“Sân Chư dân” có thể được tổ chức tại Jerusalem

 “Sân Chư dân” có thể được tổ chức tại Jerusalem

WHĐ (10.05.2012) / LPJ – Theo tin từ trang web vaticaninsider.it của Italia, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa, Đức hồng y Ravasi nói rằng ngài muốn tổ chức “Sân Chư dân” tại Jerusalem.

Trong một cuộc phỏng vấn đăng trên trang vaticaninsider.it, Đức hồng y Ravasi cho biết ngài muốn tổ chức “Sân Chư dân” tại Jerusalem, vì nơi đây hẳn là “một khởi điểm lý tưởng” cho cuộc đối thoại giữa người tin và người không tin. Đức hồng y nói: “Tôi rất vui mừng tổ chức một cuộc gặp gỡ ở Jerusalem với các nhà trí thức và các nghệ sĩ Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, vì người Do Thái và người Công giáo cùng chia sẻ nhiều giá trị chung”. Và cả hai tôn giáo này đang phải đối mặt với mối lo về “sự bành trướng của chủ nghĩa thế tục hóa của xã hội”. Thực tế là, như Đức hồng y nhận định, “ngày nay, đối với nhiều người, biết Thiên Chúa hiện hữu hay không cũng chẳng quan trọng”. Đó cũng là khẳng định của cha Pizzabella, Quản thủ Thánh Địa khi được hỏi về điều này. Ngài nói ở Thánh Địa “có ít người vô thần hơn những người không tin”. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho sự kiện này để không rơi vào nguy cơ chỉ là một “cuộc họp mang tính hàn lâm”, cha Pizzabella quả quyết một “Sân Chư dân” tại Jerusalem “có thể là một thúc đẩy rất quan trọng cho việc suy tư và gặp gỡ với những người tin”.

Được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khởi xướng, “Sân Chư dân” là một cơ cấu của Giáo Hội Công giáo nhằm đối thoại với người không tin. Tên gọi này có liên quan trực tiếp đến Sân Chư dân ở Đền thờ Jerusalem, là một khu vực bên ngoài của Đền thờ cũ dành cho dân ngoại. Dưới sự bảo trợ của Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa do Đức hồng y Ravasi làm Chủ tịch, Giáo Hội muốn qua đó củng cố ý muốn giao tiếp với những người coi tôn giáo là điều xa lạ và với những ai có thể muốn tiếp cận một Đấng mà họ không biết. Được chính thức tổ chức vào tháng Ba 2011, “Sân Chư dân” lần đầu tiên đã diễn ra tại Paris. Ngay sau đó là tại Bucarest, Firenze, Barcelona và Tirana… và lần gần đây nhất tại Palermo, Sicilia. Mỗi lần hoạt động đều quy tụ các danh nhân văn hóa và tôn giáo, người tin và người không tin, nhằm đề cập đến các vấn đề cụ thể của mỗi quốc gia. Đây là một cách truyền thông tốt đẹp của Mẹ-Giáo Hội trước khi diễn ra Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm hóa vào cuối năm nay.

(Amelie La Hougue, lpj.org)

 Nguồn:  WHĐ          Từ Maria Thanh Mai gởi

Chúa về trời, con vào đời

Chúa về trời, con vào đời     

                                                                  tác giả Trầm Thiên Thu

 Chúa Giêsu vinh hiển về trời, còn chúng ta phải hiên ngang vào đời để làm chứng về Đức-Kitô-chịu-chết-và-phục-sinh, về Tình Yêu Vô Biên của Thiên Chúa, về Lòng Thương Xót của Ngài. Chúa Giêsu về trời là bảo chứng chắc chắn chúng ta cũng sẽ được về trời. Với hy vọng đó, chúng ta có thể can đảm và kiên trì vượt biển-đau-khổ-trần-gian để cặp Bến Bình An Thiên Quốc.

 Theo sách Công vụ Tông đồ (Cv 1:1-11), Chúa Giêsu đã dạy bảo các Tông đồ mà Ngài đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần. Ngài còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy Ngài vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình: Trong 40 ngày, Ngài đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Chúa.

 CHÚA VỀ TRỜI

Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông đồ, Đức Giêsu truyền cho các ông không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới, đó là “ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần”. Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó tò mò hỏi: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?”. Chắc là các ông cũng muốn “thơm lây” gì đó, vì con người vẫn nuôi hy vọng “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Nhưng Chúa Giêsu thản nhiên: “Anh emkhông cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Ngài ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:7-8).

 Nói xong, Ngài được cất lên ngay trước mắt các ông, khiến các ông chưng hửng và ngơ ngẩn. Lúc đó có đám mây quyện lấy Ngài, khiến các ông không còn thấy Ngài nữa. Bó tay! Đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Ngài đi, bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời” (Cv 1:11).

 Chúa đi rồi chắc hẳn các ông buồn lắm, và cũng có thể “trách yêu” là sao Thầy đi mà không nói trước. Các ông cũng có thể buồn vì từ nay không còn Đại Sư Phụ thì không biết xoay xở thế nào. Con người mà! Đại Sư Phụ biết lắm, thế nên Ngài đã hứa ban Chúa Thánh Thần để đủ tự tin mà hành động vì Chúa: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Ngài ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:8). Tất nhiên, Ngài hứa gì thì luôn thực hiện đúng.

 Từ khi phục sinh, Chúa Giêsu không còn nhân tính mà chỉ còn thiên tính. Ngài ẩn hiện thoăn thoắt. Nay Ngài lại về trời, nghĩa là chúng ta cũng chắc chắn sống lại và về trời với Ngài. Vì thế: “Vỗ tay đi nào, muôn dân hỡi! Mừng Thiên Chúa, hãy cất tiếng hò reo! Vì Đức Chúa là Đấng Tối Cao, Đấng khả uý, là Vua Cả thống trị khắp địa cầu” (Tv 47:2-3). Đồng thời, chúng ta “hãy đàn ca, đàn ca lên mừng Thiên Chúa, đàn ca lên nào, đàn ca nữa kính Vua ta!” (Tv 47:7). Thật vậy, “Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu”, nên chúng ta phải “dâng Ngài khúc đàn ca tuyệt mỹ”. Tất nhiên những gì là tuyệt vời nhất thì phải được dành cho Thiên Chúa, vì “Thiên Chúa là Vua thống trị chư dân, Thiên Chúa ngự trên toà uy linh cao cả” (Tv 47:9).

 Vui mừng là biểu hiện có Chúa trong tâm hồn, nghĩa là chúng ta đang được Chúa Thánh Thần tác động. Chúng ta được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, đủ can đảm đi giữa bầy sói mà không hề run sợ…

 CHÚNG TA VÀO ĐỜI

 Thánh Phaolô nói: “Tôi là người đang bị tù vì Chúa” (Ep 4:1a). Tự nhận là “tù nhân của Chúa” nên Thánh Phaolô không ngại nói: “Tôi khuyên nhủ anh chị em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh chị em. Anh chị em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh chị em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau” (Ep 4:1b-3). Ai cũng được Thiên Chúa kêu gọi, mỗi người mỗi trách nhiệm, mỗi người một loại “nén”, vấn đề là dùng những “nén” đó bằng cách nào và với mục đích gì. Không ai có quyền tự cho rằng “nén” của mình “có giá” hơn “nén” của người khác. Trước mặt Chúa, mọi người đều bình đẳng!

Bằng nhau ư? Đúng, vì “Thiên Chúa không thiên vị người nào. Hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Ngài tiếp nhận” (Cv 10:34). Vả lại, như Thánh Phaolô nói: “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh chị em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng” (Ep 4:4). Đặc biệt là “chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa” (Ep 4:5). Thế thì sao không bình đẳng? Đúng là “chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người”, nhưng “mỗi người chúng ta đã nhận được ân sủng tuỳ theo mức độ Đức Kitô ban cho” (Ep 4:7). Đó là điều mầu nhiệm, trí tuệ loài người không thể phân tích hoặc giải nghĩa thấu tình đạt lý.

 Thánh Phaolô dẫn chứng rất lạ: “Có lời Kinh Thánh nói: Ngài đã lên cao, dẫn theo một đám tù; Ngài đã ban ân huệ cho loài người” (Ep 4:8). “Đám tù” đó là chúng ta chứ còn ai trồng khoai đất này nữa, vì chúng ta đều là những tử tù được Đức Kitô chịu chết để giải thoát chúng ta khỏi chốn-lao-tù-tội-lỗi-trầm-luân. Thánh Phaolô đặt vấn đề: “Ngài đã lên nghĩa là gì, nếu không phải là Ngài đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới mặt đất? Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã lên cao hơn mọi tầng trời để làm cho vũ trụ được viên mãn” (Ep 4:9-10). Hai động thái trái ngược là “lên” và “xuống”, nhưng hai động thái đó đều do chính Đấng-đã-chết-và-sống-lại thực hiện.

 Ý Chúa quá mầu nhiệm: “Chính Ngài đã ban ơn cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ” (Ep 4:11). Vì thế mà tạo nên xã hội, cộng đoàn. Ai cũng làm giám đốc thì lấy đâu có công nhân? Ai cũng làm tổng thống thì lấy đâu nhân dân? Nếu vậy, ơn gọi “làm nhỏ” có khi còn quan trọng hơn ơn gọi “làm lớn” đấy. Vì Chúa Giêsu đã xác định: Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9:35). Ngài luôn bảo người ta “làm nhỏ” chứ không khuyên ai “làm lớn”, nhưng người ta thích làm ngược lại. Đừng khinh suất hoặc ảo tưởng! Thánh Phaolô giải thích: “Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Kitô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tớitầm vóc viên mãn của Đức Kitô (Ep 4:12-13). Đó là cả một chu-trình-vào-đời của bất kỳ ai.

 Chúa Giêsu sai mọi người vào đời khi Ngài nói: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án”(Mc 16:15-16). Ai thật và ai giả cũng được Ngài nói trước: “Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ” (Mc 16:17-18).

 Thánh Máccô kể: “Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16:19-20). Và cho đến ngày nay, nhiều người cũng đã và đang “vào đời” như thế: Nói về Chúa, sống chứng nhân, sống gương mẫu, làm việc tốt, tha thứ cho người ghét mình, nghĩ tốt về người khác, rao truyền Tình Yêu Chúa, thực thi Lòng Chúa Thương Xót,…

 Lạy Chúa, xin thêm cho chúng con ba đức đối thần (tin, cậy, mến) và các đức đối nhân để chúng con làm hành trang vào đời theo lệnh truyền của Đức Giêsu Kitô, Con Một của Ngài. Chúng con cầu xin nhân danh Đại Sư Phụ Giêsu, Thiên Chúa Cứu Độ của chúng con. Amen.

 TRẦM THIÊN THU

Ta Không Kết Án Con

   Ta Không Kết Án Con

       Tại nhà thờ chánh tòa Wurzburg trong miền Baviere, Tây Ðức, có một tượng thánh giá rất nổi tiếng được tạm trổ vào khoảng thế kỷ 14. Trên những tượng thánh giá, thông thường đôi tay Chúa Giêsu giang ra và bị đóng vào gỗ giá. Riêng đôi tay của Chúa Giêsu trên tượng thánh giá tại nhà thờ chánh tòa Wurzburg thì khác hẳn: thay vào bị giang ra và bị đóng vào gỗ giá, hai cánh tay của Chúa lại khoanh trước trái tim như thể đang ôm vào lòng một người nào đó.

     Người dân địa phương truyền tụng rằng trong cuộc chiến tranh tôn giáo giữa tin lành và công giáo vào giữa thế kỷ 17, một người lính chống công giáo đã vào nhà thờ này. Nhìn thấy trên đầu Thiên Chúa có một triều thiên bằng vàng, anh sinh lòng tham, bắc thang leo lên để đánh cắp. Khi anh vừa đưa tay tháo gỡ triều thiên thì đôi cánh tay của Chúa Giêsu bỗng được tháo gỡ. Chúa Giêsu giang tay ôm trọn lấy anh vào lòng, với tất cả trìu mến. Người lính chết lịm trong vòng tay âu yếm của Chúa Giêsu.

     Người ta tìm thấy xác của anh dưới chân thánh giá!

     Kể từ ngày đó, hai cánh tay của Chúa Giêsu không còn giang ra và bị đóng vào lỗ đinh nữa, nhưng được khoanh trước trái tim trong tư thế đang ôm chầm lấy một người nào đó.

     Du khách nhìn lên thập giá đều có cảm tưởng như ánh mắt của Chúa Giêsu nhìn mình và nghe có tiếng thì thầm: “Ta không hề kết án con”.

     “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài”, đó là chân lý cơ bản nhất trong Kitô giáo. Tất cả cuộc đời của Chúa Giêsu, cái chết của Ngài trên thập giá: đó là ngôn ngữ qua đó muốn nói với chúng ta rằng Ngài yêu thương chúng ta, yêu thương đến nỗi sẵn sàng để cho Người Con Một của Ngài chết thay cho chúng ta.

     Thiên Chúa yêu thương con người: điều đó không có nghĩa là Ngài yêu thương con người một cách trừu tượng, yêu thương con người như một đám đông hay như một con số. Thiên Chúa yêu thương con người bằng một tình yêu cá biệt, nghĩa là mỗi người chúng ta đối với Ngài như thể là người duy nhất hiện hữu trên trần gian này. Mỗi người là một lịch sử, mỗi người chiếm trọn tình yêu của Chúa.

     Thiên Chúa yêu thương tôi, nghĩa là Ngài chỉ muốn điều thiện cho tôi. Ðiều thiện ấy có thể vượt khỏi suy tính, đo lường của tôi. Do đó, cho dẫu có gặp trăm nghìn đớn đau, vất vả, chúng ta cũng hãy tin rằng Thiên Chúa đang yêu thương chúng ta. Ngài yêu thương tôi đến độ làm mọi cách để cho mọi sự đều quy về điều thiện hảo cho tôi. Một cơn bệnh, một sự thất bại, một cái chết, một sự mất mát và ngay cả tội lỗi: tất cả đều là những cơ may để Ngài ban cho tôi một ơn phúc cao cả hơn.

 nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi

Thánh Isidore

 

15 Tháng Năm

   Thánh Isidore

   (1070 – 1130)

    Thánh Isidore là quan thầy của các nông dân và làng quê. Ðặc biệt, ngài là quan thầy của Madrid, Tây Ban Nha, và của Hội Nghị Ðời Sống Công Giáo Thôn Quê Hoa Kỳ.

     Khi lớn tuổi, ngài làm công cho gia đình ông Gioan de Vergas, một địa chủ giầu có ở Madrid, và trung thành làm việc cho đến mãn đời. Isidore kết hôn với một thiếu nữ đạo đức và chính trực mà sau này bà được tuyên xưng là thánh Maria de la Cabeza. Hai người có được một con trai nhưng chẳng may cậu chết sớm. Cả hai ông bà tin rằng ý Chúa không muốn hai người có con, do đó họ quyết định sống khiết tịnh cho đến suốt đời.

   Isidore là người đạo đức thâm trầm bẩm sinh. Ngài thức dậy từ sáng sớm để đi lễ và dành thời giờ trong những dịp lễ lớn để đi viếng các nhà thờ ở Madrid và vùng phụ cận. Trong khi làm việc, ngài luôn chuyện trò với Thiên Chúa. Khi bị các đồng nghiệp cho rằng ngài trốn tránh nhiệm vụ qua việc tham dự Thánh Lễ hằng ngày, lấy nhiều thời giờ để cầu nguyện, v.v., Isidore trả lời rằng ngài không còn lựa chọn nào khác hơn là tuân theo Ông Chủ tối cao. Truyền thuyết kể rằng, một sáng kia khi ông chủ đến cánh đồng để bắt quả tang Isidore trốn việc đi nhà thờ, ông thấy các thiên thần đang cầy cấy nơi khu ruộng của Isidore.

    Isidore còn nổi tiếng là thương người nghèo và cũng thường để ý đến việc chăm sóc loài vật.

     Isidore từ trần ngày 15 tháng Năm 1130, và được phong thánh năm 1622, cùng với các Thánh I-nhã, Phanxicô Xaviê, Têrêsa và Philip Nêri.

    Lời Bàn

  Chúng ta có thể tìm thấy nhiều sự ứng dụng nơi vị lao công thánh thiện này: Công việc lao động có phẩm giá; sự thánh thiện không bắt nguồn từ địa vị xã hội; sự chiêm niệm không lệ thuộc vào học thức; đời sống thanh bạch là con đường dẫn đến sự thánh thiện và hạnh phúc.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

CHÚA CHỌN CON.

CHÚA CHỌN CON.

(Ga. 15, 9 – 17)    nguồn: conggiaovietnam.net

                               Lm Vĩnh Sang DCCT

 “Không phải anh em đã chọn Thầy,

Nhưng chính Thầy đã chọn anh em.

Và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái”

 Không phải con chọn Chúa,

mà chính Chúa chọn con,

 Thế mà bấy lâu nay con cứ tưởng con chọn Chúa,

vì con nghĩ con chọn Chúa nên con đòi phần thưởng thuộc về con,

con nghĩ con chọn Chúa nên con ganh đua với anh em,

con thích nhìn về sau để thoả mãn lòng tự ái,

con thích so sánh để ve vuốt tính kiêu căng,

con thích tung hô để củng cố lòng tự đắc,

con thích phê bình người khác để tự trang điểm mình.

 Con đã làm bao nhiêu điều lố bịch

mà cứ huênh hoang ca tụng mình !

 Thế mà Chúa vẫn thương yêu con,

rồi sai con đi theo lòng nhân từ của Chúa.

 Lạy Chúa xin đừng chấp tội con.

 Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.

Chúa nhật thứ 6 Phục Sinh.

13/05/2012

Tác giả:  Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Vài chuyện đáng suy gẫm?

                        Vài chuyện đáng suy gẫm?

                 (Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.) 

                                                                                                                             (1 Ga 4,8)

                                                                                                 tác giả: Phùng văn Phụng

  Câu chuyện 1:

 Tuần rồi tôi có nhận được E.mail của người bạn nội dung như sau:

Tin khẩn: Cha qua đời con ở đâu?

Hải quân Trung tá Nguyễn thiện Nhựt (Noel) khóa 3 sĩ quan hải quân (Đệ Nhị Bắc Giải) từ trần tại bịnh viện Corner Stone (Houston) hơn hai tuần lễ nhưng không có thân nhân đến nhận xác. Được biết Niên Trưởng Nguyễn thiện Nhật có hai người con ở Cali nhưng không ai biết địa chỉ..

Xin Quý vị, Quý Niên trưởng và Chiến Hữu vui lòng giúp đỡ tìm kiếm…

 Trước năm 1975 Trung tá Nhựt đã phục vụ trong binh chủng hải quân của quân lực Việt nam cộng hòa. Tôi không biết Trung tá Nhựt có đi “cải tạo” không hay là ông đã di tản qua Mỹ trong những ngày cuối tháng tư năm 1975.Tại sao có những người cao niên sống ở nước Mỹ gặp nhiều chuyện buồn đến như vậy?. Con cái không thường xuyên thăm hỏi cha mình, cha bịnh, cha mất mà không hay biết.? Đạo làm người bình thường thăm hỏi cha mẹ khi ốm đau cũng không có. Nếu là người công giáo, chắc là người con đã quên điều răn thứ tư trong 10 điều răn của đạo Chúa là “Thảo kính cha mẹ” cũng như quên lời thánh Phao lô đã dạy: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ … để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này”. (Ep 6:1-3)

 Câu chuyện 2:

 Tự tử tập thể ngay tại truờng.

 *Ba em nữ sinh Nguyễn thị Mỹ Hạnh, Lê thị Bích Loan, Nguyễn thị Cẩm Nhung học cùng lớp 7A trường trung học cơ sở (THCS) Phan Chu Trinh, xã Đắk Sắk, huyện Đắc Mil, tỉnh Đắc Nông. Cả ba là bạn thân nhau cùng học khá, giỏi. Ba em này rủ nhau tự tử vào sáng ngày 17 tháng 3 năm 2012 vừa qua ngay tại trường.

 *Trong năm nay, cuối tháng 2 vừa qua, một nữ sinh lớp 12 Trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong (Nam Định) bất ngờ thắt cổ tự tử tại khu ký túc xá của trường. Cũng cùng thời gian ấy một học sinh có học lực khá của trường THPT bán công Đông Hưng (nay là trung học phổ thông Đông Quan, Thái Bình) đã nhảy từ lầu 2 xuống sân trường tự tử chỉ vì lý do rất bình thường là bị cô giáo môn toán mắng.

 *Ngày 9-2 em H. học sinh lớp 9 trường THCS xã Cẩm Đền huyện Cẩm Giang 2 Hải Dương chỉ vì lén lấy trộm chiếc quần jean của cửa hàng bán quần áo. Khi bị bắt quả tang, cửa hàng gọi gia đình đòi  300,000 đồng. Thế là em H. nhảy sông tự tử.

 *Khoa cấp cứu bịnh viện Nhi đồng 2 ở Sài gòn ngày 29 tháng 2 đã cứu sống một nữ sinh lớp 8 trong tình trạng nguy kịch vì uống  hai vĩ thuốc panadol 500mg (20 viên) để tự tử. Lý do em buồn vì  cô giáo đối xử với em không công bằng, gia đình không cho em xài điện thoai di động.

 *Em L.T.D. học sinh lớp 11 trường Dân tộc nội trú, huyện Điện Biên Đông, ăn lá ngón chết chỉ vì hờn mát trước câu nói của bố “Con dùng điện thoại phải giữ cẩn thận nếu làm hỏng bố không có tiền sửa cho con đâu!”… (Trong bài Hội chứng chán sống và hội chúng khỏa thân của Văn Quang, Thời báo số 281 ngày 30-03-2012)

 *Theo nhà báo Bùi Tín trong bài “Người khổng lồ bệnh hoạn đăng trong đài VOA ngày 02-4-2012,  thì mỗi năm Trung Quốc có 287.000 người tự tử (thống kê năm 2000). Mỗi ngày Trung Quốc có 3.500 vụ phá thai.

 Hiện tượng tự tử của các em, các cháu còn nhỏ tuổi đã làm cho ông bà, cha mẹ phải suy nghĩ, do tình trạng tâm lý ích kỷ, chỉ nghĩ đến cá nhân, chỉ nghĩ về mình, do gia đình và xã hội đã dạy dỗ như thế nào đối với các em?. Chắc chắn là các em thiếu một đời sống tinh thần, thiếu một đời sống tâm linh, thiếu mục đích sống, không biết sống để làm gì? Các em không được dạy cần biết sống yêu thương, bác ái, sống vì người khác mà người gần gủi nhất là cha mẹ và bà con chòm xóm vv.. Nếu các em được dạy dỗ biết sống bác ái, biết sống cho tha nhân, có lẽ các em chắc đã không có hành động nông nổi như vậy.

Còn con số tự tử đáng báo động ở Trung Quốc đủ cho chúng ta thấy khủng hoảng niềm tin nơi con người thời nay. Thiếu tin tưởng vào Thiên Chúa toàn năng, vào đời sau vĩnh cửu con người mất phương hướng, không biết sống để làm gì, do đó tình trạng bơ vơ, chán sống thúc đẩy con người tự tử chăng?

 Truyện thánh Gióp trong Cựu Ước

 Truyện thánh Gióp kể rằng ông là người kính sợ Thiên Chúa và xa lánh điều ác. Ông có 7 người con trai và ba người con gái. Ông có một đàn gia súc gồm 7 ngàn chiên dê, ba ngàn lạc đà, năm trăm đôi bò….

Vậy mà một ngày kia … trong lúc bò của ông cày ruộng, lừa cái ăn cỏ bên cạnh. Dân Sơva đã xông vào cướp lấy chúng, dùng gươm giết chết hết các đầy tớ…

Người Can đê chia thành ba toán ập vào cướp lấy lạc đà chúng dùng gươm cũng giết hết các đầy tớ của ông. 

Rồi có một trận cuồng phong từ bên kia sa mạc thổi thốc vào bốn góc nhà, nhà sập xuống đè trên đám trẻ, các con của ông, họ đang ăn uống chết hết…

Bấy giờ ông Gióp trỗi dậy xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất, sụp lạy và nói:

“ Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. ĐỨC CHÚA đã ban cho,

ĐỨC CHÚA lại lấy đi: Xin chúc tụng danh ĐỨC CHÚA!” . Satan hành hạ ông Gióp khiến ông mắc phải chứng ung nhọt ác tính từ bàn chân cho đến đỉnh đầu. Ông ngồi giữa đống tro lấy mảnh sành mà gãi. Khi bà vợ ông trách móc ông và nói với ông : “Ông hãy nguyền rủa Thiên Chúa và chết đi cho rồi.:” Nhưng ông Gióp đáp lại: …”Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ lại không biết đón nhận sao?” Ông Gióp không buông một lời nào trách móc phạm đến Thiên Chúa.

Nếu tin vào Thiên Chúa như thánh Gióp thì con người sẽ có thể chịu đựng được những khó khăn vui vẻ chấp nhận những thử thách trong đời sống hàng ngày.

 Câu chuyện 3:

 Chưa đầy 16 tuổi đã quay phim sex với người tình.

 Cô giáo của trường THPT Ngô Gia Tự (Vĩnh Phúc) nghi ngờ khi thấy các học sinh lớp 10 của trường chuyền tay nhau chiếc điện thoại trong giờ học, cô giáo đã thu giữ chiếc điện thoại này.

Kiểm soát chiếc điện thoại trong giờ học cô giáo mới tá hoả khi nhìn thấy trong điện thoại cảnh “nóng” dài 30 phút của một nữ sinh chưa đủ 16 tuổi với bạn trai. Nhân vật nữ trong clip là em N.T.A. (sinh năm 1996) học sinh lớp 10 của trường Ngô Gia Tự này.

Người tình, nhân vật nam trong clip sex này là P.V.C. sinh năm 1991 ở tại xã Xuân Lộc, huyện Lâp Thạch.

.. Điều đáng nói clip quay cảnh nóng trên đã nhanh chóng được chia sẻ qua con đường điện thoại với tốc độ kinh hoàng. Rất nhiều học sinh của trường đã lưu lại trong điện thoại để chụm đầu xem, bàn tán…thú vị!!!

Một chuyện khác khó tin và khôi hài hơn là em Chu Thị D…học lớp 12, trường THPT Diễn Châu 2 (Nghệ An) đang ngồi học trong lớp bất ngờ kêu đau bụng và được mọi người đưa đi bịnh viện: 15 phút sau nữ sinh dưới sự giúp đỡ của các bác sĩ  đã sinh hạ một bé gái. Sự việc xảy ra sáng ngày 11 tháng 3 vừa qua.(trong bài báo Hội chứng chán sống…đã dẫn)

 Trách nhiệm cho những việc làm đáng tiếc trên thuộc về ai? Gia đình (ông bà cha mẹ) hay xã hội (bà con chòm xóm, thầy cô giáo dạy học các em) hay nhà cầm quyền (có quan tâm lo lắng, làm gương mẫu trong đời sống hằng ngày) để các em bắt chước noi theo.

  Các em không biết Thiên Chúa là ai, không còn biết kính sợ Thiên Chúa nữa thì điều gì các em cũng có thể làm được cả. Còn cha mẹ chỉ lo làm ăn kiếm tiền, không quan tâm đến đời sống tâm linh cho chính mình và cho con cái vì “không ai vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được”. Khi cha mẹ chỉ biết lo kiếm tiền, bỏ bê con cái, không lo dạy dỗ chúng sống có lý tưởng, biết yêu thương cha mẹ, anh chị em, biết yêu mến tha nhân, người đồng loại thì những vấn nạn trên càng xảy ra nhiều hơn nữa..

 Tôn giáo, tình yêu thương lẫn nhau… đã vắng bóng trong các gia đình này chăng?

 Những vấn nạn này làm cho những ai quan tâm đến giáo dục giới trẻ, đạo đức xã hội, tương lai dân tộc đáng suy gẫm?

 Phùng văn Phụng

Thư gởi mẹ

                      

                                               Thư gởi mẹ

                                                                                            Tác giả:  Jos Thanh Phong

 “Thư Gửi Con” là tâm tình của người mẹ muốn được chia sẻ cùng đứa con trai độc nhất của mình. Lời của người mẹ thật chân tình và tha thiết như muốn được trải lòng cùng con, với những ước mong con hiểu đời mẹ và luôn sống mãi đời Hiến Dâng Phục Vụ. Đừng nặng lòng lo cho Mẹ, cũng như đừng để trái tim hồng nào xâm chiếm trái tim con, ngoài Chúa.

 Tình yêu đáp đền tình yêu. Những tâm tình của người mẹ chẳng rơi vào quên lãng, mà trái lại được trân trọng yêu thương và được nâng lên thành một thứ tình cao quý thiêng liêng: Tình mẹ, tình Chúa muôn đời.

 Những tâm tình của người con dành cho mẹ cũng thật chân tình, tha thiết, yêu thương và rất thật, như đã thấu hiểu nỗi lòng người mẹ, chia sẻ với mẹ những vui-buồn-đắng-cay trong đời… Lời thiết tha của con vẫn là lời kinh nguyện, thánh lễ dâng lên Chúa cầu cho mẹ sống đời hạnh phúc yên vui. Và xin mẹ cũng khẩn nguyện cho đứa con hư dại và bất hiếu này sẽ mãi mãi trung thành trong lý tưởng Ơn gọi – rao truyền chân lý, phục vụ yêu thương.

                                                  Sài Gòn, ngày…tháng…năm

Thư Gởi Mẹ

Mẹ kính yêu,

 Lời đầu tiên của con dành cho mẹ là lời thăm hỏi trong Chúa, nguyện cầu cùng Mẹ Maria và lời chào trong thánh phụ Giuse.

 Cám ơn mẹ thật nhiều, nhiều lắm! Vì đã nhớ đến con, viết thư thăm con và chia sẻ những nỗi niềm buồn vui trong cuộc sống cùng con. Nỗi buồn xa quê nhà chỉ mong có vậy…

 Mẹ ơi ! Con đã đọc được thư của mẹ rồi, không chỉ đọc một lần thôi, mà cứ đọc đi đọc lại, đọc đến độ thuộc từng con chữ. Càng đọc, con càng cảm thấy thương mẹ và yêu mẹ nhiều, thật nhiều! Vâng, con biết tình mẹ thật bao la vô bờ bến, đến độ đại dương có lớn, có sâu, có rộng đến mấy cũng không sánh bằng tình mẹ dành cho con. Con nhớ đến ngày xa xưa ấy, những tháng ngày mà mẹ con mình ấp ủ bên nhau, cùng nhau trốn tránh nắng mưa bụi đời, cùng nhau chia sẻ kiếp đời gian dối, cùng nhau vượt thác trèo đồi… Gian khổ biết chừng nào mà mẹ vẫn bồng bế con trên đôi tay gầy yếu. Biết bao thương đau mà mẹ hứng chịu.

Đúng, đời mẹ là một chuỗi dài nước mắt. Con biết, con biết chứ! Từ nhỏ mẹ đã côi cút, lớn lên làm tôi thiên hạ, và rồi cũng như bao nhiêu người phụ nữ khác, ước mơ có một mái ấm gia đình. Mẹ đã đến với bố con. Nhưng đâu ngờ, hạnh phúc nó lại không mỉm cười với mẹ. Mẹ rơi vào cái vòng luẩn quẩn của biển đời gian dối, khổ ải, chán trường, tuyệt vọng.

 Những lúc như thế mẹ đã muốn đập đổ và phá huỷ tất cả : “Hôn nhân, cuộc đời và ngay cả mạng sống nữa…”, nhưng vì con, lo cho con mà mẹ đành hy sinh vượt lên tất cả: bất chấp khổ đau, quên đi sầu luỵ, vượt qua cái vòng luẩn quẩn của biển đời gian dối ấy. Con nhớ lại những tháng ngày mà mẹ gánh chịu những trận đòn thê lương, cuồng dại của bố con trong cơn say mà con còn rùng mình khiếp sợ. Vậy mà mẹ vẫn chấp nhận và gánh chịu tất cả.

  Ôi, mẹ của con, mẹ không chỉ khổ đau, tan nát về những lời chửi rủa, mắng nhiếc cay nhiệt, những cú đấm – đá tàn ác, dã man, mà còn đau khổ tan nát hơn nữa, là người, mà cả cuộc đời của mẹ đã đặt cả niềm tin, tình yêu và hạnh phúc của mình và coi đó là chỗ dựa tinh thần duy nhất của đời mẹ. Vậy mà mẹ cũng không có. Ước mơ vẫn chỉ là mơ ước. Niềm vui, tình yêu và hạnh phúc nó cứ vẫy chào mẹ. Một ngày bình yên trong đời mẹ cũng không.

 Con nghĩ người phụ nữ đau khổ, bầm giập, tan ná, bi thương nhất trên cuộc đời này có lẽ là Mẹ của con. Người chịu đựng và hy sinh nhất cũng là mẹ. Mẹ là người con yêu thương và quý trọng nhất trong cuộc đời này. Mẹ là dòng suối dịu hiền của đời con, là cánh chim đưa con vào đời, là bóng mát cho đời con trú ẩn. Mẹ là tất cả. Nhờ mẹ, vì mẹ mà con có ngày hôm nay…

 Tình thương và dấu ấn của mẹ ngày càng sâu đậm nơi tiềm thức của con theo thời gian. Dù cho cuộc sống có đổi thay, thời gian có thoi đưa, nhưng con luôn nhớ đến mẹ, hướng về mẹ và gọi tên mẹ. Những lúc trống trải của cuộc đời, những lúc trời buồn gió lạnh, những lúc thất vọng ê chề, con cũng muốn  buông xuôi tất cả. Nhưng nhớ đến mẹ lại là động lực để con tiến bước. Tiếp bước để đáp đền công ơn mẹ. Tiếp bước để đi trọn Lý Tưởng. Mẹ đã chẳng nói cuộc đời của mẹ chỉ có hai người đàn ông: Bố con và con đó sao? Và biết đâu những đau khổ, phiền lụy mẹ chịu lại sinh hoa trái là con?

 Nhưng mẹ ơi, Ơn gọi và cuộc đời huyền nhiệm lắm. Có nhiều lúc con tự hỏi bao đau khổ mẹ chịu sao không phải là ai khác mà là mẹ? Phải chăng mẹ đến với bố con trong đau khổ ấy mà con có mặt trong cuộc đời? Một con người yếu đuối và tội lụy như con liệu có theo Chúa làm môn đệ Ngài được chăng? Mẹ mong mỏi nơi con và đặt nhiều niềm hy vọng, nhưng con không làm được điều mẹ ước mong thì sao? Sự thực, có lúc con mệt mỏi, chán chường và để đời mình như đám lục bình trôi sông đấy mẹ ạ. Nhưng con nghĩ đến tình Chúa yêu con và nhất là nghĩ đến những hy sinh của mẹ, con lại gắng mình tiếp bước cho trọn hành trình dang dở, dẫu đường đời còn dài, nhiều gian nan và thử thách đang đợi phía trước. Con cũng lắng lo và sợ lắm, nhưng con tin có mẹ và con tin vào sức mạnh của Chúa. Chỉ có thế thôi mẹ ạ. Và giả như điều xấu nhất có thể xảy ra…, thì con vẫn mãi là con của mẹ.

 Vâng, con biết tất cả những gì mẹ làm là vì bố con và con. Mẹ đã sống trọn nghĩa vẹn tình, con biết chắc chắn và tin rằng Chúa không bao giờ quên mẹ đâu! Ngài sẽ bù đắp cho mẹ tất cả. Giờ đây, bố con đã đi xa, nhưng con luôn tin tưởng ở trên bầu trời trong xanh nào đó bố đang thầm nguyện cầu cho mẹ. Còn con, nơi không gian nhỏ bé của tu viện này, luôn nhớ đến mẹ, cầu nguyện cùng Chúa cho mẹ sống đời hạnh phúc bình yên, trọn vẹn, như mẹ đã sống trọn vẹn với bố con và con. Tất cả con xin gửi trao cho Chúa, Đấng an bài mọi sự.

 Mẹ ơi! Màn đêm đã chìm vào sâu. Trời oi bức khiến giấc ngủ của con đêm nay không thành. Trằn trọc suy nghĩ về mẹ và đường đời Ơn gọi, con ngồi viết những dòng tâm tình này đến mẹ như những dòng chia sẻ sâu xa nhất của con trai dành cho mẹ. Vâng, con muốn viết thật nhiều, nhưng ngọn đèn leo lét báo hiệu thời gian, con xin khép lại trên trang giấy này, cầu chúc mẹ nơi phương trời ấy giấc ngủ bình yên và tình thương của Chúa ấp ủ, chở che mẹ suốt cả cuộc đời. Xin mẹ cũng nhớ đến và cầu nguyện cho đứa con bất xứng và hư dại này. Con xin gởi lại đây với tất cả những gì là yêu nhất, qúy  nhất, thương nhất.

 Chào mẹ kính yêu!

Con trai của mẹ

Đứa con bất xứng

Jos. Thanh Phong                  nguồn: Maria Thanh Mai gởi 

Thư Gửi Con

Thư Gửi Con

                                                                               Tác giả: Maria T. M.

 Cần Thơ ngày… tháng… năm…

 

 Con xa nhớ, có phải đây là lần đầu tiên mẹ viết thư cho con không nhỉ? Nhận được thư chắc con ngạc nhiên lắm? Vì như có lần mẹ nói với con: Mẹ cũng ngại viết, nhưng chắc con cũng bận học, nên thôi thì có chuyện gì cần gấp lắm mẹ mới biên vài chữ thôi nhé! Đọc thư mà có thấy mẹ viết lủng củng, linh tinh gì thì cũng thông cảm cho mẹ.

 Hạnh phúc của mẹ con mình thật quá ít ỏi, hiếm hoi. Con thấy đấy, cuộc đời mẹ là một chuỗi dài nước mắt: Nhỏ thì côi cút, lớn lên thì đi làm thuê làm mướn, rồi gặp bố con, những tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười với mình, nào ngờ gia đình rơi vào vòng túng quẫn, việc làm ăn đổ bể, bố con chán nản rồi sinh rượu chè… tánh nết của bố đổi khác quá, càng ngày càng đoạ ra nghiện ngập, mất hết ý chí, nhu nhược, niềm tin vào cuộc sống và cả Chúa nữa cũng chẳng còn. Sau mỗi lần bố đi nhậu về là mỗi lần mẹ con mình phải “chạy loạn”, rồi đòn rồi vọt, đánh đấm…

 Nhớ lại những ngày đầy nước mắt ấy mẹ lại rùng mình khiếp sợ. Mẹ nhớ nhiều lúc mẹ muốn đạp đổ, muốn phá huỷ tất cả: hôn nhân, cuộc đời và ngay cả mạng sống bản thân, nếu như mẹ không nghĩ đến con và còn cố giữ cho mình một chút niềm tin, hy vọng. Mẹ vẫn còn tin vào giá trị thiêng liêng của Bí tích mà mẹ đã lãnh nhận trong ngày mẹ đứng trước cộng đoàn Dân Chúa và thề nguyền: “Tôi, Maria Nguyễn Trần T.M., nhận anh Giuse Nguyễn Hoàng T.L. làm chồng, và hứa sẽ giữ lòng chung thuỷ với anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khoẻ cũng như lúc yếu đau, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời tôi”.

 Mẹ chỉ còn biết nhìn lên Chúa và Đức Mẹ của mẹ để mà cầu xin, để mình còn can đảm, nghị lực để trung thành, chung thuỷ. Con đường đau khổ mà mẹ đã đi qua ngẫm lại cũng còn có Chúa ở bên giữ gìn, bảo ban và có con ở bên để an ủi mẹ. Mỗi lần nhìn vào khuôn mặt ánh mắt tự tin đầy sức sống của con là mẹ lại gắng gượng tiếp tục xây dựng cuộc đời, chăm sóc bố con. Đến giờ phút lâm chung bố mới chịu lãnh các phép; khi đó mẹ mới an lòng là Chúa đã nhận lời cầu xin của mẹ – cầu cho bố con tỉnh ngộ tìm lại cho mình đức tin, mong cứu được phần hồn. Trong hơi thở cuối cùng, bố con thì thào xin lỗi vì những khổ đau mà bố đã gây ra cho mẹ con mình. Những lời của một người sắp chia ly vĩnh viễn cõi trần này thì thảng thốt, chân thành và thật, mẹ tin như thế và tha thứ cho bố con. Thôi thì tha thứ để cho người hấp hối được an lòng nhắm mắt ra đi, còn kẻ ở lại thì bớt áy náy con ơi! Mẹ mong con cũng tha thứ và cầu nguyện cho bố!

 Giờ đây, bố con đã ra đi, con cũng đã đủ khôn lớn mẹ mới dám tỏ bày cho con sự thật: trong quãng đời đau khổ đó, lúc mà bố con tàn tạ, người chẳng ra người, mẹ cũng có lúc như xiêu lòng, nghiêng tới một sự bảo bọc của “đối tượng” khác mà không phải là bố con.

 Con yêu quý của mẹ ơi! Mẹ tin tưởng là con hiểu và thông cảm cho những tâm sự, tình cảm rất con người trên đây của mẹ. Nhưng con hãy yên tâm và đừng hoài công thắc mắc về “đối tượng” ấy. Mẹ viết thư nói lên sự thật này không phải ý tứ báo trước rằng con sẽ có bố dượng đâu! Giờ mẹ quyết rằng: Cuộc đời mẹ chỉ có hai người đàn ông: Bố con và Con thôi!

 Con yêu! Mẹ dám chắc rằng không ai hiểu tính tình con cho bằng mẹ. Này nhé: bố nghiện ngập, nhu nhược, yếu đuối bao nhiêu thì con có ý chí, mạnh bạo, quả cảm bấy nhiêu. Con cương nghị, con suy nghĩ biết nhìn mọi việc trước sau và con quyết định làm một việc gì đó là con làm cho đến cùng. Xét ra điều đó tốt! Nhưng con ơi, có những điều chỉ có sức con người và cậy dựa vào tài lực chính mình thôi chưa đủ, mà còn phải có Ơn Trên. Mẹ nói thế không phải mẹ nói suông đâu, vì đó là những điều mẹ cảm nhận được khi nhìn lại đời mình.

 Con ơi, mẹ nghĩ, đời mẹ có thể có những đau thương, phức tạp nhất định, và đơn giản hơn cuộc đời, hướng đi mà con chọn cho mình hiện nay – Đường Tu. Mẹ nghĩ thế chẳng biết có đúng không? Nhưng một câu Kinh Thánh mà mẹ nhớ: “Chính Thầy đã chọn các con chứ không phải các con chọn Thầy” nói lên phần nào sự khó khăn đó.

 Ơn gọi là một điều gì đó bí ẩn con ạ! Và như mẹ thấy ngay cả khi bố mẹ sống với nhau trong ơn gọi, trong bậc vợ chồng biết bao khó khăn, đau khổ thất bại nhưng mẹ vẫn thấy ơn gọi đó thật bí ẩn và nhiều lúc mẹ thắc mắc : những đau khổ mà mẹ phải chịu đựng trong cuộc sống vợ chồng biết đâu chẳng được đền bù, chẳng sinh hoa trái là con đó sao? Và giả như, nếu mẹ chiều theo những đam mê, khát vọng của riêng mình mà bỏ rơi bố và con thì thử hỏi giờ này con có phải là con của ngày hôm nay nữa không?

 Mẹ biết con đường nào cũng có những khó khăn vất vả của nó. Nhưng mẹ nghĩ dù là đường vợ chồng hay đường tu trì, thì điều cốt yếu vẫn là sự tha thiết với ơn gọi mà mình theo đuổi. Cũng như mẹ, có lúc tưởng như không vượt qua được chính những yếu đuối, cám dỗ và những khó khăn mà mẹ phải chịu nhưng, vì mẹ còn sự tin tưởng là chính Chúa đã an bài để mình trong ơn gọi như thế, nên mẹ cố giữ lấy cho mình một tia hy vọng, và Chúa đã trợ giúp mẹ chu toàn bổn phận, trách nhiệm… Mẹ tin rằng trên cõi đời này cũng đã và đang có rất nhiều người sống đau khổ, bất hạnh nhưng họ cố gắng tin vào một điều gì đó tốt đẹp hơn vào ngày mai để sống. Và chỉ có như thế thì mới còn dám tiếp tục dấn bước, tiếp tục cuộc đời mình.

 Cũng như thế, mẹ nghĩ rằng nếu con đã tin Chúa đã gọi con thì cứ bước đi, đừng sợ nếu con còn cảm thấy trong cõi lòng mình một đốm lửa của lòng mến, sự tha thiết với ơn gọi. Mẹ dám đoan chắc với sự thiết tha, tin tưởng dù nhỏ của con, Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi con cô đơn một mình với những khó khăn về tình cảm hay vật chất đâu. Chào con yêu qúi nhất của Mẹ!

 Mẹ của con,

Thương con lắm lắm.

Maria T. M.           nguồn: Maria Thanh Mai gởi

TẠI SAO TÔI CHỌN CHÚA

TẠI SAO TÔI CHỌN CHÚA   

                                                  Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận

(10 khuyết điểm tuyệt vời của Chúa Giêsu)

 1 – Chúa Giêsu kém trí nhớ!

Lúc sắp trút hơi thở, Chúa Giêsu có cuộc đối thoại cuối cùng với hai người gian phi cùng bị treo trên thập giá cạnh ngài. Một trong hai người đó thốt lên lời nầy với Chúa Giêsu: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”. Và Chúa nói với anh ấy: “Tôi bảo thật với anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng” (Lc. 23, 42-43).

Chúa Giêsu không sưu tra lại lý lịch người đó để nhớ xem hắn gian ác đến mức độ nào, không cân nhắc tội nặng, nhẹ để châm chước hay tạm ra hình phạt thế nào đó cho thích đáng. Người gian phi kêu nài Ngài nhớ, thì Ngài “nhớ” một điều là thấy người ấy trước mắt, còn tất cả mọi điều gian ác trước đó Ngài đã quên hết, quên đến độ ngay hôm đó hứa ngay Nước Thiên đàng cho anh ta. Các thánh nói: tên nầy suốt đời ăn trộm, đến lúc chết nó ăn trộm nước thiên đàng luôn!

Trong Phúc âm chúng ta gặp lại nhiều chứng tích về việc Chúa Giêsu kém trí nhớ như thế. Nhưng qua chuyện ngụ ngôn người cha nhân hậu, sự kiện đó rõ ràng. Thánh sử Luca kể rằng người con út trong hai con của cha già đã lấy hết phần gia tài của nó, để bỏ nhà ra đi sống đời phóng đảng, quên cha, quên anh. Ðến khi tiêu hết tiền, gặp năm đói, thì quay trở về nhà, xin khai thú tội lỗi mong cha già xét tình cha con mà tha thứ…

Người cha (là hình ảnh Chúa Giêsu), không kể đến tội cũ, chỉ trông ngóng chờ con; thấy con đằng xa, thì chạy ra đón. Con có thú tội, thì cũng không cố nghe để hạch hỏi tội cũ mà ra lệnh cho tôi tớ: lấy áo đẹp, giày tốt, nhẫn quý mang lại cho cậu, làm thịt con bê béo dọn tiệc vì con ta chết mà nay nó sống lại.

“Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con thưa rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với Cha, con chẳng đáng gọi là con cha nữa…”. Nhưng người cha liền bảo người giúp việc rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay , xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con dê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng!…” (Lc. 15, 20-23).

Chúng ta thấy ở đây trí nhớ của Chúa Giêsu dường như không còn làm việc nữa! Ngài quên vô điều kiện, quên tức khắc tất cả quá khứ không hay không tốt của ta, mỗi khi chúng ta quay trở về. Ngài chỉ nhớ mỗi người là con Cha Ngài, là em Ngài, nên khi ta quay lại gặp Ngài, thì tức khắc ta lại được mặc áo vinh hiển sự sống của Thiên Chúa.

2 – Chúa Giêsu không biết làm toán

Trong dụ ngôn con chiên bị mất (xem Mt. 18, 12-14; Lc. 15, 4-7), chúng ta thấy lối cư xử của Chúa Giêsu tỏ ra không biết tính toán. Một kẻ có 100 con chiên ở giữa đồng trống mà mất một con, hẳn phải tính toán xem làm sao một con đi lạc lại hơn 99 con còn lại. Không những Chúa Giêsu cho rằng 1 con đi mất cũng bằng 99 con còn lại, mà còn đi xa hơn nữa: Ngài bỏ 99 con còn lại đấy để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất. Một mà hơn 99, hẳn Chúa Giêsu không biết làm toán!

Trong chương trình rao giảng của Ngài, không phải số lượng quần chúng đông đảo mà Chúa Giêsu tìm kiếm, nhưng là những con người; và Ngài đã không tiếc thì giờ để trao đổi với từng người, giảng dạy cho một người như chúng ta từng thấy trong cuộc đối thoại với người phụ nữ Samari trên bờ giếng Gia-cóp (xem Gioan 4, 1-42).

3 – Chúa Giêsu không sành luận lý

Chúa Giêsu không những không cân nhắc tính toán trên số lượng, mà có lúc lời của Ngài đi ngược lại sự khôn ngoan bình thường của con người.

“Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn bè, anh em hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì để đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc… (Lc. 14, 12-14).

Trong dụ ngôn về đồng bạc bị mất (xem Lc. 15, 8-10), người phụ nữ có 10 đồng, nhưng trong đêm lỡ đánh mất 1 đồng: “bà thắp đèn, quét nhà, moi móc tìm cho bằng được.” – Khi tìm được, thì bất chấp giờ giấc nghĩ ngơi ban đêm của hàng xóm, bạn bè, mời họ phải đến chung vui với mình.

Chúa Giêsu ví mình như người phụ nữ tìm đồng bạc bị mất trong đêm; không cần suy tính, luận lý là đủng đỉnh ngày mai sẽ tìm, dù sao thì cũng còn 9 đồng khác trong tay; nôn nóng đem nguồn vui của mình cho người chung quanh không ngại sự nghỉ ngơi trong đêm vắng. Chẳng qua vì Chúa là yêu thương, mà yêu thương của Thiên Chúa cao hơn lý luận con của người.

“Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối” (Lc. 15, 10).

4 – Chúa Giêsu không biết kinh tế tài chánh

Chúa Giêsu đến để loan báo Nước Trời ở gần con người, gần cuộc sống của họ. Thế mà khi giới thiệu Nước Trời với các môn đệ và với người nghe Ngài nói, Ngài lấy dụ ngôn về Nước Trời như người chủ vườn nho thuê thợ làm cho mình trong một ngày (xem Mt. 20, 1-16). Người chủ từ tảng sáng đã mướn thợ làm; rồi đến giờ thứ 3, giờ thứ 6, giờ 11, mỗi giờ người ấy đều đi tìm mướn thêm thợ (giờ 11 trong lối nói của người Do Thái thời của Chúa Giêsu tức là buổi cận chiều tối rồi).

Chiều tối đó, ông chủ, là hình ảnh Chúa Giêsu, bảo người quản lý kêu thợ lại và trả cho mỗi người 1 quan tiền như nhau. Những kẻ làm nhiều giờ trong ngày bực tức vì thấy ông chủ nầy không biết gì về kinh tế, tài chánh cả, hơn nữa còn bất chấp lối tính toán và sự công bình thông thường:

“Nầy bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là 1 quan tiền sao?…Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ghen tức? Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót…” (Mt. 20, 13-16).

5 – Chúa Giêsu làm bạn với kẻ tội lỗi

Không phải trong xã hội của người Do Thái vào thời Chúa Giêsu còn tại thế, mà ngay giữa xã hội chúng ta, người ta khó lòng chấp nhận chuyện người “đàng hoàng” lại giao du với lớp người được đánh giá là không “đàng hoàng”.

Thời bấy giờ người đồng hương với Chúa Giêsu cho rằng hai giới đặc biệt không “đàng hoàng” là những quân thu thuế và người tội lỗi, đặc biệt là các người gái điếm. Người tội lỗi bấy giờ còn được xem là những kẻ không lành mạnh về cuộc sống thân xác, như người phung cùi, tàn tật… Những người Pha-ri-siêu nhiều lần thắc mắc về thái độ sống của Chúa Giêsu và nhắc nhở với các môn đệ Chúa:

“Sao Thầy của các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi như vậy?” (Mt. 9, 11). “Ông nầy đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng” (Lc. 15, 2).

Theo các sách Phúc âm ghi lại, thì không những Chúa Giêsu chỉ gặp gỡ, chào hỏi, hay bất đắc dĩ được mời ăn thì ngại lắm phải chiều người ta, mà thực sự Ngài tự tìm tới nhà người thu thuế, và kẻ tội lỗi, làm thân với họ và ăn ở với họ.

Ông Da-kêu là người “đứng đầu những người thu thuế” (Lc. 19, 2); khi biết Chúa Giêsu đi qua thành phố Giê-ri-cô, ông ấy sợ không chen lấn nổi với đông đảo dân chúng, nên chạy ra đàng trước, trèo lên cây sung để xem Ngài, chẳng qua vì ông rất lùn. Chúa Giêsu đi qua, nhìn lên cây ấy thấy ông và nói ngay:

“Nầy ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!” (Lc. 19, 5).

Người chung quanh xào xáo:

“Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ” (Lc. 19, 7).

Chúa Giêsu tự đến để gặp gỡ Da-kêu và loan Tin Mừng:

“Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà nầy” (Lc. 19, 9)

Và chúng ta đều biết Chúa đã chọn 1 trong 12 vị tông đồ của Ngài là Mathêu, trước đó có tên là Lê-vi một người làm nghề thu thuế.

Và để giải thích thái độ ngược đời của mình, chính Chúa Giêsu đã nói rõ sứ mệnh của Ngài.

“Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa câu nầy: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi (Mt. 9, 12-13).

6 – Chúa Giêsu thích ăn uống, tiệc tùng

Phúc-âm cũng cho chúng ta thấy sự kiện mỗi lần đến nhà nào, gặp ai, đặc biệt là những người được xã hội xếp loại không “đàng hoàng”, Chúa Giêsu lại thường ăn uống. Ngài mở đầu sứ mạng rao giảng công khai bằng việc dự tiệc cưới Cana miền Galilê (Gioan 2, 1), kết thúc cuộc gặp gỡ chung với các tông đồ trước khi đi vào cuộc khổ nạn bằng bữa tiệc ở Giêrusalem gọi là tiệc ly (Mt. 26, 17 và tìếp theo).

Thế nhưng lịch sử nhiều tôn giáo và tâm thức nhiều nền văn hoá không phải đã cho chúng ta thấy rằng nói đến thần thánh, đạo đức, tôn giáo thì hẳn phải nói đến ăn chay cầu nguyện hay sao!

Luca thuật lại rằng, sau bữa tiệc lớn tại nhà Lê-vi (tức thánh Mathêu sau nầy) những người Pha-ri-siêu và những người thông luật nói với Chúa Giêsu: “Môn đệ ông Gioan năng ăn chay cầu nguyện, môn đệ người Pha-ri-siêu cũng thế, còn môn đệ ông thì ăn với uống” (Lc. 6, 33). Chúa Giêsu đã dùng những bữa ăn để cứu người tội lỗi như Mađalêna, Da-kêu…

Cái mới của Chúa Giêsu làm cho người Pha-ri-siêu và cả chúng ta khó hiểu đó là tất cả sứ điệp của Ngài, không còn phải là ăn chay hay ăn tiệc, nhưng tiên quyết là Yêu thương phát xuất từ tận đáy lòng mình. Như thánh Augustinô sau nầy tóm tắt trong câu: “Hãy yêu rồi làm gì thì làm” (Ama et fac quod vis).

7 – Chúa Giêsu không giữ luật Do thái

Không những lui tới bạn bè, với kẻ tội lỗi, lại còn hay dự tiệc với họ, Chúa Giêsu không giữ luật lệ của cộng đồng người Do Thái đương thời. Ngài bất chấp luật phải rửa tay trước bữa ăn, đi thẳng vào bàn tiệc nên “ông Pha-ri-siêu lấy làm lạ vì lúc đầu Ngài không rửa tay trước bữa ăn” (Lc. 11, 38). Ðặc biệt trong những ngày sa-bát, Ngài hay chữa lành bệnh tật cho người ta, và điều đó đối với người Do Thái đương thời cho là phạm luật. Phúc âm ghi lại nhiều sự kiện như thế, như việc chữa lành người bại tay (Lc. 6, 8-11), chữa người mắc bệnh phù thủng (Lc. 14, 1-6), chữa lành một phụ nữ còng lưng (Lc. 13, 14)… Thánh sử Luca ghi rõ: “Ông trưởng hội đường tức tối vì Ðức Giêsu đã chữa lành bệnh vào ngày sa-bát (Lc. 13, 14). Ngài không giữ luật, và các môn đệ theo Ngài cũng không giữ luật:

“Vào ngày sa-bát, Ðức Giêsu đi băng qua một cánh đồng lúa; các môn đệ đưa tay bứt lúa ăn. Nhưng có mấy người Pha-ri-siêu nói: “Tại sao các ông làm điều không được phép làm trong ngày sa-bát” (Lc. 6, 1-2).

Nhưng trước những lời chỉ trích nầy, Chúa Giêsu trả lời: “Con người làm chủ ngày sa-bát” (Lc. 6, 9). Chúa Giêsu đến để làm trọn lề luật, để ban luật mới là luật yêu thương, là luật có chiều kích nội tâm, để xoá bỏ những lối giải thích lề luật rắc rối bên ngoài: “Khốn cho các ngươi giả hình, như má tô vôi, bên ngoài trắng trẻo mà bên trong thối tha” (Mt. 23, 13-36).

8 – Chúa Giêsu như điên cuồng

Trong Toà Tổng trấn Phi-la-tô, lúc chịu xử án, Chúa Giêsu bị lính của Tổng trấn cho choàng áo đỏ, đội vương niệm bằng gai để chế nhạo như là kẻ điên cuồng. Nhưng không phải chỉ người ngoài, mà ngay cả Phê-rô, người vừa được Chúa Giêsu cử sẽ làm đầu Hội thánh Ngài: “Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng đá, trên tảng đá nầy, Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi…” (Mt. 16, 18), người được Chúa tin yêu như thế cũng không chịu nổi những lời nói như điên dại của Chúa Giêsu: “Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt. 16, 21). Ðiên dại vì gọi môn đệ theo mình, đồng thời thông báo mình phải chịu khổ đau, bị giết chết; và xem ra điên dại hơn nữa khi bảo rằng chết sau ba ngày sẽ sống lại! Và suốt cả các cuốn Phúc âm trang nào cũng làm cho chúng ta ngạc nhiên về thái độ và lời nói khác lạ của Ngài:

“Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh má bên nầy, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại… (Lc. 6, 27-31).

Nói như thế, làm sao có thể nghe cho được, khi tâm tư ta còn sống trong tâm trạng “măt đền mắt, răng đền răng”!

Và tôi xin kể cho các bạn kinh nghiệm của tôi về sứ điệp “điên dại” nầy của Chúa Giêsu. Lúc tôi sống những năm tháng tù đày tại quê nhà, có lúc những người canh tù tâm sự cho tôi hay, họ thắc mắc và ngạc nhiên về thái độ vui cười, thân thiện của tôi đối với họ: trong hoàn cảnh nầy làm sao có thể thanh thản và dung thứ như thế được! Tôi đã có dịp chia sẻ các kinh nghiệm đó trong cuốn sách “Năm chiếc bánh, và hai con cá”, tôi vừa cho phổ biến trong năm nầy. Nhưng ở đây tôi muốn nói, chính sự “điên dại” của tình yêu thương Thiên Chúa đối với tôi, đối với mọi người là “khuyết điểm” làm tôi say mê hơn cả; sự điên dại đó lôi kéo tôi bước theo Chúa Giêsu!

9 – Chúa Giêsu phiêu lưu

Một chương trình cứu chuộc toàn nhân loại, một dự tính gửi người đi rao truyền Phúc âm cho mọi dân nước, mọi thế hệ, thế mà lại chọn và đặt hết tín nhiệm, quyền hành cho Phê-rô, một người chài lưới bộp chộp, ít học rồi còn sợ sệt chối mình nữa!

Và về phương cách truyền bá, rao giảng nước Thiên Chúa, thì Chúa Giêsu lại dạy các môn đệ: “Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc, cũng đừng có hai áo” (Lc. 9, 3).

Phiêu lưu trong việc tuyển lựa các môn đệ, Chúa Giêsu còn bị ngay các môn đệ Ngài nghi ngờ là quá phiêu lưu. Khi Chúa Giêsu loan báo chương trình Ngài sẽ bị bắt nạp, bị giết chết và sẽ sống lại trong ngày thứ ba, thì “Các môn đệ buồn phiền lắm” (Mt. 17, 23). Khi Chúa nói với họ: “Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con người, các ông không có sự sống nơi mình” (Gioan 6, 53), thì “nhiều môn đệ của Ngài liền nói: “Lời nầy chướng ta quá! Ai mà nghe nổi” (Gioan 6, 60). Và, vì thấy lời giảng dạy của Chúa Giêsu khó nghe và phiêu lưu quá, nhiều môn đệ rút lui. Nên Chúa quay hỏi nhóm 12 tông đồ “Cả anh em nữa, anh em cũng bỏ đi sao?” (Gioan 6, 67).

Có lần khác, có người lại muốn đi theo Ngài làm môn đệ, nên hỏi: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”. Người trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng con người không có chỗ tựa đầu (Lc. 9, 58).

Và cuộc phiêu lưu tột đỉnh của Yêu thương nơi Chúa Giêsu được diễn tả cô động nơi bài ca trong thư của Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Phi-líp-phê:

“Ðức Giêsu Kitô
Vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân phận nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế

Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự (Phl. 2, 6-8).

10 – Chúa Giêsu có những lời giảng dạy xem ra mâu thuẫn

Mâu thuẫn vì Lời từ Thiên Chúa khác với lời chúng ta.

Làm sao chúng ta thấy hợp lý được khi tuyên dương Phúc cho kẻ nghèo, kẻ phải đói, kẻ phải khóc, kẻ bị người ta oán ghét (xem Lc. 6, 20-22).

“Ai muốn cứu mạng sống mình, thì phải mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Lc. 9, 24).

Làm sao có thể ví Nước Thiên Chúa, Nước của Ðấng toàn năng, vô tận với một hạt cải (xem Lc. 13, 18-19).

Mà làm sao có thể tuyên xưng là “Con Thiên Chúa, Ðấng hằng sống” lại phải chấp nhận sự chết và chết nhục nhằn trên Thập giá (xem Lc. 23, 70).

Ngày 12.10.1998, có một cuộc tĩnh tâm linh mục quốc tế, tại thành phố Monterrey, nước Mexico: 91 giám mục, 1,500 linh mục tham dự. Lúc tôi vừa nói: Tôi yêu các khuyết điểm của Chúa Giêsu, các ngài nhìn nhau với vẽ ngạc nhiên, bỡ ngỡ! Nhưng nói đến đâu các ngài lại cười đến đó, cuối bài các ngài xúm lại quanh tôi và bảo: “Chúng tôi cũng yêu các khuyết điểm của Chúa Giêsu”.

Các bạn thân mến, 

Bây giờ, sau khi chúng ta cùng nhau lược qua 10 khuyết điểm của Chúa Giêsu, 10 khuyết điểm ghi lại nơi các bản Phúc-âm, tôi lại một lần nữa xác quyết với các bạn rằng: vì tôi yêu 10 khuyết điểm nầy của Chúa Giêsu, nên chọn Chúa Giêsu làm Thầy, làm Mẫu-mực tuyệt đối cho đời tôi. Tôi cũng tâm sự với các bạn rằng, cho đến giây phút nầy, tôi không hề có một chút gì ân hận, Chúa Giêsu đã cuốn hút cuộc đời của tôi. Vì Chúa là Tình Yêu đã dẫn lối cho tôi đi, đặc biệt trong những ngày tháng tôi cảm thấy xao xuyến, bứt rứt; chúng đã đem lại nguồn vui và hy vọng cho tôi, nhất là trong những giây phút khổ đau, tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi. Các bạn biết lý do tại sao không? Vì 10 khuyết điểm đó phát xuất từ Tình yêu thương mà Thiên Chúa là cha chúng ta ban cho để chúng ta được sống nhờ Chúa Giêsu:

“Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Gioan 15, 13).

Tình yêu đó không nhớ lỗi lầm, không tính toán, không xét nét, không vị kỷ, không phê phán, không câu chấp, không gò bó, không biên giới, không điều kiện; Tình yêu đó yêu điên cuồng đến độ phiêu lưu và hy sinh cả mạng sống mình; tình yêu đó khác với mẫu mực nhỏ hẹp của xã hội và của lối cân nhắc giới hạn của chúng ta. Chúa là Ðấng trọn lành, làm sao có khuyết điểm được, nhưng Chúa lại là tình yêu vô hạn, mầu nhiệm. Trí khôn loài người không hiểu nổi, không tin nổi, nên gọi là khuyết điểm! Khuyết điểm ấy lên đến cùng độ trên thánh giá. Cả 10 khuyết điểm cô đọng vào đó, khi người lính thách đố Chúa: “Nếu ông thật là con Thiên Chúa, hãy xuống khỏi Thánh giá để chúng tôi tin” “Chúa Giêsu thinh lặng, lại còn cầu nguyện: “Xin Cha tha cho họ…” Lạy Chúa lúc ấy Chúa không chết thì làm sao chúng con được sống đời đời.

Tôi khích lệ các bạn chọn lựa cuộc sống làm chứng 10 khuyết điểm tuyệt vời đó của Chúa Giêsu.

Và để chấm dứt buổi chia sẻ nầy tôi xin kể cho các bạn một sự kiện trong cuộc đời của một danh nhân thế giới đã từng chọn Chúa Giêsu, chọn giáo huấn của Ngài, một giáo huấn mà ông ấy cho là kỳ lạ, mâu thuẫn “Kitô giáo kỳ lạ” (Le Christianisme est étrange, Pascal, Pensées, No 537). Danh nhân ấy là ông Blaise Pascal (1623-1662). Khi ông Pascal vừa qua đời vào tuổi 39, người giúp việc trong gia đình xin người chị của ông cho phép mở gấu áo ông mặc lần cuối để xem ông thu giấu cái gì trong ấy. Vì mỗi lần thay áo cho ông, chị giúp việc thấy ông luôn mở gấu áo cũ lấy một cái gì trong ấy rồi lại tự may vào gấu áo mới. Người chị của Pascal cũng như người giúp việc cắt gấu áo và thấy có một miếng giấy nhỏ, trên ấy ghi vỏn vẹn câu sau đây:

“Sự sống đời đời là hiểu biết và yêu mến Ðức Kitô và Ðấng đã sai Người… lửa, lửa, lửa; nước mắt, nước mắt, nước mắt của tình yêu”. Ðó là bí quyết của B. Pascal một văn hào, một triết gia, một nhà toán học.

Những chia sẻ “10 khuyết điểm tuyệt vời của Chúa Giêsu” do ÐTGM Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tại Strasbourg, Pháp trong cuộc họp mặt “Niềm Vui Sống Ðạo” của các bạn trẻ Việt Nam Công Giáo sống tại Âu Châu.

Chân Phước Damien ở Molokai

 

 Chân Phước Damien ở Molokai                                                                                       (1840 – 1889)

     Chân Phước Damien, tên thật là Giuse “de Veuster”, sinh ở Bỉ ngày 3 tháng Giêng 1840, trong một gia đình mà cha là một nông dân cần cù và bà mẹ tận tụy dạy dỗ đức tin cho tám người con.

     Ngay từ nhỏ, cậu Giuse mạnh khoẻ và tráng kiện, đã phải thôi học để giúp cha trong công việc đồng áng. Cậu chăm chỉ giúp đỡ gia đình trong nhiều năm, nhưng tâm hồn cậu vẫn ở một nơi nào đó. Vào lúc 19 tuổi, theo gương anh mình, Giuse gia nhập Tu Hội Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và lấy tên là Damien. Vì nhất quyết theo đuổi việc học và để hết tâm hồn trong đời sống tu trì, chẳng bao lâu Damien đã bù đắp được sự thiếu hụt trong việc giáo dục trước đây.

     Vào năm 1863, Cha Pamphile, anh ruột của Thầy Damien, chuẩn bị đến quần đảo Hạ Uy Di trong công tác truyền giáo. Nhưng cha lâm bệnh nặng, và Thầy Damien tình nguyện thế chỗ. Sau năm tháng dòng dã trên biển, thầy đến hải cảng Honolulu. Trong vòng hai tháng tiếp đó, thầy được thụ phong linh mục và được bổ nhiệm phục vụ ở Ðại Ðảo của Hạ Uy Di. Sự phục vụ của Cha Damien được ghi nhận là hăng say và tính tình dễ dãi của ngài thu hút được nhiều người. Sau khoảng một thập niên, ngài tình nguyện đến Molokai để phục vụ các người bị mắc bệnh Hansen, thường gọi là bệnh cùi. Vào lúc Cha Damien đến đây, những người mắc bệnh cùi bị đầy ra đảo này đã hơn mười năm qua.

     Cha Damien, lúc ấy 33 tuổi, đến Molokai vào tháng Năm 1873 với hành trang là cuốn sách kinh và một ít quần áo. Theo dự định ban đầu của tu hội, ngài chỉ ở đây một vài tháng rồi sau đó có các linh mục khác lần lượt ra thay thế. Nhưng sau khi đến đây được ít lâu, ngài đã viết thư xin cha bề trên cho phép ngài vĩnh viễn ở lại Molokai.

     Có thể nói, ngài sống với người cùi — ăn uống với họ, đụng chạm đến họ, chào đón họ. Cha Damien được giao cho trông coi một cộng đồng Công Giáo. Hàng ngày, cha như chìm đắm trong sự cầu nguyện, suy gẫm và đọc sách thiêng liêng, do đó ngài lôi cuốn được hàng trăm người trở lại đạo. Nhưng tâm hồn của cha vẫn ở với tất cả các nạn nhân của bệnh Hansen, dù Công Giáo hay không Công Giáo. Ngài chăm sóc người bệnh, mai táng kẻ chết, lắng nghe những tâm sự đau lòng. Ngài giúp cải tiến hệ thống dẫn nước cũng như nơi ăn ở của họ. Ngài trông coi việc xây cất một trường học, một cô nhi viện và tổ chức sinh hoạt thiếu nhi cũng như ca đoàn. Ngài là người đào huyệt cũng như chủ sự lễ an táng.

     Người ta không rõ khi nào thì Cha Damien bị lây bệnh cùi, nhưng chắc chắn là một ngày trong năm 1884 khi ngài bị phỏng ở chân mà không thấy đau. Căn bệnh tấn công ngài như bất cứ người nào khác: từ từ, chân tay và mặt mũi ngài biến dạng, tai ngài sưng to và méo mó. Vào ngày 15 tháng Tư 1889, ngày thứ Hai Tuần Thánh, căn bệnh đã chấm dứt cuộc đời Cha Damien, khi mới 49 tuổi. Lúc ấy được 16 năm sau khi ngài đến Molokai, và 25 năm kể từ khi ngài đến Hạ Uy Di để bắt đầu công việc truyền giáo.

     Trong những ngày cuối đời, Cha Damien được Mẹ Bề Trên Marianne Cope chăm sóc, là người đã hứa sẽ tiếp tục công việc mà cha đã khởi sự. Và sơ đã thể hiện điều đó trong 30 năm kế tiếp với sự cộng tác của các sơ trong tu hội.

     Theo lời yêu cầu, ngài được chôn cất ở Kalaupapa, nhưng vào năm 1936, chính phủ Bỉ đã thành công trong việc đưa thi hài của ngài về Bỉ. Một phần thân thể của Cha Damien được đưa về Hạ Uy Di sau lễ phong chân phước năm 1995.

     Khi Hạ Uy Di trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ, tiểu bang này đã chọn Cha Damien là một trong hai đại diện của quốc gia có tượng đặt trong Statuary Hall ở trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ.

     Lời Trích

     Trong bài giảng lễ phong chân phước, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Sự thánh thiện không phải là sự tuyệt hảo theo tiêu chuẩn con người; sự thánh thiện cũng không dành riêng cho một ít người đặc biệt. Sự thánh thiện là cho mọi người; chính Chúa là người đưa chúng ta đến sự thánh thiện khi chúng ta sẵn sàng cộng tác trong công trình cứu độ thế giới vì sự vinh hiển của Thiên Chúa, bất kể tội lỗi của chúng ta hay tính khí bất thường của chúng ta.”

Trích Lẽ Sống     nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi 

Bàn Tay Phải Của Chúa Giêsu

    Bàn Tay Phải Của Chúa Giêsu

      Có rất nhiều giai thoại kể về những tượng thánh giá cổ xưa… Tại một nhà thờ bên Tây Ban Nha, có một tượng thánh giá cổ rất đặc biệt. Cánh tay trái của Chúa Giêsu vẫn còn đóng vào gỗ giá, nhưng cánh tay mặt thì rời ra và đưa đến phía trước trong tư thế ban phép lành.

     Người Tây Ban Nha kể về nguồn gốc của tượng thánh giá này như sau: Một hôm có một tội nhân đến xưng tội với vị linh mục chính xứ ngay dưới cây thánh giá này. Như thường lệ, mỗi khi giải tội cho một tội nhân có quá nhiều tội nặng, vị linh mục này thường tỏ ra rất nghiêm khắc. Ngài ra việc đền tội nặng cũng như ngăm đe nhiều điều.

     Tội nhân ra về, lòng cảm thấy nhẹ nhàng. Nhưng tính nào tật ấy, không bao lâu, người đó sa ngã lại. Lần này, sau khi anh xưng thú tội lỗi, vị linh mục lại đe dọa như sau: “Ðây là lần cuối cùng tôi giải tội cho ông”.

     Nhiều tháng trôi qua, tội nhân lại đến quỳ dưới chân linh mục cũng bên dưới cây thánh giá và lại xin ơn tha thứ một lần nữa. Nhưng lần này, vị linh mục đã dứt khoát. Ngài trả lời: “Ông đừng có đùa với Chúa. Tôi không thể ban phép giải tội cho ông nữa”.

     Nhưng lạ lùng thay, khi vị linh mục vừa khước từ tội nhân, thì ông bỗng nghe một tiếng thì thầm từ bên thánh giá. Bàn tay phải của Chúa Giêsu bỗng được rút ra khỏi thánh giá và ban phép lành cho hối nhân. Và vị linh mục nghe được tiếng thì thầm ấy như sau: “Chính ta là người đã đổ máu ra cho người này, chứ không phải ngươi”.

    Từ đó, bàn tay phải của Chúa Giêsu cứ ở mãi trong tư thế ấy, như không ngừng mời gọi con người đến để ban ơn tha thứ…

     Kinh Thánh thuật lại rằng trong cuộc hành trình tiến về đất hứa, khi đi qua giữa sa mạc, dân Israel đã bị rắn cắn. Môi sen đã sai đúc một con rắn đồng và treo lên một ngọn cây để tất cả những ai bị rắn cắn, nhìn vào con rắn đồng ấy đều được chữa lành…

     Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta nhìn lên thập giá của Ngài.

    Nhìn lên thập giá của Ngài để thấy được án phạt của tội lỗi.

    Nhìn lên thập giá để thấy được tình yêu bao la của Chúa.

    Phải, bên kia sự độc ác của tội lỗi, Chúa Giêsu chỉ muốn chúng ta nhìn thấy được tình yêu của Thiên Chúa: một tình yêu không ngừng tha thứ, một tình yêu vượt lên trên mọi tư tưởng, mọi tiêu chuẩn phán đoán, mọi khát vọng của chúng ta.

     Nhìn lên thập giá Chúa không phải để thất vọng vì gánh nặng của tội lỗi, mà trái lại để cảm mến được hồng ân bao la của Chúa, để cho tâm hồn được phấn khởi, tin yêu hơn…

   Nhìn lên thập giá Chúa để cảm mến được ơn tha thứ của Ngài, chúng ta cũng được mời gọi để cảm thông, để tha thứ hơn đối với người anh em của chúng ta. Càng nhận ra được tình yêu tha thứ của Chúa, chúng ta còn được mời để gọi tha thứ nhiều hơn. Còn tha thứ nhiều hơn, chúng ta còn dễ cảm mến được ơn tha thứ của Chúa…

 Trích Lẽ Sống           Nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi

Dòng Suối Yêu Thương

Dòng Suối Yêu Thương

 (Suy niệm Tin Mừng Gioan (15, 9-17 trích đọc vào Chúa Nhật 6 phục sinh)

  Nếu có ai đó chưa biết gì về đạo thánh Chúa, yêu cầu chúng ta: “Bạn có thể giúp tôi hiểu cách vắn gọn về bản chất của đạo Thiên Chúa trong vòng năm phút được không?”

 Đề nghị nầy có thể làm cho chúng ta lúng túng. Trước một vấn đề quan trọng như thế thì dễ gì tóm gọn trong dăm ba phút? Thế nhưng lời Chúa hôm nay có thể giúp chúng ta giải quyết phần nào vấn nạn nầy.

 Có thể hiểu cách đơn giản rằng Đạo Chúa không gì khác hơn là Dòng Suối Yêu Thương với ba chiều kích:

 1. Dòng Suối Yêu Thương bắt nguồn từ Chúa Cha.

2. Dòng Suối Yêu Thương thông qua Chúa Con đến cùng chúng ta.

3. Dòng Suối Yêu Thương thông qua chúng ta đến với tha nhân.

Theo quy luật tự nhiên, các suối đầu nguồn luôn trao hết, trút hết nguồn nước của mình vào lòng các dòng sông. Suối sẵn sàng cho đi luôn mãi, không nghỉ không ngừng.

Các dòng sông, một khi đã nhận được nước từ những con suối ở thượng nguồn, cũng không ngừng cho đi, cho đi ngày đêm không ngơi nghỉ, trút hết nguồn nước của mình cho vùng hạ lưu và cho ra biển cả.

Thiên Chúa là Tình Yêu, mà đặc tính của tình yêu là thông ban, là lưu chảy như nước từ khe suối đầu nguồn trút hết vào các dòng sông rồi tuôn chảy vào đại dương.

 Dòng suối Yêu Thương bắt nguồn từ Chúa Cha

 Thiên Chúa Cha là Cội Nguồn Tình Yêu. Tình yêu của Người như Suối đầu nguồn. Tình yêu ấy được thể hiện qua việc Chúa Cha yêu thương Chúa Con đến nỗi trao ban tất cả mọi sự cho Chúa Con như Lời Chúa Giê-su xác nhận: “Chúa Cha có sự sống nơi mình thế nào, thì cũng ban cho người Con được có sự sống nơi mình như vậy” (Gioan 5, 26).

“Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Con” (Gioan 3, 35)

Bởi vì Chúa Cha đã trao ban mọi sự cho Chúa Con nên Chúa Giê-su khẳng định: “Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy” (Gioan 17, 10)

 Dòng suối Yêu Thương thông qua Chúa Con đến cùng chúng ta.

 Chúa Giê-su chẳng những không giữ lại những gì Chúa Cha trao cho mình, mà còn đem tặng ban tất cả cho nhân loại, kể cả mạng sống của Người. Tình yêu của Chúa Giê-su lên đến cao điểm khi nâng con người phàm hèn lên hàng bạn hữu nghĩa thiết và hiến ban cả mạng sống mình cho họ: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Gioan 15,13). “Yêu thương nhân loại đến cùng” (Gioan 13,1) là châm ngôn sống của Chúa Giê-su.

 Dòng Suối Yêu Thương thông qua chúng ta đến với tha nhân.

 Chúa Cha như suối đầu nguồn đã trút hết tình yêu cho Chúa Giê-su.

Chúa Giê-su như dòng sông cả đón nhận tình yêu của Chúa Cha và đã trút hết tình yêu ấy cho chúng ta.

Đến lượt mình, chúng ta được kêu mời trút hết tình yêu cho tha nhân như Chúa Giê-su đã trút hết tình yêu của Người cho chúng ta.

 “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Gioan 15,12)

 Thế là dòng suối Yêu Thương xuất phát từ Thiên Chúa Cha, qua Chúa Giê-su, tuôn tràn xuống chúng ta và thông qua chúng ta để đến với mọi người khắp nơi trên thế giới. Cứ thế, dòng suối Yêu Thương lưu chảy không ngừng, không nghỉ… đem lại hạnh phúc và sự sống cho tất cả mọi người.

 Đừng cản trở dòng Suối Yêu Thương

 Thỉnh thoảng có những thân cây to lớn bên bờ ngã xuống lòng suối hoặc những ghềnh đá làm cản trở dòng chảy của con sông khiến nước không thể chảy xuôi về nuôi những cánh đồng phía dưới.

 Đừng để cho hận thù, chia rẽ, nghi kỵ… trong lòng ta trở thành những chướng ngại vật cản trở dòng chảy của tình yêu Thiên Chúa đến với anh chị em chung quanh.

 Khi không còn thương mến nhau, chúng ta tự loại mình ra khỏi gia đình yêu thương của Ba Ngôi Thiên Chúa. Như thế chúng ta tự làm cho mình trở thành kẻ lạc loài và cô độc.

Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con luôn “ở lại trong Tình Thương” của Chúa như Chúa “hằng ở lại trong Tình Thương” của Chúa Cha (Ga 15, 9-10) bằng cách chân thành yêu mến phục vụ những anh chị em mà chúng con gặp gỡ hằng ngày.

 Linh mục Inhaxiô Trần Ngà    nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi