Phép lạ Thánh Thể Hay Chúa cũng vào tù để ở với chúng tôi

Phép lạ Thánh Thể
Hay Chúa cũng vào tù để ở với chúng tôi

                                                                                                Vũ Huy Thiện

                                                                                                      nguồn: thanhlinh.net

Thánh Tư Ðen năm ấy (1975) đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Nó đã đẩy chúng tôi vào trại giam mà họ mệnh danh “Trại cải Tạo”. Cái tên nghe thấy hấp dẫn, mà thực chất lại là những trại tù khổ sai không hơn không kém, để giam giữ những người thuộc chế độ VIỆT NAM CỘNG HÒA, đặc biệt là các Sĩ quan trong quân đội VNCH, trong đó có tôi, một sĩ quan thuộc binh chủng Pháo Binh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh.

Sau khi đưa gia đình về miền quê nội, tại Cái Sắn Rạch Giá, bị đưa vào Khám lớn Rạch Giá ngay đầu tháng 5 năm 1975…

Sau những ngỡ ngàng và bàng hoàng vì mọi sự đã đổi thay gần như trái ngược hẳn…ăn uống thiếu thốn, chỗ ở chật chội và bẩn thỉu, những đêm dầu tiên không kiếm được chỗ nằm, tôi phải trải tấm chiếu nhỏ ngoài sân để ngủ (khám Lớn Rạch Giá là thế đấy…những ai đã từng vào đây năm 75 chắc hẳn phải nếm mùi ngủ ngoài sân…).

Vừa nằm xuống, tôi đã thiếp đi lúc nào không rõ, mãi tới gần sáng giật mình thức giấc, thân xác mệt nhừ, mà tai thì chỉ thấy những tiếng thở dài não nuột, những tiếng sột soạt lăn qua lăn lại vì ngủ không được của các bạn đồng cảnh ngộ, lòng tôi quặn đau, đau vì nước mất nhà tan, vợ con nheo nhóc, còn bản thân thì lao tù khổ aỉ! Sự tủi nhục như càng chồng chất bội phần vì đám cán bộ được chỉ định công tác “cải tạo” các cựu quân nhân Cộng Hòa, đã quá ngu dốt và thất học, hầu hết nhưng tên cán bộ CS chỉ có một trình độ kiến thức thấp kém ngoài sự tưởng tượng của những người đang bị chúng “lên lớp.”

Thế rồi tôi được chuyển xuống Cần Thơ mấy tháng sau đó và năm 76 ra Bắc.

Trên đường ra Miền Bắc Xã Hội chủ Nghĩa họ nhốt chúng tôi chật cứng trên chiếc tàu chở hàng hóa hay súc vật…Ðây là một chuyến hải trình mà trên đời có lẽ chưa ai có thể tưởng tượng được!! (Cái cảnh lao tù này đã có nhiều người cùng cảnh ngộ mô tả khá chính xác, thiết nghĩ ở đây chúng tôi không dám nói thêm…)

Quen dần với cuộc sống thiếu thốn về thể chất, về tinh thần tuy bớt nhớ nhà, nhưng lúc này hình như mọi người đều quay về với Ðấng Thiêng Liêng, vì thế đôi lúc chúng tôi không còn cảm thấy sợ hãi nữa, và đã tổ chức những phong trào quyên góp quà cáp… để tặng quà Giáng Sinh cho những tù nhân nghèo khổ nhất – những người không có thăm nuôi của gia đình, không phân biệt tôn giáo. Chính những hoạt động này mà Anh Nguyễn Lý Tưởng hiện là Chủ bút Báo Hiệp Nhất, đã từng bị “còng” (biệt giam) nhiều ngày… Hơn nữa, chúng tôi thường xuyên dậy Giáo Lý cho những người muốn tìm hiểu.

Do đó nhiều buổi lễ rửa tội đã được diễn ra ngay trong trại tù cộng sản, từ cấp Tướng, cấp Tá, cũng như những người thuộc tầng lớp hành chánh và chính trị, có nghĩa là nhiều người đã tìm thấy Chúa, thuộc đủ mọi tầng lớp,… Thầy Sáu vĩnh viễn Vũ thành An cũng nằm trong trường hợp này do chính cụ Trần Khắc Khoan đổ nước rửa tội … nói đến đây chúng tôi xin được chúc mừng Thầy đã mạnh tiến và xin Chúa luôn gìn giữ Thầy hồn an xác mạnh để mạnh tiến hơn nữa hầu phục vụ Chúa và Giáo Hội.

Sau nhiều năm “đói” – không có Linh Mục trong trại nên không hề có Mình Thánh Chúa – hầu như mọi người đều cùng một ao ước được rước Thánh Thể, thế là một ý nghĩ thoáng hiện trong tâm trí tôi : “Mình phải xin gia đình gửi Mình thánh Chúa trong kỳ thăm nuôi sắp tới”.

Hôm ấy, một ngày đẹp trời, tên cán bộ gọi tên tôi và báo có người thăm nuôi!! Tôi cầu xin: “Lạy Chúa, chớ gì vợ con đem được Chính Mình Chúa cho chúng con!!”

Vừa thấy vợ tôi trong căn phòng khách của trại tù, nhiều năm chưa được gặp, giờ đây trông nàng già đi vì vất vả, thay chồng nuôi con, lại phải nuôi cả chồng nữa, như hôm nay đây. Lòng trí tôi thổn thức như bay bổng trên mây…đây rồi, vợ tôi, người mà tôi hằng nhớ thương đây rồi… tôi ngây người trong ít phút không nói ra được lời nào… Nhất là khi được cho biết có đem theo Mình Thánh Chúa đựng trong một hộp sữa Guigoz đầy, nên tôi quá mừng mà chẳng còn thiết đến những thức ăn vợ tôi mang theo; vì thế vợ tôi hơi ngạc nhiên khi thấy thái độ của tôi khác hẳn với những người thăm bên cạnh mà nàng thấy trước mắt, họ ăn lấy ăn để mà chẳng màng gì tới vợ con vì đã thèm khát lâu ngày.

Hết thời gian thăm nuôi, phải trở vào trại giam. Quá băn khoăn và hồi hộp khi nghĩ đến những tên công an sẽ xét, họ xét thật kỹ, làm sao dấu được hộp đựng Mình Thánh Chúa bây giờ đây!!!

Tôi chỉ còn biết thầm thĩ cầu xin: “Lạy Chúa, con bất lực không bảo vệ Chúa được! Vậy xin Chúa tự bảo vệ lấy Mình Chúa”. Như có một sức mạnh, tôi không cảm thấy lo lắng nhưng mạnh dạn đi vào phòng khám xét.

Khi lấy đồ ra để bị khám xét, tôi đặt tất cả mọi thứ dưới nền nhà, nhưng riêng hộp đựng Mình Thánh Chúa tôi mạnh dạn đặt ngay trên bàn trước mặt tên cán bộ công an. Cho tới bây giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao tôi lại bình tĩnh thế!!

Tên công an lục lọi khám xét đủ mọi thứ, ngay cả tube kem đánh răng chúng cũng thọc que vào ngoáy để đảm bảo không có gì trong đó, người tôi chúng sờ soạng nắn bóp đủ nơi từ vạt áo cho tới mọi nơi. Thế nhưng hộp đựng Mình Thánh Chúa thì hình như chúng không hề thấy nên không đụng chạm tới.

Một tên nói: “xong rồi, anh đi vào”.

“Lạy Chúa! Con cám ơn Chúa đã che mắt những tên công an này”.

Lòng tôi hân hoan vì Chúa đã làm phép lạ tỏ tường để tự bảo vệ Mình khỏi bị hai tên công an cộng sản hành hạ Chúa, nếu chúng thấy.

Chỉ mừng trong ít phút, tôi lại băn khoăn, làm thế nào tránh khỏi bọn chúng khi mà hàng tháng chúng đi khám xét nơi ngủ của từng người tù, trong khi chúng tôi đi lao động bên ngoài trại. Nghĩ thế, tôi lo lắng, nhưng chỉ còn biết phó mặc Chúa, tôi thầm cầu xin rằng: “Ðây chính là Thân Mình Chúa, chúng con cần có Chúa, nhưng xin Chúa tự lo lấy Thân Chúa chứ con biết làm sao bây giờ”.

Chiều hôm đó, tôi lấy một miếng ván mỗi bề gần hai tấc làm bệ, một bề tựa cột nhà còn bề kia tựa vào tường, tôi dùng hai cái khăn mặt nhỏ che hai bên còn lại. thế là tôi có một “nhà tạm” dã chiến cho Chúa rồi đó! Với Hòm chầu tạm này Chúa đã ở với chúng tôi khá lâu… Từ đó về sau tôi thường thầm cầu nguyện: ”Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, vì ước ao có Chúa ở cùng, mà chúng con đã đem Chúa vào để ở tù chung với chúng con! Xin Chúa tha thứ cho chúng con!!”

Kính thưa qúy vị và các bạn, quả đây lại là một phép lạ nữa! phép lạ này kéo dài khá lâu, nghĩa là từ đó cho tới khi chuyển trai và đến khi hết Minh Thánh thì chúng tôi được tha về…

Vâng, tôi tin thực sự là phép lạ, vì như chúng tôi trình bày ở trên, tôi không hề cất dấu chỗ nào kín đáo, mà để ngay nơi đầu giường cạnh cây cột nhà, thế mà nhiều lần xét nhà, xét phòng nhưng họ vẫn không bao giờ đụng chạm tới Chúa được…

Hơn nữa từ khi có Mình Thánh Chúa, mỗi Chúa Nhật, vào khoảng tám giờ tối, tất cả các anh em công Giáo trong buồng đều tụ tập lại, ngồi quây quần chung quanh hộp đựng Mình Thánh Chúa để cùng nhau dâng lễ và rước Mình Thánh Chúa. (Những ai đã từng sống tại Trại Hà Tây thuộc Đội Rau xanh và Đội Gạch thì đã chứng kiến những buổi lễ này.) Chắc Qúy vị cũng biết rằng trong trại tù cộng sản vấn đề ăng ten – danh từ để chỉ những chỉ điểm viên, chỉ điểm cho bọn cai tù, chỉ điểm cho bọn cai tù, họ báo cáo mọi hành vi của các tù nhân đi bán rẻ lương tâm, cam thân phận làm “ăng ten,” – nó nhiều như rươi ấy. Làm gì mà chẳng báo cáo cho tụi cai tù cơ chứ! Hoặc giả chúng tôi chỉ thực hiện một lần, hay một tháng thì không nói, đàng này cứ mỗi tuần và kéo dài cả hàng năm tụi công an vẫn chưa hề bao giờ đả động tới vấn đề này. Nói rằng chúng không biết lại càng vô lý, vì Mình Thánh của chúng tôi hình dáng vẫn y như Minh Thánh trong các nhà thờ (không ngụy trang). Trường hợp điển hình chứng tỏ chúng biết rất rõ thế nào là Mình Thánh Chúa, anh bạn chúng tôi, trước đó có đem theo một miếng nhỏ Mình Thánh và anh bọc trong miếng vải có giây để đeo nơi ngực, tụi công an nó khám được và anh đã bị còng nơi nhà kỷ luật, đó là trường hợp anh Đỗ Tiến Đức, hiện ở Houston Texas. Ðược chứng kiến phép lạ, nhưng tôi vẫn ôm ấp cho riêng mình hơn hai chục năm nay, tuy có vài lần thổ lộ với những người thân. Do đó, tôi thường thấy nỗi băn khoăn, bứt rứt trong lòng vì tôi đã không loan truyền để Vinh Danh Chúa Giêsu Thánh Thể. Nên hôm nay tôi nguyện xin Chúa rằng: “Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con đã đưa Chùa vào tù ở chung với chúng con! Và trong thời gian đó Chúa đã phải tự bảo vệ cho chính Thánh Thể Chúa…Vậy giờ này con viết ra để mọi người cùng tôn vinh Thánh Thể Chúa và thấy rằng Chúa sẵn sàng làm phép lạ cho kẻ Tin và xin Người.

Hồi ký của người tù tên Vũ Huy Thiện

Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông

Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông

 VOA

Ông Kenneth Lieberthal, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc thuộc Viện Brookings

03.08.2012

Chính phủ Hoa Kỳ hôm thứ Sáu cảnh báo Trung Quốc tránh có thêm động thái nhằm siết chặt kiểm soát trong vùng biển Nam Trung Hoa đang có tranh chấp, mà Việt Nam gọi là Biển Đông; giữa lúc có thêm căng thẳng tại khu vực này.

Trong thông cáo báo chí cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý Trung Quốc về chuyện có thêm khu cảnh bị và đưa thêm giới chức dân sự đến bãi cạn Scarborough, và sử dụng các rào cản ngăn không cho tàu của nước ngoài đến.

Trong thông cáo, quyền phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Patrick Ventrell nhấn mạnh việc Bắc Kinh nâng cấp mức quản lý hành chính tại thành phố Tam Sa và lập khu cảnh bị tại đây đi ngược lại với các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết những cách biệt và rủi ro làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Thông cáo dường như là dấu hiệu cho các nước Đông Nam Á thấy Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi các diễn biến trong khu vực.

Tuy nhiên, theo lời ông Kenneth Lieberthal, chuyên viên về Trung Quốc tại viện nghiên cứu Brookings và là một giới chức dưới thời cựu Tổng thống Clinton, việc chính phủ Mỹ nêu đích danh Trung Quốc trong lúc có mấy nước Đông Nam Á đòi chủ quyền tại vùng này, có thể làm Bắc Kinh nghĩ rằng Washington đang siết chặt an ninh tại đây để hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc. Ông nói tiếp:

“Rất có thể Trung Quốc sẽ xem cảnh báo này không cần thiết, và xác nhận các quan tâm của họ rằng Hoa Kỳ đang năng nổ tìm cách đứng về phe các nước Đông nam Á để chống lại họ.”

Tại Washington, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết:

“Lập trường Hoa Kỳ tôi cho là cũng không có gì mới mẻ so với từ trước đến giờ là không tìm cách can thiệp vào những tranh chấp nếu đó là giữa hai quốc gia, giữa Trung Quốc và một quốc gia đặc biệt nào. Họ chỉ quan tâm đến quyền lợi của họ như hàng hải tự do trong vùng và không muốn thấy có chiến tranh nên nếu có tranh chấp thì giải quyết bằng con đường hòa bình. Nói cách khác Hoa Kỳ làm áp lực để ASEAN bây giờ ngồi lại với nhau để thành hình một giải pháp tập thể của toàn vùng ASEAN. Hoa Kỳ cho rằng nếu ASEAN không bảo được nhau như trường hợp tại Kampuchia vừa rồi thì Trung Quốc cứ lấn tới thôi.”

(Nguồn: Los Angeles Times, Bộ Ngoại giao Mỹ)

KINH CẦU CHO GIA ÐÌNH

KINH CẦU CHO GIA ÐÌNH

  Lạy Chúa Giê-su, chúng con xác tín rằng, hôn nhân và gia đình là công trình sáng tạo của Thiên Chúa, công trình của yêu thương, khôn ngoan và thánh thiện.  Chúng con tin rằng, Chúa muốn và Chúa luôn ban ơn, để hôn nhân được hạnh phúc trong sự duy nhất và bền bỉ, trong việc truyền sinh và phát huy sự sống.

 Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương mà nâng hôn nhân lên hàng Bí tích.  Xin Chúa cho các đôi vợ chồng sống trung thành với nhau, cho cha mẹ biết ý thức trách nhiệm giáo dục con cái, cho con cái biết vâng phục và yêu mến cha mẹ.  Xin Chúa làm cho các thế hệ trẻ, tìm được nơi gia đình sự nâng đỡ chắc chắn cho giá trị làm người của họ, và được trưởng thành trong chân lý và tình thương.

 Lạy Thánh Gia Na-da-rét, là gương mẫu của đời sống thánh thiện, công bình và yêu thương, xin cho gia đình chúng con trở nên nơi đào tạo nhân đức,  trong hiền hoà, phục vụ và cầu nguyện. Xin cho chúng con xây dựng gia đình, thành mối an ủi cho cuộc đời đầy thử thách. Xin cho chúng con biết làm cho mọi người trong gia đình, đều được thăng tiến, để góp phần vào việc phát triển xã hội, và cộng tác trong việc xây dựng Giáo Hội.

 Xin Ba Ðấng luôn hiện diện trong gia đình chúng con, khi vui cũng như lúc buồn, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi, khi lo âu cũng như lúc hy vọng, khi sinh con cũng như lúc có kẻ qua đời, để khi trải qua mọi thăng trầm của cuộc sống, chúng con luôn luôn chúc tụng Chúa, cho đến ngày được sum họp với Ba Ðấng trong Nước Trời.

  Amen.

Thánh Gioan Maria Vianey

Thánh Gioan Maria Vianey

Tác giả: Trầm Thiên Thu

 

Hồi thiếu niên, tôi được biết Thánh Gioan Maria Vianney qua các tập truyện hạnh các thánh, và tôi đã rất “ấn tượng” với vị thánh “không giống ai” này. Việc Chúa làm quá kỳ lạ! Quả thật, “điều gì là không thể với loài người thì vẫn có thể đối với Thiên Chúa” (x. Mt 19:26).

Ngày 4-8 hằng năm là lễ Thánh Gioan Tẩy giả Maria Vianney (1786-1859), cha sở họ Ars (curé d’Ars), bổn mạng các linh mục. Ngài là người sống khiêm nhường và thánh thiện khác thường.

Ngài dâng mình vì vinh danh Thiên Chúa và cứu các linh hồn. Ngài chấp nhận phải thánh thiện từ nhỏ, và điều đó đã hoàn tất nơi ngài. Mọi lời ngài nói ra đều được nói bằng tâm tình sùng kính. Thành công của ngài khó ai có thể bắt chước. Ảnh hưởng của ngài không thể bỏ qua, và kết quả không thể tranh luận.

Mẹ của Thánh Gioan Vianney là một phụ nữ rất sùng đạo, bà cho con trai biết đạo rất sớm. Thánh Gioan Vianney nói: “Tôi mắc nợ mẹ tôi, các nhân đức của mẹ tôi dễ dàng đi vào lòng con cái, và con cái sẵn sàng làm những gì được nhìn thấy”. Ngài có bản chất tốt, với đôi mắt xanh và tóc nâu. Về sau, ngài nói: “Khi tôi còn nhỏ, tôi không biết điều xấu. Tôi quen như thế nơi tòa cáo giải, từ miệng của các hối nhân”.

Sau nhiều gian truân, Thánh Gioan Vianney mới được chấp nhận trở thành linh mục. Lúc 20 tuổi, ngài rất khó khăn để học làm linh mục. Mathias Loras, có thể là người thông minh nhất của ngài trong chủng viện, được phân công giúp ngài học, và cũng rất nóng tính. Một hôm, hết chịu nổi khả năng của Gioan Vianney, Mathias Loras (12 tuổi) đã bạt tai Gioan Vianney trước mặt các chủng sinh khác. Mathias Loras thấy nóng mặt, nhưng cậu vẫn quỳ xuống trước mặt Gioan Vianney để xin lỗi. Mathias Loras có một trái tim vàng. Gioan Vianney cảm thấy buồn và bật khóc, rồi ôm lấy Mathias Loras đang quỳ dưới chân mình. Việc này bắt đầu một tình bạn khăng khít. Mathias Loras về sau làm nhà truyền giáo tại Hoa Kỳ, rồi làm giám mục giáo phận Dubuque, nhưng không bao giờ quên kỷ niệm xưa.

Thánh Gioan Vianney là người có cách nhìn vượt qua mọi trở ngại và có những hành vi tưởng chừng như không thể. Ngài khao khát làm linh mục, nhưng ngài phải cố vượt qua sức học yếu kém của mình, không đủ điều kiện vào chủng viện.

Ngài không học nổi tiếng Latin nên buộc ngài phải dừng bước. Nhưng mơ ước làm linh mục trong ngài khiến ngài tự tìm thầy dạy riêng. Sau thời gian dài vật lộn với sách vở, ngài được thụ phong linh mục.

Lúc còn là chủng sinh, Gioan Vianney học rất chậm. Một ngày kia, một giáo sư thần học thừa lệnh Đức Giám mục đến khảo sát Vianney xem có đủ khả năng học vấn để tiến tới chức linh mục không. Tuy đã cố hết sức học hành, Vianney vẫn không thể trả lời được câu nào cho trôi chảy. Nổi nóng, vị giáo sư đập bàn nói: “Vianney, anh dốt đặc như con lừa! Với một con lừa như anh, Giáo hội hy vọng làm nên trò trống gì”?

Gioan Vianney khiêm tốn bình tĩnh trả lời: “Thưa cha, ngày xưa Samson chỉ dùng một cái xương hàm con lừa mà đánh bại 3.000 quân Philitinh. Vậy với cả con lừa này, Thiên Chúa không làm được việc gì sao?”.

Và “con lừa” Gioan Vianney đã làm nên trò trống là làm rạng danh Thiên Chúa và mưu ích cho Giáo hội. Cùng với Catherine Lassagne và Benedicta Lardet, ngài lập La Providence (Chúa quan phòng), một nhà dành cho các cô gái. Ngài tín thác Thiên Chúa sẽ ban các điều cần cho tinh thần và thể lý của những người coi nhà “Chúa Quan Phòng” là nhà của mình.

Những việc “bất khả thi” luôn ám ảnh ngài. Tài mọn, học kém, nhưng ngài vẫn được “đặc cách” thụ phong linh mục năm 1815. Sau 3 năm ở Ecully, ngài được bổ nhiệm về xứ Ars. Khi quản nhiệm xứ Ars, ngài gặp nhiều người lạnh nhạt và sống khá thoải mái. Ngài muốn giúp họ ăn chay nghiêm ngặt và ngủ ít ban đêm: Một số quỷ chỉ có thể bị xua đuổi bằng việc cầu nguyện và ăn chay.

Lm Gioan Vianney cố gắng đạt được điều mà nhiều linh mục ước muốn, nhưng đó là điều khó. Không thể làm trong một sớm một chiều, mà phải kiên nhẫn thay đổi từng chút. Đây là một xứ nhỏ nhưng “rắc rối” đủ chuyện. Khi đến nơi, Lm Gioan Vianney quỳ xuống hôn đất và cầu nguyện. Hành động đặc biệt này đã được Chân phước GH Gioan Phaolô II noi gương mỗi khi ngài đến nơi nào đó. Thánh Gioan Vianney nói: “Nếu một linh mục không muốn mất linh hồn, thì ngay khi giáo xứ gặp rắc rối, linh mục đó phải vượt qua mọi toan tính của con người, không sợ bị khinh thường và bị thù ghét. Linh mục đó không cần phải biện hộ, dù bị sát hại. Mục tử muốn làm sứ vụ thì luôn phải cầm gươm trong tay. Chính Thánh Phaolô đã nói với giáo đoàn Corintô: Phần tôi, tôi rất vui lòng tiêu phí tiền của, và tiêu phí cả sức lực lẫn con người của tôi vì linh hồn anh em. Phải chăng vì yêu mến anh em nhiều hơn mà tôi được yêu mến ít hơn?”. (*)

Trong các bài giảng đầu tiên, Thánh Gioan Vianney đã phản đối các thói hư tật xấu của dân xứ Ars: Báng bổ, nguyền rủa, coi thường ngày Chúa nhật, tụ tập ăn nhậu và múa hát ở các quán xá, những bài hát trơ trẽn và ăn nói tục tĩu. Ngài nói: “Quán xá là cửa hàng của ma quỷ, là trường học của hỏa ngục, là thị trường buôn bán các linh hồn, là nơi làm tan vỡ các gia đình, là nơi làm cho sức khỏe bị hao mòn, là nơi xảy ra các cuộc cãi vã và giết người”.

Thánh Gioan Vianney không bao giờ nghĩ xứ Ars sẽ thay đổi cho đến khi có 200 người sống theo Mười Điều Răn của Chúa, Sáu Điều Răn của Giáo hội và hoàn tất nhiệm vụ trong cuộc sống. Điều này có đòi hỏi quá nhiều để đổi lấy Nước Trời?  Chúa Giêsu nói: “Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?” (Mt 16:26; Mc 8:34; Lc 9:22). Nếu chúng ta hỏi họ làm gì trong ngày Chúa nhật, có thể họ sẽ trả lời:  “Tôi bán linh hồn cho ma quỷ và đóng đinh Chúa Giêsu… Tôi đã được tiền định xuống hỏa ngục…”.  Đó có thể là lời được nói ra hoặc chỉ được nói thầm trong lòng!

Thánh Gioan Vianney phải mất 10 năm mới có thể thay đổi dân xứ Ars. Không còn làm việc ngày Chúa nhật, nhà thờ càng ngày càng đông người, không còn say xỉn. Cuối cùng, các quán rượu đóng cửa vì không có khách, và các cuộc cãi vã trong gia đình cũng hết. Lòng chân thật trở nên tính cách chung. Thánh Gioan Vianney viết: “Xứ Ars không còn là xứ Ars nữa”, vì cả xứ đã thay đổi tận gốc rễ. Cả xứ Ars trở nên một cộng đoàn đạo hạnh. Ngài vui mừng dạy giáo lý cho trẻ em và dạy chúng làm bổn phận.

Thánh Gioan Vianney thánh hóa mình trong công việc và luôn sống trong thế giới siêu nhiên, nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ của một con người và một linh mục. Ngài nói: “Thật tốt đẹp biết bao khi làm mọi việc đều kết hiệp với Thiên Chúa nhân lành! Hồn tôi ơi, hãy can đảm! Nếu ngươi làm việc với Thiên Chúa, ngươi sẽ thực sự làm việc, và Ngài sẽ chúc lành cho công việc. Ngươi sẽ bước đi và Ngài sẽ chúc lành cho những bước chân. Mọi thứ đều được ghi công. Hãy dâng mọi đau khổ nhỏ lên cho Chúa. Tốt đẹp biết bao nếu biết dâng mình, dâng ngày, dâng mọi sự cho Chúa!”.

Trong thư an ủi người anh em họ là Lm Chalovet, Thánh Gioan Vianney viết: “Tôi vội viết những dòng này để nói anh đừng bỏ đi, dù có những thử thách mà Chúa muốn anh chịu đựng. Hãy can đảm! Nước Trời đủ để làm phần thưởng cho anh. Hãy nhớ rằng ma quỷ trong thế giới này muốn giành lấy các Kitô hữu tốt lành. Anh đang trong hành trình tử đạo. Nhưng phúc thay nếu anh là người tử đạo vì bác ái! Đừng để mất triều thiên vinh hiển đó. Chính Chúa Giêsu đã nói: ‘Phúc cho ai chịu bách hại vì Ta’. Xin chào tạm biệt. Hãy kiên trì và chúng ta sẽ gặp lại nhau trên Nước Trời… Hãy can đảm lên, hỡi người anh em! Chúng ta sẽ sớm thấy Thiên đàn vinh quang. Sẽ không còn thập giá cho chúng ta! Thật là thiên phúc! Chúa Giêsu đã yêu chúng ta quá nhiều và Ngài sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc!”.

Từ nhỏ, Thánh Gioan Vianney đã yêu mến Đức Mẹ. Khi là linh mục, ngài luôn cố gắng truyền bá lòng sùng kính Đức Mẹ. Các gia đình trong xứ Ars đều có tượng Đức Mẹ trước nhà, và trong nhà nào cũng có ảnh Đức Mẹ với chữ ký “M. le Curé” (Cha sở Maria, tức là Lm Gioan Maria Vianney). Năm 1814, ngài cho dựng tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm tại nhà thờ xứ. Tám năm trước đó, ngày 1-5-1836, ngài đã dâng xứ Ars cho Đức Mẹ Vô Nhiễm. Những ngày lễ Đức Mẹ, giáo dân rước lễ rất đông, và nhà thờ không bao giờ vắng người. Chiều các ngày lễ Đức Mẹ, không ai muốn bỏ lỡ các bài giảng của ngài về Đức Mẹ. Người nghe rất phấn khởi khi nghe ngài nói về sự thánh thiện, sức mạnh và tình yêu của Đức Mẹ.

Giáo dân xứ Ars nói với nhau: “Cha xứ của chúng tôi luôn làm những điều ngài nói và thực hiện những điều ngài giảng. Không bao giờ thấy ngài nghỉ ngơi thoải mái”. Ngài ăn chay nghiêm ngặt, đến nỗi chỉ còn da bọc xương. Ngài ngủ ít, mà chỉ nằm trên chiếc chiếu giản dị, và việc ăn uống của ngài cũng rất sơ sài, có khi chỉ là mấy củ khoai. Thánh Gioan Vianney đọc sách nhiều, và thường đọc hạnh các thánh. Ngài ấn tượng với cách sống thánh thiện của các thánh, ngài muốn chính ngài và người khác cũng noi theo những tấm gương đạo đức đó. Cách sống của ngài khiến chúng ta phải thẳng thắn tự xét mình rất nhiều!

Ngài nói: “Nếu chúng ta không là thánh bây giờ, thật bất hạnh cho chúng ta, vì thế mà chúng ta phải nên thánh ngay bây giờ. Trong lòng chúng ta không có tình yêu thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể làm thánh”.

Từ năm 1827, bắt đầu có nhiều người đổ về xứ Ars. Khách hành hương đến từ Pháp, Bỉ, Anh và từ Mỹ châu. Động lức chính của khách hành hương là muốn xưng tội với vị thánh sống và nghe lời khuyên của cha sở thánh thiện của xứ Ars. Tất cả là hồng ân Chúa, việc Chúa làm, chứ ngài không bao giờ xía vào chuyện riêng của người khác. Ngài hoàn toàn không tò mò, thọc mạch, hoặc chỉ trích giáo dân. Cũng như Thánh Giám mục Phanxicô Salê, ngài có biệt tài “thấy những cái mà người khác không thấy”. Khi giải tội, ngài thực sự thương yêu các hối nhân, đến nỗi ngài thường khóc ngay tòa giải tội. Người ta hỏi sao ngài khóc thì ngài trả lời: “Tôi khóc vì bạn không khóc”.

Người ta nói rằng “phép lạ vĩ đại của cha sở xứ Ars là tòa cáo giải”, vì ngài giải tội suốt ngày suốt đêm. Cũng có người nói rằng “phép lạ vĩ đại nhất của cha sở xứ Ars là hoán cải tội nhân”. Một hôm, có người tới xưng tội, người này chỉ đến nhà thờ vào ngày lễ Giáng sinh và Phục sinh. Thánh Gioan Vianney hỏi: “Ông xưng tội bao lâu rồi?”. Người này trả lời: “Bốn mươi năm rồi”. Ngài ngạc nhiên: “Bốn mươi năm?”. Người này nói: “Dạ, đúng là bốn mươi năm”. Và rồi người đàn ông này đã trở lại và chết tốt lành.

Ngày 4-8-1859, Lm Gioan Vianney trút hơi thở cuối cùng để về với Chúa. Ngài làm cha sở xứ Ars được 41 năm. Ngài được Giáo hội phong thánh năm 1925. Ngày nay, mỗi năm có hơn 500.000 lượt người đến thăm giáo xứ nhỏ bé Ars để kính viếng thi-hài-không-hư-nát của một Đại thánh nhân của Giáo hội Công giáo. Cuộc đời Thánh Gioan Vianney là câu chuyện dài về sự thánh thiện và đức khiêm nhường, ngài có trí thông minh kém cỏi nhưng rất thông minh về Thiên Chúa. Ngài chỉ thành công khi trở thành linh mục, ngài đã hoán cải cuộc đời rất nhiều tội nhân và ảnh hưởng mọi lớp người.

Suốt đời linh mục, ngài rất coi trọng việc giải tội vì ngài muốn giải hòa người ta với Thiên Chúa. Có những ngày ngài giải tội khoảng 12 giờ vào mùa Đông, và 16 giờ vào mùa Hè. Ngài không hề nghĩ tới việc nghỉ hưu. Khi nhiều người biết đến ngài, ngài dành thêm thời gian để phục vụ Thiên Chúa, thậm chí ngài có ít thời gian để ngủ vì thường xuyên bị ma quỷ “quấy rầy”.

Ngài sinh tại Dardilly và qua đời tại Ars, Pháp. Ngài được ĐGH Piô X phong chân phước, và được ĐGH Piô XI phong thánh. Ngài được tôn phong là bổn mạng các linh mục, nhưng nhiều linh mục chưa thực sự noi gương ngài để trở thành khí cụ như Ý Chúa!

Cuộc đời Thánh Gioan Vianney đã hoàn tất theo Ý Chúa: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:28; Mc 10:45).

Có quy-trình-trao-đổi thế này: Nếu linh mục là vị Thánh, giáo dân sẽ thánh thiện; nếu linh mục thánh thiện, giáo dân sẽ tốt lành; nếu linh mục tốt lành, giáo dân sẽ tử tế; nếu linh mục tử tế, giáo dân sẽ vô tín ngưỡng. Chân phước Mẹ Teresa Calcutta ghi một bảng chữ ở phòng áo nhà nguyện thế này: “Xin các linh mục hãy dân thánh lễ sốt sắng như thánh lễ đầu tiên và như thánh lễ cuối cùng”. Mẹ Teresa rất sâu sắc và thánh thiện, vì cử hành thánh lễ là cử hành bí tích, rất quan trọng!

Thánh Gioan Vianney đang nhắc nhở chúng ta nhiều điều lắm!

Lạy Thánh Gioan Vianney, xin cho chúng con biết noi gương thánh thiện của ngài, và xin nguyện giúp cầu thay cho chúng con để chúng con có thể mau mắn hoán cải và sống theo lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48).

TRẦM THIÊN THU

(*) 2 Cr 12:15.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

I-NHÃ, CON NGƯỜI TÌM KIẾM

Thánh Inhaxiô Loyola

I-NHÃ, CON NGƯỜI TÌM KIẾM  

                                                                                      Nguyễn Cao Siêu, SJ

1/  I-NHÃ, con người tìm kiếm thế gian

I-nhã, suốt đời là con người tìm kiếm, và tìm kiếm hết mình.  Ba mươi năm đầu, ngài tìm kiếm vinh hoa thế gian, thích được tiếng tăm lẫy lừng, thích những cuộc so gươm và mang trong mình ước mơ chinh phục một tiểu thư khuê các.

I-nhã muốn tử thủ khi quân Pháp ào ạt bao vây thành Pamplona.  Ngài thú tội với người bạn đồng đội, điều đó cho thấy ngài sẵn sàng chết để bảo vệ thành.  Hẳn I-nhã coi chuyện chưa đánh đã hàng là một điều nhục nhã, không hợp với khí phách nam nhi.  Sau sáu giờ nã pháo vào thành, một viên đại pháo đã làm gãy chân mặt của I-nhã.  Thế là kết thúc việc chiếm thành, và khởi đầu một cuộc chinh phục của Thiên Chúa.

 

I-nhã đâu có dễ bỏ những mộng ước thế tục.  Điều ngài quan tâm là cái chân đau của mình.  Vết thương nơi chân phải mổ lần thứ hai khiến ngài suýt chết.  Nhưng khi chân đã lành, thì I-nhã lại đau khổ vì thấy mình chân thấp chân cao, làm sao mà khiêu vũ (!).  Chính ngài thú nhận: “Khi các xương đã liền, thì xương dưới đầu gối chồng lên xương kia nên chân đã bị ngắn lại, có một cục xương lồi ra rất khó coi.  Vì đã quyết tâm theo hư danh trần gian, nên ông hỏi bác sĩ xem có thể cưa cục xương đó không.  Họ trả lời có thể cưa được, nhưng đau đớn hơn gấp bội (vì không có thuốc mê).  Tuy nhiên, ông đã quyết chịu đau để thực hiện ước muốn của mình.”

I-nhã đã tìm kiếm thế gian một cách nghiêm chỉnh và say mê.  Ngài chấp nhận trả giá để được những gì thế gian ca tụng: sắc đẹp, tài năng, danh vọng…

Thời gian dưỡng thương là thời gian I-nhã nóng ruột trở lại với cung đình, nhưng Thiên Chúa đã biến nó thành thời gian hồng phúc.  Tình cờ người chị dâu đưa cho ngài cuốn sách “Cuộc đời Đức Kitô” và cuốn “Hạnh các Thánh”.  Gương các thánh tạo nên một âm vang lớn trong lòng ngài.  Có một thúc đẩy mạnh mẽ mời gọi ngài bắt chước các thánh: sống khắc khổ, đi viếng Đất Thánh, nhịn ăn, đánh tội.  Khi nghĩ đến những việc đó, I-nhã thấy lòng bừng lên một niềm vui kéo dài, khác với thứ niềm vui hời hợt, mau qua khi ngài nghĩ đến những chuyện thế gian phù phiếm.  I-nhã bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc về quãng đời quá khứ của mình, và thấy cần phải làm việc hãm mình đền tội.

I-nhã đã đi vào con đường hoán cải.  Có biết bao điều cần cho một cuộc hoán cải, những điều xem ra tình cờ hay rủi ro: một thất bại, một cuốn sách, một vết thương làm cho không đi lại được…  Viên đạn đại bác đã làm I-nhã gãy chân và dừng chân.  Chỉ khi dừng chân, I-nhã mới có thể thấy quá khứ và định hướng lại cuộc đời.
Trở lại là tiếp tục tìm kiếm một điều khác xưa.  Không tìm kiếm danh thơm tiếng tốt cho mình, nhưng vinh quang cho Thiên Chúa, không tìm phục sự vua Tây Ban Nha, nhưng tìm phục sự vua Giêsu.  Từ đây, Chúa Giêsu trở nên trung tâm của đời I-nhã.

 

Lạy Cha,
Sống là tìm kiếm!
Mỗi người theo điều mình đang mãi mê kiếm tìm.
Chúng con tự hỏi mình đang tìm kiếm gì, tìm kiếm ai?
đâu là hướng đi, đâu là lý tưởng đời mình?

Chúng con thấy rằng những giá trị của thế gian
chiếm chỗ lớn trong những ước mơ của chúng con.
Tiền bạc, danh vọng, khoái lạc, quyền lực
vẫn là những điều làm chúng con ngây ngất say mê.
Cha vẫn không có chỗ cao nhất trong cuộc đời của chúng con.

Lạy Cha, xin ban cho chúng con ơn hoán cải như I-nhã.
Xin đánh thức chúng con khỏi cơn mê.
Xin làm cho chúng con tỉnh ngộ để nhận ra giá trị đích thực.
Xin dạy chúng con biết kiếm tìm Cha,
vì chỉ có Cha mới thật sự đong đầy
những ước mơ sâu kín của chúng con,
và cho chúng con được hạnh phúc viên mãn.

 

2/  I-NHÃ, con người tìm kiếm Thiên Chúa


Từ khi được ơn hoán cải, I-nhã trở thành con người tìm kiếm Thiên Chúa.  Ngài không thấy hết con đường Thiên Chúa muốn dắt ngài đi, chính vì thế ngài tự nhận mình là một người lữ khách, rong ruổi trong cuộc hành trình kiếm tìm ý Chúa cho đời mình.
      Sau khi hoàn toàn bình phục, I-nhã lên đường đi Đất Thánh như lòng Ngài ao ước.  Ngài dứt khoát muốn ở lại đây vì lòng ngài yêu mến vùng đất chính Chúa Giêsu đã sống và vì muốn giúp đỡ các người chưa biết Chúa.  I-nhã nói với cha Giám Tỉnh dòng Phanxicô ở Bêlem rằng: ngài đã “nhất quyết rồi và sẽ không đổi vì bất cứ lý do nào, cũng không sợ bất cứ lời đe dọa nào…”  Lúc ấy, cha Giám Tỉnh mới cho I-nhã biết ông không được ở lại Đất Thánh, bất tuân sẽ bị tuyệt thông.  I-nhã thấy ngay là “ý Chúa không muốn mình ở lại Đất Thánh.”  Ngài chấp nhận từ bỏ mơ ước của mình để đón lấy ý Chúa. Mơ ước là cần thiết, nhưng thực tế cũng là nơi Thiên Chúa ngỏ lời.  I-nhã đã để cho Chúa dẫn mình đi vào lối của Chúa, xuyên qua thực tế của cuộc sống.
    “Sau khi thấy rõ ý Chúa không muốn ông ở lại Giêrusalem, người lữ khách luôn luôn cầm trí suy nghĩ xem phải làm gì bây giờ, và ông thấy mình nghiêng về việc đi học một thời gian để có thể giúp đỡ các linh hồn.” Giúp đỡ các linh hồn đã là mối bận tâm của I-nhã ngay từ khi hoán cải.  Nhưng bây giờ, ngài thấy mình cần phải đi học, học để giúp đỡ người khác một cách hiệu quả hơn.  Tuy vậy, I-nhã vẫn chưa ý thức đủ về tầm quan trọng của việc học.  Vừa học ngài vừa cho linh thao, dạy giáo lý, gặp gỡ thiêng liêng.  Chính vì thế ngài đã gặp nhiều khó khăn từ phía giáo quyền. I-nhã bị buộc học bốn năm mới được giảng dạy giáo lý, mới được giúp người ta phân biệt khi nào thì phạm tội trọng, khi nào phạm tội nhẹ.
    Chính sự cấm đoán của giáo quyền đã khiến I-nhã học tập một cách nghiêm túc hơn.  Ngài chấp nhận hy sinh việc tông đồ, chỉ đi xin trợ cấp vào mùa hè, và điều độ trong việc cầu nguyện.  I-nhã đã miệt mài học tập trong bảy năm trời để cuối cùng tốt nghiệp Đại học Paris lúc 44 tuổi.  Việc học chỉ là phương tiện phục vụ, nhưng lại là phương tiện cần thiết, nên được I-nhã trân trọng và theo đuổi đến cùng.
Trong thời gian học tập ở Paris, nhờ Linh thao, I-nhã đã quy tụ được những người bạn cùng chí hướng.  Họ muốn sống nghèo và độc thân để phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội.  Cả nhóm đã hứa sau khi tốt nghiệp sẽ cùng nhau đi Đất Thánh và ở lại đó làm việc tông đồ.  Nhưng một lần nữa, đó không phải là ý Chúa.  Chẳng có chuyến tàu nào dám đi Đất Thánh trong thời gian ấy, vì có xung đột giữa Venise và người Thổ Nhĩ Kỳ, nên cả nhóm đã đi Roma, tự nguyện dâng mình cho Đức Thánh Cha định liệu.  Đức Thánh Cha đã sai các bạn cựu sinh viên, nay đã là những linh mục, đi khắp nơi làm việc tông đồ.  Trước nguy cơ nhóm bị tan rã và tình bạn bị mai một, I-nhã và các bạn đã quyết định lập một dòng tu mới trong Giáo Hội, dòng mang Tên Chúa Giêsu.

Tay Chúa đã dẫn đưa I-nhã từ chiếc giường bệnh ở Loyola đến với căn phòng của vị sáng lập Dòng Tên tại Roma.  Ai có thể ngờ được việc Thiên Chúa dẫn đưa ngài qua những biến cố may rủi của cuộc sống?  

 

Chẳng có gì nằm ngoài kế hoạch của Thiên Chúa.  Thiên Chúa dùng mọi sự để đưa ta đi vào con đường của Ngài, con đường bất ngờ, con đường khác với những gì ta dự tính.  Nếu chúng ta chấp nhận tìm kiếm ý Chúa qua những biến cố của cuộc sống, nếu chúng ta không bắt Chúa phải phục vụ cho dự tính của mình, thì cuộc đời chúng ta có cơ may thành tựu như cuộc đời của thánh I-nhã.

 

Nguyễn Cao Siêu, SJ

Thánh Alphonsô Maria Liguori, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh

 Thánh Alphonsô Maria Liguori, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh

                                                                                              Ngày 1/8:

 

Thánh Alphongsô Maria Liguori sinh ngày 27 tháng 9 năm 1696 tại Marinella gần Naples và là con trưởng trong 7 anh em. Ngay từ trong nôi, Ngài là giáo điểm tập hợp ân huệ đáng mơ ước như trí thông minh, danh giá, tài sản, thiên khiếu nghệ thuật và một tấm lòng đại độ. Trong khi đó người mẹ rất đạo hạnh nghĩ rằng: Các ân huệ tốt đẹp nhất sẽ chẳng có giá trị gì nếu không hướng về Chúa. Người lãnh nhiều phải trả nhiều.

Như vậy ân phúc kỳ diệu nhất mà Alphongsô nhận được chính là giáo huấn của người mẹ. Alphongsô học tiếng Hylạp, tiếng Latinh, tiếng Pháp và toán. Ngài say mê âm nhạc và hội họa. Là một con người có chí. Alphongsô gây ảnh hưởng tốt đối với chúng bạn. Bằng sự trong trắng tế nhị và lòng đạo đức của mình.

Alphongsô thành công rất sớm. 17 tuổi Ngài đậu bằng tiến sĩ luật khoa cả về giáo luật lẫn dân luật và đã bắt đầu hành nghề luật sư. Khả năng hùng biện của Ngài hứa hẹn một tương lai tươi sáng. Nhưng tuổi trẻ cũng có cớ dẫn Ngài tới lỗi lầm với hậu quả bi thảm, năm 1723 trong một vụ kiện, Ngài biện hộ với một giọng nói hùng hồn. Lý lẽ vững chắc, làm cho cả tòa án phải ngỡ ngàng tán thưởng. Nhưng khi vừa dứt lời, đối thủ ôn hoà vạch ra một lỗi nhỏ mà Ngài không nhận thấy. Chính lỗi nhỏ đó đã tiêu hủy luận chứng lẫn danh tiếng của Ngài.

Thất bại, Alphongsô rất đau buồn và đã đóng cửa phòng hai ngày liền. Ngài suy nghĩ và tự hỏi rằng: Đây không phải là lời mời gọi của Chúa hay sao…? Bỏ nghề, Ngài nói: “Ôi thế gian, ta đã biết ngươi. Hỡi pháp đình, ngươi sẽ không còn gặp ta nữa”

Ngài tìm đường sống và dấn thân cho công cuộc bác ái. Một ngày kia, đang khi thăm viếng các bệnh nhân trong một nhà thương, Ngài nghe hỏi: Ngươi làm gì ở thế gian này? Nhìn chung quanh Ngài không thấy ai, nhưng Ngài vẫn nghe hỏi một lần nữa. Vào một nguyện đường dâng kính Đức Mẹ từ bi gần đó, Ngài hứa sẽ gia nhập dòng giảng thuyết và làm Linh mục. Đặt thanh gươm trên bàn thờ Ngài nói: Lạy Chúa này con đây, xin hãy làm nơi con điều đẹp lòng Chúa. Con là gì và con có chi, con xin hiến dâng để phụng sự Chúa.

Nghe tin này cha Ngài giận dữ nói: con quyết bỏ nghề, bỏ cả vị hôn thê của con sao? Ngài đã trả lời rằng: đối với Chúa chẳng có hy sinh nào gọi là quá lớn lao cả. Ngài cương quyết giữ ý định và cha Ngài không thèm nhìn đến Ngài nữa. Năm 1726, Ngài thụ phong Linh mục.

Thánh nhân rao giảng khắp vương quốc Naples. Cha Ngài giận dữ quyết không chịu nghe. Ngày kia ông vào một thánh đường, đúng lúc con ông đang thuyết giảng. Thoạt đầu ông giận dữ, nhưng rồi dần dần ông mềm lòng. Ơn Chúa đã đến nhờ lời giảng dạy của con ông. Kết thúc giờ phụng vụ ra về, ông nói: Con tôi đã làm cho tôi được biết Chúa.

Suốt đời, thánh Alphongsô không những chỉ nỗ lực trong công việc tri thức mà còn lo tiếp xúc với dân chúng. Ngài thích việc ngồi tòa hơn là việc nghiên cứu. Ngài mang đặc điểm của một Linh mục truyền giáo. Thành quả của Ngài thực hiện được chính là dòng Chúa Cứu Thế, thành lập tại Scala tháng 11 năm 1732. Dầu cho từ đầu, hội dòng đã bị phân rẽ thành hai phe và thánh Alphongsô phải khởi đầu lại, với hai người bạn, nhưng hội dòng cũng khởi sự tốt đẹp và phát triển. Dòng được chuẩn nhận ngày 21 tháng 2 năm 1749.

Năm 1548 thánh nhân xuất bản bộ thần học luân lý, được Đức Giáo hoàng Bênêdictô XIV phê chuẩn và gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp.

Năm 1762 Đức Giáo hoàng Clementô XIV đặt Ngài làm Giám mục cai quản địa phận Agata. Ngài nỗ lực thăng tiến lòng đạo đức trong điạ phận, khởi sự từ viêc canh tân hàng giáo sĩ. Năm 1775 Ngài được Đức Giáo hoàng Piô VI cho phép từ nhiệm để về sống trong dòng tại Nocera.

Những năm cuối đời, thánh Alphongsô đã trải qua rất nhiều đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Dầu trong “đêm tối của linh hồn” Ngài vẫn không nao núng và luôn kiên trì cầu nguyện. Ngài nói: “Ai cầu nguyện sẽ được cứu thoát, ai không cầu nguyện sẽ tự luận phạt”. Cuối cùng Ngài tìm được bình an và qua đời năm 1787.
Thánh Alphongsô Maria Liguori đã nêu gương cho chúng ta về đời sống hy sinh, hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa. Xin cho mỗi chúng ta cũng biết noi gương Ngài quảng đại dâng hiến cho Chúa tất cả những gì chúng ta có. Để Thiên Chúa thực hiện kế hoạch của Ngài ngang qua cuộc đời của ta.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Thánh Ignatiô Loyola Linh mục

Thánh Ignatiô Loyola Linh mục

Ngày 31/7:

Don Inigo Lopez de Recalde sinh khoảng năm 1491 tại miền đồi núi Basque gần làng Azpeytia. Ngài là con út trong số 11 người con của một gia đình quí tộc. Được rửa tội với tên Inigo, một vị thánh Tây Ban Nha dòng thánh Bênêdictô, nhưng sau này Ngài thường dùng tên Ignatiô thành Antiokia. Hồi còn niên thiếu, người giúp việc cho một người bạn quí tộc của một gia đình là Giuan Velasquez. Sau khi Velasquez từ trần, Ngài lại phục vụ bá tước Najera, phó vương miền Navarre. Ngài được giáo dục một cách hời hợt. Thời đó, Ngài chỉ ham chơi, thích những chuyện hào hùng, nhất là những ngày lễ duyệt binh.

Trong cuộc chiến Pháp-Tây Ban Nha năm 1521, quân đội Pháp đã vượt núi Pyrênê và tới phong tỏa Pampeluna. Nhiều người đã tính chuyện đầu hàng, nhưng Ignatiô quyết cầm cự. Trong cơn bão tố tại pháo đài, Ignatiô bị trúng đạn pháo ở đùi, Ngài được chuyển về lâu đài ở Loyola. Nơi đây người ta khám phá ra rằng xương đùi đã bị xếp trật, phải mổ ra và sắp xếp lại. Ngài đã can đảm chịu đựng cơn đau. Thời gian dưỡng bệnh lâu dài, không có sách vở gì khác, Ignatiô dùng thời gian để đọc hạnh các thánh. Gương mẫu đời sống các thánh làm mủi lòng Ignatiô. Ngài nói:

– Tôi có phải thực hiện điều mà thánh Phanxicô và Dominico đã làm chăng?

Năm 1522, sau khi bình phục, Ngài đi hành hương kính Đức bà Montserrat. Nơi đây Ngài đã thực hiện cuộc xưng tội trong ba ngày, trao tặng đồ hiệp sĩ cho một kẻ ăn xin, đặt gươm trên bàn thờ Đức Mẹ và tới thành Manresa kế cận để phục vụ trong một nhà thương. Đã một thời Ngài bị nguy hiểm rơi vào một cuộc khổ hạnh quá độ. Ngài đã thoát hiểm nhờ sự vâng phục hoàn toàn đối với cha giải tội. Chính tại Manresa, Ngài được Thiên Chúa soi sáng, sự soi sáng hướng dẫn trọn những ngày còn lại của cuộc đời Ngài. Ngài viết cuốn linh thao, trong đó vạch ra những nguyên tắc mà một người công giáo phải theo để “điều khiển đời sống mình”, một đời sống nhằm ca tụng Chúa, tôn kính và phụng sự Chúa để được cứu rỗi. Ngài phác họa một giáo thuyết của mình về “sự chọn lựa” và đòi hỏi làm mọi sự để “vinh danh Chúa” (Ad Majorem Dei gloriam).

Thánh nhân ở lại Manresa khoảng một năm và từ đó hành hương đi Palestina, trên đường đi có dừng lại ở Roma. Sau khi đã kính viếng các nơi thánh ở Palestina, Ngài trở về Barcelona. Nơi đây, dầu đã 30 tuổi, Ngài vẫn đến trường, ngồi chung ghế với các em nhỏ, để sửa chữa lại kẽ hở trong việc học hành, cho tới khi Ngài có thể dự lớp tại đại học Alcala và Salamanca. Tại cả hai nơi này, Ngài đã bị truy tố ra tòa án tôn giáo và bị tống giam ít ngày. Nhưng cuối cùng giáo thuyết của Ngài đã thắng.

Năm 1528, Ngài bỏ Salamanca đi Paris và Sorbonne. Ngài ở Paris 7 năm, nơi đây Ngài tụ họp được sáu môn sinh đầu tiên. Vào ngày lễ Mông Triệu năm 1524, bảy anh em đã long trọng hiến thân phụng sự Thiên Chúa, khấn giữ đức nghèo khó và trong sạch nơi đền thờ thánh Denis tại Montmartre. Lúc đó, họ dự định đi Giêrusalem và hiến thân cho việc cứu rỗi các linh hồn trong các miền còn ngoại giáo.

Ignatiô trở về Tây Ban Nha. Năm1535, tu hội đã lên tới 10 người. Họ gặp nhau ở Vienitia, định cùng đáp tàu đi hành hương thánh địa. Nhưng tình hình miền Đông Địa Trung Hải không cho phép. Bù lại một số đi Roma, để Ignatiô tại Vienitia. Đức Giáo hoàng Phaolô III ưu ái tiếp họ. Trở lại Vientia, họ mang theo phép của Đức Giáo hoàng cho Ignatiô và 6 anh em được thụ phong Linh mục. Một năm sau, thấy rằng: không thể tới thánh địa được, Ignatiô kết luận rằng ý Chúa không muốn cuộc hành hương này. Thay vào đó, Ngài đặt tu hội dưới danh hiệu “dòng Chúa Giêsu” dưới quyền sử dụng của toà thánh. Họ đi Roma và Ignatiô dâng thánh lễ đầu tiên ở đó vào dịp lễ Giáng Sinh năm 1538 tại đền thờ Đức Bà Cả, Ngài soạn thảo hiến pháp mới của dòng và đến trình diện Đức Giáo hoàng Phaolô III. Đức Giáo hoàng đã phát biểu khi gặp họ:

– Đây là bàn tay Thiên Chúa.

Và trong sắc lệnh Regimini Militantis Ecclesioe, ban hành tháng 9 năm 1540 Ngài đã chính thức công nhận Hội dòng. Hội dòng đã thêm 1 lời khấn đặc biệt vào 3 lời khấn Phúc âm: nghèo khó, vâng lời, trong sạch, lời khấn đặc biệt vâng phục Đức giáo hoàng.

Trong hiến pháp đầu tiên, hội dòng giới hạn con số có 60 tu sĩ. Ignatiô được đồng thanh bầu làm bề trên ngày 7 tháng 4 năm 1541. Luật hạn định tu sĩ vào số 60 được rút lại bởi sắc lệnh của Đức Giáo hoàng ngày 15 tháng 3 năm 1543.

Ignatiô khó rời bỏ Roma cho đến cuối đời. Nhưng Hội dòng đã lan rộng tới mọi miền trên thế giới, dưới quyền hướng dẫn của Ngài như một phép lạ, khi Ngài từ trần vào ngày 3 tháng 7 năm 1556, Hội dòng đã có 12 tỉnh dòng với 101 nhà và gần 1000 phần tử.

Thánh Ignatiô được tôn phong hiển thánh ngày 12 tháng 3 năm 1622.

 

Thánh Ignatiô đã nêu gương cho chúng ta về lòng nhiệt thành vì Chúa, vì Giáo hội. Xin Chúa cho chúng ta cũng luôn biết hăng say và trung thành với Chúa qua ơn gọi của mình, theo kế hoạch của Thiên Chúa.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương.

Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương.  

Nguyên là Giáo sư viện Đại Học Đà Lạt năm 1965-1976. Sinh ngày 24-9-1925 tại Vinh, nguyên quán Thịnh Xá, Hương Sơn, Hà Tỉnh.

Là bào đệ của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện một đảng viên nồng cốt của đảng Cộng sản Việt nam, thân phụ là Nguyễn khắc Niêm, nguyên Án Sát tỉnh Nghệ an vào năm 1930, về hưu  năm 1943 với phẩm hàm Hiệp Biện Thượng Thư. 

Năm 1938 đậu tiểu học, theo học chương trình Pháp tại trường Thiên Hựu, trường tư thục có giá trị nhất thời đó. Tác giả viết: “Cái quyết định của mẹ tôi là do sự xếp đặt của Thiên Chúa, có vậy mới biết đến Chúa Giêsu, mới là tín hữu của Ngài”. 

Sau tú tài II tác giả từ giả Huế về quê với tâm niệm mình là một Phật tử với ý nguyện sẽ xuất gia khi gặp dịp thuận tiện. Trên đuờng về quê tác giả ghé thăm anh Vương đình Lương, lúc ấy làm Hiệu trưởng trường tư thục Đậu Quang Lĩnh. Anh Lương mời cộng tác. “Thế là tôi lại trở về với môi trường tư thục Công giáo. Được trở về sống trong cái khí quyển mà tôi hấp thụ sáu năm tại trường Thiên Hựu Huế. Tôi như một cây héo rũ bỗng được hồi sinh. Ngoài các sinh hoạt chức nghiệp, tôi thường liên lạc với các linh mục, các đại chủng sinh giúp nhà xứ Nghĩa Yên. Dần dần tôi mới khám phá ra rằng chỉ có môi trường Công giáo mới hợp với con người tôi”. 

Vào năm 1948 tác giả quyết định gia nhập đại gia đình Công giáo. “Trong tâm tư thì như vậy, nhưng đi đến thực hiện quả là còn cách núi ngăn sông. Trước hết là những khó khăn trong tâm tư của chính mình nhất là cảm tưởng phải xa lìa tất cả, xa lìa gia đình, bạn bè, hàng xóm rồi cả mấy mươi năm truyền thống văn hóa.” Trở ngại khách quan khác lớn lao hơn nhiều:  “Đối với nhà nho cỡ lớn ở đất Nghệ Tỉnh có đứa con theo đạo là sự sĩ nhục… thằng con trai  đã bỏ truyền thống của cha ông để đi theo “Tây Dương Tả Đạo” nhất là tôi là con là cháu được khen là hiếu thuận.”   

Vào dịp Lễ Giáng Sinh năm 1948, tôi đến Đức Thọ  thăm gia đình anh Vương Đình Lương. Ngày hôm sau được Linh mục Vương Đình Ái mời dự bửa cơm mừng lễ với các giáo viên dạy trường Đậu Quang Lĩnh. Sau bữa cơm tôi thưa với Cha Ái về ý muốn lảnh nhận bí tích rửa tội.  

Và ngày Rửa tội là ngày 9 tháng 1 năm 1949, Linh mục rửa tội là Linh mục Nguyễn ngọc Bang  cha xứ Nghĩa Yên. Cha đỡ đầu là Linh Mục Vương đình Ái. 

Nguyễn Khắc Dương vào dòng Phanxicô sống đời dự tu đầu tiên khóa 1949-1950. Tháng 04 năm 1954 rời khỏi nhà dòng vì bị động viên vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Trong thời gian này thân phụ bị đấu tố, kết án 20 năm tù và đi cải tạo vài hôm thì từ trần.  

Sau hơn hai năm quân vụ, tháng 10 năm 1956 được tu viện Phanxicô cho sang Pháp học thần học tại Paris (1956-1957). Ra khỏi dòng, học Sarbonne 1957-1960, tốt nghiệp Cử nhân Triết học. Thử tu tại dòng Biển Đức ở Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ (1961-1963) nhưng không thành vì lý do sức khỏe. Từ năm 1963 đến 1965 dạy học ở nhiều trường trung học Công giáo ở Paris. 

 Cuối năm 1965 Nguyễn Khắc Dương trở về Miền Nam Việt nam. Năm 1966 Linh Mục Nguyễn văn Lập Viện trưởng Viện Đại Học Đà Lạt mời ông lên dạy triết tại đó. 

Khi cộng sản tiếp thu Viện Đại học Đà lạt ông cũng bị đi học tập cải tạo 16 tháng. 

Năm 1975 đến 1986 đổi cư trú trên 10 lần, không nhà, không cửa, không tài sản, không vị trí gì cả trong Giáo hội cũng như trong gia đình và ngoài xã hội.  

Phùng văn Phụng

trích sách “Tâm Tình gởi lại”

nguồn: conggiaovietnam.net

Giáo sư Nguyễn Khắc Dương

của Đỗ Tân Hưng

 

Thánh Leopold Mandic

Thánh Leopold Mandic
(1887-1942)
                                                                    

                                                               28 Tháng Bảy

 

 Kitô Hữu Tây Phương đang nỗ lực hoạt động để thông cảm hơn với Kitô Hữu Chính Thống Giáo, có thể đó là nhờ lời cầu bầu của Thánh Leopold Mandic.

Thánh Leopold sinh ở Castelnuovo, một hải cảng nhỏ ở Croatia và là người con thứ mười hai trong gia đình. Khi rửa tội, cha mẹ đặt tên cho ngài là Bogdan, có nghĩa “con-Chúa-ban.”

Mặc dù sức khỏe rất yếu kém và bị tật nguyền, ngay từ nhỏ ngài đã cho thấy một sức mạnh tâm linh và sự đoan chính. Vào năm 16 tuổi, Bogdan từ giã quê nhà để sang Ý là nơi ngài theo học với các tu sĩ Capuchin ở Udine với khao khát được gia nhập Dòng này.

Vào tháng Tư 1884, ngài được gia nhập đệ tử viện Dòng Capuchin ở Bassano del Grappa và lấy tên là Thầy Leopold. Bất kể sự khắc khổ của đời sống tu sĩ Capuchin, ngài vẫn can đảm theo đuổi và đắm chìm trong Linh Ðạo Thánh Phanxicô mà nhờ đó ngài trở nên một trong những gương mẫu tốt lành nhất.

Sau khi chịu chức linh mục, Cha Leopold muốn thể hiện giấc mơ từ nhỏ là đi truyền giáo ở Ðông Âu đang tan nát vì tranh chấp tôn giáo, nhưng bề trên từ chối vì sức khỏe yếu kém của ngài.

Từ 1890 đến 1906, Cha Leopold làm việc tại một vài nhà dòng trong tỉnh Venetian. Năm 1906, ngài được bổ nhiệm về Padua là nơi ngài sống cho đến suốt đời, ngoại trừ một năm phải ở tù trong thời Thế Chiến I, vì không chịu từ bỏ quốc tịch Croatia.

Chính ở Padua là nơi ngài đảm nhận việc Giải Tội và Linh Hướng, một công việc mà Thiên Chúa đã dùng đến người tôi tớ Chúa là Cha Leopold trong gần bốn mươi năm trời, và cũng nhờ đó mà cha nổi tiếng. Mỗi ngày ngài dành cho công việc mục vụ đó có đến 15 giờ đồng hồ. Một vài giám mục cũng tìm đến ngài để xin hướng dẫn tâm linh.

Vào tháng Chín 1940, Cha Leopold mừng Kim Khánh Linh Mục. Nhưng sau đó, sức khoẻ của ngài tàn tạ dần. Ngài từ trần ở Tu Viện Padua ngày 30 tháng Bảy 1942. Sau đó không lâu, sự mến mộ ngài ngày càng gia tăng và đã đưa đến việc phong chân phước cho ngài vào năm 1976 và sau cùng, ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh năm 1983.
Lời Bàn

Thánh Phanxicô khuyên nhủ các môn đệ “hãy theo đuổi điều mà họ phải khao khát trên hết mọi sự, đó là có được Thần Khí Thiên Chúa và cách làm việc thánh thiện của Chúa” (Quy Luật 1223, Chương 10) — đó là những lời mà Thánh Leopold đã sống. Khi bề trên tổng quyền dòng Capuchin viết thư cho các tu sĩ nhân dịp phong chân phước cho Cha Leopold, ngài nói đời sống của Cha Leopold đã chứng tỏ “sự tiên quyết của điều được coi là thiết yếu.”
Lời Trích

Thánh Leopold thường hay tự nhủ: “Hãy nhớ rằng ngươi được sai đi là vì ơn cứu độ của nhân loại, không phải vì ngươi có công trạng gì, vì chính Chúa Giêsu chứ không phải ngươi đã chết để cứu chuộc các linh hồn… Tôi phải cộng tác với sự thiện hảo siêu phàm của Chúa là Người đã đoái hoài và chọn tôi, để qua sứ vụ của tôi, lời Chúa hứa sẽ được thể hiện, đó là: ‘Sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên'” (Gioan 10:16).

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Đơn giản và phức tạp

Đơn giản và phức tạp

http://25.media.tumblr.com/tumblr_m54h8cBrLR1qaordwo1_1280.jpg

Khi còn nhỏ thì đơn giản, lớn lên trở nên phức tạp. 
Khi nghèo khó thì đơn giản, lúc giàu có trở nên phức tạp.
Khi thất thế thì đơn giản, lúc có địa vị thì trở nên phức tạp.
Tự nhận bản thân đơn giản, đánh giá người khác phức tạp.

Thật ra, thế giới này rất đơn gỉan chỉ có lòng người là phức tạp. 

Mà suy cho cùng thì lòng người cũng đơn giản, 

chỉ có lợi ích chi phối nên con người mới trở nên phức tạp. 

Đời người, đơn giản thì vui vẻ. Nhưng người vui vẻ được mấy người.
Đời người, phức tạp thì phiền não. Nhưng người phiền não thì quá nhiều.  

http://24.media.tumblr.com/tumblr_m4v7tvfapt1qaordwo1_1280.jpg

Trong cuộc đời mỗi người đều không thể tránh khỏi những lúc buồn phiền, lo lắng thậm chí là đau khổ. Người vui vẻ, không phải là người không có buồn phiền, mà là người không để cho những nỗi buồn và niềm đau ấy khống chế. Thật ra, đau khổ không hề đáng sợ, đáng sợ là ngay cả trái tim cũng phản bội bản thân mà đứng về phía đau khổ. 

Muốn quản lý tốt tâm trạng của bản thân thì cần phải quên đi những điều làm mình không vui, đừng coi trọng những mâu thuẫn, hiểu lầm phát sinh trong cuộc sống, mà hãy xem đó như là một yếu tố giúp chúng ta mài dũa đời sống tâm linh của mình vững chắc hơn. Chỉ có như thế thì nỗi đau khổ của mình như gió thoảng mây trôi mà thôi.

nguồn: Từ chị Nguyễn Kim Bằng gởi

LINH MỤC THIÊN PHONG BỬU DƯỠNG (1907-1987)

LINH MỤC THIÊN PHONG BỬU DƯỠNG (1907-1987)

 

                                                                        Tác giả Đỗ Tân Hưng

                                                                           nguồn: DungLac.org

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

Thuở nhỏ, tôi ở gần cầu Bến Ngự, bên kênh đào Phú Cam. Đối diện bên kia sông là nhà cụ Ưng Trình, thân sinh của linh mục Bửu Dưỡng. Tuy nhiên, tôi chưa lần nào được diện kiến cha Bửu Dưỡng vì vào thời điểm đó, cha ở Đà Lạt.
Người em út cùng cha khác mẹ của linh mục Bửu Dưỡng là Bửu Tôn, học chung với tôi lớp “septième” ở Trường Providence Huế, do các linh mục Thừa Sai Paris đảm trách. Xét về tuổi tác, Bửu Tôn rất cách xa cha Bửu Dưỡng vì hồi đó, Bửu Tôn chỉ trên mười tuổi, nhưng cha Bửu Dưỡng đã ngoại tứ tuần. Bửu Tôn không theo đạo Công giáo.
Tôi còn nhớ hồi đó, một bạn học của tôi đã hỏi Bửu Tôn: «Tại sao cha Bửu Dưỡng có đạo, còn mầy thì không». Bửu Tôn chỉ cười và nói: «Cũng không biết nữa». Sự « không biết» đó – hay nói theo ngôn ngữ nhà Phật là sự «vô minh» – đã đưa đẩy Bửu Tôn đi vào một ngã rẽ cuộc đời mang nhiều hệ lụy với cơn «biển động » ở miền Trung sau nầy. Kể từ năm 1963 trở đi, Bửu Tôn là một bộ mặt năng động trong phong trào đấu tranh Phật giáo của sinh viên Đại Học Huế.
Trong quyển “Từ Ánh sáng Mặt Trời Tình Yêu” Tập II, Lê Ngọc Bích và Nữ tu Mai Thành, đã sưu tập tài liệu để viết về cuộc đời cha BỬU DƯỠNG, dưới nhan đề “Từ Ác Cảm Đến Hiến Thân”, được lược tóm như dưới đây. 

TIẾT MỘT
THỜI NIÊN THIẾU
Dòng dõi hoàng tộc

Cậu ấm Bửu Dưỡng thuộc dòng dõi hoàng gia triều Nguyễn, là cháu trực hệ đời thứ năm của vua Minh Mạng. Thân phụ là cụ Ưng Trình, đại thần Cơ Mật viện và đại thần Tôn Nhơn Phủ (1936) và Thượng Thư. Thân mẫu là cụ bà Trần Thị Như Uyển, cũng dòng dõi quan lại cấp Thượng Thư..
Cậu Bửu Dưỡng là con trai thứ năm, sinh ngày 19/3/1907. Thiếu thời, cậu học trường Quốc Học Huế, rồi trường Cao Đẳng Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, cậu trở về Huế làm thông phán sở Bưu Chính cho đến lúc “duyên Trời” ấn định.
Ác cảm với Đạo Công Giáo
Sinh trưởng trong gia đình hoàng tộc, tôn sùng đạo Phật, linh mục Bửu Dưỡng viết trong “Cuộc hành trình của đời tôi” như sau:
“Trước kia tôi rất ghét Kitô giáo và không muốn có một liên hệ nào dù xa dù gần với các linh mục hay người có đạo. Tôi không bao giờ đọc một cuốn sách báo nào dính dáng đến đạo Công giáo. Cái ấn tượng ghét đạo đã khiến tôi trở thành cực đoan một cách vô lý, đến độ mỗi khi nhìn thấy chữ ‘Thiên Chúa’, tôi cảm thấy khó chịu và nếu có thể, tôi sửa thành chữ ‘Trời’. Khi dạy học cho các trẻ em, tôi chống lại việc dùng chữ Thiên Chúa. Lòng ác cảm đã khiến tôi trở thành điên rồ.
Có những thời gian tôi cảm thấy bất an trong đời sống, dường như tôi đang trải qua những cơn khủng hoảng của đời sống, cái tâm trạng nầy kéo dài trong suốt ba năm liền…Những lần tôi không giải trí với các bạn trong giờ giải trí, những đêm dài mất ngủ, những buổi chiều trống rỗng, sau khi nghe vài bản nhạc buồn…
Tất cả những tâm trạng ấy đưa tôi đến việc tự hỏi: ‘Có phải Kitô giáo là một tôn giáo thật và tôi phải theo hay không?’ Tôi phải theo? Thật là một điều ngoài trí tưởng tượng! Không bao giờ! Dù nó đúng nó trật, nó hay…nhưng ‘ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn’”.
Ác cảm do thành kiến
Nhưng dần dần thanh niên Bửu Dưỡng nhận thấy mình bất công đối với Kitô giáo và phải chăng Phật giáo có gốc Ấn Độ và Khổng Tử là người Trung Hoa, còn Chúa Giêsu đâu phải là gốc Âu châu mà là gốc Do Thái. Ác cảm của “Mệ Bửu Dưỡng” chẳng qua do thành kiến của người công tử hoàng gia của một nước bị Pháp đô hộ mà các nhà truyền giáo thời đó phần đông là người Pháp, còn rất xa lạ với phong tục và văn hóa Việt Nam.

TIẾT HAI
THỜI GIAN TÌM HIỂU
Người bạn thân tên S.

Trong bản tường thuật “Cuộc hành trình của dời tôi”, linh mục Bửu Dưỡng nhắc nhiều đến một người bạn thân tên S. trọ tại nhà mình vào năm cuối cùng bậc trung học. Hai người cùng học một lớp nhưng khác trường: cậu Bửu Dưỡng là học sinh trường Quốc Học còn anh S. thì học trường Pellerin của các thầy dòng Lasan, hiểu biết về đạo Công giáo, nhưng không phải là tín hữu Công giáo:
“Chúng tôi nói chuyện với nhau rất hợp qua các đề tài học hành và giải trí, nhưng khi vô tình đề cập đến vấn đề đức tin, chúng tôi không tránh được việc cãi cọ, nói là cãi cọ không đúng lắm, thường tôi hay đáp trả bằng những lời lẽ khá nặng nề…Một buổi tối, chúng tôi như những thanh thiếu niên nói chuyện trong lúc nhàn rỗi…Rồi chẳng biết từ đâu, vấn đề tôn giáo xen vào, bắt nguồn từ những người coi tử vi và bói toán mà chúng tôi đã tìm gặp để nhờ xem về kết quả kỳ thi cuối năm.”
Tôi mở đầu:
“Mặc dù nhà Phật được quảng bá sâu rộng, nhưng Đức Phật không phải là Đấng Sáng Tạo. Chúng ta tin rằng Trời đã dựng nên và nuôi dưỡng chúng ta, nhưng chúng ta lại không thờ Trời. Chúng ta chỉ dâng lễ vật lên bàn thờ Phật và rồi sống theo ý riêng mình. Chúng ta cũng kính thờ Khổng Tử và tin tưởng vào tử vi và bói toán. Con người thật lạ lùng.”
Anh S. phản ứng ngay:
“Người Kitô hữu không giống vậy. Họ tin Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng và Đấng Sáng Tạo. Họ không tin và thờ Thiên Chúa một cách vô lý như chúng ta. Giống như người Do Thái, nhưng người Do Thái vì giải thích Cựu Ước theo ý riêng của họ nên vẫn đang mong đợi Đấng Cứu Thế, trong khi người Kitô hữu tin Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Thế đã đến.
“Thật ra nhiều thế kỷ trước khi Chúa Giêsu giáng sinh, các tiên tri trong thời Cựu Ước đã loan báo về thời gian và nơi chốn Ngài sẽ được sinh ra. Họ còn nói chi tiết hơn cả về đời sống khó nghèo, sự đau khổ và cái chết bi thảm của Ngài. Người Do Thái tin những lời tiên tri nầy, nhưng từ chối không tin vào con người Giêsu”.
Những lời lẽ nầy khiến tôi suy nghĩ nhiều.
Tiếp cận sách vở báo chí
Ngoài anh S., cậu Bửu Dưỡng còn được biết Kitô giáo qua một số bạn bè khác và qua những cuộc tiếp cận đây đó hoặc qua sách vở báo chí…đã vô tình gợi lên nơi cậu ước muốn tìm hiểu Chúa Kitô.
Nhân một ngày đẹp trời, sau khi đậu trung học, cậu thư sinh Bửu Dưỡng thích thú đến một tiệm sách mua hai cuốn “Le genie du Christianisme” (“Ưu tính của Kitô giáo”) của Chateaubriand và “Pensées” (“Tư Tưởng”) của Pascal. Cậu thư sinh mua không phải vì nội dung tư tưởng mà vì thích lối hành văn của hai tác giả nổi tiếng trong nền văn học Pháp.
Mua rồi quên lãng cho đến một hôm khi chuẩn bị hành trang ra Hà Nội học Cao Đẳng, cậu Bửu Dưỡng mới mở ra đọc cuốn “Pensées” của Pascal: “Tôi chú ý vì đoạn văn có nhiều ý nghĩa. Đồng thời, cùng lúc ấy có một sức mạnh lạ thường nào đó chen vào tâm hồn tôi, thế là tôi quyết định đem hai cuốn sách đó đi theo”.
Đọc những trang sách “Pensées” của Pascal, cậu Bửu Dưỡng không thể nào không khám phá ra chiều kích siêu việt và linh diệu của Kitô giáo…Tác phẩm nổi tiếng nầy là một tổng thể đồ sộ gồm những chủ đề cốt lõi, siêu linh, sâu sắc về tầm vóc vô biên của con người, về Thiên Chúa nhập thể, về bác ái và mầu nhiệm Thiên Chúa, mầu nhiệm Tình Yêu, về Chân Lý của trái tim, với lời bất hủ của Pascal: “Trái tim có những lý lẽ mà lý trí không biết đến”…
Hẳn là qua những trang sách nầy, tâm hồn cậu Bửu Dưỡng đã cảm nghiệm đưọc một “sức mạnh lạ thường” thúc đầy cậu tiến xa hơn trên con đường tìm hiểu Kitô giáo….
“Càng ngày tôi càng tin tưởng hơn vào chân lý nơi Giáo Hội Công giáo, nhưng tôi không nghĩ đến việc sẽ rửa tội. Mỗi lần ý nghĩ rửa tội xuất hiện là tôi vội xua đuổi nó ngay. Mỗi lần tôi nhìn những người Công giáo Việt Nam, tôi có cảm tưởng họ đang theo một tôn giáo ngoại bang, nó xa lạ khác thường với phong tục tập quán dân tộc nhiều quá, nó có vẻ ‘Tây’ quá”.
Nhưng Ơn Chúa đã giúp cậu Bửu Dưỡng vượt qua những trở ngại bên ngoài đó để chạm đến cốt lõi Tình Yêu Thiên Chúa qua một cuộc gặp gỡ bất ngờ, đặc biệt là qua chứng từ của một nhà sư Phật giáo.

TIẾT BA
KHÚC RẼ CUỘC ĐỜI
Lên núi Phước Sơn

“Một ngày nọ, khi đến thăm ông nội tôi, tôi gặp một tu sĩ Phật giáo đang ở nhà ông tôi. Vị tu sĩ không ngớt lời ca ngợi những thầy tu dòng khổ hạnh truyền giáo Xitô (Cistercians) tại một ngôi nhà mới lập ở núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Trị. Sự tìm hiểu của tôi về đời sống của họ đưa tôi đến sự khâm phục và cuối cùng dẫn tôi đến quyết định gia nhập Giáo Hội Công giáo.”
Thượng tuần tháng 5/1928, cậu Bửu Dưỡng lên đường ra Quảng Trị, tìm lên vùng núi Phước Sơn, xin học giáo lý để nhận bí tích Rửa tội và…gia nhập dòng Xitô. Linh mục Bề Trên là Henri Denis (Cố Thuận) trực tiếp dạy giáo lý.
Lễ Rửa tội được cử hành ngày lễ Đức Mẹ lên trời, 15/8/1928. Tân tòng Bửu Dưỡng nhận thánh danh Bonifacius, có nghĩa là “Bộ mặt đẹp”. Bề Trên Dòng chủ lễ, bên cạnh là thầy phó tế Tađêô Lê Hữu Từ – một vị giám mục tương lai. Quan khách dự lễ rất đông vì hôm đó cũng là ngày kỷ niệm 10 năm dòng Xitô được thành lập ở Phước Sơn. Trong các vị quan khách có sự hiện diện của cụ Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài.
Sau lễ Rửa tội, linh mục Bề Trên Dòng cử hành nghi thức mặc áo thỉnh sinh để tân tòng Bonifacius nhập dòng Xitô với tên Théophane mà chính thầy Bửu Dưỡng dịch là Thiên Phong. Đây là tên thánh của một linh mục truyền giáo người Pháp Theophane Vénard bị xử trảm ngày 2/2/1861 thời vua Minh Mạng. Thầy Bửu Dưỡng rất mộ mến vị thừa sai trẻ tuổi dũng cảm chịu tử hình vì trung thành với Thiên Chúa.
Dòng Đa Minh chi nhánh Lyon
Sau một năm ở tập viện Xitô Phước Sơn, tu sinh Bửu Dưỡng vì sức khỏe yếu, đau bao tử, bị chứng tê thấp, lại bị mụt nhọt ở chân, được Bề Trên cho về nhà nghỉ dưỡng bệnh tại gia đình ở Huế. Trong thời gian nầy, thầy Bửu Dưỡng có nhiều quan hệ với Dòng Chúa Cứu Thế, với ý muốn nhập dòng nầy, nhưng không thành…
Trong khi dịch giùm cho các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế một số bài giảng, thầy được đọc sách của Thánh Tôma Aquinô, thầy say mê triết lý và thần học của vị tiến sĩ nổi tiếng thuộc Dòng Đa Minh và có ý muốn theo chân ngài trong một dòng tu chuyên nghiên cứu và thuyết giảng đạo lý Kitô giáo.
Linh mục Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế giới thiệu thầy với Dòng Đa Minh mới đến Hà Nội lập dòng và thầy được chấp nhận để thử một thời gian. Mọi sự đều êm xuôi. Thầy Bửu Dưỡng cảm thấy mình đi đúng hướng và được gởi đi du học tại Pháp ở Dòng Đa Minh chi nhánh Lyon.
Sau một năm tập viện, ngày 26/11/1936, tu sinh Bửu Dưỡng là người Việt Nam đầu tiên của tỉnh Dòng Đa Minh Lyon được tuyên khấn dòng. Mặc dù mụt nhọt ở chân trở nên trầm trọng, thầy Bửu Dưỡng phải chịu giải phẩu cưa một chân, gắn chân giả. Bề Trên Dòng vẫn nhận phong chức linh mục cho thầy vì khả năng trí tuệ đặc biệt của thầy.
Lễ phong chức được cử hành ngày 2/2/1940. Từ nay linh mục con dòng cháu giống của vua chúa triều Nguyễn không còn gì trăn trở băn khoăn mà thẳng đường trực chỉ dấn thân rao giảng Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu cho đến trọn đời.
Để vừa tạ ơn vừa tạ tội với vị tử đạo kiệt xuất Théophane Vénard – thánh quan thầy của mình – tân linh mục Bửu Dưỡng đã tìm về cái nôi sinh trưởng của ngài ở Saint Loup sur Thouet nước Pháp, dâng Thánh Lễ tạ ơn đất quê hương đã sinh ra thánh nhân và ngỏ lời xin lỗi cộng đoàn Công giáo nơi đây vì vua nước Việt Nam đã hành quyết một vị thánh trẻ tuổi hiến thân cho Thiên Chúa đến giọt máu cuối cùng.
Linh mục Bửu Dưỡng tiếp tục học thần học ở Pháp và năm 1945 lấy bằng tiến sĩ thần học. Năm 1947, cha hồi hương về Việt Nam và vào tháng 2/1951, nhậm chức Bề Trên Tu Viện Đa Minh Hà Nội.

TIẾT BỐN
NHỮNG NĂM THÁNG PHỤC VỤ
Hội cấp tế nạn nhân

Đã từng mục kích những đau thương do chiến tranh thế giới thứ hai gây ra ở Âu châu, linh mục Bửu Dưỡng về Việt Nam giữa lúc khói lửa chiến tranh ác liệt. Giáo dân người Nùng, Thái, Tài, Mường từ giáo phận Lạng Sơn chạy về Hà Nội tị nạn khá đông.
Linh mục Bửu Dưỡng tập họp những người thiện chí Công giáo cùng các tôn giáo bạn thành lập “Hội Cấp Tế Nạn Nhân Chiến Tranh” ra đời ngày 25/9/1949… Hội chỉ nhằm mục tiêu hỗ trợ cấp tốc nạn nhân chiến tranh, thăm viếng tù nhân ở các trại giam, can thiệp trả tự do và trợ cấp những gì cần thiết cho họ: giúp nhắn tin, chuyển thư từ, chuyển đồ tiếp tế của thân nhân gửi, thăm viếng, cấp thuốc cho bệnh nhân nghèo, lập khu tạm trú cho đồng bào tản cư, lập nhà cho cô nhi quả phụ…
Những hoạt động của Hội vang dội ra nước ngoài. Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế sang Hà Nội thăm viếng. Đức cố Giáo Hoàng Piô XII mấy lần gởi tiền giúp Hội. Năm 1951, linh mục Bửu Dưỡng sang Roma, được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến và lắng nghe các hoạt động của Hội.
Giáo xứ Du Sinh
Sau hiệp định Genève, linh mục Bửu Dưỡng dẫn ba thầy trợ sĩ và ba sinh viên thỉnh tu vào Nam, tạm trú tại đường Pasteur Đà Lạt. Ngài lập một trại nhập cư mang tên là Du Sinh trên một vùng đồi diện tích rộng, gần thác Cam Ly, quy tụ những gia đình di cư ngày càng đông: 1000 người năm 1955 và 2500 người năm 1963…
Linh mục Bửu Dưỡng giúp họ ổn định cuộc sống, rồi khởi công xây cất nhà thờ, khánh thành vào lễ Giáng Sinh 1957. Cha có nhiều sáng kiến trong việc thiết kế tháp chuông và tường thành với những hoa văn theo kiến trúc Á Đông. Tên “Du Sinh” cũng do chính ngài phiên âm Việt hóa tên Thánh “Giuse”, vừa diễn tả nguồn gốc “du hành” của những giáo hữu di tản từ Bắc vào Nam.
Công tác mục vụ và giáo dục
Không chỉ có nhà thờ, cha Bửu Dưỡng còn mở trường tư thục Mai Khôi, một trường dạy nữ công gia chánh, một nhà nuôi trẻ mồ côi, xây bệnh xá, đặt hệ thống dẫn nước. Tiếc thay những công trình giáo dục và xã hội trên đây không còn tồn tại. Vừa đảm trách giáo xứ, cha vừa nhận dạy học tại Đại Học Đà Lạt, Saigon, Huế.
Ngày 27/8/1959, linh mục Bửu Dưỡng đi Roma yết kiến Đức Thánh Cha, qua Paris nghiên cứu các phương pháp giáo dục của Pháp rồi đi Mỹ tìm hiểu các dự án định cư người tị nạn chiến tranh, phát triển canh nông, các cơ sở văn hóa, xã hội để về quê hương xây dựng trại định cư mẫu mực hơn. Quả ngài là một mục tử vừa trí tuệ, vừa tận tụy lo lắng cho đoàn chiên cùng ngài “du hành” từ đất Bắc đến vùng cao nguyên Dalat.
Năm 1964, ngài được chuyển về xứ đạo An Hòa (Đức Trọng) thay cho linh mục Henri Nerdeux đổi về Cần Thơ. Linh mục Bửu Dưỡng vừa là chánh xứ An Hòa, vừa dạy triết ở trường trung học Adran của các sư huynh Lasan Dalat.
Đến năm 1969, ngài nhận phụ trách giáo xứ Tùng Nghĩa cũng là một xứ đạo nhập cư quy tụ các giáo dân người Thái, Nùng, Mán…Tại đây ngài hoàn chỉnh công trình của linh mục tiền nhiệm và triển khai một kiến trúc mới, gồm có tháp chuông, thành tường kiên cố, mua thêm đất nới rộng khuôn nhà thờ.
Năm 1970, chuyển về Saigon, cha Bửu Dưỡng hợp tác với hội Minh Trí thành lập Đại Học Minh Đức, với năm phân khoa: Triết Lý, Y Tế, Kinh tế, Thương Mại, Khoa Học Kỹ Thuật, Kỹ Thuật Canh Nông. Không có môn nào mà ngài không quan tâm.
Năm 1974, linh mục chịu đại tang cụ thân sinh Ưng Trình tạ thế. Mặc dù là linh mục, trong tang lễ, ngài vận khăn tang và mặc áo tang như mọi thành viên trong gia đình, với tinh thần tôn trọng nghi lễ phụng tự của truyền thống gia đình.

TIẾT NĂM
LÁ RỤNG VỀ CỘI
Nước Trời vĩnh cửu

Sau năm 1975, linh mục Bửu Dưỡng sống với cộng đoàn học viện Đa Minh ở Thủ Đức. Sức khỏe yếu dần, chân đi lại rất khó khăn nên ngài đến nghỉ tại “Gia Đình Na Gia” rồi chuyển đến một ngôi nhà giữa cánh đồng thoáng mát gần Bình Triệu. Mặc dù yếu mệt, ngài không ngừng tiếp khách, bàn luận, giảng giải với nhiều người đến thăm.
Ngày 1/5/1987, sau khi tiếp chuyện hơn một giờ với một linh mục, trao đổi về vấn đề Giáo Hội, ngài trở về phòng và chết gục trên bàn giấy. Ngài quả là linh mục trung kiên bàn luận và diễn giảng cho đến hơi thở cuối cùng. Ngài hưởng thọ 80 tuổi.
Thánh Lễ an táng được cử hành trọng thể tại nhà thờ Đức Mẹ Fatima Bình Triệu, với sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình, cha Nguyễn Văn Lập chánh xứ Bình Triệu, cha Ánh giám tỉnh Dòng Đa Minh là linh mục chủ tang, cha Lịch giảng, với sự hiện diện của Đức Cha Lãng, địa phận Xuân Lộc cùng với 80 linh mục, xung quanh rất nhiều cựu môn sinh, sinh viên, bạn bè thân hữu…Ngài được an nghỉ giữa anh em Đa Minh của ngài tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa, có khoảnh đất dành cho Dòng Đa Minh.
Di sản thiêng liêng và văn hóa
Ngoài công trình đa dạng của cố linh mục về mục vụ, nghệ thuật kiến trúc, nhất là về mặt giáo dục và giảng dạy, ngài còn để lại một di sản thiêng liêng và văn hóa khá dồi dào gồm nhiều tác phẩm:
–     Tôn giáo: Chúa Cứu thế: “Ngài là ai?” Ngài muốn gì? Ngài ở đâu?
–     Triết học quan: Các triết lý Đông, Tây, Kim, Cổ, gồm ba cuốn: Quan niệm triết học (Triết học nhập môn). Quan niệm người đời (siêu hình, tâm lý, luân lý). Quan niệm đời người (đạo đức, xã hội, chính trị).
–    Vấn đề đau khổ (đối chiếu các tư tưởng tôn giáo, triết học, văn nghệ và khoa học).
–    Tứ Thư Giải Luận (phiên âm, dịch nghĩa, giải thích và bình luận Tứ Thư: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử.
–    Tùng Thiện Vương (tiểu sử và thi văn): viết chung với thân phụ là cụ Ưng Trình.
–    Sưu tập, giải thích ca dao, tục ngữ Việt Nam, sắp theo thứ tự A,B,C. Sưu tập nầy được thực hiện vào những năm cuối đời của ngài, nhưng còn dở dang…
Nhận định
Linh mục Bửu Dưỡng là một học giả hàn lâm của văn hóa Việt Nho và của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đi từ ác cảm đến hiến thân trọn vẹn cho Chân Lý Tin Mừng của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thế.
Theo linh mục Hoàng Đắc Anh, cựu Bề Trên Dòng Đa Minh nhánh Lyon ở Việt Nam, linh mục Bửu Dưỡng đã sống trọn vẹn đến tận cùng đặc sủng của Dòng Đa Minh thuyết giáo, đã say mê chiêm niệm, nghiên cứu, chấp bút và giảng dạy để loan báo Tin Mừng trọn đời, không ngừng nghỉ.
Phải chăng linh mục Bửu Dưỡng là một tổng hợp Đức Tin và triết lý nhân bản, văn hoá Đông và Tây, Triết Lý nhân sinh và Thần Học siêu linh, khoa học và nghệ thuật, lý thuyết và thực hành…Suốt đời linh mục luôn hướng về thế giới siêu linh của Tin Mừng cứu độ phổ quát cho tất cả nhân loại mà không hề mất gốc Á Đông và Việt Nam mang dòng máu con Hồng cháu Lạc. Ngài vừa là một “Du Sinh” miệt mài rảo bước xây dựng Nước Trời ở trần thế, vừa là “Thiên Phong”, ngọn gió cao hướng về Nưóc Trời vĩnh cửu.

Tác giả Đỗ Tân Hưng