Người Tị Nạn và Việt Kiều

Người Tị Nạn và Việt Kiều
(Tựa nguyên tác của tác giả)

Sau năm 1975, người Việt Nam bỏ nước ra đi tị nạn đã bị Cộng Sản gọi bằng những danh từ khác nhau. Những danh từ nầy mang những hậu ý chính trị gian xảo, do đó việc tìm hiểu ý nghĩa chính xác những danh từ nầy thật cần thiết để chúng ta sử dụng chính xác trong từng trường hợp.

Người tị nạn.

Khi vào cưỡng chiếm đất miền Nam, cưỡng đoạt tài sản dân miền Nam, Cộng Sản đã gọi tất cả dân miền Nam là bọn Mỹ Ngụy. Đối với người dân có cơ may vượt thoát được bằng những cuộc vựơt biển, vượt biên để xin tị nạn ở các xứ tự do, cộng sản dùng nhiều danh từ để điểm mặt người tị nạn.

Nhưng chẳng bao lâu, Cộng Sản hiện nguyên hình là bọn gian manh. Năm 1990, khi Cộng Sản bắt đầu nhận tiền của người tị nạn gởi về là Việt kiều, và ân tình hơn, Đỗ Mười tuyên bố Việt Kiều là những khúc ruột ở bên ngoài ngàn dặm của dân tộc.

Tưởng cần hiểu từ nguyên chữ Việt kiều để thấy rõ thâm ý của Cộng Sản. «Kiều» chữ Hán có nghĩa là ở nhờ, ở làng khác hay nước khác được dùng làm tỉnh từ cho những danh từ như «kiều dân» là người sống ở ngoài lãnh thổ mà người đó đã được sinh ra, «kiều bào» là đồng bào ở nước ngoài. Dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, người Hoa sống ở VN được gọi là Hoa Kiều và chế độ Hà Nội gọi những người Việt sống ở nước ngoài và ủng hộ họ là «Việt kiều yêu nước».

Người Việt bỏ xứ ra đi tị nạn không phải là Việt kiều, kiều bào, vì những người nầy đã không chấp nhận chế độ Cộng Sản, đã sinh cơ lập nghiệp vĩnh viễn trên một quốc gia khác, đã có quốc tịch của một quốc gia khác. Gọi người tị nạn là Việt kiều, Cộng Sản có gian ý là muốn «tóm thâu» cái khối chất xám nầy là «con dân» của họ, còn đặt dưới quyền sinh sát của họ. Nghị định số 78/2009/NĐ ngày 22/09/2009 về luật quốc tịch xác định rõ quan niệm nầy, theo đó bao giờ người mang quốc tịch VN chưa được chính phủ VN cho phép từ bỏ quốc tịch, người ấy vẫn còn quốc tịch VN dù rằng người ấy đã có quốc tịch Mỹ, Canada, Úc…Càng lộng ngôn và ngang ngược hơn, với con cháu của người Việt tị nạn, dù sinh ra và lớn lên tại các quốc gia của ông cha họ đã định cư, cộng sản cũng xem những người nầy vẫn có quốc tịch Việt Nam nếu chưa phép làm đơn xin bỏ quốc tịch và chưa được chính phủ VN chấp thuận.

Về điểm nầy, chúng ta thấy rõ chánh sách trơ tráo, đánh lận con đen của Cộng Sản. Theo điều 13, khoản 2, Luật Quốc tịch sửa đổi năm 2008 , «Người VN định cư ở nước ngoài vẫn có quốc tịch VN. Sau 5 năm từ khi luật nầy có hiệu lực, kiều bào phải đến cơ quan đại diện của chính phủ VN tại nước ngoài để đăng ký xin giữ quốc tịch, nếu không, sau ngày 1/7/2014 sẽ mất quốc tịch».

Sau 5 năm, chỉ có khoảng 6000 người ghi tên xin giữ quốc tịch. Trái với dự tính vì số người xin giữ quốc tịch quá ít, tháng 7/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký luật gia hạn cho người muốn giữ quốc tịch thêm 5 năm nữa, tức là sẽ chấm dứt ngày 1/7/2019.

Ngôn từ Cộng Sản thật lật lọng. Cho đến ngày 1/7/2019, người Việt ở hải ngoại mặc nhiên vẫn còn quốc tịch VN, vẫn bị chi phối bởi Luật quốc tịch VN giải thích «rộng rãi» theo luật rừng. Chính bà Ngô Bá Thành, chuyên viên xách động xuống đường thời VNCH, được CS phong cho chức Chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội đã ví von : Việt Nam có một rừng luật và áp dụng luật rừng. 

Và cho đến đầu năm 2014, chính phủ VN vẫn còn khư khư giữ quan niệm cha chú nầy với người Việt tị nạn. Trong bài huấn từ của Nguyễn Thanh Sơn, Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao đặc trách Cục Người Việt nước ngoài đã nhắn nhủ cho phái đoàn «Việt Kiều yêu nước» về quê ăn Tết, ông nhắc lại lời của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt 20 năm trước như sau : «Cộng đồng người Việt ra đi sau chiến tranh và định cư ở nước ngoài rất đặc thù, không giống các cộng đồng ngoại kiều khác. Những thuyền nhân ra đi đa số là vì mục tiêu kinh tế chứ không phải mục đích chính trị. Có bộ phận những người ra đi sau cuộc chiến tranh mang theo tư tưởng hận thù của những người thua trận và được tuyên truyền rất nhiều điều ghê sợ không có thực về chủ nghĩa cộng sản ... Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đã khẳng định rõ chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước, coi cộng đồng người Việt nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam, tức là những người máu mủ ruột thịt thực sự, không phân biệt đó là thành phần nào, đó là ai. (Xuân quê hương 2014 – danlambao 3/2/2014).

Đối với những Việt Kiều yêu nước, Cộng Sản muốn gọi tên gì thì cứ gọi và sai bảo điều gì thì cứ làm. Nhưng đối với người Việt tị nạn Cộng Sản, họ không phải là Việt kiều mà là người Mỹ, người Canadiens , người Pháp, người Úc, người Đức gốc Việt… Phải gọi chính danh như vậy và phải tôn trọng quyền chọn lựa của họ là không chấp nhận chế độ cộng sản.

 

 

 

 

 

 

 

 

Việt Kiều và Nghị Quyết 36.

Không người Việt tị nạn nào ngu xuẩn tự xưng mình là Việt kiều, nếu có, đó là những Việt kiều yêu nước. Tưởng cần biết qua lai lịch của những Việt kiều yêu nước nầy.
Đa số những Việt Kiều nầy là những sinh viên xuất ngoại du học từ thời Việt Nam Cộng Hòa nhờ học bổng của Plan Colombo hay các quốc gia Âu Mỹ. Từ cuối năm 1970, một số con em của những người có thế lực, nhà giàu cũng được xuất ngoại tự túc. Những sinh viên có học bổng sau khi hết học bổng không chịu về nước vì sợ đi quân dịch, nên tìm cách ở lại tại các quốc gia đã du học một cách bất hợp pháp. Phương thức thông thường là kết hôn với người dân sở tại để có quốc tịch, và để biện minh cho hành động hèn nhát, họ chạy theo các phong trào sinh viên phản chiến ở Pháp, Mỹ, Canada để chống chiến tranh Việt Nam mà theo họ là do Mỹ và chế độ quân phiệt miền Nam chủ động. Họ được cộng sản lợi dụng để tuyên truyền và được phong danh hiệu là Việt kiều yêu nước. Sau 1975, nhiều đám sinh viên phản chiến phản quốc nầy từ Nhựt, Âu châu, Mỹ chạy sang Canada xin tị nạn cùng lúc với thân nhân của họ vừa di tản đến. Họ trương cờ đỏ sao vàng ở những tụ điểm của họ, một số xin về nước để lấy uy với bạn bè, nhưng chính phủ cộng sản lạnh lùng với họ, có khi còn bắt họ bởi lẽ cộng sản dư biết những Việt kiều yêu nước.

Từ cuối thập niên 1990 xuất hiện thêm một số Việt kiều yêu nước già, nguyên gốc là HO, có học và vô học, vì không hội nhập được vào xã hội định cư nên đi đi về về Việt Nam để sống với tiền xã hội của quốc gia định cư, một số khác thất nghiệp muốn về VN để kiếm việc, làm ăn buôn bán. Để đạt được ý định, họ lập công với cộng sản bằng những mưu chước hèn hạ, phản bội lại đồng hương và đồng đội họ, xâm nhập vào các hội đoàn, cơ quan ngôn luận để quấy phá. Nghị Quyết 36 nhờ sự tiếp tay của những Việt Kiều trở cờ phản bội nầy.

Nhiều người Việt tị nạn không biết hay xem thường những tác hại của Nghị Quyết 36 viện lẽ không làm chính trị. Ban hành vào tháng 3 năm 2004, Nghị Quyết 36 nhằm mục đích chiêu dụ người Việt ở hải ngoại về nước và đem tài sản về nước để gọi là đầu tư, đồng thời tìm cách khống chế lực lượng người Việt ngoài nước. Nói chung, Nghị Quyết 36 có thể tóm lược trong 5 điểm:

– Giúp người tị nạn trong việc sinh sống
– Giúp người tị nạn đoàn kết lẫn nhau
-Thu góp tiền bạc và chất xám
– Biện pháp đối với các thành phần chống lại chánh phủ và Đảng ở hải ngoại
– Tổ chức văn hóa vận và tình báo ở hải ngoại

Nhận định từng điểm, NQ 36 mang bản chất gian xảo, trịch thượng . Làm sao CS có khả năng và uy tín giúp người Việt hải ngoại trong cuộc sinh sống trong khi họ đã đẩy đa số người dân trong nước đến chổ bần cùng và mất cả đạo lý, và càng tệ hại hơn, họ xuất cảng tệ trạng ăn cắp tràn lan tại những nơi mà cán bộ của họ đi qua, làm xấu xa dân tộc. Tại Nhật, Mã Lai, Thụy Điễn, nhiều cửa hàng treo bảng hiệu : Cảnh cáo Ăn cắp vặtNo dogs, no Vietnamese.

Họ nói giúp người tị nạn đoàn kết với nhau, nhưng thực sự họ đưa công an và Việt kiều yêu nước xâm nhập các đoàn thể để gây đố kỵ, đánh phá nhau. Chuyện thu góp tài sản thì quá rõ, từ việc gởi tiền đến Việt kiều du lịch mang về nước tiêu xài cung cấp cho cộng sản 12% GDP, duy chỉ có chuyện thu góp chất xám là một cuộc thảm bại .

Một số tác hại của NQ 36 đã thấy rõ trong một số công tác chiến lược như sau:

 Trường dạy tiếng Việt và sinh hoạt tập thể cho thanh thiếu nhi là lò huấn luyện, tuyên truyền
Tại những nơi có đông đảo người Việt, cán bộ cộng sản chủ động hay hợp tác với các đoàn thể, tư nhân mở trường dạy tiếng Việt, đưa sách báo từ VN sang, hay soạn sách theo quan điểm tuyên truyền cho cộng sản. Những buổi sinh hoạt tập thể là những cơ hội thuận lợi để cán bộ hay thầy cô thân cộng rỉ tai, hướng dẫn những măng non theo tư tưởng cộng sản. Tùy mức độ ảnh hưởng, chính sách văn hóa vận nầy tạo một tư tưởng chống đối của giới trẻ với ông cha trong công cuộc chống cộng.

Trong đại hội «Tổng kết 10 năm thực hiện NQ36 và công tác đối với người Việt nước ngoài» ngày 22 tháng 5, 2014, Thứ Trưởng Giáo Dục Trần Quang Quý đã có chỉ thị rõ rệt «…Cần sớm có quy chế về việc dạy tiếng Việt cho người Việt nước ngoài, đặc biệt thế hệ thứ ba, thứ tư để việc kết nối giao lưu được thuận lợi…»

– Xâm nhập các cơ quan truyền thông
Cộng Sản đã tung ra hàng triệu mỹ kim để thành lập, hùn vốn để mua chuộc các cơ sở truyền thông ở hải ngoại, bề mặt chửi bới Cộng Sản linh tinh, nhưng thỉnh thoảng gài vào những bản tin, bài viết vận động chính trị chiến lược có lợi cho cộng sản. Trong bản tổng kết Hội nghị Người Việt nước ngoài lần thứ hai từ ngày 27-29 tháng 09 năm 2012 ở TP Hồ Chí Minh, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy Ban Người Việt nước ngoài đã nói rõ chương trình hành động: «Tăng cường công tác thông tin đối ngoại , tăng cường đầu tư cho các chương trình dành cho người Việt ở nước ngoài như đài phát thanh, TV, báo chí, thông qua tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, nghệ thuật, triễn lãm tranh ảnh về đất nước, các hoạt động từ thiện, du lịch, sinh hoạt khoa học, sinh hoạt các nhóm trong cộng đồng người Việt hải ngoại…» 
Chúng áp dụng kỹ chiến thuật tuyên truyền của Goebbels (Bộ Trưởng Thông tin Tuyên truyển của Đức Quốc Xã) : Nhắc đi nhắc lại hoài một sự việc không đúng sự thật, ban đầu người ta không tin, lần lần người ta bán tin bán nghi sau cùng người ta tin là sự thật. Internet và báo chí là những phương tiện hữu hiệu dể chúng bôi lọ những người quốc gia tranh đấu chân chính, làm yếu đi lực lượng chống cộng. để từ đó chúng đưa người của chúng vào các hội đoàn. Nhiều tổ chức tranh đấu chính trị đã bị chẻ làm đôi, làm ba và khi các cộng đồng hay tổ chức này bị chúng đánh cho yếu đi hay tan vỡ thì chúng dùng tiền để mua chuộc đám Việt kiều – Việt gian nhảy ra làm bình phong cho chúng hoạt động. Mặc dù chúng dùng mọi mưu chước nhưng cho đến nay, chúng vẫn không thành công lắm trong công tác vận động quần chúng ở Bắc Mỹ, Úc và vài quốc gia ở Tây Âu.

Nhưng Cộng Sản có hai bộ mặt chồng chéo nhau : dịu ngọt và bạo lực.

Tạp chí Cộng Sản gần đây đã viết: «…Tính đến nay, có hơn 100 tổ chức chính trị phản động người VN ở hải ngoại đang nuôi chí phục thù nhằm thực hiện ý đồ đen tối phục quốc. Cầm đầu các hội, các nhóm trên là những phần tử cực đoan, từng là ngụy quân ngụy quyền cũ, có nhiều nợ máu với cách mạng. Chúng đã, đang móc nối, cấu kết chặt chẻ với nhau và với bọn phản động trong nước để hoạt động chống phá cách mạng nước ta …» (TCCS. Phát huy vai trò của Cộng đồng @ttp://tapchicongsan.orgvn ngày 28/05/2013)

Chánh sách vừa chiêu dụ vừa khủng bố của Cộng Sản đã có tác dụng phần nào trên các vùng đất có người Việt định cư ở Bắc Âu và Đông Âu, nơi có đông đảo người lao động xuát khẩu, di dân bất hợp pháp và du sinh. Trong thập niên qua, các tòa đại sứ hay lãnh sự Cộng sản đã nỗ lực thiết lập 13 cộng đồng người Việt theo chủ trương của NQ 36: «… Nếu chúng ta phát huy cao độ các lợi thế của các lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài để phân hóa, cô lập các lực lượng phản động thì chúng ta có thể hạn chế một cách hiệu quả, thiết thực các thế lực thù địch…». Mười ba cộng đồng cộng sản nầy là : 4 tại các quốc gia trước đây là cộng sản (Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga, Đông Đức), 4 tại các quốc gia có nhiều lao động xuất khẩu (Hàn Quốc, Đài Loan, Qatar, Angola), 5 tại các quốc gia ít có người tị nạn (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Sĩ – ( chú thích: tại Thụy Sĩ còn có một cộng đồng chống Cộng của người Việt tị nạn). Các chủ tịch các cộng đồng nầy là người cộng sản, chỉ làm bù nhìn, việc điều khiển Cộng Đồng do sứ quán hay tòa lãnh sự đảm nhiệm theo quyết định Q12 năm 2008 (Mobiliser les Vietnamiens à l’étranger, p.50).

Ngày 18 tháng 8 , 2014, Trung ương đảng đã tổ chức một cuộc «mạn đàm» tại Praha (Tiệp Khắc) qui tụ những nhân vật cao cấp của Bộ Chính Trị từ trong nước và các đại sứ, đại diện 14 cộng đồng người Việt ở Đông Âu, Bắc Âu , kể cả Thụy Sĩ, Anh, Bỉ để «trao đổi công tác xây dựng tổ chức, vận động quần chúng, lôi cuốn giới trẻ tham gia và phát huy các sinh hoạt cộng đồng»

– Gởi sư quốc doanh ra hải ngoại lập chùa, tu viện
Chùa là nơi gia đình người Việt tị nạn gặp nhau để lễ Phật, niệm kinh, và còn là nơi sinh hoạt xã hội, văn hóa. Biết như vậy, Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy Ban Người Việt nước ngoài đã ký kết với Hòa Thượng Thích Thanh Tứ (Tứ chớ không phải Thích Thanh Từ) Phó Chủ tịch Hội Đồng Trị sự Giáo Hội Phật giáo VN ngày 16 /07/2009 một văn kiện nhằm «phối hợp cộng tác phât sự ở nước ngoài, mở rộng quan hệ, hoạt động của giáo hội sang các nước có đông kiều bào sinh sống». Từ mươi năm nay, tại hải ngoại có nhiều chùa, tu viện được thành lập, mà sinh hoạt chùa không theo truyền thống tôn nghiêm của Phật pháp. Những ngôi chùa nầy tổ chức đại nhạc hội, du lịch, thi hoa hậu và nhiều sinh hoạt của đời thường. Một số thầy chùa, sư nữ gốc là công an, tác phong không phù hợp với người tu hành, làm người phật tử chân chính chán ngán. Ngôi chùa trở nên cơ sở kinh tài cho cá nhân và đảng, sư quốc doanh làm công tác báo cáo, tuyên truyền cho chế độ. Nghị Quyết 36 đã làm tổn hại rất nhiều đời sống tâm linh của người tị nạn.

Người Việt ở hải ngoại
Ngoài ra, chúng ta thường có thói quen gọi chúng ta thuộc cộng đồng người Việt hải ngoại (diaspora) mà Cộng Sản gọi là người Việt nước ngoài. Nếu từ ngữ nầy đúng với tất cả các sắc tộc khác nhưng đối với người Việt, có khi không đúng hẳn bởi lẽ trong số người Việt hải ngoại lại có thêm những người không phải là người tị nạn. Đó là những người xuất khẩu lao động, di dân kinh tế hợp pháp và bất hợp pháp, các du học sinh thân cộng hay theo Cộng. Hiểu như vậy, sự chính xác của từ ngữ sử dụng cần phân biệt theo nội dung và hoàn cảnh.

Bảng 1- Tổng số người Việt tị nạn Cộng Sản ở hải ngoại

 

 

 

 

Bảng 2- Số người Việt xuất khẩu lao động, du sinh, định cư

hợp pháp và bất hợp pháp tại hải ngoại (Việt Kiều)

 

 

 

 

 

 

Nguồn :
– Người Việt ờ nước ngoài @ww.vietkieu.info;
– Wikipedia,
– Migration Policy Institute.
– World Facts Book

Chú thích :

Bảng thống kê trên, tuy xuất xứ từ các cơ quan thẩm quyền nhưng chỉ là những con số ước lượng gồm có:

– 700 000 người Việt ở Cambốt, Thái Lan và Lào là người Việt đã sống lâu đời nhiều thế hệ tại các quốc gia nầy, đại đa số đã nhập tịch. Về người Việt ở Cambot, số thống kê chỉ là phỏng định vì quốc gia nầy không có thống kê. TheoWikipedia, và World Facts Book, người Cambốt gốc Việt chiếm 5% dân số tức khoảng 600 000 người. Bertrand Didier trong bài Vietnamiens au Cambodgevà Annuska Derks trong A picture of the Vietnamese in Cambodia trình bày chi tiết các giai đoạn di cư, định cư, diện mạo của người Việt ở Cambốt (có thể đọc online).

Migration Policy Institute thiết lập thống kê người di dân VN (immigrants) vào tháng 9 năm 2013 dựa vào ước lượng của United Nations Population Division công bố một con số thấp hơn chỉ gồm người di cư xuất khẩu lao động: Cambot: 37 000, Lào: 11 000, Thái Lan: 6000.

– 700 000 người ở Đài Loan, Hàn Quốc, Mã Lai, Nhựt, Trung Quốc, Đông Âu , Nga, Bangladesh, Trung Đông và Phi Châu. Dân số VN tại các quốc gia nầy thuộc nhiều diện khác nhau:

– một số là cư dân hợp pháp phần lớn là phụ nữ lấy chồng người Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mã Lai và những du học sinh tại các quốc gia Đông Âu, Nga, được nhập tịch tại các quốc gia nầy
– một số là người xuất khẩu lao động và cư dân bất hợp pháp.

Như vậy tổng số người Việt ở hải ngoại là :
– Người tị nạn Cộng sản: 2.500 000 người (số tròn) Bảng 1
– Người Việt di cư kinh tế, xuất khẩu lao động, du học sinh, định cư bất hợp pháp: 1 400 000 người Bảng 2 

Tổng cộng số người Việt ở hải ngoại: 3 900 000 người. 
Một cách dễ nhớ: 4 triệu người.
Nguồn : Lâm Vĩnh Bình, Giá Tự Do

Về tổng số người Việt ở hải ngoại, thống kê của nhiều người viết, ngay cả những nhà nghiên cứu khoa bảng thường có khuynh hướng khuếch đại con số, bởi lẽ thay vì sử dụng thống kê chính thức của các quốc gia sở tại, họ lại sử dụng những thống kê của Cục Người Việt nước ngoài của Cộng Sản mà bản chất là gian dối, thiếu chính xác. Đan kể như luận án tiến sĩ : Mobiliser les Vietnamiens de l’étranger : enjeux, stratégies et effets d’un nationalisme transnational của Christophe Vigne do Institut de recherche sur l’Asie du Sud-Est contemporaine (IRASEC) xuất bản năm 2012 cho biết là người Việt ở hải ngoại là 4.3 triệu người trong đó người Việt ở Mỹ là 2.2 triệu (thay vì 1.5 triệu) và ở Canada là 250 000 (thay vì 220 000). «Le RSVN estime à environ 4.3 M le nombre de Vietnamiens résidents à l’étranger. La communauté vietnamienne des États-Unis est de loin la plus nombreuse avec 2.2M de personnes. Environ 250 000 Viet Kieu vivent au Canada, 120 000 en Allemagne et 60 000 en Russie…(p. 13).

Kết luận
Chúng tôi vừa phân tích hai từ ngữ người tị nạn và Việt kiều để phân biệt hoàn cảnh lúc ra đi và vị trí chính trị đối với chế độ cộng sản. Tuy nhiên, khi phải nhắc đến một từ ngữ khác có chữ kiều là kiều hối (mà cộng sản dùng thay cho danh từ ngoại tệ), cái biên giới giữa người tị nạn và Việt Kiều như không còn nữa bởi cả hai đều dùng kiều hối để nuôi dưỡng và củng cố chế độ trong nước.

Thật vậy, kể từ khi Clinton bắt tay với VN năm 1995, người Việt tị nạn về nước ào ạt vì đủ thứ lý do, thăm gia đình, du lịch, du hí… Thật là khó hiểu khi nhiều người đã ra đi tìm cái sống trong cái chết để vượt biển, vượt biên sau những ngày đói rách, khổ nhục hay bị lao tù, và trên đất mới, sau đó cũng không bao lâu, họ lại quay trở về để tiếp tục luồn cúi, nịnh bợ công an, cán bộ phường xã, những người trước đó không lâu là kẻ thù của họ. Vui thú, vinh quang gì? Cứ mỗi lần Tết đến, có khoảng nửa triệu người về VN ăn Tết, mỗi người mang về VN để chi tiêu trung bình khoảng 4000 mỹ kim, như vậy Cộng sản có được dễ dàng ít nhất 2 tỷ mỹ kim kiều hối chỉ trong hai thángNgoài raviệc gởi tiền về VN triền miên từ 40 năm nay để nói là giúp đỡ thân nhân cũng là hiện tượng cần suy nghĩ, bởi lẽ chính số kiều hối khổng lồ nầy đã nuôi dưỡng, củng cố chế độ và duy trì một lớp thân nhân ỷ lại lười biếng, thỏa hiệp với công an để được dễ dàng trong cuộc sống. Dưới lăng kính nầy, người tị nạn có khác gì những Việt kiều yêu nước hay xuất khẩu lao động thân cộng?

Theo Viện Nghiên cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương (Central Institute for Economic Management CIEM), « tính từ năm 1991 đến 2013, lượng kiều hối gởi về hơn 90 tỷ mỹ kim, là chiếc phao cứu tinh cho nhiều doanh nghiệp và là nguồn tài chính quan trọng cho quốc gia. Số tiền trên không kể đến 28% «kiều hối chui» không qua đường dây chính thức và những khoản tiền tiêu khi Việt kiều về thăm nhà. Chỉ năm 2013, số kiều hối gởi về là 11 tỷ. Mỹ là quốc gia chuyển kiều hối về VN nhiều nhất (57% trong tổng số kiều hối chính thức), kế đó là Úc (khoảng 9%), Canada (8%), Đức (6%), Pháp (4%) . Kiều hối là nguồn vốn thứ hai tại VN sau FDI (chú thích của người viết: Foreign Direct Investment là tiền ngoại quốc đem vào VN đầu tư) giúp tăng tiết kiệm, đầu tư, giảm nợ, cải tiến bảng xếp hạng tín nhiệm quốc gia, giúp ổn định tỉ giá, cán cân thanh toán và tăng dự trử ngoại hối . Tóm lại, kiều hối dùng để trả sinh hoạt hằng ngày, đầu tư vào sản xuất kinh doanh và trả nợ». (Cứu tinh của nền kinh tế VN /Alan Phan – ngày 18/12/2014.)

Thông tin trên phát xuất từ một cơ quan kinh tế chiến lược đầu não của cộng sản đã cho thấy không phải là nhóm Việt kiều Đông Âu, hay nói chung những Việt kiều thân Cộng đã gởi tiền về nước để nuôi chế độ mà chính đa số làngười tị nạn. Chỉ tại 5 quốc gia có đông đảo người tị nạn, đặc biệt là Hoa Kỳ, đã đóng góp hàng năm cho cộng sản VN 84% ngoại tệ. Có gì phi lý hơn, khi người Việt ở Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Tây Đức là thành trì chống Việt Cộng, nhưng đồng thời cũng là đại ngân hàng tài trợ cho Việt Cộng. Giải quyết cái phi lý nầy phải là chuyện số một phải làm, tuy đã muộn màng lắm rồi, trước khi nói đến những chuyện tranh đấu khác.

Lâm Văn Bé

Về tác giả Lâm Văn Bé:
Trước 1975, tác giả làm việc và từng giữ các chức vụ:

  • Giáo sư, Giám học, Hiệu trưởng Trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho
  • Tổng Thư Ký Viện Đại Học Tiền Giang
  • Chánh Sở Học Chánh Định Tường

Sau 1975, ông làm Giám đốc Thư Viện Mile End ở Montreal, Canada. Hiện nay, ông về hưu và dành thời gian viết biên khảo.

Đất Nước Tôi

From facebook:  Vu Vo shared Gửi Lời Qua Thơ‘s photo.
Đất nước tôi ngày nay bạc nhược

Giặc Tàu ô từng bước gồm thâu

 
Image may contain: 1 person, sitting and outdoor
Gửi Lời Qua Thơ

 

Đất Nước Tôi

Đất nước tôi bây giờ thống nhất
Nhưng lòng người chia cắt không nguôi
Bốn hai (42) năm ai còn, ai mất?
Hận thù kia đè nặng kiếp người.

Đất nước tôi ngày nay bạc nhược
Giặc Tàu ô từng bước gồm thâu
Hồn tử sĩ ngàn năm ấm ức
Máu xương thành bèo bọt biển sâu !

Đất nước tôi tự do chẳng có
Mở miệng là đấu tố, bắt giam
Sống phải biết lặng im, khiếp sợ
Muốn an bình vứt bỏ lương tâm !

Đất nước tôi trẻ thơ khó nhọc
Bơi ngang sông, đu cáp đến trường
Những bà mẹ tuổi đời thất thập
Còng lưng già kiếm sống thê lương !

Đất nước tôi đói nghèo đeo bám
Dẫu rừng vàng, biển bạc, đồng xanh…
Bởi lãnh tụ không dung chất xám
Để tham ô, lý lịch điều hành

Đất nước tôi bạo tàn thống trị
Kẻ giết người, cướp của lên hương
Dân thống khổ, trời đầy oán khí
Vẫn rêu rao hạnh phúc, thiên đường !

Tác giả: Trần Đức Phổ

Nhận định về tình hình nhân quyền Việt Nam

Chân Như, phóng viên RFA
2017-06-16
Phóng viên Chân Như phỏng vấn ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á thuộc HRW.

Phóng viên Chân Như phỏng vấn ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á thuộc HRW.

RFA photo
 

Chân Như: Xin chào ông, trước hết xin ông có thể chia sẻ với khán giả thông tin mới nhất về tình hình nhân quyền ở Việt Nam ?

Ông Phil Robertson: Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch chuẩn bị đưa ra thông báo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam vào thứ Hai tuần tới và sẽ kiểm chứng tình trạng sử dụng côn đồ hành hung các nhà hoạt động và sự liên kết giữa các nhóm côn đồ này với Chính phủ.

Đây sẽ là một cuộc kiểm chứng toàn diện, không chỉ sử dụng các bản báo cáo và còn cả các đoạn ghi hình và sẽ thay đổi cách mọi người hiểu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam bởi vì tất cả những gì chúng ta nhìn thấy trong suốt những năm 2011, 2012, 2013 là việc chính phủ mở rộng việc khởi tố các nhà hoạt động theo Bộ luật Hình sự. Và đột nhiên, cộng đồng quốc tế đồng loạt quan tâm đến các tù nhân chính trị ở Việt Nam và họ đặt ra câu hỏi là điều gì đang diễn ra ở đất nước này vậy?

Tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam đã nhận ra là thế giới đang đánh giá họ qua số lượng nhà hoạt động bị đưa ra tòa. Cho nên bây giờ họ đã thay đổi chiến lược. Chỉ những người đứng đầu mới bị đưa ra tòa, còn những người tầm trung, hay những người xuất hiện trong các cuộc biểu tình bây giờ sẽ bị côn đồ hành hung, đánh đập, thậm chí là ngay trước mắt chính quyền. Và khi những nhà hoạt động báo là họ bị đánh đập, không ai là người đứng lên chịu trách nhiệm cả.

Chân Như: Ông nói rằng bản báo cáo sẽ được công bố vào thứ 2 tuần tới, liệu báo cáo này có đề cập đến cụ thể nhà hoạt động hay nhà bất đồng chính kiến nào không?

Ông Phil Robertson: Như tôi đã nói, báo cáo sẽ đề cập đến những vụ việc mới nhất. Khán giả chắc cũng đã ước tính được số lượng những người bị côn đồ tấn công. Vì vậy chắc chắn họ sẽ không thất vọng về nội dung bản báo cáo này.

Chân Như: Theo quan điểm của ông vì sao chính phủ Việt Nam tiếp tục sử dụng các biện pháp mạnh chẳng hạn như sử dụng côn đồ để tấn công các nhà hoạt động?

Ông Phil Robertson: Tôi nghĩ đây là một cách nhằm dập tắt tiếng nói của các nhà hoạt động và thể hiện khả năng kiểm soát của chính quyền. Trong một số vụ như Formosa chẳng hạn, họ nhận thấy rằng người dân biểu tình không chỉ vì chuyện bồi thường chưa thỏa đáng, mà họ còn đòi hỏi chính quyền phải chịu trách nhiệm và phải đưa ra lời giải thích về thảm họa này.

Họ nhận ra rằng họ không thể kiểm soát được tình hình vì vậy họ làm nản lòng những người chủ chốt và họ muốn các nhà hoạt động là họ phải trả giá cho hành động của họ bằng cách sử dụng côn đồ đe dọa, khiến các nhà hoạt động lo sợ rằng bất cứ khi nào họ cũng có thể bị tấn công chẳng hạn như khi họ đang lái xe đến nơi nào đó. Nỗi sợ này chính là mục tiêu của Chính phủ khi sử dụng côn đồ.

phil_channhu01-400.jpg
Ông Phil Robertson. RFA photo

Chân Như: Vậy thì luật pháp Việt Nam có được tuân thủ hay không hay chỉ là lời nói cửa miệng?

Ông Phil Robertson: Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, luật pháp là bất cứ luật nào họ nói ra. Những luật này không nhất thiết sẽ được thực thi, cũng không quan trọng đối tượng là ai, tình trạng ra sao và hành động của họ là thế nào. Thực chất là luật Đảng còn mạnh hơn cả luật pháp.

Chân Như: Những kêu gọi của các tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch có tác động lên Chính phủ Hà Nội không?

Ông Phil Robertson: Tôi nghĩ chúng tôi đã tạo ra nhiều ảnh hưởng. Chính phủ Việt Nam rất nhạy cảm về hình ảnh của họ trong mắt quốc tế. Họ đã thực hiện nhiều biện pháp để thuyết phục những tổ chức họ quan tâm như Liên Hiệp Quốc rằng họ đang nỗ lực giải quyết vấn đề nhân quyền. Tôi nghĩ đó là một đòn bẩy quan trọng thúc giục họ thay đổi các chính sách. Chúng tôi cũng chứng kiến nhiều bước tiến khác như việc giảm số lượng án tử hình, công nhận quyền cho cộng đồng người đồng tính.

Đây là sự nhượng bộ với cộng đồng quốc tế trong các lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam nhận ra rằng việc họ nhượng bộ về nhân quyền  không hề ảnh hưởng lớn đến quyền kiểm soát xã hội của họ. Hiện tại Chính phủ Việt Nam chỉ quan tâm đến việc kiểm soát quyền lực. Họ đang nỗ lực dập tắt tất cả những phong trào quần chúng, họ phá vỡ sự liên kết giữa các nhà hoạt động trong mọi chiến dịch như lao động hay môi trường, hay những người chống Tàu cũng bị xếp vào hàng chống đối chính quyền.

Chân Như: Ông nghĩ điều gì có thể giúp đóng góp thêm vào các hoạt động thúc giục Chính phủ Hà Nội thay đổi các chính sách thù nghịch thành những tiếng nói ôn hòa về vấn đề dân chủ, nhân quyền và tự do cho người Việt Nam?

Ông Phil Robertson: Tôi nghĩ thứ chúng ta thiếu hiện giờ là những tiếng nói của cộng đồng quốc tế về vấn đề nhân quyền. Chúng tôi rất thất vọng khi Tổng thống Donald Trump mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ mà không đề cập gì đến vấn đề nhân quyền. Điều đó có nghĩa là Nhà Trắng đón chào những kẻ độc tài. Và thật đáng xấu hổ khi Tổng thống Trump đã xóa bỏ thông lệ nhân quyền là một phần của chính sách Hoa Kỳ.

Tuy nhiên các quốc gia khác cần đứng lên lấp khoảng trống mà ông Trump tạo ra, chứ đừng bỏ bên vấn đề nhân quyền giống ông ấy. Liên minh châu Âu, Úc, Canada, New Zealand và các nước như Nhật Bản, Nam Hàn, nơi mà dân chủ, nhân quyền được tôn trọng, cần đưa nhân quyền vào chính sách của họ và lên tiếng công khai yêu cầu Việt Nam thay đổi.

Chân Như: Xin cám ơn những chia sẻ của ông.

CHUYÊN GIA KINH TẾ MỸ NÓI VỀ QUAN HỆ NGOẠI THƯƠNG VIỆT- MỸ

From facebook:  Hoang Le Thanh
CHUYÊN GIA KINH TẾ MỸ NÓI VỀ QUAN HỆ NGOẠI THƯƠNG VIỆT- MỸ

Copy từ trang
FB: Huỳnh Ngọc Chênh

Bà là chuyên gia của Morgan Stanley, nick facebook có tên Việt Nam là Thơ Phương. Dưới đây là bài viết của bà:

Đây là hồ sơ ngoại thương giữa Mỹ và VN. Đó là nhiều năm Mỹ là quốc gia nhập khẩu hàng hóa của VN nhiều hơn bất cứ thị trường nào mà VN xuất khẩu nếu so với kích thước GDP kinh tế của VN, bạn đọc xem ở đây:

https://www.census.gov/foreign-trade/balance/c5520.html

Đó là Mỹ nhập khẩu hàng hóa của VN và bị thâm hụt thương mại đối với VN là rất lớn. Đó là nhiều hơn cả 28-nước Âu châu (tính cho UK vẫn còn trong EU). Mỹ cũng nhập linh kiện điện thoại của VN do Samsung đầu tư.

Các đời tổng thống Mỹ nhiều lần xem hồ sơ này, họ đắn đo cân nhắc rất kỹ là làm lơ cho hàng hóa của VN xuất khẩu sang Mỹ để thay thế TQ và nâng đỡ VN.

Hãy tưởng tượng nếu Mỹ đánh đòn ngoại thương là VN sẽ có nhiều triệu lao động thất nghiệp, thậm chí là Samsung của Hàn Quốc sẽ dời nhà máy di chuyển sang nước khác mà Mỹ không áp thuế để đầu tư, kể cả các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng vậy.

VN nhiều năm được Mỹ cho nâng đỡ về ngoại thương như most favored nation status (tình trạng tối huệ quốc),…

Bây giờ nếu Mỹ siết lại hồ sơ này thì cả doanh nghiệp Nhật họ đang đầu tư ở VN cũng bỏ chạy sang nước khác như Ấn Độ, Indonesia, Miến Điện, và nhiều xứ khác mà Mỹ không áp thuế. VN bán buôn với Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên hiệp châu Âu (Vietnam – EU AFTA), rồi VN và các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEUV-FTA) tham gia như Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan,… bán buôn chỉ lắt nhắt chỉ vài con số là dấu phẩy ở hàng đơn vị tỷ $ chả đáng bao nhiêu cả so với bán hàng sáng Mỹ.

Hãy nhớ rằng VN bán buôn với TQ trao đổi hai chiều, nếu tính luôn hóa đơn bán buôn mậu biên thì lớn nhất. Tuy nhiên con số lớn nhất kia là rất đáng báo động đó là VN là quốc gia nhập khẩu hàng hóa của TQ một con số rất lớn là nếu không muốn nói là sự tàn phá nền kinh tế mà TQ tặng cho VN.

Đó là không tính những thứ hàng hóa độc hại của TQ chi phối mọi ngõ ngách của nền kinh tế VN rất khủng khiếp là bất cứ ở đâu nơi nào cũng thấy hàng hóa độc hại của họ ở VN.

Vì nhập khẩu nhiều của TQ nên VN cần ngoại tệ lớn, và nó cũng giải thích phần nào là dự trữ ngoại hối của VN rất thấp là dù quốc gia này xuất khẩu rất lớn, nhưng xuất khẩu cực nhọc vất vả để thu về từ đồng bạc lẻ USD của họ thì đem cống nạp “Thiên Triều” là TQ, khiến cho VN không có dự trữ ngoại tệ để dành để nâng đỡ tỷ giá hối đoái hay dùng cho đầu tư để phát triển các dự án kinh tế lớn, mà phải quanh năm đi vay tiền của thiên hạ, đã thế chiến lược phát triển kinh tế của VN còn lệch lạc là rước hàng hóa rẻ mạt độc hại kém phẩm chất của TQ về tàn phá hàng tiêu dùng trong nước của họ, khiến cho không có bất cứ doanh nghiệp nào của VN ngóc đầu lên nổi.

Đã thế một tên hề trong quốc hội: “Đại biểu Ngọ Duy Hiểu đề nghị lấy tinh thần chống Mỹ để cứu dân tộc thoát khỏi tình trạng thực phẩm không an toàn.”, thì đúng là mất chục năm rồi vẫn thế là không biết làm gì cả ngoài mang khoe mấy tấm huy chương chống Mỹ ra làm chuyện hài 👩..

Ảnh: Bà chuyên gia của Morgan Stanley, nick facebook có tên Việt Nam là Thơ Phương. Trước đây bà còn có nick là Phương Thơ nhưng đã bị đánh sụp đến 5 lần…

Image may contain: 1 person, smiling, closeup and outdoor
 

Hàng trăm côn đồ cầm hung khí đánh người, chính quyền ‘im re’

Hàng trăm côn đồ cầm hung khí đánh người, chính quyền ‘im re’

Cả trăm côn đồ mang hung khí đi nghênh ngang giữa đường để giải quyết mâu thuẫn tại nhà nghỉ, karaoke Hoàn Xuyến. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

LÂM ĐỒNG, Việt Nam (NV) – Mâu thuẫn từ trước, khoảng 120 thanh niên mang hung khí đi tìm chủ quán karaoke ở huyện Di Linh, Lâm Đồng để trả thù. Không tìm được, cả nhóm tấn công con trai ông này và đập phá đồ đạc.

Theo báo Tuổi Trẻ, khoảng 9 giờ 30 phút sáng 13 Tháng Sáu, khoảng 120 người đi trên sáu xe hơi mang nhiều dao, kiếm, mã tấu, gậy… đến quán karaoke của ông Nguyễn Văn Hoàn (43 tuổi), xã Tân Lâm, huyện Di Linh, để giải quyết mâu thuẫn ba ngày trước.

Sau khi xuống xe, đám đông vác hung khí đi bộ nghênh ngang giữa đường tìm đối thủ, khiến nhiều người hoảng sợ.

Tuy nhiên, khi vào đến nơi nhóm này không gặp được ông Hoàn nên quay sang đập phá tivi, máy tính, cửa kính, camera… Thấy con trai ông Hoàn là cháu Nguyễn Việt Anh (16 tuổi) chạy ra, chúng liền lao vào đánh, chém khiến em bị thương nặng phải nhập viện.

Theo công an huyện Di Linh, qua xác minh, nhóm giang hồ này được tập hợp từ huyện Lâm Hà và Bảo Lâm. Tuy nhiên, sau khi xảy ra vụ việc, công an huyện phối hợp với ủy ban xã Tân Lâm tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, nhưng “do địa bàn quản lý rộng, giáp ranh với các huyện Bảo Lâm, Lâm Hà và với tính chất phức tạp của vụ việc, nên huyện phải nhờ công an tỉnh vào cuộc.”

Báo Tuổi Trẻ cho biết, trong thời gian qua xã Tân Lâm với các xã Lộc Đức, Lộc Phú, Lộc Ngãi, Tân Thanh, xuất hiện nhiều băng nhóm giang hồ.

Đây cũng là khu tái định canh của Dự Án Thủy Điện Đồng Nai 3, do Ban Quản Lý Dự Án Thủy Điện 6 làm chủ đầu tư. Song do dự án khai triển chậm dẫn tới tình trạng lấn chiếm đất, tranh chấp đất đai gay gắt.

Các băng nhóm này có hành vi đe dọa, uy hiếp cán bộ quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh; cưỡng đoạt, lấn chiếm đất lâm nghiệp đối với hộ nhận khoán. (Tr.N)

Bản án cho dân tộc !

From facebook:  Hoang Le Thanh added 3 new photos 
 Bản án cho dân tộc !

Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một nhà hoạt động lên tiếng mạnh mẽ về nhiều vấn đề tại Việt Nam như chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa; cổ xúy cho quyền con người; chống nạn công an bạo hành, bảo vệ môi trường sạch…

Mẹ Nấm là một người phụ nữ dũng cảm và kiên cường.

Ở bên ngoài, người khen kẻ chê, thậm chí còn có kẻ thù hằn nhỏ nhoi. Dư luận và công luận phán xử theo cảm tính và không phải lúc nào cũng công tâm.

Họ làm như họ đúng đắn, kiên định và công bằng lắm.

Bước chân vào tù, mọi suy nghĩ và đấu trí rất căng thẳng, người tù nhân lương tâm bị cắt đứt hoàn toàn mọi nguồn tin, thậm chí không cho thăm nuôi, không cho thân nhân gặp mặt.

Mẹ Nấm – trong suốt hơn 8 tháng qua – đã không được gặp mẹ già và 2 đứa con thơ dại thậm chí Mẹ Nấm cũng không được gặp Luật sư của mình, …

Tư tưởng, tinh thần người tù nhân lương tâm chiến đấu trong cô đơn, tuyệt vọng, đến khi có quyết định ra tòa, gia đình và công luận mới biết cô còn sống.

Bất cứ Mẹ Nấm nhận tội hay không nhận tội, cô vẫn là tấm gương sáng chói mà hằng vạn người phải tôn trọng và học hỏi.

Những tội trạng vô lý mà nhà cai trị áp đặt trên vai gầy bé nhỏ của cô quả hết sức nặng nề, tuy còn 10 ngày nữa mới ra tòa, nhưng ai cũng biết bản án bỏ túi đã định sẵn.

Bất cứ bản cáo trạng như thế nào, Mẹ Nấm vẫn là người VÔ TỘI.

Bất cứ hoàn cảnh nào Mẹ Nấm vẫn xứng danh nữ anh thư đất Việt.

Chế độ này sẽ không tồn tại để giam Mẹ Nấm đến hết hạn tù.

Chúng ta càng trân trọng những công lao đóng góp và cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam của Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Hãy ghi nhớ gương mặt tên chánh án và bọn tay sai Trung cộng. Dân tộc và Tổ Quốc sẽ có ngày trừng trị bọn chúng.

Chúng ta yêu thương, cảm phục và kính trọng Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Ảnh mới nhất của Mẹ Nấm tại chụp tại công an tỉnh Khánh Hòa vào chiều ngày 10/10/2016 (đã chụp cách nay hơn 250 ngày).

Image may contain: 1 person, closeup
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.

VNTB – Từ ‘ký không dấu Nguyễn Đức Chung’, soi lại Hiệp định Paris

VNTB – Từ ‘ký không dấu Nguyễn Đức Chung’, soi lại Hiệp định Paris 

 
Nguyễn Tường Thụy (VNTB) Việc chính quyền ký cam kết không truy cứu trách nhiệm đối với người dân Đồng Tâm nhưng chưa đầy 2 tháng sau lại khởi tố vụ án lập tức bị phản ứng. Nhà cầm quyền hẳn đã chuẩn bị trước lý lẽ để đối phó với dư luận. Tuy nhiên, dù ngụy biện cách gì thì cũng không thể che đậy được một thực tế hiển nhiên là họ đã lật lọng, bội ước đối với người dân Đồng Tâm. Một số luận điệu của dư luận viên hoặc của một vài quan chức, dân biểu bưng bô đã đành nhưng điều kỳ lạ là chính ông Chung cũng đưa ra những ngụy biện hết sức vớ vẩn.
 
1. Trước hết, nói về tư cách của ông Nguyễn Đức Chung khi về làm việc với người dân Đồng Tâm. Ông Chung về Đồng Tâm làm việc với tư cách là Chủ tịch thành phố, đại diện cho chính quyền chứ không phải là ông Chung về thăm quê, đi họp lớp hay họp đồng hương. Đi theo ông còn có cả đoàn tùy tùng cho thêm phần long trọng. Trong đó có ông nghị Dương Trung Quốc và một ông dù không còn là nghị nhưng là Phó ban Dân nguyện Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, toàn những ông nổi tiếng tuy mỗi ông nổi tiếng một kiểu. Về mặt pháp lý, Bản cam kết là chính quyền cam kết với người dân Đồng Tâm chứ không phải cá nhân ông Chung. Vì vậy, việc làm của ông Chung nếu có sai thì chính quyền phải chịu trách nhiệm. Họ không thể đổ cho người đại diện của mình mà coi những gì người đại diện thỏa thuận là không có giá trị. Nếu ông Chung không có thẩm quyền để cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự người dân Đồng Tâm thì nhà cầm quyền vẫn phải thực hiện lời hứa ấy, còn sai thì nội bộ họ giải quyết, kiểm điểm với nhau, có thể kỷ luật hay cách chức ông Chung là việc của họ.
Xin liên hệ tới một giả dụ như sau: Ông Tổng bí thư ra nước ngoài ký văn kiện này, văn kiện khác không phải là văn kiện đảng mà là những nội dung thuộc chức năng của Nhà nước hay Chính phủ. Nếu những cam kết ấy gây thiệt hại nghiêm trọng cho Việt Nam về kinh tế, thậm chí về chủ quyền, biển đảo thì ông chủ tịch nước hay ông thủ tướng không thể nói rằng, ông ấy tổng bí thư nên chỉ có quyền ký các văn bản giữa 2 đảng thôi chứ không có quyền thay mặt cho Nhà nước, Chính phủ nên chúng tôi không thể thực hiện. Liệu lập luận ấy, nước đối tác có nghe không?
Ông Chung cho rằng quyền khởi tố là của cơ quan pháp luật chứ không phải của ông ấy. Xin hỏi ông, nếu xác định như vậy thì tại sao ông lại dám cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân dân Đồng Tâm? Với những cương vị ông đã và đang trải qua, không thể nói ông không hiểu biết về pháp luật. Bằng việc chối bỏ này, ông Chung đã tự vả vào mặt mình.
2. Thứ hai là ngụy biện chữ ký của ông Chung không có con dấu nên không có giá trị. Cần hiểu trong một văn bản, điều quan trọng nhất, mang giá trị pháp lý là chữ ký. Chỉ cần không phải là chữ ký giả, hoặc người ký xác nhận của mình là được. Trường hợp này, ông Chung không và sẽ không bao giờ nói đó không phải là chữ ký của tôi. Còn con dấu, nó có ý nghĩa xác nhận chữ ký của một ai đó mà thôi.
Xin mời tham khảo một bản Hiệp định. Văn bản Hiệp định Pa ri được ký bởi 4 bên. Thử hỏi trong 4 chữ ký của 4 ngoại trưởng, có chữ nào có con dấu? Không có con dấu nhưng không phải vì thế, Hiệp định Pa ri không có giá trị, không thể coi đó là mớ giấy lộn. Nếu bên nào vi phạm Hiệp định thì phải chịu sự lên án của công luận, bị quốc tế trừng phạt chứ không thể cãi chầy cối rằng, tôi ký nhưng có đóng dấu đâu nên tôi không có nghĩa vụ phải thi hành?
​Hiệp định Pa ri không có con dấu, ai bảo là không có giá trị?
Cũng không thể đổ cho bản cam kết viết trên giấy học trò. Nội dung gì thì viết trên giấy nào, đánh máy hay viết tay vẫn có giá trị như nhau. Không thể đổ cho người khác viết mà ông Chung chỉ việc ký nên không thể coi là ý ông Chung. Nếu thế, xin hỏi, quyết định bổ nhiệm cất nhắc một cán bộ dưới quyền do người khác đánh máy, in ra cho ông Chung ký thì có bị từ chối không hay là phải tự tay ông Chung viết mới được?
3. Thứ ba là tình thế của ông Nguyễn Đức Chung khi về làm việc với người dân Đồng Tâm bắt buộc ông phải cam kết như thế. Ông Chung có nói với ông Lê Đình Kình qua điện thoại rằng dân tự viết biên bản rồi ép tôi ký và lăn tay. Nếu lúc đó tôi không ký thì chỉ cần ai hô một câu thì hậu quả như thế nào cụ biết rồi.Với kiểu cãi cùn này, e rằng rồi đây toàn dân thủ đô sẽ bắt chước ông Chung mà thoải mái ký hợp đồng hay cam kết này nọ mà không sợ phải chịu trách nhiệm, chỉ cần đưa ra lý do tình thế của tôi lúc ấy nó như thế.
Tình thế khi ấy không phải là chuyện sống mái giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền. Trước khi ông Chung về, người dân Đồng Tâm đã thể hiện thiện chí của mình: họ tuyên bố tin tưởng vào Đảng, 38 con tin được đối xử tử tế, đã nhiều ngày chờ đợi, mong mỏi đón ông Chung về làm việc.
Tình thế lúc ấy còn là cả hai bên đều muốn giải quyết xung đột. Phía chính quyền muốn thả nốt số con tin còn lại, còn người dân Đồng Tâm cũng không muốn và không thể giữ họ mãi. Cho dù ông Chung không cam kết cụ thể điều gì thì cũng không thể đến nỗi có ai “hô một tiếng” thì lập tức có chuyện gì ghê gớm lắm xảy ra được. Hơn ai hết, ông Chung là người hiểu rõ tình thế khi ấy.
Mặt khác, ông Nguyễn Đức Chung từng được ca ngợi là người có bản lĩnh. Có lần ông một mình vào gặp kẻ đang khống chế con tin để thuyết phục. Chỉ vài phút gặp đối tượng, kẻ khống chế đã đồng ý thả con tin, đi theo ông về trụ sở Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.
Vì vậy, nói tình thế khi ấy bắt buộc ông Chung phải làm thế (tức cam kết đại) là không thể tin được.
4. Có một ngụy biện của một dư luận viên nào đó rằng , ông Chung hứa không truy cứu trách nhiệm đối với toàn thể dân Đồng Tâm, và căn cứ vào chữ “toàn thể” thì khởi tố một số người là không trái với cam kết. Chầy cối đến mức này thì không còn gì để mà nói nữa. Cứ theo lẽ đó mà suy, nếu Đồng Tâm có 8000 dân thì công an Hà Nội có thể có thể khởi tố 7999 người vẫn không lo trái cam kết vì 7999 người vẫn không phải là “toàn thể” nhân dân Đồng Tâm chăng?
*
Ấy là nói chuyện lý lẽ với nhau. Chứ với người đàng hoàng, một đảng phái hay một chế độ đàng hoàng thì chẳng cần phải giấy tờ, chẳng cần ghi âm hay ghi hình, chỉ cần lời nói thì vẫn phải giữ lấy lời. Chữ tín vô cùng quan trọng, là đức tính hàng đầu người quân tử phải giữ. Còn cam kết xong rồi cãi chày cãi cối dù không ai nói lại thì trong con mắt người đời, anh ta, đảng của anh ta hay chế độ anh ta phục vụ chỉ là những kẻ lừa đảo, không đáng tin cậy.
Phân tích như thế để rõ một điều rằng, không thể nói Bản cam kết Đồng Tâm không có giá trị pháp lý. Việc Công an Hà Nội khởi tố vụ án bắt giữ con tin là sự tráo trở đê hèn của nhà cầm quyền đối với người dân Đồng Tâm.
Uy tín của Đảng CSVN, của chế độ chưa bao giờ cạn kiệt như hiện nay. Phải chăng, khởi tố vụ án, lật lọng đối với người dân Đồng Tâm bất chấp dư luận chỉ nhằm giải tỏa tâm lý cay cú, muốn trả thù, rửa nhục vì họ không còn uy tín để mà mất.

MÌNH THÁNH CHÚA

MÌNH THÁNH CHÚA

            Làm cách nào bánh và rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa?  Chúa có hiện diện thật sự trong hình bánh và rượu không?  Hay đó chỉ là một biểu tượng?

************************

            Tình yêu
            Khi yêu nhau, người ta muốn gần nhau.  Ở nơi nào cũng thế, con người thời nào cũng vậy.  Tình yêu là một sự kiếm tìm không mệt mỏi, nó là khắc khoải trong trái tim này đói khát trái tim kia.

            Chưa yêu, trái tim còn nguyên vẹn.  Khi yêu nhau, trái tim chỉ còn một nửa vì nó cần nửa kia để sống.
            Không có tình yêu nào muốn xa nhau, bởi, nửa trái tim kia là mong nhớ.  Chúa Kitô cũng vậy.  Trong mơ ước của Chúa, luôn có bóng hình con người chúng ta, như lời thánh Gioan viết về lời cầu nguyện của Chúa.  “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu thì những người Cha ban cho con cũng ở đó với con” (Yn. 17:24).  Cái tha thiết của tình yêu ấy đưa trái tim này vào trong trái tim kia.  Họ phải có nhau.
           

 Tình yêu và quà tặng
            Yêu nhau người ta thường tặng quà cho nhau.  Chả mấy người yêu nhau mà không trao nhau quà tặng.  Có quà tặng tình thơ tuổi học trò.  Có quà tặng tuổi vào đời.  Có nhiều thứ quà tặng trong tình yêu.  Có quà tặng vợ chồng gởi cho nhau.  Tình yêu cần nhiều ngôn ngữ để diễn tả.  Có người muốn tặng quà để chứng minh tình yêu.  Có người cần quà tặng để biết rõ minh chứng mình được yêu. Quà là dấu chỉ đưa tin cho những trái tim ấy xô dạt nhau vào nhiều say đắm hơn.

            Quà không phải là tình yêu, nó chỉ là ngôn ngữ nói về tình yêu.  Quà tặng không thay thế được tình yêu, nó chỉ là tiếng gõ cửa cho trái tim kia mở ra để tình yêu này đi tới.
            Cho một phần quà chỉ là cho một phần yêu thương của con tim.  Yêu thương càng đậm thì phần quà cho đi ấy càng nhiều.  Vì thế, có người dám chết cho quê hương.   Có kẻ dám hy sinh mạng sống cho người mình thương.  Cha chấp phận mưa nắng, mẹ thức thâu đêm bên giường con bệnh.  Tình yêu và quà tặng là bến bờ cho nhau gởi nỗi niềm qua lại.
            Khi Ðức Kitô yêu thương, Ngài cũng cho đi quà tặng như lời Ngài nói: “Tôi là mục tử nhân lành, mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Yn. 10:11).  Vì quà tặng chưa phải là tình yêu, nó chỉ là một phần yêu thương, nó chỉ là ngôn ngữ diễn tả tình yêu nên người được yêu vẫn chẳng bao giờ thật lòng thỏa mãn với quà tặng mà lại không ngóng trông chính tình yêu sẽ đến.
            Kẻ thỏa mãn với quà tặng mà không mong mỏi chính tình yêu, người đó chỉ đi buôn tình yêu chứ không phải là đã được yêu thương.
            Kẻ cho quà tặng mà không dám để tình yêu mình thực sự đến với người mình yêu, thì họ đang gạ gẫm chuyện tình chứ họ cũng chưa yêu gì.
            Khi tôi đi tìm quà tặng nơi Ðức Vua mà không chiếm hữu chính Ðức Vua làm quà tặng, tôi vẫn còn đứng ngoài sân cửa nhà Ngài, chứ chưa vào trong hoàng cung.
            

Người tặng quà hay quà tặng?
            Tôi xin Ðức Kitô ơn này, ơn kia, tôi xin Ngài cho tôi sức khỏe, công ăn việc làm, là tôi vẫn mới xin những ơn huệ của Ngài.  Trong cuộc đời, tôi chỉ muốn quà tặng nơi Ðức Kitô hay tôi muốn chính Ngài là người cho quà?

            Nếu tôi chỉ muốn quà tặng mà không muốn chính người cho quà, tôi sẽ bỏ người cho quà khi tôi không đạt được quà tôi muốn.
            Nếu người cho quà biết rằng tôi chỉ muốn quà tặng chứ không muốn chính người cho quà, liệu người ấy có muốn giữ liên hệ với tôi chăng?
            Rất nhiều lời cầu xin của tôi chứng tỏ tôi chỉ muốn Chúa cho tôi ơn này, ơn kia chứ tôi không xin chính Chúa.  Bằng chứng là xin ơn mà không được thì bỏ nhà thờ.  Họ chỉ muốn ơn thôi chứ đâu muốn người cho ơn.  Ngày nào tôi ôm trọn được người cho quà là chính Ðức Vua, tôi sẽ có tất cả những gì Ðức Vua có, như lời Kinh Thánh nói: “Trước tiên hãy tìm Nước Thiên Chúa trước rồi mọi sự sẽ được ban cho ngươi sau” (Mt. 6:33).
            Khi Ðức Kitô yêu thương thì quà tặng quý nhất chính là con người Ðức Kitô.  Cho một phần quà mới chỉ là cho một phần yêu thương thôi.  Khi nào cho trọn vẹn con người của mình mới là cho tất cả.  Nếu Ðức Kitô chỉ cho một phần quà thì Ngài chưa cho hết.

            

Tình yêu và biểu tượng
            Yêu là muốn gần.  Người ta không thể cứ ở xa rồi gởi biểu tượng của tình yêu thay thế cho tình yêu.  Người ta không thể gởi quà tặng làm kẻ đại diện cho tình yêu để những quà tặng ấy yêu nhau.  Yêu là muốn lại gần.  Yêu là muốn có nhau.  Như vậy làm sao người ta có thể nói Mình Thánh Chúa chỉ là biểu tượng?

            Nếu bánh thánh không là sự hiện diện thật của Ngài, nếu Ngài không yêu tôi bằng con người thật thì tình yêu con người và Thiên Chúa sẽ cứ mãi mãi là dang dở.  Chính điều này mới nghịch lý, chính điều này mới khó hiểu chứ không phải sự hiện diện thật sự thịt máu Ngài trong bánh thánh là điều khó hiểu.
            Xét trong ý nghĩa yêu là cho đi trọn vẹn, yêu là cho đi tất cả, đương nhiên bánh thánh phải là thịt máu Chúa thật sự.  Vì Chúa muốn ở gần tôi, với tôi, và trong tôi.  Chúa không thể cử một biểu tượng đến ở trong tôi.
            Khi nói bánh thánh chỉ là hình ảnh của Chúa, điều ấy mới thực sự khó hiểu.  Vì làm sao một Thiên Chúa là tình yêu, đã chết trọn vẹn cho tôi trên thập giá, lại không muốn ở với tôi trọn vẹn mà chỉ gởi lại một biểu tượng ở lại với tôi mà thôi.
          

  Hai câu hỏi
            Khi đặt câu hỏi “làm cách nào” bánh có thể trở thành Mình Chúa là đặt sai câu hỏi.

            Câu hỏi này chỉ là phần hậu của câu hỏi “tại sao” bánh lại trở thành Mình Chúa thật.  Thí dụ, làm cách nào tôi gởi cánh hoa cho người tôi thương mến?  Tôi có thể tự chân mình đi tới.  Tôi có thể gởi người thay tôi cầm đến.  Tôi có thể gởi qua bưu điện.  Tôi có thể đặt mua và yêu cầu người bán hoa đem tới.  Có nhiều cách.
            Vấn đề là “tại sao” tôi lại tặng hoa cho người đó?
            Câu hỏi động lực nào thúc đẩy tôi tặng hoa mới là câu hỏi thiết yếu.  Không có câu hỏi này sẽ không có vấn đề tặng hoa.  Có tặng hoa hay không?  Câu hỏi này xác định có tình yêu hay không.  Khi có tình yêu rồi, khi quyết định tặng hoa rồi, cách nào cánh hoa tới chỉ là câu hỏi phụ thuộc, nó phải bám vào câu hỏi trước.
            Cũng như tôi có thể giết một người bằng nhiều cách khác nhau, bỏ thuốc độc, bắn súng, chém bằng dao, xô xuống sông.  Có nhiều cách đưa đến cái chết.  Cách nào, điều ấy không quan trọng.  Trước quan tòa, tôi được tha tù hay kết tội tùy thuộc có một câu hỏi thôi: Tại sao tôi đã giết người, tự vệ hay để vui chơi?
            Người nhận thư không băn khoăn, không khắc khoải người đưa thư là đàn ông hay đàn bà.  Chẳng có người yêu nào cầm lá thư, rồi tìm kiếm những dòng chữ trong đó xem cách nào cánh thư bay tới đây, ông bưu điện đi xe đạp hay xe máy.  Nhìn lá thư, tim họ hạnh phúc, họ chìm trong tình yêu.  Họ chỉ hỏi tại sao người ấy lại gửi những dòng chữ này cho tôi.  Câu trả lời xác định hạnh phúc đang có đó: Vì người ấy yêu tôi!
            Ðối với Chúa cũng thế.  Không phải làm cách nào bánh rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa. Câu hỏi phải là: Tại sao bánh rượu lại trở nên Mình Máu Thánh Chúa?  Và câu trả lời rất đơn giản, rất chính xác: Vì Chúa yêu tôi!  Chúa muốn ở với tôi.  Chúa muốn gần tôi.

************************

 Chiếc bánh và tuổi thơ
            Bà mẹ nghèo, cứ mỗi chiều thứ tư, lúc bà về nhà, thế nào cậu bé cũng được miếng bánh.  Cậu vô tư nô đùa như thế với lũ bạn trước cổng nhà rồi đợi mẹ về.  Cậu đã ăn miếng bánh như vậy bao nhiêu lần nhưng vô tâm thờ ơ.

            Rồi một ngày, cậu băn khoăn, tại sao mẹ lại chỉ mua bánh cho mình vào chiều thứ tư?  Cậu bé bắt đầu tò mò về thắc mắc ấy.  Ngày nọ cậu muốn khám phá cái bí mật kia.  Cũng một ngày thứ tư, lúc bà mẹ ra khỏi nhà, cậu bé chạy dõi theo xa xa.
            Thứ tư là ngày hội của các bà mẹ.  Sau phiên hội, các bà ngồi ăn bánh, uống nước trà, chuyện vãn với nhau trước khi về.  Ðứng đàng sau tấm ván cửa sổ, cậu thấy các  bà mẹ ăn bánh vui vẻ, riêng mẹ mình gói miếng bánh vào tấm giấy, cất vào túi.  Bà chỉ uống nước thôi.  Cậu nhìn mà thương mẹ, trong khi các bà kia ăn bánh vui vẻ thì mẹ mình chỉ uống nước.
            Bây giờ cậu mới biết tấm bánh mỗi chiều thứ tư do đâu mà có.  Không phải mẹ đi chợ mua, mà mẹ để dành cho mình.  Càng nghĩ cậu bé càng thương mẹ.  Xong họp, các bà mẹ chuẩn bị ra về.  Cậu vội chạy trước, giả bộ như không biết gì, lòng hồi hộp tội nghiệp cho em.  Như mọi lần, về đến cổng bà cũng lại gọi con:

–          Mẹ có quà cho con.
Lần này cậu bé biết rồi.  Mẹ có mua đâu, mẹ hy sinh nhịn ăn để dành cho con mà.

Cậu bé cầm miếng bánh ra đầu nhà.  Nó nhìn miếng bánh trên tay và rớt nước mắt.  Hình ảnh mẹ lại hiện lên rõ như ban chiều.  Chung quanh cái bàn, bình nước trà, các bà mẹ vui cười ăn bánh, riêng mẹ mình chỉ uống nước.  Cậu nhớ từng chi tiết, cái dáng điệu không mấy tự nhiên của mẹ, mẹ như rón rén cất miếng bánh vào túi kín đáo không muốn cho ai thấy.  Lúc mẹ làm như thế chắc chắn mẹ nhớ tới đứa con của mẹ.  Thế mà, từ bao lâu nay mình cứ ăn những miếng bánh ấy trong cái vô tâm chẳng biết đến lòng hy sinh của mẹ.
            Cậu bé nhìn miếng bánh trên tay, nước mắt lăn dài trên má.  Cậu thấy thương mẹ quá.  Cầm miếng bánh trên tay lần này cậu không dám cắn.  Cậu không thể vứt đi, đấy là tình thương của mẹ.  Cầm mãi, sau cùng cũng phải ăn, đưa miếng bánh lên miệng, nước mắt cứ chảy thôi.  Cậu bé nhai miếng bánh trong mếu máo.
            Cậu không thấy cái ngọt của đường nữa mà là cái vất vả của người mẹ hy sinh cho con mình.  Trong chất hy sinh ấy, vị ngọt của miếng bánh không là mùi sữa thơm mà là lòng thương con.
            Từ ngày đó trở đi, cứ thứ ba là cậu lại băn khoăn về miếng bánh thứ tư hôm sau.  Miếng bánh trở nên tấm bánh “thánh” vì lòng hy sinh của mẹ.  Cứ mỗi chiều thứ tư, cậu bé bồi hồi biết rằng mẹ lại hy sinh vì con.  Rồi lại ra đầu nhà, đứng ăn miếng bánh trong nước mắt.
            Cái ngọt ở đầu lưỡi không phải là đường mà là hy sinh của mẹ.  Một hương vị rất ngọt ngào cho trái tim tuổi thơ biết mình được yêu và biết yêu thương mẹ mình.

************************

            Lạy Chúa,
Miếng bánh vẫn là một, nhưng cái khác biệt là cậu bé thực sự ý thức được miếng bánh ấy đến từ lòng hy sinh của mẹ.  Nếu không, miếng bánh ấy chẳng có gì thay đổi nơi con người cậu bé, nó chỉ là miếng bột trộn với đường.
Mong sao con cảm nghiệm được Chúa trong bí tích Thánh Thể để con ao ước chuẩn bị thánh lễ như cậu bé chuẩn bị nhận miếng bánh của mẹ bằng nước mắt.
Con tin thật Chúa ngự trong bí tích Thánh Thể.  Con kính thờ Mình Thánh Chúa.
 Con muốn hướng lòng con về Chúa mỗi khi đi đường nhìn thấy nhà thờ, vì con tin thật Chúa đang ở đấy với con.

Nguyễn Tầm Thường

From Langthangchieutim

Tha phương cầu thực

Tha phương cầu thực


Các ngư dân Việt Nam bị Malaysia bắt giữ trong các cuộc tuần tra ngày 10/3 và 11/3. (Ảnh: NST). Ảnh chụp màn hình trang web vnexpress.net
Các ngư dân Việt Nam bị Malaysia bắt giữ trong các cuộc tuần tra ngày 10/3 và 11/3. (Ảnh: NST). Ảnh chụp màn hình trang web vnexpress.net

Người ta định nghĩa “tha phương cầu thực” là đi nơi khác (ngoài quê hương) để kiếm ăn (mưu sinh!) Sau tháng 4-1975, chính quyến mới ở Việt Nam thường cho những người bỏ nước ra đi, đến một quốc gia khác sinh sống là để kiếm “bơ thừa sữa cặn,” vì miếng cơm manh áo, là những người “ tha phương cầu thực.”

Không ai hãnh diện phải bỏ quê hương, làng mạc, mồ mả tổ tiên để di cư sang xứ khác vì cơm áo. Một đất nước vì chính kiến khiến người ta phải bỏ nước ra đi, một đất nước không giữ chân được người dân làm ăn sinh sống trên quê hương mình mà phải bỏ xứ kiếm ăn, là một đất nước có những nhà lãnh đạo tồi.

Thử nhìn lại đất nước chúng ta ngày hôm nay, một xứ nông nghiệp mà lâm vào tình cảnh, đến mùa lúa, không có người canh tác. Hầu hết nông dân đều đã bỏ xứ ra đi tìm nơi khác, nghề khác để làm ăn. Chính quyền trước cảnh đất ruộng bỏ hoang đã hứa sẽ cung cấp giống lúa tốt, chịu mặn, nhưng con số nông dân chịu một nắng hai sương cấy cày không còn lại bao nhiêu. Ông Ðặng Thanh Quang, phó chủ tịch huyện Trần Ðề, Sóc Trăng kêu gọi cha mẹ, vợ con những người bỏ xứ hãy vận động họ quay về làm đất cho kịp vụ lúa mới…

Hồi tháng 9-2016, Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố bản “Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016,” cho thấy, cơn sốt nông dân bỏ ruộng đồng, từ nông thôn ra thành thị giờ đã trở nên trầm trọng. Không chỉ nông dân ở miền Bắc, miền Trung là những nơi khí hậu không thuận lợi cho nông nghiệp, mà còn cả nông dân từ đồng bằng sông Cửu Long, nơi từ xưa được gọi là vựa lúa Đông Nam Á.

Theo cuộc tổng điều tra dân số của VN, từ năm 2009-2014, mặc dầu có 97,000 người từ nơi khác đến đồng bằng Cửu Long, nhưng từ 1984-89 đã có 92,000 người, năm 1994-99 có 230,000 người, năm 2004-2009 có 733,000 người, năm 2009-2014 có 544,909 bỏ vựa lúa Cửu Long để đi xứ khác mưu sinh, kiếm ăn. Tính ra trong vòng 30 năm, hơn 1 triệu rưỡi người đã bỏ xứ sở của mình, một nơi có tiếng là mảnh đất mầu mỡ, trù phú nhất Việt Nam để đi tha phương cầu thực. Trong mười tháng đầu năm 2016, tại Cà Mau có 26,000 bỏ xứ đi nơi khác làm thuê, Kiên Giang con số này là 20,000, Sóc Trăng là 10,000 người.

Đó là chuyện những nông dân của khu vực đồng nằng sông Cửu Long, còn ngư dân vùng biển của quê hương lại lâm vào cảnh tệ hại hơn. Họ không còn đánh bắt được trong vùng biển quê hương, một phần biển đã nhiễm độc, một phần ra khơi thì bị tàu lạ (Trung Cộng) xua đuổi đánh dập, bắt bớ, nên đành phải làm những ngư dân đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của các nước láng giềng.

Từ tháng 1-2013 đến tháng 3- 2017, đã có 134 tàu với hơn 1,000 ngư dân của tỉnh Bà Rịa (Xuyên Mộc – Long Điền) bị nước ngoài bắt giữ do xâm phạm vùng biển đánh bắt hải sản trái phép; trong đó, 132 tàu với 997 ngư dân bị Indonesia bắt giữ; hai tàu khác do Malaysia bắt giữ. Malaysia tố cáo lãnh hải của họ bị các tàu cá Việt Nam xâm phạm nhiều nhất. Dựa trên số liệu các vụ bắt giữ của nhà chức trách Malaysia trên Biển Đông, Bộ trưởng đặc trách an ninh quốc gia Shahidan Kassim ngày 8/4 cho hay trong tổng số 273 vụ bắt giữ từ năm 2010 tới tháng 2 năm nay, các tàu cá Việt Nam chiếm phần lớn. Gần đây, ngư dân Việt Nam lại lân la đến Papua New Guinea và vùng biển Úc Châu để bắt trộm hải sâm, một số đã bị bắt tù và phạt tiền, khiến đại diện Bộ Nông Nghiệp Việt Nam phải sang Port Moresby, thủ đô của PNG để ký cam kết hứa ngăn chận ngư dân xứ mình đến trộm hải sâm ở đây nữa!

Biển Đông bị Trung Cộng khống chế, ngư dân Việt phải tha phương vào vùng biển cá nước khác kiếm ăn, lớp bị bắt, lớp bị giết, lớp bị săn đuổi, lớp bị bắn chìm.

Ngư dân miền Trung vốn tay chài tay lưới, sống với nghề biển lâu năm, nay trở thành công nhân “xuất khẩu” bất đắc dĩ, nôm na là bỏ nghề, lưu lạc đi làm thuê xứ người.

Xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) 20 năm trước, khi chưa có phong trào ra nước ngoài làm thuê (xuất khẩu lao động) thì xã này cũng như hầu hết đất ven biển miền Trung khác, lam lũ quanh năm, nhưng không đủ ăn, đói nghèo, cơ cực. Ngày nay nhờ đám tha phương cầu thực, làm thuê tận Nam Hàn, đường làng sạch sẽ, nhà cửa cất lên san sát, khang trang không thua gì nơi phố thị.

Chúng ta cứ tưởng tượng một xã ven biển, tính tới tháng 3-2016, đã có tới gần 2.700 người đang đi làm thuê ở Nam Hàn, Nhật Bản, Úc, Đài Loan…làng xóm mới được “đỏ da thắm thịt” như hôm nay!

Cũng như thế, Cương Gián, xã Đô Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) giàu có bậc nhất xứ Nghệ nhờ nguồn thu từ tha phương. Xã hiện có khoảng 2.000 người đi làm ăn ở các nước như Nam Hàn, Đức, Nga, Thái Lan, Lào… Nhờ nguồn ngoại tệ gửi về từ nước ngoài mà đến nay, xã có trên 1.000 nhà dân xây nhà lầu trị giá cả triệu đô la, trong đó có nhiều gia đình có xe hơi.

Hiện nay nhà nước có chính sách đào tạo cho ngư dân trong độ tuổi từ 18 đến 35, để đưa sang Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc làm thuê. Nhưng muốn đi sang các nước này, phải tốn kém một khoản chi phí khá lớn, số ngư dân không có tiền chạy “xuất khẩu” đã tìm cách trốn qua Tàu, làm thuê, như làm bánh kẹo, ở các nhà máy chế biến nhựa, nông sản và một số công trình xây dựng khu vực biên giới Việt Hoa.

Ở trong nước thì dân vào đến tận miền Nam, Vũng Tàu, Biên Hoà để làm ăn, vào biển Ninh Chữ để làm thuê, ai thuê gì làm nấy.

Với những ngư dân Quảng Bình nói riêng và miền Trung nói chung, một khi biển chết, tương lai chết dần chết mòn theo, kéo theo nhiều nhóm ngành nghề khác đành phải ly hương kiếm ăn. Từ sau Tết, mỗi ngày hàng nghìn người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình làm thủ tục đi du lịch nước ngoài như Lào, Thái Lan, nhưng thực tế là đi tìm kế sinh nhai. Đây là khu vực giáp với các tỉnh miền Trung, chỉ cần đi xe hơi hơn nửa ngày trời là sang đến Lào và qua sông Mekong làm thủ tục nhập cảnh là được vào đất Thái Lan.

Ngày nay số người cầu thực ở Lào không ít, người sang Lào làm ăn cho biết: “Đi làm ở Lào, Thái là được gần nhà hơn, thủ tục không rắc rối, không tốn tiền vé máy bay!” Sở lao động Thương binh Nghệ An cho biết, lượng người làm hộ chiếu, giấy thông hành tăng đột biến, vào những ngày cao điểm có thể tới 1,200-1,300 người một này.

Một điều xót xa là ngày càng có nhiều học sinh ở các xã Lộc Sơn và Lộc Bổn (huyện Phú Lộc-Thừa Thiên) bỏ học để theo người thân sang Lào làm thuê, mà nhà trường và chính quyền không thể ngăn chặn… Nhiều năm trở lại đây, năm nào trường cũng có 30-40 học sinh bỏ học khiến cho các lớp học ngày càng trống vắng, số học sinh toàn trường giảm đáng kể.

Tỉnh Kiên Giang thì số nông dân rời quê đi làm ăn ngoài tỉnh tăng khá nhiều, chủ yếu do mất mùa bởi hạn hán và nước ngập mặn thời gian qua. Tại huyện An Biên, năm 2015, cả huyện có khoảng 6.000 lao động đi làm ngoài, trong 4 tháng đầu năm nay con số này đã tăng lên 1.400 người. Dân phải rời quê kéo cả nhà đi Saigon, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, thậm chí lên tận Tây nguyên làm thuê kiếm sống!

“Tha phương cầu thực” trở thành phổ biến vì những gia đình có thành viên tha phương thấy mình ra khỏi được cảnh bần cùng, đói rách.

Khổ một nỗi, đất nước nghèo đến nỗi người Việt Nam phải đi móc túi tha phương tận bên đất Nhật, bên Thái Lan.

Việt Nam thích làm cường quốc, thì lần này được gọi là cường quốc “tha phương cầu thực,” quốc sách là bỏ làng làm thuê, ở mướn lần hồi kiếm ăn.

Xử blogger Mẹ Nấm vào ngày 29 tháng 6/Trần Thị Nga cần được điều trị bệnh

17-6-2017
Cập nhật thông tin về hai nhà hoạt động nữ đang bị giam giữ.

Phiên xử blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa lên lịch vào ngày 29 tháng 6 tới đây. Tội danh mà cơ quan này nêu trong lịch xét xử đối với nhà hoạt động đang bị giam giữ là ‘tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Nếu phiên xử diễn ra đúng như lịch mà Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa công khai thì sau hơn 8 tháng bị giam giữ để điều tra về những cáo buộc liên quan, blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra tòa để bị luận tội và nhận án.

Bà Nguyễn thị Tuyết Lan, thân mẫu của blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho Đài Á Châu Tự do biết đến thời điểm ngày 17 tháng 6 năm 2017 con gái của bà bị giam đúng 250 ngày mà bà không được cơ quan chức năng cho biết tin gì về người bị giam giữ, cũng như không cho thăm gặp.

Theo bà Nguyễn thi Tuyết Lan thì khi được luật sư Nguyễn Khả Thành, cho biết tin về lịch xử blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thì bà thấy rằng như thế con gái bà vẫn còn sống.

Tin cho biết hai luật sư Nguyễn Hà Luân và Lê Văn Luân ở Hà Nội đã nhận được giấy chứng nhận bào chữa cho blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Trong khi đó hai luật sư thuộc Đoàn Phú Yên là Nguyễn Khả Thành và Võ An Đôn đến ngày 17 tháng 6 vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận bào chữa theo như thư yêu cầu mà blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gửi từ trại giam ra.

Xin được nhắc lại blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một nhà hoạt động lên tiếng mạnh mẽ về nhiều vấn đề tại Việt Nam như chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa; cổ xúy cho quyền con người; chống nạn công an bạo hành, bảo vệ môi trường sạch…

Về trường hợp nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga hiện đang bị giam giữ ở Trại tạm giam Công an Tỉnh Hà Nam cũng với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự, thì luật sư được cấp giấy chứng nhận bào chữa cho bà là Hà Huy Sơn vào ngày 17 tháng 6 có đơn đề nghị chuyển bà đến bệnh viện điều trị.

Đơn vừa nêu được làm sau ngày 16 tháng 6 khi luật sư có cuộc làm việc tại Trại tạm giam với thân chủ là bà Trần Thị Nga. Theo đó bà này bị hiện bị rách niêm mạc họng, suốt 20 ngày qua chỉ có thể ăn cháo khiến sức khỏe suy kiệt nhanh; trong khi đó điều kiện y tế và thuốc men của Trại tạm giam không bảo đảm khiến bệnh tình của bà Trần Thị Nga ngày càng trầm trọng.

Bản thân bà Trần thị Nga đã hai lần đề nghị Ban Giám thị Trại tạm giam cho đi bệnh viện chữa trị nhưng không được chấp thuận.

Theo luật sư Hà Huy Sơn thì theo luật của Việt Nam hiện nay trại trạm giam phải có trách nhiệm đưa bà Trần Thị Nga đi bệnh viện điều trị.

Nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga bị bắt vào ngày 21 tháng 1 năm 2017. Bà là người tích cực hoạt động giúp những lao động xuất khẩu bị lừa’ đặc biệt những công nhân Việt ở Đài Loan nơi bà từng sang lao động. Bà cũng tham gia hoạt động cổ xúy dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam; lên án bất công, tham nhũng, hủy hoại môi trường…

DUYÊN PHẬN VÀ MỆNH SỐ

DUYÊN PHẬN VÀ MỆNH SỐ

Từ San Jose, tôi đón xe đò Hoàng xuôi Nam. Từ hôm cùng với mấy đứa con của Hà bí mật bàn tính chuyện tổ chức buổi lễ sinh nhật thứ 60 cho Hà ở San Diego, tôi rất nôn nóng chuẩn bị cho chuyến đi này.

Đây không phải một họp mặt sinh nhật bình thường như những lần trước. Đến đó tôi sẽ gặp lũ đông đủ lũ bạn “quỷ sứ” của trường tiểu học và trung học ngày xưa. Tất cả sẽ cùng nhau chứng kiến một chuyện không thể thể tin mà có thật. Chính tôi, là người được dự phần bí mật trong việc tổ chức, cũng vẫn phải chờ đợi, hồi hộp.

Hà là một người chị họ con bà bác, chỉ hơn tôi một tuổi và học cùng lớp nên hai chị em thân nhau hơn bạn. Hai đứa từ giã Hà Nội cùng gia đình di cư vào Nam và cùng định cư tại Tuy Hòa, cùng ở gần nhà nhau trong khu “Bắc Kỳ di cư” từ ngày “tóc còn để chỏm.”
Dù là vai chị nhưng vì xuýt xoát tuổi nhau, lại học cùng lớp nên hai đứa tôi vẫn mày tao. Hà và tôi lúc nào cũng ngồi bàn đầu và sát cạnh nhau vì chúng tôi vừa nhỏ tuổi lại vừa nhỏ con, cùng nổi tiếng là “cây gạo”. Chúng tôi thân nhau đến độ cắt tóc và mặc quần áo giống nhau. Ngoài giờ học ở trường, hai đứa thường đến nhà nhau học bài chung. Đi thi Tú Tài I ở Quy Nhơn và Tú Tài II ở Nha Trang đều ngồi cạnh nhau vì tên cùng vần.

Đậu Tú Tài Toàn xong, như chim rời tổ, mỗi đứa một nơi, Hoành vào Saigon học tiếp, Hà đi Nha Trang, riêng tôi ở lại Tuy Hòa đi làm giúp đỡ gia đình một thời gian.
Cuộc sống nổi trôi theo dòng đời, tôi thuyên chuyển vào Saigon, mãi đến năm 1974, mới tình cờ gặp lại Hà ở Chợ Bến Thành thì cả hai đã tay bế tay bồng, mỗi đứa đều có hai con gái và một con trai. Gia đình Hà rất hạnh phúc, hai vợ chồng làm cùng nghề. Phong, chồng Hà cưng chiều vợ hết mực.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 như cơn hồng thủy đổ ập lên đầu mọi người, chúng tôi mất liên lạc một lần nữa. Gia đình tôi may mắn được di tản và định cư tại Mỹ, còn Hà ở lại sống với gian truân thử thách. Phong bị đi tù cải tạo như hàng vạn quân dân cán chính khác. Hà lo sợ hoảng hốt vì chồng đi biệt tăm không trở về sau 10 ngày như lời hứa hẹn của chính quyền, cũng không có tin tức còn sống hay chết dù chỉ một lời nhắn.

Cũng như những gia đình của miền Nam phải đối mặt với cuộc sống mới khó khăn vô định, Hà bắt đầu bán tất cả những gì có thể, từ cái TV, tủ lạnh, bộ bàn thờ, giường tủ, bát đĩa, xoong nồi đến những bộ quần áo, giầy dép của hai vợ chồng đều từ từ bỏ Hà ra đi để đổi lấy gạo và thức ăn nuôi ba đứa con đang sức lớn mà không được ăn đủ no. Hà phải thoát ra khỏi cái vỏ ốc của một phụ nữ yếu đuối mong manh, bươn chải theo những người bạn đi buôn để có tiền nuôi con và chờ tin tức của chồng.

Rồi Hà được tin về Phong từ những trại tù ở những tỉnh miền Bắc xa xôi chưa bao giờ Hà nghe tên. Những chuyến thăm nuôi vất vả, ngủ đêm chờ đợi ở bến xe, rồi băng rừng lội suối, đi bộ trên những đoạn đường mấp mô gập ghềnh khó khăn để rồi nhìn thấy một hình hài quắt queo, nhăn nhúm của chồng chỉ làm Hà thêm quyết tâm cố gắng làm ra tiền dù phải vất vả trăm bề để nuôi chồng sống sót mong một ngày trở về.
Gần sáu năm sau, Phong ra tù, tinh thần và thể xác đều kiệt quệ. Hà đau lòng nhìn thấy chổng tàn tạ rũ rượi như tàu lá héo trong khi các con ở trường thì bị trù dập vì là “con của ngụy”, học thì bị nhồi sọ những giáo điều cũ kỹ, không tưởng, bịa đặt và láo khoét. Để phụ với mẹ kiếm sống, sau giờ học, chúng đi bán bánh kẹo nên phải học cách mánh mung, gian trá.

Thời ấy, bên cạnh phong trào đi bán chính thức đang rầm rộ, có những chuyến vượt biên không chính thức cũng diễn ra trong âm thầm, các con Hà cũng được tập nói dối trơn tru khi bị hạch hỏi tra gạn về những chuyến vượt biên hụt của gia đình.
Ngay khi Phong trở về từ nhà tù, hai vợ chồng đã quyết định phải tìm cách mang các con ra đi, dù có cùng bỏ mạng trên biển cả còn hơn sống trên quê hương mà như trong cõi chết. Cả gia đình đã vài lần cùng đi nhưng thất bại và đồng tiền Hà dè xẻn, dành dụm đã cạn dần, cuối cùng phải quyết định để Phong đi một mình trước rồi Hà sẽ tìm đường đem các con đi sau.

Ngày Phong ra đi, Hà đeo vào cổ anh sợi dây chuyền có tượng Phật Bà Quan Âm nhỏ bằng vàng giả, giống hệt như cái nàng đang đeo, Hà bảo anh rằng gặp cơn hoạn nạn thì nhớ cầu Phật Bà che chở. Ba tháng, rồi sáu tháng, chờ mãi không được tin tức gì của chồng, chỉ nghe người ta xì xào là chuyến ghe đó bị chìm, cả gia đình chủ tàu cũng không ai sống sót. Hà bèn liều mạng dùng mấy lạng vàng cuối cùng dẫn các con đi với gia đình một người bạn. May mắn thay mẹ con Hà đã đến được bến bờ tự do.

Năm 1983, tôi được tin Hà đã một mình vượt biển mang theo ba đứa con, Linh 14. Nga 11 và Nhi 4 tuổi, vừa được Lộc, người em kế rất thân với Hà, bảo lãnh ra San Diego ở với vợ chồng cậu ấy, cả gia đình tôi lập tức xuống vùng Nam California để gặp Hà.

Phút tương phùng, chúng tôi ôm nhau mừng rỡ trong nước mắt. Nhìn một Hà gầy guộc, đen xạm, dấu tích của những ngày lao động cơ cực, tôi không khỏi đau xót nhớ đến một Hà xinh đẹp, duyên dáng, ăn mặc thanh nhã nhưng hợp thời trang của thời đi học và trước năm 1975.
Hà ôm lấy tôi nức nở: “Anh Phong bỏ tao đi rồi Hằng ơi, gần một năm rồi còn gì.”

Tôi thương bạn quá đỗi nên an ủi: “Đã chắc gì, nhiều khi anh ấy trôi giạt vào một hoang đảo nào đấy thôi, từ từ xem.” Tôi nói nhưng thực sự không tin điều mình nói. Tôi nhìn những ngón tay xương xẩu của bạn mà lòng xót xa. Tôi đã ở lại mấy ngày với Hà và lũ nhỏ để chia sẻ, an ủi với Hà những bất hạnh, giúp ý kiến cho Hà trong những ngày đầu bỡ ngỡ nơi xứ lạ.

– Rất may là Hà và tụi nhỏ đã đến bến bờ tự do, thôi thì muộn còn hơn không! Hãy làm lại từ đầu, nước Mỹ sẽ là nơi cho chúng mặc sức học hành và phát triển tài năng. Tôi nói. Hãy nhìn về phía trước Hà ơi…
Mới vừa được tạm ổn dưới mái nhà của Lộc, “họa vô đơn chí” vẫn không buông tha người bạn khốn khổ của tôi.

Ở chung trong gia đình với người em được gần sáu tháng, Lộc mới trên ba chục tuổi đang khỏe mạnh, có việc làm tốt, bỗng nhiên đột tử chỉ sau một cơn nhức đầu. Hà đã lăn lộn vật vã khóc thương Lộc, người em mà Hà thương nhất trong các anh chị em. Được tin, dù đang bận việc sở cho cuối tài khóa, tôi cũng lập tức chạy xuống thăm để nâng đỡ tinh thần bạn tôi.

Tôi vừa bước vào cửa, Hà đã rũ xuống tay tôi như cây chuối bị đốn. Tôi chỉ còn đủ sức dìu Hà vào phòng đặt nằm trên giường, kéo gối và đắp mền cho thẳng thắn rồi ghé nằm xuống bên cạnh, tay tôi lại chạm vào đôi vai gầy gò đang rung lên từng hồi theo tiếng kể lể thảm thiết đứt quãng của bạn mà lòng đau như cắt.

Lúc đó tôi thực sự oán trách ông Trời. Chúa ơi, Phật ơi, các Ngài ở đâu mà để cho một người đàn bà chân yếu tay mềm như Hà gánh hết oan khiên khổ nạn của cuộc đời! Chỉ trong hai năm mà chồng mất tích, hai đứa em vượt biển bị chết và bây giờ cái phao cuối cùng để Hà bám vào cho sự sống cũng không còn nữa.” Tôi chỉ có thể nắm chặt hai bàn tay lạnh giá run rẩy của bạn như một lời hứa “bên mày luôn có tao, Hà ơi.”

Về lại San Jose, hằng ngày tôi điện thoại xuống an ủi, động viên và khích lệ tinh thần Hà để vượt qua những tai ương nghiệt ngã đeo đẳng. Phải mất mấy tháng Hà mới lấy lại bình tĩnh và lo cho cuộc sống thường nhật. Lúc đầu rất khó khăn vì Hà chưa biết lái xe và các con còn nhỏ.

Nhờ tính tần tiện và vén khéo, tiền trợ cấp cũng đủ cho mẹ con sống và ăn học. Cũng may, một mình lo cho bốn mẹ con vừa ăn vừa học lại thêm bài vở của mình, Hà không có rảnh một phút để buồn tủi cho thân phận cô đơn vất vả của mình trên đất lạ. Các con cũng biết thương mẹ khổ sở nên chịu khó học hành và ngoan ngoãn vâng lời mẹ dạy.

Tuy tiếng Anh hơi yếu, nhưng nhờ quyết tâm và vốn liếng chữ nghĩa có sẵn, Hà đã lấy được mảnh bằng đại học sau bốn năm miệt mài kinh sử. Hè năm 1987, Linh xong trung học và Hà đậu bằng cử nhân. Tôi xuống San Diego dự lễ ra trường của hai mẹ con. Chúng tôi thật là hạnh phúc!

Biết là Hà không có thì giờ và tâm trí để đi mua sắm, thỉnh thoảng trong những chuyến công tác xuống Santa Ana, tôi vẫn ghé thăm Hà cùng 3 đứa con và những khi đi “shopping”, thấy quần áo hay ví tay mà tôi thích, tôi mua luôn một cặp, để hai đứa tôi vẫn còn được mặc quần áo giống nhau như ngày xưa còn bé.

Khi chúng tôi có thì giờ tâm sự, tôi nói bóng gió xa gần về sự lẻ loi đơn chiếc của Hà:
– Mày cứ thui thủi một mình làm tao không yên tâm tí nào.
– Còn đám con tao đấy thôi. Hà ngắt lời.
– Con khác. Chúng nó có đời sống riêng. Mày phải cần kiếm một bờ vai của một người đàn ông cho mày tựa những lúc cuộc đời làm khó mày, hay những lúc mày ốm đau xuống tinh thần là những điều không đứa con nào có thể cho được.
Lúc nào Hà cũng gạt đi:
– Tao đã sống quá nửa đời người, qua bao nhiêu khổ đau nghiệt ngã, đâu còn thiết tha gì chuyện tình ái. Tao chỉ mong cho mấy đứa nhỏ ăn học thành tài, sống cuộc đời ngay thẳng đạo đức như ông bà nội ngoại và vợ chồng tao đã dạy, muốn vậy thì chính tao phải là một tấm gương tốt cho chúng nó noi theo, với lại… 
Tôi ngắt lời:
– Với lại gì?
Hà ngập ngừng:
– Với lại… tao vẫn có một linh tính mơ hồ là anh ấy chưa chết cho nên tao vẫn…đợi. Mày có nghĩ tao hoang tưởng thì tao cũng đành vậy thôi.
Không chịu thua, thỉnh thoảng tôi vẫn gợi tên những người đàn ông yêu mến Hà và muốn cho Hà hạnh phúc. Họ thấy không cách nào gây được sự chú ý của Hà nên đã nhờ cậy đến tôi, nhưng những lời bóng gió, khuyên nhủ, dỗ dành của tôi đều như gió thoảng mây bay, Hà vẫn một mực ôm ấp và gìn giữ tình yêu cho chồng. Bây giờ Hà đã 60, nhưng tình yêu ấy không hề suy giảm.

Hà cũng tâm sự về con. Thằng Linh có tính nghệ sĩ, nó nói với tao rằng:
– Từ bé con đã mê hội họa và đàn dương cầm, con xin phép Me cho con học hai môn này.
– Me biết con thích những thứ đó, nhưng hãy thực tế một chút đi con. Gia đình mình nghèo, con là anh cả trong nhà thay ba con làm cột trụ gia đình, con nên chọn một nghề có thể nuôi sống gia đình và giúp đỡ bà con nội ngoại còn đang sống nghèo khổ thiếu thốn ở Việt Nam. Sau này, con vẫn có thể học thêm những món ưa thích kia cho con vui và giải trí, nghe lời me đi con.

Thế là Linh chọn nghề bác sĩ, ngành giải phẫu cho Mẹ vui lòng với lý do rất nhân bản là để cứu giúp những người đau ốm bệnh tật ngoài việc kiếm đủ tiền nuôi gia đình. Nga là một đứa con gái hiền lành, nền nếp dễ bảo, lúc nào cũng muốn làm vừa ý mẹ, nó học làm dược sĩ để cùng hợp tác với Linh trong vấn đề thuốc thang cho bệnh nhân. Hai anh em vẫn thường bàn cãi sôi nổi về những phát minh y khoa và dược khoa.
Nhi, bé út nhưng ngỗ nghịch và hay lý sự nhất nhà.

Mặc dù rất thương mẹ, nhưng đôi khi cũng làm phật ý mẹ, Nhi luôn làm theo ý mình. Nó bảo trong nhà có hai bác sĩ là quá nhiều rồi, nó muốn làm kỹ sư. Nhờ có dòng máu thông minh của cả ba lẫn mẹ, Nhi đã trở thành một chuyên gia xuất sắc trong ngành của mình và làm chủ nhiều bằng phát minh.

Người bạn mà tôi rất thương yêu và khâm phục ấy, một người đàn bà chân yếu tay mềm như thế đó, trải qua bao nhiêu gian truân, đau thương trong cuộc đời, đã đơn thương độc mã chiến đấu với cuộc sống mới khó khăn trên đất Mỹ, bắt đầu với hai bàn tay trắng cùng ba đứa con nhỏ dại và mấy cái khăn tang dấu kín trong lòng đã vượt thoát khỏi nghịch cảnh, tự xây dựng cho mình một cơ sở làm ăn vững vàng nhờ bản tính trung thực, nhã nhặn và ba đứa con thành công trong những lãnh vực khác nhau.

Đã gần 35 năm, kể từ ngày mẹ con Hà đến được nước Mỹ. Còn số phận của Phong, người chồng mất tích trong chuyến vượt biển trước đó thì sao?

Sau chín ngày lênh đênh trên biển cả, con tầu hết dầu, chết máy, thả neo trông đợi thuyền tàu nào tới cứu. Rồi ngày qua ngày, không thấy gì ngoài bầu trời mênh mông và biển dữ cuồng nộ. Khi thì mưa tầm tã, lúc lại nắng chang chang rát mặt, đêm bao la đen tối đến rợn người. Những mảnh khăn trắng treo trên cột buồm không mảy may làm xúc động những con tầu đi ngang, những lời lạy lục van xin cũng không động tâm những người trên các chuyến tàu vô tình kia.

Mỗi ngày là một thách đố cho sự sống còn của mấy chục mạng người trên chiếc thuyền mong manh ấy. Lương thực đã hết. Cái chết đầu tiên đã làm mọi người hoang mang, hoảng loạn. Ngày hôm sau, hôm sau nữa lại thêm những cái chết cô đơn trong đói khát, nằm ngồi ngổn ngang. Tiếng khóc than tuyệt vọng tắt dần, Phong cũng chỉ còn sức để lặng lẽ cầu nguyện.

Thuyền cứ lênh đênh trôi cho đến khi vừa nhìn thấy bờ ở xa xa thì chiếc tàu bị đội lên, một tiếng soạc khủng khiếp và chiếc tàu bị nứt rạn do đá tảng cứa vào, tiếng la hét vang dội, nhưng không ai còn sức lực nào để có thể bơi vào được tới bờ.

Phong chỉ nhớ được rằng khi chiếc tàu lật úp, đập lên người Phong, chàng thấy đau nhói ở đùi bên trái và máu ra lênh láng, chàng cố vẫy vùng trong tuyệt vọng, cuối cùng bám được một mảnh gỗ của chiếc ghe, phó mặc cho số mạng…

Sau cơn trôi dạt vô vọng không biết bao lâu, Phong bỗng thấy quanh mình lao xao tiếng người, rồi chàng dần hồi tỉnh. Một thanh niên cho Phong biết là khi tàu của họ được vớt sau khi đã chết gần hết thì thấy trên bờ xa xa hình như có một thân người, họ đến nơi thấy chàng còn thoi thóp thở nên kéo chàng nhập chung vào nhóm người cùng ghe của họ và tất cả 9 người đều được hội Hồng Thập Tự chăm sóc sức khỏe.
Phong bị con thuyền đập vào gẫy chân trái, máu ra nhiều mà không được cứu chữa ngay, nên bị nhiễm độc và bác sĩ phải cưa chân trái của chàng tới trên đầu gối.

Lúc tỉnh dậy, Phong thấy mình cụt một chân, tay trái bị bó bột, toàn thân đau đớn vì xương sườn bị dập. Thấy mình đã thành người tàn phế, chàng không muốn sau này trở thành gánh nặng cho vợ con nếu chàng may mắn tìm được họ vì vậy chàng chỉ muốn tự vẫn, hóa kiếp cái hình hài dị dạng này cho xong một đời người. Một tuần sau mọi người đã có mặt trên đảo Pulau Bidong, Malaysia.

Nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ, nhất là sự chăm sóc tận tình của một nữ y tá người địa phương tên Wani Avarat và lời khuyên răn của những thuyền nhân khác, Phong dần dần nguôi ngoai nhưng vẫn nhất quyết không trở thành một gánh nặng cho vợ con với một tinh thần sa sút và một thân xác tàn tật.

Cô y tá Wani, một người đàn bà trẻ góa chồng và không có con, tìm thấy trên mặt của chàng còn phảng phất nét thông minh tuấn tú của một người có học thức dù bao năm bị tù đầy vùi dập và chuyến vượt biển thập tử nhất sinh của Phong nên ngoài việc lưu tâm săn sóc thể chất, cô luôn luôn động viên tinh thần cho Phong. Chờ khi Phong tỉnh táo, cô đã đề nghị với chàng để cô bảo lãnh ra sống với cô ở Mã Lai với lời hứa là Phong có thể đi tìm và trở về với gia đình của chàng bất cứ lúc nào.

Nhờ có sự khuyến khích của cô Wani, Phong dần dần hồi phục. Sau khi đã được lắp chân giả, Phong đi học lại và cũng theo ngành y tá. Hai người sống với nhau hạnh phúc cho đến hai năm trước đây, cô Wani bị bệnh ung thư. Để đền đáp mối ân tình cho người đã cứu mạng sống của mình, Phong đã tận tụy săn sóc Wani, nhưng cuối cùng, Wani vẫn không thể vượt qua cơn bệnh ngặt nghèo. Hai năm trước đây, Wani đã giã biệt cõi đời.

Từ đó Phong xin làm thiện nguyện và rồi trời đã xếp đặt cho chàng có cơ duyên làm việc cùng toán với Linh, một bác sĩ giải phẫu từ Hoa Kỳ sang làm thiện nguyện tại một làng nghèo bên Mã Lai.

Ngày cuối của công việc thiện nguyện, sau khi đã hoàn tất một ca giải phẫu cho bệnh nhân, Bác sĩ Linh mời y tá Phong ra ngoài sân bệnh viện uống cà phê cho tỉnh táo. Sau mấy ngày làm việc với ông y tá đứng tuổi của địa phương có nước da nâu sạm và đôi tay gân guốc, hai người đều đeo khẩu trang nên Linh không thấy rõ chi tiết trên khuôn mặt, ngoại trừ đôi mắt sâu thẳm u uẩn của ông ta. Nay xong công việc, khẩu trang đã gỡ bỏ, thong thả bên ly cà phê, bác sĩ và y tá biết nhau cùng là người Việt, trò truyện bằng tiếng Việt, Linh bỗng cảm thấy một cái gì gần gũi thân quen khác thường.

Khi ông Phong cúi xuống dập tàn thuốc lá, nhìn khuôn mặt khắc khổ của người bạn lớn tuổi mới quen, Linh bỗng giật mình khi thấy trên cổ ông ta một sợi dây chuyền có tượng Phật Bà. Phải rồi, cũng sợi dây chuyền ấy, tượng Phật Bà ấy, Linh từng thấy Mẹ mang trên cổ hàng ngày. Cho tới bây giờ, thỉnh thoảng mẹ vẫn mân mê cái tượng đã xám xỉn lâm râm lời cầu nguyện. Linh kiên nhẫn gợi chuyện và ngồi yên lắng nghe về chuyến hải hành đầy khủng khiếp của Phong.

Bây giờ thì Linh đã chắc chắn người y tá già ngồi trước mặt là người cha mất tích suốt tuổi niên thiếu của mình vì nơi chốn và ngày đi của ông ấy đều trùng hợp với cha mình. Hai bố con nhận ra nhau. Linh ôm ông, chàng khóc như chưa từng khóc trong đời, chàng thương cho sự bất hạnh của Ba và nhất là cho Mẹ đã bao năm vò võ ở vậy nuôi con chờ chồng.

Trên đây là chuyện do chính Linh kể lại cho tôi nghe. Chú bé 13 tuổi khi theo mẹ đến Mỹ năm xưa nay đã là một bác sĩ giải phẫu 48 tuổi. Hàng năm, thay vì đi du lịch ngắm thắng cảnh thế giới, Bác sĩ Linh dành 2 tuần lễ nghỉ phép, đi theo đoàn thiện nguyện đến chữa bệnh ở những nơi mà người dân thiếu may mắn trong vùng Đông Nam Á. Nhờ đó mà sau 35 năm thất lạc, bố con có dịp nhận ra nhau.

Giấc mơ đoàn tụ bao năm thành sự thật. Sinh nhật mẹ Hà cũng sắp tới. Đâu còn món quà sinh nhật nào quí hơn. Mọi thủ tục bảo lãnh, đưa Bố Phong từ Mã Lai vào Mỹ được lặng lẽ hoàn tất. Mọi diễn tiến, với sự đồng ý của bố, anh em Linh giữ kín, mẹ Hà hoàn toàn không hay biết.
Là người thân trong nhà, tôi được các cháu của Hà nhờ mời dùm đông đủ các bạn học cũ của chúng tôi từ thời ở Tuy Hoà về dự sinh nhật mẹ năm nay. Nhưng cũng chỉ tới giờ chót, mới được cho biết câu chuyện, mà còn nghe cháu Nga dặn đi dặn lại “không cho mẹ biết trước, nghe dì”.
*
Sinh nhật của Hà năm nay được tổ chức tại nhà cháu Linh. Tuổi bẩy mươi sắp đến, nhưng Hà vẫn tươi tắn, rạng rỡ cùng các con chào đón các bạn cũ, bạn mới. Trong phòng khách rộng lớn của ngôi nhà, bánh sinh nhật và các bàn ăn đã sẵn sàng. Đúng giờ phút định trước, ánh sáng thay đổi. Hà được mời đứng giữa Linh và Nhi, con trưởng và con út. Tất cả được thông báo bắt đầu những phút trân trọng nhất của đông đủ gia đình cùng ra mắt trong tiệc sinh nhật.

Linh rời mẹ, trong lễ phục nghiêm chỉnh, bước lên mấy bước, cầm micro, hướng về phía mẹ Hà:
– Thưa Mẹ. Chúng con xin cám ơn Mẹ và tất cả bà con bạn bè có mặt hôm nay. Đây là lần đầu tiên đông đủ gia đình ta cùng mừng sinh nhật mẹ. Xin mẹ cho phép con có vài lời về gia đình chúng ta. Hơn bốn mươi năm trước đây, Sàigòn sụp đổ, miền Nam đổi chủ, bố chúng con phải đi tù cải tạo.

Từ ngày ấy, tuy còn là đứa trẻ mới sáu bẩy tuổi, con vẫn không quên những ngày tháng mẹ vất vả, cực nhọc thay bố nuôi chúng con. Sau 6 năm tù đầy, trở về với gia đình không được bao lâu, mẹ lại phải cắn răng để Bố một mình ra đi và từ đó mất tích. Có tin chuyến tầu vượt biển có bố đi theo đã tan tành, không còn ai sống sót. Sau nhiều tháng vô vọng, mẹ lại một mình mang chúng con ra đi, lo cho chúng con thành người trên đất Mỹ. Đã 35 năm qua, hàng ngày, mẹ không ngừng cầu nguyện gia đình có ngày được đoàn tụ. Hôm nay, xin Mẹ quay nhìn sang phía trái…

Không chỉ Hà mà tất cả cùng nhìn theo hướng tay của Linh. Từ bao giờ, trên lối đi từ phía cầu thang, em gái Nga của Linh xuất hiện trong áo dài vàng rực, bên vai Nga là một người đàn ông cao gầy. Trong ánh nến bập bùng ven lối đi, cả hai đang bước ra. Từng bước. Từng bước chậm.

Cả sảnh đường bỗng im lặng tới mức nghe được từng hơi thở.
– Thưa Mẹ, Linh tiếp tục nói, em Nga đang cùng Ba bước về phía Mẹ. Hôm nay Ba đã trở về từ một nơi xa xôi để dự lễ sinh nhật của Mẹ và đoàn tụ với gia đình. Và thưa Ba, Mẹ và em Nhi đang chờ Ba. Thưa bà con, thưa các bạn, sau bao năm cầu nguyện, đây là lần đầu tiên Ba Mẹ chúng tôi chúng tôi thấy lại nhau. Cám ơn Trời Phật đã đáp ứng lời cầu nguyện kiên trì của bốn mẹ con mình.
 
Hai bố con Phong và Nga đã đến trước mặt mẹ con Hà. Họ đứng lặng nhìn nhau. Hà bước tới, tưởng như mình đang bước trong cơn mơ. Đúng Phong đây rồi, Phong bằng xương bằng thịt vẫn thường hiện ra trong giấc ngủ của nàng làm lệ ướt gối chăn. Dù có bao nhiêu nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt, dù có bao vết thương, vết sẹo trên thân thể chàng, dù Phong có bước đi chân thấp chân cao, đây vẫn là người chồng mà Hà một đời yêu thương mong nhớ và chung thủy đợi chờ. Họ lặng lẽ ôm nhau. Linh cũng đã lặng lẽ bước lại đứng cạnh bố mẹ và các em. Đúng là đông đủ cả nhà đang đoàn tụ. Cả sảnh đường đang im lặng bỗng cùng lúc vỡ òa. Rồi Phong sẽ nói, Hà sẽ nói, không biết bao lời chúc tụng sẽ được nói lên.

Ai bảo là “phước bất trùng lai?”
Cuối cùng thì bạn tôi sau những đau thương, mất mát khủng khiếp trong cuộc đời, bây giờ được đền bù xứng đáng. Tôi trao cho Hà món quà sinh nhật của tôi tặng và Linh được yêu cầu đọc mấy dòng tôi viết trong tấm thiệp mừng bạn. Đó là mấy câu thơ nổi tiếng của thi sĩ Hồ Dzếnh:
Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời,
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
Tôi đã chép những câu thơ trên cho bạn tôi và viết thêm đoạn tường thuật này tặng chung các Bà Mẹ Việt Nam.

Lê Nguyễn Hằng

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

HIỆN TƯỢNG LẠ TẠI CÁC BỆNH VIỆN MẤY HÔM NAY

From facebook:  ared Chú Tễu‘s post.
 
 
Image may contain: one or more people
Chú TễuFollow

2 hrs ·

 

HIỆN TƯỢNG LẠ TẠI CÁC BỆNH VIỆN MẤY HÔM NAY

Tác giả: Đào Hiếu

Mấy hôm nay, tại một số bệnh viện lớn ở Sài Gòn như Chợ Rẫy, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, bệnh viện Ung bướu Gia Định… đã đồng loạt xảy ra hiện tượng các nhân viên y tế như y công, y tá và cả bác sỹ nữa… đều không chịu làm việc.

Chúng ta đều biết, tại các bệnh viện này, bệnh nhân rất đông: một giường nằm hai, ba người mà vẫn không đủ chỗ, các bệnh nhân phải chui dưới gầm giường mà nằm, hoặc phải vác chiếu ra nằm ngoài hành lang…

Bệnh viện nào cũng nghẹt người, nằm ngồi lổn ngổn lảng ngảng, lăn lóc như đất đá, phế liệu… vô thừa nhận.

Các nhân viên bệnh viện thường đi làm lúc 7 giờ 30 để chuẩn bị các thứ cho bác sỹ khám bệnh vào lúc 8 giờ sáng.

Bỗng dưng mấy hôm nay trật tự ấy bị đảo lộn nghiêm trọng: Các y công, y tá, nhân viên y tế… thay vì tới bệnh viện để chuẩn bị các thứ như thường lệ, thì họ lại chen nhau đi dọc theo các hành lang chật ních người, gây tắt nghẽn lối đi.

Cả trăm nhân viên y tế ấy đi chưa hết các dãy hành lang thì đã đến 8 giờ, là giờ bác sỹ khám bệnh.

Nhưng khi các bác sỹ đến bệnh viện thì họ cũng không chịu khám cho các bệnh nhân mà cứ đến tận giường bệnh, cúi chào từng người một. Nếu là giường một người thì họ cúi chào một lần. Nếu là giường có hai, ba bệnh nhân thì họ phải cúi chào hai, ba lần.

Chào giáp vòng xong, coi đồng hồ thấy đã chín giờ, vừa định lấy ống nghe ra khám bệnh thì nghe dưới gầm giường có tiếng gọi:

-Bác sỹ ơi. Chúng tôi đang nằm dưới đít giường nè, sao bác sỹ không chào? Bộ ông khinh tụi tui hả?

Bác sỹ không muốn bị mang tiếng là kỳ thị, là lười biếng… nên bèn phải đi lom khom, cúi nhìn vào gầm giường để chào từng người. Nhưng vì phải vừa lom khom vừa chào nên chỉ được 15 phút thì mỏi quá chịu không thấu. Mà bỏ sót họ thì không hoàn thành nhiệm vụ bộ trưởng giao, nên bác sỹ đành phải bò xuống sàn, vừa bò vừa chào. Nhưng bò riết đau đầu gối quá, bác sỹ phải gục xuống thở.

Lát sau thấy hơi khoẻ khoẻ, liền cố bò tiếp, nhưng cũng chỉ được chừng mười phút thì đuối, mà bệnh nhân nằm dưới gầm giường thì nhiều quá. Bác sỹ đành phải nằm bẹp xuồng nền nhà, trườn tới, nhích tới từng chút, từng chút như những người què ăn xin ngoài chợ Cầu Muối..

Cuối cùng mệt quá, bác sỹ liền ngất xỉu.

Mấy cô y tá hoảng hốt đem băng ca đến khiên bác sỹ đi cấp cứu. Khi ngang qua các dãy hành lang, họ nghe tiếng kêu gào của các bệnh nhân đang nằm vật vạ ngổn ngang ở đó:

-Bác sỹ ơi! Còn chúng tôi nữa! Chúng tôi đang nằm ở đây. Sao bác sỹ không chào?

Một cô y tá bực mình hét lên:

-Chào, chào cái con khỉ! Chào từ 8 giờ sáng tới 12 giờ trưa, ngất xỉu rồi, chưa đủ sao?!

Nhưng cuối cùng họ cũng đưa được bác sỹ tới phòng cấp cứu.
Vì đã đúng ngọ nên các nhân viên y tế và cả bác sỹ trực đều đang ăn trưa ngoài căn-tin.

Mấy cô y tá bèn chạy ra căn tin.

-Thưa bác sỹ, đang có bệnh nhân bị ngất xỉu trong phòng cấp cứu.

Vị bác sỹ trực cấp cứu nói:

-Hết giờ làm việc rồi. Các cô không thấy tôi đang ăn cơm sao?

-Nhưng thưa… bệnh nhân này là bác sỹ Dũng, khoa nội.

Bác sỹ cấp cứu liền đặt chén cơm xuống bàn, hỏi:

-Có chuyện gì với bác sỹ Dũng vậy?

-Dạ thưa bác sỹ, bệnh nhân đông quá, ổng cúi chào không xiết, mệt quá nên ngất xỉu.

Bác sỹ cấp cứu bèn vội vàng chạy về phòng, đến bên giường bệnh, đưa tay bắt mạch. Ngay lúc ấy bác sỹ Dũng mở mắt ra, thì thào:

-Khoan đã. Ông… ông… chưa được phép bắt mạch tôi.

-Tại sao?

Bác sỹ Dũng hổn hển:

-Vì…vì…ông chưa… chưa cúi… cúi… chào bệnh nhân.

Ngày 17/6/2017
ĐÀO HIẾU