Công bố danh sách chế tài theo luật Magnitsky đợt 2

Công bố danh sách chế tài theo luật Magnitsky đợt 2

2017-04-27
 
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng (trái), giám đốc BPSOS trong một buổi hội thảo về nhân quyền cho Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ ngày 16/1/2014.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng (trái), giám đốc BPSOS trong một buổi hội thảo về nhân quyền cho Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ ngày 16/1/2014.

AFP photo
  

Danh sách đề nghị chế tài đợt 2 theo Luật Magnisky toàn cầu được tổ chức BPSOS ở Hoa Kỳ công bố hôm 27 tháng 4.

Danh sách đợt 2 gồm 21 nhân vật, trong đó có 19 giới chức chính quyền cấp thành phố, huyện và phường liên quan đến vụ cưỡng chế đất của người dân Cồn Dầu, Đà Nẵng.

Danh sách này thuộc bộ hồ sơ số 4 trong tổng cộng 6 bộ hồ sơ đã nộp cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ cuối tháng 2 vừa qua.

Các hành vi đàn áp nhân quyền trong hồ sơ Cồn Dầu được nêu ra là tra tấn và đánh chết người. Sự việc xảy ra từ năm 2010.

Trong hồ sơ có tên ông cựu bí thư thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, lúc đó kiêm chủ tịch Hội Đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng, tuy đã qua đời, nhưng vẫn bị nêu tên trong hồ sơ vì là tâm điểm của mạng lưới liên can đến nhân quyền và tham nhũng. Ông Thanh được cho là người chủ chốt đứng đằng sau kế hoạch vụ Cồn Dầu.

Cũng liên quan đến đất đai Cồn Dầu, vào ngày 24 tháng 4 vừa qua, UBND Thành phố Đà Nẵng có buổi đối thoại trực tiếp với các hộ dân ở giáo xứ Cồn Dầu về phương án tái định cư của Thành phố Đà Nẵng.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin cho biết chỉ có 3 trong số 87 hộ tham dự đối thoại.

Báo trích dẫn lời ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết sẽ trực tiếp giải quyết các thư khiếu kiện của những hộ gia đình ở giáo xứ Cồn Dầu chưa đồng tình với phương án tái định cư thuộc dự án khu đô thị sinh thái ven xông Hoà Xuân.

Theo trình bày của ông Minh, thành phố đang có những chính sách ưu tiên sớm thực hiện đối với những hộ có khiếu nại đề nghị được tái định cư gần nhà thờ Cồn Dầu.

Một phương án hoán đổi ưu tiên được ông Minh đưa ra là chủ hộ sẽ chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời 1 lô đất họ nhận được tại khu tái định cư để đổi lấy 1 lô đất gần nhà thờ.

Hồi tưởng của cựu binh Bắc Việt 42 năm sau chiến tranh

Hồi tưởng của cựu binh Bắc Việt 42 năm sau chiến tranh

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2017-04-27
 
Bộ đội Bắc Việt ở Sài Gòn ngày 15 tháng 5 năm 1975.

Bộ đội Bắc Việt ở Sài Gòn ngày 15 tháng 5 năm 1975.

AFP photo
 
 

Cuộc chiến Việt Nam kết thúc ngày 30 tháng Tư 1975, ngày mà cố thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt nói triệu người vui thì cũng có  triệu người buồn.

Nhuộm đỏ đất nước theo XHCN

Hôm nay là ngày 27, chỉ còn 3 hôm nữa là 30 tháng Tư 2017, 42 năm im tiếng súng mà lòng người vẫn chưa yên, là cảm nghĩ từ một số cựu binh từng vượt Trường Sơn gọi là vào giải  phóng miền Nam 42 năm trước:

Ngày 27 tháng Tư năm 1975 thì tôi đang công tác ở rừng  U Minh Thượng thuộc Long Châu Hà theo cách gọi của phía cộng sản tức là gồm Long Xuyên, Châu Đốc và Hà Tiên. Đến ngày 30 tháng Tư, đơn vị chúng tôi được lệnh tiến ra tiếp quản các cơ sở kinh tài, ngân hàng, ngân khố, kho bạc của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.  Vượt hơn một ngày trời bằng đường bộ và bằng ghe xuồng trên các kênh rạch ở miền Nam, đến đêm ngày 1 tháng Năm tiến vào thị xã Long Xuyên, tiếp quản Ngân Hàng Công Thương cũng như Kho Bạc, Ty Ngân Khố, Sở Nông Nghiệp của tình An Giang lúc đó.

Tiếp xúc với bà con họ hàng thân thuộc đã di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 thì tôi chính thức có lập trường hoàn toàn khác với những gì mà đảng cộng sản và cả hệ thống giáo dục miền Bắc nhồi nhét cho tôi.
– Cựu binh Nguyễn Khắc Toàn

Đó là hồi tưởng của cựu binh Nguyễn Khắc Toàn khi chưa đầy 20 tuổi:

Nhưng mà tôi đã thấy một thành phố phồn thịnh, sầm uất ở miền Nam. Tháng Chín 1975 tôi có dịp lên bệnh viện Chợ Rẫy chữa vết thương trong chiến tranh, được tiếp xúc với bà con họ hàng thân thuộc đã di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 thì tôi chính thức có lập trường và có nhận thức hoàn toàn khác với những gì mà đảng cộng sản và cả hệ thống giáo dục miền Bắc nhồi nhét cho tôi.

Càng nhận thức càng thêm ngậm ngùi và tiếc nuối, là tâm trạng của cựu binh Nguyễn Khắc Toàn 42 năm sau, khi quyết định trở thành một người hoạt động cho  dân chủ và dân oan ở Hà Nội:

Đi vào miền Nam dưới khẩu hiệu giải phóng, thống nhất đất nước, chống Mỹ cứu nước, nhưng bây giờ nhìn lại cuộc chiến đã kết thúc cách đây 42 năm thì rất buồn bởi đó là cái bi kịch lớn của dân tộc. Lẽ ra cuộc chiến này không nên có. Đất nước thì cần phải thống nhất nhưng thống nhất bằng con đường hòa bình, thương lượng, đàm phán như tấm gương của Cộng Hòa Liên Bang Đức và Cộng Hòa Dân Chủ Đức thì tốt hơn. Gọi là đi giải phóng miền Nam mà chế độ miền Nam và Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã có đầy đủ những đặc trưng của một xã hội tiến bộ, người dân được tự do làm ăn kinh doanh, một xã hội văn minh. Tiến hành một cuộc  chiến để thu hồi nốt miền Nam, để nhuộm đỏ toàn bộ đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Xã hội chủ nghĩa chỉ là một ảo vọng, chỉ là một thử nghiệm thì nay cũng đã sụp đổ hết.

Ngày 30 tháng Tư 1975 đã theo đoàn quân 203 vào tiếp quản Sài Gòn, cựu chiến binh Bùi Đình Toàn:

Lần đầu tiên vào thành phố Hồ Chí Minh thì rất ngỡ ngàng, rất xa lạ. Phải nói là lối sống của thành phố Hồ Chí Minh nó hay gấp bao lần Hà Nội, dân lúc bấy giờ người ta cũng không ưa cộng sản lắm. Nó hay là con người ta sống thoải mái  hơn ngoài Bắc. Lúc bấy giờ tôi còn đi thăm  một số cô dì chú bác di cư năm 54. Năm 77 tôi lại vào trong ấy một lần nữa thì coi như là một số gia đình đã đi hết, một số nữa đến năm 80 thì cũng đi hết không còn ai.

a39a42ba-0f86-4536-8f90-123906753a87-400.jpg
Tổng thống Dương Văn Minh, vị tổng thống cuối cùng của Sài Gòn, rời dinh tổng thống ngày 30 tháng 4 năm 1975 sau khi tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh. AFP photo

Ông Bùi Đình Toàn đã làm việc 6 năm tại Công Ty Xổ Số tỉnh Đồng Tháp. Năm 1983, khi xin chuyển về Bắc mà không được chấp thuận,  ông bỏ việc trở lại Hà Nội, đi làm trong một số cơ quan ở đây. Đến giờ đã luống tuổi, ông là thợ sửa vá xe đạp tại phố Quán Sứ, Hàng Bông:

Tôi là người Phố Cổ mà cũng là người nhiều đời ở phố này rồi, ngồi sửa xe lặt vặt được hào nào hay hào ấy, năm nay tôi 64 rồi.

Ngày 30 tháng Tư mỗi năm là lúc ông Bùi Đình Toàn cảm thấy buồn cho mình nhất và nhớ thương đồng đội đã ngã gục ở chiến trường hơn bao giờ hết:

Tôi chả có chế độ gì cả mặc dù mình là người lính là người từng cầm súng đi đánh giặc bao năm. Thật ra cái số cũng còn may mắn, đơn vị tôi nhiều người chết lắm, 10 người chết đến 7 mà bao nhiêu trận là tôi thoát chết.

Đáng nhẽ những người lính như tôi và một số đồng đội về là phải có sự ưu đãi nhưng thực tế thì chả có cái gì ưu đãi cả. Những năm tháng còn trẻ thì mình gian khổ trong chiến trường dọc theo các nơi mà  thực tế cuộc chiến này cũng chẳng mang lại cái gì cả. Giải phóng rồi cuộc sống cao lên thì nó là là tiến triển chung của xã hội, còn nói chung những người lính như chúng tôi thiệt thòi nhất là những năm tháng trẻ tuổi mà phải đi cầm súng, bao nhiêu người hy sinh bao nhiêu người chết, không tưởng tượng được chiến tranh nó kinh khủng thế nào đâu. Những người bạn của tôi, 50 người, về chỉ còn 3 người.

Theo lời ông Bùi Đình Toàn, chiến tranh không chỉ cướp đi tuổi thanh xuân đẹp đẽ nhất của bao trai tráng Việt Nam mà còn biến họ thành phế phẩm xã hội như tình cảnh của ông hiện giờ.

Lần đầu tiên vào thành phố Hồ Chí Minh thì rất ngỡ ngàng, rất xa lạ. Phải nói là lối sống của thành phố Hồ Chí Minh nó hay gấp bao lần Hà Nội.
– Cựu binh Bùi Đình Toàn

Ngày 30 tháng Tư 1975 cựu binh Nguyễn Duy Huân, quê ở Tuyên Quang, đang cùng sư đoàn 308 có  mặt tại chiến trường Quảng Trị. Năm 1977 ông được chuyẻn ngành vể làm công tác báo chí tại Tuyên Quang. Năm 1995, ông bị qui kết chiếm đoạt tài sản nhà nước do cấp trên vu cáo, liên quan đến tuyến đường Tân Trào Tuyên Quang mà Bộ Chính Trị  khóa VIII đảng cộng sản khởi xướng để kỷ niệm 105 ngày sinh Hồ Chí Minh và 50 năm ngày thành lập nước:

Tôi chỉ là người làm công mà họ qui kết cho tôi là bao nhiêu vật liệu là tôi chiếm đoạt hết để họ bắt đưa đi tù.

Suốt 21 năm qua, cựu binh Nguyễn Duy Huân đi gỏ cửa nhiều nơi cấp trung ương nhưng vì thấp cổ bé miệng nên cứ bị đẩy từ cơ quan này qua cơ quan  khác mà không được giải quyết rốt ráo:

Năm nay là năm thứ 21 rồi, thông qua vụ việc của tôi và một số dân oan khác thì nói thực bây giờ tôi chẳng còn tin gì cái đảng cộng sản này, nó là  một  đảng ăn cướp  chứ không còn là  đảng lãnh đạo nhà nước và xã hợi nữa, nó từ  cấp cơ sở đến cấp trung ương rồi. Nói thực qua cuộc chiến đồng đội của tôi hy sinh rất nhiều, biết bao nhiêu người đã chết ở Quảng Trị, Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, xương máu của đồng đội tôi đổ xuống sông xuống biển hết, nó chả mang lại ý nghĩa gì cả. Sau khi đã có độc lập tự do rồi những người như chúng tôi, là những người có công, lại trở thành  người mất hết không còn gì cả. Trong quá trình 20 năm khiếu kiện ròng rã như thế tôi mới được biết người đi khiếu kiện ở cấp trung ương là rất đông, phải tới 2/3 là những trường hợp  gia đình có công với cách mạng đang bị trù dập..

5cac1887-66bd-45fb-9208-8e423b3d20f0-400.jpg
Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975. AFP photo

Đó là một trong những lý do mà cựu binh Võ Văn Tạo, vốn may mắn được hoàn cảnh học tập và sinh hoạt thuận lợi hơn anh em đồng ngũ khác, không bao giờ muốn vào đảng mà chỉ muốn làm một cây bút phản biện như đang làm:

Năm 1972 tới có mặt tại chiến dịch “mùa hè đỏ lửa” tôi có mặt 14 tháng trong Quảng Trị. Tóm lại tôi có tham gia cuộc chiến đầy đủ từ lúc trinh sát cho đến lúc kết thúc. Khi về trường đại học tôi đã nghiên cứu về chủ nghĩa Mác với một tư duy phân tích độc lập và một số anh em chúng tôi biết cái đó là sai lầm rồi cho nên là tôi không vào đảng.

Tôi chỉ mong một đất nước Việt Nam làm sao để xứng đáng như hồi chúng tôi bắt đầu hăm hở vượt Trường Sơn đi vào Nam, và sau này tiến lên chủ nghĩa xã hội như đảng và nhà nước tuyên truyền là ưu việt.

Từ năm 75 đến giờ thì đất nước đã vượt qua những giai đoạn tăm tối nhất nhưng so với thế giới thì vẫn tụt hậu. Kinh tế phát triển đã chậm mà xã hội có nhiều bất ổn đẻ ra từ một cơ chế không có đối lập không có đa nguyên không có cạnh tranh chính trị cho nên kết quả không được như chúng tôi mong muốn.

Bây giờ nhìn lại cuộc chiến đã kết thúc cách đây 42 năm thì rất buồn bởi đó là cái bi kịch lớn của dân tộc.
– Cựu binh Nguyễn Khắc Toàn

Trong mặt trận ở Quảng Trị, chỉ trong một mùa hè mà gần 30.000 người ngã xuống thì tôi cảm thấy như mình mắc nợ anh em, mình còn sống mà để cho đất nước mình như thế này. Cho nên còn một ngày thì tôi còn cố gắng góp ý để cho đất nước mình không tụt hậu, không xa lạ, không dị hợm với nhân loại tiến bộ. Để cho con cháu mình nở mày nở mặt và đồng đội của tôi nằm dưới suối vàng cũng mát lòng mát dạ.

Sau cùng là cựu binh Nguyễn Đức Giang, không đi B tức không vào miền Nam vì còn nhỏ tuổi, nhưng sau này có tham gia trận chiến biên giới phía bắc 1979, nói rằng sau 30 tháng Tư 75 ông đã đủ lớn để  nhìn thấy và hiểu biết về miền Nam Việt Nam thông qua những thứ mà các anh chị bộ đợi trở về và mang theo như những chiến lợi  phẩm:

Nghe các anh chị bộ đội kể lại trong cuộc chiến thì báo chí, đài, cứ ca ngợi giải phóng miền Nam là giải phóng đồng bào khỏi ách thống trị của Việt Nam Cộng Hòa, của đế quốc Mỹ. Nhưng mà sau khi giải phóng miền Nam xong thì các sĩ quan quân đội từ tiểu đoàn, trung đoàn trưởng là bê ra Bắc nào Tivi, tủ lạnh, quạt, xe máy…Còn lính tráng không được phép mang thì bổ xà phòng ra rồi giấu đồng hồ trong đấy. Một cái đồng hồ hồi ấy mang ra có thể có giá trị hàng cây vàng, bán một cái quạt Sanyo là có thể đổi lấy được một cái nhà ở nông thôn.

Ngoài Bắc sau 75 thì đồ miền Nam mới được xài nhiều chứ ngày xưa làm gì có tivi để xem. Băng nhạc thì nhiều nhà có điều kiện hoặc có bà con trong Nam ra là bắt đầu mang ra những giàn Akai, loa Pioneer, thế là bật nhạc tiền chiến nghe thích lắm. Cũng chỉ nghe nhỏ thôi, nghe to là công an nó đến tịch thu, không cho nghe nhạc vàng.

Tôi thấy cuộc chiến này là anh em đánh nhau, huynh đệ tương tàn chứ chả phải giải phóng miền Nam gì cả. Đến giờ phút này tôi thấy đất nước dưới chế độ cộng sản thì càng ngày dân chúng càng bất bình, nhưng có điều là có người dám lên tiếng và có người không dám lên tiếng.

Kiến nghị sửa đổi luật đất đai

2017-04-27
Người dân Dương Nội phản đối chính quyền lấy đất từ hôm 29/8/2012.

Người dân Dương Nội phản đối chính quyền lấy đất từ hôm 29/8/2012.

AFP photo
 
 

Hơn 60 tổ chức và các nhân đồng ký tên vào một kiến nghị yêu cầu sửa đổi chính sách đất đai của Việt Nam.

Kiến nghị được gửi đến Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế, cùng với các cơ quan truyền thông.

Những người ký tên bao gồm nhiều thành phần xã hội, với 10 tổ chức xã hội và hơn 60 cá nhân. Trong số này có đông đảo các nhà báo, những nhà hoạt động dân sự, và cựu quan chức của chính phủ Việt Nam nhu các ông Chu Hảo cựu thứ trưởng, Nguyễn Khắc Mai cựu quan chức ban dân vận trung ương, Võ Văn Thôn, cựu giám đốc sở tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Khắc Mai cho biết về kiến nghị mà ông tham gia ký tên:

“Yêu cầu thay đổi, sửa đổi một cái luật đất đai rất là phi lý và phản động, vì nó tạo ra bất ổn xã hội, tạo ra tham nhũng, tạo ra một trạng thái cướp quyền của dân. Chúng tôi hy vọng không như những lần trước, kiến nghị ai nghe thì nghe không nghe thì thôi. Lần này phải làm khác, phải mở, kéo dài không ạn định, tuyên truyền người dân ký càng nhiều càng tốt. Đây là một cuộc người dân lấy ý kiến của mình chứ không phải chính phủ lấy ý kiến dân.”

Ngoài ra còn có nhiều người Việt Nam đang sống ở nước ngoài.

Nội dung của kiến nghị nêu rõ chính sách công hữu về đất đai của Việt Nam hiện nay là theo học thuyết đấu tranh giai cấp đã lỗi thời. Chính sách này đang tạo điều kiện cho các quan chức quan liêu và tham nhũng cướp đoạt đất đai của người dân.

Những người ký tên kêu gọi công nhận và bảo hộ quyền tư hữu đất đai. Việc lấy đất cho các mục tiêu quốc phòng và công ích phải có sự đền bù thỏa đáng cho người dân. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn có đất thì phải thỏa thuận với người dân. Nghiêm cấm quân đội tham gia thu hồi đất đai.

Kiến nghị sửa đổi luật đất đai được đưa ra chỉ vài ngày sau khi cuộc khủng hoảng đất đai ở Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội được giải quyết.

Chủ tịch thành phố Hà Nội là ông Nguyễn Đức Chung đã công bố quyết định tổ chức thanh tra vụ tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm trong 45 ngày, và tin cho biết là đoàn thanh tra đã thay thế ông Hồ Khiêm phó trưởng đoàn thanh tra bằng người khác, theo yêu cầu của người dân tại Đồng Tâm.

Vào ngày 27 tháng tư, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các cơ quan và địa phương trên địa bàn thành phố rà soát lại các vụ khiếu kiện đông người tại Hà Nội.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Hoan chánh văn phòng ủy ban nhân dân cũng tuyên bố là thành phố này sẽ không để xảy ra những việc như ở Đồng Tâm, và theo lời ông thì trong thời gian qua thành phố Hồ Chí Minh đã làm tốt công tác đền bù và giải tỏa, không để xảy ra những vụ khủng hoảng như Đồng Tâm, mặc dù ông cũng công nhận ràng vẫn còn có sự không hài lòng của dân chúng.

TUYÊN GIÁO VN MUỐN CHỈ ĐẠO FACEBOOK?

From facebook:  Hoa Kim Ngo and Phan Thị Hồng shared Huynh Ngoc Chenh‘s post.
 TUYÊN GIÁO VN MUỐN CHỈ ĐẠO FACEBOOK?

Không chỉ với Facebook, mà cả hệ thống truyền thông của toàn thế giới, tuyên giáo đảng CSVN đều muốn chỉ đạo thông qua bộ 4T như họ đã làm với 800 cơ quan báo đài trong nước. Tuy nhiên muốn là một chuyện, làm được hay không là chuyện khác.

Nắm trong tay toàn bộ hệ thống truyền thông, tuyên giáo VN từ 80 năm nay muốn vu khống bôi nhọ bất cứ ai là họ muốn. Từ “đế quốc Mỹ gian ác cai trị và bóc lột” toàn thế giới đến lính Mỹ “hung thần uống máu ăn gan người khắp thế gian”, từ những công dân VN có công nuôi dưỡng cộng sản thuở sơ khai như bà Nguyễn Thị Năm đến các nhà khoa học, văn nghệ sỹ chân chính đi theo kháng chiến, từ tầng lớp phú ông địa chủ tinh hoa nông nghiệp miền Bắc đến tầng lớp doanh nghiệp tiểu thương rường cột công nghiệp miền Nam, từ những người thức thời đổi mới trong đảng trước đây như các ông Hoàng Minh Chính, Trần Độ… đến các cá nhân tiến bộ, các chức sắc tôn giáo và các tổ chức XHDS hiện nay…Tất cả họ là nạn nhân bị vu khống bôi nhọ của tuyên giáo CS thông qua hệ thống báo đài độc quyền của đảng.

Ngay hiện nay, hệ thống báo đài của đảng đang có hàng trăm bài báo xấu độc vu khống bôi nhọ những người dân ở Đồng Tâm, Văn Giang, Dương Nội, Cồn Dầu… và hàng chục vạn dân oan là nạn nhân của Formosa đang khiếu kiện kẻ thủ ác và đòi quyền lợi hợp pháp của mình.

May mắn thay, ngày nay, hệ thống báo đài của đảng không còn độc quyền dư luận nữa, khi có mạng xã hội mà nhất là facebook ra đời.

Người dân Việt Nam vô cùng biết ơn mạng xã hội trong đó đặc biệt là Facebook. Nhờ vào đó mà thông tin đa chiều được phát triển ở VN, sự thật được phô bày.

Tuy nhiên, khi được quyền thông tin tự do, được quyền nêu lên chính kiến của mình sau hàng thập niên bị kìm kẹp, hàng chục triệu người dùng mạng xã hội ở VN, không khỏi không có những trường hợp mắc sai phạm, trong đó sai phạm phổ biến là giả mạo tên, thông tin bịa đặt, vu khống bôi nhọ cá nhân hoặc tổ chức.

Thành phần nào hay mắc những sai phạm trên cần phải phân tích và điều tra làm rõ.

Ai cũng biết hiện nay đang tồn tại hàng trăm trang blog cá nhân mang tên, hình ảnh, chức vụ và cả quốc huy nữa của hầu hết các lãnh đạo đảng và nhà nước. Một vài cán bộ trong hệ thống đảng cho biết hầu như tất cả quan chức từ cấp ủy viên trung ương đảng trở lên đều đứng tên các trang blog giả mạo. Các trang TBT Nguyễn Phú Trọng, CTN Trương Tấn Sang, CTN Trần Đại Quang, TT Nguyễn Tấn Dũng, TT Nguyễn Xuân Phúc…khá nổi bật và đặc biệt vào đọc rất dễ dàng. Trong khi đó hầu hết các trang blog của các cá nhân và tổ chức XHDS đều bị tường lửa ngăn chặn quyết liệt. Hiện tượng đó nói lên điều gì? Nó không khỏi không làm mọi người suy ra kẻ đứng sau các blog giả mạo ấy nếu không là an ninh VN thì cũng là tình báo Hoa Nam. (Tại sao không nghi các cơ quan tình báo thù địch khác mà chỉ nghi tình báo Hoa Nam? Vì nếu là của cơ quan hay cá nhân thù địch khác thì đã bị chặn, còn của Hoa Nam là đồng chí anh em trong hệ thống nên không)
.
Thực tế, trên các trang mạng xã hội, nhất là Facebook, xuất hiện khá nhiều thông tin sai sự thật, vu khống, bôi nhọ cá nhân và tổ chức.

Hai loại đối tượng bị bôi nhọ nhiều nhất là: 1/quan chức cộng sản, đảng cộng sản và nhà nước VN, 2/ cá nhân và tổ chức hoạt động XHDS, đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ, dân oan.

Thoạt đầu và nhìn bên ngoài cứ tưởng người của phe nầy sẽ vu khống bôi nhọ phe kia, do vậy người dùng mạng xã hội sai phạm hai bên bằng nhau. Nhưng không.

Người vu khống bôi nhọ phe XHDS chỉ là an ninh, dư luận viên, đảng viên cuồng đảng. Ngược lại trong lực lượng nói xấu phe đảng và nhà nước có rất nhiều là an ninh chìm và dư luận viên giả dạng đấu tranh dân chủ. Nhà báo Đoan Trang đã có bài phân tích khá đúng về truyền thông đen của dư luận viên. Những câu chửi bới tục tỉu kiểu “đ. mẹ bắc kỳ cộng sản” “Thằng NP Trọng mặt l.”…thì thường là từ nick của an ninh chìm hoặc dư luận viên giả dạng. kiểu như viên an ninh chìm được cài vào đoàn người biểu tình ở Lộc Hà rồi ném đá vào chính công an để khiêu khích.

Tuyên giáo CS thông qua bộ 4T mời bà Monika Bickert, Giám đốc chính sách nội dung toàn cầu của Facebook qua VN làm việc về cái gọi là “thông tin xấu độc” trên facebook.

Tuyên giáo muốn nhiều lắm, nhưng bà Bickert chỉ cam kết “sẽ phối hợp với Bộ TT&TT ưu tiên gỡ bỏ thông tin giả danh và tài khoản giả mạo các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là tài khoản giả mạo các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các tổ chức, cá nhân”

Một khi Facebook gỡ bỏ tài khoản giả mạo lãnh đạo VN và tài khoản ảo của 80.000 dư luận viên thì thông tin xấu độc, thông tin tục tỉu, vu khống… sẽ giảm đi đáng kể trên Facebook.

PS: Nhân dịp bà Monika Bickert, Giám đốc chính sách nội dung toàn cầu của Facebook đang có mặt tại VN, cá nhân tôi, một facebooker xin gởi đến ban điều hành Facebook lời cám ơn sâu sắc và lời chào đoàn kết.

Huỳnh Ngọc Chênh

ĐẤT NƯỚC TÔI THẬT LẠ.

From facebook:  Hằng Lê

 ĐẤT NƯỚC TÔI THẬT LẠ.

Người ta họp bàn tăng giá xăng lên mức cao nhất, thêm 8000 đồng/lit để bảo vệ môi trường, rồi sau đó người ta đi chặt 100ha rừng phòng hộ để phục vụ cho cuộc thi hoa hậu.

Tức là 100ha rừng phòng hộ này nó không quan trọng bằng cuộc thi mà mục đích chính của nó, nói thẳng toẹt ra là tìm lol cho các quan chức và các đại gia. Nghĩa là, tính mạng, sức khoẻ, sự an nguy của những người dân trong khu vực đó nó không bằng một góc cái lol của các cô hoa hậu kia.

Lạ là ở cái nước này, người ta thiếu đất để mở rộng sân bay nhưng lại dư đất sân bay để phục vụ cho bên quân đội chơi golf.

Người ta cũng có thể tử hình oan một tử tù nhưng lại vị tha đến mức khó hiểu với các quan chức làm thất thoát hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuế. Quân đội và công an ở nước này thì đi làm kinh tế, làm xã hội đen; hải quan biên phòng thì tham gia buôn lậu; kiểm lâm thì đi chặt phá rừng; quản lý thị trường thì tiếp tay cho thực phẩm độc hại, hàng giả hàng nhái. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thì giao lại cho ngư dân tay không tấc sắt, bắt cướp thì bên bọn hiệp sĩ đường phố rãnh háng nó lo.

Và, lạ hơn nữa là tất cả đều đúng quy trình, đúng trình tự. Thiên đường xã nghĩa là đây chứ kiếm đâu cho xa hả chời!

(Nhân Thế Hoàng)

THẮC MẮC BIẾT HỎI AI?

From facebook:  Thuong Phan and Trung Minh Le shared Hung Le‘s post.
Image may contain: 2 people, people smiling, text
Hung LeFollow

THẮC MẮC BIẾT HỎI AI?

Sinh ra trong thời bình, đã từng tự hào vể màu cờ sắc áo, đã từng yêu đảng, yêu bác. Nhưng càng trưởng thành, tôi càng đặt ra cho mình nhiều câu hỏi:
1- Việt Nam có 9.000 giáo sư, 24.000 tiến sĩ nhưng không có bất kì bằng sáng chế nào. Vậy những giáo sư, tiến sĩ đó, họ làm gì?
2- Giáo dục Việt Nam cải cách không ngừng, vậy tại sao 63% sinh viên thất nghiệp khi ra trường?
3- Báo chí ca ngợi người Việt Nam thân thiện hiếu khách, vậy tại sao đa số du khách nước ngoài tuyên bố sẽ không quay trở lại Việt Nam lần thứ 2?
4- Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, vậy rốt cuộc ai nghĩ ra mô hình này?
5- Nhiệm vụ của báo chí truyền thông là nói lên sự thật hay là nói lên những điều có lợi cho đảng?
6- Nhà nước nhận lương từ tiền thuế của dân để làm việc phục vụ nhân dân hay để cai trị nhân dân?
7- Công an là lực lượng được thành lập để bảo vệ dân hay bảo vệ chế độ?
8- Khẩu hiệu của quân đội là “trung với đảng”, vậy sao khi hi sinh lại ghi trên bia mộ là “tổ quốc ghi công” chứ không phải “đảng ghi công”?
9- Tại sao có “huân chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ” mà lại không có “huân chương kháng chiến chống Tầu”?
10- Đảng cử thì đảng bầu, tại sao đảng cử lại bắt dân bầu?
11- Chủ nghĩa xã hội là chế độ ưu việt, vậy tại sao nó sụp đổ tại Nga, nơi nó được sinh ra và tại sao chỉ còn vài quốc gia theo mô hình này?
12- Tư tưởng Mác-Lenin là tư tưởng khai sáng nhân loại, vậy tại sao tượng Lenin bị phá sập tại Nga và các nước đông Âu trong tiếng hò reo của nhân dân?
13- Hồ Chí Minh từng nói: “Không, tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê”. Vậy giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ở đâu ra?

  •  
     
     
     

Việt Nam bị xếp vào nước hoàn toàn không có tự do thông tin

Việt Nam bị xếp vào nước hoàn toàn không có tự do thông tin

Việt Hà, phóng viên RFA
2017-04-26
 
Bản đồ tự do thông tin do tổ chức Phóng viên Không biên giới cung cấp, Việt Nam nằm trong số các nước bị bôi đen.

Bản đồ tự do thông tin do tổ chức Phóng viên Không biên giới cung cấp, Việt Nam nằm trong số các nước bị bôi đen.

RFA photo
 

Tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở tại Pháp hôm 26 tháng 4 công bố bản báo cáo hàng năm về tình hình tự do thông tin trên toàn thế giới. Báo cáo năm nay cho thấy một bức tranh ảm đạm của tự do thông tin ở nhiều nước trên thế giới bao gồm cả ở những nước phát triển, và đặc biệt đáng lo ngại ở những nước vốn luôn bị xếp vào những nước cuối bảng hàng năm của tổ chức này, trong đó có Việt Nam.

Tình trạng trì trệ

Trong số 180 nước được điều tra trong báo cáo thường niên về tình hình tự do thông tin toàn cầu của tổ chức Phóng viên Không biên giới năm 2017, Việt Nam đứng thứ 175 với điểm số là 73.96, tức là không có thay đổi về thứ hạng so với năm ngoái và chỉ có một thay đổi rất nhỏ về điểm số là 0.31 so với năm ngoái. Nếu nhìn vào bản đồ tự do thông tin do tổ chức Phóng viên Không biên giới cung cấp, Việt Nam nằm trong số các nước bị bôi đen, tức là hoàn toàn không có tự do thông tin.

Bản báo cáo năm 2017 dựa vào những số liệu và thông tin của toàn bộ năm 2016 ở từng nước.

Đảng Cộng sản vẫn tiếp tục đối xử tàn tệ đối với các blogger và những người lên tiếng về nhân quyền.
– Benjamin Ismail

Nhận xét về tình hình của Việt Nam trong năm 2016, ông Benjamin Ismail, phụ trách khu vực châu Á của tổ chức Phóng viên Không biên giới, cho đài Á châu Tự do biết:

Thực tế chúng ta đang đối với một tình trạng trì trệ. Nhìn chung cũng giống như năm trước. Một cải thiện rất nhỏ thể hiện qua điểm số so với năm ngoái. Báo cáo này dựa vào các số liệu và thông tin mà chúng tôi thu thập được từ các blogger, nhà báo trong nước để đánh giá tình hình Việt Nam.

Chúng tôi tổng hợp tình hình vi phạm tự do báo chí trong suốt cả năm. Những tấn công, đàn áp, sách nhiễu nhắm vào những người cung cấp thông tin đều được tính vào điểm số. Điểm số năm nay có thể tốt hơn một chút xíu so với giai đoạn năm 2015 là năm mà nhiều nhà báo, blogger bị tấn công bởi công an thường phục và đồng phục. Nhưng nhìn chung thì tình hình không thay đổi. Đảng Cộng sản vẫn tiếp tục đối xử tàn tệ đối với các blogger và những người lên tiếng về nhân quyền. Họ không chấp nhận bất cứ những chỉ trích nào.

Phóng viên Không biên giới nhìn nhận vai trò đưa tin của các blogger, người dân, mạng xã hội trong suốt năm 2016, điển hình là sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Nhưng những hoạt động này đã bị chính quyền đàn áp thẳng tay. Ông Benjamin Ismail nói tiếp

Những hoạt động này đã không được chính phủ chấp nhận. Những nhà báo đã bị tạm giữ, một số bị hành hung vì họ tìm cách đưa tin.

Theo Phóng viên Không Biên Giới, tính đến cuối năm 2016, vẫn có ít nhất khoảng 17 blogger bị cầm tù ở Việt Nam, giảm hơn so với con số 35 người được tổ chức này đưa ra vào năm 2013. Người đại diện của Phóng viên Không Biên Giới cho rằng điểm số cải thiện không đáng kể trong năm 2016 của Việt Nam có thể là do số blogger được trả tự do từ sau năm 2013 đến năm 2016, nhưng theo ông con số này còn quá nhỏ để cho thấy một sự cải thiện rõ ràng.

Phóng viên Không Biên Giới cho rằng những blogger được trả tự do trong thời gian vừa qua là vì hoặc đã thụ hết án tù, hoặc được thả trong các trao đổi ngoại giao và phải ra nước ngoài. Tuy nhiên Phóng viên Không Biên giới cảnh báo vẫn còn những blogger đang bị giam giữ chưa bị xét xử nên số blogger bị cầm tù sẽ có thể tăng lên trong thời gian tới. Nói về sức ép của quốc tế lên Việt Nam, ông Benjamin Ismail cho biết:

Một số blogger được thả đặc biệt trong năm 2014 sau khi Việt Nam phải qua phiên kiểm điểm định kỳ ở Liên Hiệp Quốc là do sức ép của quốc tế nhưng từ năm 2015, đảng Cộng sản lại tiếp tục đàn áp các bloggers và nhiều người trong số họ, các nhà hoạt động nhân quyền sau đó bị bắt và ra tòa vì các hoạt động nhân quyền của mình. Dường như chính quyền không có ý muốn thay đổi chính sách của mình.

Tự do thông tin và dân chủ trên toàn cầu đang suy giảm

FREEPRESS_3-400.jpg
Hội thảo về tự do thông tin ở tòa báo Washington Post tại Washington DC sáng 26/4/2017. RFA photo

Trong báo cáo đọc tại hội thảo về tự do thông tin ở tòa báo Washington Post tại Washington DC vào cùng ngày, bà Delphin Halgand, giám đốc khu vực Bắc Mỹ của Phóng viên Không Biên Giới nhận định tình hình tự do thông tin trên toàn cầu trong năm qua đang suy giảm khi 2/3 số nước trong bản báo cáo đều cho thấy những dấu hiệu đi xuống về tự do thông tin

Trong năm ngoái 2/3 số nước được điều tra trong báo cáo cho thấy sự xuống dốc. Ngay cả những nước hàng đầu như Phần Lan là nước 6 năm liền dẫn đầu bảng xếp hạng cũng đầu hàng.

Bà Delphin Halgand cho biết sự tấn công nhắm vào báo chí đang gia tăng ngay cả ở các nước phát triển như Mỹ và Anh. Nhưng điều đáng ngại hơn là nền dân chủ ở các nước Mỹ và châu Âu đang ở điểm bùng phát (tipping point).

Tổng số 21 nước đã bị bôi màu đen trên bản đồ năm 2017 vì tình hình ở đó được xác định là hết sức tồi tệ.
– Bà Delphine Halgand

Báo cáo năm nay cho thấy một thế giới mà những tấn công vào truyền thông đã trở nên phổ biến và những kẻ mạnh (strong men) đang mạnh lên. Báo cáo năm nay nhấn mạnh điểm bùng phát trong tình hình tự do truyền thông, đặc biệt là ở những nước dân chủ hàng đầu.

Cả hai nước Mỹ và Anh trong báo cáo năm nay đều bị tụt hai hạng so với năm ngoái.

Theo bà Delphine Halgand, tình trạng xuống dốc của tự do truyền thông và dân chủ thể hiện trong báo cáo năm nay không có gì mới. Xu hướng này đã được ghi nhận từ năm ngoái. Tuy nhiên mức độ và tình trạng vi phạm tự do báo chí là điều đáng ngại ở nhiều nước.

Nhưng điều đáng ngại hơn theo tổ chức Phóng viên Không Biên Giới chính là số nước bị tô đen toàn bộ trong báo cáo năm nay, tức hoàn toàn không có tự do thông tin.

Tình hình đáng ngại đang trở nên tồi tệ, bản đồ tự do báo chí toàn cầu tối đen hơn. Tổng số 21 nước đã bị bôi màu đen trên bản đồ năm 2017 vì tình hình ở đó được xác định là hết sức tồi tệ.

Ba nước là Bắc Hàn, Eritrea và Turkmenistan tiếp tục duy trì vị trí cuối bảng trong 12 năm liên tiếp.

Đời người

Đời người

  1. Vợ (chồng) có phải là của bạn không? Không phải!

Vợ chồng dù ăn cùng mâm, ở cùng nhà, tối ngủ chung giường, có thể đồng cam cộng khổ, vui buồn có nhau. Nhưng sau cùng cũng có lúc chia tay, có thể đồng sinh nhưng không thể đồng tử, trăm năm sống đến bạc đầu có nhau, tất cả cũng chỉ là mơ ước. 

  1. Con cái có phải là của bạn không? Không phải!

Bố mẹ và con cái tuy là có quan hệ huyết thống, nhưng đó cũng chỉ là mối quan hệ mang tính “đoàn thể”. Hiếu đạo, hy vọng, chăm sóc lẫn nhau v.v… những điều ấy tạo nên một gia đình vui vẻ. Nhưng sau cùng, khi bạn bước sang thế giới bên kia, con cái cũng chỉ có thể tiễn bạn đi chứ không có khả năng đưa bạn trở lại. 

  1. Tiền tài có phải là của bạn không? Không phải!

Bạn ra sức, nỗ lực kiếm tiền, sau rồi lại nghĩ cách tiêu đi. Cho dù tài khoản ngân hàng của bạn có bao nhiêu tiền, đó cũng chỉ là vật ngoài thân, sinh không đem đến tử không đem đi.

 4. Nhà cửa, xe cộ có phải là của bạn không? Không phải!

Tuy bạn không ngừng nỗ lực để có được những thứ đó, nhưng khi bạn ra đi… tất cả trở về con số không.

Vậy rốt cuộc điều gì mới là của bạn?

  1. Thân thể

Chỉ có thân thể mới trước sau không rời xa bạn, nó đồng hành cùng bạn từ lúc bắt đầu cho tới lúc bạn vĩnh biệt thế gian; chỉ có thân thể mới có thể bảo hộ cho bạn, làm tất cả vì bạn, mãi đến khi sức cùng lực tận.

Nếu thân thể của bạn càng khỏe mạnh, nó giúp bạn đi càng xa, khám phá càng nhiều chân trời mới.

Nếu như thân thể không còn, sinh mệnh của bạn cũng sẽ hết, vì vậy, bạn cần phải trân trọng nó. Đây là thứ duy nhất thuộc về bạn, là báu vật vô giá. Vậy hãy yêu thương nó, bảo vệ nó, thỏa mãn nhu cầu của nó bằng cách rèn luyện, nghỉ ngơi, dinh dưỡng, phòng bệnh, chữa bệnh, tâm lý… dù một chút cũng không được lơ là.

  1. Sức khỏe

Thân thể khỏe mạnh thì cuộc sống của bạn mới có chất lượng, sinh mệnh mới được kéo dài.

Không có một cơ thể khỏe mạnh, đồng nghĩa với không có gì cả.

Cho nên chúng ta sống được một ngày, cũng là một ngày phúc phận, cần phải trân quý chính mình.

  1. Tinh thần

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh đổi sức khỏe để lấy vật ngoài thân.

Bi ai lớn nhất của đời người là dùng hạnh phúc để đổi lấy phiền não.

Lãng phí lớn nhất của đời người là dùng thời gian để giải quyết những phiền phức do chính mình tạo ra.

Và tất cả những điều này đều xuất phát từ ý nghĩ và tinh thần của bạn. Bởi vậy, trên thế gian không có gì quý hơn một sức khỏe dồi dào và một tinh thần mạnh mẽ. Bảo vệ chúng cũng chính là bảo vệ chính mình, hãy trân quý những gì bạn đang có. 

Thời kỳ mới, con người có tiêu chuẩn mới.

  1. Người thông minh: Sống vui sống khỏe, sống trẻ sống cởi mở, sống yêu đời.
  2. Người ngốc nghếch: Sống gấp, sống giận, sống buồn tẻ, sống lo âu.
  3. Người lạc quan: Yêu thể dục, yêu thể thao, yêu vận động.
  4. Người vui vẻ: Hay cười, hay nói, hay hát ca.

Chúng ta không có thân thể, sức khỏe, tinh thần… mọi thứ sẽ là con số không

Anh chị Thụ & Mai gởi

Giang hồ ‘đại náo’ quán kem ở Sài Gòn, 7 người nhập viện April 25, 2017

 Giang hồ ‘đại náo’ quán kem ở Sài Gòn, 7 người nhập viện

Nguoi-viet.com

Nhóm giang hồ dùng bình xịt hơi cay và hung khí xông vào quán kem. (Hình: Báo Phụ Nữ TP.HCM)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một băng nhóm giang hồ mang theo hung khí xông vào một quán kem tại quận 1 đập phá tài sản, đe dọa và xịt hơi cay khiến bảy người ngất xỉu.

Ngày 25 Tháng Tư, trên mạng xã hội chia sẻ hai video ghi lại cảnh nhóm khoảng 10 người mình đầy xăm trổ cầm ống sắt xông vào quán kem Chú Tám, phường Đa Kao, quận 1, Sài Gòn, chửi bới, đập phá tài sản.

Nói với báo điện tử VNExpress, bà L.T.N.Q (30 tuổi), chủ quán kem cho biết, đã trình báo công an về việc bị nhóm giang hồ ngang nhiên đập phá, xịt hơi cay và đe dọa tính mạng vào tối 23 Tháng Tư.

Theo bà Q., bà về tiếp nhận bán quán kem này vào Tháng Mười Hai, 2016, từ một người chú. Ngay sau đó, có nhóm người xưng là “giang hồ” đến quán kêu vợ chồng bà ra nói chuyện và dàn xếp về chuyện cạnh tranh với một quán kem khác.

Ngày 3 Tháng Giêng, bất ngờ có nhóm người lạ mặt đến gây chuyện rồi xông vào quán đuổi đánh vợ chồng bà và đánh bị thương một nhân viên tại đây. Sự việc đã được gia đình gọi điện trình báo công an phường Đa Kao lập biên bảng xác nhận.

Thế nhưng, khoảng 11 giờ 10 phút tối 23 Tháng Tư, khi quán đang bán kem thì có nhóm khoảng 10 người đi xe máy mang theo đủ loại hung khí gồm ống tuýp sắt, cây ba chỉa, bình xịt hơi cay bất ngờ xông vào quán. Hoảng sợ, tám người trong quán bà Q. bỏ chạy vào trong.

Theo hình ảnh từ clip quán quay lại được, một người áo thun sọc, quần jean, tay cầm ống tuýp sắt đứng trước cửa quán chỉ tay và nói to: “Bọn mày qua quán anh Q. xin lỗi nghe không. Còn không là tụi mày dẹp cái quán luôn á.” Lúc này, tám người cầm theo hung khí xông vào quán đập phá, dùng bàn ghế ném về phía nhân viên của quán bà Q.

Chưa dừng lại, một người tay cầm bình xịt hơi cay (loại lớn) xịt thẳng về phía nhóm người của quán bà Q., hơn 1 phút sau nhóm này bỏ đi. Bà Q. và sáu nhân viên bị ngất xỉu vì bị phỏng hơi cay, trong đó có bé 19 tháng tuổi là con chủ quán. Sau đó mọi người đưa đến bệnh viện cấp cứu. (Tr.N)

Công an nhượng bộ hoàn trả giáo dân 200 áo ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’

Công an nhượng bộ hoàn trả giáo dân 200 áo ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’

Giáo dân Nghệ An biểu tình phản đối Công an cướp 200 áo có dòng chữ “Formosa cút khỏi Việt Nam”. (Hình: GNsP)

VINH 26-4 (NV) – Hơn 2,000 giáo dân một số giáo xứ thuộc giáo phận Vinh đã biểu tình hôm Thứ Hai 24/4/2017 vừa qua đòi Công an huyện Quỳnh Lưu trả 200 áo có in hàng chữ “Formosa cút khỏi Việt Nam”.

Theo tin của nhóm thông tin Công giáo “Tin Mừng Cho Người Nghèo” thường được gọi tắt theo tiếng Anh là GNsP, hai linh mục giáo phận Vinh cùng với hơn 2,000 giáo dân đến trụ sở công an huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An biểu tình chiều ngày Thứ Hai, đòi công an giải thích, điều tra làm rõ vụ hành hung, cướp áo có in dòng chữ “Formosa cút khỏi Việt Nam” của người dân giáo xứ Song Ngọc.

Theo nguồn tin trên, vào lúc 1 giờ 30 chiều ngày 24/04/2017, “hai bạn trẻ giáo xứ Song Ngọc chở hai thùng áo có in dòng chữ “No Formosa” chia sẻ cho giới trẻ trong xứ. Tuy nhiên, khi tới cầu Văn Thai, hai bạn trẻ bị một tốp côn đồ chặn lại, đánh đập và cướp hai thùng áo lên xe chạy trốn.”

Nguồn tin nói “Hai bạn trẻ này xác nhận, những người tham gia hành hung và cướp tài sản có người là cảnh sát giao thông và công an, vì những người này thường xuyên bám sát và theo dõi bà con giáo dân giáo xứ Song Ngọc.”

Khi được tin, Linh mục Nguyễn Đình Thục cùng với bà con giáo dân Song Ngọc đến trụ sở công an huyện để yêu cầu xác minh, điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, giới chức đã đóng cổng trụ sở và không tiếp dân.

Chiều cùng ngày, lực lượng cảnh sát cơ động được điều động tới chỗ giáo dân biểu tình trong khi hàng chục công an đóng cổng trụ sở công an huyện Quỳnh Lưu, ngăn không cho người dân vào bên trong.

Căng thẳng gia tăng khi người dân giáo xứ Phú Yên và Mành Sơn đến tham gia biểu tình với giáo dân Song Ngọc. Tình trạng căng thẳng chỉ được lắng dịu khi hai linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Duy Tân tới nơi và phía công an phải chấp nhận đối thoại với các đại diện của dân.

“Trong gần 2 giờ đầu, phía công an cương quyết không thừa nhận hành vi sai trái mà còn khoá cửa không chịu tiếp dân để làm rõ sự việc chặn người, đánh và cướp của”, anh Nguyễn Văn Triều người đi trong đoàn biểu tình cho biết trên trang mạng GNsP.

Sau đó, trước hàng ngàn người chờ đợi, linh mục Đặng Hữu Nam công bố, nhà cầm quyền đã thừa nhận công an trong đội làm việc đã sai quy trình, khi đánh đập và cướp lấy 200 áo in dòng chữ “Formosa cút khỏi Việt Nam” đem về cơ quan.

GNsP thuật lời linh mục Đặng Hữu Nam cho biết, công an nhìn nhận áo “Formosa cút khỏi Việt Nam” không phải là hàng quốc cấm và không có quyền thu giữ, một số cán bộ công an đã làm sai quy trình khi đánh dân.

Tại trụ sở công an huyện Quỳnh Lưu, linh mục Nguyễn Đình Thục trưng ra chiếc áo với dòng chữ “Formosa cút khỏi Việt Nam” mà nhóm côn đồ đã cướp, đồng thời yêu cầu phía công an mang trả lại các áo này cho người dân giáo xứ Song Ngọc.

Theo GNsP, “trước sức ép và lý lẽ không thể chối bỏ được nhà cầm quyền đã phải trả lại 200 chiếc áo in dòng chữ ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’ cho người dân mà công an đã cướp.”

Giáo dân các giáo xứ tại huyện Quỳnh Lưu từng tổ chức đi kiện nhà cầm quyền trong vụ đòi bồi thường cho các sự thiệt hại mà họ phải chịu đựng, hậu quả của chất thải độc hại của Formosa đổ ra biển. Tuy nhiên, họ bị nhà cầm quyền CSVN ngăn chặn và đàn áp. (T.N)

Cựu Bộ trưởng Thương mại: Kinh tế tư nhân bị phân biệt đối xử

RFA
2017-04-26
 
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại.

AFP photo
 
 Nghị quyết về việc phát triển kinh tế tư nhân sẽ được ban hành tại Hội Nghị Trung Ương  5 Khóa XII dự kiến diễn ra vào đầu tháng năm tới đây.

Tin được Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Online loan đi ngày 26 tháng Tư, trích dẫn lời phát biểu của  trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương, ông Nguyễn Văn Bình tại Diễn Đàn Kinh Tế Tư Nhân  ở Hà Nội do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam tổ chức..

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh rằng phát triển kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu, khách quan và cấp thiết, rằng phải biến kinh tế tư nhân  thành  động lực quan trọng của nên kinh tế thị trường theo  định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, ông nói tiếp, sự phát triển nhanh chóng, đa dạng, bền vững với tốc độ tăng trưởng cao  của kinh tề tư nhân góp phần tích cực vào tăng trưởng GDP tổng sản phẩm nội địa, nâng cao đời sống nhân dân để tiến tới công bằng xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Vẫn theo lời ông Bình, cho đến giờ kinh tế tư nhân của Việt Nam chưa thể hiện được vai trò một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường. Số liệu cho thấy kinh tế tư nhân trong nước chủ yếu tập trung vào hộ kinh doanh gia đình hay cá nhân, chiếm gần 38% GDP, trong lúc  các thanh phần khác của kinh tế tư nhân  chỉ gần 8% GDP năm 2015.

Đảng và chính phủ Việt Nam vẫn duy trì quan điểm doanh nghiệp Nhà nước là chủ đạo trong nền kinh tế đất nước.

Kinh tế tư nhân hay doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam vẫn bị phân biệt đối xử, là nhận định của nguyên bộ trưởng Bộ Thương Mại Trương Đình Tuyển, tại Diễn Đàn Kinh Tế Tư Nhân hôm 26 tháng tư.

Ông Trương Đình Tuyển đánh giá doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có nhiều điểm yếu kém, thí dụ thói quen làm ăn kiểu chụp giật, hay tranh thủ kiếm lợi qua chính sách xin cho, không chủ yếu coi trọng quyền lợi khách hàng,  không dự kiến được kế hoạch kinh doanh dài  hạn.

Đây là những  điều mà ông Trương Đình Tuyển cho rằng doanh nghiệp tư nhân nên chú ý để tìm cách tái cơ cấu, nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể dần dần chiếm lĩnh thị phần .

Mặt khác, trong lãnh vực minh bạch và công khai,  báo cáo của Tổ Chức Hướng Tới Minh Bạch cho thấy doanh nghiệp Việt không thích công khai phòng chống tham nhũng.

Đây là kết quả thăm dò  của Tổ Chức Hướng Tới Minh Bạch  dựa trên trên 30 đanh nghiệp lớn ở Việt Nam, gọi là TRAC Việt Nam 2017, lần đầu tiên  được thực hiện trong nước, bao hồm các công ty niêm yết, công ty vốn đầu tư nước ngoài FDI và công ty quốc doanh.