Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử:

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử:

Giới thiệu Bộ Sưu tập Thơ Công giáo “Có một Vườn thơ Đạo”

Lm Trăng Thập Tự

 Ngày 22-9-2012 sẽ là kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử. Đây là một niềm vui cho giới Công giáo vì nhà thơ được công chúng biết đến rộng rãi nhất và được thương mến nhiều nhất này là một tín hữu Công giáo trẻ, chết lúc mới 28 tuổi. Sự kiện này đồng thời cũng khiến chúng ta nhớ đến những khó khăn rất lớn mà Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp phải trên lãnh vực văn hóa.

Những trì trệ và khó khăn lớn Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp phải trên lãnh vực văn hóa:

– Chữ Quốc ngữ do các thừa sai Công giáo sáng tạo hơn 400 năm qua và giờ đây đã trở nên công cụ cho mọi sinh hoạt thường ngày của dân Việt, thế nhưng trên diễn đàn văn học chỉ có duy nhất một tác giả Công giáo được công chúng biết đến là nhà thơ Hàn Mạc Tử;

– Giới Công giáo bị coi như vắng mặt trên văn đàn vừa do những hoàn cảnh cụ thể bên ngoài, vừa do Giáo hội Việt Nam chưa quan tâm đào tạo;

– Không có các nhà văn, nhà thơ thì cũng không có những người viết kịch bản và làm phim để chuyển tải Tin mừng qua nghệ thuật;

– Những người được ơn cầm bút đã quá ít, rời rạc, lại không được khích lệ cho nên không quan tâm phát triển tài năng;

– “Tiếng Việt là gia tài cha ông để lại cho con cháu luyện tập để chuyển tải Tin Mừng cứu độ cho thiên hạ lại bị bỏ quên hoặc coi thường, trong khi thiên hạ biết tôi luyện và tận dụng tiếng Việt để chuyển đạt các tư tưởng chống Chúa, chống Giáo hội”(ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, lời tựa bộ sưu tập thơ Có Một Vườn Thơ Đạo);

– “Tình trạng viết văn tiếng Việt của các bạn trẻ ngày nay thật đáng suy nghĩ! Mấy chục năm thời chiến, vừa học vừa nấp bom tránh đạn, thì thước đo trí thức lấy cộng trừ nhân chia làm chính. Hòa bình lập lại, cả thầy lẫn trò bị hút vào vi tính và ngoại ngữ, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ bị bỏ quên, chẳng còn mấy ai chuyên chăm luyện văn, tập viết” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, sđd). Khả năng viết tiếng Việt của sinh viên học sinh trong nước xuống thấp không tưởng tượng nổi, trở ngại rất lớn cho việc đào tạo các ơn gọi trẻ trong Hội Thánh – nơi tất cả các Giáo phận và các Dòng tu quốc nội. “Trên thương trường và các mặt khác của xã hội, tình trạng yếu kém tiếng Việt chẳng trở ngại gì lắm, nhưng trên cánh đồng của Chúa mà cứ thế, thì người của Chúa lấy đâu văn chương chữ nghĩa mà rao giảng Tin Mừng?” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, sđd).

Bộ sưu tập thơ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử

Để khơi dậy sinh hoạt sáng tác văn thơ nơi giới Công giáo, từ hơn 20 năm qua, một vài anh em chúng tôi (linh mục và giáo dân) đã tìm liên lạc, gặp gỡ và nối kết những người cầm bút. Chúng tôi đã thực hiện những sưu tập (1) để gom góp những tác phẩm sẵn có và những cuộc thi sáng tác (2) để phát hiện và vun trồng những tài năng mới. Dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử, là một cột mốc để chúng tôi đúc kết một giai đoạn làm việc với bộ sưu tập thơ Công giáo mang tên CÓ MỘT VƯỜN THƠ ĐẠO, gồm 4 quyển:

+ Quyển 1: nói riêng về Hàn Mạc Tử, tập trung vào mảng thơ đạo của nhà thơ
+ Quyển 2: 45 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1912 đến 1940
+ Quyển 3: 51 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1941 đến 1955
+ Quyển 4: 44 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1956 đến 1990

Hiện nay giới văn học vẫn còn ngộ nhận trầm trọng về thơ đạo của Hàn Mạc Tử. Với những bài viết của một số tác giả Công giáo sắp xếp có hệ thống, quyển 1 của bộ sách mong sẽ giúp độc giả có được cái nhìn chính xác và sâu xa hơn, tiếp cận với tinh thần đạo hạnh và cả kinh nghiệm tâm linh sâu thẳm đáng kinh ngạc của nhà thơ trẻ tuổi.

140 tác giả ở ba quyển sau gồm 03 giám mục, 32 linh mục, 05 tu sĩ, 03 chủng sinh, 59 giáo dân nam, 01 nam cảm tình viên, 25 giáo dân nữ và 12 nữ tu.

Thế nhưng bài toán cộng rất đáng suy nghĩ. 1 + 140 mà kết quả hình như vẫn chỉ mới là = 1. Sau hơn 400 năm cống hiến chữ Quốc ngữ cho Dân tộc, giới Công giáo chỉ mới có được một ngôi sao duy nhất trên nền trời văn học. Ước mong của nhóm biên tập là bộ sưu tập sẽ tạo điều kiện để sớm xuất hiện những tác giả văn thơ Công giáo sáng giá có chỗ đứng trên diễn đàn văn học nước nhà.

——————

Ghi chú:
(1) Cụ thể là: quyển GÓP NHẶT THƠ CÔNG GIÁO VIỆT NAM với 40 tác giả (Nxb Thuận Hóa 1998), quyển KINH TRONG SƯƠNG với 15 tác giả (Nxb Phương Đong, 2007) và bộ sách Ở THƯỢNG NGUỒN THI CA CÔNG GIÁO (6 quyển, Nxb Tôn giáo, 2009)
(2) Ngoài hai cuộc thi chung SEN GIỮA LẦY (2010) và NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI (2011), còn có những cuộc thi ở cấp giáo phận tại Qui Nhơn, Phan Thiết và Xuân Lộc.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Nhà thờ Đức Bà làm từ… 298.000 que diêm

Nhà thờ Đức Bà làm từ… 298.000 que diêm 

Kiệt tác tuyệt đẹp từ diêm này có chiều dài 2,3m và cao 1,5m.

Ông Patrick Acton, một nghệ nhân người Anh đã dành 10 năm để sáng tạo mô hình Nhà thờ Đức Bà Paris thu nhỏ cực hoành tráng. Công trình của ông được ghép từ 298.000 que diêm, 55 lít keo gỗ và 2.000 chiếc tăm.

Được biết, tổng cộng thời gian ông Patrick Acton hoàn thành tác phẩm là 2.000 giờ. Kiệt tác tuyệt đẹp từ diêm này có chiều dài 2,3m và cao 1,5m. Mỗi que diêm được xếp lần lượt để tạo nên cấu trúc đặc trưng của kiến trúc Paris cổ vốn được xem là hình mẫu hoàn hảo nhất cho kiến trúc Gothic trên thế giới.


Mô hình Nhà thờ Đức Bà Paris làm từ 298.000 que diêm của Patrick Acton.

Niềm đam mê của ông Patrick được bắt đầu từ năm 1977 khi ông hoàn thành một mô hình nhà thờ thu nhỏ ở địa phương bằng 500 que diêm. Trong 10 năm miệt mài nghiên cứu cách làm mô hình thu nhỏ của Nhà thờ Đức Bà Paris, ông Patrick tiết lộ, ông đã mất tới 8 năm chỉ cho việc sưu tầm vật liệu. 


Ông đã mất 10 năm để sưu tầm vật liệu và sáng tạo nên công trình này.

Nghệ nhân 59 tuổi chia sẻ: “Tôi đã yêu thích kiến trúc từ nhỏ, đặc biệt là kiến trúc Gothic kể từ ngày tôi còn là một cậu bé ở trường tiểu học. Tôi đã đặt ra mục tiêu làm nên công trình này cách đây 10 năm nhưng đã gặp khó khăn trong việc xây dựng kết cấu bởi kiến trúc của Nhà thờ Đức Bà rất phức tạp.”

Hiện tại, ông Patrick Acton đang có kế hoạch từ bỏ công việc của 1 chuyên gia tư vấn để dành toàn thời gian cho các mô hình bằng diêm yêu thích. Mỗi tác phẩm của ông bán được hàng trăm ngàn Bảng Anh.


Mô hình này được ghép lại từ 55 lít keo gỗ và 2.000 chiếc tăm.


Quả là 1 kiệt tác rất công phu và ấn tượng phải không các bạn?

nguồn từ Maria Thanh Mai gởi

Thánh Maria Mađalêna Pazzi

 Thánh Maria Mađalêna Pazzi

     (1566 — 1607)

 24 Tháng Năm

 

   Sự ngây ngất huyền bí là nâng tâm hồn lên đến Chúa trong một phương cách có ý thức về sự kết hợp này, đồng thời, các giác quan nội tại và ngoại vi đều tách biệt khỏi thế giới cảm xúc. Thánh Maria Mađalêna Pazzi được Chúa ban cho ơn đặc biệt này thật nhiều đến nỗi người ta gọi ngài là “thánh ngây ngất.”

   Ngài tên thật là Catarina “de’ Pazzi”, sinh trong một gia đình quyền quý ở Florence năm 1566. Bình thường, ngài đã có thể lấy một người chồng giầu sang và an hưởng cuộc đời nhàn hạ, nhưng ngài đã chọn một con đường đặc biệt cho chính mình. Ngay từ khi chín tuổi, ngài đã tập suy niệm qua sự chỉ bảo của cha giải tội cho gia đình. Lúc 10 tuổi ngài được rước lễ lần đầu và một tháng sau đó ngài thề giữ mình đồng trinh. Khi 16 tuổi, ngài gia nhập Dòng Camêlô ở Florence chỉ vì muốn rước Mình Thánh Chúa hằng ngày (là một điều ngoại lệ vào thời ấy).

     Vào dòng, Catarina lấy tên là Maria Mađalêna và khi bị từ chối không cho khấn trọn vì còn nhỏ tuổi, ngài lâm bệnh nặng. Tưởng ngài sắp chết, mẹ bề trên cho ngài khấn trọn khi còn nằm trên giường bệnh trong một nghi thức đặc biệt. Nhưng ngay sau đó, ngài rơi vào trạng thái ngây ngất (xuất thần) và kéo dài khoảng hai giờ đồng hồ. Trong vòng 40 ngày kế tiếp, trạng thái này liên tục xảy ra sau mỗi lần rước Mình Thánh Chúa. Những lần ngây ngất này đầy dẫy những cảm nghiệm hợp nhất với Thiên Chúa và chứa đựng những hiểu biết lạ lùng về chân lý của Thiên Chúa.

     Ðể khỏi bị lừa gạt và để giữ lại các điều mặc khải, cha giải tội yêu cầu ngài kể lại các điều được cảm nghiệm để các nữ tu thư ký ghi chép lại. Chỉ trong vòng sáu năm, các trang giấy ghi chép ấy đã tổng hợp thành năm bộ sách lớn.

     Những gì chúng ta cho là phi thường thì đối với thánh nữ lại là điều bình thường. Ngài có thể đọc được tư tưởng của người khác, và tiên đoán các biến cố tương lai. Ngay khi còn sống, ngài đã xuất hiện với vài người ở cách xa nhau và đã chữa nhiều người khỏi bệnh.

   Qua những ơn sủng kỳ lạ của thánh nữ, chúng ta tưởng rằng ngài luôn luôn sống trong trạng thái tinh thần cao độ. Sự thật thì khác hẳn. Dường như Thiên Chúa cho phép ngài được gần gũi với Chúa một cách đặc biệt là để chuẩn bị cho thời gian cô độc khi thánh nữ cảm thấy đời sống tâm linh khô khan một cách kỳ lạ. Vào năm mười chín tuổi ngài bắt đầu thời kỳ năm năm dài thật khô khan và lẻ loi, bị cám dỗ đủ mọi mặt. Tâm hồn ngài lúc ấy như một căn phòng tối đen với chút ánh sáng thật yếu ớt mà chỉ làm bóng đêm thêm dầy đặc. Ngài thật buồn sầu đến nỗi đã hai lần toan tự tử. Tất cả những gì ngài có thể làm để chống trả các cám dỗ là kiên trì cầu nguyện, hãm mình, phục vụ tha nhân dù rằng tất cả những điều ấy dường như vô nghĩa.

     Vào năm 1604, bệnh nhức đầu và tê bại khiến ngài phải nằm liệt giường. Tất cả các giác quan của ngài thật nhạy ứng đến độ bất cứ đụng đến đâu, thân thể ngài đau khủng khiếp. Sau ba năm chịu đựng, ngài từ trần năm 1607 khi 41 tuổi, và được phong thánh năm 1669.

     Lời Bàn

    Sự kết hợp mật thiết, mà Chúa ban cho các vị thần nghiệm, là một nhắc nhở cho tất cả chúng ta về sự kết hợp vinh phúc đời đời mà Người muốn ban cho chúng ta. Trong cuộc đời trần thế, Chúa Thánh Thần là động lực tạo nên sự ngây ngất huyền nhiệm qua các ơn sủng thiêng liêng. Sự ngây ngất xảy ra là vì thân xác quá yếu đuối, không thể chịu đựng nổi sức khai minh thánh thiêng, nhưng khi thân xác được thanh tẩy và vững mạnh, sự ngây ngất không còn xảy ra nữa. (Muốn biết thêm về sự ngây ngất, tìm đọc cuốn Interior Castle [Thành Trì Nội Tâm] của Thánh Têrêsa Avila, và cuốn Dark Night of the Soul [Ðêm Tối của Linh Hồn] của Thánh Gioan Thánh Giá.)

     Lời Trích

    Nhiều người ngay nay không thấy giá trị của sự đau khổ. Thánh Maria Mađalêna Pazzi khám phá ra ơn cứu độ trong sự đau khổ. Khi đi tu, ngài ao ước chịu đau khổ vì Ðức Kitô trong suốt cuộc đời. Lời di chúc của thánh nữ để lại cho các nữ tu trong dòng là: “Ðiều sau cùng tôi muốn xin các chị — và tôi xin vì danh Chúa Giêsu Kitô — đó là các chị chỉ yêu thương một mình Người, hoàn toàn tín thác vào Người và khuyến khích lẫn nhau tiếp tục chịu đau khổ vì yêu thương Người.”

 nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi

Xin Chúa Cho Được Bình Thường

Xin Chúa Cho Được Bình Thường

tác giả: Tuyết Mai

 Ai trong chúng ta ngày nào cũng biết và nhận ra Thiên Chúa hiện hữu trong tất cả những gì quanh mình, thì đều cảm tạ Chúa là chúng ta còn rất bình thường và cũng chỉ mong cho cuộc sống ngày qua ngày trôi qua cũng chỉ được bình thường như thế thì còn hơn cả đủ, thưa anh chị em!.   Vì có phải nếu chúng ta suy nghĩ thử xem dù là việc nhỏ nhất nếu chúng không được bình thường, thì thật tình mà nói dù nó có nhỏ thế nào, cũng ảnh hưởng trên chúng ta.   Ảnh hưởng như thế nào ư?.   Vâng, cái sự bất bình thường ấy trước nhất cũng sẽ làm quấy động trong sự suy nghĩ hay trong sự hành động của chúng ta.

 Giả dụ như chúng ta là người ghiền cà phê chẳng hạn, sáng nào cũng phải làm một ly cà phê uống cho ấm bụng trước khi đi làm, hay phải có một bình thủy cà phê mang theo mà uống dần trong công sở.   Nhưng thưa hỡi ôi thay, khi chúng ta chỉ tìm thấy cái bình không mà thôi!.   Thế có phải cái thường nhật thật nhỏ mọn ấy, cũng đã làm cho chúng ta bị xáo trộn tinh thần suốt cả một buổi sáng hay không?.   Hay ai có thói quen sáng nào dậy cũng phải đi tắm cho mát mẻ, sạch sẽ thơm tho, để đến sở làm mà hỡi ôi cái bình xà bông gội đầu nó hết sạch; thế có làm cho chúng ta khó chịu hay không?.   Rồi thì ai ưa thích ánh sáng mặt trời để đón nhận cả một ngày cho chúng ta sinh khí sống, mà hỡi ôi sáng nay bầu trời cứ sám xịt mà lại còn có vẻ hăm he cho chúng ta ít nhất một trận mưa trong ngày, thế có làm cho chúng ta cảm thấy rất khó chịu hay không?.  

 Thưa rằng phải có ảnh hưởng ít nhiều tùy theo sự ứng xử của từng người, xem những chuyện trên là nhỏ hay to!.   Nếu chúng ta có tinh thần thoải mái, biết quẳng gánh lo đi để mà sống, biết thích nghi và chấp nhận với hoàn cảnh, biết tự giảm những cơn nóng giận của mình, và biết nghĩ cho anh chị em; tôi thiết nghĩ bấy nhiêu cũng giúp cho chúng ta được bình thường để sống cho qua từng ngày.   Mà muốn được cho rất bình thường cho con người và tinh thần của chúng ta, chắc hẳn chúng ta cũng phải có cách hay phương thế nào đó giúp chúng ta được thoải mái chứ!.  

 Ngoài tinh thần kính Chúa và yêu người ra chúng ta cũng phải biết phân chia thời giờ ra, để giúp cho con người của chúng ta có được thoải mái.   Có phải khi chúng ta thoải mái thì mọi người và mọi việc đều được nhờ, kết quả luôn trở nên tốt, và sự hành xử của chúng ta cũng luôn nhã nhặn và nhẹ nhàng.   Trong cuộc sống của chúng ta ngày qua ngày, phải công nhận rằng chúng ta luôn cần sinh lực và sinh khí từ Trên.   Có nghĩa chúng ta phải luôn có Chúa trong cuộc đời.   Người là Đầu của mọi thứ chúng ta cần hằng ngày.   Người là trung tâm điểm để chúng ta luôn biết thế nào là quá lố bịch trên chính mình và trên anh chị em của mình.   Người là mẫu gương để chúng ta bắt chước theo để cái Tôi của chúng ta phải biết giới hạn.   Nếu chúng ta biết sống ở trong Người và để Người sống ở trong chúng ta, thì nhất định Chúa sẽ luôn giúp chúng ta được bình thường.   Chứ huống gì những chuyện nhỏ nhặt mà không ai là không gặp thưa có phải?.

 Nhưng thưa nếu chuyện nhỏ nhặt mà chúng ta gặp phải từng ngày một, trong cuộc sống của chúng ta, thì đó có là quá nhỏ hay không thưa anh chị em? Nhưng nếu đụng đến sức khỏe của chúng ta thì sao?.   Thưa có còn cho nó là chuyện nhỏ nữa hay không?.   Bây giờ tôi mới hiểu thật rõ sao một con người lại có thể có những hành động, ăn nói thô lỗ, và lỗ mãn như vậy?.   Có phải rất nhiều khi chúng ta ai cũng cho mình là hay nhất, lịch sự nhất, là giỏi chịu đựng nhất, là hành xử tốt đẹp nhất, so với mọi người??.  

 Tôi có hai bà chị lớn, bà kế thì bệnh nhiều hơn bà cả, và thường tôi hạp với bà chị kế hơn, vì tôi sống với chị nhiều hơn và vì thế tôi hiểu bà nhiều hơn.   Trước đây không lâu vì sức khỏe của tôi còn ở mức bình thường.   Có nghĩa tuy có rất nhiều căng thẳng trong cuộc sống phải va chạm với người cùng trong trung tâm nơi tôi làm việc.   Nhưng trong cuộc sống mà gạo châu củi quế, thì ai tránh được chuyện căng thẳng hằng ngày, thưa có phải?.   Nhưng nay vì sức khỏe yếu kém của tôi, nên tôi mới phải xin nghỉ việc mà ở nhà dưỡng bệnh “stress”, chắc cũng phải một thời gian dài.

 Vì chị em ở cách xa nhau và nhà ai cũng có chuyện bận rộn để lo, nhất là chị kế của tôi bây giờ cũng giúp con lo cho các cháu nhỏ.   Tuy không nhiều nhưng cũng phải giúp chút đỉnh trông các cháu khi sức khỏe của chị cũng chẳng tốt lành gì.   Nằm nhiều hơn là ngồi và đứng.   Tôi cứ tưởng là tôi sẽ giúp chị tôi bằng cách cho chị xin hai lỗ tai để mà cởi bỏ nỗi niềm, hay giúp chị vơi đi mọi căng thẳng hay nỗi lo lắng, nếu có.   Nhưng rồi …. Sự thật thì tôi không có thể giúp chị tôi bằng cách đó nữa!.   Hằng ngày tôi đã phải chịu hành xác của tôi là cố gắng lắm để cho ông nhà tôi, trút bầu tâm sự, hầu hết nỗi lo lắng của ông sợ rồi sẽ bị mù hai con mắt.   Trong khi sức khỏe yếu kém của tôi thì ai giãi bày dùm đây!???.  

 Sự Bình Thường tôi muốn nói ở đây thưa anh chị em là biết lo lắng cho sức khỏe của mình, để rồi có khỏe, có thoải mái, mới giúp người và giúp đời cho được.   Và rồi bây giờ tôi mới hiểu được ra rằng tại sao những người chăm lo cho người bệnh được như các sơ họ phải có trái tim giống Chúa.   Và rồi bây giờ tôi cũng mới hiểu được là tại sao những người họ mang bệnh mà họ khó thương đến như vậy?.   Từ lời ăn tiếng nói của họ cũng ra cọc cằn, cắn đắng khó hiểu, đối xử với người mà hằng ngày phải lo cho họ.   Từng muỗng cơm muỗng canh, hay từng thìa thuốc, và v.v.v……

 Ai trong chúng ta cũng phải công nhận cuộc sống từng ngày trải qua, không phải là dễ dàng, và không phải là Thiên Đàng.   Ai trong chúng ta cũng có nhiều ngày trở nên rất khó thương và dữ dằn.   Có rất nhiều ngày mà không ai muốn lại gần chúng ta, mà rồi tại sao chúng ta lại hỏi những câu rất là ngây ngô và ngớ ngẩn như tôi đã làm gì mà “nó” ghét tôi và không thèm trả lời tôi một chữ chứ?.   Rồi thì chính mình đã không ngộ ra là tại sao người ta lại đối xử với “Tôi” không tốt đẹp?.   Mà không tự hỏi chính mình, thì sẽ tìm ra lý do.

 Cuộc đời thật đẹp đẽ thật đáng sống sao khi chúng ta còn biết nhìn thiên nhiên và thấy được vẻ đẹp của chúng.   Còn thấy được Thiên Chúa hiện hữu.   Còn thấy được nhờ anh chị em mà chúng ta thấy cuộc đời thật dễ thương làm sao!.   Vì ai trong chúng ta cũng có ngày thật dễ thương và cũng có ngày thật khó ở!.   Vì ai lại muốn sống một mình trên côn đảo, không một tiếng người, không một người vãng lai? Có phải dù chúng ta sống cạnh nhau chửi nhau như mổ bò nhưng thà sống thế mà chúng ta vẫn cảm thấy có người giống ta?.

 Vâng, Bình Thường của từng ngày sống trên thế gian của con người có phải là thế và chỉ có thế?.    Tốt nhất, hữu hiệu nhất, và ích lợi cho chúng ta nhất là hãy luôn cất lên bài ca “Cảm tạ Chúa đi …. Cảm tạ Chúa đi !!!!”.

 ** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

     http://www.youtube.com/watch?v=CILVKqh7urQ

     (Cảm Tạ Chúa Đến Muôn Đời)                

 Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(05-23-12)

MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM

          MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM

01. Nghĩ đến thân thì đừng cầu không bệnh khổ,
                  vì bệnh khổ là định mệnh của chúng sanh.

 02. Ở đời thì đừng cầu không hoạn nạn,
 vì thiếu hoạn nạn thì không thể hiểu được phận người.

 03. Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc,
 vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.

 04. Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không gặp thử thách
 vì thiếu thử thách thì chí nguyện chẳng kiên cường.

 05. Việc làm thì đừng mong dễ thành,
 vì việc dễ thành thì thường là việc không đáng làm.

 06. Giao tiếp đừng cầu lợi cho mình,
 vì cầu tư lợi làm mất nghĩa khí.

 07. Với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình,
 vì được theo ý mình thì lòng sinh kiêu mạn.

 08. Thi ân thì đừng cầu đền đáp,
 vì cầu đền đáp thì còn gì là ân nghĩa.

 09. Thấy lợi thì đừng nhúng vào,
 vì đã nhúng vào thì ắt si mê phải động.

 10. Oan ức không cần biện bạch,
 vì biện bạch là dấu hiệu nhân quả chưa xả

  (Sưu tầm)  nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Thánh Gioan Báptít Rossi

   Thánh Gioan Báptít Rossi

    (1698 — 1764)                                                   23 Tháng Năm

    Vị linh mục tài giỏi và thánh thiện này sinh ở làng Voltaggio thuộc giáo phận Genoa nước Ý. Khi còn là thiếu niên, thấy ngài thông minh, hai vợ chồng người bạn của gia đình đưa ngài về Genoa cho ăn học. Trong thời gian ba năm ở đây, ngài được sự chú ý của hai vị tu sĩ Capuchin, là người thường đến thăm gia chủ và đã phúc trình nhận xét của họ lên bề trên tỉnh dòng Capuchin, mà sau đó bác của ngài, là một kinh sĩ của nhà dòng ở Rôma đã xin cho ngài vào một trường ở Rôma ăn học, lúc 13 tuổi.

     Trong thời gian theo học ở trường Collegium Romanum ngoài gương mẫu về học vấn và nhân đức, ngài còn tập hãm mình phạt xác theo gương các vị khổ tu mà ngài đọc được ở trong sách. Sự khổ cực cộng thêm chương trình học nặng nề đã dẫn đến cơn động kinh mà sau đó ngài phải nghỉ học. Sau này, ngài phục hồi sức khoẻ và hoàn tất việc học ở Minerva, nhưng không thể nào khoẻ mạnh được như trước.

     Sau thời gian tu tập, ngài được thụ phong linh mục năm 23 tuổi và tận tụy rao giảng cho những người nông dân, người chăn nuôi từ quê lên tỉnh buôn bán, và ngài tìm cách giúp đỡ những phụ nữ vô gia cư phải sống ngoài đường phố qua công việc ăn xin hay làm điếm. Tiền của ngài kiếm được chỉ nhờ bổng lễ, nhưng khi được chính quyền địa phương và đức giáo hoàng giúp đỡ, ngài đã dùng tiền ấy để thuê một căn nhà cho những người nghèo lên tỉnh tạm trú.

    Ngài hăng say rao giảng mọi nơi, ở nhà thờ, nhà thương, tu viện cũng như nhà tù khiến ngài nổi danh là vị tông đồ của những người bị ruồng bỏ, không khác gì Thánh Philíp Nêri.

     Năm 1763, ngài kiệt quệ vì sự lao nhọc và bệnh tật. Sau một vài cơn kích xúc tim khiến ngài bị tê liệt, ngài đã từ trần ở Pellegrini năm 66 tuổi.

   Thiên Chúa đã vinh danh ngài qua những phép lạ. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII phong thánh năm 1881.

 nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Học cách quên

Học cách quên 

 Đời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt nhất chính là học cách quên, bởi trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc.

Trong kinh Phật có một câu chuyện kể rằng: tiểu hòa thượng và lão hòa thượng cùng đi hóa duyên, tiểu hòa thượng lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn theo sư phụ. 

 Khi tới bờ sông, một cô gái muốn qua sông, lão hòa thượng đã cõng cô gái qua sông, cô gái sau khi cảm ơn thì đi mất, tiểu hòa thượng trong lòng cứ thắc mắc ” Sư phụ sao có thể cõng một cô gái qua sông như thế?”. 

 Nhưng cậu ta không dám hỏi, cứ thế đi mãi được 20 dặm, cậu ta thực sự không kìm được đành hỏi sư phụ: “Chúng ta là người xuất gia, sao thầy có thể cõng một cô gái qua sông?” 

 Sư phụ điềm đạm nói: “Ta cõng cô gái qua sông thì bỏ cô ấy xuống, còn ngươi thì đã cõng cô gái ấy 20 dặm rồi vẫn chưa bỏ xuống.”Lời nói của lão hòa thượng đầy thiền ý, hàm chứa trong nó chính là nghệ thuật nhân sinh. 

 Cuộc đời con người giống như một cuộc hành trình dài, không ngừng bước đi, ven đường nhìn thấy vô vàn phong cảnh, trải qua biết bao những gập ghềnh, nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua đã nhìn thấy ghi nhớ hết trong lòng thì sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều gánh nặng không cần thiết.

 Sự từng trải càng phong phú, áp lực càng lớn, chẳng bằng đi một chặng đường quên một chặng đường, mãi mãi mang một hành trang gọn nhẹ trên đường. 

 Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm.Sẵn sàng quên đi là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống.

 Có một câu nói rất hay rằng tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình, cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình, bởi lẽ đó để có được niềm vui và cuộc sống thanh thản ta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của người khác.Rất nhiều người thích câu thơ : “Xuân có hoa bách hợp, thu có trăng. Hạ có gió mát, đông có tuyết”. 

 Trong lòng không có việc phải phiền lo mới chính là mùa đẹp của nhân gian.

Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp.

Thánh Rita ở Cascia

   Thánh Rita ở Cascia

   (1381 — 1457)    

  22 Tháng Năm   

 Trong nhiều thế kỷ, Thánh Rita ở Cascia là một trong những vị thánh nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo. Người ta thường gọi ngài là “Vị Thánh Bất Khả,” vì bất cứ điều gì nhờ ngài cầu bầu đều được Thiên Chúa nhận lời.

    Thánh Rita sinh ở Spoleto, nước Ý năm 1381. Ngay từ nhỏ ngài đã muốn dâng mình cho Chúa, nhưng vì vâng lời cha mẹ già, ngài phải kết hôn với một ông chồng thô bạo và nóng nẩy. Trong 18 năm, ngài kiên nhẫn dùng sự cầu nguyện và tử tế để đối xử với ông chồng luôn khinh thường và gian dâm. Sau cùng ông đã ăn năn hối lỗi và bị giết vì một mối thù truyền kiếp. Tưởng đã yên thân sau cái chết của chồng, ngài lại khổ tâm khi thấy hai người con trai thề quyết trả thù cho cha mình, và ngài đã cầu xin Thiên Chúa để cho họ chết còn hơn phạm tội giết người. Quả thật, cả hai lâm bệnh nặng, và ngài đã chăm sóc, khuyên giải hai con trở về với Thiên Chúa trong sự bình an trước khi lìa đời.

     Bây giờ không chồng và không con, ngài xin gia nhập Dòng Augustine ở Cascia, nhưng bị từ chối vì không còn là trinh nữ. Với sự kiên trì và lòng tin mạnh mẽ, Thiên Chúa đã can thiệp để ngài được nhập dòng. Người ta kể rằng, một đêm kia Thiên Chúa đã đưa ngài vào trong khuôn viên của tu viện dù đã kín cổng cao tường. Thấy vậy, các nữ tu tin rằng ý Chúa muốn ngài được chấp nhận vào dòng.

     Trong đời sống tu trì, ngài nổi tiếng về lòng bác ái và ăn chay hãm mình. Lời ngài cầu nguyện cho những kẻ đau yếu thường được Thiên Chúa nhận lời. Ngoài ra, qua sự khuyên bảo, ngài đã đưa nhiều người trở về với đời sống Công Giáo.

     Vào năm 1441, ngài được đặc biệt chia sẻ sự thống khổ của Ðức Kitô bằng các vết mão gai trên đầu. Các vết thương ấy thật đau đớn và chảy máu, xông mùi khó chịu đến độ ngài phải sống tách biệt với mọi người, tuy nhiên ngài vẫn coi đó là ơn sủng đặc biệt và xin được sức mạnh để gánh chịu cho đến chết.

     Ngài từ trần vì bệnh lao ngày 22 tháng Năm 1457 khi 76 tuổi. Ngài đặc biệt được tôn kính ở nước Ý ngày nay. Ngài được coi là quan thầy của những trường hợp khó khăn, nhất là có liên hệ đến hôn nhân.

 Ngài được phong chân phước năm 1626 và được phong thánh năm 1900.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

 

SÊRÊPỐC, NỖI ĐAU NỐI TIẾP HÀNG VẠN NỖI ĐAU

SÊRÊPỐC, NỖI ĐAU NỐI TIẾP HÀNG VẠN NỖI ĐAU

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

Lại một tai nạn nữa xảy ra nối tiếp những tai nạn giao thông trên cả nước, nâng thống kê số người vô tội chết thảm thương lên hàng con số chục ngàn cho mỗi năm, những con số lạnh lùng nghiệt ngã.

Cho đến hôm nay, 34 người qua đời, 21 người mang thương tật, đó có phải là những con số quá 1ớn không ? Có làm rung động lòng người không ? Có phản ứng nào từ lương tâm của những người có trách nhiệm không ?

Con số trên 10 ngàn người thiệt mạng hàng năm mà các cơ quan công quyền công bố là con số gì ? Đó có phải là mạng người hay không, sao không có một động thái phản ứng mang tính tích cực ? Báo chí nói, rộn lên vài ngày rồi “chìm xuồng”, dư luận cũng dần im lặng, mọi người sẽ dần quên, đau khổ nhiều quá rồi cũng thành quen !

Người ta bảo, con số người chết và bị thương tật trong các tai nạn giao thông hàng năm trên đất nước này lớn hơn số người thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Nam Bắc hơn 37 năm trước ! Thật thế không ? Sao đất nước chúng ta đau khổ quá vậy ? Cứ sau mỗi tai nạn, thông tin từ phía công quyền lại có hàng chữ “các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra và làm rõ nguyên nhân gây tại nạn”, hàng chữ lạnh lùng rồi mất dần đi, chẳng hiểu “làm rõ” là làm sao, ai trách nhiệm và xử lý thế nào ?

Chỉ còn khăn tang, nỗi đau không gì bù đắp của tuổi thơ, của gia đình, của làng xóm và của xã hội. Nỗi đau ấy đeo đuổi cả một đời người, hệ lụy nhiều thế hệ. Có ai biết đứa trẻ thơ vô tội, bỗng dưng mất cha mất mẹ một cách kinh hoàng, chịu những chấn động tâm lý nặng nề, rồi từ nay phải đàm đương một đời cô độc, môt đời côi cút, cháu sẽ lớn lên thế nào, sẽ sống ra sao, rồi sau này lập gia đình và sinh con thế nào ? Hệ lụy bi thương còn kéo dài đến tận mãi đâu ? Hình như chẳng ai có liêm sỉ đứng ra nhận trách nhiệm, thật phũ phàng !

Bằng một cách suy nghĩ giản đơn, giản đơn nhưng không võ đoán, cái gì xảy ra cũng có nguyên nhân của nó, một tai nạn xảy ra ắt phải có nguyên nhân gây tai nạn, là tai nạn giao thông, những cái cấu thành giao thông đường bộ là: con người, phương tiện, hệ thống quản lý giao thông và đường. Có khi chỉ do một nguyên nhân, có khi do nhiều nguyên nhân cùng gây ra.

Không thể không có nguyên nhân, không thể cứ mãi vô lý như chuyện cháy xe hàng loạt trong hai năm qua trên đất nước này, những tin tức này bay ra nước ngoài hỏi chúng ta có nhục không ? Một đất nước tự hào là lương tâm của nhân loại, là ưu việt và tiên tiến, là tiến bộ, là thần thánh, là “ra ngõ gặp anh hùng”, thế này thế kia… biết bao mỹ từ tự hào mà có mỗi nguyên nhân gây cháy xe, hàng trăm cái đầu “có học” mang học vị tiến sĩ, hàng ngàn cái đầu “có học” mang học vị thạc sĩ, hàng vạn cái đầu “có học” mang học vị cử nhân về kỹ thuật mà hai năm rồi không tìm ra nguyên nhân ! Đứa trẻ con cũng biết, nếu xe nào cũng cháy, ngọn lửa không lựa chọn một loại xe nào thì nguyên nhân đích thị là nhiên liệu chứ còn gì nữa !

Xưa nay không cháy, bỗng dưng hai năm nay cháy, đích thị là nhiên liệu tiêu thụ trong hai năm nay là nguyên nhân, mà nhiên liệu nhập vào Việt Nam thì ai nhập biết rồi ! Cơ quan nào nhập thì biết rồi ! Còn nếu sản xuất ở Việt Nam thì ai sản xuất cũng biết nốt. Sao lại im lặng ?

 

Cái nhịp cầu Cần Thơ đang thi công bỗng đổ sụp xuống, hàng mấy chục người bỏ mạng, hàng mấy chục gia đình mất mát đau khổ, “các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ nguyên nhân”, cho đến bây giờ vẫn cứ… “chìm xuồng”, im lặng khó hiểu ! Những kẻ tham gia vào quá trình thi công, tham gia vào quá trình nhập và phân phối nhiên liệu bây giờ đang hưởng thụ và vinh vang phè phỡn ở những chức vụ cao trọng !

Trở lại chuyện tai nạn giao thông, chẳng nói ra ai cũng biết, về con người, người ta cứ nói đến ý thức giao thông, ý thức có từ đâu nếu không phải là được giáo dục, mà giáo dục giao thông đơn giản nhất là học để lấy bằng lái xe, cái hệ thống cấp bằng như thế nào, chỉ còn biết… cười ! Về phương tiện, cái căn bản nhất của phương tiện là việc đăng kiểm, cái hệ thống cấp bằng đăng kiểm như thế nào ? Thêm một tiếng… cười khì ! Rồi đến mạng lưới tổ chức giao thông, chắc chắn cũng phải… cười nữa vì báo chí nói quá nhiều rồi. Có những tổ chức giao thông đang diễn ra hết sức vô lý, đến đứa con nít cũng biết sẽ không thể làm như vậy nhưng hệ thống ấy được thiết kế bởi những quan chức bằng cấp đầy mình, có cả những hệ thống giao thông “thuê” nước ngoài thiết kế nữa ! Tình trạng kẹt xe vô lý ở hai thành phố lớn nhất nước chứng minh điều đó.

Đứng trước tình trạng đó chúng ta, những người tin vào Chúa phải làm gì ? Không thể mãi im lặng và gọi đó là đối thoại. Giáo Hội có trách nhiệm với những con người mà Giáo Hội được sai đến để phục vụ không ? Đứng trước những đau khổ của họ, với tư cách là một Giáo Hội sở hữu và quản lý kho tàng đức tin, niềm hy vọng, niềm vui và Ơn Cứu Độ thì phải làm gì ?

Vào ngày 15 tháng 5 năm 2012, Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa công bố bản “Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay”, tuy mới chỉ là một bài nhận định nhưng ít là có một tiếng chuông, có một tiếng nói, nói về một thực trạng mà những ai có lương tâm đã không thể im lặng.

Trong sách Công Vụ Tông Đồ, trong đoạn được công bố ngày lễ Chúa Thăng Thiên có câu: “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời ?” (Cv 1, 11). Quê hương chúng ta ở trên Trời nhưng đường lên Trời lại là đường ngay trên mặt đất, chúng ta thuộc về Quê Trời nhưng chúng ta không làm… “người cõi trên”.

Hãy nguyện cầu xin Chúa soi sáng cho chúng ta biết phải làm gì để xây dựng quê hương trần thế của chúng ta tươi đẹp, phản ánh và làm chứng cho ánh huy hoàng của Quê Trời ở ngay giữa trần gian. Lời nhắn nhủ của Đức Tổng Giám Mục, vị đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh cứ theo đuổi tôi mãi: “Phải bước ra khỏi mộ tối để chiếu giải sự thánh thiện cho thế gian”.

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

Lễ Chúa Thăng Thiên 20.5.2012 (Ephata 510)

Tác Động Của Chúa Thánh Thần

Tác Động Của Chúa Thánh Thần
(Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống)

                                                          tác giả: Tuyết Mai

“Trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể”.

Anh em thân mến, không ai có thể nói: “Đức Giêsu là Chúa” mà lại không do Thánh Thần.  Vậy có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng làm mọi sự trong mọi người. Sự xuất hiện của Thánh Thần được ban cho từng người, tuỳ theo lợi ích. Cũng như chỉ có một thân thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy. Vì chưng trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do-thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần. (1 Cr 12, 3b-7. 12-13).

Tôi thiết tưởng những điều Thánh Phaolô nói trên khi ngài gởi thư đến cho tất cả anh em ở Côrintô, quả thực là quá đủ khi ngài nói về ân sủng của Chúa Thánh Thần. Khi Chúa Giêsu đã hoàn tất công trình Cứu Độ của Ngài trên trần gian, và phải về Trời đoàn tụ cùng Chúa Cha trên Thiên Quốc, Nơi mà Ngài đã hằng có từ muôn thuở muôn đời, Ngài đã vì thương yêu hết thảy nhân loại, nên đã xin cùng với Thiên Chúa Cha, cho Đấng Phù Trợ đến, để ở lại trong từng người một, từng ngày, cho đến tận thế.

 Chúa Thánh Thần được trao phó trách nhiệm mới là hướng dẫn, chỉ bảo, mạc khải, khuyên dụ, khuyến khích, ban thêm sức mạnh, ban thêm cho ơn trí tri, nói tiếng lạ, chữa bệnh, chịu đựng, và tất cả những ơn cần thiết khác, mà một người bình thường với khả năng khiêm nhường Chúa ban, sẽ có thể đạt được tất cả, nếu người ấy một lòng ao ước được sống liên kết và mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa.

Vâng, tôi chỉ có thể làm chứng nhân cho Thiên Chúa những gì tôi nhận được từ nơi Chúa Thánh Thần, và Ngài tác động trên tôi như thế nào và ra làm sao!? Bởi ơn Chúa ban cho mỗi người mỗi khác, và tôi tin rằng, mỗi người đều có một sứ vụ riêng, trách nhiệm riêng, khả năng riêng, mà Chúa sẽ dùng chúng ta để làm cho Thiên Chúa Cha được nên vinh hiển muôn đời, trên tất cả con cái của Ngài. Vâng, chẳng phải chúng ta đã làm nên được tích sự gì cho Chúa đâu, bởi có phải tất cả chúng ta đều là những con người vô dụng, trước nhan Thánh Chúa? Và có phải Chúa phải cần đến chúng ta thì Ngài mới thấy rằng Ngài là Đấng quyền năng?.   Bởi có phải bao nhiêu lâu Chúa tác tạo nên chúng ta, Chúa vẫn luôn bảo bọc, thương yêu, dậy dỗ, và nuôi cho chúng ta miếng ăn, miếng uống, từ tâm hồn, đến thể xác, và tâm linh của chúng ta hay không?.

Khả năng của chúng ta Chúa ban phát cho, cũng y như những nén bạc mà Chúa đã ban cho từng người chúng ta vậy!.   Tùy theo khả năng riêng cá biệt mà Ngài trao cho chúng ta, người thì 2 nén, người thì 5 nén, người thì 10 nén. Và có phải những ai Chúa trao cho nhiều nén bạc thì Chúa đòi hỏi huê lợi nhiều trên người ấy không?.   Nên sự khôn ngoan nhất là chúng ta hãy chấp nhận và chớ nên so sánh giữa ta với người. Hãy nghĩ rằng hạnh phúc là những gì Chúa ban cho, chứ không phải hạnh phúc là những gì chúng ta mong cho có và phải trông đợi cho có giống như những người khác.   

 Giả dụ thôi nhé! Tôi biết tôi xinh đẹp hơn những người con gái khác thì cái lợi của tôi sẽ sinh hoa lợi gì trên cái đẹp của tôi?.   Cái xinh xắn duyên dáng mà Chúa ban cho tôi, tôi sẽ giúp ích gì cho anh chị em của tôi?.   Tôi sẽ làm được gì để đáp trả tình yêu của Chúa khi biết bao nhiêu bạn gái cùng trang lứa phải bỏ biết bao nhiêu tiền bạc để mới được giống một phần như tôi?.

 Hoặc giả Chúa ban cho tôi có được nhan sắc của một cô gái chỉ trung bình, nhưng được cái hàm răng và nụ cười rất xinh xắn, và rất bắt mắt mọi người chung quanh tôi. Tôi biết chứ, và tôi sẽ làm gì được cho Chúa hay cho tha nhân, những gì mà Chúa ban tặng cho tôi?.   Xinh xắn duyên dáng có phải là sự thuận lợi tốt đẹp nhất của người con gái, nhất là khi cô rao chào hàng, thì bảo đảm quán cơm của cô phải là đông nhất và ai ai cũng phải ghen!??.

 Hoặc có nhiều cô con gái hay than phiền rằng mình là phận gái chẳng những vô duyên mà trời lại còn bắt xấu, thì những cô con gái này, cả đời không làm gì lợi ích cho chính bản thân mình, gia đình, xã hội, hay tổ quốc, mà vùi đầu vào gối, khóc lóc tối ngày, rồi giam mình vào trong bốn bức tường, không làm ăn gì hay sao? Trong khi Thiên Chúa ban cho cô mọi sự khôn ngoan trên đời mà cô có thể đem lại cho cô một mái ấm gia đình và là hoa quả tốt đẹp giúp đồng loại và làm đẹp nòi giống của cô.

Còn những chàng thanh niên trai trẻ thì sao? Có phải tình cảnh gia đình của mỗi người mỗi khác hay không.   Đàn ông con trai đâu có phải ganh đua lẫn nhau ở cái đẹp bề ngoài phải không thưa quý anh chị em?.   Quả đàn ông ở trong thời buổi nào cũng được quý trọng, thưa là vì sao?.   Hầu như ở cái thời nào thì chúng ta cũng thấy cái cảnh âm thịnh mà dương suy cả! Bởi đàn ông thời xưa thì luôn luôn tới tuổi thì bắt đi quân dịch. Số lính ra đi thì nhiều, nhưng số trở về thì chẳng là bao nhiêu.   Rồi thì một số bỏ đi qua nước ngoài sinh sống và đã lấy người ngoại quốc, cho nên số đàn ông trong nước lại càng thiếu kém. Chưa kể một số nam nhi đã đi theo tiếng gọi của Chúa. Một số không chịu lấy vợ vì nhiều lý do. … nhất là trong thời buổi sống cuộc sống rất tự do của ngày nay. Và đặc biệt nhất là ở trung quốc và hàn quốc hiện nay là trai thừa mà gái thiếu, nên cũng cho chúng ta những mẩu chuyện thật là thương tâm, trong vấn đề buôn bán gái một cách lộ liễu trên đất nước VN.   Vì nghèo mà mang tấm thân ngà ngọc làm món hàng cho thiên hạ nước ngoài họ mua với giá thật rẻ mạt.

Sở dĩ tôi đi vòng vo tứ hướng là vì dù sao đi chăng nữa! Chẳng phải chúng ta tự trong người mà sinh ra những bản ngã xấu cả đâu.   Nhưng âu cũng là do hoàn cảnh sống của mỗi người và vì tìm sự sống quá khó khăn trong từng ngày một, đã vô tình biến đổi chúng ta trở nên xấu, và đã trở nên hư hỏng. Lỗi không phải tại ở cái gốc của chúng ta đâu! Bởi Thiên Chúa đều thương yêu chúng ta như nhau, nên Thiên Chúa Cha mới tạo dựng chúng ta nên giống hình ảnh của Ngài. Nhưng thực sự có ai trong chúng ta có thời giờ để chất vấn mình rằng Chúa sinh ra mình trên trần gian này để làm gì không, thưa anh chị em?.

 Anh chị em có bao giờ nghĩ rằng, Chúa tạo ra mình đặt để cho sống cả một cuộc đời khốn khổ không cha không mẹ từ tấm bé, lớn lên thất bại rất là nhiều lần trên con đường đi tìm tình yêu?.   Thất bại liên miên trong vấn đề công ăn việc làm, không bao giờ cảm thấy thỏa mãn trong công việc nào mà mình đã làm cả!.   Có vợ thì vợ chê vợ bỏ. Có con thì chúng hỗn láo xấc xược không vâng lời. Nợ nần thì chồng chất ngổn ngang. Học hành thì không có gì là đáng kể từ thuở bé cho đến giờ, cho nên tìm việc làm quả là khó khăn và khổ sở. Ấy vậy! Ai trong chúng ta có bao giờ để ý rằng, người nghèo ít có thấy ai lại đi kết liễu cuộc đời mình, mà chỉ là những anh chị lắm tiền nhiều của không biết làm gì hữu ích cho cuộc đời của mình hay không?.

Tôi nghiệm thấy rằng, suốt quãng thời gian từ khi tôi còn rất bé cho đến nay, vâng tất cả những gì tôi từng trải qua, đã tạo cho con người của tôi những thất vọng ê chề, những mong ước chỉ là mong ước, những buồn phiền chất chứa như núi cao, những than thân trách phận không giúp tôi được gì!?.   Và cuộc sống từng ngày trải qua thật nhạt nhẽo như nước ốc, nhưng không gì khác hơn là biết nhạt nhẽo nhưng vẫn phải húp cho qua ngày đoạn tháng. … cho đến khi. Vô tình tôi đã được gia nhập vào nhóm Canh Tân Đặc Sủng của hai ông bà bác sĩ mà trước đây tôi đã làm việc cho họ. Chúa Thánh Linh đã xuống trên tôi, và tôi đã khóc một trận như mưa lũ, và hình như đây là dấu hiệu mà bất cứ ai được ơn Chúa Thánh Linh thì phải. Cái khóc thay cho sự tha thứ của Chúa như gội rửa bao nhiêu tội nhơ, bất luận tội lỗi đến đâu. Sau khi đó, tôi vẫn tiếp tục theo hai ông bà đọc kinh mỗi tối thứ sáu và tìm hiểu Phúc Âm của Chúa.

Kế đến, tôi đã phải rất ngạc nhiên vì Chúa Thánh Linh đã đến trong tôi và cho tôi nhiều hứng khởi để làm nhạc, tuy dù tôi đã chẳng biết tí ti gì về âm nhạc. Tôi chẳng biết nốt nhạc là gì, trừ những lời lẽ Chúa Thánh Linh đã giúp tôi, và tôi đã dùng máy cassett để thâu âm điệu lên xuống ra sao mà thôi!.   Những bài hát Ngài ban tặng cho tôi đến hôm nay tôi mới có cơ hội để thực hiện, vì tôi tin rằng điều gì Chúa muốn, thì Chúa sẽ làm, tôi thật tình không ao ước gì hơn là để Danh Chúa được tôn vinh và Ca Ngợi.

 Trước đây tôi cũng rất ao ước phải chăng mình được thực hành ít nhất một cái CD nhỉ? Nhưng nào tôi có tiền, nay mọi thứ tôi đều hiểu rằng việc của Chúa, thì Chúa sẽ có cách và tôi chẳng tốn một đồng xu. Nhạc thì Chúa ban cho con gái của tôi, tuy cháu học ít, nhưng Chúa lại ban cho cháu cái tài riêng, nên bây giờ thì hai mẹ con, tha hồ mang những bản nhạc của Chúa lên “YouTube”. Song song với những bài hát Chúa ban tặng riêng cho tôi là những bài viết tôi đã được các Trang Web lớn đăng dùm cho tôi, quả tình không gì sung sướng cho tôi bằng tôi đã có dịp mà cảm Tạ ơn Thiên Chúa ban thật nhiều trên tôi và gia đình.

Để nhận được nhiều hồng ân và ơn của Chúa, chỉ qua là tôi chịu khó dành nhiều thời giờ cho Chúa tôi, nhất cử nhất động, tôi đều chạy đến Ngài như Người Cha, Người Anh, và Người Bạn. Tôi tâm sự cùng Ngài.  Tôi than thở cùng Ngài và sau cùng tôi dâng lên tất cả mọi khó khăn và thử thách của tôi trong tay quan phòng của Ngài. Thế là tôi có được tất cả!.   Thế là tôi có được hạnh phúc và sự bình an của Ngài!.   Thế là tôi cứ bình chân như vại tuy dù bao nhiêu sóng gió, phong ba, bão táp, có làm con thuyền gia đình của chúng tôi chòng chành, chóng vánh, trồi lên, lượn xuống, có đôi khi tôi cứ ngỡ rằng con thuyền nó sẽ chìm, nhưng không. .. bởi vì sự bám chặt vào Chúa, mà gia đình chúng tôi luôn luôn được Chúa che chở và đỡ nâng. À tiện tôi cũng muốn chia sẻ cùng anh chị em, là tất cả bài viết của tôi, không bài nào mà tự tôi có thể viết được cả! Mà là nhờ ơn Chúa Thánh Linh đã giúp tôi, vì tôi chỉ là cây viết vô dụng của Ngài không hơn không kém.

Lậy Chúa Thánh Thần! Cảm tạ Ngài đã giúp cho chúng con có cơ hội để tán tụng Ngài và vinh danh Ngài, vì không có Ngài chúng con chỉ là những con người vô dụng. Lậy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến. ….. trên tất cả chúng con. Xin cho chúng con luôn được ở trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.

 ** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

      http://www.youtube.com/watch?v=RfQ1h3a6FUQ

     (Tình Yêu Chúa Thánh Thần)

     http://www.youtube.com/watch?v=ulCimejZysU

    (Chúa Thánh Thần Tình Yêu Muôn Đời)

 Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

Nỗi Lo Lắng Của Bậc Cha Mẹ

Nỗi Lo Lắng Của Bậc Cha Mẹ
Về Việc Sống Và Giữ Đạo Của Các Con
                                                                                                                 Tuyết Mai
 Chiều hôm qua con gái thứ hai của chúng tôi đã dọn đồ đạc từ trường mà trở về nhà ở, trong suốt mùa hè này!.   Sau bữa cơm đạm bạc của một buổi tối, trong lúc cả nhà loay hoay người một tay phụ tôi trong nhà bếp, thì hai vợ chồng chúng tôi bàn xem ngày thứ Bẩy có thể cả nhà đi nhà thờ cùng một giờ có được không?.   Con gái lớn thì nạy lý do chiều tối mai cháu phải làm việc vì đã lên (schedule) danh sách của tuần.   Còn con gái kế thì bảo nó có việc quan trọng phải làm chiều tối mai và cũng đã có trong (schedule) sự dự định và đã nằm trong chương trình của cháu.   Còn lại thằng con trai út của chúng tôi cũng không lấy gì là hồ hởi cả, vì phải đi chơi mà về sớm hơn để đi lễ với bố mẹ.   Giờ sau cùng nó cũng nạy lý do để đi Lễ qua ngày Chúa Nhật và đi một mình.
 
Gia đình chúng tôi thường chẳng đi chung Lễ, mà chia ra thành hai ngày khác nhau.   Chúng nó thì rất thường đi lễ ngày Chúa Nhật, nhưng vì cứ tưởng ngày thứ Bẩy các con có thời giờ, cả nhà đi lễ chung cho vui nhất là có con gái kế mới trở về nhà.   Gia đình nào có con cái lớn, đủ lông đủ cánh, có công ăn việc làm, thường chúng hết thảy cứ tưởng là chúng có đủ trí khôn để mà biết sống và biết giữ đạo.   Nhất là trong xã hội của thời buổi ngày hôm nay.   Điều này tôi xin đính chính lại, là tất cả chúng ta ai đã ở trong cái tuổi này, cũng đều tưởng là mình hay, tài giỏi, và tự biết lo cho chính mình và linh hồn của mình.   Có phải chúng ta đã ở trong cái tuổi của các con hiện giờ hay không?.   Nếu nghĩ lại suốt cả cuộc đời của chúng ta, ai đã hơn các con của mình?.   Thưa chắc cũng đếm trên đầu ngón tay, thưa có phải?.   Chúng ta hầu hết cũng chẳng hay ho gì hơn chúng bây giờ?.
 
Nhưng sau bao nhiêu năm từng trải kinh nghiệm sống, lên voi xuống chó, đua đòi, bon chen, và giành dựt, nay thấm mệt và biết tìm tới Chúa là Nơi cho chúng ta Nương Tựa, Đỡ Nâng, và Ủi An.   Biết tìm đến Chúa để hưởng bao Hồng Ân là sự Bình An của Người, ban trên chúng ta hằng ngày mà hiếm người biết để trân quý và để kín múc.   Nghĩ lại cuộc đời của mình, mới biết sợ cho các con của mình.   Chúng nó còn trẻ người non dạ quá! Nhiều thứ trên đời chúng chưa được thử qua!.   Còn rất nhiều những cám dỗ mà còn nằm trong sự ước mơ của chúng.  
 
Như được trở thành minh tinh màn ảnh, người mẫu, ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng của thời đại.   Nào là chúng tương lai còn mịt mù chưa thấy gì là sáng lạn và đường đời còn rất dài, cho nên chúng nghĩ rằng chúng phải hưởng những gì chúng có ngay đang bây giờ.   Thưa những gì chúng suy nghĩ có sai quấy không, khi mà chung quanh chúng ai cũng nghĩ và làm như chúng, có khi lại còn làm tệ hại hơn chúng nhiều???.   Như nhẹ thì trộm cắp tiền của cha mẹ hay của anh chị em chúng.   Nặng hơn nữa thì vào tiệm mà lấy trộm đồ để mua thuốc phiện hay chung sống với băng đảng.   Bậc làm cha mẹ tôi thiết nghĩ ai cũng có rất nhiều nỗi lo lắng vì chúng con đang ở tuổi trung học, tuổi còn đi học trên đại học, cho đến khi chúng ra trường và có công ăn việc làm, thì khi đó chúng ta mới bớt lo sợ nhiều hơn.
 
Nhưng cái nỗi lo sợ nhất của chúng ta vẫn là phần linh hồn của các con, khi chúng ta thỉnh thoảng thấy chúng chẳng lo lắng gì hay rất thờ ơ chuyện đi nhà thờ hằng tuần của chúng.   Khi tôi nhắc nhở và tỏ lộ sự giận dỗi hay bất mãn vì chúng bỏ lễ cuối tuần, thì chúng luôn có những lý do rất chính đáng.   Càng lo sợ hơn khi biết chúng không Rước Lễ, vì nghĩ rằng ở tuổi của chúng thì tội gì để chúng không Rước Lễ được?.   Thằng út nhà tôi thì bảo rằng mẹ ơi con hằng ngày cái miệng con nó hay nói bậy, nên không xứng đáng để lên Rước Mình Máu Thánh Chúa.   Còn hai con gái lớn nhà tôi thì sao??.  
 
Nhưng đấy là phần của các con của chúng ta, còn chúng ta thì sao?.   Có khá gì hơn chúng con của mình không?.   Hay cũng chỉ là tấm gương dơ bẩn mà các con chúng bắt chước theo, vì bố mẹ chúng cũng chẳng tốt lành gì!.   Làm sao chúng con nên tốt, khi bố mẹ của chúng cũng ham công, ham việc, ham tiền, và thỉnh thoảng cũng bỏ Lễ như chúng?.   Làm sao chúng con nó tốt lành cho được khi chúng ta cũng rất thường bỏ nhà cửa, bỏ con cái, để đi ăn chơi riêng?.   Đại khái chúng ta đã không làm gương tốt cho chúng noi theo, thì lấy gì để dậy chúng con cái, cho nên trọn hảo và tốt lành đây?.
 
Có phải ai là con người thì cũng không được toàn mỹ và nên trọn hảo như Thiên Chúa của chúng ta mong muốn trên con cái của Người?.    Thì chúng ta là ai lại có thể bắt buộc các con của chúng ta nên trọn hảo và trọn lành, khi cuộc đời trên thế trần thì có biết bao nhiêu cạm bẫy và sự mê hoặc của nó.   Vì chúng là con cái của chúng ta, nên chúng ta rất mạnh miệng mà la rầy chúng, ngay cả khi chửi rủa chúng bằng những câu nghe ra rất là thậm tệ, mà chúng ta có thể nói ra và nghe cho được.   Hoặc chúng ta không thấy chửi con thế là bẩn và là không xứng đáng để lên Rước Lễ.   Là con người thì chẳng ai cho mình là tốt hơn ai, nhưng nếu biết mà sửa đổi thì vẫn luôn tốt lành, và vẫn luôn còn kịp.
 
 
Ai là con người thì cũng đều mắc tội cả, từ tội nhỏ cho đến tội lớn.   Nhưng thưa tội nhỏ là gì mà tội lớn là chi?.   Có khi con người chúng ta phạm tội đến độ mà tội lớn nó cũng thành nhỏ vì tội “nó” cứ phạm đi phạm lại hoài, nên rồi nó cứ trơ trơ ra không còn cảm thấy là tội trọng nữa!?.    Chẳng phải chúng ta không hiểu đâu nhưng vì chúng ta thiếu Ơn của Chúa hay thiếu vắng Chúa trong cuộc đời.   Đã không để Chúa làm trung tâm điểm trong đời sống thường nhật của chúng ta, đến khi có một biến cố nào đó thì chúng ta mới chịu dừng chân lại và chịu tu tỉnh.
 
Nhưng có phải Chúa ác lắm không khi phải cho chúng ta một sự biến đổi nào đó thật cay nghiệt và thật đớn đau xẩy đến trên chính mình, vợ chồng, con cái, hay người thân thương trong gia đình của chúng ta, thì khi ấy chúng ta mới chịu quẳng bớt và bỏ bớt?.   Thì khi ấy chúng ta mới chịu thức tỉnh mà ăn ăn sám hối? Hay chính lúc ấy chúng ta mới chịu sửa đổi hành vi xấu xa của mình đã có từ bấy lâu nay?.   Chỉ sợ khi ấy chúng ta đã quá trễ rồi không?.   Chúng ta đã bỏ lỡ bao nhiêu dịp và cơ hội để trở về cùng Chúa.   Bao nhiêu lần trong cuộc đời Chúa đã đưa tay ra để cho chúng ta là Phêrô nắm lấy, nhưng Người bị chúng ta từ chối.   Thật chua xót và đắng cay cho Chúa và cho linh hồn của chúng ta lắm thay!.
 
Để khỏi dính bén nơi trần gian này, Thiên Chúa Cha đã cho chúng ta 10 Điều Răn xong cũng chưa đủ.   Người đã ban con một của Người xuống trần gian để mang thân phận con người, dậy dỗ chúng ta, làm gương cho chúng ta, và đã chết thật tang thương để Cứu Chuộc chúng ta.   Để chúng ta cũng có được cơ hội sống Trên Trời như Người vậy!.   Người hẳn muốn cuộc đời của chúng ta sau này sống viên mãn hạnh phúc bên Ba Ngôi Thiên Chúa, nên Người cũng tặng ban cho nhân loại một Mẹ Maria thật tuyệt vời mà khí cụ quyền năng vô song ấy chính là Chuỗi Kinh Mân Côi của Mẹ.  
 
Mẹ dậy chúng ta hãy siêng năng đọc Chuỗi Mân Côi.   Vì chính Chuỗi Mân Côi sẽ giúp chúng ta khỏi tay kẻ thù.   Chuỗi Mân Côi sẽ giúp chúng ta có sự biến đổi nên tốt lành hơn.   Hầu như điều gì chúng ta xin (within reasonable) Mẹ cũng nhậm lời.   Miễn những điều chúng ta xin ấy không làm mất linh hồn của chúng ta.    Còn điều gì mà chúng ta vẫn còn thắc mắc và khó khăn không hiểu?.   Còn điều gì đã luôn làm cho chúng ta không muốn sửa đổi để được nên tốt lành hơn và được Lên Trời?.   Chẳng những chúng ta được lên Trời nhưng còn muốn lôi thêm tất cả mọi người lên cùng với chúng ta nữa!.  
 
Để tóm tắt xin Thiên Chúa và Mẹ Maria luôn nghe lời chúng ta nguyện xin, nhưng không phải chỉ xin không, mà phải thực hành được những Lời Chúa dậy.   Cứ thế thì hy vọng rằng tất cả các con của chúng ta, chúng cũng thấy và thay đổi theo.   Vì có phải điều gì tốt lành cũng cho chúng ta có kết quả tốt, hậu quả tốt, và là dấu chỉ của con cái sự sáng là Thiên Chúa duy nhất muôn đời quyền năng.   Amen.        
 
                                     
Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
(05-19-12)

MỘT CHUYỆN TÌNH

MỘT CHUYỆN TÌNH

 Một hôm, tôi dậy sớm xem hừng đông ló dạng.

Ôi, công trình Thiên Chúa đẹp không bút nào tả xiết.

Mắt ngắm nhìn, tôi ngợi khen Thiên Chúa vì kỳ công của Người.

Tôi ngồi đấy, và thấy rằng Chúa đang hiện diện.

 Người hỏi tôi: “Con yêu mến Ta không?”

Tôi đáp lại:

“Lẽ tất nhiên, Lạy Chúa! Chúa là Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ con”

 Và Người hỏi: “Nếu con mang khuyết tật, con còn mến ta không?”

Tôi ngỡ ngàng.  Tôi nhìn xuống tay chân và toàn bộ hình hài rồi nghĩ rằng

có bao điều tôi sẽ không làm được, những điều tôi thấy là đương nhiên.

Và tôi trả lời: “Hẳn là sẽ khó, Lạy Chúa, nhưng con vẫn yêu Chúa”

Rồi Người lại hỏi: “Nếu con mù, con vẫn còn yêu các tạo vật của Ta không?”

Làm sao yêu một điều mình không thấy?

Và tôi nghĩ đến bao nhiêu người mù trên thế giới,

và biết bao người như họ vẫn yêu mến Chúa và tạo vật Người.

Thế nên tôi đáp lời: “Nghĩ như thế thật đau, nhưng con vẫn yêu Người”

 Rồi Người tiếp tục hỏi: “Nếu con điếc, con còn lắng nghe Lời Ta không?”

Làm sao nghe được điều gì nếu tai mình bị điếc?

Rồi tôi chợt hiểu. Nghe Lời Chúa không chỉ bằng đôi tai, mà bằng cả tấm lòng.

Tôi trả lời: “Thật khó lòng, nhưng con vẫn yêu mến Lời Người.”

 Và rồi Người lại hỏi: “Nếu con câm, con vẫn còn ca tụng Danh Ta?”

Làm sao ca hát khi mình không còn được cất tiếng?

Nhưng tôi nhận ra rằng: Chúa muốn ta vang ca lên từ trái tim và tận đáy tâm hồn.

Tiếng ca hát của ta có thế nào cũng được.  Và ngợi khen Chúa không chỉ là hát ca, nhưng trong những ngày gian nan, ta vẫn ca ngợi Chúa bắng cách cảm tạ Người.

Vì thế tôi mới nói: “Dù con không thể hát, con vẫn còn ngợi ca Chúa”

Tôi nghĩ rằng mình đã trả lời hay, nhưng…

 Thiên Chúa hỏi: “THẾ VÌ SAO CON PHẠM TỘI?”

Tôi trả lời: “Vì con chỉ là con người.  Con chưa phải trọn lành.”

 “THẾ SAO KHI YÊN ỔN CON ĐI XA TA THẾ?

SAO KHI NGUY NAN CON MỚI CẦU NGUYỆN HẾT LÒNG?”

Tôi câm miệng.  Tôi chỉ còn biết khóc.

 Chúa lại tiếp tục hỏi: “Sao con chỉ hát với cộng đoàn và trong buổi tĩnh tâm?

Sao con chỉ kiếm tìm Ta trong thời gian thờ phượng?

Sao con cầu xin bao nhiêu thứ chỉ vì bản thân con?

Sao con cầu xin mà thiếu lòng xác tín?

Lệ trào mi chảy xuống má của tôi.

“Sao con xấu hổ về Ta?

Sao không rao giảng cho ra Tin Mừng?

Sao khi gặp gian truân,

con khóc lóc với người khác trong khi Ta trao vai mình cho con khóc?

Sao con chối từ khi Ta cho con cơ hội phục vụ Danh Ta?”

 Tôi muốn trả lời, nhưng biết nói gì đây?

“Ta ân ban cho con sự sống, không phải để con vứt bỏ.

Ta ân ban cho con tài năng để phục vụ, nhưng con vẫn quay lưng.

Ta mặc khải Lời cho con, nhưng con không thêm gì trong hiểu biết.

Ta nói khó với con, nhưng con cứ bịt tai.

Ta chúc phúc cho con, nhưng con hướng mắt nhìn nơi khác.

Ta sai tôi tớ đến với con, nhưng con ngồi yên khi họ bị đuổi xua.

Ta nghe lời con cầu và đã nhậm lời mọi điều con cầu khẩn.

“CON CÓ THỰC SỰ YÊU MẾN TA CHĂNG?”

 Tôi không thể trả lời.  Làm sao trả lời đây?  Tôi vô cùng bối rối.

Không còn lời biện bạch.  Tôi có thể nói gì đây?

Lòng kêu thét và mắt tôi đẫm lệ,

Tôi trình Người: Lạy Chúa, xin thứ tha.  Con không xứng làm con của Chúa.”

Chúa đáp lời: “Ân Huệ của Cha đấy, con ơi”

Tôi bèn hỏi: “Sao Chúa vẫn tha thứ cho con?  Sao lại yêu con đến thế?”

Chúa trả lời: “Vì con là công trình Sáng Tạo của Ta.

Con là con của Ta.  Ta chẳng thể nào bỏ rơi con.

 Khi con khóc, Ta đồng cảm và cùng khóc với con.

Ta cùng cười với con, khi con reo vui hớn hở.

Khi con xuống tinh thần, Ta luôn khích lệ con.

Ta nâng con dậy, khi con vấp ngã,

Khi con mệt mỏi, Ta bồng bế con.

Ta sẽ ở cùng con cho đến ngày sau cùng, và sẽ yêu thương con mãi mãi.”

 Chưa bao giờ tôi khóc nhiều như thế.

Làm sao tôi từng có thế sống dửng dưng?

Làm sao tôi đã xúc phạm Chúa thật nhiều?

Tôi hỏi Chúa: “Chúa thương con đến mức độ nào?”

Chúa đưa tay ra và kìa dấu đinh xuyên thủng.

Tôi gục đầu dưới chân Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ tôi,

Và lần đầu tiên trong đời, tôi nguyện cầu thực sự!

 Maranatha dịch http://www.angelfire.com/ca/Guanja2/jesus.html

nguồn: từ Đỗ Tân Hưng, Nguyễn Kim Bằng