Padre Pio đã gặp Gemma và phỏng vấn cô. Ông chia sẻ: “Cô ấy giống như một người mù. Đôi mắt không có tròng thế mà cô ấy nhìn thấy được. Tôi thấy cô ấy vói tay lấy cuốn sổ điện thoại, lấy một số điện thoại và gọi cho số ấy. Các bác sĩ không thể giải thích trường hợp bệnh tình của Gemma di Giorgi.”

Điều kết luận là: trong khi Gemma và bà nội đến San Giovanni Rotondo để xin ơn chữa lành thì ơn lành đã đến với họ qua lời cầu bầu của Padre Pio trước khi mà họ đến được vùng ấy. Thiên Chúa trong sự huyền diệu của Ngài, muốn điều này xẩy ra. Từ đó, cô Gemma đã đi khắp thế giới để kể về cảm nghiệm chữa lành của cô.

KIM HÀ, theo Spiritdaily.net

NIỀM VUI TUỔI GIÀ

NIỀM VUI TUỔI GIÀ

ĐOÀN THANH LIÊM

Thế hệ chúng tôi đang ở vào lứa tuổi 70 – 80, đã về nghỉ hưu để mà an tâm dưỡng trí được rồi. Cuộc đồi quả thật đã nhiều phen lận đận nổi trôi theo vận nước – vốn từng bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh liên tục suốt 30 năm (1945 – 1975). Và rồi sau đó là chế độ độc tài chuyên chế cộng sản – và bây giờ là cuộc sống định cư ở nước ngòai.

Nhiều người được cái may mắn có con cháu thành đạt, lại có lòng hiếu thảo – nên được các cháu chăm lo săn sóc cho thật là chu đáo từ việc ăn uống, áo quần đến chuyện nhà ở, và gia đình cả ba bốn thế hệ con cháu lại thường có dịp xum họp quây quần bên nhau v.v… Nhờ vậy mà gia đạo có phần được an vui, yên ấm. Đó là niềm an ủi thật lớn lao quý báu cho tuổi già sinh sống xa quê hương bản quán của mình vậy.

Không còn bị vướng mắc với chuyện phải chật vật bươn chải lo toan kiếm sống cho bản thân và cho gia đình với các món “cơm áo gạo tiền” gì gì nữa, nên chúng tôi có thật nhiều thời gian rảnh rỗi – mà có một vài người lại còn than phiền, đại khái như “không biết phải làm cái gì cho hết ngày hết giờ”…Lại nữa, người lớn tuổi thường ít ngủ, hay nằm trằn trọc trên giường, hoặc thức giấc nhiều lần trong đêm để mà lo chuyện “xả cái bàu tâm sự mau bị đày ứ” ấy đi.

Nhưng cũng có người biết chấp nhận cái quy luật muôn thuở của cuộc sống trên cõi đời này, đó là chuyện “Sinh, Lão, Bệnh, Tử” – tức là cái tiến trình lão hóa do tính chất sinh học khách quan – mà không một sinh vật nào, kể cả bất kỳ con người nào mà lại có thể vượt thóat khỏi được. Nhờ vậy mà họ an tâm vui vẻ tìm cách thích nghi êm thắm với cái quá trình khuôn thước đó.

Trong vòng vài chục năm gần đây, nhờ sự phổ biến rộng rãi của Internet, nên các bạn lớn tuổi của tôi đã có thêm được một nguồn vui mới – khiến làm tăng thêm phẩm chất của cuộc sống – và như vậy là có thêm điều kiện để thực hiện được cái lý tưởng “Sống lâu và Sống có ích” như nhiều người đã tâm niệm từ bấy lâu nay.

Bài viết này nhằm ghi lại cái kinh nghiệm bản thân của một số huynh trưởng và bạn bè thân thiết – mà tôi thường gặp gỡ hay trao đổi qua mạng lưới điện tóan tòan cầu trong thời gian gần đây.

Nói chung, thì môi trường sinh họat ở nước ngòai có tính cách thông thóang hơn – cả về mặt vật chất như thực phẩm, dịch vụ chăm sóc y tế, vệ sinh môi trường thiên nhiên … được bảo đảm trong lành hơn – và cả về mặt văn hóa tinh thần cũng thỏai mái hơn vì không bị công an mật vụ nhòm ngó, kiểm sóat hạn chế mặt này mặt khác. Do đó, mà cuộc sống có được phẩm chất cao hơn (high quality of life) – bà con được tự do sinh họat thỏai mái dễ chịu hơn, thơ thới vô tư hơn.

1 – Trước hết là trường hợp của nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh và của Giáo sư Phó Bá Long.

Cả hai vị này đều đã từ giã cõi đời cách đây không lâu. Nhưng họ đã sống rất thọ và ở tuổi 85 – 87, các vị vẫn còn hăng say nghiên cứu viết lách – mà đặc biệt là sử dụng internet khá thường xuyên trong việc giao tiếp với bà con bạn hữu hay tra cứu tham khảo tài liệu để viết báo viết sách. Nhà báo Sơn Điền còn tham gia viết báo thường xuyên khi đã tới tuổi thượng thọ 90 – ông chỉ ngưng viết vào hơn một tháng trước khi qua đời vào tháng 8 năm 2012 vì tuổi già kiệt sức. Mỗi lần tôi đến San Jose, thì đều ghé thăm ông tại khu cư xá bên cạnh thương xá Lion trên đường King với Tully. Ông luôn giữ được sự bình tĩnh sáng suốt tinh tường của một nhà báo kỳ cựu – mà có tay nghề dễ đến trên 60 năm.

Còn Giáo sư Long, thì vào cuối đời ông vẫn hăng say với nhiều công chuyện về giáo dục và văn hóa. Cụ thể là ông lo việc phổ biến cho công chúng tại Mỹ bản dịch tiếng Anh từ cuốn Hồi ký của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường nguyên tác bằng tiếng Pháp “ L’excommunié “ (Kẻ bị khai trừ). Ông Long là môn sinh của Luật sư Tường tại trường Bưởi Hanoi hồi trước năm 1945, và rất mến phục sự uyên bác của vị giáo sư dậy môn văn chương này. Trước khi mất vào năm 2009, ông Long vẫn liên lạc qua e-mail với tôi và ông thúc giục tôi phải chú ý thực hiện rất nhiều việc này chuyện nọ.

2 – Hai nhà văn Uyên Thao và Trần Phong Vũ với Tủ sách Tiếng Quê Hương.

Hai nhà văn kỳ cựu này đã bước vào tuổi bát tuần, nhưng từ nhiều năm nay các anh đã miệt mài làm việc để cống hiến cho độc giả đến trên 50 đầu sách trong Tủ sách Tiếng Quê Hương được ấn hành tại hải ngọai. Nhà văn Uyên Thao bị bệnh thật ngặt nghèo – phải cắt đi đến quá nửa cái bao tử – ấy thế mà suốt ngày đêm vẫn bám sát máy computer – để lo viết bài giới thiệu cũng như biên tập, nhuận sắc cho những cuốn sách do các tác giả trao phó cho việc xuất bản. Anh được bà con trong vùng thủ đô Washington mến mộ vì sức làm việc dẻo dai kiên trì liên tục từ trên cả chục năm nay.

Nhà văn Trần Phong Vũ là bạn học với tôi từ tuổi niên thiếu hồi trước năm 1945  tại thị xã Thái Bình – đến nay tình bạn giữa chúng tôi tính ra đã tới trên 70 năm rồi. Anh là người được bà con ở California đánh giá cao vì rất tháo vát năng nổ trên lãnh vực truyền thông báo chí, đài phát thanh, truyền hình… Và đặc biệt là anh sát cánh với Uyên Thao – người bạn đồng nghiêp lâu năm trong ngành phát thanh và báo chí trước đây ở miền Nam Việt nam – để cùng điều hành Tủ sách Tiếng Quê Hương.

Cả hai anh đều sử dụng nhuần nhuyễn kỹ thuật hiện đại của Internet, nhờ vậy mà công việc nghiên cứu, biên tập và sáng tác của các anh luôn có năng suất rất cao. Rõ ràng là hai anh đã có niềm say mê với sách vở chữ nghĩa và hiện đang sống thật sung mãn trọn vẹn cái tuổi của lớp người cao niên vậy.

3 – Các bạn đồng môn tại Trường Bưởi & Chu Văn An .

Các bạn cùng học chung với tôi lớp Đệ Nhất Ban Tóan tại Trung học Chu Văn An ở Hanoi niên khóa 1953 – 54, thì nay đều đã bước vào cái tuổi 80 cả rồi. Hiện nay, còn có tới trên 20 bạn vẫn giữ liên lạc được với nhau qua thư từ, điện thọai hay e-mail. Mùa hè năm 2012 vừa qua, tôi ghé qua Paris, thì gặp lại khá nhiều các bạn vốn đã sinh sống tại đó từ trên 50 năm nay – cụ thể là các bạn Phạm Xuân Yêm, Vũ Dương Tuyền, Bạch Lý Từ (em thày Bạch Văn Ngà). Và mấy bạn mới qua đây sau năm 1975 như Đỗ Đăng Di, Võ Thế Hào.

Trong buổi gặp nhau đông đủ tại nhà bạn Yêm ở thị trấn Bourg-la Reine, chúng tôi đã thỏa chí với đủ thứ chuyện hàn huyên tâm sự – nhắc lại bao nhiêu kỷ niệm của tuổi trẻ thơ mộng từ cái thời 60 năm trước trên đất Bắc. Và đặc biệt, chúng tôi lại còn nói chuyện qua điện thọai với nhiều bạn khác như Bùi Thiệu Tường ở Montréal Canada, Vũ Ngọc Óanh ở San Jose California, Vũ Tiến Thông, Vũ Hữu Bao ở Texas, Ngô Đình Thuấn ở Washington DC v.v… Bạn Di là trưởng lớp vẫn giữ được cái tác phong của con chim đầu đàn nhằm giữ vững cái mối tình keo sơn gắn bó giữa anh em chúng tôi – nhất là bạn lại rất siêng năng với chuyện thông tin liên lạc của các thành viên trong Nhóm qua Internet.

Nhân tiện, cũng xin ghi thêm về sinh họat của các Phân Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trường Bưởi – Chu Văn An tại nhiều địa phương như ở Nam và Bắc California, ở Texas, ở Washington DC, ở Canada, ở Paris v.v… Mỗi năm, hầu hết các Phân Hội này đều tổ chức các buổi Hội Ngộ Mùa Xuân, Mùa Hè và còn ấn hành các cuốn Đặc san hoặc Kỷ yếu để ghi lại những kỷ niệm thân thương trìu mến về Trường Xưa, Bạn Cũ nữa. Và nhờ qua Internet, mà việc thông tin liên lạc được mau lẹ và phổ biến rộng rãi cùng khắp nơi trên thế giới nữa. Quả thật Internet là một phương tiện thật đắc lực để giúp củng cố và tăng cường cái tình bạn từ thuở thiếu thời giữa các bạn đồng môn chúng tôi mà đều xuất thân từ trường Bưởi – Chu Văn An vậy đó.

4 – Sinh họat của các Hội đòan khác.

Tôi tham gia sinh họat với nhiều hội đòan như Hội Ái Hữu Hành chánh Tài chánh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Hội Ái Hữu Luật khoa VN, Mạng Lưới Nhân Quyền VN … Và nhất là tôi còn hay viết bài gửi đăng trên nhiều báo giấy cũng như báo điện tử on-line tại nhiều nơi trên thế giới.

Trong khi sinh họat với các tập thể như vậy, lớp người lớn tuổi như chúng tôi lại được các bạn trẻ tiếp sức – mà các bạn trẻ thì thường là rất thành thạo về kỹ thuật điện tóan – nhờ vậy mà họat động của tập thể chúng tôi đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, có khi còn vượt quá sự mong ước của các thành viên nữa. Kết cục là anh chị em được tăng thêm niềm lạc quan phấn khởi sau những thành tựu thật tốt đẹp như thế.

Mà còn hơn thế nữa, lớp con cháu thuộc thế hệ thứ 2, thứ 3 trong gia đình thì lại còn nhuần nhuyễn gấp bội trong việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật về điện tóan – nên các cháu thường ra sức tiếp trợ về chuyên môn cũng như mua sắm máy móc hiện đại giúp nâng cao năng suất công việc của chúng tôi rất nhiều. Thành ra, tòan bộ gia đình gồm cả hai ba thế hệ đều cùng tập trung vào công chuyện xã hội nhân đạo cũng như tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt nam nữa.

Qua việc hỗ trợ kỹ thuật cũng như tài chánh như thế, các cháu có thêm cơ hội để hiểu biết thấu đáo hơn về tâm sự cùng ước vọng của thế hệ người lớn tuổi – và từ đó mà có thêm sự thông cảm và quan tâm sâu sắc hơn đối với những vấn đề sinh tử của bà con ruột thịt của mình ở bên quê nhà. Và hệ quả là cái hố cách biệt giữa hai thế hệ già và trẻ trong cùng một gia đình (Generation Gap) cũng có cơ may được giảm bớt đi rất nhiều nữa.

5 – Kinh nghiệm cá nhân về sự tìm kiếm tài liệu trên Internet.

Nhân tiện, tôi cũng xin ghi vắn tắt về chuyện truy cập tìm kiếm thông tin tài liệu trên Internet. Phải nói rằng nhờ có Internet mà chúng ta có thể tìm được bất kỳ tài liệu nào liên hệ đến chủ đề mình đang theo đuổi nghiền ngẫm – nguồn thông tin đó lắm khi quá phong phú dồi dào đến nỗi có khi mình đâm ra nghi ngờ lúng túng không còn biết đúng sai ở chỗ nào nữa. Tuy nhiên, nếu mà giữ được sự bình tĩnh kiên nhẫn cần thiết, thì ta vẫn có thể tìm cách sàng lọc từ cái khối lượng thông tin hỗn độn đó để rút ra được những tài liệu khả tín, chính xác – khả dĩ có thể khai thác và sử dụng được cho bài viết của mình.

Việc này thường được gọi là “sự tiếp nhận có chọn lọc” (the selective reception) – đó là phương cách hiệu quả nhất cho bất kỳ cuộc truy tầm nghiên cứu nghiêm túc nào vậy.

Nói vắn tắt lại, nhờ khôn khéo áp dụng những tiến bộ mới trong thời đại Internet ngày nay ở vào đầu thế kỷ XXI, mà lớp người cao niên đang có triển vọng đạt tới được năng suất cao hơn ở mọi lãnh vực sinh họat cũng như tranh đấu góp phần với bà con tại quê nhà – trong công cuộc xây dựng một xã hội thật sự tiến bộ, nhân bản và nhân ái theo trào lưu phổ biến của thế giới hiện đại.

– Vấn đề là chúng ta phải thực sự có quyết tâm bền chí để cùng kết hợp với thế hệ trẻ là lớp con cháu nơi mỗi gia đình – trong việc hội nhập êm thắm với dòng chính của xã hội nơi chúng ta đã chọn lựa để mà định cư sinh sống lâu dài – sau khi thóat khỏi chế độ độc tài chuyên chế tòan trị do người cộng sản áp đặt trên quê hương bản quán là nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

– Nhờ có việc hội nhập tốt đẹp như vậy, mà chúng ta còn kêu gọi thêm được sự hỗ trợ thật quý báu và hiệu quả từ phía nhân dân các quốc gia văn minh dân chủ trên thế giới – trong ý hướng cùng góp phần vào công cuộc tranh đấu trường kỳ cho chính nghĩa tự do, dân chủ và phẩm giá con người của đồng bào ruột thịt Việt Nam chúng ta hiện đang sinh sống trên quê hương đất nước mình nữa.

-Và đó mới đích thực là niềm vui lý tưởng trọn vẹn – với ý nghĩa cao quý trong cuộc sống của thế hệ người lớn tuổi như chúng ta hiện đang định cư tại những quốc gia văn minh trên khắp thế giới ngày nay vậy.

Westminster, California Hạ tuần tháng Bảy năm 2013

Đoàn Thanh Liêm

PHẢI NÓI THẬT

PHẢI NÓI THẬT

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Ông bà vẫn thường nói : “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng !”.

Ai cũng cảm, cũng nghiệm được điều này trong đời sống thường nhật. Thật ! Sự thật rất cần cho đời sống của con người. Vì lý do này lý do nọ người ta có thể che giấu sự thật nhưng sự thật vẫn là sự thật để khi sự thật được đưa ra ánh sáng thì sẽ dẫn đến nhiều chuyện đổ nát trong cuộc sống. Thà cứ thật lòng với nhau ngay từ đầu để rồi mọi chuyện không cần phải lấp liếm, không cần phải tìm cách để hóa giải.

Chiều nay, có việc tôi về thăm nhà một tí. Trên bàn, tờ báo Tuổi trẻ của ngày hôm nay có dòng tít thật lớn : Phải nói thật về trợ giá xe buýt.

Bài báo nói về sự gian dối trong việc trợ giá xe buýt. Trước đó, báo Tuổi Trẻ có bài : “Xe buýt : khách ảo, trợ giá thật”

Điểm son của bài báo là hai phát biểu của nhà chức trách như sau : “Mỗi ngày trôi qua mất đi hàng trăm triệu đồng (do xé “khống” vé xe buýt-PV). Tôi đề nghị các cơ quan chức năng nên sớm vào cuộc. Thêm một phát biểu đáng chú ý nữa : “Điều này cũng bình thường trong công tác quản lý. Vấn đề là làm sao phát hiện được nhanh, đồng thời có biện pháp kịp thời chấn chỉnh”

Tựa đề bài báo cũng như nội dung bài báo rất đáng quan tâm. Thế nhưng đâu chỉ có chuyện trợ giá xe buýt mà còn biết bao nhiêu chuyện ngổn ngang trong chốn chợ đời.

Từ chục năm trước, khi thấy hiện tượng lạ là bánh mì bỏ vào trong nước mấy ngày chẳng chịu tan theo lẽ bình thường người ta mới ngạc nhiên. Bắt đầu đi nghiên cứu bánh phở và bánh mì người ta đã phát hiện ra chất phooc môn trong bánh phở và bánh mì.

Những ngày gần đây, cả xã hội lại xôn xao chuyện có chất “lạ” trong bún. Không phải là ngày hôm nay mới có chất “lạ” gây hại cho con người và cũng không phải chỉ có bún mới có chất “lạ”.

Mở mắt thức giấc, bước chân ra khỏi nhà vào bất cứ hàng quán nào để ăn, thử hỏi bao nhiêu chất “lạ” nó nằm ở trong thức ăn. Nhưng vì nhu cầu và phải nói là hết cách nên khách hàng đành phải “nhắm mắt xuôi tay” để ăn cho có sức mà đi làm.

Mở mắt, bước chân vào các phố chợ và cả siêu thị nữa, người ta cũng bắt gặp không biết bao nhiêu là thực phẩm độc hại. Bắp luộc bằng pin, dầu ăn làm từ vỏ xe, cơm nấu cho chất nở, dừa ngâm để tẩy cho trắng, rau muống tưới chất tăng trưởng vài ngày là đủ lớn để bán, heo siêu nạc, gà siêu thịt …

Mới đây thôi, người ta cũng phát hiện ra quả thơm là quả được trồng bằng nhiều chất tăng trưởng hết sức độc hại cho con người. Phát hiện thì phát hiện cũng như xử lý cho nó qua loa thôi chứ xử tận gốc thì chẳng thấy.

Vấn đề vẫn là ở chỗ người bán, người trồng, người sản xuất không thật. Rồi bước đi một bước nữa người quản lý thị trường, vệ sinh phòng dịch, có trách nhiệm … lại cũng không thật khi kiểm tra và không thật khi xử lý thì nó ra như thế thôi chứ đâu có cần gì phải bàn cho mất thời gian.

Chuyện quan trọng người ta cần nói thật với nhau nhưng bây giờ hơi bị hiếm người nói thật. Ngay trong chính gia đình, trong cộng đoàn, trong tập thể … thử hỏi được bao nhiêu phần trăm là nói thật. Tất cả cũng chỉ là sáo ngữ, chỉ là hoa mỹ bên ngoài cho đẹp lòng nhau. Sự thật, lời thật thường rất đắng và mất lòng.

Nhiều người cũng đã từng trải nghiệm, từng chứng kiến những lời rất hoa mỹ, những lời xem ra thật bóng bẩy nhưng chất thật trong những lời đó được bao nhiêu. Trải nghiệm và kinh nghiệm rõ ràng thực tế trong cuộc sống nhưng mấy ai can đảm sống thật bởi lẽ “thật thà thẳng thắn thường thua thiệt”, “lọc lừa lươn lẹo lại lên lương”.

Đúng là khó thật ! Biết rằng thời nào cũng có những chuyện không thật nhưng hơn bao giờ hết, trong thời này cái dối trá nó len lỏi vào trong cuộc sống con người ngang qua nhiều cách nhiều lối. Chính vì không thật nên xã hội phải gánh chịu nhiều thiệt thòi.

Dù cố gắng che đậy bề ngoài cho đẹp như người ta trang trí thực phẩm cho dáng vẻ thật đẹp nhưng có một sự thật không thể nào chối cãi được là ngày mỗi ngày số bệnh nhân tăng kinh khủng. Số bệnh nhân ngày càng tăng vẫn có nguồn gốc từ thực phẩm, từ chất lượng sống của con người gây nên. Và, một sự thật cũng không thể chối cãi nữa là ngày nay tuổi thọ giảm bởi tác hại của nhiều loại thực phẩm có chất “lạ” ngày mỗi ngày được con người dung nạp.

Phải nói thật không phải là lời mời gọi bên ngoài mà là lời mời gọi tự phía bên trong con người, tự lương tâm của con người.

Khi con người mãi chạy theo giá trị vật chất thì người ta sẽ quên giá trị bên trong, giá trị của lương tâm, giá trị của tâm hồn. Khi người ta không còn lương tâm thì dĩ nhiên họ cũng chẳng có sự thật trong mình.

Khi con người mãi lầm lũi trong đời sống thiếu sự thật, thiếu sự chân thành thì cũng là khi con người phải đón nhận những hậu quả khôn lường.

Cuộc đời còn quá nhiều dang dở khi sự thật bị che đậy, bị lấp liếm dưới nhiều hình thức, nhiều cách sống của con người. Con người sẽ phải chết thật sớm do cách sống không thật của mình. Con người cũng phải lãnh nhận những hậu quả do thiếu chân thành khi đối xử với nhau trong đời sống thường ngày. Gieo gió ắt sẽ gặp bão !

Anmai, CSsR

UỐNG NHIỀU THUỐC QUÁ!

UỐNG NHIỀU THUỐC QUÁ!

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

Không ít người lớn chúng ta uống trên 5-10 món thuốc bác sĩ biên toa mỗi ngày, chưa kể những thuốc mua không cần toa bác sĩ, rồi “dược thảo” (herbal and dietary supplements) này “dược thảo” nọ. Tình trạng dùng nhiều thuốc như vậy trong y khoa gọi là “polypharmacy”, xảy ra rất nhiều.

Dùng nhiều thuốc như vậy, có khi vì nhiều bệnh nên cần, song cũng có thể do bác sĩ cho nhiều thuốc không cần thiết, hoặc người bệnh tự đi tìm, mua thuốc uống.
Cuộc đời biến chuyển không ngừng. Càng có tuổi, cơ thể chúng ta thay đổi theo thời gian, thận, gan làm việc kém hơn trước. Nhiều thuốc dùng trước còn an toàn khi chúng ta trẻ, nhưng nay có thể đã trở thành nguy hại. Vì chúng thải ra ngoài cơ thể chúng ta qua đường thận, gan, nhưng bây giờ thận, gan làm việc kém rồi, nên chúng ở lại trong cơ thể chúng ta lâu hơn trước. Đã vậy, cơ thể người có tuổi cũng nhạy cảm hơn với nhiều thuốc.

Càng cao tuổi, chúng ta càng nên thận trọng, chỉ dùng những thuốc thực cần thiết thôi. Và xin nhớ, không phải vấn đề nào cũng cần có thuốc uống, thí dụ như chuyện khó ngủ, nhiều người chúng ta chỉ cần năng tập thể dục, vào giường, thức dậy đúng giờ giấc, là giấc ngủ ngon hơn, không cần đến thuốc ngủ; thuốc ngủ có khi khiến chúng ta lơ mơ, té ngã trong đêm, gãy xương này xương nọ.
Medicare muốn các bác sĩ đừng lười, thường xuyên xem xét các thuốc dùng của người bệnh, bỏ bớt được thuốc nào hay thuốc nấy, và trước khi đặt bút biên toa một thuốc mới, suy tính, cân phân, tránh dùng những thuốc có thể gây hại cho các vị cao niên. (Quả có một số bác sĩ lười thực, thăm khám qua quít chỉ vài phút, thuốc men toàn cho thêm chứ không bao giờ bớt để cho nhanh, khỏi nhức đầu suy tính!). Rồi đây Medicare sẽ chuyển từ hệ thống chi trả fee-for-service (người bệnh cứ ghi tên vào khám là bác sĩ được trả tiền, trong phòng khám bác sĩ khám lâu mau, có chăm sóc cho người bệnh đàng hoàng hay không chẳng ai biết) sang hệ thống pay-per-performance (chi trả dựa theo dịch vụ của bác sĩ có tốt hay không). Cụ thể là vào tháng 9/2013 tới đây, theo dự định, 520.000 vị cao niên Medi-Medi (vừa có Medicare vừa có Medi-Cal) ở California sẽ buộc phải gia nhập một tổ hợp y tế, chỉ một bác sĩ trong tổ hợp sẽ chịu trách nhiệm chữa trị. Nếu nhiều bác sĩ trong tổ hợp lười, không làm “good job”, không chăm sóc cho người bệnh trong tổ hợp đàng hoàng, Medicare sẽ cắt bớt tiền trả tổ hợp, và tất nhiên, bác sĩ sẽ bị cắt bớt tiền trả mỗi đầu tháng. Trong các điều kiện Medicare đưa ra để một tổ hợp được xem là tốt, có điều kiện buộc các bác sĩ trong tổ hợp phải tránh dùng những thuốc có hại cho người bệnh cao niên. Trong hệ thống tổ hợp y tế, các bác sĩ phải làm việc đàng hoàng hơn, người bệnh được chăm sóc cẩn thận hơn.

Danh sách những thuốc có thể gây hại, nên tránh dùng cho các vị cao niên rất dài. Uống quá nhiều thuốc, thế nào cũng phạm phải thuốc nằm trong danh sách thuốc tránh dùng cho người cao niên này. Rồi có nhiều thuốc, dùng riêng thì không sao, dùng chung với một thuốc khác, lại gây hại (drug-drug interaction).
Vậy lần đi khám bác sĩ tới, chúng ta kiếm một bao lớn, bỏ tất cả các thuốc đang dùng vào bao để đưa bác sĩ xem. Xin nhớ đem theo:

– Tất cả các thuốc cần toa, biên bởi bác sĩ chính, bác sĩ chuyên khoa, …
– Tất cả các thuốc không cần toa bác sĩ, kể cả thuốc sinh tố (vitamins), hay thuốc Tylenol, Advil…
– Tất cả các “dược thảo” mua ở chỗ này chỗ kia.

Chúng ta thường không xem các dược thảo là thuốc, và nhiều dược thảo tưởng chừng vô hại, nhưng khi dùng với một thuốc khác lại gây hại. Thí dụ, dược thảo ginkgo biloba, hay được quảng cáo giúp tăng trí nhớ, nếu uống chung với thuốc chống đông máu warfarin, sẽ khiến dễ chảy máu, hoặc dược thảo Saint John’s wort, có tác dụng chống sầu buồn nhẹ, dùng chung với thuốc chống sầu buồn (antidepressants) bác sĩ biên toa, có thể đưa đến nguy hiểm chết người gây do tác dụng của cả hai thuốc.

Rồi trong buổi thăm khám, chúng ta nhớ hỏi bác sĩ:

– Tôi có thể bỏ bớt thuốc nào không? (Nhiều khi người bệnh cứ than một triệu chứng, thay vì tìm hiểu triệu chứng mới này có phải do các thuốc đang dùng gây ra chăng, bác sĩ lại biên thêm một thuốc mới để người bệnh yên lòng cho lẹ, thế là người bệnh ngày càng uống nhiều thuốc không cần thiết, và càng mệt hơn vì thuốc.)
– Các thuốc đang dùng liệu chúng có đánh nhau trong người tôi không (drug-drug interaction)?
– Một vài triệu chứng mới xuất hiện liệu có phải là do thuốc bác sĩ vừa cho tháng trước không? (Bất cứ triệu chứng gì mới có, bác sĩ cần xem xét có phải do thuốc gây ra hay không trước đã, thay vì cho bừa thêm một thuốc mới để chữa triệu chứng này.)
– Nhắc bác sĩ một thuốc đang dùng đắt quá, nhờ bác sĩ xem có thể đổi sang một thuốc khác rẻ tiền hơn không? (Thuốc rẻ hơn không nhất thiết là thuốc không tốt, bác sĩ cho thuốc đắt tiền nhiều khi chỉ vì không nắm vững giá thuốc ngoài thị trường.)
– Có nhiều cách giúp chúng ta tự bảo vệ, tránh bớt được các tác dụng phụ, có khi rất nguy hiểm của thuốc:
– Tốt nhất, đi khám bác sĩ nào cũng vậy, lần đi khám nào cũng thế, mang theo tất cả các thuốc đang dùng để bác sĩ biết, nhờ bác sĩ thường xuyên xem xét lại chúng cho mình, hoặc ít nhất cũng một năm một lần, bỏ bớt thuốc nào bỏ được.
– Giữ một danh sách thuốc đầy đủ trong người, kể cả phân lượng của thuốc, ngày uống mấy lần, lý do tại sao dùng thuốc, bác sĩ nào cho thuốc này,
– Bất cứ khi nào bác sĩ cho một thuốc mới, chúng ta cũng nhớ hỏi: thuốc này để chữa gì vậy; nếu không phải thuốc quan trọng (như thuốc ho, chẳng giúp gì nhiều khi chúng ta bị cảm, còn có thể gây mệt, trí óc kém sáng suốt), không uống có được không; thuốc có thể uống chung với các thuốc khác đang dùng không; thuốc có thể gây những tác dụng phụ nào, và nếu tác dụng phụ xảy ra thì chúng ta nên làm gì; khi nào chúng ta có thể ngưng thuốc (nhiều thuốc như thuốc đau nhức, thuốc bao tử, sau một thời gian, triệu chứng bớt hay hết, chúng ta có thể ngưng thuốc).
– Giữ thuốc trong chai thuốc nguyên thủy của chúng, đừng thuốc nọ để trong chai kia lộn xộn.
– Dược sĩ cũng là người chúng ta có thể nhờ giải thích cách dùng thuốc, các tác dụng phụ của thuốc rất tốt, có thắc mắc chúng ta cứ hỏi.

Năm mới chúng ta chúc nhau khỏe mạnh quanh năm, dùng thuốc đúng, tránh được những nguy hiểm do dùng quá nhiều thuốc không đúng.

BS Nguyễn Văn Đức

_